Chăm ѕóᴄ trẻ ѕơ ѕinh ᴄó thể đem đến cho mẹ nhiều niềm vui nhưng ᴄũng kèm theo không ít ᴄăng thẳng, đau đầu. Đặᴄ biệt đối với các mẹ bỉm sữa lần đầu lên chức. Một trong những tình huống khiến nhiều mẹ lo lắng là hiện tượng trẻ sơ sinh bị tróc da, khô da,… Vậy tại sao con lại gặp hiện tượng này và hướng xử lý thế nào, mẹ cùng đọc bài viết dưới đây nhé.
1. Tại sao bé bị bong tróc da?
Ngoại hình của một đứa trẻ sơ sinh – bao gồm cả làn da của con – có thể thay đổi rất nhiều trong vài tuần đầu đời. Tóc của bé có thể thay đổi màu sắc và nước da của con cũng có thể trở nên sáng hơn hoặc tối hơn.
Trong khoảng thời gian ấy, da của trẻ sơ sinh cũng có thể bắt đầu bong tróc. Điều này là hoàn toàn bình thường đối với trẻ sơ sinh. Lột da xảy ra trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể; chẳng hạn như bàn tay, lòng bàn chân và mắt cá chân của con.
[key-takeaways title=””]
Khi còn trong bụng mẹ, da của trẻ sơ sinh được bao phủ một lớp sáp trắng gọi là Vernix Caseosa; lớp sáp này hình thành từ tam cá nguyệt thứ ba và theo con đến khi chào đời; giúp bảo vệ làn da con khỏi phần nước ối. Do đó, khi sinh ra đời, lớp sáp này không còn tác dụng nên sẽ biến mất; bé sẽ bắt đầu lột lớp da bên ngoài trong vòng 1 – 3 tuần đầu tiên. Lượng da bong ra phụ thuộc vào việc bé sinh non, sinh đúng tuổi thai hoặc lớn hơn.
[/key-takeaways]
Trẻ càng có nhiều vernix trên da khi sinh, chúng càng ít bong tróc. Trẻ sinh non có nhiều vernix hơn, vì vậy những trẻ sơ sinh này thường lột da ít hơn một em bé được sinh ra trong hoặc sau 40 tuần. Trong cả hai trường hợp, một số trẻ sơ sinh bị khô và bong tróc da sau khi sinh là bình thường. Sự bong tróc da sẽ tự biến mất và thường không cần chăm sóc đặc biệt.
2. Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị bong tróc da
Biết được nguyên nhân gây bệnh, mẹ sẽ có hướng điều trị bệnh cho bé tốt nhất. Một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khô, bong tróc da điển hình như sau:
2.1 Bệnh chàm làm cho trẻ sơ sinh bị khô da bong tróc
Trong một số trường hợp, tình trạng da trẻ sơ sinh bong tróc còn do bị bệnh chàm. Chàm có thể gây ra trên da em bé với các biểu rõ ràng như nổi mẩn đỏ, da khô, mụn nước nhỏ, có dịch vàng chảy. Bệnh có thể xuất hiện ở một vùng bất kỳ, thậm chí bị khắp người nếu tình trạng nặng.
Nhiều trường hợp chàm sữa thường tái đi tái lại nhiều lần; nhưng đa số sẽ khỏi hoàn toàn khi bé 2 tuổi, một số bé có thể bị lại kể cả khi đã lớn.
[key-takeaways title=””]
Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá lo lắng, bệnh chàm là bệnh ngoài da không khó điều trị. Bé có thể loại bỏ chứng bệnh này hoàn toàn nếu lựa chọn đúng phương pháp kết hợp với việc chăm sóc, bảo vệ thường xuyên như được bú mẹ nhiều cữ, v.v. để tăng cường sức đề kháng.
[/key-takeaways]
2.2 Trẻ sơ sinh bị tróc da do bệnh vảy cá
Trẻ hoàn toàn có thể bị thay da nếu như mắc bệnh vảy cá. Bệnh lý này sẽ khiến cho da bé bị nổi vảy và bong tróc từng mảng. Các triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị vảy cá:
- Các mảng da bị bong tróc.
- Da có cảm giác ngứa rất khó chịu.
- Xuất hiện các vảy màu nâu, xám hoặc trắng trên da.
- Da khô và dày lên.
Hầu hết các trường hợp vảy cá đều nhẹ. Nhưng có một số trường hợp da bé xuất hiện các triệu chứng bất thường như da trẻ hình thành các vết nứt sâu đặc biệt là ở lòng bàn chân hay lòng bàn tay gây cảm giác đau đớn; cần đưa trẻ đến chuyên khoa da liễu để được chuyên gia khám và hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp.
Thông qua việc thăm khám lâm sàng hoặc cũng có thể dựa vào tiền sử của gia đình mà bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh cho mỗi trẻ. Do vậy, mẹ nên cho bé khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để sớm phát hiện và chữa trị bệnh vảy cá nói riêng và các bệnh khác nói chung, mẹ nhé.
>> Mẹ xem thêm: Bảo vệ da bé khỏi những vết mụn nhọt
2.3 Trẻ sơ sinh bị tróc da đầu ngón tay do môi trường và các bệnh lý liên quan
Yếu tố môi trường khiến da đầu ngón tay trẻ sơ sinh bị bong tróc thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số các nguyên nhân như: rửa tay quá mức, thay đổi thời tiết, tác động tia cực tím có thể khiến da bé bị khô, bong tróc, thậm chí dẫn đến nứt nẻ da. Bên cạnh đó, thói quen mút ngón tay ở trẻ có thể dẫn đến tróc da đầu ngón tay hoặc lở loét da, đặc biệt là phần ngón cái.
Ngoài ra, một số các bệnh lý tự miễn như bệnh Kawasaki hay bệnh vảy nến có thể khiến da trẻ bị viêm, đỏ và bong tróc. Mặc dù bệnh phổ biến ở khuỷu tay và đầu gối, nhưng các triệu chứng vẫn có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, kể cả đầu ngón tay.
Trẻ em bị tróc da đầu ngón tay có thể liên quan đến các bệnh lý truyền nhiễm như:
- Nhiễm nấm Candida.
- Bệnh sởi.
- Bệnh bạch cầu đơn nhân.
- Sốt phát ban.
- Hội chứng bỏng da do tụ cầu (phồng rộp và bong da do nhiễm Staphylococcal nghiêm trọng).
- Nhiễm trùng nấm Tinea.
- Nhiễm virus.
>> Mẹ xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết
2.4 Hội chứng trẻ sơ sinh bị tróc da do tụ cầu
Hội chứng thay da do tụ cầu hay còn gọi là Staphylococcal scalded skin syndrome (SSSS). Đây là một loại bệnh nhiễm trùng da cấp tính gây nên. Do đó, khi mẹ phát hiện con có triệu chứng bệnh nên đưa con tới bệnh viện ngay mẹ nhé.
Triệu chứng điển hình của bệnh là da bong tróc, có vảy, phồng đỏ có nước bên trong. Bệnh này khá nghiêm trọng với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Bệnh do sự xâm nhập vi khuẩn từ cơ thể mẹ trực tiếp sang quá trình chăm sóc bé. Tỉ lệ tử vong của bệnh rất thấp nhưng nếu không sớm phát hiện và kiểm soát thì hoàn toàn có thể bùng phát thành dịch.
3. Cách khắc phục làn da trẻ sơ sinh khi bị bong tróc vảy
Dù không cần quá lo ngại hiện tượng bong tróc da ở trẻ sơ sinh; nhưng da bé vẫn có thể bị nứt hoặc khô ở một số khu vực nhất định. Do đó, mẹ vẫn nên cải thiện tình trạng này bằng các cách dưới đây như sau.
3.1 Bổ sung thêm lượng sữa hàng ngày cho con
Khi bị mất nước không chỉ da người lớn mà đối với làn da mỏng manh của trẻ tình trạng có xu hướng nghiêm trọng hơn. Do đó, bên cạnh việc cấp ẩm cho da từ bên ngoài, mẹ nên tích cực cho bé bú mẹ, hoặc bú đủ sữa công thức đối với trẻ bú bình nhé
Mẹ tuyệt đối không nên cho bé uống nước hay nước ép trái cây thay thế sữa mẹ; vì cũng có thể gây tác động tới hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
3.2 Trẻ sơ sinh bị tróc da mẹ có thể dùng máy tạo độ ẩm
Không khí với độ ẩm thấp cũng khiến cho làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh bị khô. Mẹ có thể đặt trong phòng chiếc khăn ẩm hoặc máy tạo độ ẩm giúp độ ẩm không khí được tăng lên.
Một số loại kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên cũng được khuyến khích sử dụng bởi các bác sĩ chuyên khoa. Nhưng, mẹ không nên lạm dụng quá nhiều hoặc sử dụng sai hướng dẫn bác sĩ để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra với làn da mỏng manh của con nhé!
3.3 Không mở điều hòa nhiệt độ quá thấp
Không khí lạnh thường khá khô và có thể khiến da bị khô, dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị tróc da ngày càng nặng hơn. Do đó mẹ không nên chỉnh nhiệt độ xuống quá thấp.
>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh nên để điều hoà bao nhiêu độ? Cách nằm điều hòa an toàn
3.4 Trẻ sơ sinh bị tróc da mẹ không nên cho bé tắm nước nóng
Bố mẹ nên tắm cho con bằng nước ấm thay vì nước nóng, bởi nhiệt độ cao sẽ càng khiến da của con mất đi độ ẩm cũng như lớp dầu tự nhiên, khiến da trẻ sơ sinh bị khô tróc vẩy.
Nếu da của bé có dấu hiệu bị khô hoặc bắt đầu bong tróc da, người chăm sóc có thể thoa kem dưỡng ẩm cho bé. Thời gian thích hợp để dưỡng ẩm là sau khi tắm để khóa ẩm và giúp da bé luôn mềm mại. Mẹ trao đổi với bác sĩ để chọn sản phẩm phù hợp nhất cho trẻ nhé.
Tắm yến mạch để giảm tình trạng da trẻ sơ sinh bị tróc da: Nghiên cứu cho thấy rằng bột yến mạch sẽ hỗ trợ làm giảm viêm và ngứa; có thể ngăn trẻ cào lên vùng da bong tróc. Do đó, mẹ có thể cho con tắm bột yến mạch nếu da trẻ sơ sinh bong tróc.
[inline_article id=147514]
3.5 Không dùng hóa chất tẩy rửa lên da con
Da của trẻ sơ sinh cực kì nhạy cảm, mẹ nên tránh các sản phẩm tẩy rửa mạnh hoặc chứa hóa chất gây hại cho làn da của bé. Lưu ý chỉ dùng sản phẩm cho bé có gắn nhãn dành riêng cho trẻ nhỏ hoặc dòng sản phẩm hữu cơ organic. Mẹ có thể giặt khăn thật sạch, thay thế những loại bột giặt hóa học bằng loại ít kích ứng dành riêng cho làn da em bé.
Không sử dụng nước hoa hoặc các sản phẩm có mùi thơm lên làn da non nớt của trẻ, đặc biệt là các loại mỹ phẩm của người lớn vì chúng có thể khiến cho tình trạng da bong tróc nghiêm trọng hơn.
3.6 Trẻ sơ sinh bị tróc da mẹ nên lựa chọn quần áo thoáng mát, thoải mái
Để giúp trẻ sơ sinh không bị vướng víu hoặc ngứa ngáy khi bị bong tróc da mẹ nên chọn lựa quần áo có chất liệu mềm mại, phù hợp với làn da non nớt của con yêu.
4. Mẹ cần lưu ý gì khi trẻ sơ sinh bị tróc da?
Hiện tượng da trẻ sơ sinh bị khô tróc vảy có thể tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, mẹ nên quan sát các biểu hiện khác đi kèm trên cơ thể trẻ. Khi thấy những dấu hiệu bất thường, cần đưa con tới bệnh viện để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời:
- Trẻ sơ sinh bị khô da nhưng kèm theo ngứa, da xuất hiện mảng đỏ, rất có thể con bị nhiễm chàm bội nhiễm.
- Da khô, bong tróc, nứt nẻ , chảy dịch màu vàng và sưng phù quá mức, mẹ không nên chần chừ mà đưa con đi bệnh viện ngay.
>> Mẹ xem thêm: Da trẻ sơ sinh bị khô do đâu? 1001 cách chăm sóc da bé
Không có cách nào để ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị tróc da. Khoảng thời gian cần thiết để làm bong lớp da bên ngoài khác nhau tùy theo từng bé. Nếu mẹ đã thử hết cách ở trên mà da bé vẫn không cải thiện trong vòng một vài tuần hoặc xấu đi, mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ để kịp thời khắc phục căn bệnh cho con nhé.