Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bổ sung canxi cho trẻ: Bao nhiêu là đủ?

Ngày nay, trẻ tiêu thụ nhiều nước ngọt hơn sữa, trong khi sữa là nguồn cung cấp canxi tốt nhất. Chưa kể đến trẻ hít phải khói thuốc lá, uống các loại nước giải khát có chứa caffein, cồn, khiến cho việc hấp thu canxi càng ít hơn, do các chất có trong những sản phẩm này gây cản trở cơ thể hấp thu và sử dụng canxi. Mặc dù vậy, ở mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh đến thanh thiếu niên, canxi là nguồn dinh dưỡng không thể bỏ qua. Nhưng bổ sung canxi cho trẻ như thế nào là điều rất đáng quan tâm 

Công dụng của canxi

Trong suốt thời niên thiếu và thanh niên, cơ thể sử dụng canxi để tạo xương cứng cáp – một quá trình dài hơi đến 10 năm. Canxi xương bắt đầu suy giảm ở người đã trưởng thành và quá trình mất xương diễn ra khi chúng ta già đi, đặc biệt là ở nữ giới.

Giới trẻ, đặc biệt là các bạn nữ ăn kiêng, có khẩu phần ăn không cung cấp đủ dưỡng chất để tạo xương cứng cáp, có nguy cơ bị bệnh loãng xương, làm tăng nguy cơ bị gãy xương do xương yếu.

Trẻ nhỏ và em bé ít hấp thụ canxi và vitamin D (giúp hỗ trợ hấp thụ canxi) dễ tăng nguy cơ bị bệnh còi xương. Còi xương là bệnh xương mềm gây cong chân hình chữ X hay chữ O, kém phát triển và thỉnh thoảng còn gây đau và yếu cơ. Tuy nhiên các bà mẹ cũng cần phân biệt giữa trẻ còi xương và trẻ còi cọc. Trẻ còi cọc là trẻ bị suy dinh dưỡng, có số đo về cân nặng và chiều cao đều thấp hơn trẻ bình thường, nhưng cũng có thể kèm còi xương hoặc không. Còn bệnh còi xương lại có thể gặp ở cả những đứa trẻ rất bụ bẫm, do nhu cầu về can xi, phốt pho cao hơn trẻ bình thường.

Canxi đóng vai trò quan trọng trong trương lực cơ, truyền dẫn thông tin qua các dây thần kinh và giải phóng hormone. Nếu canxi trong máu quá thấp (do hấp thụ ít canxi), cơ thể sẽ phải lấy canxi từ xương để đảm bảo hoạt động các tế bào bình thường.

Khi trẻ hấp thụ canxi và hoạt động thể chất đầy đủ trong suốt thời niên thiếu và 10 năm tuổi thanh thiếu niên, trẻ có thể bắt đầu cuộc sống “người lớn” của mình với xương chắc khỏe. Theo khuyến cáo của viện y tế của Mỹ (IOM), để có xương chắc khỏe, nhu cầu bổ sung canxi hàng ngày là:

  • Từ 1 đến 3 tuổi – 700 mg canxi mỗi ngày
  • Từ 4 đến 8 tuổi – 1000 mg canxi mỗi ngày
  • Từ 9 đến 18 tuổi – 1300 mg canxi mỗi ngày

Bổ sung đầy đủ canxi là cần thiết nhưng vẫn chưa đủ. Trẻ từ 1 đến 18 tuổi cũng cần bổ sung thêm 15 mcg vitamin D mỗi ngày. Nếu bạn nghĩ con mình không được bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết, hãy thảo luận cùng bác sĩ để có bước điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp, hoặc cho trẻ dùng thêm thuốc bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ.

bo-sung-canxi_2
Sữa là nguồn bổ sung canxi tốt nhất.

Nguồn bổ sung canxi

Sữa và các sản phẩm làm từ sữa khác chính là nguồn canxi tốt nhất, hầu hết các sản phẩm này đều được bổ sung vitamin D, một vitamin hết sức quan trọng đóng vai trò giúp xương chắc khỏe. Nhưng cũng không nên bỏ qua các loại thực phẩm bổ sung canxi tốt cho sức khỏe khác như nước cam ép, các sản phẩm làm từ đậu nành và bánh mì. Dưới đây là thông tin về một số các loại thực phẩm hoặc thức uống cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu này:

Khẩu phần

Thực phẩm hoặc thức uống

Canxi

237 ml

Sữa

300 mg

237 ml

Nước cam ép bổ sung canxi

300 mg

57 g

Phô mai Mỹ

300 mg

43 g

Phô mai Cheddar

300 mg

113 g

Tàu hũ (đậu hũ) bổ sung canxi

260 mg

177 ml

Yogurt

225 mg

118 ml

Cải bắp xanh (đã nấu chín)

178 mg

113 g

Kem

120 mg

118 ml

Đậu trắng

110 mg

28 g

Hạnh nhân

80 mg

118 ml

Cải thảo

80 mg

113 g

Phô mai tươi

70 mg

118 ml

Đậu đỏ

40 mg

118 ml

Bông cải xanh (đã nấu chín)

35 mg

Sữa cho từng độ tuổi

Sữa và các loại sản phẩm làm từ sữa khác là một trong những nguồn canxi tốt nhất và tiện dụng nhất mà bạn có thể dễ dàng tìm mua. Thế nhưng bạn cũng cần lưu ý sau:

Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không nên uống sữa bò thông thường vì nó không chứa các loại dưỡng chất cần thiết cho bé phát triển. Hãy để bé uống sữa mẹ hoặc sữa công thức vì đây là nguồn thực phẩm chính, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của bé trong năm đầu đời.

Trẻ từ 1 đến 2 tuổi nên uống sữa nguyên kem để giúp cung cấp chế độ ăn đầy đủ chất béo cần thiết cho sự phát triển bình thường của não và cơ thể trẻ.

Sau 2 tuổi, hầu hết trẻ đều có thể chuyển sang uống sữa ít béo hoặc không béo.

Tuy nhiên, mọi loại sữa, từ tách béo cho đến nguyên kem đều có chứa cùng lượng canxi cho mỗi khẩu phần. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, trẻ 2-3 tuổi nên tiêu thụ 473 ml sữa mỗi ngày, 354 ml sữa mỗi ngày cho trẻ 4 đến 8 tuổi và 710 ml sữa mỗi ngày cho trẻ từ 9 tuổi trở lên.

Lời kết

Mặc dù cách tốt nhất để cung cấp đầy đủ canxi cho trẻ là thông qua các khẩu phần ăn giàu canxi, thế nhưng đôi lúc điều này là không thể. Nếu bạn lo ngại trẻ nhà bạn không hấp thụ đủ canxi cần thiết, hãy thảo luận với bác sĩ để tìm biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Vitamin D là thiết yếu cho sự hấp thụ canxi, vì thế trẻ cũng cần được cung cấp đủ dưỡng chất này. Vitamin D có nhiều trong cá, lòng đỏ trứng và các loại thực phẩm tăng cường canxi khác. Vitamin D cũng được cơ thể sản xuất khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Ngoài ra, bạn cũng đừng quên khuyến khích trẻ tham gia thường xuyên các hoạt động thể chất và tập thể dục. Những hoạt động này rất cần thiết cho xương chắc khỏe. Những bài tập dựa vào cân nặng như nhảy dây, chạy bộ, đi bộ cũng có thể giúp phát triển và duy trì xương chắc khỏe. Và trên hết, với vai trò người mẹ, trên cương vị một người phụ nữ, bạn cũng cần bổ sung đầy đủ canxi đấy nhé!

Linh Lan

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Mẹ làm gì khi bé không chịu ăn rau

Nhưng các mẹ đừng lo, chỉ cần một chút kiên nhẫn, những chiến thuật “lợi hại” của Marry Baby mách nước dưới đây sẽ giúp các mẹ không phải vò đầu bứt tóc khi bé không chịu ăn rau nữa

Không nhượng bộ

Hầu hết trẻ nhỏ đều trưởng thành qua các giai đoạn mà trẻ muốn ăn chỉ một món từ ngày này qua ngày khác. Nhưng như vậy không có nghĩa là bạn phải làm thế. Cho trẻ ăn nhiều thức ăn khác nhau, kể cả các loại rau, sẽ khuyến khích con bạn linh động hơn khi đói. Bạn cũng có thể thử cho trẻ ăn một đĩa rau trộn khi trẻ đói, trước khi cho trẻ dùng bữa chính sau đó.

Nếu lần đầu không thành công, hãy thử lại nhiều lần khác

Nhiều nghiên cứu cho thấy có thể mất 10 lần hoặc hơn để trẻ chấp nhận thức ăn mới. Bạn hãy thử cho trẻ ăn một phần nhỏ để trẻ không thấy quá nhiều hoặc kết hợp “bổ sung” rau vào món gì đó mà bạn biết trẻ thích ăn.

Tránh cằn nhằn, ép buộc, mặc cả, hoặc “mua chuộc”

Tất cả những chiến thuật này sẽ tạo sự đấu tranh quyền lực và sẽ thất bại sau một thời gian áp dụng. Tốt nhất là bạn nên đưa ra nhiều lựa chọn món rau và khuyến khích trẻ ăn thử. Đừng quên luôn giữ không khí bữa ăn vui vẻ.

Mẹ làm gì khi bé không chịu ăn rau
Giữ không khí vui tươi trong bữa ăn cũng là cách để bé yêu thích món ăn của mình.

Làm một tấm gương tốt

Khi gia đình cùng dùng bữa với nhau, bạn hãy để trẻ thấy bạn (và mọi người khác trong gia đình) ăn nhiều loại thức ăn dinh dưỡng khác nhau trong đó có nhiều loại rau. Ngoài ra, trẻ chập chững đi thường hay bắt chước ăn những gì mà bọn trẻ khác ăn, vì thế bạn hãy tìm cơ hội cho trẻ ăn “lành mạnh” với bạn bè.

Để trẻ tham gia vào việc chọn và chuẩn bị món rau cho bữa ăn

Trẻ thường có khuynh hướng sẽ chịu ăn rau do trẻ tự chọn hơn. Chẳng hạn, trẻ có thể quyết định bạn sẽ nấu món đậu que luộc hay rau muống xào cho bữa tối. Bạn cũng có thể cho trẻ rửa bắp cải và giá (đậu mầm). Những lựa chọn đơn giản sẽ giúp trẻ cảm thấy ý thức kiểm soát.

Thử nhiều cách chế biến khác nhau

Món rau có thể tạo vị rất khác biệt tùy thuộc vào cách chế biến. Chẳng hạn, trẻ có thể không thích món rau ăn sống, nhưng có thể thích rau hấp hoặc hầm nhẹ. Tuy nhiên, nếu có thể, bạn nên cho trẻ ăn rau sống an toàn đã được làm sạch cẩn thận vì đây là cách ăn tốt nhất cho sức khỏe!

Định kiến hình thái

Gọi là định kiến không hẳn chính xác nhưng giúp bạn hiểu ý niệm. Nhiều trẻ có sự nhạy cảm và không thích một số hình thái nhất định. Ví dụ món canh khoai mỡ nhớt nhớt có thể khiến trẻ không muốn ăn. Do vậy, bạn cần chú ý đến những loại rau nào mà trẻ thường từ chối không ăn để có ý niệm nhất định về điều này.

Trộn lẫn trái cây và rau với nhau

Nghe có vẻ là một ý tưởng tồi nhưng trẻ thường khó biết được thực phẩm nào được trộn lẫn với nhau trong phần ăn của mình. Kết quả thu được có thể khiến bạn ngạc nhiên đấy!

Tạo niềm vui

Hãy thử làm một khuôn mặt bằng rau củ (như mắt bằng dưa chuột, mũi làm bằng chua, đậu xanh làm miệng, và mái tóc bằng cà rốt cắt sợi). Trẻ mới biết đi cũng thích món dầm (như trái cây dầm), vì vậy hãy thử làm món rau với sữa chua hoặc bông cải xanh với pho mai chảy.

Cấm ăn

Bạn có thể thử giả bộ cấm trẻ không được ăn món rau mà bạn đang muốn trẻ ăn. Hãy cho trẻ biết rõ là không được ăn món rau này, nhưng mọi người khác trong gia đình thì được phép ăn. Hiệu quả có thể cao hơn là bạn tưởng. Tất nhiên, với cách này phải có sự thỏa thuận từ trước của cả gia đình và bạn cũng cần tránh lạm dùng.

Một điều cần lưu ý khi cho trẻ ăn trái cây tươi và rau đó là rau sống và trái cây cứng có thể gây ngạt thở rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Bạn cần bảo đảm đã nấu hoặc cắt thành những miếng nhỏ để không gây nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ.

Linh Lan

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cho bé ăn dặm: 5 vấn đề cần biết

Khi nào nên giới thiệu thức ăn mới cho bé?

Hãy giới thiệu đến bé thức ăn mới khi bé ít quấy và bạn đang thấy thoải mái. Đó có thể là giữa ngày (cữ trưa) hoặc sau khi bé vừa ngủ sáng dậy. Khi bé không quá mệt hoặc buồn ngủ, khả năng bé “cự tuyệt” thức ăn nói chung ít hơn, cũng như thức ăn mới nói riêng. Mẹ cũng cần giảm thiểu sự sao lãng của bé nữa. Để bắt đầu, mẹ nên cho bé ăn nửa muỗng vì phần lớn thức ăn cũng rơi ra khỏi miệng bé trong quá trình bé ăn. Hãy để cho con bạn có thời gian học phản xạ mới của việc ăn bằng muỗng.

Làm khi khi bé từ chối thức ăn dặm?

Việc tập cho bé ăn dặm có thể mất đến vài tuần làm quen trước khi bé có thể bắt đầu quen với việc ăn từ tô, chén. Một số bé có thể mất nhiều thời gian hơn để điều chỉnh việc ăn, chủ yếu là do việc ăn từ muỗng, nhai và nuốt (phản xạ đẩy lưỡi thường biến mất sau khoảng tháng thứ 4). Như MarryBaby đã nói, việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn rất lớn của bậc cha mẹ, do vậy bạn không nên chán nản bỏ cuộc mà hãy thử lại vào ngày khác. Vấn đề chính ở đây là bạn cần phải thoải mái và có sự chuẩn bị sẵn sàng để thiên thần của bạn điều chỉnh sự thay đổi này. Ngoài ra, đôi lúc bé có thể thích món gì đó khác món bột gạo nhàm chán dành cho bé, mẹ có thể thử thay bằng trái cây hoặc rau củ quả xay nhuyễn, mịn.

cho-be-an-dam_2
Tập cho bé ăn dặm đòi hỏi sự kiên nhẫn rất nhiều của cha mẹ.

Nên tập cho bé ăn dặm gì đầu tiên?

Theo các chuyên gia đình dưỡng, tốt nhất là mẹ nên cho bé ăn bột gạo ngũ cốc tăng cường chất sắt. Gạo dễ tiêu hóa, vị ngọt dịu và không có gluten nên khó có khả năng gây dị ứng thức ăn cho bé. Ngoài ra, món này cũng dễ chế biến và bạn có thể điều chỉnh chất lượng và kết cấu khi thực hiện. Mặc dù các mẹ có thể tự chế biến cháo tại gia, nhưng bột gạo ngũ cốc tăng cường chất sắt có nhiều chất khoáng cần thiết hơn cho sự phát triển của bé. Mẹ có thể bắt đầu với một lượng nhỏ cố định trong sữa cho bé bú và bắt đầu tăng dần để bé điều chỉnh thích ứng với loại thức ăn mới này. Ở giai đoạn này, chỉ đong bằng vài muỗng trà là đủ do dạ dày bé vẫn còn nhỏ. MarryBaby tiết lộ cho các mẹ biết là dạ dày bé nhỏ chỉ cỡ nắm tay của bé thôi nhé.

cho-be-an-dam_3
Chú ý hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn để giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Chuẩn bị thực phẩm ăn dặm như thế nào?

Một vài trái cây chẳng hạn như dưa hấu, xoài, chuối có độ mềm tự nhiên, mẹ có thể dùng nĩa dầm nhuyễn. Các loại rau củ và trái như rau bina, đậu, cà rốt, táo và lê có thể hầm cho mềm ra rồi dùng máy xay nhuyễn. Những loại rau củ cứng hơn có thể luộc chín rồi nghiền nát. Nếu nhà có điều kiện, mẹ hãy tận dùng lò vi sóng và nồi áp suất để nấu thức ăn dặm cho bé, tiết kiệm nhiều thời gian. Lưu ý rửa sạch rau củ và trái cho sạch và cắt hay lột bỏ các phần vỏ không có chất dinh dưỡng bên ngoài để bảo vệ bé khỏi thuốc trừ sâu và chất bảo quản.

Linh Lan

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

12 thực phẩm ăn dặm cho bé bổ dưỡng và cách chế biến

Thực phẩm cho bé ăn dặm nhiều dinh dưỡng cần kết hợp giữa các loại rau củ quả, trái cây và thịt. Trong bài viết, mẹ sẽ hiểu rõ hơn về các loại thực phẩm này. Đồng thời, biết cách chế biến món ăn dặm cho bé từ nhóm thực phẩm đó.

1. Thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé từ rau củ

1.1 Khoai tây, thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm

khoai tây
Thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé – Khoai tây

Giá trị dinh dưỡng: Khoai tây giàu tinh bột, vitamin A, C và kali. Một củ khoai tây hấp chứa đến 252 kalo. Vì khoai tây giàu tinh bột nên khi cho bé ăn khoai tây; mẹ nên giảm đi một chút cháo/bột trong ngày khi cho bé ăn dặm.

Thời điểm cho bé ăn dặm với khoai tây: Vì khoai tây rất giàu tinh bột và không có nhiều các loại vitamin khác nên các bác sĩ dinh dưỡng khuyên các mẹ nên cho bé làm quen với loại củ này khi bé được 8 tháng tuổi. Lý do: Thời điểm này, bé cần nhiều carbohydrate để phát triển và khoai tây có thể đáp ứng nhu cầu này.

[key-takeaways title=”Cách chế biến món ăn dặm từ khoai tây”]

  • Cách đơn giản nhất là gọt vỏ khoai tây, thái làm 4 rồi cho vào nồi hấp.
  • Khi khoai tây chín các mẹ có thể lấy ra dầm nhuyễn cho bé ăn.
  • Ngoài ra, mẹ có thể xắt hạt lựu để bé tập ăn bốc.

[/key-takeaways]

>> Mẹ xem thêm: 4 cách nấu cháo khoai tây cho bé ăn dặm vừa ngon vừa bổ dưỡng

1.2 Cà tím

cà tím
Cà tím là một trong những thực phẩm ăn dặm dinh dưỡng cho bé

Giá trị dinh dưỡng: Cà tím là thực phẩm ăn dặm dinh dưỡng cho bé vì có nhiều chất xơ nên giúp bé đi ngoài đều đặn và có đường ruột khỏe mạnh. So với các loại củ, quả khác; cà tím không ‘dồi dào năng lượng’ nhưng nó giàu vitamin A và folate. Ngoài ra, cà tím còn có canxi và một hàm lượng nhỏ vitamin K.

Thời điểm cho bé tập ăn dặm với cà tím: Cha mẹ có thể cho bé làm quen với món cà tím khi bé được khoảng 8-10 tháng tuổi. Có thể cho bé ăn cà được nấu chín cả vỏ. Với nhóm bé có vấn đề về tiêu hóa; mẹ chỉ nên chế biến lớp thịt của quả cà (trừ vỏ).

[key-takeaways title=”Cách chế biến món ăn dặm từ cà tím”]

  • Mẹ có thể hấp chín cà tím và thái hạt lựu (hoặc thái lát mỏng, mềm).
  • Sau đó, cho bé dùng tay ăn bốc.
  • Cà tím còn thích hợp khi được nấu thành nước sốt hoặc nướng nhưng hấp là cách tốt nhất nếu mẹ muốn cho bé tập ăn cà tím.

[/key-takeaways]

1.3 Cần tây

thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé: cần tây
Thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng thiết yếu cho bé là cần tây

Giá trị dinh dưỡng: Cần tây chứa nhiều kali, vitamin K – loại vitamin tốt cho máu, giúp cân bằng huyết áp. Đoạn phình ra trên thân cây cần tây là nơi tập trung nhiều vitamin C, phốt pho, magiê, vitamin B6 và chất xơ.

Thời điểm cho bé tập ăn dặm với cần tây: Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng khi bé khoảng 8 tháng tuổi; mẹ có  thể cho con tập ăn cần tây. Cần tây nấu bột (cháo) với thịt bò, thịt lợn; khoai tây, cà chua, cà rốt; hải sản… cho bé từ 8 tháng.

[key-takeaways title=”Cách chế biến món ăn dặm từ cần tây”]

  • Các mẹ hãy coi cần tây như một loại rau xanh hữu ích cho bé.
  • Khi chế biến cần tây, mẹ hãy sử dụng phần thân của cây cần.
  • Cách chế biến cần tây cũng tương tự cách sơ chế các loại rau xanh khác dành cho bé ăn dặm nên rất đơn giản. Mẹ chỉ lấy cần tây kết hợp tốt với dầu oliu, thịt bò, thịt lợn.

[/key-takeaways]

1.4 Củ cải, thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé

củ cải, thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé
Củ cải – thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé

Cũng giống như cà tím và cần tây, củ cải là một trong những thực phẩm ít được các mẹ bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng của bé vì nghĩ nó không nhiều chất; bên cạnh đó lại có mùi hăng hăng khó ăn nên sợ bé không ăn được.

Giá trị dinh dưỡng: Củ cải giàu vitamin C, canxi, một ít chất xơ và protein. Cũng giống như một số loại rau củ khác, củ cải chứa chất ngọt tự nhiên, giúp bé ngon miệng.

Thời điểm cho bé tập ăn dặm với củ cải: Cha mẹ có thể tập cho bé ăn củ cải khi bé được khoảng 6-8 tháng tuổi. Cũng có thể cho bé ăn củ cải muộn hơn, ngoài 8 tháng tuổi vì củ cải được luộc (hấp) chín, cắt hình hạt lựu khá phù hợp khi cho bé ăn bốc.

[key-takeaways title=”Cách chế biến món ăn dặm từ củ cải”]

  • Củ cải gọt vỏ, thái dạng hạt lựu, hấp chín và cho bé dùng tay bốc ăn.
  • Hoặc mẹ có thể luộc lên rồi cắt miếng nhỏ cho bé ăn sẽ rất ngọt miệng.

[/key-takeaways]

1.5 Bắp ngô

Bắp ngô
Thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé – Bắp ngô

Giá trị dinh dưỡng: Ngô chứa nhiều protein và carbohydrate, giúp bé tăng năng lượng. Tuy nhiên, ngô lại nghèo dinh dưỡng hơn các loại thực phẩm khác; và không được coi là thực phẩm an toàn cho bé mới ăn bốc.

Thời điểm cho bé tập ăn dặm với ngô: Một số chuyên gia gợi ý, cha mẹ chỉ nên cho bé ăn ngô khi bé được khoảng 1 tuổi. Nguyên nhân là do ngô có khả năng gây dị ứng cao; đồng thời nó cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hóc cho bé.

[key-takeaways title=”Cách chế biến món ăn dặm từ ngô”]

  • Ngô được luộc chín và nghiền nhuyễn hoặc cho bé ăn cả hạt (tùy vào độ tuổi của bé).
  • Ngoài ra, có thể tách hạt ngô, bỏ vào nồi ninh hoặc hấp cho đến khi hạt ngô chín mềm.

[/key-takeaways]

>> Mẹ xem thêm: Cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm giúp bé tăng cân, ngừa táo bón

2. Thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé từ trái cây

2.1 Thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé:

thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé - bơ
Bơ là thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé

Trái bơ có chứa hàm lượng protein cao nhất so với các loại quả khác; cao gần như tương đương với sữa. Hơn nữa, quả bơ cũng chứa nhiều vitamin A, E, C. Chính vì thế, trái bơ là thực phẩm dinh dưỡng tuyệt vời cho các bé ở độ tuổi ăn dặm.

[key-takeaways title=”Cách chế biến món ăn dặm từ bơ”]

  • Cách tốt nhất cho bé ăn bơ là tách lấy thịt trái bơ đã chín, nghiền và say nhuyễn cho bé.
  • Mẹ có thể trộn thêm sữa tươi, váng sữa, sữa chua hoặc thêm các lại quả như chuối, lê… để tăng độ ngậy và giúp món ăn có vị ngọt dịu dễ cho bé thưởng thức.

[/key-takeaways]

2.2 Nho

quả nho giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé – Nho

Nho là loại quả giàu năng lượng nên rất tốt cho trẻ. Loại trái cây này có chứa chất flavonoid giúp khỏe tim, tăng cường sức đề kháng, thải độc tố và bảo vệ cơ thể chống lại các cholesterol “xấu”.

Khi cho bé ăn dặm, mẹ có thể cho trẻ ăn nho ít nhất 1 lần/tuần. Sử dụng nho nghiền là tốt nhất. Trong vỏ quả nho chứa nhiều chất có khả năng kháng khuẩn; nên mẹ có thể nghiền lẫn vỏ. Khi bé từ 10 tháng tuổi, mẹ có thể tách quả nho thành những miếng nhỏ, bỏ hạt và cho bé tập ăn bốc.

[key-takeaways title=””]

Nho không gây ra nguy cơ dị ứng nhưng lại tiềm ẩn những nguy hại với trẻ nhỏ bởi đặc tính là nhỏ, tròn, dễ bị trôi tuột gây hóc và có thể ngây nghẹt thở nếu trẻ nuốt cả quả. Do đó, mẹ cần ngồi ăn cùng bé hoặc cắt nho thành từng lát nhỏ dễ ăn.

[/key-takeaways]

2.3 Thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé: Bí đỏ

Thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé: Bí đỏ

Bí đỏ được ví là loại thực phẩm bổ máu tốt nhất cho sức khỏe. Bí đỏ có chứa chất xenlulo, sau khi cơ thể hấp thụ sẽ chuyển hóa thành vitamin.

Ngoài ra, bí đỏ cũng giàu chất xơ, trộn cùng bột gạo làm món ăn dặm cho bé sẽ có màu rất “bắt mắt”, dễ kích thích thị giác khiến bé thèm ăn hơn. Nếu bé đã quen ăn dặm, có thể trộn bí đỏ với thịt lợn hay thịt gà khi nấu bột (cháo) cho bé.

[key-takeaways title=””]

Bí đỏ tuy tốt nhưng các mẹ cũng không nên lạm dụng, cho bé ăn quá nhiều sẽ khiến da có màu vàng chanh. Dù bé có thích món bí đỏ đến mấy thì mẹ cũng không nên cho bé ăn nhiều hơn 1 bữa/ngày.

[/key-takeaways]

2.4 Chuối

chuối

Một trong những thành phần dinh dưỡng tuyệt vời nhất có trong chuối là kali và chất xơ. Ngoài ra, chuối cũng có hàm lượng vitamin B6, vitamin C và vitamin B2 khá cao. Bởi thế, chuối là thức ăn dinh dưỡng tốt cho trẻ.

[key-takeaways title=””]

Chuối có thể gây táo bón khi ăn với số lượng lớn nên mẹ lưu ý cho bé ăn theo số lượng phù hợp với lứa tuổi.

[/key-takeaways]

[inline_article id=279679]

3. Thực phẩm ăn dặm dinh dưỡng cho bé từ các loại thịt

3.1 Thịt bò

Thịt bò
Thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé

Thịt bò là một nguồn cung cấp sắt phong phú, giúp bé phát triển trí não và lưu thông oxy trong cơ thể. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần nghiên cứu chế biến thịt bò thật cẩn thận và hợp lý bởi giai đoạn này răng bé vẫn chưa đủ để nhai thịt.

[inline_article id=291115]

3.2 Thịt gà

thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé - thịt gà
Thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé – Thịt gà

Thịt gà chứa nhiều protein và chất sắt, đây là nguồn dinh dưỡng chất lượng dành cho bé, đặc biệt trong thời kỳ ăn dặm. Phần ức và phần lườn của gà giàu protein, ít chất béo, phần đùi gà chứa nhiều sắt và có hàm lượng chất béo cao.

Thịt gà dễ tiêu hóa nhất trong số các loại thịt, được xếp vào danh sách “thịt trắng”, và “thịt trắng” dễ hấp thụ hơn “thịt đỏ” (thịt bò, thịt lợn).

>> Mẹ xem thêm: 5 món cháo gà cho bé ăn dặm ngon, bổ, dễ làm cho các mẹ bận rộn

3.3 Cá, thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé

cá
Thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé – Món cháo từ cá

Cá chứa nhiều nhóm axit amin, nguồn omega 3 tuyệt vời cho sức khỏe mà cơ thể trẻ sơ sinh đang phát triển rất cần.

>> Mẹ xem thêm: Cách nấu cháo cá hồi cho bé 7, 8, 9 tháng tuổi thơm ngon, không tanh

Các omega 3 trong cá có tác dụng cực tốt đến sự phát triển của não bộ, trí thông minh và mắt của trẻ. Đặc biệt cá hồi cung cấp một nguồn chất béo cần thiết hỗ trợ chức năng của não bộ và hệ thống miễn dịch.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Dinh dưỡng cho bé trong thời kì mọc răng

Khi bước vào giai đoạn moc răng cũng là giai đoạn trẻ nhỏ bắt đầu có những thay đổi thói quen trong ăn uống. Đây cũng là giai đoạn các bâc cha mẹ nên cần đặc biệt chú ý đến vấn đề chế độ dinh dưỡng cho bé, để bé có sự phát triển răng miệng khỏe mạnh và toàn diện.

dinh_duong_cho_be_moc_rang

1. Dinh dưỡng cho bé thời kì bé mọc 2 răng:

Trong giai đoạn từ 4-8 tháng bé sẽ mọc 2 răng cửa và sẽ bắt đầu có các hành động như nhai đũa, muỗng, mút tay (bắt chước người lớn)…

Trong giai đoạn này các mẹ nên cho bé ăn các thức ăn mềm để bé ăn uống dễ dàng, một số món ăn phù hợp với bé, như: khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng hay cháo ngũ cốc,…

Tránh xa những thức ăn quá nóng hay quá lạnh, vì chúng đều không có tốt cho sự phát triển của răng bé. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho bé hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.

2.Dinh dưỡng cho thời kì bé mọc 4 răng:
Trong giai đoạn từ 8-12 tháng bé sẽ mọc thêm 2 răng nữa. Do đó, dinh dưỡng cho bé lúc này cũng cần nhiều hơn.

Những loại thực phẩm xay nhuyễn mềm và xốp vẫn được ưu tiên hàng đầu, vì những món ăn được xay nhuyễn này giúp bé ăn nhiều mà không phải nhai. Ngay cả với những em bé lớn hơn cũng có thể ăn loại thức ăn này khi mọc răng nếu việc nhai thức ăn quá khó khăn

Với các loại trái cây hoặc rau củ, bạn có thể sơ chế bằng cách luộc chín, hoặc cho vào máy xay sinh tố nghiền đến khi thật nhuyễn. Có thể cho bé ăn dặm các loại thực phẩm xay nhuyễn này ở dạng ấm hoặc lạnh, nướu răng của bé đang mọc răng sẽ dễ dàng tiếp nhận thực phẩm lạnh hơn, nhưng cần lưu ý là đồ ăn không được quá lạnh.

3. Dinh dưỡng trong thời kì bé mọc từ 6 đến 8 răng:
-Đến giai đoạn này, bé không còn bị những cơn đau răng làm cho khó chịu như khi mới mọc răng. Do đó, việc ăn uống cũng trở nên dễ dàng hơn.

Lúc này răng của bé cũng đã từ từ thích nghi với những loại thực phẩm rắn hơn, chức năng tiêu hóa cũng dần trở nên hoàn chỉnh. Có thể cho bé ăn các loại thực phẩm như trứng, rau. Cha mẹ có thể luộc hoặc hấp rau đến khi chúng chín mềm rồi cho bé cầm các miếng rau để ăn. Cách này giúp bé vẫn hấp thu được chất xơ và các vitamin và các dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn mọc răng.

4. Dinh dưỡng thời kì bé mọc từ 8 đến 12 răng:
Lúc này kỹ năng nhai của bé cũng cần được tăng cường nhiều hơn.

Bạn nên bổ sung vào thực đơn của bé các món mới như: đậu hũ ghiền, thịt băm nhỏ,,,,

Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé ăn những thức ăn rắn như bánh mì, gạo, rau, thịt, xúc xích (có thể chế biến xúc xích thành những món ăn bắt mắt vào bữa sáng cho bé)

5. Dinh dưỡng cho giai đoạn răng hoàn thiện và ổn định:
Trong giai đoạn từ 16-20 tháng, các bé đã có từ 12 đến 20 cái răng, lúc này các răng của bé dần dần hoàn thiện và ổn định. Do đó, bạn có thể cho bé ăn thực phẩm của người lớn, như: gạo, mì, đậu tương, thịt,…

Ngoài ra, để làm dịu bớt những cơn đau do mọc răng gây ra cho bé, bạn có thể cho bé  những đồ uống mát. Với bé trên 6 tháng tuổi, sự lựa chọn tốt nhất là nước, hoặc có thể bé uống nước ép trái cây pha với nước. Khi bé trên 12 tháng bạn có thể cho uống sữa lạnh, vì các bé rất thích đồ uống này.

Với các mẹ đang cho con bú có thể cho bé bú thường xuyên hơn khi bé mọc răng để cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé, đồng thời cũng giúp bé bớt quấy khóc hơn khi bị đau.

   TT

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cho trẻ ăn váng sữa đúng cách để bé không thừa cân, béo phì

Cho trẻ ăn váng sữa đúng cách ra sao; bé mấy tháng ăn được váng sữa… là thắc mắc của nhiều mẹ trong thời kỳ có con nhỏ đang ăn dặm. MarryBaby mách bạn câu trả lời ngay đây.

1. Hiểu đúng về sản phẩm váng sữa

Trong bài viết váng sữa là gì; mẹ có thể biết váng sữa là lớp chất đạm nổi lên trên bề mặt sữa khi sữa được đun nóng. Theo đó, váng sữa khác với sản phẩm váng sữa bán trên thị trường; do váng sữa tự nhiên là chất đạm từ sữa bị biến tính; còn sản phẩm váng sữa là các loại kem sữa chứa nhiều chất béo.

Hiểu đúng về sản phẩm váng sữa giúp mẹ cho trẻ ăn váng sữa đúng cách; đúng độ tuổi và liều lượng phù hợp.

1.1 Váng sữa không phải thực phẩm giúp thông minh và tăng cân nhanh cho trẻ

Thành phần chủ yếu trong váng sữa là chất béo, một số sản phẩm có hàm lượng cao gấp đôi so với chất béo trong một ly sữa bình thường. Các dưỡng chất đạm, canxi, vitamin hay khoáng chất đều chiếm liều lượng nhỏ. Do đó, đây không phải là thực phẩm tối ưu nhất giúp bé tăng cân và phát triển trí thông minh.

Mỗi bé sẽ có sự phát triển thể chất khác biệt; việc phát triển trí thông minh hay tăng cân phụ thuộc vào cơ địa của mỗi bé. Quan trọng mẹ phải tìm được đúng nguyên nhân khiến bé không tăng cân tốt; để từ đó tìm ra giải pháp phù hợp và cho trẻ ăn váng sữa đúng cách.

1.2 Váng sữa không thể thay thế cho nguồn sữa mẹ hay sữa công thức

Không có thực phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ, kể cả váng sữa. Lý do là vì váng sữa không chứa đủ các chất dinh dưỡng như sữa mẹ; nhất là hàm lượng đạm. Nếu chỉ cho trẻ ăn váng sữa mà không bú sữa mẹ; bé sẽ bị thiếu chất đạm, dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu…

Theo khuyến cáo của WHOUNICEF, bé nên được duy trì bú sữa mẹ trong ít nhất 12 tháng đầu đời. Do đó, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn váng sữa đúng cách như một giải pháp bổ sung; không thay thế cho sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Hiểu đúng về sản phẩm váng sữa
Để cho trẻ ăn váng sữa đúng cách, mẹ cần phân biệt giữa váng sữa tự làm tại nhà khác với các sản phẩm váng sữa trên thị trường

2. Hậu quả khi cho trẻ ăn nhiều sản phẩm váng sữa

Do thành phần chủ yếu của các sản phẩm váng sữa trên thị trường khá lớn. Mẹ cho trẻ ăn váng sữa quá nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ béo phì, thừa cân; từ đó, gia tăng rủi ro mắc các bệnh lý như đột quỵ hay tim mạch.

Ngoài ra, hàm lượng chất béo bão hòa cũng chiếm pahafn lớn tổng lượng chất béo có trong váng sữa. Tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa làm tăng mức cholesterol trong máu.

Tóm lại, trẻ ăn váng sữa nhiều có tốt không thật sự còn tùy thuộc vào thể trạng và từng trường hợp cụ thể. Nếu bé cưng của mẹ bị suy dinh dưỡng, thiếu cân; váng sữa có thể là lựa chọn tốt để bổ sung thêm chất béo cho bé. Nhưng nếu bé thừa cân và có nguy cơ béo phì; mẹ không nên cho bé ăn nhiều.

3. Hướng dẫn mẹ cách cho trẻ ăn váng sữa đúng chuẩn

3.1 Cho trẻ ăn váng sữa khi bé sẵn sàng

Khi nói đến cách cho trẻ ăn váng sữa đúng chuẩn, mẹ cần cho bé ăn đúng độ tuổi. Thông thường, vì sản phẩm váng sữa có nhiều kem sữa béo, mẹ chỉ nên cho bé ăn khi con được 1 tuổi.

Với váng sữa tự nhiên làm tại nhà; hiện nay chưa co nghiên cứu nào cho thấy độ tuổi bé có thể ăn. Nhưng vì khi con 6 tháng tuổi, bé đã có thể bổ sung thêm dưỡng chất ngoài sữa mẹ; mẹ có thể cho bé thử váng sữa tự làm với liều lượng nhỏ và cho bé làm quen từ từ.

Ngoài ra, một số bé sẽ nhận được nhiều lợi ích khi ăn váng sữa: trẻ trên một tuổi nhưng bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng; hoặc trẻ mới bị bệnh cần nhiều năng lượng để phục hồi.

3.2 Chú ý đến số hộp váng sữa bé có thể ăn

Chất béo nên chiếm khoảng 30% lượng calories mỗi ngày bé nên nạp vào. Ví dụ đối với trẻ từ 2 đến 3 tuổi, lượng calo khuyến nghị hàng ngày là 1000 đến 1400 calo/ngày; nghĩa là bé cần khoảng 333,3 đến 466,7 calo từ chất béo mỗi ngày. Nếu sản phẩm váng sữa có 120 calo; mẹ có thể cho bé 2-3 tuổi ăn từ 1-2 hộp/ngày.

Theo cách tổng quát nhất, mẹ có thể cho trẻ ăn váng sữa đúng cách theo liều lượng sau:

  • Bé 1 tuổi: Từ 1/2 – 1 hộp váng sữa/ngày.
  • Bé 2-3 tuổi: Từ 1-2 hộp váng sữa/ngày.

Mẹ lưu ý rằng, bé không chỉ nhận chất béo từ váng sữa; mà còn từ những món ăn trong ngày; do đó, mẹ đừng chiều cho con ăn nhiều hoặc o ép để bé ăn và tăng cân nhanh mẹ nhé. Mẹ chỉ nên dùng váng sữa làm bữa ăn phụ; không nên cho bé ăn quá nhiều vì có thể làm bé đầy bụng, tiêu chảy do hàm lượng chất béo cao.

Chú ý đến liều lượng ăn theo độ tuổi
Cho trẻ ăn váng sữa đúng cách cần chú ý đến liều lượng ăn theo độ tuổi

3.3 Thời điểm nên cho trẻ ăn váng sữa trong ngày

Cũng vì hàm lượng chất béo cao, mẹ chỉ nên cho bé ăn váng sữa vào sau khi ăn sáng, vào bữa phụ lúc buổi trưa hoặc sớm chiều.

Mẹ cũng chú ý chỉ cho bé ăn váng sữa sau khi bé đã ăn bữa chính và bú sữa mẹ đầy đủ. Để tránh bé cảm thấy khó tiêu, đầy bụng và khó ngủ; mẹ cũng không nên cho trẻ ăn váng sữa trước khi đi ngủ.

4. Cách làm váng sữa từ sữa mẹ và sữa công thức

Sau khi biết cách cho trẻ ăn váng sữa đúng chuẩn; mẹ hãy áp dụng hai cách làm váng sữa từ sữa mẹ và sữa công thức dưới đây. MarryBaby đảm bảo các bé sẽ thích thú, ăn ngon miệng hơn đấy mẹ.

4.1 Cách làm váng sữa từ sữa mẹ

Cách làm váng sữa cho trẻ ăn từ sữa mẹ đúng chuẩn không hề phức tạp. Mẹ chỉ cần làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Vắt sữa mẹ ra chai hoặc túi trữ sữa rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh trong vòng 24 giờ.
  • Bước 2: Khi lấy sữa ra, mẹ sẽ thấy lớp sữa có màu hơi vàng và béo nổi lên trên, đó chính là váng sữa. Mẹ chỉ cần vớt sáng sữa cho vào hộp kín rồi bảo quản cẩn thận trong ngăn đông.
  • Bước 3: Khi nào cho bé ăn, mẹ hâm nóng váng sữa lên là được.

Váng sữa làm từ sữa mẹ rất nhanh bị hỏng. Vì vậy tốt nhất, mẹ hãy cho bé dùng trong 2 ngày để đảm bảo dưỡng chất nhé.

4.2 Cách làm váng sữa từ sữa công thức

Với cách làm này, mẹ hãy thêm chuối vào để thay thế vị ngọt của đường, đồng thời kích thích bé ăn ngon miệng hơn.

Chuẩn bị

  • Sữa công thức: 200ml
  • Chuối chín: 1 quả
  • Bột ngô: 1 thìa nhỏ
  • Kem tươi whipping: 120ml
  • Hũ thủy tinh để đựng váng sữa (nên tiệt trùng và sấy khô trước đó)

Cách làm váng sữa cho trẻ ăn đúng chuẩn:

  • Bước 1: Mẹ cắt lát chuối rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng với bột ngô và sữa công thức.
  • Bước 2: Lấy một chiếc nồi nhỏ đổ hỗn hợp đã xay vào rồi đun lửa nhỏ trên bếp, chỉ cần hỗn hợp hơi sệt thì tắt bếp để các dưỡng chất được giữ nguyên vẹn.
  • Bước 3: Cho kem tươi whipping vào hỗn hợp rồi trộn đều, sau đó múc hỗn hợp vào hũ thủy tinh, bảo quản trong tủ lạnh để bé dùng dần.

[key-takeaways title=”Mẹo hay cho mẹ:”]

Mẹ cho bé ăn váng sữa bằng cách dùng ngay trực tiếp, không cần hòa vào bột hay cháo. Còn nếu đang bảo quản váng sữa trong tủ lạnh; trước khi cho bé ăn, mẹ nên ngâm váng sữa vào bát nước ấm.

[/key-takeaways]

5. Cách bảo quản váng sữa cho trẻ ăn đúng cách và giữ trọn vị

Để bảo quản váng sữa cho trẻ ăn đúng cách; mẹ lưu ý những điều sau:

  • Nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh vì váng sữa rất dễ bị hư.
  • Nên xem kỹ hạn sử dụng, thành phần ghi trên hộp trước khi cho bé ăn váng sữa.
  • Cho bé ăn váng sữa càng sớm càng tốt sau khi mua về và nên mua váng sữa ở những cửa hàng, siêu thị có uy tín.

Hy vọng những thông tin như bé mấy tháng ăn được váng sữa; cho bé ăn váng sữa như thế nào đúng cách hữu ích với mẹ bỉm trong hành trình chăm sóc con. Ngoài cách làm váng sữa cho bé, mẹ có thể tham khảo thêm nhiều mẹo hay khác chỉ có tại MarryBaby. Đừng bỏ lỡ, mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Những thực phẩm có hại cho trí thông minh của trẻ

Dưới đây là danh sách “thực phẩm đen” mà cha mẹ nên hạn chế cho con cái để sự sáng tạo và trí thông minh của bé không bị “cản trở”.

1. Đồ ăn nhanh chứa nhiều chất béo:
Mặc dù đồ ăn nhanh là những món ăn khoái khẩu của bé, nhưng đây là những món ăn chứa nhiều chất lipid peroxide có thể làm thay đổi các hóa chất trong não gây tác động xấu tới sự phát triển trí thông minh. Lipid peroxide là chất có khả năng phá hủy các vitamin trong thực phẩm, ảnh hưởng đến sự hấp thu protein trong cơ thể, đồng thời làm cho một số hệ thống enzym chuyển hóa của cơ thể bị phá hủy, dễ gây ra tình trạng mất trí nhớ.

Bên cạnh đó, đồ ăn nhanh có nhiều chất béo cũng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất dopamine – là một hóa chất quan trọng nhằm thúc đẩy cảm giác hạnh phúc, hỗ trợ chức năng nhận thức, năng lực học tập, sự tỉnh táo. Do đó, dù đây là những món ăn ưa thích của rất nhiều trẻ nhỏ, nhưng cha mẹ nên hạn chế cho bé dung nạp vào cơ thể.

2. Thực phẩm chế biến sẵn:
Với những loại thực phẩm chế biến sẵn hết đều chứa các hóa chất, phẩm màu, chất phụ gia, hương vị nhân tạo, chất bảo quản. Các loại hóa chất này hoàn toàn không tốt cho não bộ còn non nớt của bé.

Nếu để bé thường xuyên sử dụng những món ăn chế biến sẵn, lượng hóa chất có trong nhóm thực phẩm này dần dần phá hủy các tế bào thần kinh nằm trong não, giảm khả năng nhận thức và óc sáng tạo của trẻ.

3. Thực phẩm chế biến quá nhiều muối:
Ăn mặn là thói quen không tốt cho sức khỏe không chỉ người lớn mà cả ở trẻ nhỏ.

Chế độ ăn uống với những món ăn mặn không chỉ gây ra huyết áp cao, xơ cứng động mạch, tắc mạch, mà còn có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của não và làm suy giảm trí thông minh của con người. Bên cạnh đó, việc nạp lượng lớn natri (muối) vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, tế bào não chậm phát triển, máu thiếu ô xy, dẫn đến mất trí nhớ và thậm chí là cả lão hóa sớm.

Vì vậy, để không ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh của trẻ, cha mẹ đừng tạo nên cho con cái chế độ ăn uống với quá nhiều muối.

thuc_pham_khong_tot_cho_tri_thong_minh_cua_tre
Bên cạnh những dưỡng chất cần thiết cho bé, mẹ cũng cần chú ý đến các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe và trí thông minh của con yêu

4. Thực phẩm có nhiều bột ngọt:
Để tăng thêm vị ngon ngọt cho món ăn, nhiều người thường có thói quen cho rất nhiều bột ngọt nêm nếm khi chế biến. Tuy nhiên, khi lượng bột ngọt quá cao (trên 4g/ ngày) được đưa vào cơ thể trong thời gian dài, sẽ gây thiếu chất kẽm nghiêm trọng ở trẻ, dẫn đến tình trạng chậm phát triển trí thông minh ở bé.

Vì vậy, tốt nhất đừng quá lạm dụng bột ngọt khi chế biến đồ ăn, đặc biệt là trong món ăn dành cho con trẻ.

5. Thực phẩm chứa nhiều đường:
Cũng giống như những loại thực phẩm chứa nhiều muối, thì thực phẩm với quá nhiều đường cũng là “thủ phạm” gây hại cho trí não của bé.

Bởi khi lượng đường quá nhiều có thể sẽ gây ra các vấn đề về thần kinh, đồng thời cũng có thể can thiệp vào bộ nhớ của con người. Đặc biệt, khi con trẻ đang trong giai đoạn phát triển, thì thực phẩm chứa nhiều đường còn có thể cản trở khả năng tìm hiểu, phán đoán, sáng tạo của bé.

Hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường là một cách để cha mẹ bảo vệ sự sáng tạo và thông minh cho trẻ.

TT

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Thực đơn cho bé ăn dặm đúng cách

Thực đơn cho bé ăn dặm, bạn có thể chuẩn bị từ khi bé 6 tháng tuổi trở đi. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé có thể hấp thu chất khác ngoài sữa mẹ.

cho bé ăn dặm

Bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào?

Với hầu hết trẻ, bạn có thể bắt đầu bằng cách nghiền nhỏ các loại thức ăn. Thường thì các bà mẹ có thói quen bắt đầu thực đơn cho bé ăn dặm bằng ngũ cốc nhưng chưa có gì chứng minh bé nên ăn món gì trước thì tốt hơn. Bạn có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm bằng các loại thực phẩm được nghiền nhỏ như khoai lang, bí, chuối, đào và lê.

Trước tiên, bạn cho bé bú rồi cho ăn một hoặc hai muỗng thức ăn được nghiền nhỏ. Nếu bạn muốn bắt đầu với ngũ cốc, nên trộn với sữa bột hoặc sữa mẹ để tạo thành một hỗn hợp sền sệt và dùng muỗng bằng nhựa mềm đút cho bé để tránh gây tổn thương nướu, bắt đầu cho ăn với một chút thức ăn ở đầu muỗng.

Nếu bé có vẻ không hứng thú với việc cho ăn bằng muỗng thì có thể cho bé ngửi và nếm thử thức ăn hoặc chờ cho đến khi bé muốn ăn. Đừng cho bột ngũ cốc vào bình sữa vì như vậy bé sẽ không nhận thức được rằng thức ăn phải được ăn từ muỗng và phải ngồi ăn.

Khi bắt đầu thực đơn cho bé ăn dặm, bạn nên cho bé ăn mỗi ngày một lần vào bất kỳ thời điểm nào khi hai mẹ con cảm thấy tiện, nhưng đừng cho ăn khi bé mệt mỏi hoặc bực bội. Lúc đầu bé có thể không ăn nhiều nhưng nên cho bé một thời gian để làm quen. Một số bé cần phải tập làm quen với việc giữ thức ăn trong miệng và nuốt.

Khi bé đã quen với thực đơn mới, có thể cho bé ăn vài muỗng cà phê một ngày. Nếu bé đang ăn ngũ cốc, mẹ có thể dần dần bớt lượng chất lỏng để thức ăn sệt hơn. Khi bé có thể ăn nhiều hơn, nên tăng thêm một cữ ăn dặm.

♦Làm sao biết được khi nào bé đã no?
Mỗi cữ bé có thể ăn lượng thức ăn khác nhau nên đó không phải là tiêu chuẩn để biết khi nào bé đã no. Nếu bé ngả người ra phía sau, quay mặt khỏi thức ăn, bắt đầu chơi với muỗng hoặc không chịu mở miệng thì có thể bé đã ăn đủ. Thỉnh thoảng bé sẽ ngậm miệng vì chưa ăn xong nên hãy cho bé thời gian để nuốt.

 cho bé ăn dặm trong ngày

♦Có cần phải tiếp tục cho bé bú mẹ hoặc bú bình không?
Bé cần phải uống sữa cho đến khi được một tuổi. Sữa mẹ và sữa bột công thức cung cấp các vitamin quan trọng, sắt và protein ở dạng dễ tiêu hóa. Thức ăn dặm không thể cung cấp tất cả dưỡng chất từ sữa mẹ hoặc sữa bột trong năm đầu. Bạn nên để ý xem bé cần bao nhiêu sữa mẹ hoặc sữa bột sau khi bắt đầu ăn dặm.

♦Cho bé làm quen với thức ăn mới như thế nào?
Mẹ nên thử cho bé làm quen với thức ăn mới một cách chậm rãi, mỗi lần chỉ cho làm quen với một loại rồi chờ ít nhất ba ngày mới cho ăn loại tiếp theo. Như vậy, bạn sẽ biết được liệu bé có bị dị ứng với loại thức ăn nào đó hay không. Dấu hiệu dị ứng bao gồm tiêu chảy, nôn mửa, mặt sưng phù, thở khò khè hoặc nổi mẩn đỏ. Nếu gia đình có tiền sử bị dị ứng hoặc bé bị dị ứng khi tập ăn, nên chờ ít nhất một tuần trước khi cho bé ăn thức ăn mới.

Nên hỏi bác sĩ về các loại thức ăn dặm và thời điểm cho ăn. Để an toàn, bác sĩ có thể khuyên bạn đừng nên cho bé ăn quá sớm các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu nành, các sản phẩm từ sữa tươi, trứng, lúa mì và cá.

Mặc dù cho bé làm quen với việc ăn nhiều loại thức ăn là tốt nhưng cũng cần thời gian để bé làm quen với mùi vị và cảm giác mới. Quá trình cho bé làm quen với thức ăn thường theo thứ tự như sau:

  • Thức ăn nghiền mịn hoặc sền sệt
  • Thức ăn xay nhỏ hoặc nghiền nhỏ
  • Thức ăn xắt nhỏ

Nếu bé đang ăn ngũ cốc và sắp làm quen với rau củ hoặc trái cây, nên cho thêm vài muỗng các loại thức ăn này khi cho bé ăn ngũ cốc. Tất cả thức ăn phải ở dạng sệt vì ở giai đoạn này bé sẽ ép thức ăn lên vòm miệng rồi nuốt xuống.

Nếu bạn cho bé ăn các loại thức ăn dặm được chế biến sẵn, nên múc một ít ra đĩa nhỏ rồi cho bé ăn. Nếu bạn lấy trực tiếp từ hũ cho bé thì bạn sẽ không thể để dành phần còn lại vì đã bị nhiễm khuẩn từ miệng bé thông qua muỗng cho ăn. Ngoài ra, bạn phải bỏ tất cả những hũ thức ăn sẵn trong vòng một đến hai ngày kể từ khi mở nắp trong thực đơn cho bé ăn dặm.

Ăn dặm cho bé

Một số phụ huynh có thể khuyên bạn nên bắt đầu thực đơn cho bé ăn dặm bằng rau củ thay vì trái cây để bé không bị nghiện đồ ngọt. Tuy nhiên, khi sinh ra thì bé nào cũng thích vị ngọt nên bạn không cần quá quan tâm đến thứ tự các món ăn dặm. Ngoài ra, đừng loại bỏ món nào ra khỏi thực đơn cho bé ăn dặm chỉ vì bạn không thích món đó. Lưu ý, không cho bé ăn các loại thức ăn có thể gây nghẹn.

Nếu bé quay mặt đi khi được cho ăn một món nào đó thì đừng ép bé, thử lại sau khoảng một tuần. Bé có thể không bao giờ thích khoai lang hoặc sẽ thay đổi suy nghĩ nhiều lần và cuối cùng thì lại mê món khoai lang.

Đừng ngạc nhiên nếu phân của bé có màu và mùi khác khi bắt đầu ăn dặm. Nếu từ trước đến giờ bé chỉ bú mẹ thì bạn có thể nhận thấy phân bé có mùi nặng hơn rất nhiều so với lúc trước dù bé chỉ ăn vài mẩu thức ăn nhỏ. Điều này là hoàn toàn bình thường. Nếu phân của bé có vẻ quá cứng, nên cho bé ăn các loại rau củ quả khác ngoài gạo và chuối vì 2 loại này có thể góp phần gây táo bón,.

Vào khoảng thời gian này, bạn cũng có thể tập cho bé uống nước để hạn chế táo bón mặc dù lượng nước cần thiết vẫn được lấy từ sữa mẹ hoặc sữa bột. Bạn có thể cho bé uống 50 – 100ml nước mỗi ngày bằng ly tập uống.

Thực phẩm ngon miệng dành cho bé ăn dặm

Với các bé ăn dặm, ngoài việc bổ sung các món ăn phù hợp, bạn hãy bắt đầu rèn luyện cho bé kỹ năng ăn uống tự lập. Vì đây là thời điểm quan trọng để tập chi bé ăn dặm, làm quen với việc cầm đồ ăn và các loại thức ăn mới. Khi đó, bé luôn có thói quen dùng tay nhét các loại thức ăn vào miệng. Bạn cũng nên lựa chọn những loại thực phẩm cần thiết, đủ dinh dưỡng và dễ nhai cho bé ăn dặm.

♦ Dưới đây là 7 thực phẩm thích hợp có trong thực đơn cho bé ăn dặm

1. Các loại thịt: Thịt được xem là một trong những thực phẩm lý tưởng cho bé. Thịt bò, thịt heo, thịt gà rất tốt vì có chứa các chất sắt cần thiết trong những năm đầu đời của bé. Tuy nhiên, bạn hãy chọn những phần thịt mềm để bé không bị hóc. Có nhiều cách chế biến thịt khác nhau, bạn có thể tham khảo để cho thực đơn ăn dặm trong ngày của bé được phong phú.

2. Cá: Các chất béo có khả năng chống oxy hóa như omega 3 rất tốt cho sự phát triển của não bé. Ngoài ra DHA trong dầu cá cũng có vai trò quan trọng tương tự. Bạn hãy bổ sung vào danh sách ăn của bé những món từ cá. Tuy nhiên, hãy lựa chọn các loại cá chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và ít có thủy ngân như cá hồi, cá ngừ… Với cá, bạn cần nấu kỹ để khử mùi tanh, sau đó cắt miếng nhỏ vừa ăn cho bé.

3. Trứng: Là một loại thực phẩm không thể thiếu và rất dễ chế biến cho khẩu phần của bé ăn dặm. Bạn có thể luộc trứng hoặc xào cùng các loại rau, nấm, củ quả khác cho bé. Các thành phần dinh dưỡng trong trứng như protein, các vitamin rất tốt cho sự phát triển của bé.

các món ăn dặm

4. Rau, quả mềm: Rau quả cung cấp một lượng chất xơ và các loại vitamin cần thiết cho quá trình phát triển cơ thể của bé. Bên cạnh đó, màu sắc bắt mắt, mùi vị đa dạng cũng giúp bé dễ ăn hơn. Bạn hãy tăng cường bổ sung các loại trái cây dễ ăn như đu đủ, kiwi, xoài, dâu tây và các loại rau củ như bông cải, cải bó xôi, cà rốt, bí đỏ, khoai lang… Bạn cần nấu các loại thực phẩm này cho mềm sau đó cắt nhỏ cho bé dễ nhai.

5. Đậu: Các loại thuộc họ đậu như đậu xanh, đậu nành, đậu Hà Lan… rất giàu protein, vitamin và các chất xơ. Hơn nữa, bé rất dễ ăn các món này. Các loại đậu đậu cần được nấu chín và mềm, là món ăn vô cùng dinh dưỡng cho sự phát triển và trí thông minh của bé từ khi còn nhỏ mà bạn không thể bỏ qua.

6. Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc nguyên hạt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ cần thiết. Khi sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt bé cũng hấp thu luôn các chất dinh dưỡng có trong mầm, cám của ngũ cốc. Với ngũ cốc, khi nấu bạn cần đảm bảo chất dinh dưỡng không bị hao hụt trong quá trính nấu.

7. Pho mát: Ngoài các thực phẩm nói trên, bạn cũng có thể sử dụng thêm pho mát vào thực đơn hàng ngày cho trẻ ăn dặm. Bạn có thể trộn pho mát vào các loại rau, đậu hay trứng hoặc cũng có thể cho bé ăn riêng. Pho mát rất giàu protein và canxi cần thiết cho sự phát triển chiều cao của bé về sau.

Thông qua việc ăn bốc, trong quá trình bé ăn dặm, bé sẽ học được cách phân biệt chất liệu, màu sắc, hương vị riêng… của từng loại thức ăn. Để kích thích thị giác của bé, bạn nên chú ý đến các món có nhiều màu sắc. Ngoài ra, chế biến vừa khẩu vị và cắt nhỏ vừa phải để bé có thể dễ dàng cầm tay. Khi nấu ăn, bạn cũng chú ý không nêm thêm muối vào đồ ăn của bé ăn dặm và các thức ăn phải đảm bảo được mềm cho bé dễ ăn.

Thực đơn cho bé ăn dặm đúng cách

1. Độ tuổi 6-8 tháng: Với thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi tới 8 tháng tuổi, chúng ta nên tập cho bé ăn ngũ cốc, trái cây và rau củ, cùng với 3-5 lần uống sữa (tương đương với 500-700 ml sữa bột/ngày).

  • Bữa sáng: 
    1-2 muỗng canh ngũ cốc (loại dành cho bé sơ sinh). Khi bé ăn dặm, bạn không cần chỉ cho bé ăn với gạo, chúng ta có thể dùng những loại ngũ cốc thay thế khác như: yến mạch, lúa mạch.
  • Bữa trưa: 
    1-2 muỗng canh ngũ cốc (loại dành cho bé sơ sinh).
     2 muỗng canh trái cây hoặc rau củ xay nhuyễn (táo, xoài chín, khoai lang, đậu Hà Lan).
  • Bữa tối: 
    1-2 muỗng canh ngũ cốc (loại dành cho bé sơ sinh).
    1-2 muỗng canh trái cây hoặc rau quả (như cà rốt xay nhuyễn, bí, chuối, quả mơ).

Thực đơn cho bé ăn dặm
2. Độ tuổi 8-11 tháng: Thêm các loại thịt và thức ăn cỡ nhỏ vào chế độ ăn uống hàng ngày của bé, cùng với 3-5 lần uống sữa (tương đương với 500-700ml sữa bột/ngày).

  • Bữa sáng:
    2-3 muỗng canh ngũ cốc (loại dành cho bé sơ sinh).
    Khoảng 1 muỗng canh trái cây như kiwi xắt hạt lựu, chuối, đào chín, dưa hấu, dưa lưới.
  • Bữa trưa:
    2-3 muỗng canh ngũ cốc (loại dành cho bé sơ sinh).
    2 muỗng canh trái cây xay nhuyễn.
    1 muỗng canh thức ăn cỡ nhỏ như: ngũ cốc nguyên hạt, một ít đậu phụ, bí xắt hạt lựu nấu chín.
  • Bữa tối:
    2 muỗng canh rau củ xay nhuyễn.
    1-2 muỗng canh thịt xay (thịt gà hay thịt bò).
    1 muỗng canh thức ăn loại (cỡ) nhõ: 1 lát thơm nhỏ, đào chín, xoài, chuối thái hạt lựu.

3. Độ tuổi 12-24 tháng: Thay thế bột dinh dưỡng bằng 2 cốc sữa nguyên chất mỗi ngày. Tuy nhiên, có khoảng 2% tỉ lệ ở bé có nguy cơ thừa cân. Vì vậy, chúng ta vẫn tiếp tục cho bé uống sữa bột nhưng vẫn đảm bảo là thức ăn ở dạng cứng là nguồn dinh dưỡng chính cho bé.

  • Bữa sáng:
    1 lát bánh mì nướng
    1 quả trứng (luộc hoặc chế biến bằng cách khác)
    6 lát nho + 56ml sữa
    Bữa ăn nhẹ: chuối xắt lát + 56ml sữa
  • Bữa trưa:
    2 lát bánh mì nướng
    1 lát pho mát
    1/4 chén bông cải xanh nấu chín, mềm
    56ml sữa
    Bữa ăn nhẹ: 1/4 tách bột ngũ cốc
    1/4 chén nho: dưa gang
  • Bữa tối:
    1/2 chén mì với sốt cà chua
    30gr thịt bò
    2 muỗng canh rau xắt nhỏ, nấu chín, mềm
    56ml sữa
    Bữa ăn nhẹ: 1/4 chén trái cây xắt nhỏ
    1/4 ly yogurt

[inline_article id=67099]

Con bạn có thể hấp thụ được tất cả các carbohydrate bé cần từ sữa mẹ và bột dinh dưỡng. Vì vậy, bạn nên cho bé tập uống bằng slippy cup (loại ly nhỏ, nắp có chỗ uống nhô lên) trong bữa ăn khi bé đạt 6 tháng tuổi để bé có thói quen uống bằng ly và nếm vị của nước lọc. Hãy tập cho bé uống nước trái cây, nhưng loại thức uống này dễ gây sâu răng và dẫn đến việc bị tiêu chảy đối với bé mới chập chững biết đi. Sau 1 tuổi, bạn nên đảm bảo cho bé uống 2 ly nước mỗi ngày.

NAPHASINTHU