Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo

Mách mẹ cách tăng tốc độ kết nối não bộ nhanh gấp 2.5 lần – con thông minh nhanh nhẹn ngay từ bé!

Trong những năm đầu đời, não bộ của trẻ phát triển rất nhanh với hơn 1 triệu kết nối não bộ được hình thành mỗi giây. Các kết nối điều khiển những kỹ năng đơn giản xuất hiện trước, tiếp theo là các mạch kỹ năng phức tạp dần hình thành cho phép bé học hỏi và giao tiếp hiệu quả hơn với thế giới xung quanh [1].

Theo thời gian, các liên kết không cần thiết sẽ được “gọt tỉa” bớt; việc hình thành các kết nối thần kinh mới cũng dần chậm và diễn ra khó khăn hơn so với khi còn bé [1], [2]. Do đó, việc đẩy nhanh tốc độ kết nối não bộ trong giai đoạn đầu đời là vô cùng quan trọng để giúp bé thông minh cũng như xây dựng được nền tảng phát triển trí tuệ vững chắc trong tương lai.

Vì sao tốc độ kết nối não bộ lại ảnh hưởng đến sự thông minh ở trẻ?

Để hiểu được vấn đề này, đầu tiên chúng ta cần đi sâu phân tích những gì đang thực sự diễn ra trong bộ não trẻ khi chúng ngắm nhìn thế giới. Bộ não được tạo thành bởi hàng tỉ các tế bào thần kinh cực nhỏ gọi là nơ-ron (neuron), trên mỗi nơ-ron sẽ có các nhánh nhỏ cho phép chúng kết nối với nhiều tế bào thần kinh khác. Khi bé học được một điều gì đó, các thông điệp hay các tín hiệu dẫn truyền thần kinh sẽ di chuyển từ nơ-ron này sang nơ-ron khác và lặp đi lặp lại cho đến khi não bộ bắt đầu hình thành một liên kết mới. Điều này cho phép bé hình thành phản xạ thành thục hơn với những điều vừa được học [3].

Vậy nên chúng ta có thể thấy, các tế bào thần kinh đều sẽ chuyển tiếp thông tin với nhau thông qua một quá trình dẫn truyền điện hóa phức tạp, tạo ra các kết nối não bộ ảnh hưởng đến hành vi, suy nghĩ trong mọi hoạt động thường ngày. Cũng do đó, việc kết nối não bộ diễn ra càng nhanh sẽ cho phép bé tiếp thu mọi việc nhanh chóng hơn. Qua đó, giúp bé nâng cao được khả năng học hỏi và nhận thức mọi thứ xung quanh một cách hiệu quả [3].

Tuy nhiên, quá trình này sẽ chậm dần khi trẻ lớn lên, não sẽ phải làm việc nhiều hơn để tạo ra các đường dẫn thần kinh mới. Vậy nên, những năm đầu đời, bạn cần chú ý đẩy nhanh tốc độ hình thành các kết nối não bộ này nhằm giúp bé tối ưu trí thông minh cho giai đoạn trưởng thành [2].

Myelin – Nền tảng của việc tăng tốc độ kết nối não bộ

Việc tăng tốc độ kết nối não bộ trên thực tế có liên quan mật thiết đến quá trình myelin hóa. Myelin là các lớp màng lipid bao bọc xung quanh các sợi trục của tế bào thần kinh, có khả năng [4], [5]:

  • Hỗ trợ cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào thần kinh
  • Cung cấp lớp cách nhiệt bảo vệ tế bào thần thần kinh và duy trì sự ổn định cho tín hiệu xung điện khi truyền qua sợi trục
  • Cho phép đẩy nhanh tốc độ truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh nhưng sử dụng ít năng lượng tiêu thụ hơn.

Quá trình hình thành các bao myelin xung quanh các sợi trục thần kinh cho phép cải thiện việc dẫn truyền tín hiệu được gọi là quá trình myelin hoá [6]. Quá trình này thường diễn ra mạnh mẽ nhất trong giai đoạn từ tam cá nguyệt thứ 3 đế lúc trẻ 2 tuổi, giúp các nhánh thần kinh được kết nối nhanh và nhiều hơn, từ đó thúc đẩy sự hình thành nhanh chóng những hiểu biết, nhận thức và hành vi của trẻ đối với thế giới xung quanh trong thời gian này [7], [8].

Để quá trình myelin hoá được diễn ra suôn sẻ, dinh dưỡng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự thiếu hụt dinh dưỡng khi còn nhỏ có thể làm thay đổi đáng kể hàm lượng các chất, thành phần và hình thái myelin, gây gián đoạn chức năng não bình thường và khiến trẻ kém thông minh hơn [9].

Cách tăng kết nối não bộ giúp con thông minh hơn

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đối với quá trình myelin hóa, giúp tăng kết nối não bộ và giúp con thông minh hơn [10]. Do đó, từ sớm bố mẹ nên chú trọng việc cung cấp các dưỡng chất được chứng minh lâm sàng giúp tăng tốc độ sản sinh myelin, tăng tốc độ kết nối não bộ nhanh gấp 2,5 lần như Sphingomyelin, DHA, ARA, Alpha lactalbumin, Sắt, Axit folic và Vitamin B12 [11]:

Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng hoặc cho đến khi bé được 24 tháng tuổi nếu có thể. Sữa mẹ không chỉ giúp tăng kích thước và trọng lượng não mà còn thúc đẩy quá trình kết nối não bộ được diễn ra nhanh hơn. Sữa mẹ là nguồn cung cấp phospholipid và các cholesterol quan trọng, cần thiết cho quá trình tổng hợp myelin như DHA và ARA. Ngoài ra, khoảng 40% hàm lượng lipid trong sữa mẹ trưởng thành chứa sphingomyelin, dưỡng chất giữ trò quan trọng trong sự phát triển của các bao myelin [9], [12], [13].

Tham khảo ý kiến chuyên gia đối với trường hợp bé đã lớn, qua giai đoạn bú mẹ. Việc đầu tư và lựa chọn sản phẩm sữa trong thời điểm bé 2 – 3 tuổi là vô cùng quan trọng để giúp bé không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, cũng như nâng cao khả năng học hỏi và tư duy về sau.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên thường xuyên trò chuyện với bé để giúp con nâng cao khả năng ngôn ngữ. Những nghiên cứu gần đây của Đại học Stanford (Mỹ) đã chỉ ra rằng kể cả những cuộc trò chuyện với ba mẹ sẽ giúp phát triển của các chức năng não bộ, đặc biệt là trong khả năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ ở trẻ [14].

Bên cạnh đó, việc cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất phù hợp với từng độ tuổi cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, giúp trẻ tăng khả năng xử lý thông tin cũng như hình thành kỹ năng, phản xạ tốt với môi trường bên ngoài [15].

Thực hiện được những điều cơ bản trên, bé nhà bạn đã có thể từng bước đẩy nhanh tốc độ kết nối não bộ cũng như xây dựng một nền tảng trí não khỏe mạnh sau này. Điều bố mẹ cần lưu ý nữa là hãy nhớ thay đổi để thích ứng nhu cầu của bé theo từng độ tuổi vì tại thời điểm khác nhau, bé sẽ cần được đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dinh dưỡng, môi trường học tập và sinh hoạt khác nhau để phát triển tốt nhất.