Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc trẻ

Chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi như chuyên gia

Dạy bé cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng tuy không phải việc “khó nhằn” nhưng cũng không quá đơn giản. Trước hết, mẹ cần trang bị cho mình một ít kiến thức về vệ sinh răng miệng cho bé đã nhé!

1. Lợi ích của việc chăm sóc răng miệng cho con

chăm sóc răng miệng cho trẻ

Nên bắt đầu chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay trước khi trẻ mọc răng. Bởi vì, dù chưa nhô lên khỏi hàm, răng trẻ cũng đã nằm ngay dưới chân nướu.

Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ có thể đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời:

  • Đối với trẻ sơ sinh chưa mọc răng, việc chăm sóc răng miệng đều đặn và đúng cách sẽ tạo điều kiện cho những chiếc răng sữa mọc lên khỏe mạnh.
  • Tạo cho bé một thói quen lành mạnh là thường xuyên vệ sinh răng miệng. Bé có thể duy trì thói quen tốt này đến khi lớn lên.
  • Khi trẻ bắt đầu mọc răng, chăm sóc răng miệng sẽ giúp loại bỏ những mảng bám và vi khuẩn có hại trên răng của trẻ. Việc này sẽ giúp con có một hàm răng chắc khỏe, trắng sáng cũng như ngăn ngừa các bệnh liên quan đến răng.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Thứ tự mọc răng của bé chuẩn 100 bố mẹ cần nhớ!  

2. Cách chăm sóc răng miệng cho bé theo từng độ tuổi

2.1 Chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh

Răng trẻ sơ sinh bắt đầu mọc khi bé được 6-8 tháng tuổi. Cha mẹ nên dùng khăn ẩm sạch phủ lên nướu để loại bỏ vi khuẩn có hại. Ngoài ra, sữa mẹ cũng là “nước súc miệng” tốt nhất cho trẻ.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Vừa chào đời, trẻ sơ sinh mọc răng thì có bất thường hay không?

2.2 Chăm sóc răng miệng cho trẻ mầm non

trẻ mầm non

Khi trẻ được 2-3 tuổi, các răng cối sữa lần lượt mọc lên. Đây chính là thời điểm cha mẹ nên chăm sóc răng miệng cho trẻ bằng việc cho trẻ đánh răng. Hãy áp dụng biện pháp chải răng đúng cách để làm sạch khoang miệng cho con.

  • Chọn bàn chải: Bàn chải nhỏ, loại mềm với chất lượng tốt nhất.
  • Kem đánh răng: Ba mẹ nên chọn những tuýp kem đánh răng chứa fluor với những hương vị trái cây để kích thích sự thích thú của trẻ đối với vệ sinh răng miệng.
  • Hướng dẫn chải răng: Cầm bàn chải bằng ngón tay, giống với tư thế cầm bút. Di chuyển bàn chải một cách nhẹ nhàng theo chiều dọc từ trên xuống dưới. Để góc bàn chải hợp với nướu trẻ một góc 450.
  • Vệ sinh nướu bằng gạc mềm thấm nước muối sinh lý.

2.3 Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ từ 3-6 tuổi

Quá trình mọc răng sữa kết thúc với sự xuất hiện đầy đủ của 20 chiếc răng trên các hàm khi trẻ lên 3 hoặc 4 tuổi. Lúc này, bé đã có thể tự mình đánh răng. Cha mẹ chỉ cần cho trẻ tự chăm sóc răng miệng bằng việc giám sát và duy trì thói quen đánh răng mỗi 2 lần một ngày của con.

Cha mẹ nên mua cho bé những loại kem đánh răng có fluor dành cho trẻ em có chứa không dưới 1.000ppm florua hoặc kem đánh răng dành cho gia đình có chứa từ 1.350ppm đến 1.500ppm florua.. Bàn chải loại lông mềm nên thay mới mỗi 6 tháng/ 1 lần.

Lúc bé chải răng, ba mẹ nên quan sát và kiểm tra xem liệu bé có đánh đúng theo cách này không: Đánh mặt ngoài cùng với chiều mọc răng, mặt nhai qua lại theo chiều ngang. Đánh mặt trong theo chiều dọc. Tránh bỏ sót mặt lưỡi.

Nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng được khuyên dùng sau khi chăm sóc răng miệng cho trẻ bằng đánh răng. Việc này giúp tăng hiệu quả làm sạch, thơm tho khoang miệng.

2.4 Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ từ 6-9 tuổi

trẻ 6 tuổi

Trẻ từ 6 tuổi trở lên đã có thể tự đánh răng. Nhưng cha mẹ vẫn nên theo dõi trẻ để đảm bảo trẻ chải đúng cách.

Thời gian chải răng lí tưởng là từ 2-3 phút. Nếu chải ít hơn sẽ khó làm sạch hoàn toàn được mảnh vụn thức ăn, còn đánh lâu hơn dễ làm cho răng bị mòn.

Chăm sóc răng miệng cho trẻ và kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm các bất thường bệnh lý (sâu răng) hoặc những thay đổi sinh lý (răng lung lay, mầm răng nhú lên) để kịp thời đưa trẻ đi nha sĩ. Đây cũng là độ tuổi bé bắt đầu mọc răng vĩnh viễn và thay răng sữa.

Chỉ nha khoa được khuyến khích dùng cho trẻ ở giai đoạn này để làm sạch kẽ răng. Thói quen dùng tăm để xỉa răng là không tốt, vì có nguy cơ gây thưa răng.

Bên cạnh việc chăm sóc răng miệng cho trẻ, cha mẹ cần giáo dục trẻ tạo nên thói quen vệ sinh răng miệng.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: 8 sai lầm khi vệ sinh răng miệng cho trẻ

4. Loại thức ăn nào dễ gây sâu răng?

chăm sóc răng miệng cho trẻ

Để chăm sóc tốt răng miệng cho bé, cha mẹ đừng cho bé ăn nhiều đồ ngọt. Kể cả trái cây, nước ép, bơ đậu phộng hay thạch và những loại nhiều tinh bột hay dính răng như bánh mì, bánh quy giòn, mì ống…

Thức ăn dẻo như trái cây khô cũng bám chặt vào răng rất khó chải sạch, khiến trẻ dễ bị sâu răng. Nên cho trẻ ăn đồ ngọt hoặc thức ăn giàu tinh bột cùng với bữa chính, chứ không ăn riêng lẻ lặt vặt như bữa phụ.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé dễ như trở bàn tay tương tự việc đánh răng

5. Khi nào trẻ cần đi gặp nha sĩ?

Các chuyên gia khuyên rằng nên cho bé gặp nha sĩ trước 1 tuổi. Nếu bé chưa từng được kiểm tra răng miệng, cha mẹ nên cho bé đi càng sớm càng tốt nhé. Sau đó bạn có thể theo dõi tình trạng răng miệng của bé như hướng dẫn của nha sĩ và đưa bé đến phòng nha khám định kỳ nếu cần.

Ngoài những nha khoa tư nhân đòi hỏi chi phí cao, cũng có những nha khoa cộng đồng chuyên chăm sóc sức khỏe răng miệng miễn phí cho trẻ em, bạn có thể hỏi tại trung tâm y tế địa phương để được hướng dẫn.

[inline_article id=187278]