Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé không “đánh rơi” vitamin B1

Sau khi sinh giai đoạn thực sự khiến mẹ đau đầu nhất chính là khi trẻ ăn dặm. Hàng loạt những vấn đề cùng xảy ra một lúc như: Nấu cháo sao cho đảm bảo dinh dưỡng, cách cho bé ăn, nguyên liệu như thế nào là đảm bảo sạch… cũng đủ khiến mọi bà mẹ dày dạn kinh nghiêm nhất đôi lúc cũng phải đứng ngồi không yên.

Vitamin B1 thường bị “đánh rơi” trong quá trình chế biến món ăn cho bé. Thường rất ít bà mẹ để ý tới vấn đề này nhưng về lâu dài, thiếu vitamin này có thể hạn chế quá trình chuyển hóa gluxit và tăng cường sự hoạt động của hệ thần kinh.

cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé
Vitamin B1 đóng vai trò quan trọng trong việc bảo hệ “sức khỏe” hệ thần kinh

Thiếu Vitamin B1 có thể gây ra bệnh gì?

Vitamin B1 (còn có tên là thiamin) có vai trò quan trọng đối với cơ thể, nếu cơ thể bị thiếu hụt loại vitamin trong thời gian dài sẽ gây tổn thương cho cơ thể bé sau khi lớn lên:

  • Bệnh tê phù (beriberi)
  • Viêm dây thần kinh ngoại biên
  • Rối loạn cảm giác các chi
  • Có thể tăng hoặc mất cảm giác
  • Trương lực cơ giảm dần và có thể gây ra chứng bại chi hoặc liệt một chi nào đó
  • Trầm cảm
  • Thiếu sáng kiến và trí nhớ kém

Mức khuyến cáo về sử dụng Vitamin B1 mỗi ngày

Viamin B1 có nhiều trong các loại ngũ cốc, bắp, thịt đỏ, cá, lòng đỏ trứng gà, rau dền, khoai lang, hạt điều, quả óc chó hay các loại đậu như đậu đỗ, đậu xanh, đậu phộng, đậu cove, đậu hà lan… Một số loại trái cây như chuối, bơ, cà chua, nho, các loại quả có màu đỏ.

Mức khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng về định lượng vitamin B1 cho bé mỗi ngày như sau:

  • Trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi: 200 mcg
  • Trẻ từ 7-11 tháng tuổi: 300 mcg
  • Trẻ từ 1-3 tuổi: 500 mcg
  • Trẻ từ 4-8 tuổi: 600 mcg
  • Trẻ từ 9-13 tuổi: 900 mcg
  • Bé trai trên 14 tuổi: 1,2mg
  • Bé gái trên 14 tuổi: 1,4 mg
  • Phụ nữ mang thai: 1,4 mg
  • Mẹ đang cho con bú: 1,5 mg

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm không mất Vitamin B1

Vitamin B1 là chất rất dễ bị hòa tan trong nước và bị phá hủy khi chế biến món ăn cho trẻ ăn dặm. Đồng thời cơ thể bé lại không thể hấp thụ được nhiều Vitamin B1, bé ăn hoặc uống quá nhiều B1 trong ngày có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Việc của mẹ là dựa vào định lượng được khuyến cáo và cân đối để lên thực đơn khoa học. Mẹ cũng có thể nhờ đến tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng để có được bữa ăn đầy đủ chất, kết hợp ăn nhiều loại hoa quả để tránh thiếu các loại vitamin.

cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 2
Cháo cho bé không những phải ngon, đa vị mà cần đảm bảo đủ vitamin và dưỡng chất

Một số lưu ý cần nhớ khi nấu cháo ăn ặm cho bé:

  • Không nên xay xát gạo quá kỹ vì các Vitamin nhóm B có nhiều ở lớp vỏ ngoài ngay sát hạt gạo
  • Tránh vo gạo quá kỹ làm mất lớp cám gạo chứa nhiều Vitamin B1. Chỉ cần rửa gạo, khuấy nhẹ tay, gạn nước nhằm loại trừ trấu, sạn
  • Khi nấu cháo cho bé chỉ cho nước vừa đủ, không cho nhiều để phải chắt bỏ nước cơm làm mất Vitamin B1 (có thể mất tới 60%)
  • Nên dùng nước sôi để nấu cháo thay cho dùng nước lạnh, cháo sẽ dẻo hơn, các chất dinh dưỡng ít bị mất hơn. Khi nấu bằng nước sôi, lớp ngoài của hạt gạo co lại, tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt, vỡ
  • Khi cháo sôi, nên vặn nhỏ lửa, đậy vung để giữ nhiệt, tránh tiếp xúc với oxy không khí, là yếu tố phá huỷ thêm các vitamin có trong gạo
  • Tránh dùng gạo kém chất lượng và khi nấu cháo mẹ lưu ý cách chế biến vô tình làm bay mất Vitamin B1.

[inline_article id=188409]

Trẻ biếng ăn có nên cho uống Vitamin B1?

Hiện nay, trên các kênh mạng xã hội, các bà mẹ truyền nhau rằng trẻ biếng ăn thì nên cho trẻ uống Vitamin B1 để kích thích cho trẻ ăn ngon miệng. Bác sĩ Google chỉ để tham khảo, tất cả vấn đề viên uống bổ sung cần có chỉ định từ bác sĩ mẹ nhé!

Thực tế, trẻ biếng ăn thường do nhiều nguyên nhân, các mẹ cần xem lại chế độ ăn, cách chế biến thức ăn có đảm bảo dinh dưỡng và phù hợp khẩu vị của bé không. Mẹ cần đưa con đi khám để biết được lý do chính xác con bị lười ăn do cái gì. Từ đó mới có thể kết luận dùng những loại thuốc hay vitamin nào hỗ trợ, tuyệt đối không tự cho trẻ uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

[inline_article id=89658]

Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé để không làm bay biến mất vitamin B1 không đơn giản nhưng cũng không khó. Mẹ chỉ cần lưu ý một số điểm trên để lên kế hoạch cho thực đơn hàng tuần là ổn cả thôi!

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

10 cách nấu cháo phô mai cho bé thơm ngon, bổ dưỡng

Khi học cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé nhất thiết mẹ cần biết thêm về phô mai. Vì nói về độ thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng; phô mai nấu cháo cho bé ăn dặm có thể là lựa chọn tuyệt vời.

1. Giá trị dinh dưỡng của phô mai

Phô mai là một thực phẩm nhiều dưỡng chất trong chế độ ăn uống cân bằng; lành mạnh cho trẻ nhỏ. Đồng thời, phô mai cung cấp canxi, protein và vitamin hỗ trợ tốt cho sự phát triển của trẻ.

Các lợi ích sức khỏe khác khi mẹ nấu cháo phô mai cho bé bao gồm:

  • Ít nguy cơ bị viêm: Chất béo sữa trong phô mai có chứa axit linoleic liên hợp; có thể giúp giảm viêm và thậm chí có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và béo phì.
  • Bảo vệ mạch máu: Nghiên cứu cho thấy phô mai có thể là một nguồn glutathione tốt; một chất chống oxy hóa giúp duy trì sức khỏe não bộ. Đặc tính chống oxy hóa này cũng có thể giúp các mạch máu hoạt động tốt hơn.
  • Sức khỏe đường ruột: Thực phẩm lên men như phô mai và sữa chua có chứa vi khuẩn sinh học. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh có thể phải giữ mức cholesterol khỏe mạnh.
  • Sức khỏe xương và cơ bắp: Canxi và protein trong phô mai rất tốt cho việc xây dựng xương và cơ bắp chắc khỏe. Hàm lượng canxi trong phô mai cũng có thể giúp xương đang phát triển trở nên chắc khỏe hơn; ngăn ngừa chứng loãng xương khi về già. Vitamin A, D, K và kẽm trong phô mai cũng được cho là góp phần vào sức khỏe của xương.
giá trị dinh dưỡng của phô mai
Phô mai nấu cháo cho bé ăn dặm nhận nhiều dưỡng chất!

2. Nên cho bé ăn phô mai nấu cháo lúc mấy tháng tuổi?

Khi bé được 6 tháng, ngay thời điểm bắt đầu ăn dặm; mẹ có thể bổ sung phô mai vào thực đơn. Tuy nhiên, trẻ mấy tháng ăn được phô mai tùy thuộc vào loại phô mai.

Phô mai đã được tiệt trùng (không phải dạng thô) và ít muối (ít natri) có thể được cho dùng ngay khi trẻ được 6 tháng tuổi. Phô mai thường được tiệt trùng và ít natri bao gồm phô mai Emmental; phô mai dê; phô mai labneh; phô mai mascarpone; phô mai mozzarella tươi; v.v.

Loại phô mai có hàm lượng muối vừa phải có thể cho bé ăn một ít khi bé khoảng 9 tháng; và các loại phô mai có hàm lượng natri cao hơn nên chờ tới khi trẻ sau 12 tháng.

Bé nên ăn bao nhiêu phô mai là đủ?

  • Bé từ 6 đến 8 tháng tuổi: Từ 28,3g đến 56,6g pho mát (và các thực phẩm giàu protein khác) mỗi ngày.
  • Bé từ 8 đến 10 tháng tuổi: Có thể nhận được gấp đôi lượng này 56,6g đến 113,4g mỗi ngày.

Để cân đối dinh dưỡng cho bé, mẹ cần biết một điều là khi kết hợp phô mai với cháo thì cần bớt đi một chút thịt -cá – tôm… tránh trường hợp bị thừa đạm dẫn đến béo phì.

Sau đây sẽ là gợi ý 9 công thức phô mai nấu cháo cho bé ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng.

3. Gợi ý 9 món phô mai nấu cháo cho bé ăn dặm

3.1 Cháo bí đỏ phô mai cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • 50g bí đỏ.
  • 100ml nước xương.
  • 1 viên phô mai.

Cách nấu cháo phô mai bí đỏ cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Mẹ lột vỏ bí đỏ, rửa sạch sau đó luôn chín rồi cho vào máy xay sinh tố xay thật nhuyễn.
  • Bước 2: Cho bí đỏ đã xay vào nước dùng (100ml nước sôi) đun sôi rồi cho viên phô mai vào. Lúc này mẹ hãy đảo nhanh và đều để phô mai và bí đỏ hòa quyện vào nhau rồi tắt bếp.
  • Bước 3: Mẹ chút soup ra chiếc bát, đợi đến khi cháo có nhiệt độ vừa phải thì mẹ có thể cho con ăn nhé!
Cháo bí đỏ
Nấu cháo phô mai bí đỏ cho bé ăn dặm

3.2 Phô mai nấu cháo cho bé với bông cải và tôm

Nguyên liệu:

  • 200gr tôm tươi.
  • 50gr gạo tẻ.
  • 1/4 bông cải xanh.
  • 1/4 củ hành tây.
  • 2 miếng phô mai.
  • 2 muỗng cà phê dầu mè, nước dùng gà.

Cách nấu cháo phô mai cho bé với bông cải, tôm:

  • Bước 1: Gạo vo sơ, ngâm khoảng 60 phút cho thật mềm
  • Bước 2: Tôm bóc vỏ, chẻ lưng lấy chỉ đen. Bông cải xanh cắt nhỏ, hành tây lột vỏ, xắt nhỏ
  • Bước 3: Làm nóng dầu ăn, phi thơm hành tây, cho tôm vào xào chín. Tiếp đến cho nước dùng gà, gạo vào đun lửa nhỏ khoảng 40 phút.
  • Bước 4: Sau khi nồi cháo chín, cho bông cải xanh vào nấu tiếp. Bông cải xanh chín, cho thêm chút phô mai vào nồi cháo, tắt bếp. Cho bé ăn khi còn ấm nóng. Với bé mới ăn dặm mẹ nên xay nhuyễn.

3.3 Cháo phô mai cà rốt

Nguyên liệu:

  • 50g gạo.
  • Phô mai miếng nhỏ.
  • 50g cà rốt.

Cách nấu cháo phô mai bí đỏ cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Cà rốt mẹ gọt sạch vỏ rồi đem hấp chín và tán nhuyễn.
  • Bước 2: Mẹ cho gạo vào nấu chín nhừ rồi từ từ cho cà rốt vào vào khuấy đều nấu đến cháo sánh mịn.
  • Bước 3: Tiếp theo, mẹ tắt bếp rồi cho phô mai vào đánh tan là được.
Cháo cà rốt phô mai
Nấu cháo phô mai cà rốt cho bé ăn dặm

3.4 Cháo phô mai với yến mạch

Nguyên liệu:

  • 2 thìa canh yến mạch.
  • 200ml sữa tươi.
  • 2 miếng phô mai tươi.

Cách nấu cháo phô mai bí đỏ cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Hòa 2 thìa canh yến mạch với 200ml sữa tươi.
  • Bước 2: Thêm chút đường vào rồi bắc lên bếp khuấy đều từ 5-7 phút.
  • Bước 3: Tắt bếp, đổ cháo ra bát, rồi cho 2 lát phô mai tươi lên khuấy tan trong cháo.

3.5 Cháo khoai lang phô mai

Nguyên liệu:

  • 100 – 200g gạo;
  • 1 củ khoai lang;
  • Phô mai vừa đủ dùng;
  • Dầu ăn, gia vị cho bé ăn dặm

Cách nấu cháo phô mai bí đỏ cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, cắt bỏ phần hư hỏng hoặc bị sâu. Sau đó, mẹ đem hấp chín và dùng muỗng nghiền hoặc máy xay nhuyễn khoai lang .
  • Bước 2: Gạo vo sạch và đem nấu thành cháo đến khi nhừ. Khi cháo chín, mẹ tiếp tục cho khoai lang và dầu ăn vào khuấy đều; nêm gia vị cho vừa ăn.
  • Bước 3: Tắt bếp, cho phô mai vào trộn chung để nguội bớt là bạn đã có thể cho bé yêu dùng ngay.
cháo khoai lang
Nấu cháo phô mai khoai lang cho bé ăn dặm

3.6 Cháo thịt bò phô mai cho bé

Nguyên liệu:

  • 40gr thịt bò.
  • 1/3 củ cà rốt.
  • 1 viên phô mai.

Cách nấu cháo phô mai thịt bò cho bé:

  • Bước 1: Thịt bò rửa sạch, băm hoặc xay nhuyễn
  • Bước 2: Cà rốt gọt vỏ, hấp chín và dầm nhuyễn
  • Bước 3: Cho hỗn hợp thịt bò, cà rốt vào đun sôi, hạ lựa nhỏ nấu khoảng 20 phút sau đó, cho phô mai vào và khuấy đều tay.
  • Bước 4: Tắt bếp, cho bé ăn khi nồi cháo còn ấm.

3.7 Cháo phô mai nấu với cá hồi

Nguyên liệu:

  • 200gr fi-lê cá hồi.
  • 100gr gạo.
  • 1 viên phô mai.
  • Hành tỏi bằm, dầu ăn.

Cách nấu cháo phô mai cá hồi:

  • Bước 1: Ngâm cá hồi với sữa tươi đê bớt mùi tanh, rửa sạch. Gạo nấu mềm
  • Bước 2: Phi thơm hành tỏi, cho cá hồi vào xào chín sau đó cho vào nồi cháo đã nấu nhừ.
  • Bước 3: Khi gần ăn, thả phô mai vào đảo đều, tắt bếp. Cho bé ăn khi cháo còn nóng.

>> Xem thêm: 9 cách nấu cháo cá hồi cho bé 7, 8, 9, 10 tháng tuổi ăn dặm tăng cân vù vù

3.8 Cháo trứng gà phô mai

Nguyên liệu:

  • 1/2 quả trứng gà ta.
  • 1/4 miếng phô mai cho trẻ 6 tháng tuổi.
  • 1 – 2 thìa súp cháo đặc; dầu ăn cho bé.

Cách nấu cháo phô mai bí đỏ cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Cho cháo đặc vào nồi, thêm nước, đánh cho tan đều rồi đặt lên bếp nấu nhừ.
  • Bước 2: Trứng gà đánh tan. Hạ nhỏ lửa nồi cháo rồi từ từ cho trứng vào, vừa thêm vừa khuấy đều và nhẹ tay. Tiếp tục nấu cháo từ 4 – 5 phút đến khi trứng chín.
  • Bước 3: Tắt bếp rồi cho tiếp phô mai vào khuấy đến khi phô mai tan đều.
  • Bước 4: Để cháo nguội bớt, múc ra bát rồi thêm vào 1 thìa dầu ăn khuấy đều. Cho bé ăn cháo lúc còn ấm.

Phô mai nấu cháo trứng cho bé ăn dặm

3.9 Cháo phô mai khoai tây

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 50gr.
  • Khoai tây: 1 củ nhỏ.
  • Phô mai: 1 miếng.
  • Gia vị cho bé ăn dặm.

Cách nấu cháo phô mai bí đỏ cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Vo gạo sạch và ngâm gạo khoảng 1 tiếng rồi đem nấu thành cháo.
  • Bước 2: Gọt sạch vỏ khoai lang, rửa sạch, thái nhỏ mang đi hấp cho thật nhừ. Sau đó, mẹ lấy khoai lang đã nhừ và nghiền nát cho thật mịn.
  • Bước 3: Cho khoai lang đã nghiền vào nồi cháo đang sôi, khuấy đều cho đến khi cháo chín nhừ hoàn toàn. Nêm nếm cho hợp khẩu vị bé.
  • Bước 4: Tắt bếp và múc ra bát sau đó mẹ cho phô mai vào khuấy đều. Với món ăn dặm từ khoai tây với phô mai này, mẹ cần cho trẻ ăn khi nóng nhé.

3.10 Cách nấu bột phô mai cho bé

Nguyên liệu:

  • 2 thìa bột gạo.
  • 1 củ khoai tây.
  • 1 miếng phô mai nhỏ.
  • 1 thìa thịt nạc xay.

Cách nấu bột phô mai cho bé:

  • Bước 1: Khoai tây gọt vỏ, ngâm muối cho khỏi thâm. Vớt khoai tây ráo nước rồi đem hấp chín nhừ, tán nhuyễn.
  • Bước 2: Thịt heo rửa sạch, nấu cùng với khoai tây và một ít nước cho đến khi sôi, hỗn hợp hòa quyện với nhau.
  • Bước 3: Thêm bột gạo vào đảo đều. Khi bột chín, thả viên phô mai vào đánh tan là hoàn thành món ăn.

Cháo bột phô mai cho bé ăn dặm

4. Nấu cháo phô mai cho bé ăn dặm, mẹ cần lưu ý gì?

Nguyên tắc để làm phô mai nấu cháo cho bé ăn dặm bao gồm những lưu ý dưới đây:

  • Không nên nấu chung với cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền.
  • Để món ăn chín, tắt bếp, rồi để nguội khoảng 70 tới 80 độ thì các mẹ mới cho phô mai vào để không bị mất chất.
  • Vi lượng chất béo trong phô mai khá nhiều nên khi nấu ăn cho bé cũng nên để ý một chút đến việc gia giảm lượng dầu ăn để tránh hiện tượng thừa chất
  • Cần lưu ý cho bé làm quen từ từ từng ít một và thăm dò phản ứng của con; nếu thấy bé xuất hiện dấu hiệu lạ khi ăn phô mai, cha mẹ cần tạm ngưng và hỏi ý kiến bác sĩ.

Biết cách nấu cháo phô mai cho bé ăn dặm không chỉ đổi khẩu vị khiến bé thích ăn dặm hơn mà còn bổ sung canxi cần thiết giúp con đạt được chiều cao tối ưu, “chân dài tới nách”.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Sự kỳ diệu của chất xơ trong thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng

Chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng là bước chăm sóc trẻ rất quan trọng để bé được phát triển toàn diện và ngăn ngừa bệnh, đặc biệt chứng táo bón. Chất xơ là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu, được xem là bài thuốc hiệu quả để hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động trơn tru.

Táo bón là tình trạng khá phổ biến ở trẻ từ 1-12 tháng tuổi. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ, nhưng để lâu ngày thì sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe khá nghiêm trọng. Một trong các nguyên nhân phổ biến chính là tình trạng thiếu chất xơ trong chế độ ăn dặm.

Vai trò chất xơ trong thực đơn dặm của bé

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất xơ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Mẹ có thể tìm thấy chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả như bông cải xanh, cà rốt, rau cải, bí đỏ, xoài, chuối… hỗ trợ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Đặc biệt, chất xơ có tác dụng ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Lý giải khá đơn giản là do khi vào ruột chất xơ hút nhiều nước, tăng khối lượng của phân và kích thích nhu động ruột làm tăng co bóp để đưa phân ra ngoài. Thực đơn ăn dặm có nhiều chất xơ sẽ tăng thêm hương vị màu sắc bắt mắt giúp bé ngon miệng ăn hơn.

Để cải thiện tình trạng táo bón mẹ cần lên thực đơn các món ăn dặm thật khoa học, cân bằng các dinh dưỡng cần thiết

5 món giàu chất xơ nên có trong thực đơn ăn dặm cho trẻ

Mẹ hãy cùng với MarryBaby vào bếp thực hiện các món ăn dặm từ rau củ quen thuộc cho bé yêu nhà mình nhé!

Cháo tôm với rau dền

Rau dền chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin B (1, 6, 12), vitamin C, vitamin PP, lysine… kích thích bé ăn ngon miệng, chống táo bón cho trẻ em. Tôm có nhiều vitamin A và D là những chất quan trọng tăng cường hỗ trợ hệ tiêu hóa và chức năng của ruột.

Cháo rau dền kết hợp với tôm sẽ bổ sung các vitamin có lợi giúp bé có hệ tiêu hóa tốt hơn, làm giảm tình trạng táo bón cho trẻ em, kích thích ngon miệng cho bé bị táo bón.

Nguyên liệu: Bột gạo, thịt tôm đồng băm nhuyễn, lá rau dền xay nhuyễn, dầu ăn cho bé

Thực hiện:

  • Đun sôi nước, cho tôm và rau dền đã băm nhuyễn vào nấu chín
  • Để tôm và rau đã chín còn ấm, cho bột vào từ từ, khuấy đều
  • Thêm muỗng dầu ăn, nhấc cháo ra khỏi bếp, để nguội và cho bé bị táo bón thưởng thức

[inline_article id=187224]

Bí đỏ nấu sữa bột

Bí đỏ là loại quả phổ biến, dễ kiếm và có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong quả bí đỏ có chất xơ, sắt, vitamin C, acid folic, magie, kali và nhiều nguyên tố vi lượng khác.

Chất sơ trong bí đỏ giúp ruột chuyển vận dễ dàng, đồng thời có một phần glucid là mannitol có tính nhuận tràng. Đặc biệt với món này mẹ có thể cho bé ăn hàng tuần, có tác dụng rất tốt cho trẻ bị táo bón cũng như tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Nguyên liệu: Bột gạo, sữa bột, bí đỏ, đường, dầu đậu nành

Thực hiện:

  • Bí đỏ luộc thật chín, xay nhuyễn
  • Bắc nồi lên bếp, cho nước vào khuấy bột gạo cho tan đều rồi thêm bí đỏ
  • Tiếp tục bỏ thêm đường và nước còn lại đảo đều trên bếp để nhỏ lửa cho đến khi bột chín
  • Cho bột ra bát, thêm 1/2 thìa cà phê dầu trộn thật đều sau đó mới cho từ từ sữa bột vào

Khoai lang trộn sữa

Chắc hẳn mẹ đã biết, khoai lang lành tính có vị ngọt, nhuận trường rất tốt trong việc chữa táo bón và bổ sung thêm cho bé dinh dưỡng nhờ lượng tinh bột dồi dào.

Nguyên liệu: Khoai lang Nhật, sữa tươi

Thực hiện:

  • Cho khoai lang vào nồi, đổ nước xâm xấp, hòa thêm chút muối, luộc chín, lột vỏ
  • Khoai lang tán nhuyễn ra
  • Đổ sữa tươi vào khoai đã nhuyễn, khuấy trộn đều
thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng 2
Món súp khoai lang thơm ngon và rất nhiều dinh dưỡng đảm bảo bé yêu sẽ mê

Chuối tiêu chín

Chuối có nhiều chất xơ giúp nhuận trường tốt. Mẹ thường xuyên cho bé ăn chuối chín vào các bữa phụ sẽ thúc đẩy khả năng tiêu hóa tốt hơn, bạn nhỏ nhà mình không còn khổ sở mỗi lần đi đại tiện.

Nguyên liệu: Chuối tiêu chín, đường trắng, vài giọt nước cốt chanh

Thực hiện:

  • Rửa sạch chuối, bỏ vỏ
  • Cắt chuối thành miếng nhỏ, xay nhuyễn
  • Thêm đường trắng, cho mấy giọt nước chanh, trộn đều, đổ vào bát con là có thể ăn được.

[inline_article id=187247]

Súp khoai tây, cà rốt, củ cải

Củ cải có vị ngọt thanh, có tác dụng giải độc cơ thể và làm thông đại tiện rất tốt cho bé. Món súp gồm các loại rau củ cải, cà rốt giúp bé tiêu hóa được tốt hơn, đặc biệt khoai tây còn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho bé.

Nguyên liệu: Cà rốt Đà Lạt, củ cải trắng, khoai tây

Thực hiện:

  • Khoai tây rửa sạch, cho 120ml nước vào đun khoai tây chín nhừ rồi nghiền nhuyễn
  • Cà rốt gọt vỏ, thái nhỏ, đổ nước sôi đun trong 10 phút cho thật nhừ
  • Tiếp tục cho củ cải vào sau cùng vào đun tiếp 10 phút nữa
  • Vớt ra để ráo rồi xay nhuyễn và lọc qua rây
  • Trộn đều tất cả hỗn hợp, thêm đường hoặc muối tinh vừa đủ và cho bé thưởng thức

MarryBaby hi vọng với 5 món ăn bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng sẽ giúp trẻ đủ chất xơ để ngăn ngừa táo bón này và mẹ tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích trong quá trình chăm sóc con nhỏ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Dùng cốm cho trẻ biếng ăn phải biết cách, sai con lãnh đủ!

Cốm cho trẻ biếng ăn hay còn gọi là cốm dinh dưỡng, cốm vi sinh là các chế phẩm sinh học chứa lợi khuẩn probiotics, những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Không chỉ giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại, lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch tại đường ruột, đồng thời giúp quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn diễn ra nhịp nhàng hơn.

Tuy nhiên, không phải tất cả những trường hợp trẻ biếng ăn đều có thể dùng cốm dinh dưỡng, nhất là trong giai đoạn con đang lớn. Một số trường hợp trẻ biếng ăn chỉ đơn thuần do sinh lý, hoặc tâm lý. Bé sẽ thay đổi thói quen nhanh chóng mà không cần uống thuốc bổ hay bất kỳ loại thuốc, thực phẩm chức năng nào khác.

cốm cho trẻ biếng ăn 1
Trẻ làm biếng ăn 2-3 ngày liên tục là mẹ đã bắt đầu “lo sốt vó”

“Thủ phạm” làm trẻ biếng ăn

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng bé chán cơm, chán cháo, chán cả những món ăn yêu thích thường ngày.

  • Những bữa ăn vặt “phủ phê”: Món ăn vặt với giá trị dinh dưỡng không đáng kể nhanh chóng lấp đầy bao tử và tạo cảm giác no giả khiến bé không còn cảm thấy ngon miệng.
  • Thay đổi sinh lý: Tại một số cột mốc phát triển nhất định như lúc trẻ mọc răng, bé tập bò, tập đi… trẻ có thể cảm thấy chán ăn hơn bình thường. Tuy nhiên, bé sẽ nhanh chóng ăn uống bình thường lại sau đó.
  • Do tâm lý: Những lần bị ép ăn có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ chán, thậm chí sợ phải ăn.
  • Do món ăn: Nguyên nhân này phần lớn bắt nguồn từ mẹ. Có thể bạn cho bé ăn dặm quá sớm, hoặc cho bé ăn cơm khi bé chưa sẵn sàng. Cách chế biến món ăn không đúng, hoặc lặp đi lặp lại một món cũng là nguyên nhân thường làm trẻ biếng ăn.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Những trường hợp này sẽ qua đi nhanh chóng. Mẹ không cần quá lo.

Cốm vi sinh cho trẻ biếng ăn: Lợi hay hại còn tùy cách dùng!

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bổ sung cốm vi sinh giúp nâng cao sức đề kháng cho đường ruột là điều cần thiết, nhất là những trẻ bị loạn khuẩn đường ruột do sử dụng quá nhiều kháng sinh.

Tuy nhiên, sử dụng cốm cho trẻ biếng ăn cũng là một loại thực phẩm chức năng. Khi muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc bổ hay thực phẩm chức năng, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để đảm bảo an toàn.

cốm cho trẻ biếng ăn
Nếu không tìm hiểu đúng thông ting mẹ rất có thể biến cốm vi sinh từ lợi thành hại

Hơn nữa, không phải tất cả các loại men vi sinh đều có tác dụng giống nhau. Sử dụng loại men nào với liều lượng như thế nào và thời gian ra sao, chỉ các bác sĩ chuyên khoa sau khi thăm khám cụ thể mới có thể đưa ra kết quả chính xác nhất.

Các loại cốm vi sinh cho trẻ biếng ăn trên thị thường hiện nay thường có nhiều đường trong thành phần. Trẻ ăn nhiều sẽ sinh ra cảm giác chán ăn các loại thực phẩm khác.

Bên cạnh đó, thị trường hàng giả, hàng trôi nổi với nhãn mác, kích thước, màu sắc tương tự và những lời quảng cáo “có cánh” như: Bổ sung lợi khuẩn đường ruột, giúp trẻ hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn, giải quyết vấn đề rối loạn tiêu hóa, nâng cao hệ miễn dịch…cũng là nguyên nhân làm nhiều mẹ đưa ra lựa chọn sai lầm. Chỉ đến khi, “tiền mất, tật mang” mẹ mới rút được…bài học kinh nghiệm.

[inline_article id=186511]

Một số lưu ý mẹ cần nhớ

Khi dùng cốm dành cho trẻ biếng ăn, mẹ lưu ý những điều sau để có tác dụng tốt nhất nhé!

  • Nhiệt độ nóng từ 50 -60 độ được xem là “đại kỵ” với các loại men vi sinh. Vì vậy, mẹ không nên pha cốm vi sinh dành cho trẻ biếng ăn với cháo, hoặc sữa nóng
  • Không dùng chung với các loại kháng sinh. Nếu trẻ phải dùng kháng sinh, mẹ nên chia ra cho bé uống cách nhau ít nhất 60 phút.
  • Cho bé ăn cốm vừa đủ. Không nên quá lạm dụng
  • Chọn cốm vi sinh nên ưu tiên sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt, nên chọn các sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng hoặc chứng nhận khuyên dùng từ chuyên gia.

Ai cũng biết cốm vi sinh chứa nhiều lợi khuẩn Probiotics tốt cho sức khỏe đường ruột, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên không phải lợi khuẩn nào cũng có thể phát huy tối đa tác dụng nếu không được sản xuất bởi dây truyền hiện đại. Mẹ cần chọn mua cốm vi sinh của các thương hiệu uy tín và tìm hiểu cách sử dụng kỹ càng bởi cốm cho trẻ biếng ăn không phải muốn là dùng được.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bé 6 tháng ăn dặm ngày mấy bữa là đủ chuẩn?

Ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm tự chỉ huy và ăn dặm truyền thống là 3 phương pháp ăn dặm phổ biến. Mỗi phương pháp sẽ có cách chế biến, thời gian cũng như quy tắc riêng. Việc bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa một ngày để đảm bảo sự phát triển cũng sẽ tùy thuộc vào phương pháp ăn dặm mẹ đang áp dụng, sở thích và khả năng của từng bé.

Trong bài viết, mẹ sẽ biết bé 6 tháng tuổi nên ăn dặm mấy bữa một ngày; đồng thời là một số lưu ý trong việc tập ăn dặm cho bé.

1. Tại sao cần biết bé 6 tháng ăn dặm ngày mấy bữa?

Lý do bé 6 tháng tuổi nên ăn dặm vì bé cần được bổ sung sắt từ một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và hợp lý.

Ngoài sữa mẹ, trẻ 6 tháng tuổi cần bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm khác. Sữa mẹ không thể đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ khi trẻ được tròn 6 tháng tuổi. Do đó ăn dặm (ăn bổ sung) là cần thiết để cung cấp cho trẻ từ 6 tháng tuổi.

Hơn nữa, chế độ dinh dưỡng đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cũng giúp cho sự hình thành não bộ; và phát triển các kỹ năng vận động tốt hơn.

Có 3 phương pháp được nhiều mẹ áp dụng nhất vẫn là ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm tự chỉ huy. Với mỗi phương pháp, bé 6 tháng tuổi nên ăn dặm mấy bữa một ngày? Mẹ đọc chi tiết ở nội dung sau.

bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa một ngày 1
Vì sao biết bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa một ngày cần thiết?

2. Bé 6 tháng tuổi nên ăn dặm ngày mấy bữa?

Theo các khuyến cáo chung, khi bé được 6 tháng tuổi; mẹ nên bắt đầu cho trẻ 6 tháng tuổi nên ăn 1 bữa ăn dặm/ngày kèm bú sữa mẹ (200-400ml/cữ bú, khoảng 4-6 cữ bú mỗi ngày).

Ngoài ra, bé 6 tháng ăn dặm ngày mấy bữa còn tùy thuộc vào phương pháp mẹ chọn để tập ăn dặm cho bé. Cụ thể là:

[key-takeaways title=”Bé 6 tháng ăn dặm ngày mấy bữa theo từng phương pháp?”]

  • Bé ăn dặm kiểu Nhật ăn 1 bữa/ngày.
  • Bé ăn dặm tự chỉ huy (BLW) ăn 1 bữa/ngày.
  • Bé ăn dặm kiểu truyền thống thì ăn 2 bữa/ngày.

[/key-takeaways]

2.1 Trẻ 6 tháng ĂN DẶM KIỂU NHẬT sẽ ăn ngày mấy bữa?

Mỗi ngày, mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 bữa. Ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 6 tháng tuổi chủ yếu tập cho trẻ quen với mùi vị thức ăn, kích thích trẻ phát triển vị giác. Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu.

Trong tuần đầu tiên khi vừa bắt đầu, mẹ nên cho bé ăn cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (1 gạo, 10 nước) để bé quen dần. Những tuần sau đó có thể tiếp tục với chão loãng và 1 đến 2 loại rau dễ tiêu hóa như khoai lang; cà rốt đã xay nhuyễn. Thức ăn trong giai đoạn này phải đảm bảo độ trơn, mịn để bé không bị nghẹn.

>> Mẹ xem thêm: Ăn dặm kiểu Nhật, tập cho bé như thế nào?

Ăn dặm kiểu Nhật
Bé 6 tháng ăn dặm kiểu Nhật thì ăn ngày mấy bữa?

2.2 Bé 6 tháng tuổi ĂN DẶM TỰ CHỈ HUY (BLW) sẽ ăn mấy bữa một ngày?

Mẹ nên cho bé tập bắt đầu với 1 bữa ăn dặm/ngày. Giống với cách ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm tự chỉ huy (baby led weaning – BLW) mới đầu cũng tập trung vào việc giúp trẻ làm quen với thức ăn.

Thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm tự chỉ huy là bữa cơm của gia đình. Đừng vội đặt mục tiêu 3 bữa/ngày.  Tại thời điểm trẻ 6 tháng tuổi; điều quan trọng nhất là giúp trẻ làm quen và hứng thú, cảm nhận được niềm vui ăn uống.

>> Mẹ xem thêm: 8 nguyên tắc vàng giúp bé ăn dặm theo phương pháp BLW ‘trăm trận trăm thắng’

Ăn dặm tự chỉ huy - Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa một ngày?
Ăn dặm tự chỉ huy – Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa một ngày?

2.3 Bé 6 tháng ĂN DẶM KIỂU TRUYỀN THỐNG nên ăn ngày mấy bữa?

Mẹ có thể cho bé ăn 2 bữa/ngày. Mẹ nên lưu ý chọn thời gian 2 bữa ăn trong ngày cách xa nhau, tránh để giờ bú mẹ gần giờ ăn dặm; để bé có đủ thời gian tiêu hóa lượng thức ăn vừa “nạp”.

Bé 6 tháng tuổi, dù con đang lớn nhưng bé vẫn còn bú mẹ. Vì vậy, mẹ không cần quá cứng nhắc trong việc chọn thời gian cho bé ăn dặm. Mẹ có thể chọn thời gian rảnh rỗi trong ngày, khi cả hai mẹ con cùng đang vui vẻ, thoải mái.

[key-takeaways title=”Gợi ý công thức nấu món ăn dặm cho bé:”]

[/key-takeaways]

3. Bé 6 tháng tuổi ăn dặm bao nhiêu là đủ?

Mẹ lưu ý, trong giai đoạn này, bé vẫn cần khoảng 800-900ml sữa mẹ mỗi ngày. Đối với việc ăn dặm, thời gian đầu, bé có thể ăn 21.25g – 52.5g thức ăn dặm mỗi ngày. Sau đó, mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn dặm này lên khi bé đã quen với chế độ ăn mới.

Ngoài việc tăng số lượng thức ăn trong mỗi bữa; số bữa của trẻ cũng cần được tăng dần; bắt đầu bằng một bữa mỗi ngày. Sau đó cứ 2 tháng lại tăng thêm một bữa, cho tới khi bé ăn được 3 bữa mỗi ngày. Ví dụ bé 6 tháng ăn 1 bữa bột mỗi ngày, bé 8 tháng ăn 2 bữa và bé 10 tháng ăn 3 bữa bột mỗi ngày.

Khi lượng thức ăn dặm tăng dần, bé sẽ bú hoặc uống ít sữa hơn. Tuy nhiên, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé trong suốt năm đầu đời. Với trẻ 1 tuổi, sữa vẫn nên chiếm khoảng 70% khẩu phần ăn.

>> Cùng chủ đề ăn dặm ngày mấy bữa: Nên cho bé 6 tháng tuổi ăn giờ nào trong ngày?

[inline_article id=305807]

Ăn dặm kiểu truyền thống
Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa một ngày? Để ăn dặm không biến thành cuộc chiến, mẹ cần tạo không khí vui vẻ khi cho bé ăn

4. Một số lưu ý khi tập ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Không chỉ biết bé 6 tháng ăn dặm ngày mấy bữa là đủ; mẹ cần nắm một số nguyên tắc tập ăn dặm cho trẻ:

  1. Ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều,
  2. Giới thiệu đa dạng món ăn dần dần để bé làm quen và hứng thú với việc ăn dặm.
  3. Giai đoạn đầu, mẹ có thể cho bé ăn bột ăn dặm. Nếu cho ăn đạm quá sớm có thể làm tăng gánh nặng cho thận của trẻ.
  4. Nếu tự nấu thức ăn cho bé, mẹ cần cân đo kỹ lưỡng khẩu phần ăn cho phù hợp với lứa tuổi. Đặc biệt là lượng đạm, tinh bột và chất béo, tránh việc mất cân đối giữa các thành phần, không tốt cho sức khỏe của bé.

Với những bé biếng ăn, mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần và cho bé ăn nhiều bữa trong ngày. Tuy nhiên cũng không nên quá đặt nặng vấn đề này. Những bé ăn dặm quá ít trong mỗi bữa; mẹ có thể cho bé bú thêm để đảm bảo nhu cầu trong ngày của trẻ.

[key-takeaways title=”Mẹ tham khảo thêm:”]

[/key-takeaways]

Không chỉ tùy thuộc vào phương pháp ăn dặm, bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa một ngày còn tùy thuộc vào sức ăn cũng như tốc độ phát triển của từng bé. Nhiều bé có thể ăn cả chén đầy, nhưng có bé chỉ ăn được vài muỗng. Mẹ không cần quá lo mà nên để bé ăn theo nhu cầu của mình.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Các sai lầm mẹ thường mắc phải khi pha sữa nguồn gốc Nhật Bản

Lựa chọn các dòng sữa Nhật Bản vì lành, có hương vị giống với sữa mẹ và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho con trong quá trình phát triển thể chất và trí não.

Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết các nguyên tắc pha sữa đúng chuẩn, thậm chí mắc những sai lầm, làm giảm hiệu quả hấp thụ của sữa.

Hãy cùng điểm qua các vấn đề đó và lắng nghe lời giải đáp của các chuyên gia tới từ đường dây nóng Alo Glico – Câu lạc bộ Mẹ Nhật Nuôi Con, từ đó nắm bắt cách pha sữa chuẩn cho các bé mẹ nhé.

Nguyên tắc pha sữa 5

Hiểu lầm ghi chú định lượng

Hiểu lầm ghi chú định lượng của nhà sản xuất về tỷ lệ bột – nước cho ra sữa thành phẩm.

Trên bao bì, hộp, các hãng sữa Nhật luôn cung cấp thông tin chi tiết về thể tích thành phẩm (bột và nước) khi pha. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều mẹ Việt đang lấy thể tích mà nhà sản xuất khuyến cáo tương ứng với lượng nước, dẫn đến việc thành phẩm cuối cùng bị thừa nước so với lượng cần có, sai lệch công thức trong sữa.

Bên cạnh đó, nhiều mẹ không chú ý sử dụng đúng thìa sữa (muỗng lường) trong lon hoặc chưa gạt ngang bột như hướng dẫn sử dụng, vì vậy chưa đong đúng lượng bột cần thiết cho mỗi lần pha sữa.

Nguyên tắc pha sữa 6
Pha sữa bằng thìa có sẵn trong lon và cần gạt ngang sau mỗi lần múc sữa

Không tuân thủ chặt chẽ nhiệt độ pha sữa

Một sai lầm cơ bản khác của mẹ Việt khi pha sữa nói chung là dùng nước nóng ở nhiệt độ chưa chuẩn. Sữa dành cho trẻ nhỏ cần được pha ở nhiệt độ từ 70 độ C trở lên vì lý do vi khuẩn sakazaki gây nguy hại đường ruột và nhiều siêu vi khuẩn nguy hiểm khác dễ dàng chết ở nhiệt độ trên 60 độ C.

Đây là khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO áp dụng với mọi dòng sữa. Tuy nhiên với sự tỉ mỉ và chu đáo chỉ các nhà sản xuất sữa Nhật Bản mới nhấn mạnh lưu ý này vô hình chung khiến ba mẹ hiểu lầm rằng đây là yêu cầu của riêng dòng sữa Nhật về cách pha sữa phức tạp hơn các dòng sữa khác. Ngoài ra nhiều ba mẹ sốt ruột lo con đói và khóc, không muốn chế nước quá nóng vì sợ sữa lâu nguội, thời gian chờ đợi để con bú lâu hơn.

Để vừa tuân thủ chính xác nhiệt độ pha sữa từ 70 độ C, vừa giữ sữa được hương vị thơm ngon và lượng dinh dưỡng cần thiết mẹ có thể làm nguội sữa nhanh bằng cách đặt thân bình sữa dưới vòi nước đang chảy hoặc ngâm bình vào cốc nước mát.

Nguyên tắc pha sữa 7
Ngâm bình vào cốc nước mát hoặc đặt dưới vòi nước đang chảy để làm sữa bớt nóng

Glico Icreo – một trong những dòng sữa Nhật Bản được nhiều mẹ tin dùng vì có hương vị gần giống sữa mẹ nhất, lành và cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết trong con trong giai đoạn đầu đời. Ngoài dạng sữa hộp truyền thống, Glico Icreo còn có dạng sữa thanh tiện dụng, mẹ có thể dễ dàng chuẩn bị cho bé mỗi khi ra ngoài.

Nguyên tắc pha sữa 8

Các lưu ý khác khi pha sữa Nhật Bản

Ngoài 2 lý do chính kể trên, các bà mẹ Việt cũng đã và đang mắc phải một số sai lầm dễ nhận thấy như để thìa sữa lại vào trong lon vì thói quen, tiện tay hay nghĩ rằng để lại thìa trong lon sẽ sạch sẽ, vệ sinh hơn nhưng đây là một hiểu lầm khác của các mẹ.

Trong khi đó, để sữa không vón cục ở đáy thìa, đảm bảo vệ sinh an toàn cho bé, mẹ nên để sữa ở ngoài lon và tiệt trùng trước mỗi lần pha sữa mới.

Đổ bột hay nước vào bình trước cũng là thắc mắc quen thuộc của các mẹ bỉm sữa. Theo các chuyên gia của CLB Mẹ Nhật Nuôi Con, nên cho bột sữa vào trước rồi mới đổ nước.

Vì nếu cho sữa vào sau, hơi nước từ bình sẽ làm ẩm thìa, khi mẹ lấy các thìa sữa tiếp theo sẽ gián tiếp làm tăng độ ẩm của lon sữa và ảnh hưởng tới chất lượng sữa bột. Ngoài ra, đổ nước vào sau bột còn giúp mẹ đong được lượng nước chính xác nhất khi pha sữa Nhật

Nguyên tắc pha sữa 9
Nên cho bột vào bình trước khi đổ nước

Vì muốn pha sữa nhanh chóng, nhiều bố mẹ có thói quen lắc mạnh, lắc bình theo chiều dọc. Đây cũng là sai lầm cơ bản. Trên thực tế, các mẹ chỉ nên lắc sữa theo chiều ngang nhẹ nhàng hoặc dùng dụng cụ khuấy để tránh tạo nhiều bọt khí khiến con đầy bụng sau khi uống.

Trên đây là các khuyến cáo của đường dây nóng Alo Glico – đội ngũ cố vấn nuôi dạy con theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa của CLB Mẹ Nhật Nuôi Con – một cộng đồng nuôi dạy con quy tụ nhiều chuyên gia tới từ Nhật Bản, Việt Nam và các bà mẹ quan tâm tới phương pháp nuôi dạy con khoa học từ đất nước mặt trời mọc.

Đường dây nóng Alo Glico là nơi lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc về dinh dưỡng, sức khỏe cho bé và cách nuôi dạy trẻ chuẩn Nhật bởi Nhóm cố vấn nuôi dưỡng trẻ Glico Icreo. Đặc biệt, những câu hỏi hay nhất được lựa chọn đăng tài trên chuyên mục sẽ nhận được phần quà bất ngờ từ CLB Mẹ Nhật Nuôi Con.

Để biết thêm chi tiết về thể lệ chương trình, vui lòng truy cập tại đây.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ? Chế độ dinh dưỡng khoa học cho bé

Vậy bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ và chế độ ăn như thế nào? Mẹ nên cho bé 8 tháng ăn mấy bữa trong ngày? Trong bài viết này, mẹ sẽ biết bé 8 tháng tuổi nên ăn gì, nên ăn mấy bữa và một số nguyên tắc khi cho bé 8 tháng ăn dặm.

1. Bé 8 tháng tuổi ăn được gì và nên ăn gì?

Sữa mẹ vẫn là thức ăn tốt nhất ở giai đoạn trẻ được 8 tháng. Theo khuyến nghị của bác sĩ, trẻ vẫn nên bú sữa mẹ cho đến khi trẻ đủ 12 tháng tuổi, bên cạnh đó là kết hợp với ăn dặm khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và uống sữa công thức.

Với trẻ 8 tháng, khi cho bé ăn dặm cha mẹ vẫn nên duy trì chế độ ăn với cháo bột hoặc xay nhuyễn. Ngoài ra, đây là thời điểm mà trẻ lớn nhanh, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, vì vậy cơ thể trẻ cần rất nhiều chất khác nhau mà đôi khi sữa mẹ không đáp ứng đủ.

  • Trẻ 8 tháng đã mọc răng nên bé có thể cắn thức ăn to và có một chút độ cứng. Do đó, thức ăn cho bé sẽ hơi đặc, rồi cứng dần để trẻ tập nhai và tiết nước bọt tiêu hóa thức ăn.
  • Trẻ 8 tháng có thể có thể ăn bột ăn liền, cà rốt nghiền, khoai lang nghiền, dâu tây, nho, cam (cắt nhỏ).

[key-takeaways title=””]

Nếu mẹ muốn khuyến khích bé ở độ tuổi này ăn thức ăn đặc, mẹ nên cho bé ăn trước khi cho bú hoặc uống sữa bột. Ngoài ra, mẹ cũng nên để các bữa ăn nên cách nhau một giờ, đây là khoảng thời gian đủ cho bé tiêu hóa thức ăn.

[/key-takeaways]

>> Mẹ xem thêm: Thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm

bé 8 tháng tuổi nên ăn gì
Bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ và nên ăn gì?

2. Chất dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi

[key-takeaways title=””]

Bé 8 tháng tuổi cần ăn bao nhiêu dưỡng chất là đủ? Bé sẽ cần 710ml sữa, uống đủ nước theo cân nặng, bổ sung chất đạm; ăn khoảng 600ml cháo mỗi ngày; và 25-30mg rau, củ quả để có đủ chất xơ.

[/key-takeaways]

2.1 Bé 8 tháng uống bao nhiêu ml sữa?

Lượng sữa tối thiểu cần thiết cho bé 8 tháng tuổi cần mỗi ngày là 210-240ml/cữ bú, mỗi ngày bú từ 2-5 lần (bao gồm cả sữa mẹ và sữa bột). Để đảm bảo bé nạp đủ lượng sữa mỗi ngày, mẹ có thể vắt sữa ra bình để biết được lượng sữa hằng ngày; từ đó có chế độ điều chỉnh lượng sữa bột thích hợp.

2.2 Bé 8 tháng uống bao nhiêu ml nước là đủ?

Bên cạnh chế độ ăn của trẻ 8 tháng tuổi, lượng nước bé cần uống mỗi ngày cũng nên được quan tâm. Mẹ nên cung cấp vừa đủ lượng nước cho bé 8 tháng tuổi căn cứ theo cân nặng của trẻ.

Nếu con nặng khoảng 10 kg thì lượng nước tối thiểu phải uống là xấp xỉ 1000 ml/ngày. Lượng nước trên đã bao gồm trong sữa (gồm có nước pha sữa bột). Vì vậy, bé chỉ cần uống thêm nước khi cần là được.

Mẹ cũng có thể bổ sung nước trái cây sau khi ăn hoặc xen kẽ các cử ăn chính.

2.3 Lượng chất đạm và chất xơ cho bé 8 tháng

Tùy thể trạng của từng trẻ nhỏ mà mẹ có thể cho con ăn nhiều hoặc ít hơn chất đạm. Thay vì nhồi nhét quá nhiều cho bé vì sẽ gây ra tác dụng ngược. Do đó, với trẻ 8 tháng cha mẹ chỉ cần cho trẻ hấp thụ khoảng 20g đến 40g đạm là đủ.

chế độ ăn của bé 8 tháng tuổi cần phải cân đối
Trước khi biết Bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ, mẹ cần hiểu bé có thể ăn gì và những dưỡng chất phù hợp cho con

2.4 Lượng tinh bột cho bé 8 tháng

Lượng tinh bột được đưa vào cơ thể của các bé không giống nhau do thể trạng mỗi bé khác nhau. Các bác sĩ khuyên mẹ nên cung cấp lượng cháo cho bé 8 tháng tuổi khoảng 600ml/ngày; tức bằng 2-3 bữa ăn bột hoặc cháo xay.

2.5 Lượng chất xơ cho bé 8 tháng

Bé 8 tháng tuổi có thể ăn khoảng 25-30 gram các loại rau, củ, quả mỗi ngày. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể cho bé ăn nhiều hơn, miễn mẹ cân bằng vừa đủ lượng khoáng chất và vitamin để tránh thừa hoặc thiếu các chất dinh dưỡng.

>> Đọc thêm: Cách nấu cháo cho bé ăn dặm đủ dinh dưỡng theo từng tháng tuổi

3. Bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu bữa là đủ?

Nếu mẹ chưa biết bé 8 tháng ăn mấy bữa thì câu trả lời là bé 8 tháng tuổi nên được cho ăn 3 bữa/ngày. Lúc này, bé có thể ăn cùng cả nhà trong mỗi bữa cơm gia đình vì dạ dày của bé vẫn còn rất nhỏ nên mẹ nhớ cho bé từ 1 – 2 thìa với mỗi loại thức ăn, sau đó, mẹ có thể cho thêm nếu bé ăn hết.

Chế độ ăn dặm thời điểm 8 tháng này cần đảm bảo:

  • Bé bú sữa mẹ ít nhất 5 cữ; hoặc 770-950ml sữa công thức; hoặc kết hợp cả hai.
  • Uống 60-120ml nước hoặc nước ép trái cây.
  • Từ 2-3 phần ngũ cốc hoặc các loại hạt (1 phần ăn = 1-2 thìa ngũ cốc và hạt khô).
  • 2 phần trái cây (1 phần ăn = 2-3 thìa súp trái cây).
  • 2-3 khẩu phần rau (1 phần ăn = 2-3 thìa súp rau).
  • 1-2 khẩu phần chứa protein (1 phần ăn = 1-2 thìa súp).

Khi mẹ xây dựng khẩu phần ăn nêu trên, mẹ cần lưu ý bé 8 tháng nhà mình ăn bao nhiêu ml cháo là phù hợp nhé.

>> Mẹ có thể xem thêm: Xay bột cho bé ăn dặm theo công thức đảm bảo đủ dinh dưỡng?

4. Chế độ ăn dặm của bé 8 tháng tuổi

Tùy vào sức khỏe và sức ăn của từng bé mà mẹ áp dụng lịch ăn dặm cho bé 8 tháng cho phù hợp.

  • 07:00 – Thức dậy và cho bú (sữa mẹ/sữa bột).
  • 8:15 – Ăn sáng (ăn dặm).
  • 9:00 – Ngủ (ít nhất là 1 giờ).
  • 10:00 – Cho bú (sữa mẹ/ sữa bột).
  • 11:00 – Ăn trưa (ăn dặm).
  • 12:30 – Cho bú (sữa mẹ/ sữa bột).
  • 13:00 – Ngủ trưa (ít nhất là 1 giờ).
  • 14:00 – Cho bú (sữa mẹ/ sữa bột).
  • 16:00 – Cho bé chợp mắt một lát nếu muốn (30 – 45 phút).
  • 16:30 hoặc 17:00 – Ăn tối (ăn dặm).
  • 18:15 – Bắt đầu những thói quen trước khi ngủ (vệ sinh cá nhân; đọc sách; kể chuyện…).
  • 19:00 – Cho bé bú (sữa mẹ/ sữa bột) và ngủ.

Ngoài biết lịch ăn dặm cho bé 8 tháng thích hợp, mẹ cũng cần lưu ý một số nguyên tắc ăn dặm cho bé.

5. Nguyên tắc ăn dặm của bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?

Trước khi thêm các thực phẩm mới vào chế độ dinh dưỡng cho bé, mẹ nên lưu ý một số nguyên tắc ăn dặm sau:

  • Mẹ nên đợi sau 2-3 ngày làm quen với món ăn trước khi đưa ra một món mới.
  • Mẹ có thể cho bé thử cùng lúc nhiều món ăn, bé sẽ ăn món bé thích.
  • Mẹ nên chọn lúc bé thật đói rồi dọn món lên bàn và chỉ cho ăn từng chút một, trước khi muốn bé ăn đúng với lượng dùng hàng ngày.
  • Nếu muốn cho bé ăn bốc, mẹ phải có mặt ở đấy vì thực phẩm dạng này rất dễ gây nghẹn.

>> Mẹ có thể xem thêm: Có nên cho bé ăn sữa chua hàng ngày không?

chế độ ăn của bé 8 tháng

6. Một số món cháo gợi ý cho bé 8 tháng tuổi

Bên cạnh quan tâm đến việc bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ. Khi bé được 8 tháng cũng là lúc mẹ có thể thêm hải sản vào thực đơn cũng như đa dạng các món cháo để đổi khẩu vị hằng ngày. Mẹ đừng quên lượng cháo cho bé 8 tháng tuổi ăn dặm phù hợp để chuẩn bị nguyên liệu kỹ lưỡng nhé.

6.1 Cháo thịt heo bí đao

Nguyên liệu: Bột gạo (cơm xay), 1 miếng bí đao, thịt heo bằm.

Thực hiện:

  • Hòa thịt xay nhuyễn với nước cho tan đều.
  • Bí đao xay nhuyễn.
  • Đun sôi hỗn hợp thịt, cho bí đao vào đun đến khi bí mềm.
  • Tắt bếp, trộn cơm xay vào.

>>Mẹ có thể xem thêm: Cách nấu cháo thịt heo cho bé ăn dặm ngon miệng lớn nhanh như thổi

6.2 Cháo thịt heo nấm rơm

Nguyên liệu: Bột gạo, nấm rơm, thịt heo xay, dầu ăn.

Thực hiện:

  • Nấm rơm nhặt sạch, ngâm sơ với nước muối.
  • Sau đó, luộc chín, xay nhuyễn nấm rơm.
  • Cho thịt heo xay vào khuấy đều với nước hoặc cháo bột.
  • Cho nấm rơm vào nấu chín.
  • Tắt bếp, đợi bớt nóng thêm dầu ăn vào, khuấy đều và cho bé thưởng thức.
Cháo thịt heo nấm rơm
Bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu cháo là đủ?

6.3 Cháo cá, cà rốt

Nguyên liệu: Cơm xay, cà rốt, thịt, cá phi lê.

Thực hiện:

  • Cà rốt gọt vỏ, luộc chín, tán nhuyễn.
  • Cá tươi hấp chín, tán nhuyễn.
  • Cho cơm xay vào nồi thêm chút nước đun sôi.
  • Trộn cá, cà rốt, dầu ăn vào.
  • Tắt bếp, để nguội và cho bé thưởng thức.

[inline_article id=261028]

Một số lưu ý khi cho trẻ 8 tháng ăn dặm

  • Khi cho bé ăn, hãy cho bé ngồi trong ghế ăn dặm để giữ an toàn và hạn chế tình trạng nghẹn hay nôn trớ. Nếu thấy bé có biểu hiện bất thường khi ăn, hãy ngừng cho bé ăn và tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Ở giai đoạn 8 tháng tuổi, trẻ cần được bổ sung đa dạng dưỡng chất. Ba mẹ có thể thêm ngũ cốc, yến mạch, trái cây, rau củ và thịt vào thực đơn của bé để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Tuy nhiên nên tránh các loại nhiều đường và nhiều màu sắc nhân tạo.
  • Để khuyến khích bé làm quen với thức ăn đặc, ba mẹ có thể giảm dần số lần bú sữa mẹ hoặc sữa bột trong ngày. Đồng thời, việc theo dõi phản ứng của trẻ với từng loại thực phẩm cũng rất quan trọng để phát hiện sớm dấu hiệu dị ứng.

Kết luận

Vấn đề bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ, trẻ 8 tháng ăn mấy bữa cần được quan tâm nhưng không cần đặt nặng theo “chuẩn” nào. Mỗi trẻ mỗi sức ăn, tuổi này rồi mẹ đừng ép bé ăn nhiều cho mập. Điều này sẽ phản tác dụng, bé không những không hấp thụ dinh dưỡng và còn chán ăn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

3 cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật siêu nhanh, đảm bảo dinh dưỡng

Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ không còn quá xa lạ mà đã trở thành chủ đề trao đổi quen thuộc của nhiều bà mẹ hiện đại thời nay. Ăn dặm kiểu Nhật mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và dinh dưỡng cho bé.

Lợi ích của phương pháp cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật sẽ trang bị cho bé kỹ năng nhai. Đây là một trong những kỹ năng giúp con ăn thô hiệu quả, giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn. Hơn nữa, qua cách ăn này, con cũng sẽ học được kỹ năng cầm, nắm thức ăn, giúp hình thành tính cách độc lập từ nhỏ cho trẻ.

Với cách ăn dặm kiểu Nhật bé sẽ được thử nhiều thực phẩm khác nhau như cá, gà, rau, củ, quả, tôm… Vì thế, bé cũng sẽ biết phân biệt được mùi vị thức ăn từ sớm, phòng ngừa tình trạng biếng ăn.3 cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật 1

Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật thơm ngon, tiết kiệm thời gian

Những người mẹ hiện đại, nấu món ăn cho con sao cho vừa tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ luôn là đích hướng đến.

Những cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật gợi ý dưới đây sẽ thỏa mãn mong ước này của mẹ:

Nấu cháo từ gạo

Tùy từng độ tuổi mà mẹ cân đối tỷ lệ gạo và nước sao cho hợp lý để có độ thô thích hợp cho bé ăn. Mẹ có thể tham khảo tỉ lệ gạo và nước dưới đây:

  • Trẻ 5- 6 tháng, mẹ nên nấu theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước. Sau khi cháo chín, mẹ nên rây qua lưới để gạt bớt lợn cợn rồi mới cho bé ăn
  • Trẻ 7 – 8 tháng tuổi, tỷ lệ sẽ là 1 gạo : 7 nước. Lúc này, con đã có thể ăn cháo nguyên hạt
  • Khi trẻ đạt mốc 9 đến 11 tháng tuổi, mẹ nên tuân theo tỷ lệ 1 gạo : 5 nước và tiếp tục cho con ăn cháo nguyên hạt

Cách thực hiện

  • Trước hết mẹ vo gạo với nước, không nên vo gạo quá kỹ bởi sẽ làm mất đi hàm lượng dưỡng chất bổ dưỡng trong cám gạo.
  • Cho gạo và nước theo đúng tỷ lệ vào nồi
  • Ngâm gạo trong nồi trong khoảng 30 đến 60 phút
  • Cho nồi lên bếp đun ở lửa nhỏ trong khoảng 40 phút
  • Tắt bếp, đậy kín vung và ủ thêm 15 phút nữa cháo sẽ chín ngon hơn

Kinh nghiệm nấu cháo bằng bếp gas

  • Nên ngâm gạo ít nhất 30 phút trước khi nấu. Như vậy gạo sẽ hút đủ nước, nhanh nhừ và cháo sẽ ngon hơn
  • Khi cháo bắt đầu sôi thì để lửa thật nhỏ, cháo sẽ không bị trào ra ngoài
  • Hãy đậy kín nắp trong quá trình đun nấu để nước không bị bốc hơi nhiều, nhanh cạn nước

Nấu cháo từ cơm

Nấu cháo từ cơm sẽ giúp mẹ tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với việc nấu cháo từ gạo, nhưng sẽ không thơm ngon bằng gạo. Khi nấu cháo từ cơm, mẹ cũng cần cân bằng tỉ lệ cơm và nước hợp lý để món cháo có độ thô thích hợp cho bé ăn dặm.

  • Khi bé nhà mình được 5 đến 6 tháng tuổi, mẹ theo tỉ lệ 1 cơm : 5 nước. Sau khi mẹ ninh nhừ cháo thì rây qua lưới hoặc bỏ vào máy xay thật nhuyễn rồi cho bé ăn
  • Trẻ từ 7 đến 8 tháng tuổi, mẹ áp dụng công thức 1 cơm: 4 nước nấu khi cháo chín và tập cho bé ăn cháo còn nguyên hạt.
  • Từ tháng 9 đến 11 tháng tuổi, mẹ cho 1 cơm: 2 nước nấu chín và yên tâm cho trẻ ăn nguyên hạt nhé!

Cách thực hiện

  • Cho cơm và nước vào nồi theo đúng tỉ lệ
  • Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi cơm nở mềm là được3 cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật 2

Nấu cháo từ bánh mì

Ngoài những cách nấu cháo từ 2 nguyên liệu chính gạo và cơm, các mẹ người Nhật còn sử dụng bánh mì để nấu cháo thay đổi khẩu vị cho bé, theo tỉ lệ chuẩn 1 bánh mì : 5 nước.

  • Bánh mì cắt phần vỏ, lấy phần ruột, xé nhỏ cho vào nồi
  • Đun sôi nhỏ lửa khoảng 1 – 2 phút
  • Cho thêm sữa bột của bé vào khuấy đều (lượng sữa = 2/3 lượng bánh mì)3 cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật 3

Nguyên tắc cơ bản mẹ cần nhớ

Mẹ cần nắm rõ những nguyên tắc cơ bản về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:

  • Chọn những thực phẩm thật tươi ngon, sạch đảm bảo vệ sinh như rau, củ, thịt… Không nên dùng những thực phẩm đóng hộp, có chất bảo quan để làm nguyên liệu nấu
  • Để tốt cho thận của bé, các mẹ Nhật sẽ không thêm bất cứ gia vị nào khác vào thức ăn dặm của bé
  • Khi trẻ mới bắt đầu tập ăn thức ăn cần được chế biến theo mức độ từ loãng cho đến đặc và thô tỉ lệ phù hợp với giai đoạn con đang lớn
  • Không thúc ép hay bắt con phải ăn khi trẻ đã không thích
  • Không nên trộn lẫn các loại thức ăn lại với nhau, các món ăn được trình bày riêng. Đây là cách để trẻ cảm nhận được mùi vị tốt nhất.

[inline_article id=178379]

Mẹ thấy đấy, cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật thật dễ, nhưng mẹ cần tránh phạm phải những sai lầm trong cách chọn thực phẩm, bảo quản để món ăn trở nên thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng hơn. Ngoài ra, mẹ hãy thường xuyên thay đổi thực đơn cho bé để trẻ luôn được ăn ngon miệng nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Đường chậm Palatinose – Dưỡng chất dành riêng cho trẻ bắt đầu đi học

Đường chậm Palatinose là gì?

Đường chậm Palatinose (còn gọi là Isomaltulose) là một loại đường chậm, tác dụng cung cấp năng lượng. Palatinose được chiết xuất từ củ cải đường, có trong mía đường và mật ong nhưng hàm lượng rất thấp.

Palatinose hấp thụ vào máu với tốc độ chậm và kéo dài liên tục so với các loại đường khác, chậm hơn 4-5 lần so với sucrose. Điều này tránh việc tăng hay giảm lượng đường đột ngột trong máu, giúp việc điều hòa insulin tốt hơn. Chúng được ví như cục pin năng lượng của cơ thể.

Cấu trúc phân tử ổn định nên palatinose không hút ẩm, bền với axit và không làm hại men răng. Ở một số nơi trên thế giới, thực phẩm chứa 70% Palatinose trở lên được đảm bảo “không gây sâu răng”.

Ngoài ra, loại đường này còn kích thích việc oxy hóa chất béo để tạo nguồn năng lượng, góp phần điều trị béo phì hiệu quả.

Như nhiều loại đường khác, đường chậm Palatinose cung cấp 4 kcal/g năng lượng một cách từ từ và ổn định. Do đó, loại đường này thích hợp cho người luyện tập thể thao, làm việc cần sự tập trung và trẻ em trong quá trình phát triển.

Đường chậm Palatinose 1

Vì sao trẻ đến tuổi đi học cần được bổ sung đầy đủ năng lượng?

Mẹ có biết, não bé 2 tuổi bằng 80% não người trưởng thành. Não bé 6 tuổi gần bằng 100% não người trưởng thành. Não của bé sử dụng đến 40% tổng năng lượng, dù não chỉ chiếm 10% khối lượng cơ thể.

Khi bắt đầu đi học, trẻ không nhận được sự chăm sóc dinh dưỡng thường xuyên như ở nhà. Trẻ phải thích nghi với các bữa ăn cố định ở lớp nên nguồn năng lượng thường bị giảm sút.

Dù mẹ cho bé ăn nhiều vào bữa sáng thì năng lượng nạp vào vẫn tiêu hao rất nhanh. Trẻ nhanh bị đói, uể oải và mệt mỏi vì hết năng lượng dẫn đến khả năng ghi nhớ và học hỏi giảm.

Việc bổ sung năng lượng liên tục cho bé là điều hết sức cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển của cả thể chất lẫn trí não. Vốn được mệnh danh là “cục pin năng lượng” của cơ thể, đường chậm Palatinose sẽ giúp mẹ giải quyết “bài toán khó” này.

Đường chậm Palatinose ft

Công dụng của đường Palatinose đối với trẻ nhỏ

Theo nghiên cứu và chứng nhận của đại học Y khoa Putra Malaysia, đường Palatinose có tác dụng đặc biệt đối với trí não trẻ nhỏ.

Đường chậm Palatinose có tác dụng cung cấp nguồn năng lượng cho trí não trong thời gian gấp đôi, giúp trẻ gia tăng nhận thức và tập trung học tập một cách đáng kể. Trẻ hoạt động lâu hơn mà không bị đói hay mệt.

Palatinose được khuyến khích sử dụng cho trẻ trong giai đoạn phát triển trí lực mạnh mẽ nhất.

Sản phẩm cung cấp đường chậm Palatinose

Nhận thấy đường Palatinose hỗ trợ sự phát triển trí não và thể chất của bé, nhiều bậc cha mẹ muốn mua dưỡng chất này để bổ sung vào thức ăn cho bé.

MarryBaby xin chia sẻ với mẹ, đường chậm Palatinose hiện là một thành phần dưỡng chất quan trọng có trong sữa Smarta IQ 4 – Một loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho bé.

Đường chậm Palatinose sp

Sữa Smarta IQ 4 thuộc dòng sản phẩm dinh dưỡng công thức mới của Nutricare, giúp trẻ phát triển toàn diện. Được nghiên cứu theo công thức IQ MAX với 15 dưỡng chất quan trọng, Smarta IQ 4 giúp phát triển tối đa não bộ và thị giác của bé.

Sản phẩm sữa dinh dưỡng của Nutricare có chất lượng ổng định và giá thành phù hợp với thị trường Việt Nam. Sản phẩm có hương vị thơm ngon, hợp khẩu vị người Việt nên các bé đều thích uống.

Sản phẩm hiện có mặt khắp 63 tỉnh thành, mẹ có thể dễ dàng tìm mua. Xem thêm thông tin tại đây.

Đường chậm Palatinose kmChương trình “Lì xì đầu xuân – May mắn cả năm” đang diễn ra trên cả nước từ nay cho đến hết 21-2-2018.

Thông tin chi tiết xem tại: https://goo.gl/9RLptN

Liên hệ hotline: 1800 1113 / 08 7300 9888 để biết thêm chi tiết.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Đừng quên thêm yến mạch vào các món cháo cho bé để “đuổi” táo bón

Giai đoạn trẻ ăm dặm, chủ đề bàn luận của các mẹ hầu như chỉ xoay quanh vấn đề cháo. Làm cách nào để nấu các món cháo cho bé vừa ngon miệng, đổi vị thích hợp mà hệ tiêu hóa của trẻ vẫn tiêu thụ ào ào?

Có nhiều cách khác nhau bởi thế giới thực phẩm vô cùng đa dạng. Thời gian gần đây, các mẹ Việt sử dụng yến mạch trong các bữa ăn cho con trẻ nhiều hơn, vì yến mạch là loại ngũ cốc chứa nhiều chất xơ, giàu đạm, natri, magie, sắt, kẽm, vitamin B, E… giúp trẻ phát triển toàn diện về chiều cao, cân nặng, trí não. Chất xơ trong yến mạch cũng giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả, trơn tru hơn.

Con đang lớn mỗi ngày, thêm cháo yến mạch vào thực đơn cũng có thể là lựa chọn hợp lý. Dưới đây là một số công thức các món cháo cho bé bằng yến mạch, rất dễ làm và sẽ khiến cho các bé nhà bạn ngon miệng hơn.

Cháo yến mạch với sữa

Trong cách nấu các món cháo cho bé với yến mạch, đây là công thức cơ bản nhất, rất đơn giản, khâu chuẩn bị không cầu kỳ mà vẫn giữ được dưỡng chất cần thiết.

Nguyên liệu

  • 1/2 chén yến mạch hữu cơ cán nhỏ
  • 3/4 chén nước
  • Sữa mẹ/ sữa công thức/ sữa bò: 1/4 chén
  • Si rô trái cây: 1 – 2 muỗng cà phê (cho trẻ trên 12 tháng)

Thực hiện

  • Cho yến mạch vào nồi, khuấy đều với nước cho yến mạch mềm hẳn. Thỉnh thoảng khuấy nhẹ để cháo mềm mịn và chín đều.
  • Đến khi thấy cháo đã đủ độ đặc (theo mẹ cảm nhận) thì cho sữa bò vào khuấy đều, nấu thêm 2 phút rồi tắt bếp.

Nếu dùng sữa công thức hoặc sữa mẹ thì cho vào cháo khi cháo đã nguội rồi khuấy đều.

Lưu ý:  Có thể sử dụng ¾ chén sữa bò đối với trẻ sơ sinh trên 12 tháng. Mẹ nên bổ sung một nhúm rau củ (tùy chọn) bằm nhỏ nấu nhuyễn để tạo nhiều hương vị.

Cháo yến mạch và táo

Món cháo này thích hợp với bé từ 6 tháng tuổi trở lên, giúp bé ngon miệng mà không cần sử dụng chất làm ngọt vì độ ngọt tự nhiên từ táo đã đủ kích thích vị giác của bé.

Nguyên liệu

  • 1/4 chén yến mạch cán nhỏ
  • 1 chén nước
  • 1 quả táo (nên chọn táo có nguồn gốc rõ ràng, an toàn)
  • Siro/ chất làm ngọt tự nhiên: 1 – 2 muỗng cà phê (tùy ý)

Thực hiện

  • Cho yến mạch vào nồi, cho nước vào và trộn đều để yến mạch mềm hẳn. Thêm siro ngay ở bước này nếu sử dụng
  • Bật bếp lửa vừa, nấu trong 5 phút và khuấy đều cho đến khi cháo đặc vừa
  • Trong lúc đợi, rửa và gọt kỹ vỏ táo, dùng bào, bào nhỏ táo, sau đó nghiền mịn hoặc cho vào máy xay
  • Cho táo vào nồi khi cháo bắt đầu đặc vừa, trộn đều và nấu thêm từ 3 – 5 phút rồi tắt bếp. Để cháo ấm mới bắt đầu cho bé ăn.

Nếu dùng sữa công thức hoặc sữa mẹ thì cho vào cháo khi cháo đã nguội rồi khuấy đều.

các món cháo cho bé 2
Kết hợp với táo là lựa chọn thú vị cho khẩu vị trẻ mới ăn dặm

Cháo yến mạch và chuối

Cháo yến mạch và chuối thích hợp với bé từ 6 tháng tuổi trở lên.

Nguyên liệu

  • 1/2 chén yến mạch cán nhỏ
  • 3/4 chén nước
  • 1/4 chén chuối chín cắt nhỏ

Thực hiện

  • Cho yến mạch vào nước, trộn đều cho đến khi mềm hẳn
  • Nấu hỗn hợp ở nhiệt độ vừa phải trong 5 phút, khuấy đều tay đến khi cháo đặc vừa. Tắt bếp, đợi cháo nguội.
  • Trong thời gian đợi, nghiền nhuyễn chuối. Sau khi cháo đã nguội ấm, cho chuối đã nghiền vào trộn đều và cho bé ăn

Lưu ý: Nếu muốn thêm đường nâu, cần hòa tan trong một muỗng canh nước lọc, sau đó mới cho vào hỗn hợp cháo và trộn đều.

Cháo yến mạch rau củ và thịt bằm

Đây cũng là một công thức lành mạnh để bổ sung vào bộ sưu tập các món cháo cho bé, rất thơm và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Nguyên liệu

  • 1/4 chén yến mạch cán nhỏ
  • 1/4 chén bắp cải xắt nhỏ
  • 1/4 chén cà rốt bằm
  • 1/4 chén thịt bằm
  • 1 muỗng cà phê dầu ô-liu
  • Muối
  • 3/4 chén nước

Thực hiện

  • Đợi chảo nóng, cho rau cải, thịt bằm và cà rốt vào xào cho mềm hẳn. Yến mạch cho vào nước đợi mềm, nấu trong 5 phút không quá đặc. Thêm muối theo khẩu vị.
  • Cho hỗn hợp cải, thịt bằm và cà rốt đã xào vào cháo, khuấy đều, nấu thêm từ 3 -5 phút, cho dầu ô-liu vào và trộn lên. Đợi cháo nguội ấm mới cho bé ăn.

Cháo yến mạch trứng gà và sữa tươi

Trứng là thực phẩm an toàn cho bé, dễ nấu và thường xuyên được các mẹ sử dụng để chế biến cho bé ăn. Trứng và sữa cũng rất thích hợp để chế biến cùng yến mạch cho bé một món cháo ngon lành.

Nguyên liệu

  • 1/4 chén yến mạch cán nhỏ
  • 1 quả trứng gà
  • 300ml sữa tươi không đường
  • 3/4 chén nước
  • 1 muỗng cà phê dầu ô-liu

Thực hiện

  • Cho yến mạch vào nước đợi mềm hẳn, đun lên nấu trong 5 phút với lửa vừa cho đến khi cháo đặc vừa
  • Đập trứng, chắt lấy lòng đỏ, sau đó cho vào nồi cháo khuấy đều
  • Cho 300ml sữa tươi không đường vào đun cho đến khi cháo đặc vừa
  • Cho dầu ô-liu vào trộn đều để tăng thêm vị béo. Mẹ có thể nêm nếm gia vị vừa phải để bé dễ ăn hơn.

Lưu ý khi chuẩn bị các món cháo cho bé

  • Luôn luôn cho trẻ ăn cháo tươi và ấm. Tốt nhất là cho trẻ ăn trong vòng 2 tiếng kể từ khi nấu xong
  • Nếu cháo quá đặc sau khi nguội, để giúp cháo lỏng hơn hãy sử dụng sữa mẹ, sữa bò cho vào nồi và đun lên, đợi nguội cho bé ăn
  • Cần nhớ kỹ con mình có bị dị ứng với loại thực phẩm nào không để loại bỏ ngay khi nấu
  • Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng nên dùng nước ép trái cây tươi để cho vào cháo thay vì dùng siro
  • Cần cho bé ăn xen kẽ một số món khác ngoài cháo để gia tăng sự ngon miệng cho bé

Trên đây là một số công thức các món cháo cho bé được làm từ yến mạch, các mẹ nên sử dụng yến mạch cán nhỏ để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, rút ngắn thời gian nấu để thuận tiện cho mẹ hơn.

[inline_article id=84524]