Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi rưỡi: Suy nghĩ kỳ diệu

Trí tưởng tượng bay bổng của bé 3 tuổi rưỡi
Để học cách phân biệt giữa thực tế và tưởng tượng là một quá trình lâu dài. Trong năm nay, con đang trải qua một cột mốc rất thú vị. Theo các chuyên gia về phát triển tâm lý của trẻ, các bé 3 tuổi rưỡi vẫn đang thực hành tư duy theo lối “suy nghĩ kỳ diệu”. Bé có thể gắn nhiều đặc tính “kỳ diệu” cho những đồ vật hay người xung quanh và những điều vô lý ấy lại rất “hợp lý” dưới góc nhìn của con trẻ.

Bé có thể tha hồ tưởng tượng rằng những lá thư sẽ bí mật mọc cánh và bay tới tay ông bà ngay sau khi bỏ vào thùng, con cọp đang ẩn náu trong lùm cây, những chú chim kia có thể biết nói và thực sự có ai đó đang sống trên mặt trăng. Đôi khi những điều người lớn nói được trẻ hiểu theo nghĩa đen bởi vì những nghĩa đó có vẻ đúng đối với bé, ví dụ như: “Con muỗi đang đốt con kìa”.

Mặt khác, giai đoạn này bé cũng sẽ dần dần nhận ra những gì tưởng tượng có lẽ là không có thực, máy bay đồ chơi không thực sự bay được hay những vật sặc sỡ sinh động kia không phải sống bên trong màn hình tivi.

Quá trình này có thể phải mất vài năm, vì ngay cả đứa trẻ tám tuổi vẫn tin trên đời có cô tiên và ông bụt. Tuy nhiên, một chút lòng tin vào những điều kỳ diệu ngay cả khi đã trưởng thành vẫn rất tuyệt phải không nào.

Bé 3 tuổi rưỡi: Suy nghĩ kỳ diệu
Đừng ngạc nhiên khi thấy trí tưởng tượng của bé là vô hạn

Cuộc sống của mẹ: Khi bé biếng ăn
Có phải không khí bữa ăn lúc nào cũng rất căng thẳng vì bé không chịu ngồi vào bàn ăn? Các chuyên gia khuyên rằng không nên ép buộc bé ăn những món mà bé không thích. Thực phẩm nên là nguồn vui và nguồn dưỡng chất chứ không phải là sự đấu tranh và là cuộc chiến mỗi khi bé ngồi vào bàn.

Việc ép buộc bé ăn có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa hay mất cân đối về cân nặng sau này. Chỉ nên cho bé ăn khi tới đúng bữa, nếu thấy đói bé sẽ ăn và nếu không đói thì không cần ép buộc. Đối với trẻ kén ăn, bạn không nên tạo thói quen phải chuẩn bị một chế độ ăn đặc biệt cho bé. Nếu trẻ vẫn không chịu ăn thì đừng phạt, bạn nên dẹp thức ăn và chờ đến bữa tiếp theo.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh tháng thứ 3: Tuần 1

Sự phát triển của trẻ sơ sinh tháng 3 tuần 2

Trẻ sơ sinh tháng thứ 3: Tiếng khóc là ngôn ngữ chính của con yêu lúc này

Trẻ sơ sinh tháng thứ 3 phát triển như thế nào?

Trẻ bước sang tháng thứ 3 có khả năng nghe tốt hơn và có thể phân biệt sự khác nhau giữa những giọng nói quen thuộc và các âm thanh khác. Bé cũng biểu hiện mình có thể nhận ra âm thanh của môi trường xung quanh mình. Bạn hãy để ý đến cách bé hay hướng về phía âm thanh phát ra nhé.

Bạn cũng hãy học cách nói chuyện với trẻ sơ sinh tháng thứ 3 để giúp con phát triển các giác quan. Bé sẽ quan sát miệng của mẹ khi bạn nói, bị cuốn hút bởi cách miệng hoạt động. Bạn sẽ có thể kinh ngạc bởi khả năng giao tiếp của trẻ sơ sinh tháng thứ 3 qua những tiếng bi bô ngày càng đa dạng. Tiếng cười và những kiểu khóc khác nhau thể hiện các nhu cầu khác nhau của bé.

Cuộc sống của mẹ: Yêu thương bạn đời

Rất hiếm các bậc cha mẹ cảm thấy say đắm nhau trong những tuần sau sinh nở do một số nguyên nhân. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ rằng trở thành cha mẹ không có nghĩa là bạn không còn nhu cầu tình dục. Thậm chí, khi bạn không có thời gian hay hào hứng với việc quan hệ, bạn và chồng vẫn có thể tìm ra những cách thể hiện tình yêu dành cho nhau.

Yêu thương qua lời nói. Dù bị áp lực đến đâu, vẫn nên mở lòng để trò chuyện với chồng. Hãy nhớ rằng cả hai đang trải qua những thay đổi to lớn trong cuộc sống. Chia sẻ cùng nhau có thể giúp bạn cảm thấy gần gũi hơn. Giữ chừng mực những lời than phiền để chúng không nghe như lời kết tội. Chẳng hạn, thay vì nói rằng: “Anh làm việc này không tốt”, bạn thử nói: “Em thấy anh giỏi việc kia hơn”.
Yêu thương qua tiếng cười. Khi cuộc sống đang bị đảo lộn và rất mệt mỏi, có đôi lúc bạn trông rất lôi thôi và lú lẫn. Đừng cáu kỉnh, hãy nói đùa với ông xã về những sai lầm của chính bạn.
Thỉnh thoảng, trốn đi một tí để yêu thương. Đôi khi bạn nên nhờ người thân hoặc bạn bè đáng tin cậy chăm sóc bé để hai bạn đi hẹn hò, xem phim, ăn tối, ăn khuya bên ngoài, hay làm bất kỳ việc gì cùng nhau. Chỉ cần ra ngoài cùng nhau trong vài giờ, bạn sẽ được nạp đầy năng lượng.
Yêu thương qua những tiếp xúc. Không chỉ là việc quan hệ vợ chồng, thường xuyên ôm nhau, hôn nhau cũng khiến tình cảm vợ chồng gắn bó hơn.
Bạn đừng quá lo lắng, những vấn đề này chỉ là tạm thời và sẽ nhanh chóng qua đi.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Khóc dạ đề bao lâu thì hết? Cách chữa khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

Một trong những phiền toái mẹ gặp phải là tình trạng trẻ sơ sinh khóc dạ đề, khóc mãi không nín. Tình trạng này không chỉ khiến người lớn phiền lòng mà còn cảm thấy lo lắng. Vậy khóc dạ đề bao lâu thì hết? Nếu bé cưng nhà bạn đang ở trong trường hợp này, hãy cùng đọc bài viết của MarryBaby để bỏ túi những mẹo chữa khóc dạ đề hiệu quả nhé.

Khóc dạ đề là gì?

Khóc dạ đề hay còn gọi là hội chứng quấy khóc, là hiện tượng trẻ sơ sinh (trong giai đoạn từ 2-3 tuần đến 3 tháng tuổi) quấy khóc nhiều giờ liền và khóc thét theo từng cơn. Hiện tượng này thường xuất hiện vào các khung giờ như buổi chiều, tối hoặc ban đêm và lặp đi lặp lại nhiều lần.

Theo một nghiên cứu, ở các nước phương tây, trẻ em khóc dạ đề xảy ra với tỷ lệ 1/5. Hiện tượng này kéo dài không chỉ làm cha mẹ phiền lòng mà thậm chí còn khiến nhiều người cảm thấy bất lực, thậm chí trầm cảm vì trẻ khóc không nín.

Khóc dạ đề bao lâu thì hết? Dấu hiệu nhận biết trẻ khóc dạ đề

Trẻ khóc dạ đề bao lâu

Làm sao để mẹ biết rằng bé yêu đang khóc dạ đề chứ không phải là quấy khóc thông thường do đói, khó ngủ, hoặc bị đau ở một chỗ nào đấy? Trẻ khóc dạ đề bao lâu? Một số dấu hiệu sau đây giúp mẹ có thể nhận biết:

  • Trẻ khóc kèm với hành động trăn trở, khó chịu, cáu gắt, ngủ không yên giấc.
  • Trong cơn ngủ, trẻ giật mình, khóc thét lên như có ai đó làm con đau hoặc như theo quan niệm của dân gian là “bị ai đó trêu”.
  • Khóc thét lên đến ưỡn người, trán đẫm hồ hôi, da dẻ tái nhợt hoặc đỏ ửng lên.
  • Khi trẻ khóc, 2 tay con nắm chặt, đầu gối co quắp lên bụng, lưng cong, bụng cứng, oằn người như con tôm rất đáng sợ.
  • Trẻ khóc dạ đề ăn ngủ kém, bú ít, chán ăn, một số bé còn bỏ bú trong quãng thời gian này.
  • Khóc dạ đề bao lâu thì hết? Tình trạng trẻ khóc kéo dài có thể là nhiều hơn 3 giờ/ngày, diễn ra trong 3 ngày hoặc nhiều hơn 1 tuần hoặc mức độ cao hơn là khóc hơn 3 tuần/tháng. Như vậy, với thắc mắc khóc dạ đề bao lâu thì hết, có thể là khoảng thời gian trên nhé mẹ.

Vì sao trẻ khóc dạ đề?

khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

Theo các chuyên gia về trẻ em, cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có minh chứng khoa học nào giải thích nguyên nhân của chứng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh.

Trên thực tế, một số trẻ ban ngày rất ngoan, chịu ăn và chịu chơi. Nhưng cứ đến chiều tối bé bắt đầu khóc và cho dù mẹ làm cách nào con cũng không nín. Điều này làm cho nhiều mẹ thắc mắc rằng tại sao con ngoan mà tới tối lại quấy như vậy. Một số người tâm linh còn nghĩ rằng con bị ma quỷ trêu nên khóc. Vậy nguyên nhân do đâu trẻ khóc dạ đề?

Nhiều người cho rằng hiện tượng khóc dạ đề là do trẻ hệ tiêu hóa còn non yếu nên thường xảy ra các vấn đề như nhu động ruột dẫn tới đau bụng từng cơn. Khi trẻ lên cơn đau bụng sẽ khóc thét lên và hết cơn thì ngừng.

Một số trẻ khóc dạ đề có thể do hệ thần kinh của bé phát triển chưa ổn định. Vậy nên việc bị kích thích quá mạnh như ban ngày nô đùa nhiều có thể khóc dạ đề.

Trường hợp khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh cũng xảy ra với những bé còi xương, suy dinh dưỡng. Bởi vì với những trẻ như thế này khả năng thích ứng còn yếu, dễ bị những kích thích bên ngoài làm cho sợ hãi.

Phân biệt khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh và các chứng khóc đêm thông thường

Phân biệt khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh và các chứng khóc đêm thông thường

Mẹ lưu ý rằng một số trẻ có thể khóc đêm không phải là chứng khóc dạ đề mà do một số lý do khác như:

  • Trẻ tới thời kỳ mọc răng, ngứa và đau lợi, sốt.
  • Quần áo, tã bỉm mẹ mặc cho trẻ quá chật khiến cho bé nằm không thoải mái, bị đau, gây ra quấy khóc.
  • Trẻ bị đói hoặc khát sữa cũng là một trong những lý do khiến bé khóc mà không chịu nín.
  • Trẻ khóc nhiều, khóc không nín cũng có thể do cơ thể có vấn đề bất ổn như bị đau ở một chỗ nào đó. Mẹ cần kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ, nếu con sốt hoặc có vấn đề về tiêu hóa như nôn ói, tiêu chảy thì cần phải đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám và phát hiện bệnh.
  • Ăn quá no cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ khóc vì con cảm thấy nặng bụng, ậm ạch khó chịu.
  • Khóc nhiều trong đêm cũng có thể do con không được ngủ một giấc trọn vẹn hoặc con khó ngủ vì không cảm thấy thoải mái như quá nóng hoặc quá lạnh, tã bỉm ướt…

Mẹo chữa khóc dạ đề

Mẹo chữa khóc dạ đề với trầu không

Trẻ sơ sinh khóc dạ đề không những ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ và sức khỏe của trẻ, mà còn làm cho các thành viên trong gia đình cảm thấy mệt mỏi, bực bội, thậm chí stress (đặc biệt là người mẹ). Vậy cách chữa khóc dạ đề như thế nào để cho bé ngoan và ngủ ngon mỗi đêm?

Đây là những mẹo chữa khóc dạ đề mà ông bà chúng ta đã áp dụng từ rất lâu. Mặc dù những cách làm này chưa được khoa học chứng minh tính hiệu quả, nhưng nhìn chung chúng vô hại. Vì vậy, tiếc gì mẹ không thử cho con.

♥ Chữa khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh bằng búp lá chè non

  • Búp lá chè non (khoảng 3 búp), đem rửa thật sạch và để khô.
  • Sau đó mẹ đặt vào rốn của bé và dùng băng y tế hoặc băng rốn sơ sinh băng lại.

Lưu ý: Thực hiện chữa mẹo bằng búp lá chè non người mẹ phải tự tay mình đặt nhúm trà ấy vào rốn bé. Sau một vài ngày thực hiện cách chữa khóc dạ đề này mẹ sẽ thấy hiện tượng con khóc đêm giảm hẳn và chấm dứt.

♥ Chữa khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

Dùng lá trầu không chữa khóc dạ đề trẻ sơ sinh cũng được cha ông ta áp dụng nhiều. Vì loại lá quen thuộc này rất lành tính và có thể sát khuẩn, kháng viêm.

Mẹ hãy lấy một nắm lá trầu không và hơ ấm qua lửa, sau đó đặt vào rốn trẻ và băng lại.

Lưu ý: Mẹ chỉ hơ ấm và kiểm tra nhiệt độ bằng cách đặt vào mặt trong của cánh tay để kiểm tra nhiệt độ. Tuyệt đối không hơ nóng có thể gây bỏng da non của trẻ. Chỉ áp dụng với rốn đã rụng và không có dấu hiệu nhiễm trùng rốn.

[inline_article id=177424]

♥ Chữa khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh bằng cỏ

Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh bạn cũng có thể dùng loại lá cỏ mọc thấp xung quanh giếng, hoặc một ít gốc rơm rạ dùng để lót ổ gà, sau đó đặt dưới chiếu chỗ giường mẹ và bé nằm.

Lưu ý: Chữa mẹo bằng cỏ hoặc rơm rạ như thế này người thực hiện không được để mẹ đứa trẻ biết, nếu không sẽ mất tác dụng chữa khóc dạ đề trẻ sơ sinh. Theo kinh nghiệm dân gian, thực hiện cách này 1–2 lần là con sẽ hết chứng khóc đêm.

♥ Chữa khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh bằng thân cây trúc

Cây trúc, một số nơi có thể gọi theo những cách khác như trúc đùi gà trúc hoặc quan âm, mẹ dùng 3 đoạn thân cây lén đặt chỗ bé ngủ.

Lưu ý: Lúc làm việc này mẹ tuyệt đối không để cho trẻ hoặc bất kỳ ai biết nhé. Việc này sẽ hiệu quả nếu áp dụng đúng từ 1-2 lần.

Mẹ cần lưu ý khi trẻ sơ sinh khóc dạ đề

Mẹ cần lưu ý khi trẻ sơ sinh khóc dạ đề

Để tình trạng trẻ sơ sinh khóc dạ đề có thể khắc phục và được cải thiện, mẹ hãy chú ý một số vấn đề nhỏ sau:

  • Mỗi chiều tối đến, mẹ hãy ở cạnh con, ôm ấp, vỗ về để trẻ cảm nhận được hơi ấm từ người mẹ và thấy yên tâm vì được dỗ dành.
  • Mẹ cần chú ý tới trang phục của con. Hãy mặc cho trẻ những bộ quần áo thoải mái, thay bỉm thường xuyên để con luôn được khô ráo.
  • Tạo cho bé không gian ngủ yên tĩnh, thoải mái với nhiệt độ phù hợp, tránh tiếng ồn và ánh sáng.
  • Ban ngày, không nên cho trẻ nô đùa nhiều hoặc chơi trò chơi rung lắc, cảm giác mạnh.
  • Trẻ sơ sinh nên được bú thường xuyên, tuy nhiên cũng chú ý không cho con ăn quá no sẽ sinh ra khó ngủ và quấy khóc.

Hy vọng bài viết khóc dạ đề bao lâu thì hết sẽ giúp bố mẹ cải thiện tình trạng này ở trẻ, giúp bé ngủ ngon và lớn nhanh.