Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Là đúng hay sai khi khám dinh dưỡng cho bé định kỳ?

Chỉ số chiều cao và cân nặng sau khi sinh là hai vấn đề về sức khỏe quan trọng nhất mà các mẹ quan tâm. Khi thấy cân nặng chững lại, chiều cao không phát triển mẹ nghĩ ngay tới chuyện khám dinh dưỡng cho bé. Phải chăng không nên đợi tới lúc phát hiện triệu chứng bất thường mà nên khám dinh dưỡng định kỳ cho trẻ?

Thực tế thì, nếu trẻ sơ sinh phát triển đầy đủ phù hợp với chỉ số tăng tưởng của WHO và không có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh suy dinh dưỡng thì không cần đưa bé đi kiểm tra. Chỉ khi nào mẹ nghi ngờ hoặc đang có thắc mắc về chuyện ăn uống của bé hàng ngày thì nên đưa bé đi khám phần vì yên tâm hơn, phần có các cách chăm sóc bé tốt nhất.

khám dinh dưỡng cho bé 1
Trẻ biếng ăn, giảm cân liên lục trong thời gian dài mẹ cần đưa đi khám dinh dưỡng ngay

Dấu hiệu nhận biết trẻ cần đi khám dinh dưỡng ngay

Sau tháng ở cữ đầu tiên của mẹ, cân nặng của bé bắt đầu tăng dần đều. Nhưng nếu thấy có biểu hiện trẻ suy dinh dưỡng hoặc một trong những triệu chứng sau thì mẹ nên đưa bé đi khám dinh dưỡng càng sớm càng tốt:

  • Không tăng cân hoặc giảm cân liên tục
  • Bé ít bú hoặc ăn dặm rất ít
  • Da xanh xao, mắt môi nhợt nhạt, tóc rụng, chậm mọc răng
  • Không lanh lợi, kém linh hoạt hơn các trẻ khác
  • Rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống, tiêu chảy, mắc các bệnh nhiễm trùng

Lợi ích của việc khám dinh dưỡng cho con

Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nhất trong khoảng thời gian từ 6-24 tháng tuổi. Đây là thời kỳ bé có nhu cần dinh dưỡng cao, tập thích ứng với môi trường sống mới và dễ mắc bệnh, đặc biệt là với trẻ sinh non, nhẹ cân.

Những gia đình đông con, điều kiện ăn uống, vệ sinh kém hoặc đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cũng rất dễ mắc bệnh suy dinh dưỡng.

Khi trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng, phụ huynh càng sớm đưa con tới khám tại các trung tâm dinh dưỡng hoặc bệnh viện càng có phác đồ điều trị suy dinh dưỡng hiệu quả.

Có nên khám sức khỏe định kỳ cho bé?

Khám dinh dưỡng có thể đợi tới khi có biểu hiện của bệnh nhưng khám sức khỏe thì mẹ nên đưa bé đi khám định kỳ. Người lớn 1 năm khám một lần, lấy một số lượng máu đủ nhiều để làm mọi xét nghiệm cần thiết nhưng trẻ sơ sinh cần kỹ càng hơn.

Cụ thể, trẻ không thể lấy máu quá nhiều. Bé chỉ được xét nghiệm tầm soát trước sinh để dự đoán những dị tật bẩm sinh. Khi mới sinh, bác sĩ kiểm tra sức khỏe lại một lần nữa. 2 tuần sau sinh mẹ nên đưa trẻ đi tái khám.

Sau đó thì lịch tái khám ở mốc 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng tuổi. Từ sau 6 tháng là mỗi 3 tháng một lần: 9, 12, 15, 18 tháng. Rồi tái khám lúc 2 tuổi. Sau 2 tuổi thì tái khám theo từng năm.

[inline_article id=131667]

Những địa chỉ khám dinh dưỡng uy tín cho bé

Khi có nhu cầu khám dinh dưỡng cho bé, bố mẹ nên đến những cơ sở uy tín. Không nên tin tưởng những cơ sở nhỏ lẻ không rõ chất lượng.

Viện dinh dưỡng Quốc gia 

Được thành lập hơn 10 năm với các dịch vụ khám, tư vấn dinh dưỡng cho nhiều đối tượng bao gồm trẻ đủ mọi độ tuổi và cả người lớn có nhu cầu khám lâm sàng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cơ thể và khám chữa bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng.

Địa chỉ: Số 2 Yersin (48B – Tăng Bạt Hổ ), Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội

Trung tâm Dinh dưỡng – TP. Hồ Chí Minh

Trung tâm có nhiệm vụ tổ chức phối hợp và triển khai các chương trình quốc gia về dinh dưỡng tại thành phố. Khám và tham vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng trẻ em, người lớn, điều trị ngoại trú trẻ em, người lớn mắc các bệnh liên quan đến dinh dưỡng.

Địa chỉ: 180 Lê Văn Sỹ, Phường 10, TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện Nhi đồng 1

Phòng khám dinh dưỡng tại bệnh viện Nhi đồng 1 ngoài việc thăm khám sinh dưỡng đảm trách nhiệm vụ tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ tại chỗ, tại phòng khám dinh dưỡng (A20) – Bệnh viện trong ngày tổ chức hướng dẫn bà mẹ thực hiện chế biến các khẩu phần ăn cho trẻ em vào 14 giờ mỗi buổi chiều (từ thứ Ba đến thứ Sáu).

Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện Nhi đồng 2

Tại bệnh viện có dịch vụ khám và điều trị bệnh chuyên sâu Nhi gồm có Khám dinh dưỡng, khám, tư vấn, điều trị & theo dõi trẻ; chích ngừa…

Địa chỉ: Số 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, TP. Hồ Chí Minh

Khám dinh dưỡng cho bé không cần phải định kỳ. Khi bố mẹ nghi ngờ con bị suy dinh dưỡng hoặc trẻ có những biểu hiện bất thường thì mẹ nên đưa bé đi khám.

[inline_article id=180407]

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Top 3 các loại sữa tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

Đối với những trẻ nhỏ, hệ tiêu hoá vẫn còn yếu nên thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón, khó tiêu hay nặng hơn là rối loạn tiêu hoá khiến mẹ vô cùng lo lắng. Các mẹ thường xuyên thắc mắc rằng “trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa?”.

Hãy cùng MarryBaby điểm danh các loại sữa bổ sung giúp mẹ giải quyết nỗi lo này.

Friso

Friso là thương hiệu sữa mát hàng đầu tại Hà Lan với hơn 140 năm kinh nghiệm hoạt động trên toàn thế giới. Sữa Friso được sản xuất bằng 100% nguồn sữa từ Hà Lan, sử dụng giống bò chuyên sữa nổi tiếng thế giới Holstein Friesian, quy trình sản xuất hoàn toàn khép kín.

Công nghệ LockNutriTM giúp bảo vệ đạm sữa trong suốt quá trình sản xuất không bị biến chất bởi nhiệt độ cao – giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu tốt hơn. Thành phần sữa không sử dụng bảo quản, có chứa DHA, AA, vitamin D cùng nhiều khoáng chất khác giúp phát triển trí não, trẻ phát triển thông minh và cứng cáp.

Top 3 các loại sữa tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ 1

Sữa Friso còn chứa các lợi khuẩn Probiotic, Prebiotic và các Nucleotides hỗ trợ chủng ngừa, giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, khỏe mạnh từ bên trong. Friso được đánh giá là dòng sữa mát với vị nhạt, bé uống tăng cân đều không táo bón được các mẹ tin dùng.

Đặc biệt, Friso là nhãn hiệu hàng đầu dễ tiêu hóa theo kết quả nghiên cứu về thực phẩm bổ sung dành cho trẻ được thực hiện bởi Công ty Millward Brown vào quý 2/2017 tại Hà Nội và TP.HCM. (Thông tin dựa trên kết quả khảo sát 248 người có con từ 2 tuổi trở lên).

Đây là một ưu điểm rất lớn của dòng sữa này vì theo các chuyên gia dinh dưỡng, “dễ tiêu hoá” là một trong những yếu tố mẹ cần lưu tâm hàng đầu khi chọn sữa cho con để con không gặp các vấn đề về khó tiêu, đầy bụng, táo bón hay thậm chí là rối loạn tiêu hoá.

Meiji

Cùng với sữa Morinaga, sữa Meiji được xem là “sữa rau”, sữa mát với xuất sứ từ Nhật Bản. Trong thành phần của Sữa bột Meiji có chứa nhiều Nucleotides – chất có trong sữa mẹ và cung cấp các protein cân bằng, cần thiết giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn, virut gây bệnh.

Ngoài ra, dòng sữa này còn chứa fructooligosaccharides (FOS) và taurine, giúp tăng cường hệ miễn dịch và gia tăng hình thành các vi khuẩn có lợi cho đường ruột nên thích hợp với trẻ bị táo bón.

Top 3 các loại sữa tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ 3

Enfagrow A+ Gentlecare

Bộ sản phẩm Enfa A+ Gentlecare gồm các dòng sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt với công thức và tỉ lệ đạm gần giống với công thức sữa mẹ.

Trong đó, sản phẩm chứa đạm thủy phân một phần giúp trẻ dễ tiêu hóa với hàm lượng lactose được loại bớt khoảng 80%, vừa đủ giúp cơ thể trẻ thích nghi. Hệ thống tế bào màng ruột sẽ được kích thích tiết men lactase tăng dần, cải thiện khả năng dung nạp lactose mà không gây nên bất kì rối loạn tiêu hóa nào ở trẻ.

Top 3 các loại sữa tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ 4

Là một trong các sản phẩm của gia đình Enfa, Enfa A+ Gentlecare thừa hưởng các công thức vượt trội cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là sự phát triển liên tục của não bộ và hệ tiêu hóa.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Thực đơn ăn dặm cho bé “Dồi dào dinh dưỡng – Tốt cho tiêu hóa”

PGS. TS. BS. Nguyễn Anh Tuấn – Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nhi Đại học Y Dược TP.HCM cho biết: “Theo từng tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của bé thay đổi liên tục cùng với sự phát triển thể chất, nên đi đôi với việc này, mẹ cần biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp để bé lớn khôn”.

Với khối lượng thông tin dồi dào từ Internet, xây dựng kho thực đơn ăn dặm cho bé không khó, nhưng để có được thực đơn vừa đủ dinh dưỡng, vừa tốt cho hệ tiêu hóa lại không phải điều dễ dàng. Để giúp mẹ một tay, chuyên gia gợi ý 2 thực đơn “sáng giá” cho bé từ 6-7 tháng tuổi sau:

Thực đơn 1: Lươn cà rốt đậu xanh – Hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Thịt lươn không những là thực phẩm bổ dưỡng cho người lớn mà còn cực kỳ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ bởi hàm lượng protein, vitamin A, D,B1, B2, B6, PP, và nhiều khoáng chất sắt, natri, kali, can-xi… Giúp bé tăng trưởng mạnh mẽ cả chiều cao lẫn cân nặng.

Cà rốt, đậu xanh sẽ góp phần xây dựng nền tảng hệ tiêu hóa vững chắc, thị giác khỏe và hệ miễn dịch kiên cố nhờ các vitamin A, C, carotenoid và chất xơ.

Đem các nguyên liệu “chuẩn” này kết hợp với nhau thành 1 thực đơn ăn dặm cho bé thì bổ dưỡng còn gì bằng.

Nguyên liệu: 40gr (8 muỗng canh) lươn phi lê, 40gr (8 muỗng canh) cà rốt xay nhuyễn, 10gr (2 muỗng canh) đậu xanh xay nhuyễn, 20gr (4 muỗng canh) bột gạo, 10ml (2 muỗng canh) dầu ăn trẻ em

Cách làm:

  • Bước 1: Luộc lươn với 450ml nước lọc trong 5 phút
  • Bước 2: Cho bột gạo vào nước luộc lươn vào nồi, vặn nhỏ lửa, khuấy đều đến khi bột đặc lại.
  • Bước 3: Cho cà rốt và đậu xanh xay nhuyễn vào, để sôi chừng 5 phút. Lưu ý: Không nên để sôi lâu. Nhiệt độ quá cao và thời gian đun nấu quá lâu sẽ làm mất giá trị các dưỡng chất, có thể sản sinh ra một số độc tố nguy hiểm.
  • Bước 4: Xay nhuyễn lươn và trộn đều vào bát ăn dặm cùng một ít dầu ăn
Lươn cà rốt đậu xanh là thực đơn ăn dặm cho bé phát triển hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Thực đơn 2: Cá hồi bông cải xanh – Trí não tinh thông cùng DHA

Cá hồi “trứ danh” với lượng DHA giúp phát triển tế bào não và hệ thần kinh cho bé, là cơ sở để phát triển trí thông minh về sau. Bên cạnh đó, dầu cá Omega3 với các a-xít amin giúp bé có đôi mắt sáng tinh anh, nhìn khỏe khám phá thế giới.

Bông cải xanh chính là loại rau hoàn hảo đi đôi với cá hồi. Sự kết hợp này cung cấp thêm vitamin A, C, sắt, can-xi, crom, carbohydrate cho tiêu hóa khỏe mạnh.

Đến giờ mẹ vào bếp nào!

Nguyên liệu: 40gr (8 muỗng canh) phi lê cá hồi, 400ml nước dùng cá, 40gr (8 muỗng canh) bông cải xanh băm nhỏ, 40ml sữa tươi, (4 muỗng canh) 20gr bột gạo, (2 muỗng canh) 10ml dầu ăn trẻ em.

Cách làm:

  • Bước 1: Cá hồi cắt hạt lựu, ngâm 10 phút vào sữa tươi cho hết mùi tanh, sau đó xào chín trên chảo
  • Bước 2: Cho bột gạo vào nước dùng cá, khuấy đều đến khi đặc lại
  • Bước 3: Cho bông cải xanh vào nấu đến khi chín mềm, để sôi chừng 5 phút
    Lưu ý: Không nên để sôi lâu. Nhiệt độ quá cao và thời gian đun nấu quá lâu làm mất giá trị các dưỡng chất, có thể sản sinh ra một số độc tố nguy hiểm.
  • Bước 4: Xay nhuyễn cá hồi, trộn đều thịt cá vào chén ăn dặm. Bé chỉ việc thưởng thức thôi!
Cá hồi bông cải xanh giúp phát triển trí thông minh cho bé

Thực đơn ăn dặm cho bé dù có dồi dào về dinh dưỡng, nhưng không đảm bảo được nguyên liệu đầu vào tươi sạch hoặc chế biến không khéo mẹ vẫn có thể làm hao hụt lượng dưỡng chất quý giá. Vì vậy, một giải pháp khác tiện lợi và chất lượng mà bố mẹ có thể cân nhắc chính là dùng bột ăn dặm từ thương hiệu uy tín, đã được chuyên gia công nhận như RiDIELAC.

Với hai vị lươn cà rốt đậu xanh và cá hồi bông cải xanh, bé không chỉ có cơ hội được tiếp cận nguồn dinh dưỡng dồi dào, tốt cho tiêu hóa đã được cân bằng sẵn, mà cả bố cũng có thể dễ dàng chế biến bữa ăn dặm cho con, mang đến món ăn thơm ngon “chuẩn” như mẹ nấu mỗi khi mẹ vắng nhà.

Hơn 20.000 mẫu thử bột ăn dặm RiDIELAC cho bé ăn ngon miệng hơn đang chờ bố mẹ và bé khám phá tại đây. Nhanh tay đăng ký nhận mẫu thử để thực hành 2 thực đơn “dồi dào dinh dưỡng, tốt cho tiêu hóa” ở trên cho bé yêu nhé bố mẹ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách chọn bộ dụng cụ ăn dặm kiểu Nhật cơ bản “chuẩn”

Nuôi con kiểu Nhật, ăn dặm kiểu Nhật hiện là phương pháp được nhiề mẹ Việt tìm hiểu và ứng dụng cho bé sau sinh. Cách ăn dặm này đã mang lại được nhiều sự thay đổi khả quan cho các bé, giúp con hình thành được tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp các mẹ trẻ dễ thở hơn rất nhiều trong “cuộc chiến” ăn dặm. Chuẩn bị đầy đủ bộ dụng cụ ăn dặm kiểu Nhật cơ bản dưới đây để có sự khởi đầu thuận lợi hơn.

bộ dụng cụ ăn dặm kiểu Nhât 1
Chọn bộ dụng cụ ăn dặm cơ bản giúp mẹ có khởi đầu thuận lợi hơn

Dụng cụ chế biến

Đồ định lượng

Để việc ăn dặm chuẩn xác và đúng khoa học, cần phải sử dụng các vật dụng định lượng để đo lượng thức ăn hợp lý và chính xác hơn.

Mẹ cần chuẩn bị: Cân định lượng, ly và muỗng định lượng, đồng hồ hẹn giờ.

  • Cân định lượng: chỉ cần cân có chỉ số từ 0,5kg – 1kg để cân khối lượng nguyên liệu cần cho bữa ăn của bé.
  • Ly và muỗng định lượng: Dùng cho việc nêm nếm món ăn được chuẩn xác, tránh gây quá mặn hoặc quá ngọt.
  • Đồng hồ hẹn giờ: Mỗi loại thực phẩm đều có thời gian nấu khác nhau, đồng hồ hẹn giờ giúp mẹ kiểm soát được thời gian, tránh quên khi nhiều việc.

Cốc nấu cháo

Hiện có hai dạng cốc nấu cháo: Cốc nấu cháo trong nồi cơm điện và cốc nấu cháo bằng lò vi sóng. Cả hai loại cốc này đều rất tiện lợi, giúp mẹ tiết kiệm thời gian trong công đoạn chế biến hơn rất nhiều.

  • Cốc nấu cháo trong nồi cơm điện thông thường được làm bằng thủy tinh chịu nhiệt nên có thể nấu song song với lúc nấu cơm rất tiện lợi. Để sử dụng chỉ cần nghiền gạo và cho nước theo quy tắc, đậy nắp kín và cho vào nồi cơm điện cùng lúc nấu cơm.
  • Cốc nấu cháo trong lò vi sóng sẽ dùng cơm để nấu, nghiền nát và cho lượng nước theo hướng dẫn, đặt trong lò vi sóng từ 4 -6 phút là được. Nấu bằng lò vi sóng khá nhanh nên cũng không làm tốn nhiều thời gian của mẹ.

Các dụng cụ nấu ăn thông thường

Như nồi, chảo, dao…những dụng cụ này đã có sẵn trong bếp nên nếu muốn tiết kiệm thì mẹ không cần mua thêm. Nhưng nếu muốn giữ vệ sinh cho bữa ăn của bé và tránh bênh lây nhiễm chéo, mẹ có thể mua thêm 1, 2 nồi nhỏ để nấu lượng thức ăn phù hợp cho bé.

Bộ dụng cụ nghiền thức ăn

Giai đoạn trẻ ăn dặm ban đầu, cần ăn thức ăn dễ nhai, dễ nuốt nên các mẹ không thể thiếu các sản phẩm nghiền thực phẩm trong bộ dụng cụ ăn dặm kiểu Nhật. Có thể sử dụng máy xay sinh tố, rây, dụng cụ mài, kéo… để làm nhỏ thức ăn cho bé.

Lưu ý sau mỗi lần sử dụng cần vệ sinh sạch sẽ vì thực phẩm càng nhỏ càng dễ lưu lại trong các rãnh dụng cụ, dễ làm sinh sôi vi khuẩn có hại cho bé.

Dụng cụ ăn dặm cho bé

Bát và muỗng ăn

Bộ dụng cụ ăn dặm của bé tốt nhất nên sử dụng vật có chất liệu bằng nhựa. Trong quá trình ăn sẽ có lúc bé quấy khóc, nghịch ngợm khiến bát, muỗng rơi vãi, nếu mẹ cho trẻ ăn bằng sành, sứ, thủy tinh sẽ rất dễ vỡ, gây nguy hiểm cho trẻ và tốn kém cho gia đình.

Ngoài ra, sản phẩm phải là nhựa tốt, có xuất xứ rõ ràng, không bị biến chất, biến dạng khi gặp nhiệt độ cao. Muỗng, nĩa, đũa cũng không được quá nhọn để tránh gây tổn thương lên cơ thể trẻ. Mẹ có thể sử dụng dụng cụ ăn uống thông thường của gia đình, tuy nhiên cần đặt nơi riêng và vệ sinh kỹ để hạn chế lây bệnh chéo.

[inline_article id=67099]

Các dụng cụ giữ vệ sinh

Yếm ăn: Yếm ăn hiện năng có rất nhiều loại và mẫu mã khác nhau, mẹ có thể linh động lựa chọn để hạn chế làm dây thức ăn vào áo quần, và để bảo vệ làn da bé.

Khăn: Cần dùng khăn nhỏ và có chất liệu mềm mại, thân thiện với làn da nhạy cảm của bé.

Đồ lót quanh khu vực ăn của trẻ: Có thể là báo hoặc thảm nilon để việc vệ sinh của mẹ đơn giản, nhanh chóng hơn khi thu dọn thức ăn trẻ làm vương vãi trong lúc ăn.

Ghế ăn

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng ghế ăn cho trẻ em, thường ghế sẽ nối liền với bàn ăn để cố định bé, giúp bé hình thành thói quen tốt trong bữa ăn hơn.

Nên chọn loại ghế ăn linh hoạt trong điều chỉnh kích thước và độ ngả lưng để giúp bé thoải  mái hơn trong bữa ăn. Cần cố định ghế chắc chắn lúc bé ăn để tránh bị tổn thương, té ngã khi bé loay hoay.

Hộp bảo quản thức ăn

Đôi lúc bận rộn mẹ sẽ cần bảo quản thức ăn để giúp việc chế biến nhanh hơn, hoặc khi đưa trẻ ra ngoài cũng cần dụng cụ để đựng.

Nên sử dụng các loại hộp nhựa hoặc hộp thủy tinh có nắp đậy, chất lượng tốt, không bị biến chất, biến dạng bởi nhiệt độ, thời gian dài để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

[inline_article id=113277]

Ăn dặm không phải là một “cuộc chiến” nhưng cần sự kiên trì của cả mẹ và bé. Nếu muốn nuôi dạy con theo kiểu Nhật mẹ nên chuẩn bị bộ dụng cụ ăn dặm kiểu Nhật cơ bản trên đây sẽ giúp các mẹ tiết kiệm thời gian, công sức hơn rất nhiều, góp phần giúp quãng thời gian ăn dặm trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bơ lạt cho bé ăn dặm và các cách chế biến giúp bé ngon miệng hơn

Bơ lạt cho bé ăn dặm có nhiều loại khác nhau, nếu không hiểu và phân biệt rõ thành phần rất có thể gây hại cho trẻ. Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ về loại bơ lạt các cách chế biến món ăn cho trẻ ăn dặm ngon miệng hơn. Các mẹ cùng theo dõi nhé!

Vai trò của chất béo khi bé ăn dặm

[key-takeaways title=””]

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đối với trẻ 6-12 tháng tuổi cần bổ sung 31gr chất béo mỗi ngày và dưới 50g với trẻ 1-6 tuổi. Có nhiều nguồn bổ sung chất béo khác nhau nên mẹ có thể linh động lựa chọn đa dạng sao cho phù hợp với khẩu vị của con.

[/key-takeaways]

Các loại chất béo động vật như thịt mỡ, thịt nạc… chứa nhiều axit béo bão hòa giàu năng lượng. Nếu dùng nhiều sẽ có hại cho tim mạch. Trong khi đó, cá hồi, mỡ gan cá, dầu cá và mỡ các loại động vật chứa nhiều vitamin A, D và axit arachidonic rất tốt cho sức khỏe của bé.

>> Có thể mẹ quan tâm: Con ăn thanh long ruột đỏ đi vệ sinh ra màu đỏ có sao không các mẹ?

Bơ lạt cho bé ăn dặm có gì?

Trong các loại bơ lạt có rất ít chất đạm và hàm lượng chất béo rất cao khoảng 83,5%. Bơ được xếp vào nhóm thực phẩm giàu chất béo. So với phô mai thì cao hơn vì phô mai có hàm lượng chất đạm khoảng 25,5% và được xếp vào nhóm thực phẩm giàu chất đạm.

Bơ lạt cho bé ăn dặm rất giàu beta carotene, có màu vàng kem tự nhiên và hương vị bơ thơm ngon. Trong bơ còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như canxi, protein, men vi sinh, vitamin A và vitamin D.

Bơ lạt cho bé ăn dặm

Sự khác nhau giữa bơ động vật và bơ thực vật

Có 2 dạng bơ trên thị trường hiện nay mẹ cần biết để chọn chính xác bơ nấu cháo cho bé ăn dặm gồm:

1. Bơ động vật

Loại bơ này chứa 2/3 là chất béo bão hòa, có nhiệt độ sôi thấp. Các chuyên gia khuyên chỉ nên dùng lượng nhỏ để khi dùng trong nấu ăn như làm nước sốt, ướp thịt cá, làm bánh.

2. Bơ thực vật

Là dạng dầu thực vật được hydro hóa để thành biến dầu dạng lỏng sang dạng sệt hoặc dạng thỏi rắn. Quá trình chế biến này chuyển các chất béo không bão hòa trong dầu thực vật sang chất béo bão hòa. Vì vậy bơ thực vật càng đặc thì càng nhiều chất béo bão hòa. Bé mới ăn dặm, mẹ cần tránh dạng bơ chế biến loại cứng.

[inline_article id=122000]

Cách chế biến bơ lạt cho bé ăn dặm kiểu BLW

Với các bé mới bắt đầu làm quen với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW thì chưa cần thiết phải bổ sung các loại chất béo. Vì ban đầu bé mới chỉ tập kỹ năng cầm nắm, tập cắn, nhai, nuốt, tập dùng ống hút, tập húp từ bát với sự trợ giúp của mẹ.

Thức ăn vào dạ dày thì ít mà vương vãi thì nhiều. Giai đoạn này, sữa vẫn là thực phẩm chính đã có đủ lượng chất béo cần thiết để bé phát triển. Sau khi bé đã khá thành thục kỹ năng ăn, khoảng 8-9 tháng mẹ bắt đầu tìm kiếm thực đơn đa dạng 4 nhóm chất và bổ sung thêm bơ cũng như các loại chất béo khác.

Các món bơ lạt cho bé ăn dặm (hướng dẫn cách chế biến)

1. Cách chế biến bơ lạt cho bé ăn dặm với súp rau củ 

Nguyên liệu:

  • 1 ít bơ lạt
  • 100gr cà rốt
  • 1 cồi sò điệp
  • 100gr khoai tây
  • 1 muỗng cà phê kem béo
  • 50gr bông cải xanh
  • 50gr bông cải trắng

Cách thực hiện:

  • Các loại rau củ rửa sạch, cắt nhỏ cho vào nồi nấu chín với chút nước.
  • Sau khi chín, cho vào máy xay mịn.
  • Cho chút bơ lạt, kem sữa béo vào súp khi còn nóng.
Bơ lạt cho bé ăn dặm và các cách chế biến giúp bé ngon miệng
Cách chế biến bơ lạt cho bé ăn dặm với súp rau củ 

2. Cách chế biến bơ lạt cho bé ăn dặm với khoai tây xào thịt bò 

Nguyên liệu:

  • Rau mùi
  • Bột nêm
  • 30gr thịt bò
  • 1/2 củ hành tím
  • 100gr khoai tây

Cách thực hiện:

  • Khoai tây gọt vỏ rửa sạch, thái nhỏ vừa miệng bé.
  • Cho chút bơ vào nồi, cho củ hành băm nhỏ vào xào thơm.
  • Tiếp đó cho thịt băm nhuyễn vào.
  • Thêm khoai tây và chút nước vào.
  • Nấu chín.
  • Khi ăn cho thêm rau mùi băm nhỏ cho thơm.
  • Món này bạn có thể xay nhuyễn nếu bé chưa ăn thô được.

[inline_article id=82314]

Nhưng lưu ý khi dùng bơ lạt cho bé ăn dặm

Bơ lạt là một loại chất béo tốt cho sức khỏe của con trẻ. Nhưng nếu mẹ sử dùng không đúng cách sẽ gây ra những tác hại không lường.

Dưới đây là những lưu ý mẹ cần nhớ khi cho trẻ ăn dặm với bơ lạt:

  • Đã cho bơ lạt thì nên bớt chút dầu ăn và mỡ trong khẩu phần ăn dặm của bé.
  • Nếu trẻ bị dị ứng đường lactose thì không nên cho bơ vào khẩu phần ăn dặm của bé.
  • Mẹ cần tránh chế biến bơ lạt với cua, lươn, rau mồng tơi hoặc rau dền, vì có thể khiến trẻ bị đau bụng. Thay vào đó mẹ nên kết hợp bơ với thực phẩm như khoai tây, cà rốt, gà, tôm, thịt bò…
  • Nếu trong khẩu phần đã có tôm, cá, thịt thì mẹ cũng nên bớt lượng bơ cho trẻ ăn hằng ngày. Điều này giúp tránh nạp lượng đạm quá cao vào cơ thể bé.

Câu hỏi thường gặp

Trẻ mấy tháng ăn được bơ lạt thì an toàn?

Trẻ có thể ăn bơ khi trẻ bắt đầu ăn dặm, thương là từ 6 tháng tuổi trở lên hoặc sớm hơn nếu bé có các dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm. Khi đó mẹ có thể cho bơ lạt vào khẩu phần của bé, mặc dù đây không phải là thực phẩm đầu tiên bé cần ăn khi mới bắt đầu ăn dặm. Thêm vào đó, nếu trẻ không có biểu hiện dị ứng với sữa thì bơ lạt là tương đối an toàn và mẹ có thể cho bé ăn khi bé sẵn sàng ăn dặm.

Kết luận

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho các mẹ trong việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho con yêu. Nếu các mẹ còn thắc mắc gì trong quá trình nuôi dạy con cái. Các mẹ hãy truy cập ngay vào trang MarryBaby để tìm câu trả lời nhé. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Tuyển tập 3 cuốn sách ăn dặm kiểu Nhật mẹ nên đọc

Cùng với phương pháp ăn dặm kiểu Pháp hay kiểu Mỹ thì ăn dặm kiểu Nhật cũng được nhiều mẹ quan tâm. Để áp dụng thành công cách mẹ Nhật nuôi con mẹ Việt nên tìm đọc những cuốn sách ăn dặm kiểu Nhật để tham khảo. MarryBaby giới thiệu cùng mẹ 3 cuốn sách đang được yêu thích.

1. Ăn dặm kiểu Nhật

Rất nhiều bà mẹ trong giai đoạn mang thai đã tìm hiểu về phương pháp nuôi dạy con kiểu Nhật, trong đó có vấn đề ăn dặm. Ăn dặm kiểu Nhật là một cuốn cẩm nang phong phú kiến thức dành cho mẹ.

Cuốn sách giới thiệu những công thức nấu ăn đơn giản, phong phú, dễ làm trong thời gian ngắn. Từ cách lên kế hoạch ăn uống cho trẻ từ chia thức ăn từ khẩu phần người lớn kết hợp với sử dụng thực phẩm cho trẻ em …

sách ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật là cuốn cẩm nang hữu ích với nhiều kiến thức nuôi con khoa học

Tác giả cuốn sách cũng nhấn mạnh: “Điều quan trọng của giai đoạn này không chỉ là cho trẻ ăn và theo dõi đảm bảo sự phát triển của trẻ mà còn phải theo dõi chức năng ăn và lôi kéo hợp lý sự ham thích ăn của trẻ, làm cho trẻ tự lập.

Chính vì thế, đúng như tiêu đề của cuốn sách, tôi giới thiệu những công thức nấu ăn đơn giản mà ai cũng có thể làm được trong thời gian ngắn bởi nó “đơn giản”, “dễ làm”. Ngoài ra còn nói rất cẩn thận về những thực phẩm cần phải cân nhắc khi trẻ bị ốm, dị ứng thực phẩm. Hơn nữa, cuốn sách cũng có cả những công thức nấu ăn khi bị dị ứng để bữa ăn dặm không trở nên nhàm chán”.

Cuốn sách này cũng đã chuẩn bị những câu trả lời dễ hiểu cho những câu hỏi như vậy ở phần Q&A. Nếu đọc phần đó bạn sẽ dễ dàng hiểu được từ bây giờ nên làm cái gì, như thế nào và bạn có thể đối diện với trẻ bằng sự rộng lượng bao dung của mình.

[inline_article id=68556]

2. Ăn dặm không phải là cuộc chiến

Cuốn sách đưa đến những thông tin để cha mẹ hiểu trẻ ăn bao nhiêu là đủ? Thế nào là bình thường? và cái gì sẽ giúp ham thích và có thể có thể chủ động tự ăn uống? Những trạng thái tâm lý và thể chất của trẻ em theo mỗi lứa tuổi và những hiểu nhầm thường gặp của cha mẹ với những thay đổi này?

Hơn cả, sách viết nhiều về những lời khuyên an toàn cho các bé bắt đầu ăn dặm, về tầm quan trọng của dinh dưỡng lành mạnh (ăn ít muối, ít đường, cân bằng…) ngay từ bước đầu. Cuốn sách theo sát phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy, nhưng cũng gợi mở các giải pháp cho các gia đình không thực hiện phương pháp này từ đầu, hay thực hiện kết hợp với ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật.

Các thực đơn trong sách đã được lựa chọn từ các nguyên liệu dễ kiếm ngay tại Việt Nam sau đó được trực tiếp các tác giả nấu thử nghiệm. Trong mỗi món ăn có những gợi mở mới để làm thay đổi và đa dạng từng món ăn.

sách ăn dặm kiểu Nhật 3
Ăn dặm không nước mắt và Ăn dặm không phải là cuộc chiến, 2 cuốn sách nhất định không được bỏ qua khi nuôi con ăn dặm

3. Ăn dặm không nước mắt

Cuốn sách không đơn thuần là phương pháp ăn dặm theo kiểu Nhật mà là cách mẹ Việt đã áp dụng thành công sau khi đọc, hiểu và ngẫm.

Tựa đề sách đã khẳng định: “Thế nào là ăn dặm không nước mắt? Là khi con không khóc vì bị ép ăn và mẹ không khóc vì con bỏ bữa. Là khi con hào hứng trước mỗi bữa ăn và mẹ hạnh phúc thấy con ăn hết phần đồ ăn mẹ làm.  Cuốn sách Ăn dặm không nước mắt của mẹ Xoài, một người mẹ Việt nuôi con ở Nhật hẳn sẽ mang đến nhiều gợi ý.

Học hỏi các bà mẹ Nhật, mẹ Xoài đã cố gắng tập cho bé Xoài thói quen ăn uống tự giác, tập trung. Mẹ Xoài cũng tôn trọng sở thích, nhu cầu và mong muốn của bé. Còn để khiến bé háu ăn và ăn được nhiều hơn, mẹ Xoài đã chế biến các món ăn thật ngon lành, đa dạng, trang trí vô cùng đẹp mắt để bé chỉ nhìn thôi đã thèm”.

 

[inline_article id=112256]

Hi vọng 3 cuốn sách ăn dặm kiểu Nhật sẽ mang đến lượng kiến thức khoa học mà mẹ đang cần để nuôi dạy con khỏe mạnh về thể chất để có những niềm vui hoan hỉ trong hành trình làm mẹ đầy thú vị.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Tuyệt chiêu kết hợp các loại rau củ nấu cháo cho bé

Ngoài chất đạm, chất xơ từ rau củ như cà rốt, súp lơ xanh, đậu Hà Lan, bắp cải… sẽ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và sự phát triển của bé trong thời điểm ăn dặm. Các loại rau củ nấu cháo cho bé nếu được kết hợp hợp lý sẽ giúp món ăn tăng thêm hương vị.

Nên cho bé ăn rau củ khi nào là phù hợp?

Sau khi sinh tới 6 tháng tuổi, thức ăn của bé chính là sữa mẹ. Bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi trẻ có thể bắt đầu ăn dặm. Thời điểm này, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, dạ dày yếu nên chưa hấp thụ được thức ăn khô, cứng.

các loại rau củ dùng nấu cháo cho bé 1
Làm quen với rau củ quả trước thịt cá là một trong những nguyên tắc ăn dặm mẹ cần nhớ

Cháo xay nhuyễn là món ăn phù hợp, giúp bé dễ nhai và nuốt, hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng. Đây cũng là lúc trẻ tập làm quen với rau củ. Để tránh sự nhàm chám, mẹ cho bé làm quen và linh động kết hợp các loại rau củ dùng nấu cháo sẽ giúp bé cảm nhận được sự đa dạng của thức ăn. Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyên rằng trẻ nên ăn rau củ trước khi tập ăn thịt, cá.

5 loại rau củ nấu cháo cho bé ăn dặm và trẻ tập ăn

Trẻ bắt đầu tập ăn có thể ăn được nhiều loại rau củ đa dạng. Tùy thuộc vào loại thực phầm mà mẹ có cách chế biến phù hợp, mẹ có thể tham khảo 5 loại rau dưới đây:

Cà rốt

Cà rốt được coi là thực phẩm vàng bổ sung vitamin A, rất tốt cho mắt của trẻ và có tác dụng ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Đây cũng là loại thực phẩm dễ ăn, dễ chế biến cho bé bắt đầu ăn dặm. Mẹ chỉ cần gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín cà rốt sau đó tán nhuyễn và xay cùng cháo cho bé ăn.

Rau ngót

Rau ngót đứng đầu danh sách các loại rau trong dùng nấu cháo cho bé. Rau ngót giàu vitamin nhóm B, vitamin C, nhiều đạm và Beta carotene. Các dưỡng chất này có tác dụng giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Khi chế biến rau ngót cho bé, mẹ nên chọn phần rau non, lá mỏng. Những lá rau già bị giảm nhiều lượng chất dinh dưỡng.

Súp lơ

Súp lơ hay còn gọi là bông cải xanh, được coi là siêu thực phẩm cho bé ăn dặm. Đây là loại rau giàu protein, các a-xít amin mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Trong súp lơ còn chứa axit folic, là chất tham gia vào quá trình tổng hợp AND của tế bào, giúp cơ thể bé lớn nhanh vượt bậc. Súp lơ xanh có nhiều chất dinh dưỡng hơn súp lơ trắng, do đó mẹ nên chọn loại này để chế biến thức ăn cho bé.

Bí ngô

Bí ngô chưa lượng kẽm dồi dào. Chất này tham gia vào sự hình thành của protein và axit hạch, những chất quan trọng đối với sự phát triển cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Bí ngô rất dễ chế biến và mùi vị vô cùng thơm ngon. Mẹ có thể nấu nhừ bí ngô sau đó trộn vào cháo và cho bé ăn.

Khoai lang

Khoai lang là loại lương thực tốt cho việc đa dạng chất bột đường trong khẩu phần ăn. Khoai lang dễ tiêu và chứa nhiều chất xơ giúp nhuận tràng, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hạn chế táo bón. Khoai lang vừa được chế biến trong bữa ăn chính của bé và cũng có thể được dùng làm bữa phụ.

[inline_article id=157371]

Cách kết hợp các loại rau củ dùng nấu cháo cho bé

Để bữa ăn của bé đa dạng và thơm ngon, chắc chắn cần đa dạng nguồn thực phẩm. Việc kết hợp các loại rau củ dùng nấu cháo cho bé sẽ giúp bé tiếp xúc với rau xanh và hương vị, dễ dàng thích thú với việc ăn rau củ hơn.

các loại rau củ dùng nấu cháo cho bé
Hẳn bé sẽ thích thú khi được nhâm nhi vị ngọt của các loại rau củ quả

Tương tự như việc chế biến món ăn cho người lớn, tùy vào món ăn mà mẹ có cách kết hợp rau củ phù hợp với sở thích của bé. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật khuyến khích các mẹ nấu nước dùng từ rau củ cho bé ăn.

Cũng theo phương pháp này, mẹ chỉ tốn thời gian ngày cuối tuần để nấu ăn cho bé trong suốt tuần còn lại. Mẹ lựa chọn các loại rau củ dùng nấu cháo cho bé, gọt vỏ, rửa sạch và hầm lấy nước. Sau khi hầm trong khoảng 30-45 phút, mẹ vớt các loại rau củ ra và tán nhuyễn, ray mịn, cất vào hũ. Nước hầm chia thành các phần nhỏ. Tất cả đều mang trữ đông. Đến buổi ăn, mẹ rã đông và trộn cùng cháo cho bé.

Mẹ có thể tiết kiệm thời gian và công sức với cách làm này. Bé cũng được ăn đa dạng các loại thực phẩm hơn.

[inline_article id=67099]

Kết hợp các loại rau củ nấu cháo cho bé một cách khéo léo vừa giúp bé thích ăn rau xanh lại tăng cường thêm vitamin và dưỡng chất, bé hay ăn chóng lớn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cảnh báo nguy hiểm: Trẻ dưới 1 tuổi không nên uống nước trái cây

Cho bé uống nước trái cây như một cách để bổ sung thêm nguồn vitamin cần thiết cho con. Đồng thời, đó cũng là một cách để khoe con đang lớn, không chỉ là nước lọc mà các loại nước khác đều có thể dần thích nghi. Nhưng theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học, điều này lại đang gây hại cho bé.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ là cơ quan uy tín được phụ huynh tin tưởng về các nghiên cứu dinh dưỡng về sự phát triển của trẻ. Một tuyên bố của cơ quan này trong sách năm 2001 và xác nhận lại năm 2006 đã khuyến cáo rằng không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước hoa quả. Mới đây chuyên san Pediatrics lại một lần nữa nhắc đến kết luận này.

uống nước trái cây
Các loại nước ép nhiều màu sắc và dinh dưỡng chưa phù hợp với trẻ dưới 1 tuổi

Nước ép hoa quả ảnh hưởng gì tới sự phát triển của bé dưới 6 tháng?

Các loại trái cây được nghiền nát hoặc dằm làm món ăn dặm cho bé vốn rất tốt và không ảnh hưởng gì tới sự phát triển của bé. Tuy nhiên nước ép trái cây thì khác.

Tiến sĩ Steven A.Abrams, Chủ nhiệm khoa nhi tại Trường Y khoa Dell thuộc Đại học Texas (Mỹ), chia sẻ thêm: “Chúng tôi không thể thấy bất kỳ lý do gì tại sao nước trái cây vẫn được đề xuất cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi. Cho con bú sữa mẹ hoặc sữa công thức trong độ tuổi này là tốt nhất. Uống thêm nước lọc cũng tốt hơn nước ép. Thật sự không thấy có nhu cầu hoặc lợi ích từ nước trái cây ở độ tuổi đó nên chúng tôi đã thực hiện những điều chỉnh nêu trên”.

Chuyên gia Abrams giải thích: “Vấn đề là cha mẹ cho trẻ uống cả ngày, điều đó không tốt khi xét về quan điểm nạp calorie và điều này không hẳn là tốt cho răng. Một vấn đề nữa là đứa trẻ sau đó quen với mọi loại đường và sẽ không chịu uống nước”. Chắc hẳn không cha mẹ nào muốn đứa trẻ lớn lên lại làm quen với nước trái cây nhiều hơn là nước lọc.

Ngoài ra, khi cho bé dưới 1 tuổi uống các loại nước ép trái cây sớm có thể làm tăng nguy cơ trẻ béo phì và gây lo ngại về sâu răng.

Các chuyên gia nhi khoa hàng đầu của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị cha mẹ chỉ cho trẻ uống nước quả ép trong trường hợp trẻ bị táo bón, đầy hơi và được bác sĩ “kê toa”. Nhưng cũng không nên cho trẻ uống nước quả nguyên chất.

[inline_article id=67715]

Thay thế nước ép bằng thực đơn nào?

Vấn đề đặt ra là nên thay thế các loại nước ép bằng các loại thực phẩm nào để cân đối dinh dưỡng cũng như đổi vị cho bé. Sau 1 tuổi, trẻ có thể uống định lượng nước trái cây như thế nào trong một ngày?

Lời khuyên từ các chuyên gia Viện Nhi khoa Hoa Kỳ:

  • Muốn cho trẻ uống nước ép loại trái cây nào thì cha mẹ có thể thay thế bằng hoa quả tươi và chỉ nên cho trẻ 1-3 tuổi uống tối đa 100ml nước quả/ngày, 100-150ml với trẻ 4-6 tuổi và tối đa là 220ml với trẻ trên 7 tuổi trở lên.
  • Không nên cho nước trái cây vào bình bú để trẻ ngậm kéo dài và cũng không nên cho uống trước giờ ngủ.
  • Khi trẻ có dấu hiệu bị sâu răng nên trao đổi sớm với bác sĩ về thói quen uống nước hoa quả của trẻ để tìm giải pháp ngăn ngừa.
  • Nước lọc và sữa chính là nguồn chất lỏng chính trong một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và an toàn nhất

10 loại “thực phẩm” cấm kỵ với trẻ ăn dặm

Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm cũng là lúc mẹ trổ tài nấu ăn tuyệt hảo của mình. Cách kết hợp nguyên liệu cũng như lên thực đơn cả tuẩn đổi vị cho bé được quan tâm nhất. Tuy nhiên, nếu không biết đến những thực phẩm “cấm kỵ”, vô tình cho bé ăn thường xuyên khiến trẻ ăn hoài không lớn.

Dưới đây là 10 thực phẩm mẹ cần tránh.

  • Lòng trắng trứng
  • Bơ đậu phộng
  • Rau sống
  • Các loại hạt
  • Hải sản
  • Mật ong
  • Trái cây họ cam, quýt
  • Sữa tươi nguyên kem
  • Gia vị trong nấu nướng

Trẻ dưới 1 tuổi không nên uống nước trái cây là khuyến cáo đã được đưa ra từ lâu và nhấn mạnh lại trong thời gian gần đây. Mẹ cân nhắc nhé.

[inline_article id=182027]

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Pha nước cơm vào sữa, lợi có lợi nhưng…vẫn có nguy

Hội các bà mẹ bỉm sữa đang bàn luận sôi nổi về vấn đề pha nước cơm vào sữa trên mạng xã hội. Người đồng tình, người chê phương pháp không khoa học. Thực hư chuyện này thế nào, và có nên hay không cho bé uống sữa theo cách này.

Tranh cãi nảy lửa: Nên hay không pha sữa cùng nước cơm

“Có mẹ nào cho bé ăn nước cơm kết hợp với sữa ngoài chưa, bé nhà mình ăn được mấy tháng rồi ngon miệng lắm” – Chủ post chia sẻ gây tranh cảy nảy lửa trong cộng đồng mẹ bỉm sữa. Theo bà mẹ này, con mình ăn dặm khá ngon miệng khi pha thêm nước cơm vào sữa công thức hằng ngày.

pha nước cơm vào sữa 1
Pha nước cơm vào sữa có thể làm thay đổi cấu trúc dinh dưỡng

Đồng tình với chủ post, một nickname bình luận: “Nấu cháo xong lọc cháo tùy theo độ tuổi của con mà lọc rối hoặc kĩ. Xong pha sữa với 30ml nước để sữa tan hết rồi đổ nước cháo vào theo lượng ăn của con. Ăn như vậy trộm vía con tăng cân tốt lắm”.

Tuy nhiên, cũng có không ít các bà mẹ phản đối, trong đó có một bình luận nổi bật: “Sữa ngoài không được pha với nước cơm sẽ làm mất hết vi chất của sữa, pha với nước đun sôi là được rồi, không nên pha với nước khoáng nữa”.

Và một ý kiến phác bác khác: “Con chưa đến tuổi ăn dặm thì không nên ăn nước cơm, nhất là lại còn pha chung với sữa công thức. Con béo lên thì chỉ thích mắt thôi, chứ chưa chắc đã tốt cho sức khỏe của bé”.

Cẩn thận khi pha nước cơm vào sữa

Theo các chuyên gia, sau khi sinh, tốt nhất là cho bé bú sữa mẹ. Trường hợp phải bú sữa công thức thì nên pha theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi, chưa ăn dặm hoặc mới bắt đầu trong tập cho bé ăn dặm việc pha nước cơm hoặc nước cháo với sữa có thể làm cho bé ói do không tiêu hóa được hoặc bé chậm tiêu. Việc pha sữa công thức với nước cơm có thể làm thay đổi cấu trúc dinh dưỡng có trong sữa, gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ.

Nếu mẹ duy trì điều này thường xuyên và bé không hấp thụ có thể ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của trẻ. Cụ thể trẻ có thể chậm tăng trưởng chiều cao, chậm mọc răng, ngủ trằn trọc, khóc đêm,… do kém hấp thu canxi trong sữa (tinh bột trong cháo, nước cơm sẽ cạnh tranh hấp thu với canxi).

[inline_article id=40589]

Nên có bé uống riêng nước cơm

Việc chắt nước cơm cho trẻ uống là phương pháp được nhiều mẹ từ xa xưa áp dụng. Và cũng có nhiều em bé lớn lên thông minh khỏe mạnh. Trong Đông y, nước cơm được coi là loại nước có các tinh chất rất tốt giúp ngăn ngừa viêm dạ dày, đường ruột và phòng được nhiều bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Nguyên nhân vì sao? Vì trong hạt gạo, lượng tinh bột chiếm 70%, trong đó khoảng 8% lượng protein và nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, các chất khoáng như Natri, photpho… có vai trò quan trọng về dinh dưỡng và chuyển hóa quan trọng trong cơ thể.

Cách lấy nước cơm khá đơn giản: Nấu bằng bếp ga hoặc bếp củi là tiện nhất. Khi nấu cơm, mẹ chờ cho cơm sôi kỹ thì mở vung ra lấy một ít nước cơm, để nguội và cho con uống. Trong nước cơm, vỏ cám từ hạt gạo sẽ tan ra trong nước nên có giá trị dinh dưỡng rất cao. Lưu ý khi nấu cơm không nên vo gạo sẽ làm mất hết chất cám ở vỏ của hạt gạo.

Pha nước cơm với sữa có thể là cách giúp trẻ thích thú hơn trong việc uống sữa nhưng không hẳn là mang lại lợi ích hoàn toàn. Mẹ cũng nên lưu tâm tới lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách nấu bột cho trẻ ăn dặm từ cà rốt

Mẹ đã chế biến món cà rốt cho bé đúng cách hay chưa? Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ hiểu hơn phần nào công dụng của cà rốt và nhu cầu dinh dưỡng của bé từ 9 đến 12 tháng tuổi. Qua đó, mẹ sẽ biết cách chế biến món ăn phù hợp cho con. Mẹ tham khảo ngay nhé!

Dưỡng chất trong cà rốt

Cà rốt rất giàu dinh dưỡng, glucid, chất xơ, nhiều nguyên tố vi lượng và các vitamin. Trong đó hàm lượng carotene cao nhất, 100g cà rốt có 3,62mg carotene. Bổ sung cà rốt đúng cách sẽ giúp bé tăng khả năng miễn dịch, tăng cường thể chất, ngăn ngừa việc thiếu vitamin A, cao huyết áp, tim mạch.

Món ăn dặm từ cà rốt cho bé Món ăn dặm từ cà rốt cho bé

Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé ăn cà rốt từ quá sớm. Cà rốt chứa nhiều chất xơ nhưng lại ở dạng không hòa tan, nếu ăn quá nhiều sẽ gây nên hiện tượng táo bón. Theo Thạc sĩ – Bác sĩ Đào Thị Yến Phi – Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm của Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM cho biết, thời điểm tốt nhất để bé làm quen với cà rốt là từ tháng thứ 9.

Dinh dưỡng của bé từ 9 đến 12 tháng tuổi

Ăn dặm từ cà rốt cho bé

Bé giai đoạn này đã bắt đầu tập bò, tập đi. Bé cũng sử dụng tay và các ngón tay nhiều hơn nên cần phải tăng thêm thức ăn nhóm bột để cung cấp đủ chất bột đường cho hoạt động của cơ bắp.

Mỗi ngày bé phải được ăn đủ 3 bữa, mỗi bữa khoảng 180ml cháo hạt và thực phẩm cung cấp đủ chất đạm, rau củ và dầu ăn. Với chế độ dinh dưỡng này, sẽ đảm bảo bé tăng trưởng trung bình 300g và 1cm chiều cao mỗi tháng. Và vào lúc 12 tháng tuổi, bé sẽ đạt tối thiểu 9kg và 75cm.

Ăn dặm từ cà rốt

Cách nấu bột ăn dặm từ cà rốt

Nếu mẹ nhận thấy cà rốt rất tốt cho bé nhưng vẫn chưa biết chế biến thế nào để món ăn thật hấp dẫn. Vậy mẹ hãy thử làm món súp cà rốt đậu trắng thịt gà sau đây nhé. Đây là món ăn được bác sĩ Yến Phi phát triển trong quyển “Sổ tay ăn dặm cho bé” phối hợp sản xuất cùng Braun Việt Nam.

Món ăn thích hợp cho bé dùng ăn sáng. Đặc biệt khi bé bị bệnh, khó chịu, nhạt miệng… mùi vị đậm đà của món ăn sẽ giúp bé cảm thấy ngon miệng hơn.

Để thực hiện món súp cà rốt đậu trắng thịt gà, mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:

  • Đậu trắng luộc chín: 20g
  • Thịt gà: 20g
  • Cà rốt: 30g
  • Bột mì số 11: 10g
  • Bơ: 1 muỗng canh (10g)
  • Bánh mì sandwich: 1 lát
  • Dầu ăn để chiên bánh mì

Thực hiện

  • Thịt gà nạc cắt lát, xay nhuyễn bằng cối xay.
  • Cà rốt luộc chín, xay nhuyễn, chừa lại khoảng 1/3 cắt mỏng sau đó băm mịn.
  • Đậu trắng bóc bỏ vỏ lụa, tán mịn hoặc xay vừa.
  • Bắc chảo lên bếp, chờ chảo nóng, cho một nửa bơ vào chảo, khi bơ nóng cho muỗng bột mì vào xào đến khi ngả vàng. Cho tiếp thịt gà, cà rốt xay và đậu trắng vào xào chung.
  • Cho nước dùng vào đến khi đạt độ sệt vừa phải, nấu sôi, cho phần cà rốt băm vào, bắc xuống cho nốt phần bơ còn lại vào.
  • Bánh mì sandwich bỏ phần rìa cứng, chiên vàng trong dầu, sau đó giã mịn. Rắc một chút lên mặt dĩa súp.

Khi chế biến món ăn này, mẹ lưu ý sơ chế thịt gà và cà rốt riêng biệt để đảm bảo hương vị và an toàn vệ sinh cho món ăn. Mẹ cũng nên xay thật mịn và thật nhanh để đảm bảo dưỡng chất không bị mất đi trong khi chế biến.

Để “giải quyết” tất cả những yêu cầu lúc này, máy xay cầm tay Braun MQ5030 – Trợ thủ đắc lực là sản phẩm mà mẹ nên tham khảo.

Braun tự hào là nhãn hiệu máy xay cầm tay số 1 Thế giới được người tiêu dùng tin dùng, đặc biệt là các bà mẹ có con trong độ tuổi ăn dặm.

Món ăn dặm từ cà rốt

Bộ sản phẩm máy xay cầm tay Braun MQ5030 chuyên dụng chế biến thức ăn dặm cho bé gồm hai cối: 500ml chuyên dùng xay thịt và 350ml chuyên xay đồ khô, rất tiện lợi trong quá trình chế biến và cũng đảm bảo an toàn vệ sinh tuyệt đối. Công nghệ PowerBell (đầu xay hình chuông xoắn) độc quyền giúp mẹ có thể xay thức ăn cực nhanh và cực nhuyễn. Dinh dưỡng và hương vị món ăn được đảm bảo, giúp bé ăn ngon hơn, khả năng hấp thụ tốt hơn. Thời gian chế biến của mẹ cũng được giảm đáng kể.

Sử dụng máy xay cầm tay Braun chính hãng, mẹ sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm, chế độ bảo hành và sự an toàn cho bé yêu mẹ nhé!

Mẹ có thể tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm máy xay cầm tay Braun chính hãng tại: https://www2.braunhousehold.com/vi-vn/san-pham/chuan-bi-thuc-pham/may-xay-cam-tay-chinh-hang nhé!