Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé, mẹo hay cho mẹ bận rộn

Khi con bước vào giai đoạn ăn cháo, thời gian này có thể kéo dài từ vài tháng đến 1 năm. Cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé sẽ giúp mẹ tiết kiệm khá nhiều cả thời gian lẫn chi phí.

Có nhiều cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé. 

1. Các cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé

1.1 Nấu cháo bằng bình thủy

Cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé này thường được các bà các mẹ áp dụng. Đó là cách nấu cháo tốn ít gas, điện nhất. Tối trước khi đi ngủ, mẹ vo sạch gạo rồi cho vào bình thủy chứa nước sôi, sau đó đậy nắp lại. Sáng hôm sau, mẹ sẽ ngạc nhiên khi thấy gạo đã nở bung hết thành cháo trắng. 

Bây giờ muốn nấu cháo ăn dặm cho bé, mẹ chỉ cần 5-10 phút chế biến là xong.

1.2 Cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé: Bật tắt bếp

Vo sạch gạo, cho gạo và nước vào nồi, nấu sôi rồi đậy vung, tắt bếp khoảng 15 phút. Sau đó lặp lại thao tác này (tức đun sôi cháo rồi tắt bếp để 15 phút không giở nắp) đến khi thấy cháo nhừ là được. 

1.3 Cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé: Rang gạo khi nấu

Một trong những cách nấu cháo mau nhừ là rang gạo khi nấu.

Gạo vo sạch, để ráo nước rồi đem rang đến khi thấy gạo không còn trắng đục mà chuyển sang trắng trong thì đem nấu cháo.

Nhờ đó, cháo vừa thơm lại mau nhừ.

1.4 Cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé: Hầm cháo với lửa liu riu và thêm dầu ăn

ách nấu cháo nhanh nhừ cho bé: Hầm cháo với lửa liu riu và thêm dầu ăn

Khi cháo sôi, đậy nắp, vặn nhỏ lửa để liu riu thì cháo cũng sẽ nhừ rất nhanh. Để tránh cháo bị trào ra ngoài, mẹ có thể thêm vào cháo 1-2 thìa súp dầu ăn (tùy lượng cháo).

1.5 Nấu cháo bằng nồi cơm điện

Cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé

Nấu cháo cho bé bằng nồi cơm điện là một trong những cách được nhiều bà mẹ lựa chọn nhất. Bởi hầu hết gia đình nào cũng có một chiếc nồi cơm điện nấu hàng ngày. Hơn nữa cách nấu cháo bằng nồi cơm điện cho bé cũng đơn giản, không tốn nhiều thời gian và cháo cũng nhanh nhừ hơn.

Các mẹ chỉ cần vo gạo sạch, rồi đổ nước và bật chế độ nấu để sôi khoảng 10-15 phút thì chuyển sang chế độ hầm. Khoảng tầm 40 phút là mẹ đã có cháo nấu cho bé

Tuy nhiên một vấn đề nhiều mẹ hay gặp phải khi nấu bằng nồi cơm điện thì hay bị trào khiến lượng dinh dưỡng bị mất. Để khắc phục tình trạng này mẹ thử cách này xem sao nhé.

  • Khi nấu cháo cho bé mẹ thêm vào cháo một thìa cà phê dầu ăn. Lúc cháo sôi đảm bảo không bị trào ra ngoài mà cháo lại thơm ngon, ăn ngậy ngậy nữa.
  • Mẹ nên vo gạo, rồi ngâm khoảng 3 giờ sau đó mới đem đi nấu.

1.6 Nấu cháo bằng nồi áp suất

Cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé

Một trong những ưu điểm của cách nấu cháo bằng nồi áp suất cho bé là nhanh nhừ và tiện lợi. Chỉ khoảng tầm 20 phút là mẹ đã có cháo cho bé ăn. Tuy nhiên thì cháo thường không được sánh và hạt gạo nở to. Nhưng đối với các mẹ bận rộn thì cách nấu cháo bằng nồi này cũng khá phù hợp đó chứ.

Mẹ vo gạo sạch, sau đó cho vào nồi và lượng nước phù hợp vào đun sôi tầm khoảng 15 – 20 phút.

1.7 Cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé bằng bình ủ, nồi ủ

Gần đây thì trên thị trường có bán nồi ủ, bình ủ để ủ cháo cho bé. Tuy nhiên những loại nồi này bán cũng khá đắt, nên cũng không có nhiều mẹ sử dụng. Tuy nhiên cách nấu cháo cho bé bằng bình ủ, nồi ủ khá nhanh nhừ, đơn giản, mẹ không mất công nhiều, đảm bảo chất dinh dưỡng. Cách làm thì cũng tương tự như ủ bằng phích tuy nhiên an toàn và tiện lợi hơn.

Mẹ đun một nồi nước sôi. Lượng nước phụ thuộc vào độ ăn thô của bé. Sau đó bỏ gạo vào nồi, đun sôi 1 lần nữa. Rồi cho hỗn hợp nước và gạo vào trong bình ủ để khoảng 45 phút là mẹ có cháo để nấu cho bé rồi. Hoặc mẹ cũng có thể để qua đêm cho tới sang thì cháo sẽ nở bung hết cỡ.

2. Một số lưu ý khác khi nấu cháo trắng

– Để cháo trắng không quá đặc hay quá loãng, tỷ lệ gạo và nước khi nấu cháo là 1 gạo : 3 nước. Nếu có thêm các nguyên liệu khác (rau, thịt, cá…) thì tỷ lệ này là 1:4.

– Luôn nấu cháo bằng nước nóng, tức đun nước gần sôi mới đổ gạo vào sẽ hạn chế cháo bị khê hay dính nồi.

– Tùy từng loại nguyên liệu mà cho vào cùng lúc với gạo hay sau khi cháo đã nở. Thực phẩm cứng, lâu mềm như xương có thể cho lúc đầu. Rau củ, cá nên cho lúc sau để tránh bị nhừ, nát sẽ không ngon.

– Đừng khuấy liên tục khi nấu vì sẽ làm cháo vữa nát mất ngon.

3. Một số sai lầm trong cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé

  • Dùng nước hầm xương nấu cháo thì không cần thêm thịt, tôm, cá…: Nhiều mẹ tin rằng khi hầm xương, thịt đã tiết hết chất bổ vào nước hầm nên không cần cho thêm các thực phẩm giàu đạm. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm vì chất đạm phần lớn được giữ lại trong bã thịt.
  • Không cho dầu ăn vào cháo của bé: Nhiều mẹ sợ cho dầu ăn vào món ăn sẽ làm con đầy bụng, khó tiêu nên đã bỏ qua bước này khi chế biến cháo ăn dặm cho bé. Thực chất dầu ăn dặm vô cùng quan trọng vì là nhóm thực phẩm cung cấp chất béo. Trong những năm tháng đầu đời, khoảng 60% não của trẻ được cấu thành từ chất béo. Vì vậy, dầu ăn đóng vai trò quan trọng đối với việc xây dựng cấu trúc não bộ của trẻ.
  • Nấu rau củ quá nhừ cho bé dễ ăn: Vitamin và khoáng chất trong rau củ rất dễ bay hơi ở nhiệt độ cao. Vì vậy, mẹ chỉ nên nấu rau củ vừa chín tới rồi tắt bếp.
  • Thêm quá nhiều muối vào thức ăn cho bé: Thực phẩm tự nhiên trong thức ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi đã chứa đủ muối nên mẹ không cần nêm thêm muối vào món ăn cho bé hoặc áp đặt khẩu vị của người lớn lên trẻ.

Ngay khi đọc xong bài viết, mẹ hãy thử áp dụng cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé xem mẹo vặt này có giúp mẹ tiết kiệm thời gian nhiều không nhé.

[inline_article id=171151]

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi như thế nào mới đúng?

cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi
Mẹ đã biết cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi chưa?

Khi con bước vào tuổi ăn dặm, mẹ có thể nấu cho bé những bữa ăn ngon miệng mà không cần phải là bậc thầy trong chế biến món ăn. 

Nhưng trước khi học cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi, hẳn sẽ có điều mẹ băn khoăn. 

[inline_article id=172465]

Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa?

Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên đợi bé đủ 6 tháng hãy bắt đầu cho con ăn dặm. Tốt nhất, nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

Thêm nữa, một nghiên cứu năm 2013 cho thấy trẻ sơ sinh nếu ăn dặm từ 6 tháng tuổi sẽ giảm nguy cơ dị ứng và hen suyễn.

Vậy tại sao ở đây lại hướng dẫn mẹ cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi?

Thực tế bao giờ cũng có những ngoại lệ. Đôi khi mẹ gặp vấn đề sức khỏe, không đủ hoặc không có sữa cho bé bú khiến bé phải bú thêm sữa ngoài và cần thêm một nguồn dinh dưỡng bổ sung khác. Cũng có bé bỗng dưng lười bú mẹ, lúc này, mẹ phải cho con ăn dặm thêm dù bé chỉ mới 4 tháng tuổi. 

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Sữa mẹ có vị mặn khiến bé bỏ bú, nguyên nhân và cách khắc phục

Dấu hiệu bé đã sẵn sàng để ăn dặm

Điều mẹ cần lưu ý trước khi học cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi và chuẩn bị cho con ăn dặm là bé phải tỏ ra hứng thú với thức ăn. Chẳng hạn, bé nhìn mọi người ăn một cách chăm chú và chóp chép miệng có vẻ thòm thèm. 

Quan trọng hơn là bé đáp ứng tốt các cột mốc phát triển. Cụ thể, bé có thể ngẩng cao đầu và ngồi dưới sự hỗ trợ của người lớn.

Dấu hiệu bé đã sẵn sàng để ăn dặm

Lưu ý khi tập cho bé ăn dặm

– Khi tập ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi, mẹ hãy bắt đầu cho bé ăn với 1 thìa bột pha loãng, ăn 1 cữ 1 ngày. Nếu thấy con tiêu hóa tốt, không táo bón, mẹ có thể pha đặc hơn. Khi thấy bé thích nghi tốt, mẹ tăng lên 2 cữ 1 ngày và sau đó là cho con ăn theo nhu cầu.

– Sau 2-4 tuần, bé phát triển tốt thì mẹ có thể tập cho bé ăn bột mặn, xen kẽ ăn dặm bột ngọt và bột mặn rồi từ từ chuyển hẳn sang bột mặn.

– Các thực phẩm dễ gây dị ứng gồm trứng, lạc (đậu phộng), lúa mì, đậu nành, cá và động vật có vỏ. Mẹ nên tập cho bé làm quen với những thực phẩm này từng chút một ở độ tuổi thích hợp.

– Không thêm đường, muối vào thức ăn của bé.

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Dinh dưỡng cho bé: Cho con ăn muối đúng cách

Hướng dẫn mẹ cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi

Mẹ nên đa dạng các nguồn thức ăn cho bé. Mẹ có thể pha bột ngọt ăn dặm chế biến sẵn (của các thương hiệu uy tín) được sản xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên. Thường loại bột này có bổ sung thêm vitamin và khoáng chất, cần thiết cho sự phát triển của bé.

Bên cạnh đó, với cách nấu bột ăn dặm cho trẻ 4 tháng tuổi, mẹ có thể chế biến các món ăn dặm từ bột gạo, cháo xay, rau củ, trái cây, sữa mẹ, sữa công thức.

Mẹ có thể xem hướng dẫn cách làm bột gạo cho bé tại đây

Sau đây, mời mẹ tham khảo một số cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi.

1. Cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi: Bột bí đỏ

Bé 4 tháng ăn dặm bột gì? Bột bí đỏ là một trong những gợi ý cho mẹ.

Chuẩn bị

  • Nửa chén cháo
  • 20g bí đỏ
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức pha sẵn

Thực hiện

– Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, đem luộc hoặc hấp cách thủy rồi xay nhuyễn với cháo. 

– Đun sôi hỗn hợp. Tắt bếp. Khi bột còn ấm thì pha thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức vào để tăng hương vị và thêm dinh dưỡng cho bột. Tránh nấu sôi sữa sẽ làm hao hụt các vitamin, khoáng chất.

– Thể tích sữa thêm vào phụ thuộc vào độ đặc của bột, sao cho thành phẩm có độ lỏng phù hợp với bé 4 tháng tuổi.

Cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi: Bột bí đỏ

2. Cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi: Bột cà rốt, đậu Hà Lan

Chuẩn bị

  • 20g bột gạo
  • 1 thìa súp đậu Hà Lan
  • 10g cà rốt
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức pha sẵn

Thực hiện

– Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch.

– Đậu Hà Lan rửa sạch.

– Luộc hoặc hấp chín cà rốt và đậu Hà Lan rồi xay nhuyễn với 50ml nước. Lọc qua rây loại bỏ phần xơ để đảm bảo độ mịn của bột.

– Pha bột với 100ml nước. Khuấy đều tay trên lửa cho bột chín rồi cho hỗn hợp cà rốt, đậu Hà Lan vào. Bột sôi lại thì tắt bếp.

– Khi bột ấm thì thêm sữa vào.

Lượng nước pha bột chỉ mang tính tương đối, mẹ có thể gia giảm trong lúc nấu nhưng nhớ tính luôn lượng nước xay nguyên liệu và lượng sữa thêm vào sau cùng nhé.

3. Cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi: Bột khoai lang

Khoai lang giàu protein, vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa tự nhiên. Thực phẩm này cũng giàu chất xơ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mẹ chỉ cần xay nhuyễn khoai lang (luộc chín) với nước lọc, sữa mẹ hoặc sữa công thức, bé sẽ có món bột khoai lang thơm ngon, dễ ăn.

4. Cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi: Bột chuối

Tre nhỏ thường thích chuối vì nó có vị ngọt tự nhiên. Về mặt dinh dưỡng, chuối giàu chất xơ, vitamin (A, nhóm B, C), kali, mangan… nên tốt cho bé. Mẹ có thể xay nhuyễn chuối với nước lọc, sữa mẹ hoặc sữa công thức rồi cho bé thưởng thức.

Cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi: Bột chuối

5. Cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi: Bột bơ

Bơ chứa 20 loại vitamin (vitamin C, nhóm B, E, K) và khoáng chất nên cũng là thực phẩm ăn dặm cần thiết cho bé. Mẹ xay nhuyễn bơ với nước lọc, sữa mẹ hoặc sữa công thức sẽ có món ăn dặm cực kỳ bổ dưỡng.

Bên cạnh bơ, chuối thì táo, lê cũng là loại trái cây có thể dùng khi chế biến những món ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi.

Hy vọng cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi sẽ giúp những mẹ lần đầu có con không còn bối rối hay lo lắng về thực đơn dành cho bé ăn dặm.

Hương Lê

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Mách mẹ cách làm nước cam pha mật ong cho bé thật ngon và bổ dưỡng

cách làm nước cam pha mật ong cho bé
Biết được lợi ích của nước cam và mật ong, mẹ sẽ muốn học cách làm nước cam pha mật ong cho bé

Cam và mật ong đều chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp bảo vệ sức khỏe và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hơn nữa, đồ uống này cũng rất ngon miệng nên vô cùng phù hợp để giúp các bé tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh như cảm, viêm họng hay ho. Chỉ cần vài phút, mẹ đã có thể làm một ly nước cam pha mật ong cho bé và cả nhà giải khát cũng như tăng cường sức khỏe rồi đấy. 

Nước cam pha mật ong cho bé có tốt không?

Nước cam pha mật ong là món giải khát lành tính, dễ uống và rất tốt cho sức khỏe. Cam chua nhè nhẹ kết hợp với vị ngọt thanh của mật ong chắc chắn sẽ khiến các bé thích mê. Bên cạnh đó, loại nước uống này còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Nước cam pha mật ong cho bé có tác dụng gì? Dưới đây là một số lợi ích của cam và mật ong với bé, mẹ cùng tìm hiểu nhé. 

1. Lợi ích của nước cam với bé

lợi ích của nước cam với bé

Tăng cường sức đề kháng: Cam chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất cần thiết trong việc giúp trẻ tăng trưởng và phát triển toàn diện. Không chỉ đáp ứng nhu cầu vitamin C, cam còn có chứa chất oxy hóa polyphenol giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa nhiễm trùng và bệnh tật.

Ngăn ngừa thiếu máu: Vitamin C trong cam giúp bé hấp thụ sắt, tăng số lượng huyết sắc tố cũng như ngừa tình trạng mệt mỏi và chóng mặt do thiếu máu.

Ngăn ngừa khó tiêu, đầy bụng, táo bón: Cam giúp quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru và tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ. Ngoài ra, cam còn chứa một lượng chất xơ lớn giúp ngừa táo bón cho bé.

Giảm nguy cơ còi xương: Trong cam có rất nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe như canxi, sắt, kẽm, mangan, magiê và đồng. Vậy nên, ba mẹ hãy làm nước cam pha mật ong cho bé ngừa còi xương nhé.

Ngừa cảm lạnh, ho: Các bé rất dễ bị cảm lạnh hay ho, đặc biệt là mỗi khi thời tiết thay đổi. Để ngừa các bệnh này, ba mẹ có thể cho bé uống nước cam để tăng kháng thể. Có sức đề kháng tốt, bé còn có thể tránh các nhiễm trùng thứ cấp đi kèm với ho và cảm lạnh.

Giúp da khỏe mạnh hơn: Cam chứa rất nhiều nước và giàu vitamin C nên có thể hỗ trợ bé sở hữu làn da săn chắc và khỏe mạnh hơn.

2. Lợi ích của mật ong với bé

Lợi ích của mật ong

Cung cấp vitamin và các khoáng chất: Mật ong có khá nhiều khoáng chất vô cùng hữu ích cho trẻ em như đạm, canxi, kali, kẽm… 

Giúp bảo vệ gan: Mật ong có một số đặc tính có thể hỗ trợ gan kiểm soát lượng đường trong máu.

Giúp giảm đau họng: Mật ong là một trong những bài thuốc hỗ trợ chữa đau họng tự nhiên phổ biến. 

Giảm đau bụng: Mật ong có thể giúp bé giảm bớt cơn đau bụng cũng như giúp làm tăng sự trao đổi chất của trẻ.

Làm dịu cơn đau răng: Mật ong và quế có thể giúp bé làm dịu cơn đau răng rất hiệu quả. Mẹ có thể trộn mật ong và quế theo tỷ lệ 5:1 rồi bôi lên vùng răng bé bị đau để cơn đau dịu bớt.

Cải thiện hệ tiêu hóa: Mật ong từ lâu đã được xem là bài thuốc tự nhiên giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa. Ngoài làm nước cam pha mật ong cho bé, mẹ còn có thể pha mật ong vào trà để uống khi cảm thấy khó tiêu. 

Giúp làm dịu cơn đau cơ: Mật ong giúp làm dịu cơn đau cơ và thậm chí cả những cơn đau trong thời kỳ phát triển ở trẻ em. Bên cạnh cách pha nước cam mật ong cho bé, mẹ cũng có thể pha mật ong vào nước ấm cũng rất hiệu quả.

Giúp giảm nhẹ bệnh hen suyễn: Mật ong có tác dụng giảm nghẹt thở nên giúp bé giảm nhẹ bệnh hen suyễn, đặc biệt là khi trẻ lên cơn hen vào ban đêm.

Nước cam pha mật ong không chỉ tốt cho các bé mà cũng cần thiết cho phụ nữ sau sinh và người lớn tuổi. Nhiều công dụng cho cả gia đình là thế nhưng cách làm món đồ uống này lại rất đơn giản và nhanh chóng. 

Cách làm nước cam pha mật ong cho bé

cách làm nước cam pha mật ong cho bé

Công thức làm nước cam pha mật ong cho bé không hề khó. Chỉ cần chuẩn bị đủ nguyên liệu là mẹ có thể làm thành công món nước thơm ngon bổ dưỡng trong chưa đến 5 phút.

Nguyên liệu cần có:

  • 4 quả cam. Mẹ có thể chọn những quả cam to và bề mặt bóng nhẵn để cam ngon và nhiều nước hơn.
  • 1 thìa cà phê mật ong
  • 1 ít bột quế

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch cam rồi cắt và vắt nước. Mẹ có thể dùng dụng cụ vắt cam để loại bỏ hạt cam dễ dàng hơn. 
  • Thêm mật ong và bột quế vào nước cam rồi thử lại để điều chỉnh độ chua ngọt theo khẩu vị của bé. 

[inline_article id=253459]

Lưu ý khi làm nước cam pha mật ong cho bé

Nước cam pha mật ong cho bé rất lành tính nhưng mẹ vẫn cần lưu ý một số điều sau khi cho con uống:

– Không nên cho bé uống nước cam mật ong khi đang đói vì lượng axit citric trong cam khá cao nên có thể gây hại cho đường tiêu hóa của bé. 

– Nên pha loãng nước cam với nước lọc để giảm bớt lượng axit. Khi bé lớn hơn, bạn có thể giảm bớt tỷ lệ nước lọc. 

– Khuyến khích trẻ dùng ống hút khi uống nước cam để axit không ảnh hưởng đến răng.

– Không cho bé uống cam mật ong chung với sữa vì sữa thường sẽ bị kết tủa khi tiếp xúc với nước cam khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu.

– Không cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong. 

– Không dùng quá nhiều mật ong khi pha cho bé vì mật ong có thể khiến bé bị nóng, chảy máu răng, lở miệng…

– Chọn mua mật ong ở những nguồn an toàn và uy tín.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trẻ uống nước cam mỗi ngày có tốt không? Rất tốt nếu mẹ cho bé uống nước cam đúng cách

Nước cam pha mật ong không chỉ dễ uống, giúp xua tan cơn khát trong những ngày nóng nực mà còn bổ sung nhiều dưỡng chất và vitamin tốt cho cơ thể. Món nước uống này sẽ góp phần bảo vệ cả nhà khỏi các bệnh như viêm họng, ho hay sổ mũi. Chỉ cần chuẩn bị một chút nguyên liệu là mẹ có thể làm một ly nước cam pha mật ong cho bé và cả nhà thưởng thức rồi đấy.

Như Vũ

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

3 cách nấu súp ngô cho bé thơm ngon hơn ngoài hàng

cách nấu súp ngô cho bé
Tuy là cách nấu súp ngô cho bé nhưng món ăn có thể đãi cả nhà.

Ngô (bắp) có vị thơm, ngọt, dẻo tự nhiên nên không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng rất yêu thích. Đặc biệt, ngô chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất như vitamin B1, vitamin B5, vitamin B9, vitamin C, phốt pho, mangan…

Vì vậy, mẹ có thể học cách nấu súp ngô cho bé, học cách làm bánh ngô hay cách nấu cháo ngô cho bé ăn dặm để con có cơ hội ăn ngô thường xuyên hơn.

[inline_article id=261028]

Lợi ích của ngô với sức khỏe

Mẹ nên học cách nấu súp ngô cho bé vì ngô tốt cho sức khỏe ở nhiều phương diện.

– Tốt cho hệ thần kinh và tăng cường sức đề kháng

Ngô là một nguồn folate tuyệt vời. Folate còn được gọi là vitamin B9 hay axit folic, một dưỡng chất giúp ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Mặt khác, nghiên cứu cho thấy folate không chỉ góp phần vào quá trình tạo hồng cầu mà còn cải thiện khả năng nhận thức và hệ miễn dịch của cơ thể. 

– Ngừa ung thư phổi

Ngô ngọt có chứa một chất hóa học được gọi là beta cryptoxanthin. Các nhà khoa học nhận thấy có mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa việc tiêu thụ beta cryptoxanthin và sự phát triển ung thư phổi. Điều này có nghĩa là lượng beta cryptoxanthin được tiêu thụ càng nhiều thì tỷ lệ phát triển ung thư phổi càng thấp.

– Tốt cho sự phát triển não bộ

Ngô ngọt chứa hàm lượng cao thiamine hay còn gọi là vitamin B1. Thiamine là một dưỡng chất quan trọng đối với tế bào não và chức năng nhận thức. Tiêu thụ thiamine sẽ giúp cơ thể sản xuất acetylcholine. Acetylcholine là một chất dẫn truyền thần kinh cần thiết cho việc duy trì khả năng ghi nhớ. 

Lợi ích của ngô với sức khỏe

Hướng dẫn mẹ cách nấu súp ngô cho bé

Hy vọng 3 cách nấu súp ngô cho bé ăn dặm dưới đây sẽ giúp các bé thêm ngon miệng.

1. Cách nấu súp ngô cho bé: súp ngô gà

Chuẩn bị

  • Nửa trái bắp Mỹ (hoặc bắp nếp)
  • 100g ức gà
  • 1 quả trứng gà
  • 200ml nước dùng
  • 3 tai nấm hương
  • Nửa củ cà rốt
  • Bột sắn dây hoặc bột năng
  • Gia vị: 1/2 thìa cà phê bột tỏi, rau mùi, nước mắm và bột nêm ăn dặm cho bé
  • Dầu mè

Với cách nấu súp ngô cho bé như hướng dẫn, nếu không có bột tỏi cũng không sao. Nhưng nếu có bột tỏi, món ăn sẽ thơm ngon hơn.

Ngoài ra, mẹ nên dùng nước mắm ăn dặm và bột nêm ăn dặm khi nấu súp để tránh nêm quá nhiều muối vào thức ăn của bé.

Cách thực hiện

– Bắp rửa sạch, bào nhuyễn, bỏ lõi.

– Ức gà luộc chín, xé nhuyễn rồi băm nhỏ.

– Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, xắt hạt lựu nhỏ.

– Rau mùi nhặt bỏ gốc, lá hư, rửa sạch, để ráo, xắt nhuyễn.

– Nấm hương làm sạch phần chân nấm, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 4-5 phút. Rửa sạch nấm lại lần nữa, để ráo rồi xắt nhuyễn.

– Đun sôi nước dùng. Cho bắp, cà rốt, thịt gà vào. Khi cà rốt nhừ thì cho nấm hương vào. 

– Đập trứng ra bát, quậy cho tan, sau đó đổ từ từ vào nồi rồi khuấy đều.

– Pha 1-2 thìa súp bột sắn dây (hoặc bột năng) với nước lạnh rồi cho vào nồi đến khi súp có độ sánh là được. 

 – Súp sôi lần nữa thì cho bột tỏi, nêm nếm theo khẩu vị của bé rồi tắt bếp.

– Múc súp ra tô, xịt ít dầu mè, rắc rau mùi lên, đợi súp nguội bớt thì cho bé thưởng thức.

Với cách nấu súp ngô cho bé như hướng dẫn trên, mẹ có thể thay ức gà bằng thịt heo (xay nhuyễn), cua, ghẹ, tôm đều được nhé. Lúc đó, mẹ có các món: súp ngô thịt heo xay, súp ngô cua, súp ngô ghẹ, súp ngô tôm…

Cách nấu súp ngô cho bé: súp ngô gà

2. Cách nấu súp ngô cho bé: súp ngô cua phô mai 

Chuẩn bị

  • 1 củ khoai tây
  • 50g thịt cua
  • Nửa trái bắp Mỹ hoặc bắp nếp
  • 50g đậu Hà Lan
  • 200ml nước dùng
  • 1 thìa súp phô mai bào 
  • Bột sắn dây hoặc bột năng
  • Gia vị: 1/2 thìa cà phê bột tỏi, dầu ăn, rau mùi, nước mắm và bột nêm ăn dặm cho bé
  • Dầu mè

Thực hiện

– Bắp rửa sạch, bào nhuyễn.

– Đậu Hà Lan rửa sạch, để ráo.

– Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch.

– Rau mùi bỏ gốc rễ, lặt lá già hư, rửa sách, để ráo, xắt nhuyễn.

– Luộc chín khoai tây và đậu Hà Lan rồi nghiền hoặc xay nhuyễn. Nếu xay thì cho thêm vào khoảng 50ml nước dùng để dễ xay.

– Đun sôi phần nước dùng còn lại, cho bắp, thịt cua, hỗn hợp khoai tây đậu Hà Lan vào. 

– Súp sôi, pha bột với nước lạnh, đổ từ từ vào nồi, khuấy theo một chiều, thấy súp sền sệt là được. 

– Đợi súp sôi lần nữa, cho bột tỏi và phô mai bào nhuyễn, nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.

– Múc súp ra tô, thêm dầu mè, rau mùi.

Cách nấu súp ngô cho bé: súp ngô cua phô mai 

3. Cách nấu súp ngô cho bé: súp ngô đậu hũ non rau củ

Chuẩn bị

  • Nửa trái bắp Mỹ hoặc bắp nếp
  • 1 bìa đậu hũ non
  • 1 quả trứng gà
  • 200ml nước dùng
  • 5 búp nấm rơm
  • Nửa củ cà rốt
  • 1 củ khoai tây
  • 30g đậu Hà Lan
  • 30g bông cải
  • Bột sắn dây hoặc bột năng
  • Gia vị: 1/2 thìa cà phê bột tỏi, dầu ăn, rau mùi, nước mắm và bột nêm ăn dặm cho bé.
  • Dầu mè

Cách thực hiện

– Bắp rửa sạch, bào nhuyễn.

– Đậu hũ non nghiền nhuyễn.

– Khoai tây, cà rốt gọt vò, rửa sạch, để ráo.

– Đậu Hà Lan rửa sạch, để ráo.

– Bông cải ngâm nước muối pha loãng rồi rửa lại lần nữa, để ráo.

– Nấm rơm ngâm nước muối pha loãng khoảng 5 phút, rửa sạch lại lần nữa, để ráo, xắt nhuyễn.

– Rau mùi vặt bỏ gốc, lá già, rửa sạch, để ráo, xắt nhuyễn.

– Luộc hoặc hấp chín khoai tây, cà rốt, đậu Hà Lan, bông cải rồi xay nhuyễn với một ít nước dùng.

– Đun sôi phần nước dùng còn lại, cho hỗn hợp rau củ đã xay cùng nấm, đậu hũ vào. 

– Súp sôi, đập trứng vào bát, đánh cho tan rồi đổ từ từ vào nồi, khuấy đều.

– Pha bột sắn dây với nước lạnh rồi cho vào nồi để tạo độ sánh của món súp. Khuấy đều.

– Súp sôi lần nữa thì cho bột tỏi, nêm nếm rồi tắt bếp.

– Múc súp ra tô, xịt dầu mè, nêm thêm rau mùi là bé đã có món súp rau củ bổ dưỡng.

Cách nấu súp ngô cho bé: súp ngô đậu hũ non rau củ

Sau khi học cách nấu súp ngô cho bé, mẹ có thể tham khảo thêm cách nấu 10 món súp khác cũng thơm ngon không kém tại đây nhé.

Hương Lê

Nguồn

1. How to Give Corn to Babies – A Definitive Guide
https://parenting.firstcry.com/articles/corn-for-babies/
Ngày truy cập 17/6/2021.

2. Corn For Babies: Safety, Right Age, Benefits And Recipes
https://www.momjunction.com/articles/is-corn-safe-for-your-baby_00119245/
Ngày truy cập 17/6/2021.

3. Baby corn recipes
https://www.bbcgoodfood.com/recipes/collection/baby-corn-recipes
Ngày truy cập 17/6/2021.

4. Benefits of Eating Sweet Corn
https://www.livestrong.com/article/269138-benefits-of-eating-sweet-corn/
Ngày truy cập 17/6/2021.

5. Is Eating Corn Good for You?
https://www.livestrong.com/article/18783-nutritional-value-corn/
Ngày truy cập 17/6/2021.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

5 cách nấu súp rau củ cho bé ăn ngon mê ly

cách nấu súp rau củ cho bé
Cách nấu súp rau củ cho bé vừa ngon vừa bổ dưỡng

Súp rau củ mang nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết trẻ mấy tháng ăn được súp rau củ và cách nấu súp rau củ cho bé là thế nào.

Dưới đây, MarryBaby sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc.

Trẻ mấy tháng ăn được súp rau củ?

Trẻ mấy tháng ăn được súp rau củ và cách chế biến súp rau củ cho bé ăn ngon là thắc mắc của hầu hết cha mẹ có con nhỏ. 

Theo nghiên cứu, mẹ có thể bắt đầu thực đơn ăn dặm xay nhuyễn cho bé từ tháng thứ 6 trở đi. Thời điểm này cũng là lúc trẻ tập làm quen với rau củ. Để thực đơn của trẻ không nhàm chán, mẹ hãy cho bé làm quen và linh động trong việc nấu món ăn từ các loại rau củ. Từ đó giúp bé cảm nhận được sự đa dạng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên rằng, bé nên ăn rau củ trước khi cho trẻ tập ăn thịt, cá, trứng.

Tuy nhiên, mẹ không nên nóng vội mà cho con ăn quá nhiều. Mẹ cần phải biết cách nấu súp rau củ cho bé thế nào và cho con ăn ra sao vì hệ tiêu hóa của bé lúc này rất còn yếu. Trước hết, mẹ cần tập làm quen cho bé ăn súp ít một (tùy theo thể trạng từng bé) rồi dần tăng lên để con thích nghi từ từ.

Súp rau củ mang lại lợi ích gì?

súp rau củ mang lại lợi ích gì cho bé

Trước khi học cách nấu súp rau củ cho bé, mẹ cần biết tầm quan trọng của rau củ đối với trẻ nhỏ là vô cùng lớn. Một số lợi ích bao gồm: 

– Giúp cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh: Rau củ quả chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin A, C, E hay kali nên giúp trẻ xây dựng tế bào hoàn chỉnh và cải thiện thị lực cho mắt

– Chống lại bệnh tật: Súp rau củ giúp cơ thể chống lại bệnh tiểu đường tuýp 2. Đây là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em hiện nay. Vì thế mẹ hãy học cách nấu súp rau củ cho bé để con có món ăn giúp đẩy lùi nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh tim, huyết áp cao hay các loại ung thư…

– Cung cấp nước: Mẹ không thể phủ nhận, rau củ chứa một lượng nước lớn giúp duy trì sự hoạt động trong cơ thể. Với những loại rau củ chứa nhiều nước như: rau diếp, củ cải, cà rốt, bông cải xanh thì có chứa tới 90% là nước. 

– Ngăn chặn béo phì: Theo các chuyên gia, bé ăn nhiều rau củ, thường có trọng lượng cơ thể thấp hơn các bé khác. Trẻ có một chế độ ăn uống giàu rau củ từ sớm giúp khắc phục tình trạng béo phì. Vì vậy, khi con được 6 tháng tuổi, mẹ hãy học cách nấu súp rau củ cho bé nhé. 

Với những lợi ích mà rau củ đem lại, mẹ nên bổ sung súp vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ. Tuy nhiên, đối với các bé từ 6 tháng tuổi thì cách nấu súp rau củ cho bé thế nào mới đúng? Mẹ cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé.  

Cách nấu súp rau củ cho bé

Cách nấu súp rau củ cho bé rất đa dạng với nhiều công thức. Mẹ hãy cùng tham khảo để nấu những món mới cho bé đổi vị nhé. 

1. Súp bí ngô, bông cải xanh

súp bí ngô, bông cải xanh

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Bí ngô: 2 chén nhỏ, rửa sạch và cắt hạt lựu
  • Bông cải xanh: 1-2 bông tươi
  • Dầu oliu: 1 thìa súp
  • Nước lọc: 1/3 chén

Cách thực hiện

– Mẹ trộn bí đỏ với dầu oliu và nướng ở nhiệt độ 425ºC, cho đến khi bí chín mềm, thì nhấc ra để nguội.

– Bông cải xanh cho vào nồi hấp cách thủy chín tới. Nếu trường hợp không có nồi cách thủy, mẹ có thể luộc cải trên bếp gas thông thường. 

– Cuối cùng, cho cả hai nguyên liệu vào máy xay và thêm chút nước lọc và xay thật nhuyễn. 

Với trẻ từ 6-12 tháng, để bảo đảm con không bị mắc nghẹn khi ăn, mẹ nên sàng lọc món ăn qua rây một lần nữa trước khi cho bé ăn nhé. 

2. Cách nấu súp rau củ cho bé: Súp cà rốt, mật ong

súp cà rốt, mật ong

Súp cà rốt mật ong vừa lạ miệng vừa đẹp mắt. Món ăn thích hợp cho bé ăn từ 2 tuổi.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Cà rốt: 150g
  • Mật ong: 1 thìa cà phê
  • Dầu nành: 15ml
  • Gừng băm nhỏ

Cách thực hiện

– Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn.

– Mẹ cho cà rốtmật ong, dầu nành, gừng và nước sạch vừa đủ vào nồi, khuấy đều, đậy nắp lại, đun với lửa nhỏ khoảng 25-30 phút cho đến khi cà rốt chín mềm.

– Khi nấu, mẹ nhớ khuấy đều để món ăn không bị kết dính vô nhau hoặc cháy khét. 

Cách nấu súp rau củ cho bé khá đơn giản phải không mẹ. Món này sau khi nấu xong có màu sắc đẹp mắt thể nào cũng khiến bé yêu thích mê. 

3. Súp bông cải xanh giàu dưỡng chất

Súp lơ xanh là một “siêu thực phẩm” giúp chống ung thư hiệu quả. Đồng thời, mùi vị của súp lơ còn rất phù hợp với khẩu vị của các bé ăn dặm. 

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 480g súp lơ xanh, rửa thật sạch và cắt từng miếng nhỏ vừa.
  • 1/3 chén nước luộc súp lơ/hoặc nước hầm từ xương thịt thăn

Cách thực hiện

  • Mẹ cho súp lơ xanh vào nồi luộc chín, sau đó gắp súp lơ ra chén, còn phần nước luộc giữ lại 
  • Tiếp đến, đổ súp lơ đã chín vào máy xay, rồi từ từ thêm phần nước luộc vào (hoặc có thể thay thế bằng nước hầm xương)
  • Đến khi súp nhuyễn và đạt độ loãng/đặc như ý thì mẹ tắt máy và đổ ra chén cho bé ăn. 

Với cách nấu súp rau củ cho bé này, mẹ phải để súp lơ nguội rồi hãy cho bé thưởng thức nhé. Vì súp lơ khi nguội sẽ giảm được mùi hăng nồng, giúp bé dễ ăn hơn. 

4. Cách nấu súp rau củ cho bé: Súp bí đỏ và khoai lang

súp bí đỏ, khoai lang cho bé

Sự kết hợp giữa bí đỏ và khoai lang như nhân đôi nguồn vitamin cho bé. Đây sẽ là món ăn giúp mẹ an tâm hơn khi nấu ăn cho con. 

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Bí đỏ, cà rốt, khoai lang mẹ mua về thì gọt vỏ, rửa sạch và cắt hạt lựu
  • Rau mùi rửa sạch, để ráo rồi cắt nhỏ
  • Nước lọc

Cách thực hiện

– Mẹ cho cà rốt, khoai lang, bí đỏ vào nồi luộc cho chín mềm. Sau đó cho vào máy xay nhuyễn. 

– Khi nguyên liệu xay xong, mẹ bắc bếp đun lại hỗn hợp trên lần nữa. Lúc này mẹ cho thêm nước lọc để tạo độ loãng cho món ăn, rồi tiếp tục đun sôi lần nữa. 

– Mẹ nêm chút xíu gia vị cho phù hợp với bé rồi tắt bếp. Có thể cho thêm rau mùi để trang trí trên mặt cho hấp dẫn bé. 

5. Súp khoai sọ nấu rau cải

súp khoai sọ nấu với rau cải

Ngoài các cách trên thì cách nấu súp rau củ cho bé từ khoai sọ và rau cải vừa vô cùng mới lạ vừa không kém phần bổ dưỡng.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Khoai sọ: 2 củ nhỏ
  • Rau cải: 2-3 cây
  • 5-6 thìa nước nước lọc

Cách thực hiện

– Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch, bổ miếng nhỏ, luộc chín, rồi dùng thìa tán nhuyễn.

– Rau cải rửa sạch, nhặt lấy phần lá, luộc chín, thái nhỏ, sợi mỏng.

– Đun sôi nước lọc, cho khoai sọ, rau cải vào khuấy đều tay cho sôi lên là có thể tắt bếp. Đổ súp ra bát, chờ nguội và cho bé ăn. 

Lưu ý khi nấu súp rau củ cho bé

lưu ý khi nấu súp rau củ cho bé

Món súp rau củ cho bé ăn dặm không hề khó, chỉ cần một chút thời gian là mẹ có thể trổ tài món ngon cho con. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý những yếu tố sau:

  • Trong khi nấu, mẹ hạn chế nêm gia vị như: đường, mắm… vì theo các chuyên gia dinh dưỡng, thận của trẻ nhỏ vẫn còn yếu, việc nêm nếm vào thức ăn sẽ khiến thận của bé phải làm việc quá sức, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Ngoài ra, thức ăn nhiều đường sẽ làm bé tăng cân, béo phì, hư răng… 
  • Mẹ nên nấu súp loãng hay đặc tùy theo khả năng tiêu hóa của con. Nên cho bé ăn từng chút một để tập quen dần trước.
  • Không nên nấu súp quá lâu trên bếp, tránh món ăn mất chất dinh dưỡng. Mẹ có thể chia nhỏ món ăn thành từng phần rồi bảo quản trong tủ lạnh, rồi cho bé dùng dần mẹ nhé.
  • Chọn mua thực phẩm rau sạch có nguồn gốc, nhãn mác. Tốt nhất là mua trong siêu thị để rau củ đạt chất lượng tốt nhất.
  • Mẹ có thể nấu nước dùng từ xương thịt heo, gà để củng cố thêm nguồn dưỡng chất.

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tuyệt chiêu kết hợp các loại rau củ nấu cháo cho bé

Áp dụng những kiến thức trên đây là mẹ có thêm hành trang nấu món ăn dặm cho con yêu, giúp bé ăn ngon lành, dễ dàng và hình thành thói quen ăn uống lành mạnh rồi đó.

Nguyễn Kiều Vân

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách nấu cháo gan heo cho bé ăn mê say không ngừng

cách nấu cháo gan heo cho bé
Cách nấu cháo gan heo cho bé đơn giản mà ngon

Nhiều mẹ thường băn khoăn, không biết có nên cho bé ăn các món từ gan heo hay không. Thực sự, gan heo có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho trẻ nhỏ nếu được chế biến đúng cách. Một trong những món ngon mà mẹ có thể nấu cho bé đó là cháo gan heo.

Cách nấu cháo gan heo cho bé như thế nào để bé ăn ngon miệng và mang lại nhiều công dụng tốt? MarryBaby sẽ chia sẻ cùng mẹ nhé.

Lợi ích của gan heo với bé

Tại sao mẹ phải biết cách nấu cháo gan heo cho bé? Bởi gan heo chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của bé như:

Vitamin A: Theo nghiên cứu, hàm lượng vitamin A có trong gan heo nhiều hơn so với thịt, cá, sữa, trứng. Vitamin A là dưỡng chất có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Trẻ hấp thụ đủ vitamin A sẽ có thị lực tốt, mắt sáng, tế bào võng mạc được bảo vệ, tăng cường sức đề kháng. Ngược lại, nếu thiếu vitamin A, bé sẽ có nguy cơ suy dinh dưỡng, quáng gà, khô da, hệ miễn dịch yếu nên dễ bị các bệnh truyền nhiễm. Do đó, mẹ cần học cách nấu cháo gan heo cho bé nhận đủ dinh dưỡng là vậy. 

Sắt và axit folic: Gan heo còn chứa nhiều hàm lượng sắt và axit folic, rất tốt cho trẻ nhỏ. Axit folic là một dưỡng chất có tác dụng hỗ trợ cho hệ thần kinh và hệ miễn dịch của trẻ phát triển tốt, còn sắt giúp hạn chế tình trạng thiếu máu. Khi trẻ đến độ tuổi ăn dặm, lượng sắt trong sữa mẹ không còn đủ cho sự phát triển của cơ thể, nên mẹ phải bổ sung sắt thông qua chế độ ăn uống. Trẻ thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, còi cọc, da xanh xao. 

Vitamin D: Đây là chất có mặt rất ít trong thực phẩm nhưng có tác dụng tăng cường canxi cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh còi xương, chậm lớn… Gan heo là một trong số ít những món ăn cung cấp nhiều vitamin D cho trẻ. 

Trẻ mấy tháng ăn được gan heo?

trẻ mấy tháng ăn được gan heo

Như vậy, gan heo có nhiều thành phần dinh dưỡng, có lợi cho quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nếu muốn học cách nấu cháo gan heo cho bé, mẹ cần phải biết trẻ mấy tháng ăn được gan heo. Theo khuyến cáo, mẹ có thể cho bé ăn gan heo từ lúc bé tập ăn dặm, tốt nhất là từ 7 tháng trở lên.

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, gan heo cũng có nguy cơ tích tụ nhiều độc tố không có lợi cho sức khỏe. Lý do là vì gan là bộ máy thải độc của cơ thể, khi con vật bị mắc bệnh, những độc tố, vi khuẩn sẽ thường tích tụ tại đây.

Vì vậy, mẹ lưu ý chỉ nên cho trẻ ăn gan heo 1 lần/tuần và chỉ ăn khoảng 2 thìa con cho một lần ăn. Mẹ cũng cần lưu ý quá trình chọn mua và chế biến gan heo sao cho an toàn, vừa đảm bảo giá trị dinh dưỡng vừa loại bỏ được các chất gây hại.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 3 nguyên tắc an toàn khi chế biến thức ăn dặm cho bé

Cách nấu cháo gan heo cho bé

Gan heo nấu gì ngon? Một trong các món ngon từ gan heo mà mẹ có thể nấu cho bé đó là cháo gan. Một vài gợi ý về cách nấu cháo gan heo cho bé dưới đây sẽ giúp mẹ có thêm sự lựa chọn trong thực đơn ăn dặm của bé.

1. Cháo gan heo nấu với rau gì cho bé? Cháo gan heo nấu cùng rau cải cúc

Nguyên liệu:

  • Gạo nấu cháo
  • Gan heo (một miếng nhỏ tầm 30g, vừa đủ nấu cháo cho bé)
  • Rau cải cúc
  • Dầu ăn
  • Sữa không đường.

Cách làm: 

– Cho gạo vào nồi nấu cho đến khi thành cháo nhừ.

– Gan heo ngâm với sữa không đường để khử độc. Sau đó rửa sạch và băm nhuyễn.

– Rau cải cúc rửa sạch, thái hoặc xay nhỏ.

– Xào gan heo đã băm nhỏ với chút dầu ăn, sau đó cho vào nồi cháo.

– Giữ cho cháo sôi lăn tăn tầm 2-3 phút để gan heo chín hoàn toàn rồi cho cải cúc vào nấu cùng.

– Khi cải cúc chín, tắt bếp và chờ cho cháo nguội là có thể cho bé ăn.

cháo gan heo cải cúc cho bé

2. Cách nấu cháo gan heo cho bé: Cháo gan heo với cà rốt

Nguyên liệu:

  • Gạo
  • Gan heo
  • Cà rốt
  • Dầu ăn

Cách làm:

– Gạo vo sạch, cho vào nồi nấu cháo.

– Gan heo và cà rốt rửa sạch, băm hoặc xay nhỏ tùy theo khả năng ăn thô của bé. Sau đó đem hấp chín gan và cà rốt.

– Khi cháo chín, mẹ giữ lửa cho cháo vẫn sôi lăn tăn rồi cho gan heo và cà rốt đã hấp chín vào nấu chung. Cho thêm chút dầu ăn vào khuấy đều.

– Đun sôi tầm 3-4 phút nữa rồi tắt bếp. Cháo nguội là bé có thể măm măm.

gan heo và cà rốt

3. Cách nấu cháo gan heo cho bé: Cháo gan heo với bí xanh

Nguyên liệu:

  • Gạo nấu cháo
  • Bí xanh
  • Gan heo
  • 1 thìa nhỏ dầu ăn.

Cách làm:

– Gan heo sơ chế sạch sẽ, luộc với nước đun sôi cho chín rồi đem xay nhuyễn.

– Bí xanh rửa sạch, đem hấp chín rồi dùng thìa tán nhuyễn bí.

– Khi cháo đã chín, mẹ cho gan heo và bí xanh vào, tiếp tục đun sôi trên lửa vừa trong vài phút.

– Cho thêm dầu ăn vào cháo rồi tắt bếp.

Vậy là mẹ đã hoàn thành cách nấu cháo gan heo cho bé rồi đấy. Khi cháo vừa hết nóng, mẹ có thể cho bé thưởng thức ngay.

cháo gan heo với bí xanh cho bé

Lưu ý khi nấu cháo gan heo cho bé

Cách nấu cháo gan heo cho bé khá đơn giản. Song mẹ vẫn cần lưu ý những điều dưới đây khi mua, sơ chế và nấu nướng món ăn.

– Khi chọn mua gan heo, nên tham khảo những địa chỉ uy tín, cửa hàng bán thực phẩm sạch để tránh mua phải loại gan ôi, thiu, để lâu. Gan heo ngon thường có màu xám hoặc tía, có ánh sáng trên bề mặt. Mẹ dùng tay ấn nhẹ, bề mặt miếng gan đàn hồi sẽ có độ nảy lại. Mẹ tuyệt đối không mua gan heo có màu tối, nhợt nhạt, nhăn nhúm, có mùi hôi. Đặc biệt, nếu miếng gan heo nổi lên những chấm trắng li ti thì đó là gan của heo bị bệnh, mẹ nên tránh xa để không gây họa cho con.

– Khi sơ chế gan heo, mẹ phải loại bỏ những độc tố tích tụ nếu có. Cách thông thường nhất là dùng sữa tươi không đường. Đầu tiên, mẹ rửa sạch gan heo dưới vòi nước chảy, dùng tay lấy hết những cục máu nhỏ len lỏi trong miếng gan. Sau đó, cắt gan thành những miếng nhỏ và đổ ngập sữa tươi không đường vào ngâm trong vòng 20-30 phút. Sau khi ngâm xong, mẹ dùng giấy sạch thấm khô và để gan heo ở nơi khô ráo. Sơ chế gan sạch thì lúc thực hiện cách nấu cháo gan heo cho bé mới ngon, bổ dưỡng. 

– Nếu mẹ luộc gan trước khi cho vào nấu cùng cháo, mẹ có thể tham khảo cách luộc gan heo ngon để gan mềm, không bị tanh và không ảnh hưởng độc tố. Mẹ cho gan heo vào luộc cùng nước lạnh. Khi nước vừa nóng lên, cho thêm một ít muối và lát gừng để khử mùi tanh. Luộc gan trong nước sôi từ 4-5 phút là được. 

– Gan heo có nhiều chất dinh dưỡng, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ gây dư thừa, không tốt cho trẻ nhỏ. Vì vậy, mẹ cần cho trẻ ăn gan heo theo liều lượng phù hợp, không ăn nhiều hơn lượng được khuyến cáo để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

– Tuyệt đối không cho trẻ ăn gan heo chưa được nấu chín vì nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao.

[inline_article id=248816]

Chế độ dinh dưỡng cho bé luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của mẹ. Bên cạnh những thực phẩm quen thuộc, mẹ có thể tham khảo thêm cách nấu cháo gan heo cho bé để làm đa dạng thực đơn hàng ngày của trẻ. Mẹ cũng đừng quên những lưu ý khi nấu cháo gan heo cho bé để có kết quả tốt nhất nhé.

Thu Sương

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

2 cách nấu nước dùng cho bé ăn dặm khiến bé ăn lem lẻm

cách nấu nước dùng cho bé ăn dặm
Mẹ có quan tâm đến cách nấu nước dùng cho bé ăn dặm không?

Chuyên gia khuyến cáo thực phẩm cho trẻ những năm đầu đời không nên nêm bột ngọt. Vì vậy, nhiều mẹ đã hầm nước dùng, tận dụng vị ngọt tự nhiên từ rau củ quả và xương thịt để tăng hương vị cho món ăn của bé. 

Tùy theo kinh nghiệm và kiến thức dinh dưỡng mà mỗi mẹ sẽ có cách nấu nước dùng cho bé ăn dặm khác nhau. Nhưng nhìn chung gồm 2 cách chủ yếu là:

Cách nấu nước dùng cho bé ăn dặm từ rau củ quả.

Cách nấu nước dùng cho bé ăn dặm từ xương.

1. Cách nấu nước dùng dashi cho bé ăn dặm từ rau củ quả

Cách nấu nước dùng dashi đã “làm mưa làm gió” trên các diễn đàn dành cho mẹ bỉm sữa trong thời gian qua. Đây là cách nấu nước dùng cho bé ăn dặm ở Nhật dựa trên các nguyên liệu như rong biển, cá bào, rau củ quả…

Từ xưa các bà các mẹ nhà ta cũng từng áp dụng cách nấu nước mía cho bé hoặc nước rau củ để quấy bột. Chỉ là cách nấu và trữ nước dùng không “chuyên nghiệp” như bây giờ.

Ngày nay, các mẹ bỉm sữa không chỉ cho con ăn dặm kiểu Nhật mà còn học cách làm nước dashi cho bé 5 tháng tuổi nói riêng hay cách nấu nước dùng dashi nói chung. 

Thât ra, các mẹ không cần áp dụng rập khuôn cách nấu nước dùng cho bé ăn dặm theo kiểu dashi của mẹ Nhật, chỉ cần thực hiện các bước sau là đảm bảo bé có những viên nước dùng đậm đặc.

cách nấu nước dùng cho bé ăn dặm

Chuẩn bị

Mẹ chọn mua ít nhất 5 loại trong số các thực phẩm sau (có thể nhiều hơn nếu thích): mía, cà rốt, khoai tây, su su, mướp, bí xanh, ngô (bắp) non, củ cải, bắp cải, cải thảo, súp lơ, đậu que, bí đỏ, củ sắn… Mỗi loại khoảng 300-400g.

Thực hiện

– Rau củ quả gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc.

– Cho nguyên liệu vào nồi thành 2 đợt. Loại nào lâu mềm cho vào trước (như mía, ngô, cà rốt, củ cải trắng, củ sắn…), loại nào nhanh mềm cho vào sau 15 phút (như mướp, bắp cải, cải thảo…).

– Thời gian hầm tổng cộng khoảng 30-40 phút. Lượng nước canh đổ sao cho khi bỏ hết nguyên liệu vào thì cách mặt rau củ 1 đốt ngón tay. Sau khi nước sôi thì hầm với lửa liu riu, đủ thời gian thì tắt bếp.

– Đợi nước dùng nguội thì lọc qua rây để lấy nước, cho vào vào khay đựng đá và cấp đông. Khi nấu đồ ăn dặm cho bé, mẹ lấy ra vài viên cho vào. Thời gian trữ đông của nước hầm rau củ quả khoảng 1 tuần vì càng để lâu thì nước dùng không giữ được hương vị như lúc đầu.

nước dùng dashi cho bé

Lưu ý với cách nấu nước dùng từ rau củ quả

– Mẹ nhớ là không nấu nước dùng bằng rau xanh hay các loại củ quả có vị chua, chát. Rau xanh vừa mau nhừ lại gần như không có vị ngọt.

– Do hầm lâu nên vitamin và khoáng chất trong rau củ còn rất ít. Vì vậy, mẹ đừng hy vọng nước dùng là nguồn cung cấp dưỡng chất chính cho bé, đơn giản chỉ nhằm giúp tăng vị ngon ngọt cho món ăn dặm.

Thay vào đó, mẹ hãy cho đầy đủ cá, thịt, rau củ quả đúng với khẩu phần ăn hàng ngày của bé vào món ăn dặm.

– Mẹ nhớ mua rau củ quả tại siêu thị, các cửa hàng uy tín, nên mua loại theo mùa để tránh thuốc sâu và thuốc bảo quản. 

 [inline_article id=218666]

2. Cách nấu nước dùng cho bé ăn dặm từ xương

Đây là cách nấu nước dùng cho bé ăn dặm thông dụng nhất mà hầu như mẹ nào cũng biết.

Chuẩn bị

2kg xương ống hoặc 2kg xương gà

Thực hiện

– Xương rửa với nước muối pha loãng rồi rửa sạch lại lần nữa, để ráo.

– Nấu nước sôi trụng xương rồi rửa lại xương bằng nước sạch.

– Hầm xương với lửa lớn. Lượng nước hầm ngập nhiều qua xương.

– Nước sôi thì hớt bọt, vặn lửa nhỏ liu riu (cách hầm xương nước trong là mở nắp sau khi sôi).

– Hầm khoảng 1-1,5 giờ với xương gà, 2-3 giờ với xương ống. 

– Sau khi tắt bếp, nước dùng nguội thì vớt cái ra, chỉ lấy nước. Lọc nước qua rây để loại bỏ xương vụn và tạp chất. 

– Cho nước dùng vào các hộp nhỏ 70ml đến 100ml rồi cấp đông cho bé dùng dần trong tuần.

Lưu ý với cách nấu nước dùng cho bé ăn dặm bằng xương

– Để nước hầm ngọt thơm hơn, mẹ có thể cho thêm các loại rau củ quả như cà rốt, hành tây, củ cải, bắp ngô… vào hầm chung cách thời gian tắt bếp khoảng 30-45 phút.

Cách nấu nước dùng cho bé ăn dặm từ xương

– Nước hầm xương có tốt cho bé? Nước hầm xương giúp món ăn dặm của bé ngon hơn nhưng mẹ không nên lạm dụng. Thực chất, nước hầm xương chứa chất béo động vật, khó tiêu hóa, tiêu thụ nhiều dễ gây thừa cân, béo phì và có hại cho hệ tiêu hóa non nớt của bé (có thể gây tiêu chảy, đầy bụng, đi phân sống).

– Nước hầm xương có chất gì? Nước hầm xương chứa các axit amin, nhiều khoáng chất, nhất là canxi nhưng là canxi vô cơ, cơ thể trẻ không thể hấp thụ. 

Tuy nhiên với người lớn, nước hầm xương tốt cho da, tóc, xương khớp, tăng cường hệ miễn dịch, chữa cảm cúm (nước hầm xương gà).

– Nước hầm xương cũng chứa rất ít đạm vì chất đạm chủ yếu chứa ở bã thịt. Vì vậy, để tránh việc trẻ còi xương do ăn bột chỉ với nước xương hầm, mẹ hãy bổ sung đầy đủ hàm lượng thịt cá, rau củ như khuyến nghị vào thực đơn của bé.

Dù cách nấu nước dùng cho bé ăn dặm bằng rau củ quả hay bằng xương thì cũng đều góp phần cho món cháo, bột của bé thêm đậm đà, kích thích con ăn ngon miệng. Nhưng mẹ nên xen kẽ 2 loại nước dùng, tránh dùng thường xuyên nước hầm xương sẽ không tốt cho bé.

Hương Lê

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách nấu bột thịt bò cho bé 6 tháng tuổi khoa học, đảm bảo dinh dưỡng

cách nấu bột thịt bò cho bé 6 tháng tuổi
Có nhiều cách nấu bột thịt bò cho bé 6 tháng tuổi tùy theo nguyên liệu kết hợp với thịt bò.

Cách làm bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, nhất là bột mặn không khó. Nhưng mẹ cần biết nấu thế nào để cân bằng dinh dưỡng cũng như nêm muối đúng cách. Vì vậy, nếu còn chưa rõ những điều này thì mẹ nên tìm hiểu cách nấu bột thịt bò cho bé 6 tháng tuổi dưới đây.

Bé mấy tháng ăn được thịt bò?

Có 2 luồng ý kiến liên quan đến thịt bò cho trẻ ăn dặm. Một bên cho rằng từ 6 tháng trẻ đã bắt đầu có thể làm quen với các loại thịt, kể cả thịt bò. Bên còn lại khuyên mẹ chỉ nên cho con ăn thịt bò cũng như các loại hải sản từ tháng thứ 8, khi hệ tiêu hóa của bé ổn định hơn vì đây là những thực phẩm nhiều đạm, dễ gây dị ứng.

Mặc dù ở đây hướng dẫn mẹ cách nấu bột thịt bò cho bé 6 tháng tuổi nhưng để an toàn cho bé, mẹ cứ học cách nấu rồi đợi bé đủ 8 tháng chế biến cho con ăn cũng chưa muộn.

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 8 công thức nấu thịt siêu ngon cho bé ăn dặm

Hướng dẫn mẹ cách nấu bột thịt bò cho bé 6 tháng tuổi

1. Cách nấu bột thịt bò cho bé 6 tháng tuổi với củ quả

Các loại củ có thể nấu chung với bột ăn dặm của bé gồm bí đỏ, khoai môn, khoai lang, cà rốt, khoai tây, bông cải, bí xanh…

Cách nấu bột thịt bò cho bé 6 tháng tuổi với củ quả

Chuẩn bị

  • Cháo trắng: nửa bát (chén)
  • Thịt bò thăn: 15g (chọn mua bò thăn vì thịt mềm, không lẫn gân)
  • Củ quả: 15g
  • Dầu ăn dặm

Cách làm

– Cà nhuyễn cháo qua rây. 

– Củ quả gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín.

– Thịt bò rửa sạch, xắt lát thật mỏng. Xay thịt bò với một chút nước. Khi thịt nhuyễn thì cho củ quả đã hấp chín vào xay chung.

– Đun sôi bột cháo đã rây, cho thịt bò và củ quả đã xay nhuyễn vào. Nếu thấy hỗn hợp quá đặc thì mẹ có thể thêm nước (nhưng vẫn đảm bảo độ đặc của bột phù hợp với độ tuổi của bé). Bột sôi lần nữa thì tắt bếp. 

– Trước khi cho bé ăn bột, mẹ đừng quên cho thêm dầu ăn dặm vào. Nhưng mẹ nhớ là cho con ăn lúc bột còn ấm nóng, tránh quá nóng có thể làm con phỏng và ảnh hưởng đến vị giác của bé.

Mặt khác, mẹ cũng nên xây dựng khung giờ ăn cố định cho con. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa của con hoạt động trơn tru, hiệu quả. Đồng thời, giảm tình trạng lười ăn ở con do cứ đến giờ ăn quen thuộc là cơ thể con phát ra tín hiệu thèm ăn.

[inline_article id=173908]

2. Cách nấu bột thịt bò cho bé 6 tháng tuổi với rau xanh

Thịt bò nấu với rau gì cho bé ăn dặm? Mẹ có thể nấu bột thịt bò với rau ngót, rau chùm ngây, cải bó xôi, cải thìa, xà lách xoong, rau muống, rau lang, rau dền…

Chuẩn bị

  • Cháo trắng: nửa bát
  • Thịt bò thăn: 15g 
  • Rau xanh: 15g
  • Dầu ăn dặm

Cách làm

– Cà nhuyễn cháo qua rây. 

– Rau xanh chỉ lấy phấn lá, rửa sạch, để ráo.

– Thịt bò rửa sạch, xắt lát thật mỏng. Xay thịt bò với một chút nước. Khi thịt nhuyễn thì cho rau xanh vào xay chung.

– Đun sôi bột cháo, sau đó mẹ cho hỗn hợp thịt bò rau xanh vào. Bột sôi lại thì tắt bếp. 

– Múc ra tô, thêm dầu ăn dặm rồi cho bé thưởng thức khi bột còn ấm nóng.

Cách nấu bột thịt bò cho bé 6 tháng tuổi với rau xanh

Lưu ý khi nấu bột ăn dặm cho bé

– Liều lượng thực phẩm khi chế biến không nhất thiết phải giống như cách nấu bột thịt bò cho bé 6 tháng tuổi trên mà có thể thay đổi cho phù hợp với số tháng tuổi của bé. 

Mẹ có thể tham khảo bảng thực phẩm cho bé ăn dặm chuẩn khoa học để điều chỉnh lượng nguyên liệu, phù hợp với cách nấu bột ăn dặm cho trẻ 6 tháng trở lên.

– Như mẹ thấy những hướng dẫn cách nấu bột thịt bò cho bé 6 tháng tuổi đều không nêm muối hay mắm. Lý do là trong thực phẩm tự nhiên đã chứa sẵn lượng muối đủ cho nhu cầu của bé. Mẹ có thể xem thêm cách nêm muối cho bé đúng cách ở đây.

– Mẹ có thể mua cân thực phẩm cho bé để đảm bảo lượng thức ăn bé tiêu thụ mỗi ngày đủ như khuyến nghị.

Cách nấu bột thịt bò cho bé 6 tháng tuổi không khó. Nhưng để nuôi con khỏe mạnh, khoa học, mẹ phải nắm được các nguyên tắc dinh dưỡng khi nấu ăn cho bé.

Hương Lê

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cho bé ăn quả na có tốt không? 6 lợi ích của quả na với bé

Quả na có xuất nguồn từ các nước châu Mỹ nhiệt đới, mặt ngoài trái na có hình màu xanh, nhiều rãnh, bên trong có thịt dạng kem mềm, với vị thơm ngọt khi chín, đặc biệt phù hợp với khẩu vị của trẻ nhỏ. Điểm qua những thành phần dinh dưỡng và lợi ích của quả na, mẹ sẽ biết cho bé ăn quả na có tốt không.

1. Cho bé ăn quả na có tốt không?

Câu trả lời là CÓ. Quả na là nguồn cung cấp dồi dào các chất khoáng và vitamin cần thiết cho các chức năng của cơ thể. Trong 1 quả na có chứa các loại vitamin như A, C, B1, B2, B3… và rất giàu kali, mangan, magie, canxi, sắt, phốt pho, vị béo, protein…  Do đó, cho bé dùng quả na thường xuyên sẽ rất tốt.

Để giúp mẹ trả lời rõ hơn: “cho bé ăn quả na có tốt không”, MarryBaby liệt kê một số lợi ích khi mẹ cho bé ăn na thường xuyên:

  • Cung cấp năng lượng: Na có chứa nhiều chất đường nên cung cấp năng lượng tốt cho cơ thể trẻ. Quả na cũng rất phù hợp trở thành bữa phụ để bổ sung dưỡng chất cho con. 
  • Cải thiện chức năng tiêu hóa: Quả na có thành phần chất xơ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, loại bỏ những độc tố thừa thải từ ruột. Từ đó, giúp trẻ giảm nguy cơ mắc chứng táo bón, viêm dạ dày, ợ nóng…
  • Hỗ trợ tăng thị lực: Quả na có chứa vitamin C, A, B2 và riboflavin giúp ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do dẫn đến các bệnh về mắt, giúp trẻ có một đôi mắt sáng và khỏe mạnh hơn.
  • Giúp ích cho não của bé: Quả na là nguồn cung cấp vitamin B6 tuyệt vời, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine và serotonin. Từ đó giảm sự căng thẳng, làm dịu thần kinh và thậm chí hỗ trợ điều trị trầm cảm.
  • Cải thiện chức năng tim: Natri và kali trong quả na đóng góp rất nhiều trong việc điều chỉnh mức huyết áp và nhịp tim. Cho trẻ sử dụng na thường xuyên sẽ tác động tích cực đến tim và cải thiện chức năng tim của bé.
  • Tăng sức đề kháng: Một số chất chống oxy hóa trong quả na như polyphenol, asimicin và bullatacin… có thể giúp bé phòng chống các bệnh ung thư, sốt rét và nhiễm giun. Vitamin C trong quả na còn giúp cơ thể trẻ tăng sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh.

2. Trẻ mấy tháng ăn được quả na? Trẻ 6-7 tháng ăn được quả na không?

Trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể ăn được na tách hạt, nghiền nhuyễn. Vì đây là giai đoạn bé bắt đầu tập ăn dặm, hệ tiêu hóa của con đang bắt đầu tập làm quen với đồ ăn thô ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Tóm lại, khi đã biết cho bé ăn quả na có tốt không, thì mẹ lưu ý thời điểm cho bé ăn na vào lúc 6-7 tháng tuổi để giúp con hấp thu những dưỡng chất bà nhận lợi ích tuyệt vời từ loại quả này nhé.

Xem thêm: Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Công thức ăn dặm trái cây

lưu ý khi cho bé ăn quả na
Cho bé ăn quả na có tốt không? Rất tốt khi mẹ cho bé ăn đúng thời điểm

3. Một số lưu ý quan trọng khi cho bé ăn na

Mặc dù mẹ đã biết cho bé ăn quả na có tốt hay không. Nhưng mẹ lưu ý thêm những điều sau để đảm bảo phát huy hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ khi cho trẻ ăn dặm na nhé:

  • Cẩn thận loại bỏ vỏ và hạt trước khi cho trẻ ăn bởi hạt na chứa độc tố và có thể làm bỏng da.
  • Chỉ cho con ăn na khi bé được 6 tháng tuổi trở lên, và ăn theo bảng thời gian ăn dặm cho bé 6-7 tháng.
  • Quả na chỉ tốt khi mẹ cho bé ăn quả đã chín. Quả còn sống sẽ cứng và có vị chát. Đồng thời, còn làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con. 
  • Tùy vào độ tuổi mà nhu cầu quả na cho bé là khác nhau. Tuy nhiên, mẹ cần hạn chế cho trẻ dùng quá nhiều, đặc biệt là bé thừa cân bởi na có chứa nhiều đường và năng lượng.
  • Ăn quả na trực tiếp là hiệu quả nhất, chỉ cần bỏ vỏ và hạt, dằm nhỏ ra để trẻ sử dụng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể làm sinh tố cùng sữa tươi cho con ăn dặm.

cách chọn na ngon cho bé

4. Mách mẹ cách chọn na ngon cho bé ăn tun tút

Tìm hiểu cho bé ăn quả na có tốt không là chưa đủ. Mẹ còn phải biết cách chọn na ngon khi mua trái cây này về cho bé ăn.

  • Khi chọn mua na, hãy tìm những quả tươi, quan sát những trái có mắt to, kẽ giữa các mắt có màu trắng, vỏ mỏng với màu xanh tươi và còn cuống.  
  • Khi chọn na cho bé ăn, không nên chọn trái đã chín quá vì trong quá trình di chuyển hoặc để lâu có thể bị giập nát. Sau đó để trái chín dần ở nhiệt độ phòng. 
  • Nếu muốn cho bé ăn liền, nên chọn trái chín cây, mùi thơm có thể ngửi thấy từ xa, sờ vào phần thịt mềm nhưng không nhũn. Tránh chọn trái bị nhão, vỡ, nứt hoặc tách da. 
  • Với trái na chín, mẹ cần cho bé ăn liền, không để lâu trong tủ lạnh dẫn đến nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn không tốt cho bé.

Xem thêm: 6 cách nấu cháo với quả óc chó cho bé ăn ngon và dễ tiêu hóa

Hy vọng bài viết giúp mẹ trả lời “cho bé ăn quả na có tốt không” bằng thông tin về công dụng tốt với sức khỏe, trí não của con. Mẹ hãy bổ sung loại quả này thường xuyên trong khẩu phần dinh dưỡng của bé nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Trẻ tăng chỉ số IQ nhờ ăn cá, 4 cách nấu cháo cá bống cho bé thông minh hơn

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports, những đứa trẻ ăn cá ít nhất một lần một tuần có thể đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra IQ và thường ngủ ngon hơn. 

Đó là lý do mẹ nên học cách nấu cháo cá bống cho bé cũng như cách chế biến các loại cá khác để bổ sung vào chế độ ăn của con.

Nhưng tại sao mẹ nên cho bé ăn cá bống?

Do trẻ còn nhỏ, ăn cá đồng hoặc các loại cá hầu như không chứa thủy ngân (hoặc chứa rất ít) sẽ an toàn cho con. 

Cá bống là một loại cá đồng, từ xưa đã được Đông y cho là tốt cho trẻ nhỏ, có vị ngọt mặn, tính bình không độc, tác dụng khoan trung, tiêu thức ăn, ấm tỳ vị.

Theo y học hiện đại, cá bống là loại cá nước ngọt giàu đạm, dồi dào vitamin (B2, D, E, PP) và khoáng chất (canxi, photpho, sắt…) nên là thực phẩm giúp trẻ phát triển tốt về thể chất và trí não, thích hợp nấu cháo cho bé biếng ăn, trẻ thiếu máu, còi xương. 

Trước khi muốn học cách nấu cháo cá bống cho bé, mẹ có thể tham khảo thêm cách khử mùi tanh và làm sạch cá.

[inline_article id=259779]

Cách sơ chế cá bống

Ngày nay các bà nội trợ đỡ vất vả hơn xưa vì khi mua thực phẩm tươi sống ngoài chợ như tôm, lươn, cá…, người bán hàng thường làm giúp. Về nhà, chị em chỉ cần rửa sạch, khử mùi (nếu cần) và chế biến.

Vì vậy, cách sơ chế cá bống chủ yếu là khử tanh, bước quan trọng trước khi học cách nấu cháo cá bống cho bé.

Cá bống sau khi mua và đã làm ở chợ về, mẹ rửa lại với nước, móc bỏ hết những gì còn sót lại trong bụng cá, chỉ giữ trứng cá lại (nếu có).

Mẹ có thể pha loãng chanh (hoặc giấm, rượu) với nước để ngâm cá khoảng 5 phút. Sau đó vớt cá ra và rửa sạch lần cuối.

Một cách khử tanh đơn giản khác là mẹ ngâm cá trong nước vo gạo 15-20 phút rồi rửa lại với nước sạch. Nhớ là khi vo gạo bỏ nước đầu để loại bụi bẩn, chỉ lấy nước vo gạo lần hai.

Cá sau khi khử tanh, mẹ cho vào luộc với một chút muối. Cá chín vớt ra để nguội rồi gỡ lấy phần thịt để nấu cháo cho bé. 

Cách nấu cháo cá bống cho bé

Cách nấu cháo cá bống cho bé

1. Cách nấu cháo cá bống cho bé với cà chua

Chuẩn bị

  • Thịt cá bống: 50g
  • Cháo trắng: 1 tô nhỏ
  • Cà chua chín: 1 quả
  • Gia vị: dầu ăn, hành lá, nước mắm ngon
  • Dầu ăn dặm cho bé

Thực hiện

– Hành lá mẹ rửa sạch, đầu hành băm nhuyễn, phần lá hành xắt nhuyễn.

– Cà chua rửa sạch, trụng qua nước sôi cho dễ lột vỏ. Sau đó bỏ hột, băm nhuyễn. Phải lột vỏ cà vì vỏ thường gây cảm giác vướng ở bé dưới 1 tuổi khi nuốt khiến bé ăn không ngon miệng. Nếu bé lớn hơn thì mẹ có thể bỏ qua bước lột vỏ cà.

Khi mua cà chua, mẹ nên chọn quả chín đỏ đều, căng mọng, sờ cuống vẫn còn chắc, sờ quả thấy hơi mềm. Như vậy, trái cà mới bột, nấu cháo cho bé mới ngon.

– Phi thơm một nửa đầu hành, cho cá bống vào xào, nêm chút mắm cho thấm. Lấy cá ra để riêng.

– Phi thơm phần đầu hành còn lại, cho cà chua vào xào chín rồi cho cháo vào nấu chung. Cháo sôi cho cá bống vào. Cháo sôi lần nữa thì cho hành lá xắt nhuyễn. Sau đó nêm cháo rồi tắt bếp.

– Múc cháo ra tô, thêm dầu ăn dặm trước khi cho bé ăn.

Cách nấu cháo cá bống cho bé với cà chua

2. Cách nấu cháo cá bống cho bé với rau chùm ngây

(Mẹ có thể thay rau chùm ngây bằng các loại rau củ dùng nấu cháo cho bé như rau muống, mồng tơi, cải bó xôi, cải thìa, tần ô, khoai tây, bông cải…).

Chuẩn bị

  • Thịt cá bống: 50g
  • Gạo: 3 nắm
  • Lá chùm ngây: 30g
  • Nước dùng
  • Gia vị: dầu ăn, hành lá, nước mắm ngon
  • Dầu ăn dặm cho bé

Thực hiện

– Vo gạo rồi cho vào nấu nhừ với nước dùng (nước luộc xương gà hoặc xương heo). Nếu không có sẵn nước dùng, mẹ có thể hầm xương, lọc nước dùng để loại bỏ xương vụn rồi cho gạo đã vo vào nấu cháo.

Nhờ nước hầm xương mà cháo có vị ngọt tự nhiên và bổ dưỡng hơn. Với những cách nấu cháo cá bống cho bé còn lại, mẹ có thể nấu cháo bằng nước dùng nếu thích.

– Rau chùm ngây rửa sạch, để ráo, băm nhuyễn.

– Phi thơm đầu hành rồi cho cá bống vào xào thơm, nêm chút mắm cho đậm đà.

– Cháo nhừ, cho cá bống và rau chùm ngây vào. Khi cháo sôi lần nữa thì nêm nếm rồi tắt bếp.

– Khi cho bé ăn thì thêm dầu ăn dặm vào. Nhớ là cho bé ăn khi cháo còn ấm nóng.

cháo rau chùm ngây cá bống

3. Cách nấu cháo cá bống cho bé với đậu Hà Lan, cà rốt

Chuẩn bị

  • Thịt cá bống: 50g
  • Cháo trắng: 1 tô nhỏ
  • Cà rốt: nửa củ nhỏ
  • Đậu Hà Lan: 2 thìa súp
  • Gia vị: dầu ăn, hành tím, hành lá, nước mắm ngon
  • Dầu ăn dặm cho bé

Thực hiện

– Hành tím lột vỏ, băm nhuyễn.

– Hành lá rửa sạch, xắt nhuyễn phần lá (phần đầu hành giữ lại không dùng).

– Cà rốt bào vỏ, rửa sạch, xắt hạt lựu nhỏ.

– Đậu Hà Lan rửa sạch, luộc chín rồi nghiền nhuyễn.

– Phi thơm hành tím, cho cá bống vào xào thơm.

– Nấu sôi cháo, cho cà rốt vào nấu nhừ (mẹ kiểm tra bằng cách chọc đũa, thấy cà rốt vỡ tơi là đạt). 

– Kế tiếp cho cá bống và đậu Hà Lan nghiền nhuyễn vào. 

– Cháo sôi lại thì cho hành lá xắt nhuyễn vào. Nêm nếm trước khi tắt bếp.

– Thêm dầu ăn dặm vào cháo rồi hãy cho bé ăn mẹ nhé.

Cách nấu cháo cá bống cho bé với đậu hà lan, cà rốt

4. Cách nấu cháo cá bống cho bé với nấm rơm cà rốt

Chuẩn bị

  • Thịt cá bống: 50g
  • Cháo trắng: 1 tô nhỏ
  • Cà rốt: nửa củ nhỏ
  • Nấm rơm: 30g
  • Gia vị: dầu ăn, hành tím, hành lá, nước mắm ngon
  • Dầu ăn dặm cho bé

Thực hiện

– Hành tím lột vỏ, băm nhuyễn.

– Lá hành rửa sạch, xắt nhuyễn.

– Cà rốt bào vỏ, rửa sạch, xắt hạt lựu nhỏ.

– Nấm rơm làm sạch gốc, ngâm nước muối pha loãng khoảng 5 phút, rửa lại lần nữa với nước sạch, để ráo, băm nhuyễn.

– Phi thơm hành tím, cho cá bống vào xào thơm.

– Nấu sôi cháo, cho cà rốt vào hầm nhừ.

– Cho cá bống và nấm rơm vào. 

– Cháo sôi lại thì cho hành lá xắt nhuyễn vào. Nêm nếm trước khi tắt bếp.

– Múc ra tô và thêm dầu ăn dặm rồi cho bé thưởng thức.

cháo cá bống, cà rốt, nấm rơm cho bé

Nếu mẹ muốn bồi bổ con bằng cá mú, cá lăng thì cách nấu cháo cá mú, cách nấu cháo cá lăng cho bé cũng tương tự nhé mẹ.

Với 4 cách nấu cháo cá bống cho bé, hy vọng mẹ sẽ giảm bớt áp lực vì không biết “hôm nay cho con ăn gì”.