Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Mấy tháng cho trẻ ăn dặm? Dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm

Mấy tháng cho trẻ ăn dặm thì hợp lý là câu hỏi mà các phụ huynh thường băn khoăn, nhất là đối với các bậc cha mẹ có con đầu lòng. Bởi lẽ, thể trạng của mỗi trẻ khác nhau, cách biểu hiện cho biết bé đã bước vào giai đoạn ăn dặm hay chưa cũng khác nhau.

Mấy tháng cho trẻ ăn dặm là tốt nhất? Nhiều nghiên cứu cho thấy, sau khi sinh trẻ từ 4-6 tháng tuổi đã có thể tập ăn dặm. Vì ở độ tuổi này, hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hoàn thiện hơn. Nó có thể tiết ra một loại enzyme có tên amylase có chức năng tiêu hóa tinh bột trong các thực đơn ăn dặm.

Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi vẫn chưa có khả năng hấp thụ trọn vẹn protein từ thịt, cá, trứng, sữa… Trẻ dễ mắc các bệnh về đường ruột. Để biết chính xác thời điểm tốt nhất cho bé ăn dặm thì bố mẹ cần tìm hiểu thêm thể trạng của bé.

1. Mấy tháng cho trẻ ăn dặm là tốt nhất?

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo, bé có thể ăn dặm khi được 6 tháng tuổi. Hơn nữa, AAP còn nhấn mạnh việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa trong 6 tháng đầu đời; và bé cần tiếp tục bú sữa cho đến khi được 1 tuổi.

Ngoài việc đặt câu hỏi mấy tháng cho trẻ ăn dặm, mẹ cũng cần chú ý những dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm sau đây:

  1. Trẻ mút tay.
  2. Bé nhìn người lớn ăn.
  3. Trẻ thường khóc đêm và đòi bú.
  4. Trẻ không còn chảy nhiều nước bọt ra ngoài.
  5. Trẻ hứng thú khi thấy bố mẹ mớm thức ăn cho bé.
  6. Trẻ có thể ngồi được và không cần nhiều sự trợ giúp từ bố mẹ.
  7. Trẻ đòi bú nhiều hơn bình thường mặc dù mới bú cách đó không lâu.
  8. Trẻ bắt đầu tiếp nhận thức ăn, không dùng lưỡi để đầy thức ăn ra ngoài và có phản xạ nuốt.

Vậy là các mẹ đã có thể tự tin hơn khi xác định được mấy tháng cho trẻ ăn dặm là tốt nhất rồi nhé! Hãy quan sát trẻ và tập cho bé ăn dặm vào thời điểm vàng nhé!

mấy tháng cho trẻ ăn dặm 3
Mấy tháng cho trẻ ăn dặm? 6 tháng tuổi là thời điểm lý tưởng nhất

2. Trẻ ăn dặm sớm trước tuổi có sao không?

Theo khuyến cáo chung, mẹ không nên cho con ăn dặm quá sớm vì:

  • Thận bé chưa đủ sức lọc.
  • Dễ ăn quá đà khiến trẻ dễ bị béo phì.
  • Nguy cơ cao bé bị tổn thương dạ dày.
  • Trẻ giảm bú mẹ dẫn đến lượng sữa mẹ giảm.
  • Trẻ chậm lớn do không hấp thu được hết các dưỡng chất từ thức ăn…
  • Thiếu vi chất dinh dưỡng vì khi ăn dặm; trẻ thường sẽ giảm uống sữa lại.
  • Hệ tiêu hóa của con chưa hoàn chỉnh để tiêu hóa tốt các thức ăn dặm hoặc bị đưa vi trùng vào thức ăn, nước uống. Do đó, trẻ dễ rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy…
  • Hầu hết trẻ nhỏ không thành thạo phản xạ “ngậm, nuốt” đến khi trẻ được ít nhất 4 tháng tuổi, một số có thể chậm hơn. Vì vậy cho trẻ ăn dặm sớm trẻ dễ bị sặc nghẹn, gây viêm nhiễm đường hô hấp.

Mẹ cần biết rõ mấy tháng cho trẻ ăn dặm để tránh việc cho con ăn dặm quá sớm nhé!

>> Xem thêm: Trẻ mấy tháng ăn được thịt? Cách chế biến món ăn dặm thịt cho bé

3. Trẻ bắt đầu ăn dặm trễ, sau 6 tháng có sao không?

Việc cho trẻ ăn dặm trễ có đi kèm với một số nguy cơ như dị ứng. Theo một nghiên cứu vào năm 2020, quá trình tập cho bé ăn dặm trễ có liên quan đến nguy cơ bị dị ứng và không dung nạp thực phẩm cao hơn.

Ngoài ra, nghiên cứu khác đăng tải trên Tạp chí Đại học Cambridge năm 2022 cho thấy; ăn dặm trễ có liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển kém; giả thuyết đặt ra là do thiếu vitamin và khoáng chất như sắt, kẽm và vitamin A.

Nghiên cứu còn chỉ ra việc thiếu máu do thiếu sắt và béo phì ở trẻ em có liên quan đến cả việc cho trẻ ăn dặm sớm và muộn.

Do đó, biết mấy tháng cho trẻ ăn dặm là vô cùng quan trọng để tránh những rủi ro với sức khỏe của con.

Trẻ ăn dặm trễ có sao không?
Biết mấy tháng cho trẻ ăn dặm để tránh cho bé ăn quá sớm hoặc quá trễ

4. Những lợi ích khi cho bé ăn dặm đúng thời điểm

4.1. Đảm bảo sức khỏe tiêu hóa cho trẻ

Mấy tháng cho trẻ ăn dặm là vấn đề rất quan trọng. Các protein làm nhiệm vụ tiêu hóa chưa được hoàn thiện ngay lập tức khi bé chào đời.

Nếu mẹ cho bé ăn dặm trước khi hệ tiêu hóa của con sẵn sàng để xử lý; bé sẽ bị khó tiêu và có thể gặp các phản ứng khó chịu như (trẻ bị đầy bụng, đau bụng, táo bón, tiêu chảy…).

4.2 Giúp giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm

Từ khi sinh ra cho đến khoảng 4 – 6 tháng tuổi, không gian giữa các tế bào của ruột non sẽ dễ dàng cho phép các đại phân tử nguyên vẹn; bao gồm toàn bộ các protein và tác nhân gây bệnh; vượt qua và đi trực tiếp vào máu.

Điều này có hai mặt: Mặt tốt là cho phép các kháng thể có lợi trong sữa mẹ xâm nhập trực tiếp vào máu trẻ. Tuy nhiên, mặt xấu là các protein từ thực phẩm dễ gây dị ứng và các mầm bệnh có thể xâm nhập; làm trẻ bị dị ứng và dễ ốm đau nếu mẹ cho con ăn dặm sớm.

Vì vậy, biết mấy tháng cho trẻ ăn dặm là rất cần thiết.

mấy tháng cho bé ăn bột
Biết mấy tháng cho trẻ ăn dặm để tránh rủi ro cho sức khỏe của bé khi ăn dặm quá sớm

4.3 Giảm nguy cơ thiếu máu vì thiếu sắt

Nghe lạ lùng nhưng là đúng thật khi biết mấy tháng cho trẻ ăn dặm giảm nguy cơ thiếu sắt ở trẻ. Việc cho con ăn bổ sung sắt và các loại thực phẩm tăng cường chất sắt; đặc biệt là trong sáu tháng đầu tiên; lại làm giảm khả năng hấp thụ sắt của em bé.

Thực sự là những trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu luôn có đủ lượng sắt cần thiết; chỉ bị thiếu hụt khi bước qua tháng thứ 6, 7. Do đó, biết mấy tháng cho trẻ ăn dặm sẽ giúp mẹ lên kế hoạch bổ sung dưỡng chất vào đúng thời điểm.

4.4 Biết mấy tháng cho trẻ ăn dặm sẽ giúp bé ăn hợp tác hơn

Được ăn dặm đúng với thời điểm cơ thể muốn và cần sẽ khiến trẻ hợp tác hơn; có hứng thú hơn với thức ăn; và ăn ngon miệng hơn. Nếu ăn ngoan ngay từ những ngày đầu; trẻ sẽ có thói quen tốt suốt về sau; giúp bé đỡ rơi vào tình trạng chán ăn và khiến mẹ bớt căng thẳng.

Trẻ còn ăn cháo, ăn cơm cả cuộc đời sau này, do đó, mẹ không cần phải vội vã đặt vấn đề mấy tháng cho trẻ ăn dặm rồi cho con ăn dặm sớm 1, 2 tuần. Điều đó hoàn toàn không cần thiết.

[key-takeaways title=”Gợi ý mẹ các món cháo ăn dặm giúp bé tăng cân vù vù:”]

[/key-takeaways]

5. Cho bé 6 tháng ăn dặm như thế nào là đúng cách?

5.1 Tiêu chuẩn các bữa ăn dặm của trẻ

Bé nên ăn gì đầu tiên? Bên cạnh việc tìm hiểu mấy tháng cho trẻ ăn dặm là thích hợp, cha mẹ cũng cần phải biết các thực phẩm phù hợp khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm; cũng như tiêu chuẩn bữa ăn dặm cho trẻ. Cụ thể:

  • Bột chỉ đặc hơn sữa 1 tí, khi trẻ ăn tốt, mẹ mới từ từ pha đặc dần.
  • Chỉ nên cho trẻ thử 1 loại thức ăn để con làm quen mùi vị.
  • Mỗi ngày chỉ cần 2 buổi ăn dặm vào thời gian nhất định, mỗi cữ chỉ từ 2 – 3 thìa cà phê, rồi sau đó mới từ từ tăng dần.
  • Bé nên ăn dặm bằng dạng bột nhuyễn trong giai đoạn ăn dặm đầu tiên vì lúc này hệ tiêu hoá của bé vẫn còn rất non nớt và nhạy cảm. Ăn dặm dạng bột nhuyễn mịn sẽ là khởi đầu an toàn và phù hợp cho bé trong giai đoạn chuyển tiếp từ việc bú sữa hoàn toàn sang ăn dặm. 
  • Ăn bột gạo, bột lúa mì, bột từ củ: khoai tây, khoai lang, khoai mỡ pha với sữa để trẻ quen khẩu vị dần. Trái cây gồm các loại mềm như chuối, xoài, đu đủ…, nước hoa quả gồm các loại nước ép như: nước cam, táo, dưa hấu…
  • Khi cho trẻ ăn dặm, mẹ cần theo dõi tình trạng ọc, ói, và đi tiêu. Nếu trẻ không ói, tiêu phân vàng mềm, chứng tỏ trẻ hấp thu và tiêu hóa tốt.
  • Nên khởi đầu từ chế độ ăn bột ngọt sang bột mặn với đầy đủ 4 thành phần dinh dưỡng: đạm, bột, rau, và dầu để giảm bớt tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt cho trẻ.

LƯU Ý: Trong các món ăn dặm của trẻ dưới 12 tháng; mẹ không cần phải thêm bất cứ gia vị gì vào chén bột hoặc cháo nhé.

>> Xem thêm: 12 thực phẩm ăn dặm cho bé bổ dưỡng và cách chế biến

Tiêu chuẩn tập thức ăn đặc cho bé
Mấy tháng cho trẻ ăn dặm là phù hợp?

5.2 Cách chọn bột ăn dặm cho trẻ

Sau khi hiểu được tiêu chuẩn các bữa ăn dặm; mẹ sẽ cần phải tìm hiểu đến loại bột ăn dặm phù hợp với trẻ. 

Thực tế, trẻ ở độ tuổi bắt đầu ăn dặm đòi hỏi mẹ sẽ phải tìm hiểu và thử nghiệm nhiều loại bột khác nhau. Trẻ có thể sẽ kén ăn hoặc chưa để thích nghi được sự thay đổi này; vì thế mẹ cần phải lựa bột ăn dặm có hương vị thơm ngon để tạo hứng thú cho trẻ.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên lưu ý chọn mua sản phẩm an toàn cho sức khỏe của trẻ; và tìm hiểu kỹ những dưỡng chất có trong sản phẩm.

>> Xem thêm: Review 7 bột ăn dặm cho bé bắt đầu ăn dặm

Tóm lại, mấy tháng cho trẻ ăn dặm là tốt nhất?

Nhìn chung hầu hết các bé sẽ trưởng thành về độ phát triển và sinh lý để sẵn sàng ăn dặm vào khoảng từ 6-9 tháng tuổi. Chuyên gia y tế và các chuyên gia về trẻ em đồng ý rằng nên chờ đợi bé được khoảng sáu tháng tuổi mới tập ăn dặm.

Có rất nhiều tổ chức (WHO, UNICEF) đã đưa ra đề nghị tất cả các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn; không dùng ngũ cốc, nước trái cây, sữa pha nước cháo hoặc bất kỳ loại thực phẩm khác trong 6 tháng đầu đời.

Như vậy mẹ đã sáng tỏ vấn đề mấy tháng cho trẻ ăn dặm rồi phải không nào? Chúc mẹ chăm bé ngày khỏe mạnh, thông minh và vui vẻ nhé!