Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bé 7 tháng tuổi ăn được những gì? Thực đơn ăn dặm cho bé

Ở giai đoạn 7 tháng tuổi, bé đã mọc được vài chiếc răng đầu tiên nên mẹ đã có thể thay đổi thực đơn ăn dặm cho trẻ rồi nhé. Nếu đang thắc mắc bé 7 tháng tuổi ăn được gì, mẹ hãy cùng nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của con yêu để có cách lựa chọn thực phẩm phù hợp nhé!

Từ tháng thứ 5, 6 sau khi sinh thực phẩm ăn dặm của trẻ chủ yếu là cháo loãng, nhiều nước, rây nhuyễn. Vậy bé 7 tháng tuổi ăn được gì?

1. Trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm như thế nào?

Từ tháng thứ 7; mẹ có thể cho bé ăn thức ăn ở dạng đặc hơn, ít loãng, có hình khối (không cần rây). Thịt cá rau củ lúc này có thể xay nát và dùng trực tiếp mà không cần rây để tận dụng tối đa chất xơ.

Bé 7 tháng tuổi ăn được cháo gì? Khi được 7 tháng tuổi, bé đã có thể ăn thêm các loại tôm, cua, cá, lươn. Khi nấu cháo cho bé, mẹ cần bỏ vỏ, vảy, xương rồi cắt hoặc băm nhỏ và nấu chín. Riêng bột cua đồng, mẹ lấy nước giã cua lọc kỹ thay cho nước lã nấu bột nhé.

Lượng thực phẩm gợi ý trong bữa ăn dặm của bé 7 tháng

Mẹ lưu ý các nhóm thực phẩm cơ bản cần đảm bảo trong bữa ăn dặm của bé: chất bột – chất đạm- chất xơ – chất béo.

  • Dầu (mỡ): 5ml.
  • Rau xanh: 2 thìa (20g).
  • Bột gạo: 20g (4 thìa cà phê).
  • Thịt (cá, tôm): 2 -3 thìa (20 – 30g) hoặc lòng đỏ trứng gà.

Trẻ 7 tháng ăn được những món cháo gì? Mẹ tham khảo cách nấu các món cháo bắp, cháo vịt, cháo ếch, cháo quả óc chó, cháo lươn,… cho bé 7 tháng ăn dặm.

Đây cũng là giai đoạn bé phát triển chiều cao và cân nặng tốt, mẹ đọc thêm bài viết lượng calo cần thiết cho trẻ mỗi ngày để giúp con không bị thiếu hay thừa dinh dưỡng nhé.

2. Trẻ 7 tháng ăn dặm cần chú ý điều gì?

Trước khi biết bé 7 tháng tuổi ăn được gì; mẹ cần hiểu rõ về tầm quan trọng của dưỡng chất để bổ sung cho phù hợp.

Ở giai đoạn này, bé rất dễ thiếu hụt những vi chất dinh dưỡng cần thiết. Mẹ chú ý:

Dưỡng chất quan trọng cho bé 7 tháng
Biết nhóm dưỡng chất thiết yếu cũng cần thiết như biết bé 7 tháng tuổi ăn được gì

3. Bé 7 tháng tuổi ăn được những gì?

Theo nhu cầu dinh dưỡng kể trên; mẹ có thể cho bé ăn dặm thêm những loại thực phẩm mới. Một chế độ dinh dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi bao gồm những món thực phẩm như sau.

3.1 Bé 7 tháng tuổi ăn được rau gì?

Bé 7 tháng có thể ăn được nhiều loại rau. Để tập cho bé ăn dặm; mẹ cần nấu chín rau củ để làm mềm; sau đó, nghiền hoặc trộn rau củ cho phù hợp với bé.

Những loại rau gì cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm được?

  • Cà rốt.
  • Bí ngô.
  • Trái bơ.
  • Bí ngòi.
  • Cải bắp.
  • Cải xoăn.
  • Măng tây.
  • Đậu xanh.
  • Ớt chuông.
  • Củ cải vàng.
  • Đậu Hà Lan.
  • Súp lơ trắng.
  • Rau chân vịt.
  • Bông cải xanh.
  • Cải củ Thụy Điển.

3.2 Thực phẩm giúp bé 7 tháng bổ sung tinh bột

Với những nhóm thực phẩm bổ sung tinh bột; mẹ có thể nấu chín; nghiền hoặc trộn để cho bé dễ ăn. Mẹ trộn ngũ cốc với sữa mẹ; hoặc sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh; hoặc sữa bò nguyên chất (đầy đủ chất béo) và đã được tiệt trùng.

Những thực phẩm giàu tinh bột gì mà trẻ 7 tháng tuổi ăn được?

3.3 Bé 7 tháng tuổi ăn được thịt gì?

Bé 7 tháng tuổi ăn được thịt gì?
Bé 7 tháng tuổi ăn được thịt gì? Thịt gà, thịt bò hay cá đều rất có lợi!

Ngoài việc cung cấp cho bé chất đạm, thịt, trứng này còn chứa các chất dinh dưỡng hữu ích khác; chẳng hạn như sắt và kẽm, rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh.

Thực phẩm có nhiều protein bao gồm:

  • .
  • Cừu.
  • Đậu.
  • Trứng.
  • Gà tây.
  • Thịt bò.
  • Đậu gà.
  • Đậu hũ.
  • Thịt lợn.
  • Đậu lăng.
  • Lươnếch.
  • Thịt vịt hoặc ngỗng.
  • Cá (không có xương).

3.4 Trẻ 7 tháng tuổi ăn được hoa quả gì?

Mẹ có thể nghiền hoặc trộn các loại trái cây để cho bé 7 tháng dễ ăn. Những loại trái cây có “thịt” hơi cứng sẽ cần được nấu chín và làm mềm. Mẹ đừng quên rửa sạch; loại bỏ vỏ; hoặc những phần trái cây thâm nhé.

Những loại hoa quả gì tốt cho bé 7 tháng tuổi ăn được:

  • Lê.
  • Táo.
  • Mận.
  • Xoài.
  • Chuối.
  • Đu đủ.
  • Dâu tây.
  • Trái dứa.
  • Quả kiwi.
  • Quả đào.
  • Quả cam.
  • Dưa gang.
  • Quả việt quất.
  • Quả mâm xôi.
  • Quả xuân đào.

3.5 Bé 7 tháng tuổi ăn được bơ sữa gì?

Bơ sữa
Nhiều mẹ thắc mắc bé 7 tháng tuổi ăn được bơ sữa gì?

Thực phẩm sữa tiệt trùng như sữa chua béo và pho mát tiệt trùng là những thực phẩm thích hợp cho bé từ khoảng 6 tháng tuổi.

Sữa chua nguyên chất, không đường; hoặc sữa chua nguyên chất là một lựa chọn tốt vì chúng không chứa thêm đường. Sữa bò hoặc sữa dê hoặc sữa cừu đã được tiệt trùng toàn bộ (nguyên chất béo) có thể được sử dụng để nấu ăn hoặc trộn với thức ăn từ khoảng 6 tháng tuổi; nhưng không phải là thức uống cho đến khi con được 12 tháng.

Phô mai tách muối cũng là một lựa chọn hữu ích khác cho các bé; vừa có thể bổ sung các chất dinh dưỡng lại đa dạng thêm thực đơn cho con nên các mẹ cũng có thể thử nhé.

4. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

4.1 Bé 7 tháng tuổi ăn được thực đơn gì theo ngày?

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi theo ngày
Bé 7 tháng tuổi ăn dặm được gì theo ngày?

4.2 Bé 7 tháng tuổi ăn được thực đơn gì theo tuần?

Bé 7 tháng một ngày cần chia thành 5-6 cữ ăn khác nhau. Vì bụng bé còn nhỏ; chưa hấp thụ được một lượng thức ăn lớn mỗi lần. MarryBaby gợi ý mẹ thực đơn cho bé ăn dặm trong 4 tuần như sau:

thực đơn cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm theo tuần
Bé 7 tháng tuổi ăn dặm được gì theo tuần?

4.3 Thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 7 tháng

Sau khi biết bé 7 tháng tuổi ăn được gì; mẹ biến tấu món ăn hoặc theo thực đơn 30 ngày như sau:

  • Ngày 1,2,3: Ăn cháo.
  • Ngày 4: Cháo nấu cà rốt và trà trái cây.
  • Ngày 5: Cháo rau ngót.
  • Ngày 6: Cháo nấu với bí đỏ.
  • Ngày 7: Cháo và bông cải xanh xay nhuyễn.
  • Ngày 8: Bí xanh rây, cháo và nước lọc.
  • Ngày 9: Súp khoai lang nấu với bông cải và chút nước lọc.
  • Ngày 10: Súp bí đỏ nấu với sữa mẹ.
  • Ngày 11: Nước lọc, cháo trắng tỉ lệ 1:10, rau xanh.
  • Ngày 12: Cà rốt nấu rau mồng tơi, cháo trứng gà.
  • Ngày 13: Đậu cô ve, súp khoai tây kèm trứng gà.
  • Ngày 14: Cháo bánh mì, nước dùng và rau củ.
  • Ngày 15: Cháo cá hồi với cải thìa, cháo đậu mắt mèo.
  • Ngày 16: Cháo rong biển, cá bào; cháo cá hồi khoai tây.
  • Ngày 17: Cháo khoai lang tím, sữa chua.
  • Ngày 18: Rau dền, cà rốt, cháo tim.
  • Ngày 19: Súp khoai lang với cá bào rong biển; canh cà chua nấu cải thìa.
  • Ngày 20: Rau mồng tơi; cháo 1:10 và trà hoa quả.
  • Ngày 21: Cháo yến mạch, cá trê đồng, rau dền, rau lang.
  • Ngày 22: Nước dưa hấu ép, súp mì somen rau củ.
  • Ngày 23: Cháo khoai tây thịt heo nấu rau mồng tơi.
  • Ngày 24: Cháo rau ngót, tôm sông, khoai tây và củ dền.
  • Ngày 25: Cháo cá hồi rau củ rắc phô mai.
  • Ngày 26: Cháo trắng, bí đỏ, canh tôm đồng, mướp xanh và rau ngót.
  • Ngày 27: Nước lọc, mì somen rau củ và gà.
  • Ngày 28: Thịt gà, cháo yến mạch, cà rốt.
  • Ngày 29: Cháo phô mai nấu rau cải thìa.
  • Ngày 30: Bột yến mạch, bí xanh và sữa.

4.4 Thực phẩm gì cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm nhận được nhiều dưỡng chất

Bí đao: Bé 7 tháng tuổi ăn được gì để giảm táo bón? Với kết cấu mềm, có vị thanh ngọt tự nhiên, dễ ăn, bí đao luôn là lựa chọn tuyệt vời để chế biến các món ăn dặm cho bé. Ăn bí đao giúp bé thanh nhiệt và ngăn ngừa táo bón. Mẹ có thể lấy một ít bí đao mang đi xay nhuyễn và nấu cùng với bột ăn dặm. Ngoài ra nước ép bí đao cũng rất tốt và dễ uống cho bé.

Đậu lăng: Đậu lăng rất giàu protein, canxi cùng hàm lượng chất xơ dồi dào. Đây là loại thực phẩm vừa rẻ; vừa an toàn lại vừa tốt cho sức khỏe của bé. Để chế biến, các mẹ nên nghiền nhỏ đậu lăng. Sau đó, trộn đậu cùng sữa hoặc trộn cùng với bột để tạo nên thực đơn ăn dặm cho bé thật bổ dưỡng.

Rau màu xanh đậm: Theo các chuyên gia, nếu mẹ đang thắc mắc bé 7 tháng tuổi ăn được gì thì các loại rau có màu xanh đậm là một câu trả lời không thể thiếu. Bởi chúng rất giàu chất sắt, beta-carotene cùng các vitamin thiết yếu khác.

Trong số đó, phải kể đến cải bó xôi, cải xoăn, củ cải. Mẹ có thể lựa chọn những phần lá tươi nhất và xay nhuyễn rồi trộn cũng bột ngũ cốc hoặc trộn cùng sữa.

Cà rốt: Bé 7 tháng tuổi ăn được gì để giúp mắt sáng và tăng thị lực? Mẹ nên lựa chọn cà rốt để chế biến món ăn dặm hàng ngày. Trong cà rốt chứa nhiều vitamin A cũng như beta-carotene. Mẹ nhớ nhé, cà rốt có vỏ càng đậm thì càng chứa beta-carotene.

Bơ: Dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi cần bổ sung nhiều chất béo có lợi cùng lượng chất xơ dồi dào. Những dưỡng chất đó đều tập hợp trong quả bơ. Theo các nghiên cứu khoa học, thành phần chất béo cũng như protein có trong bơ tương tự như sữa mẹ, rất tốt cho bé. Với vị thơm ngọt, dễ ăn, đó là lý do vì sao nhiều bé rất thích món sinh tố từ quả bơ.

5. Lưu ý gì khi bé 7 tháng tuổi ăn dặm được

Ngoài biết bé 7 tháng tuổi ăn được gì; mẹ nhớ chú ý những nguyên tắc sau khi cho bé ăn dặm:

Theo các chuyên gia, tuy 7 tháng tuổi là thời điểm bé có thể ăn dặm. Tuy nhiên sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn không được bỏ. Bởi đó là nguồn dinh dưỡng quan trọng, cung cấp đầy đủ protein và các axit béo có lợi. Bé cần bú sữa mẹ, khoảng 600-700ml/24h.

Mỗi ngày bé cần được bú từ 3 đến 5 lần, mỗi lần từ 180ml đến 240ml. Số cữ ăn dặm của bé khoảng 2 – 3 lần. Để tránh tình trạng dị ứng, mẹ nên cho bé ăn thử một loại thức ăn trong 3 ngày.

Vào thời điểm này, bé đã biết ăn những món ăn đặc; nhưng rất cần được xay nhẹ hoặc nghiền nhỏ. Do dạ dày cũng như hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên mẹ chỉ nên cho bé ăn với một lượng nhỏ.

Một số lưu ý khác:

  • Đừng quên nhóm chất béo khi chế biến món ăn cho bé.
  • Không nêm cho gia vị vào thức ăn để bảo vệ thận của bé.
  • Nấu cháo theo tỉ lệ 1:7, tức là cứ 10g gạo thì cần nấu với 70 ml nước.
  • Kết hợp cháo với các loại thịt, cá, rau, củ… cùng với thay đổi cách chế biến để đa dạng bữa ăn làm phong phú khẩu vị của bé.
  • Thay đổi hoặc kết hợp các phương pháp ăn dặm khác nhau để có sự phù hợp nhất với bé và tạo hứng thú cho bé trong việc ăn uống.
  • Không thúc ép tạo tâm lý sợ hãi ở trẻ khi dùng bữa. Vì giai đoạn này trẻ vẫn còn đang làm quen với việc ăn dặm; sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Mẹ lưu ý, trong giai đoạn này sữa mẹ vẫn rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vì thế dù đã giải đáp được thắc mắc bé 7 tháng tuổi ăn được gì đã tự tin lên thực đơn ăn dặm cho bé. Thậm chí bắt đầu tăng dần số bữa ăn dặm cũng như số lượng thực phẩm, thì sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé cưng, mẹ nhé!