Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Chế độ dinh dưỡng “chuẩn” cho bé theo tháp dinh dưỡng

Bé chuẩn bị ăn dặm cũng là lúc mẹ cần quan tâm tới tháp dinh dưỡng. Dựa vào những thông tin cụ thể về việc sử dụng thực phẩm khoa học sẽ giúp mẹ xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ theo từng giai đoạn.

Tháp dinh dưỡng không phải là khái niệm mới trong y khoa cũng không mới với những bà mẹ trẻ hiện đại nhưng chưa đủ “độ phủ” để tiếp cận với tất cả mẹ bỉm sữa. Nhưng đây là thời đại công nghệ, chỉ cần muốn, sau khi sinh mẹ có thể bắt đầu tìm hiểu thông tin cụ thể để xây dựng chế độ ăn dặm hoàn hảo nhất cho bé.

Tháp dinh dưỡng là gì?

Mong muốn giúp mọi người có thể tự lựa chọn chế độ ăn uống hợp lý, cân đối về mặt dinh dưỡng để cơ thể luôn khỏe mạnh, các chuyên gia dinh dưỡng đã hình tượng hóa lượng thực phẩm tiêu thụ của một người  trong tháng, xếp theo mỗi nhóm thực phẩm giống như hình kim tự tháp Ai Cập, gọi là “Tháp dinh dưỡng”.

Tháp dinh dưỡng dùng để minh họa lượng thực phẩm trung bình mà các chuyên gia khuyến cáo người trưởng thành nên ăn vào cho 1 người trong tháng để phòng ngừa bệnh tật.

tháp dinh dưỡng 1
Tháp dinh dưỡng cân đối giúp mẹ hình dung cụ thể về cách sử dụng từng loại thực phẩm

Hiện tại, tháp dinh dưỡng gồm có 7 tầng theo thứ tự từ dưới nên trên gồm có:

  • Lương thực
  • Rau xanh
  • Quả chín
  • Nhóm thịt động vật
  • Nhóm chất béo
  • Đường muối
Các nhóm thực phẩm ở đỉnh tháp nên hạn chế ăn, nhóm thực phẩm ở đáy tháp cho phép ăn nhiều hơn.

Tháp dinh dưỡng trẻ em

Khi trẻ ăn dặm mẹ cũng được khuyên nên đảm bảo cung cấp đủ cho bé 4 nhóm thực phẩm chính đó là: chất bột, chất béo, chất đạm, chất xơ. Dĩ nhiên là với những trẻ đã ăn dặm vững, tức là giai đoạn khoảng 8 tháng tuổi trở đi.

Tùy từng độ tuổi, chế độ ăn của trẻ sẽ thay đổi. Cụ thể khi trẻ bắt đầu ăn dặm không nên cho ăn nhiều vì lúc này cần cân bằng việc cho trẻ bú mẹ, thức ăn chỉ là tập dần, không đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp dinh dưỡng.

Khi trẻ được 18 tháng, chế độ ăn của bé tương đương với người lớn gồm 3 bữa chính và hai bữa phụ mỗi ngày. Có thể cho trẻ dùng khoảng 450-700ml sữa và các chế sản phẩm từ sữa cùng với 100-150ml nước hoa quả mỗi ngày. Lưu ý chỉ cho trẻ uống nước ép trái cây tươi hạn chế mức tối đa việc sử dụng nước ngọt có ga hay các loại nước hoa quả đóng chai.

Tính toán khẩu phần ăn trẻ giai đoạn đầu đời rất quan trọng. Nếu chế độ ăn hợp lý, trẻ sẽ tránh mắc phải các bệnh thường gặp như béo phì, còi xương, đái tháo đường. Nhu cầu chất béo của trẻ trong các bữa ăn không vượt quá 30% vì vậy các mẹ không nên sử dụng chất béo no có chứa trong thịt, các sản phẩm từ sữa, dầu cọ, dầu dừa. Đường thường cung cấp năng lượng lớn nhưng giá trị dinh dưỡng thấp nên cũng hạn chế dùng.

[inline_article id=63493]

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Khẩu phần đảm bảo cung cấp năng lượng cho trẻ mầm non là 1300 Kcal, với các vi chất dinh dưỡng hợp lý. Để giúp ước lượng số lượng mỗi thực phẩm cần ăn dễ dàng, số lượng thực phẩm được trình bày dưới dạng các đơn vị ăn đối với mỗi thực phẩm. Nhóm thực phẩm trong cùng một tầng có thể thay đổi cho nhau.

tháp dinh dưỡng 1
Mỗi giai đoạn phát triển trẻ cần một chế độ ăn thích hợp
Sáng Trưa Tối

2 đơn vị ngũ cốc

1/2 đơn vị rau

1 đơn vị thịt

1 đơn vị sữa

2 đơn vị ngũ cốc

1 đơn vị rau

1 đơn vị cá

1 đơn vị sữa

1 đơn vị quả

2 đơn vị ngũ cốc

1/2 đơn vị rau

1,5 đơn vị trứng

2  đơn vị sữa

1 đơn vị quả

Bên cạnh chế độ ăn thì việc đảm bảo hoạt động thể lực là vô cùng cần thiết để trẻ phát triển tốt ưu và có một sức khỏe tốt. Không có khuyến cáo cụ thể nhưng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới đối với trẻ 5 tuổi cần hoạt động thể lực cường độ vừa trở lên (như đi bộ, chạy, nhảy dây, các trò chơi đuổi bắt, bóng rổ, bóng đá, bơi lội, đạp xe …) trong ít nhất 60 phút mỗi ngày. Có thể chia nhỏ thời gian vận động nhưng ít nhất là 10 phút cho mỗi lần.

Như vậy với tháp dinh dưỡng mẹ sẽ giảm bớt được những lo lắng về chế độ dinh dưỡng của bé. Tuy nhiên để đảm bảo cho bé một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và đầy đủ nhất cho riêng bé mẹ cần tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng.