Tuy nhiên, không phải lúc nào bé cũng cần ợ hơi. Do đó, khi nào không cần vỗ ợ hơi cho bé là câu hỏi khiến mẹ quan tâm.
1. Khi nào thì không cần vỗ ợ hơi cho bé?
Vỗ ợ hơi cho bé đến mấy tháng là câu hỏi hầu hết các mẹ băn khoăn. Thực tế, các mẹ nên thực hiện vỗ ợ hơi cho bé ngay giữa hoặc sau cử bú trong 4 – 6 tháng đầu đời.
Sau khoảng 4 – 6 tháng và khi con lớn hơn, mẹ có thể ngừng vỗ ợ hơi. Bởi vì lúc này dạ dày của con đã lớn, đường tiêu hóa cũng dần hoàn thiện; cơ thể đã cứng cáp hơn nên có thể ngồi và tự đẩy được không khí ra khỏi dạ dày mà không cần đến sự hỗ trợ của mẹ.
Bên cạnh đó, tình trạng đầy hơi, chướng bụng và nôn trớ của bé cũng sẽ giảm dần khi bé bước qua giai đoạn 6 tháng.
2. Dấu hiệu nhận biết khi nào bé có thể tự ợ hơi?
Tùy vào sự phát triển của từng bé mà khả năng con có thể tự ợ hơi sẽ khác nhau. Khác về độ tuổi và thời điểm mẹ có thể dừng vỗ ợ hơi cho con.
Do đó, việc nhận diện các dấu hiệu con đã có thể tự ợ hơi là việc cần thiết, để mẹ không cần vỗ lưng ợ cho con nữa. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh đã ợ hơi:
2.1 Khi con có thể ngồi dậy và di chuyển
Khi con đã có đủ khả năng kiểm soát đầu và cổ để tự ngồi dậy, hoặc con đã có thể tự cầm nắm những vật nhỏ, điều đó cho thấy thể chất của con đã phát triển cứng cáp.
Điều đó cho thấy hệ tiêu hóa của con tương đối hoàn thiện hơn so với những tháng trước. Dạ dày con lớn hơn, con ăn và bú nhiều hơn, nhất là không cảm thấy khó chịu sau khi no bụng. Thành thử con đã có đủ khả năng tự ơ hơi và không cần mẹ vỗ lưng cho nữa.
>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ?
2.2 Khi con bắt đầu tự ơ hơi trong lúc bú mẹ
Khi nào thì mẹ không cần vỗ lưng ợ hơi cho con nữa? Đó là khi con có thể tự ợ hơi trong lúc bú mẹ. Nhiều trường hợp, con đang bú và đột ngột tách đầu khỏi vú để ợ hơi. Điều đó cho thấy, con đã tự kiểm soát được lượng hơi trong bụng; và chủ động đẩy hơi ra ngoài.
Theo các chuyên gia, hầu hết trẻ sơ sinh có thể dễ dàng tự ợ hơi khi được hai tháng tuổi. Tuy nhiên, một số bé có thể lâu hơn.
2.3 Trẻ cảm thấy thoải mái trong và sau khi bú
Theo các chuyên gia Nhi khoa, dấu hiệu trẻ ngừng khóc, cảm thấy dễ chịu và hào hứng bú tiếp. Đó chính là dấu hiệu của trẻ đã có thể tự ợ hơi. Lúc này mẹ có thể không cần vỗ ợ hơi cho con nữa.
>> Khi nào không cần vỗ ợ hơi cho bé: Tư thế cho con bú đúng cách để bé không bị sặc sữa.
2.4 Phụ thuộc vào cách trẻ bú bình hoặc bú mẹ
Để biết chính xác là khi nào thì mẹ không cần vỗ ợ cho con nữa, cũng sẽ phụ thuộc vào trẻ bú bình hay bú mẹ nhiều hơn. Bởi vì trẻ bú mẹ sẽ ít ợ hơi hơn so với trẻ bú bình. Vì trẻ bú bình lượng không khí sẽ tràn vào bụng nhanh và nhiều hơn.
Thể nên, cách tốt hơn là mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mẹ dự định dừng vỗ lưng ợ hơi cho con.
3. Làm sao để biết trẻ sơ sinh đã ợ hơi hoặc cần mẹ vỗ ợ hơi?
Không chỉ cần biết khi nào không cần vỗ ợ hơi cho bé, mà mẹ cũng cần biết là khi nào nên cần hỗ trợ để vỗ ợ hơi cho con.
Dấu hiệu bé cần mẹ vỗ lưng ợ hơi cho:
- Bé nâng cả hai đầu gối lên.
- Ngập ngừng giữa mỗi cữ bú.
- Bé đang bú bỗng dưng ngừng lại.
- Bé đang ngủ và bật dậy, quấy khóc.
Hy vọng bài viết đã giải đáp giúp mẹ câu hỏi “khi nào không cần vỗ ợ hơi cho bé”. Từ đó mẹ biết được khi nào con có thể tự ợ, khi nào cần tới sự trợ giúp của mẹ. Tóm lại, trẻ mấy tháng không cần vỗ ợ hơi nữa, thì khi con bước qua giai đoạn từ 4 – 6 tháng.
Trong trường hợp, bé không ợ hơi được và liên tục quấy khóc, khó chịu, từ chối ăn,… mẹ cần đưa con đến bệnh viện. Vì rất có thể con đang gặp vấn đề về tiêu hóa nào đó mà mẹ không biết.