Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Bé 3 tuổi: Ích lợi của việc chơi bóng

Phát triển kỹ năng vận động khi bé chơi bóng
Bạn thử nghĩ xem món đồ chơi nào hoàn hảo cho một đứa bé 3 tuổi, bằng nhựa hoặc cao su, không cần pin, có thể cho trẻ chơi theo mọi cách và cũng không hề đắt đỏ? Câu trả lời chính là những quả bóng, mà có thể nhà bạn cũng đã có vài quả rồi!

Bé 3 tuổi chỉ biết rằng chơi với bóng là một điều rất rất tuyệt. Nhưng bạn có biết khi bé chơi bóng, các động tác chụp, đá, lăn đòi hỏi sự phối hợp tay và mắt kết hợp cùng các cơ bắp khác của cơ thể để giúp trẻ hoàn thiện các kỹ năng vận động tinh cũng như vận động thô.
Sự phát triển phối hợp sẽ hữu ích cho trẻ khi thực hành kỹ năng viết, đi xe đạp và những kỹ năng khác sau này.

Ở tuổi lên 3, con bạn có thể đá và ném một quả bóng khá tốt. Tuy nhiên, làm việc đó chính xác lại là chuyện khác. Bắt bóng là một việc khó khăn rất lớn với trẻ. Hầu hết trẻ em độ tuổi này không thực sự phối hợp được với người bắt bóng cho đến khi trẻ được 10 tuổi. Lúc này, trẻ chỉ có thể bắt được những trái bóng lớn với 2 tay để phía trước nếu như người lớn đưa bóng đúng chỗ. Bước tiếp theo sẽ là gì? Bắt bóng bằng khuỷu tay? Tuy nhiên, có lẽ phải mất thêm một hoặc hai năm nữa để trẻ làm được điều đó.

Kỹ năng bắt bóng thường khác nhau giữa các trẻ ở độ tuổi này. Một số trẻ có thể trở thành “găng tay vàng” ngay từ sớm. Một số khác cần luyện tập nhiều hơn hoặc bớt nhút nhát hơn. Bạn nên cho trẻ chơi cùng một quả bóng lớn, mềm và có nước hoặc bóng chuyên dùng trên bãi biển, những quả bóng này giúp trẻ dễ chơi hơn và không làm trẻ đau nếu chẳng may bị bóng văng trúng người.

Bé 3 tuổi: Ích lợi của việc chơi bóng
Bạn có biết trò chơi với bóng có thể giúp bé 3 tuổi phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ?

Cuộc sống của mẹ: Bé đã trở thành nhà đàm phán thông minh?
Lần sau, khi bạn nói “Không” với một trong những yêu cầu của bé 3 tuổi, đừng ngạc nhiên nếu bé đi thẳng vào phòng và hỏi y như vậy đối với chồng hoặc vợ bạn.

Trong việc xác định ranh giới, trẻ tuổi này đã đủ thông minh để tìm ra “giới hạn” của ba mẹ có thể khác nhau. Trẻ biết ai cưng chiều theo ý của mình trong gia đình. Trẻ cũng bắt đầu có những cuộc đàm phán với bạn như: “Một miếng cắn to hay nhỏ hả mẹ?” khi bạn muốn trẻ hoàn thành phần ăn của mình trước khi ra sân chơi.

Vậy phải làm thế nào nếu bạn nói “Không” nhưng chồng bạn lại nói “Được”? Tốt nhất là bạn nên tránh càng xa kịch bản này càng tốt bằng cách làm cho mọi chuyện sáng tỏ và đưa ra những quy định của gia đình.

Nếu vẫn xảy ra chuyện “mẹ nói không ba nói có” với những điều chưa được thống nhất từ trước, giải thích với chồng lý do bạn không đồng ý cho trẻ làm điều này. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị cho những cuộc đàm phán nhẹ nhàng và kiên trì để đưa ra cách giải quyết những vấn đề nhỏ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi: Phát triển ngôn ngữ

Phát triển ngôn ngữ
Bé 3 tuổi đã biết nói và bước sang một giai đoạn mới trong việc phát triển ngôn ngữ của mình, vốn từ mở rộng thêm và khả năng sử dụng ngữ pháp đáng ngạc nhiên khiến bạn có thể hiểu được hơn… 3 hoặc 4 từ trong những gì trẻ nói.

Bé thường sử dụng những câu dài hơn, thường trên 3 từ, và phát triển nhiều hơn về từ vựng, từ 300 đến 1.000 từ hoặc nhiều hơn.

Các bé 3 tuổi rất thích nói và hát. Cách diễn đạt dài dòng cũng là một dấu hiệu của tuổi này. Trẻ có thể trả lời những câu hỏi đơn giản hoặc đặt câu hỏi với bạn. Đôi khi, trẻ chỉ nói liên miên không ngừng chứ không mấy để ý đến câu trả lời.

Trẻ cũng bắt đầu mô tả những gì trẻ nhìn thấy hoặc đang làm và bắt đầu tìm từ ngữ để giải thích cho những chuyện đó. Bạn nên chỉ cho trẻ cách sử dụng tính từ nhiều hơn, ví dụ: chiếc xe hơi to màu đỏ, và dùng đúng động từ trong mỗi hoàn cảnh.

Bé 3 tuổi: Phát triển ngôn ngữ
Bé 3 tuổi đã biết nhiều từ hơn nhưng có thể chưa biết diễn đạt đúng những gì bé muốn nói

Cuộc sống của mẹ: Phân biệt nỗi sợ ban đêm và ác mộng
Khi con khóc vào ban đêm, luôn cho rằng trẻ đang nằm mơ thấy ác mộng. Bé có thể đang trải ngiệm nỗi sợ hãi ban đêm.

Nỗi sợ hãi ban đêm xảy ra khi trẻ chuyển từ giấc ngủ sâu sang một giấc ngủ nông hơn, thường từ 10 giờ đến nửa đêm.

Con bạn có thể ngồi trên giường và hét lên hoặc lăn qua lăn lại, đổ mồ hôi và thở gấp. Thậm chí ngay cả khi mắt trẻ mở, trẻ cũng chưa tỉnh hẳn hoặc không tương tác với bạn.

Đừng thử đánh thức trẻ khi trẻ đang trải qua nỗi sợ này. Lúc này nên ở lại với trẻ để chắc rằng trẻ được an toàn. Trẻ sẽ chẳng còn nhớ gì đến nỗi sợ ấy vào ngày hôm sau.

Trong khi đó, những cơn ác mộng thường xảy ra trong một giai đoạn của giấc ngủ, thường là vào sáng sớm. Trẻ có thể khóc hoặc gọi bố hoặc mẹ. Chúng cũng có thể chạy sang phòng bạn, kể cho bạn nghe chi tiết về con quái vật kinh khủng trong giấc mơ. Đôi lúc trẻ cũng không chắc chắn chuyện gì đang xảy ra. Lúc này, nên nhẹ nhàng an ủi trẻ. Trẻ sẽ nhanh chóng cảm thấy thoải mái.

Nỗi sợ hãi ban đêm xảy ra khi trẻ cảm thấy mệt hoặc dễ bị kích động. Hầu hết chuyện này xảy ra đối với trẻ gần đến tuổi tiểu học.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi: Phân biệt màu sắc

Bé 3 tuổi có thể phân biệt màu sắc
Bé có thể chỉ đúng màu sắc bạn hỏi, kể tên được 4 màu hoặc nhiều hơn khi trẻ hơn 3 tuổi. Bạn có thể áp dụng một số cách thú vị dưới đây để giúp trẻ nắm vững kỹ năng này:

  • Đưa màu sắc vào trong câu chuyện hàng ngày: “Hôm nay con muốn mặc áo màu gì?”, “Chúng ta thử tìm chiếc xe màu trắng xem”. Khi bạn đọc sách cho trẻ nghe, có thể yêu cầu trẻ tìm chú chim xanh trong sách hoặc hỏi trẻ con vịt màu gì.
  • Trộn màu lại với nhau: Bạn nhào đất sét hoặc bột bánh, chia thành nhiều phần khác nhau, thêm một vài giọt màu thực phẩm trong mỗi phần và nhào lại. Sau đó bạn và bé cùng thử nghiệm cách pha trộn màu sắc với nhau như: “Con nghĩ sao nếu chúng ta trộn chung màu vàng và màu đỏ?”, hoặc một ý tưởng thú vị khác như đổ nước vào chai thủy tinh trong, để con bạn nhỏ vào đó vài giọt màu thực phẩm, đặt chai lên cửa sổ để ánh nắng xuyên qua.
  • Sắp xếp trò chơi: Hầu hết các bé 3 tuổi bắt đầu phân loại đồ chơi theo ý tưởng bất chợt chứ không theo màu sắc hoặc kích thước. Cũng không phải quá sớm để cho trẻ chơi trò chơi phân biệt màu sắc. Đưa cho trẻ những khối gỗ với nhiều màu sắc khác nhau, yêu cầu con bạn sắp xếp chúng lại theo từng màu hoặc để trẻ giúp bạn phân loại vớ theo màu. Thật thú vị khi thấy trẻ suy nghĩ và giải quyết mọi việc theo cách riêng của mình.
  • Tạo cầu vồng: Làm ra nhiều màu sắc sinh động bằng cách để một lăng kính trong ánh mặt trời sao cho xuất hiện hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Cầu vồng xuất hiện nhảy múa trên tường sẽ khiến con bạn thích thú, bạn có thể chỉ cho trẻ thấy những màu sắc tạo nên cầu vồng.
Bé 3 tuổi: Phân biệt màu sắc
Cho bé 3 tuổi chơi các trò chơi với màu sắc để phát triển khả năng của bé

Cuộc sống của mẹ: Lưu giữ những tác phẩm của bé
Có khi nào bạn tự hỏi nên làm gì với tất cả các “tác phẩm nghệ thuật” của bé? Bạn không thể lưu giữ tất cả, chỉ nên giữ lại những thứ bạn thích, còn lại có thể bỏ đi khi trẻ không để ý.

Nên dán một số bức vẽ lên tủ lạnh và giữ chúng ở đấy trong một khoảng thời gian. Lúc này, trẻ đã có thể nhớ được mọi chuyện trong quá khứ chứ không phải chỉ một vài tích tắc nữa. Đứa con đầy tính nghệ sĩ của bạn sẽ cảm thấy tự hào vì tạo được thành tựu: “Nhìn con có thể làm được gì này!”.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi rưỡi: Thích bắt chước

Bé 3 tuổi rưỡi hay bắt chước người lớn
Thỉnh thoảng khi quan sát con chơi đùa, bạn cứ nghĩ sau này lớn lên, con bạn sẽ trở thành diễn viên. Bé 3 tuổi thường dành hầu hết thời gian để chơi và nói chuyện với búp bê. Bắt chước người lớn nói chuyện hay giả nhiều giọng khác nhau trong vai nhiều nhân vật như giọng dễ thương của em bé hay mạnh mẽ của siêu nhân.

Cách một em bé 3 tuổi rưỡi giả nhiều giọng nói khác nhau như vậy chứng tỏ bé biết cách biến hóa ngôn ngữ khi sử dụng. Trong lúc lắng nghe những cụm từ hay ngữ điệu quen thuộc, bé sẽ phát hiện ra rằng cách người lớn nói chuyện với nhau rất khác với trẻ con. Chẳng hạn cách mẹ nói chuyện với bà ngoại sẽ rất khác với cách mẹ nói chuyện với đồng nghiệp. Bé vô tình nghe thấy và bắt chước theo trong những vở kịch của bé. Đó là lý do tại sao trẻ rất hay nói chuyện huyên thuyên, vì bé đang bắt chước và thực tập theo người lớn.

Bé 3 tuổi rưỡi: Thích bắt chước
Nên tận dụng tính bắt chước của bé 3 tuổi rưỡi để dạy con những thói quen tốt

Lưu lại những hình ảnh dễ thương của bé
Với nhiều mẹ, việc có những cuốn album hay tập tin ảnh lưu giữ tất cả hình ảnh của con từ lúc còn trong bụng mẹ đến khi chào đời là điều rất thú vị. Cùng tham khảo một số bí quyết giúp bạn có những tấm ảnh đẹp nhé:

Tắt đèn flash, ánh sáng sẽ mềm và ít nhiễu hơn.

Nên chụp ở ngoài trời để có ánh sáng tốt hơn, chọn phông nền đơn giản hơn sẽ thấy bé nổi bật hơn.

Đối với những tấm ảnh chụp xa, cần có độ phân giải cao thì máy ảnh kỹ thuật số là lựa chọn hàng đầu.

Nên chụp ảnh tự nhiên trong lúc trẻ đang mải mê chơi đùa, chạy nhảy, ca hát…

Thêm đạo cụ như những chùm bong bóng màu sắc sẽ làm hình ảnh thêm sinh động và tuyệt vời hơn. Bạn có thể nhờ người khác thổi bóng giúp bạn khi chụp.

Đừng nhét máy ảnh vào túi mà để máy ảnh luôn ở chế độ sẵn sàng vì bạn có thể bỏ lỡ những khoảnh khắc kỳ diệu mà không thể biết trước được.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi: Phát triển kỹ năng vận động tinh

Giúp bé 3 tuổi rưỡi khéo tay hơn
Để giúp bé có thể thuần thục trong các kỹ năng vận động tinh như dùng tay viết chữ và làm các động tác phức tạp hơn, bạn nên cho bé tập vận động các các cơ ở bàn tay và cổ tay và học cách điều khiển chúng một cách chuẩn xác ngay bây giờ. Một số gợi ý tuyệt vời để giúp bé phát triển các kỹ năng vận động tinh và trở nên khéo léo hơn như sau:

  • Khi bạn làm bánh hoặc nấu ăn, thử cho bé tập sử dụng dụng cụ xay tiêu, cốc đo nguyên liệu, dụng cụ vét bột hoặc muỗng canh.
  • Mặc đồ, thay đồ cho búp bê.
  • Nhồi bột thành các hình thù khác nhau, sau đó nướng thành bánh.
  • Dùng phấn vẽ lên bảng chuẩn bị sẵn.
  • Chơi đổ nước vào bồn tắm hoặc hồ bơi trẻ em bằng ly hay gáo múc nước nhỏ.
  • Chơi với đất sét, có thể cho bé dùng dụng cụ cắt và đúc khuôn sẽ vui hơn.
  • Dùng cọ tập vẽ để vận động ngón tay.
  • Chơi nhạc cụ như đánh trống, đàn piano đồ chơi hoặc đàn ghi-ta.
Bé 3 tuổi: Phát triển kỹ năng vận động tinh
Được rèn luyện kỹ năng vận động với bàn tay qua các hoạt động tại nhà, ba mẹ không cần phải bắt bé tập viết sớm mà bé vẫn viết tốt khi đến tuổi đi học

Cuộc sống của mẹ
Bé 3 tuổi thường rất tập trung và bị cuốn vào những việc bé đang làm trong lúc chơi đùa. Bạn cần cho bé thời gian chuẩn bị trước khi yêu cầu bé ngừng một hoạt động để chuyển sang hoạt động khác, nên nhắc nhở cho bé hiểu: “Con chơi cầu tuột hai lần nữa thôi nhé, chúng ta phải rời công viên để về nhà rồi” hoặc: “Đến giờ rửa tay ăn cơm thôi!”.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Thử phương pháp ăn dặm kiểu BLW – do bé tự chỉ huy

Phương pháp ăn dặm do bé tự chỉ huy – ăn dặm kiểu BLW –  không chỉ giúp bé cảm thấy vui vẻ mà còn kích thích bé ăn ngon hơn nhờ việc bé luôn vận động tay và mắt đồng thời phối hợp chức năng giữa hai bộ phận này.

Thời điểm nào có thể cho bé thử ăn dặm kiểu BLW
Khoảng 6 tháng trở đi, bé bắt đầu ăn dặm và được làm quen với nhiều loại thức ăn khác nhau. Khi bé lớn hơn một chút (khoảng tháng thứ 7 hoặc 8) lúc này,  lợi của bé đã cứng hơn một chút, bé luôn có xu hướng đưa mọi thứ vào miệng. Bạn hãy cho bé tập ăn bốc với những món ăn ở dạng thô, mềm.

Ích lợi của phương pháp ăn dặm BLW:
Theo nhiều nhà khoa học phương pháp ăn dặm do bé tự chỉ huy- ăn dặm kiểu BLW – không chỉ là phương pháp vui vẻ, kích thích bé ăn ngon miệng mà còn giúp bé phát triển kỹ năng vận động của đôi tay và kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt. Thông qua ăn bốc, bé học được cách phân biệt chất liệu, màu sắc, hương vị riêng… của từng loại thức ăn. Bé cũng sẽ được làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Thử phương pháp ăn dặm kiểu BLW – do bé tự chỉ huy
Ngoài ra, một lợi ích khác của phương pháp ăn dặm này mang lại là giúp bé tránh tình trạng biếng ăn, giúp bé có một thói quen ăn uống tốt khi lớn lên.

[inline_article id=67099]

Cho bé tập tự bốc ăn như thế nào?

  • Ban đầu bé chưa quen, răng bé cũng chưa phát triển do đó bạn nên chọn các loại thức ăn dặm mềm, dễ tiêu hóa, không gây hóc cho bé.
  • Bé mới tập tự bốc ăn sẽ tạo ra sự lộn xộn trong khi ăn. Bạn hãy chuẩn bị khăn ăn và trải một lớp thảm mỏng dưới chân ghế bé ngồi để đảm bảo vệ sinh.
  • Chỉ cho một số lượng thức ăn dạng miếng vừa phải lên đĩa và đặt trước mặt bé để theo dõi bé ăn như thế nào. Bạn có thể thêm khi bé đã ăn hết và có biểu hiện muốn ăn thêm.
  • Những món ăn dặm cho bé tự bốc phải là những món mềm, dễ cầm, có kích cỡ vừa phải vì nhỏ quá bé khó cầm, lớn quá bé dễ bị hóc, nghẹn.
  • Cho bé làm quen với nhiều mùi vị, nhiều loại thức ăn khác nhau trong giai đoạn từ 9 tháng đến 15-18 tháng sẽ có thể ngăn ngừa được thói kén ăn sau này. Trong khi chế biến thức ăn bạn tránh nêm muối, nếu có chỉ cho rất ít để tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
  • Thông qua phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy này,  bé cũng sẽ học được cách phân biệt chất liệu, màu sắc, hương vị riêng của từng loại thức ăn; do đó, bạn hãy thay đổi thực đơn hàng ngày để bé luôn cảm thấy ngon miệng

Lưu ý khi cho bé tập ăn dặm kiểu tự chỉ huy:
Khi mới tập ăn dặm kiểu BLW bé có thể dễ bị hóc, nghẹn. Bé có thể không nhai trước khi nuốt hoặc chọn miếng quá to để ăn. Do đó, bạn nên lựa chọn kỹ càng đồ ăn an toàn khi đưa cho bé bốc và phải giám sát kỹ càng trong khi bé ăn. Tránh cho bé ăn các loại quả, hạt nhỏ và cứng như: nho, nho khô, nhãn, mãng cầu (na),…

Giai đoạn đầu của phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy – ăn dặm kiểu BLW, có thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi vì đống hỗn độn bé bày ra sau đó. Vì thế hãy chuẩn bị tâm lý thật tốt và không nên nóng nảy với bé. Hãy kiên nhẫn và hướng dẫn từ từ cho bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi: Kỹ năng giao tiếp

Bé 3 tuổi và bước tiến trong kỹ năng giao tiếp
Ở lứa tuổi lên 3, trẻ đang dần dà học cách thể hiện những gì mình muốn làm hoặc nhờ người khác làm. Đây cũng là thời điểm kỹ năng giao tiếp của bé phát triển.

Bé sẽ quan sát và mô phỏng lại cách giao tiếp của ba mẹ để thể hiện mong muốn của mình, chẳng hạn như mỗi khi bạn nói: “Xin lỗi” trước khi bạn cắt ngang một cuộc trò chuyện, bé 3 tuổi sẽ ý thức được rằng đây là cách gián đoạn nhã nhặn mà không xen vào vô phép.

Bé 3 tuổi: Kỹ năng giao tiếp
Hãy cẩn thận! Các bé 3 tuổi đang quan sát và bắt chước bạn đấy.

Chú ý khi giao tiếp với trẻ
Có thể bạn đang tạo ra rất nhiều tình huống mô phỏng như vậy mà không nhận ra điều này:
Những lúc bạn nói: “Mẹ có thể chơi cùng con không?” là bạn đang dạy bé làm thế nào khi muốn tham gia một hoạt động.

Khi gợi ý: “Bin à, con hãy hỏi bạn Ti xem con có thể mượn chơi xe đạp của bạn được không nào” là cách bạn dạy bé làm thế nào để hỏi mượn đồ chơi.

Nhắc bé: “Hãy nói cảm ơn khi con nhận quà nhé” là lúc bạn dạy trẻ làm thế nào bày tỏ lòng biết ơn.

Đề nghị: “Bây giờ mẹ giữ thùng và con đổ nước vào nhé?” là mô phỏng cách phân chia công việc.

Nói với bé: “Điều đó làm mẹ thấy buồn (hoặc giận)” là chỉ cho bé cách thể hiện cảm xúc tốt hơn nhiều so với việc bạn nổi trận lôi đình, bởi trẻ đang quan sát và mô phỏng “bắt chước” rất nhanh những điều học được từ cha mẹ. Bạn nên đảm bảo mình đang giao tiếp với trẻ theo cách bạn mong muốn được đáp lại từ con.

Cuộc sống của mẹ: Làm sao để thu hút sự chú ý của bé?
Các bé 3 tuổi thường ít tập trung, dễ phân tâm bởi những lôi cuốn bên ngoài. Nếu muốn bé chú ý, cha mẹ nên nói chuyện với bé nhẹ nhàng thôi.

Bạn nghĩ rằng nói to hơn sẽ là cách tốt, nhưng thực ra la hét có thể khiến trẻ hoảng sợ. Nếu phải nghe mắng quá thường xuyên, thông thường trẻ sẽ lảng trốn hoặc bỏ ngoài tai.

Mặc khác, nói chuyện dịu dàng hoặc thì thầm lại rất có sức hấp dẫn với trẻ. Bé sẽ không có cách nào khác là chạy đến gần hơn để nghe điều mẹ đang nhắn nhủ.

Kích thích trí tò mò của trẻ: Trẻ mẫu giáo cũng thấy hấp dẫn đối với những từ như bí mật, đặc biệt và kỳ diệu, điều này làm trẻ nghĩ tất cả những lời đề nghị sẽ có điều gì đó tuyệt vời và thú vị sắp xảy ra.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Bé 3 tuổi: Thói quen xem TV

Có nên cho bé 3 tuổi xem tivi nhiều hay không?
Bạn có biết rằng các bé 3 tuổi sẽ học hỏi nhiều hơn khi tự khám phá thế giới xung quanh chứ không phải chỉ ngồi trước màn hình tivi. Nếu có thể, tạo cho con nhiều cơ hội để vui chơi và tham gia những hoạt động ngoài trời

Những năm mẫu giáo là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất về tinh thần, thể chất và cảm xúc của bé. Theo khuyến nghị của các chuyên gia tâm lý, không nên để bé xem tivi quá 2 giờ mỗi ngày, và không xem chương trình có tính chất bạo lực.

Việc cho bé xem tivi trong 30 phút với chương trình phù hợp gây hại lớn và ba mẹ có một chút thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng và làm cho bé 3 tuổi có những thói quen xấu khi xem tivi.

Bé 3 tuổi: Thói quen xem TV
Muốn dạy bé 3 tuổi thói quen lành mạnh khi xem TV, ba mẹ phải là người làm gương

Tập cho bé xem tivi đúng cách
Không dò tất cả các kênh xem có gì đang chiếu: Nếu chương trình được chọn cho bé đã hết, hãy tắt tivi. Kể cả khi bạn chiếu DVD cũng nên có nguyên tắc giới hạn từng tập. Cách này sẽ tập cho con thói quen: khi chương trình kết thúc cũng là lúc giờ xem tivi kết thúc.

Không để tivi mở khi bạn đang làm việc khác: Nếu bạn không theo dõi, hãy tắt tivi, tiếng động và hình ảnh của tivi sẽ khiến bé mất tập trung với việc học hành và các hoạt động khác.

Không nên xem tivi khi ăn cơm. Bữa cơm gia đình không phải là lúc cả nhà tụ tập trước màn hình tivi, mà là thời gian mọi thành viên quây quần, chuyện trò. Đây là nơi phát triển những bài học giá trị về cuộc sống và tình cảm yêu thương gắn kết.

Hãy cố gắng xếp lịch xem tivi đúng giờ mỗi ngày: Việc lên thời gian cụ thể nhằm để bé biết sẽ phải chờ đợi điều gì và biết là không thể xem tivi mọi lúc. Điều này có thể làm giảm bớt những cuộc tranh cãi khi bật/tắt tivi.

Bạn có thể xem tivi cùng với bé để chuyện trò với con về những gì bạn đang xem. Ở độ tuổi này, bé sẽ cần được giải thích rằng nội dung của phim hay chương trình quảng cáo đôi khi không có thật.

– Cần chắc chắn rằng người giữ bé hoặc chăm sóc bé cũng biết những quy tắc này.

Trên hết, cha mẹ nên làm gương cho con trẻ. Nếu thấy bạn ngồi trước tivi hàng giờ, bé sẽ lập tức thắc mắc: “Tại sao con không được xem?”.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Địu con an toàn và đúng cách

Tiện lợi từ những chiếc địu:

Rất nhiều phụ nữ thích sử dụng địu để được bên con suốt cả ngày. Đặc biệt với những chị em bận rộn với quá nhiều công việc, không có nhiều thời gian thì những chiếc địu giúp họ ôm con cả ngày trong khi vẫn có thể đi chợ, đi mua sắm, gặp gỡ bạn bè hay làm việc nhà. Điều này khiến họ vừa thấy yên tâm, vừa tạo sự gần gũi với con của mình.

Hơn thế nữa, những chiếc địu được thiết kế gọn gàng, vừa dễ sử dụng vừa dễ di chuyển hơn so với những chiếc xe đẩy.

Chọn mua địu an toàn và phù hợp:
Sử dụng địu rõ ràng mang đến nhiều sự tiện lợi cho các bâc phụ huynh. Tuy nhiên, khi địu con bạn phải thật thận trọng, đặc biệt với bé dưới 4 tháng tuổi, bé sinh ra nhẹ cân, sinh non hay đang bị cảm lạnh.

Nói đến việc địu con, ai cũng cho rằng đó là việc vô cùng đơn giản và dễ dàng. Nhưng trên thực tế, nếu bạn sử dụng những chiếc địu có hình dáng không phù hợp có thể rất nguy hiểm đối với các bé.

địu con an toàn và đúng cách
Một chiếc địu phù hợp sẽ giúp bé thoải mái hơn

Hiện nay những chiếc địu được thiết kế với nhiều hình dáng, mẫu mã, nhưng bạn không nên chọn những chiếc địu kiểu dáng giống như một chiếc túi. Với chiếc địu kiểu dáng chiếc túi này có khoang túi khá sâu sẽ khiến cho lưng của bé  bị bẻ cong theo hình chữ “C”. Thêm vào đó, khuôn mặt bé sẽ bị che kín mít, khiến bé gặp khó khăn khi thở.

Khi lựa chọn địu cho con, bạn cũng nên chọn mua địu theo tư thế nằm của bé sẽ  tốt hơn so với địu có tư thế ngồi.  Vì ở lứa tuổi sơ sinh, vùng đầu và cổ của bé chưa phát triển hoàn thiện, tư thế địu ngồi có thể khiến cho vùng cổ của bé bị chấn thương nếu bé còn quá nhỏ.

Để an toàn cho bé, bạn chỉ nên sử dụng địu khi bé ở vào giai đoạn từ bốn tháng tuổi trở lên. Ở lứa tuổi nhỏ hơn, bé có thể sẽ gặp những chấn thương không mong muốn.

Lưu ý để sử dụng địu an toàn cho bé:
Thiết kế an toàn:

Những chiếc địu an toàn cho các bé phải là những thiết kế có:

  • Khoang túi nông
  • Giữ người bé luôn thẳng thắn khi năm, không bị cong lưng.
  • Kiểu dáng ôm tròn.
  • Bao bọc toàn bộ xung quanh cơ thể bé, nhưng không quá kín.

Cách mang địu đúng tư thế

  • Khi dùng địu, tốt nhất là con phải được tựa vững chắc vào mẹ với tư thế ngồi hướng lên trên, sao cho cằm không bao giờ chạm vào ngực, thường xuyên kiểm tra tư thế của bé.
  • Địu bé trên cao và sát với ngực (sao cho bạn có thể hôn được bé, đầu bé sát với cằm mẹ). Không để bé nằm ở phần hông hay eo.
  • Giữ bé thẳng người,  bụng và ngực áp sát vào cơ thể mẹ.

Những điều cần tránh khi địu bé:

  • Một chiếc địu có hình dáng phù hợp với tư thế thường nằm của bé là điều quan trọng đầu tiên khi bạn chọn mua địu cho con. Địu phải thích hợp với chiều cao, cân nặng của bé. Nếu chiếc địu quá nhỏ so với bé  sẽ khiến bé bị ngã ra ngoài, còn khi địu quá rộng so với cơ thể bé thì lớp vải của chiếc địu có thể che vùng mũi, miệng của bé, dễ gây tình trạng ngạt thở.
  • Không nên để khuôn mặt của bé bị che kín. Nếu thấy bé khóc quấy hoặc khó chịu hãy tháo địu ra khỏi người bé.
  • Thường xuyên kiểm tra tư thế của bé, không để lưng bé bị gập cong lại. Cơ thể và đầu của bé phải luôn được nâng đỡ. Không để cằm và ngực của bé quá sát nhau. Khoảng trống từ ngực đến cổ của bé phải có độ dài khoảng 1 ngón tay.

TT

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi: Sử dụng kéo an toàn

Tập cho bé 3 tuổi sử dụng kéo an toàn
Một số bậc cha mẹ cảm thấy rất lo ngại khi cho bé 3 tuổi tập sử dụng kéo. Trên thực tế, bé 3 tuổi đã có thể tập những thao tác này. Phụ huynh cần mạnh dạn khuyến khích trẻ phát triển khả năng vận động bằng những hoạt động kết hợp thao tác tay chân và thị giác.

Hầu hết những em bé lên 3 đều đã có thể tự cắt một tờ giấy. 3 tuổi rưỡi các em đã có thể cắt thành những đường thẳng ngay ngắn dù chỉ dài vài phân. Thậm chí, có nhiều em còn cắt được những đường cong. Chúng ta có thể tập cho trẻ như sau:

  • Để trẻ ngồi ngăn ngắn ở bàn khi tập cắt, dán.
  • Chỉ dẫn cho trẻ cách xỏ tay vào kéo, giữ kéo một cách chính xác.
  • Cần chọn loại kéo an toàn dùng cho trẻ nhỏ, quan trọng nhất ở kích thước và chất liệu. Hiện nay có một số loại kéo làm bằng nhựa vẫn có thể cắt giấy để chúng ta chọn.
  • Kẻ những đường thẳng thật rõ lên mặt giấy để trẻ cắt theo. Ban đầu, nên chọn giấy dày như giấy bưu thiếp, sau đó lần lượt chọn loại giấy mỏng hơn như giấy thủ công và cuối cùng là giấy thông dụng. Trẻ sẽ nhanh chóng cắt vụn những tờ giấy này.
  • Nếu bé chưa quen với thao tác cầm kéo, bạn có thể chọn một bài tập khác cũng với những động tác tương tự. Đó là cho con bạn sử dụng một chiếc kẹp để gắp đồ vật nhỏ xung quanh. Với chiếc kẹp có thể gắp mở, tay trẻ sẽ trở nên linh hoạt hơn.
Bé 3 tuổi: Sử dụng kéo an toàn
Nên chọn cho bé 3 tuổi loại kéo đầu tròn và bọc nhựa để tăng sự an toàn

Cuộc sống của mẹ: Tránh những xáo trộn sau kỳ nghỉ

  • Kỳ nghỉ của gia đình bạn có thể khá rắc rối nếu làm thay đổi thói quen sinh hoạt của bé.
  • Trẻ tuổi mẫu giáo rất dễ bị chệch khỏi giờ giấc sinh hoạt thông thường như ngủ trễ hơn, thường xuyên đánh thức cha, mẹ vào giữa đêm.
  • Con bạn sẽ nhanh chóng tập lại nề nếp sinh hoạt nếu bạn nghiêm khắc đồng thời kiên nhẫn áp dụng cùng trẻ.