Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng 2008, khi cho bé ăn dặm, mẹ nên tránh các loại thực phẩm như lòng trắng trứng, bơ đậu phộng, nghêu, sò ốc và các loại trái cây thuộc họ cam quýt … Các chuyên gia cho rằng, không chỉ có thể gây dị ứng, một số thực phẩm còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Chẳng hạn, đường và muối, những gia vị “‘cấm kỵ” không nên dùng khi chế biến thức ăn cho bé, nhất là với trẻ dưới 12 tháng tuổi. Thậm chí, nhiều tổ chức y tế vẫn khuyến cáo các mẹ không nên cho bé ăn dặm trước 4-6 tháng tuổi để bảo vệ bé khỏi các bệnh liên quan đến dị ứng. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo nên trì hoãn thời gian trẻ tiếp xúc với những thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như cá, trứng, đậu phộng, sữa bò… Tuy nhiên, Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khẳng định rằng không có bằng chứng xác thực nào cho thấy việc can thiệp vào chế độ dinh dưỡng của bé sau giai đoạn 4-6 tháng sẽ giúp ngăn chặn các bệnh về dị ứng. Việc nên hay không nên cho bé ăn dặm sớm vẫn tiếp tục nhận được các ý kiến trái chiều của các chuyên gia nhi khoa, một số cảnh báo và một lại “bật đèn xanh” cho vấn đề này.
Năm 2012, sau nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đã loại bỏ một số loại thực phẩm ra khỏi “danh sách đen”, mở rộng thêm số lượng những thực phẩm bạn có thể cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, dù đã loại bỏ khá nhiều, nhưng danh sách thực phẩm cần tránh khi cho bé ăn dặm vẫn còn khá dài, với những “thành viên thường trực”, có thể gây hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh nếu mẹ không cẩn thận.
– Mật ong: Với trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi có đường ruột còn non yếu, khi dùng mật ong có thể gây tình trạng nhiễm độc Botulium.
– Sữa tươi: Hàm lượng đạm khá cao trong sữa tươi sẽ không phù hợp với hệ tiêu hóa của các bé dưới 12 tháng tuổi, có thể dẫn đến tình trạng quá tải của thận và dạ dày.
– Nhóm trái cây có tính a-xít cao như cam, quýt có thể khiến trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi bị rối loạn tiêu hóa.
– Dâu tây, những loài có vỏ cứng (shellfish) có thể gây ra một số vấn đề dị ứng nghiệm trọng.
– Súp-lơ và các loại đậu có thể gây chứng đầy hơi, khó tiêu cho các bé 6 tháng tuổi.
Dựa theo khuyến cáo năm 2012 của các chuyên gia dinh dưỡng, để đảm bảo cho sức khỏe của bé, mẹ chỉ nên cho bé sử dụng những loại thực phẩm sau, khi bé đã đủ tuổi.
Thực phẩm | Độ tuổi sử dụng an toàn |
Mật ong (không gây ra dị ứng, nhưng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm độc botulium đối với trẻ dưới 1 tuổi) | Trẻ trên 1 tuối |
Bơ đậu phộng | Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi (trước đây là trên 12 tháng đến 2 tuổi) |
Các loại hạt (có thể làm cho bé bị hóc, ngạt thở) | Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi (trước đây là trên 12 tháng đến 2 tuổi) |
Họ cam chanh (không gây dị ứng nhưng sẽ làm xót ruột hay rối loạn tiêu hóa do axit. Hàm lượng axit của chanh, thơm và cam là khác nhau. Riêng cà chua, không thuộc họ cam chanh những vẫn có axit) |
Trẻ 6 đến 12 tháng (trước đây là trên 12 tháng) |
Dâu tây, mâm xôi và dâu tằm tươi | Trẻ 6 đến 12 tháng (trước đây là trên 12 tháng) |
Bắp (có thể gây dị ứng và không chứa nhiều dưỡng chất) | Trẻ 6 đến 12 tháng (trước đây là trên 12 tháng) |
Lòng trắng trứng (lòng trắng trứng của món trứng nướng có thể cho bé tầm 8-9 tháng ăn) | Trẻ 6 đến 12 tháng (trước đây là trên 12 tháng) |
Sữa tươi nguyên kem (thành phần lactose và đạm sữa bò là nguyên nhân gây ra dị ứng và làm bé khó tiêu, ngoại trừ sữa chua và phô mai. Sữa tươi còn gây cản trở quá trình hấp thụ sắt, chất đóng vai trò quan trọng trong năm đầu đời của bé) | Trẻ trên 12 tháng |
Bột mì (với những bé không có vấn đề với gluten trong yến mạch hay lúa mạch và không có tiền sử dị ứng với lúa mì hay không dung nạp gluten) | Trẻ từ 6 đến 12tháng (trước đây là sau 9 tháng đến 12 tháng) |
Nho (không gây ra dị ứng nhưng sẽ có nguy cơ làm cho bé hóc, ngạt thở nên cần cảnh giác khi cho bé ăn) | Trẻ từ 10 đến 12 tháng |
Động vật có vỏ/ Động vật giáp xác (nguy cơ dị ứng cao) | Trẻ từ 6 đến 12 tháng (trước đây là từ 1 đến 2 tuổi) |
[inline_article id=67715]