Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình: Cẩn thận thiếu canxi

Nhiều phụ huynh cho rằng, chỉ có người lớn mới mắc chứng khó ngủ, tuy nhiên nhiều chuyên gia chỉ ra rằng có khoảng 1/4 số trẻ mắc chứng khó ngủ và mất ngủ ở nhiều mức độ khác nhau. Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình cũng còn là dấu hiệu của sự thiếu canxi hay thiếu chất dinh dưỡng.

Một số nguyên nhân phổ biến gây tình trạng bé hay bị giật mình khi ngủ bao gồm:

1. Bệnh lý thiểu năng tuyến giáp trạng.

2. Do trẻ đi học và gặp phải những sang chấn tâm lý nhẹ, tham gia các trò chơi vận động mạnh… khi đi ngủ, trẻ có thể nhớ lại trong giấc mơ và giật mình liên tục trong giấc ngủ.

3.Do chế độ ăn của trẻ: Nếu cho trẻ ăn những gì trẻ muốn sẽ vô tình làm mất cân bằng dinh dưỡng hằng ngày của con. Tình trạng lượng thức ăn hằng ngày quá nhiều hay lặp đi lặp lại một món ăn khiến cho lượng canxi cung cấp cho trẻ không những không đủ mà còn dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn, sợ ăn và dễ mắc các bệnh khác.

Dấu hiệu giấc ngủ cho thấy trẻ thiếu canxi

Ngủ đủ giấc ở bất kỳ độ tuổi nào cũng rất quan trọng. Với trẻ sơ sinh và ấu nhi giúp cho trẻ phát triển trí não và thể chất. Với người lớn, giấc ngủ giúp đầu óc tỉnh táo, minh mẫn sau một ngày làm việc căng thẳng. Nếu trẻ 2 tuổi khó ngủ, hay giật mình mẹ có thể hỏi thăm cụ thể các triệu chứng để có hướng xử lý tốt nhất.

Trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc

Trẻ thường xuyên ngủ ngáy, có tật nghiến răng, dễ bị tỉnh giấc, khó thở khi ngủ hoặc bị bệnh là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó ngủ của trẻ. Ngoài ra, có một lý do quan trọng khác chính là do trẻ bị thiếu canxi.

Trẻ hay giật mình khóc đêm

Thiếu canxi dẫn đến nhiều lệ hụy khác nhau: Ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương, hoạt chất làm chậm dẫn truyền thần kinh (từ tryptophan sang melatonine), tạo giấc ngủ sâu bị ức chế, khiến trẻ hay giật mình, khó ngủ, ngủ hay mơ màng và bất an. Với bé sơ sinh là quấy khóc, với trẻ 2 tuổi là ngủ hay giật mình.

[inline_article id=159695]

Nguyên nhân trẻ thiếu canxi

Trước và sau khi sinh, vai trò của canxi vẫn luôn quan trọng với sự phát triển của trẻ. Đó là giúp điều tiết sự cân bằng giữa trạng thái hưng phấn và ức chế của vỏ não. Khi cơ thể thiếu canxi, gây ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tình trạng vỏ não liên tục trong trạng thái hưng phấn, khiến trẻ đã đến giờ ngủ vẫn không ngủ được.

Đồng thời, thiếu canxi cũng làm chậm các quá trình trao đổi chất, khiến trẻ chậm lớn, thấp còi. Sức khỏe không đảm bảo cùng với sự trằn trọc khi ngủ sẽ khiến trẻ dễ mệt mỏi, không muốn đi học hay tham gia các trò chơi…

trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ 2 tuổi khó ngủ về đêm, trong đó có tình trạng thiếu canxi

Cần bổ sung canxi thế nào cho đúng?

Trẻ từ 1- 2 tuổi cần 500mg/ngày. Từ khoảng 4 – 8 tuổi cần 800mg/ngày và từ 9 tuổi trở lên cần 1.300mg/ngày. Để chủ động giảm thiểu tình trạng thiếu canxi mẹ nên chú ý thay đổi thực đơn khoa học để cũng cấp lượng canxi đầy đủ ngay từ các bữa ăn của trẻ.

Các thực phẩm như sữa và những chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua) chứa nhiều canxi dồi dào nhất. Sữa nguyên kem và sữa tươi có hàm lượng canxi như nhau. Ngoài ra, rau lá có màu xanh sậm, hải sản (tôm, cua, nghêu…), cá, đậu là những nguồn cung cấp canxi tự nhiên cho cơ thể.

Mẹ nên lưu ý canxi có thể tương tác với vài loại thuốc như: Kháng sinh Tetracyclin, thuốc trị bệnh tuyến giáp… Vì vậy, khi con đang bệnh, muốn bổ sung canxi mẹ cần tham vấn ý kiến của bác sĩ.

[inline_article id=2872]

Một số sai lầm khi bổ sung canxi

Khi chăm sóc cho bé sơ sinh, mẹ đã có kinh nghiệm bổ sung canxi như thế nào cho đúng. Với độ tuổi lên 2, mẹ cũng nên áp dụng như quy tắc như vậy. Đó là bổ sung đúng cách, vừa đủ. Quá nhiều khiến trẻ dễ bị táo bón, đồng thời cũng gây ra chứng chán ăn, khó tiêu, buồn nôn ở trẻ. Dưới đây là một trong những sai lầm khi bổ sung canxi có thể gây ra táo bón ở trẻ:

1. Ăn nhiều thực phẩm giàu axit oxalic khi bổ sung canxi

Các loại rau như rau bina, măng tây, hành, đậu trắng, rau dền, đậu tương, có chứa oxalat dễ dàng kết hợp với can-xi trong cơ thể của bé, tạo thành các oxalate ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ canxi cho cơ thể, dẫn đến chứng táo bón ở trẻ.

2. Kết hợp nhiều thực phẩm béo và các loại dầu

Mẹ nên giảm bớt các thức ăn có quá nhiều chất béo và các loại dầu ăn vì các chất béo tạo ra sau khi tiêu hóa dễ kết hợp với canxi, làm giảm sự hấp thụ canxi trẻ càng dễ bị táo bón.

3. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Các thành phần chất xơ thực vật kết hợp với canxi làm giảm sự hấp thụ canxi của cơ thể, tạo ra các kết tủa canxi làm cho bé bị táo bón.

Tóm lại, trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình có nhiều nguyên nhân khác nhau, mẹ cần tìm hiểu đúng “ngọn ngành” để điều trị sớm, giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn vàng nhiều phải làm sao?

Bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trường hợp mắt trẻ bị đổ ghèn kéo dài, mắt sưng tấy; mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra ngay. Bé cưng có thể gặp phải các vấn đề về mắt nghiêm trọng.

1. Mắt bé bị đổ ghèn nhiều có nguy hiểm không?

Mắt bé bị đổ ghèn đơn thuần thì sẽ KHÔNG nguy hiểm. Đổ ghèn đơn thuần là không có các triệu chứng như đỏ mắt, đau rát, chảy nước mắt, mắt bị sưng tấy; vì việc đổ ghèn là do sinh lý nhằm loại bỏ các loại bụi bẩn bám vào mắt từ môi trường.

Trường hợp mắt trẻ bị đổ ghèn đồng thời xuất hiện các dấu hiệu bất thường khác thì rất có thể bé đã bị viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ.

Viêm kết mạc là một nhiễm trùng mắt rất phổ biến. Kết mạc là màng mỏng trong suốt bao phủ lên phần tròng trắng của mắt, mặt trong mi mắt; đảm bảo cho mắt không dính chặt vào nhãn cầu và có thể di động dễ dàng trên bề mặt nhãn cầu mà không gây tổn thương cho giác mạc.

Khi kết mạc bị viêm, mắt sẽ tiết nhiều chất dịch hay còn gọi là đổ ghèn, mi mắt sưng, có cảm giác cộm, ngứa mắt… Đây cũng là nguyên nhân khiến mắt bé 2-3 tuổi bị đổ ghèn (1 hoặc 2 bên mắt) nhiều.

bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn
Mắt bé 2-3 tuổi bị đổ ghèn có thể do viêm kết mạc

2. Nguyên nhân mắt bé 2-3 tuổi bị đổ ghèn

Hầu hết mọi trẻ nhỏ đều sẽ bị ảnh hưởng từ viêm kết mạc ít nhất một lần trong đời. Nguyên nhân chủ yếu là do những tác nhân sau:

2.1 Tiếp xúc với chất gây dị ứng

Một số chất gây dị ứng như bụi, phấn hoa, chất độc hại… là nguyên nhân khá phổ biến gây kích ứng kết mạc mắt và được gọi là viêm kết mạc dị ứng. Bệnh thường bắt đầu ở cả 2 mắt cùng một lúc. 

Trong hầu hết các trường hợp, dị ứng mắt làm trẻ bị ghèn màu trong hoặc trắng. Tuy nhiên, đôi khi mắt bị dị ứng có thể bị nhiễm trùng; khiến mắt bé 2-3 tuổi bị đổ ghèn màu xanh lá cây. Dị ứng mắt cũng có thể gây viêm kết mạc.

2.2 Trẻ bị viêm kết mạc do vi khuẩn, virus

Thời gian phát bệnh thường nhanh hơn; ban đầu bị ở một mắt sau đó lan sang mắt còn lại. Trẻ sẽ dụi mắt liên tục giống như có vật cộm trong mắt; chảy nhiều nước mắt, kết mạc đỏ. Mắt có nhiều ghèn xanh, hoặc vàng, hoặc trắng trong; đặc biệt vào buổi sáng sau khi thức dậy khiến trẻ không thể mở mắt.

Viêm kết mạc do vi khuẩn, virus gây ra thường khiến bé 2-3 tuổi mắt sẽ bị đổ nhiều ghèn; đặc sánh có màu vàng giống chất dịch nhầy hơn so với nguyên nhân dị ứng. Ngoài ra, bệnh rất dễ lây lan từ người này sang người khác qua nước mắt; các vật dụng sinh hoạt. 

Ngoài ra, hiện tượng bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn còn có thể do viêm giác mạc; lẹo mắt hoặc bé bị hội chứng mắt khô.

Đặc biệt nhất với các bé đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo vì khi dụi mắt và cầm vào đồ chơi virus, vi khuẩn sẽ lây qua cho trẻ khác thông qua món đồ đó.

2.3 Do một số bệnh lý

Bé 2-3 tuổi mắt đổ ghèn nhiều còn có thể do một số bệnh lý như sau:

  • Lẹo mắt: Lẹo một khối u đỏ, đau có thể trông giống như mụn nhọt. Các triệu chứng lẹo mắt: đau và sưng mắt, đôi khi xuất hiện trước khi nổi mụn.
  • Tắc tuyến lệ: Ngoài đổ ghèn, tắc tuyến lệ còn khiến trẻ bị chảy nước mắt liên tục, kể cả khi bé không khóc. Mắt ướt có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp; điều này sẽ khiến mí mắt bị mủ.
  • Dị vật trong mắt: Các hạt nhỏ như cát, bụi bẩn hoặc mùn cưa có thể bay vào mắt. Sạn thường bị mắc kẹt dưới mí mắt trên. Nếu không được loại bỏ, mắt sẽ phản ứng bằng cách đổ ghèn.
  • Viêm tổ chức hốc mắt: Đây là một bệnh nhiễm trùng sâu của mí mắt và các mô xung quanh nó; triệu chứng chính là mí mắt đỏ, sưng và rất mềm.

>> Mẹ có thể tham khảo: Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không? Dấu hiệu nhận biết

3. Bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn nhiều phải làm sao?

bé 2 tuổi mắt bị đổ ghèn
Mẹ nên vệ sinh mắt cho bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn nhiều bằng nước muối sinh lý 0.9%

3.1 Cách khắc phục tình trạng mắt bé 2-3 tuổi bị đổ ghèn vàng tại nhà

Ngay khi mắt bé 2 tuổi bị đổ ghèn, mẹ nên vệ sinh mắt cho bé thường xuyên bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9% để làm ướt và loại bỏ ghèn một cách dễ dàng hơn. Với những trường hợp nhẹ mẹ chỉ cần nhỏ khoảng từ 3-5 ngày là khỏi.

(*) Nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn kèm theo các biểu hiện đau nhức mắt, sưng tấy, mẹ cần cho bé đi khám càng sớm càng tốt.

Thông thường việc điều trị viêm kết mạc ở trẻ em là dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh nếu dùng không đúng cách có thể sẽ phản tác dụng, do đó mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng khăn nhúng nước ấm rồi massage nhẹ nhàng vùng mắt và mũi của bé khoảng 2-3 lần/ngày. Việc làm này sẽ giúp đẩy nhanh các chất dịch nhầy bị tắc trong ống dẫn ra ngoài. Nếu mắt bé 2 tuổi bị đổ ghèn do dị ứng; mẹ cần xác định đúng nguyên nhân và giữ cho trẻ tránh xa chất này.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm, nguyên nhân và cách khắc phục

[inline_article id=244763]

3.2 Khi nào cần đưa bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn vàng đến bệnh viện

Những trường hợp mắt bé bị đổ ghèn do nhiễm trùng nặng thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện điều trị. Lúc này điều trị tại nhà hay dùng nước muối sinh lý để rửa mắt cho bé không thể nào tiêu diệt hết được vi khuẩn gây bệnh.

Các dấu hiệu nhiễm trùng mắt ở bé bao gồm:

  • Mắt bé bị đỏ và có cảm giác đau, bé quấy khóc và hay dụi vào mắt.
  • Tình trạng sưng ở cả mí mắt và bầu mắt, đau mắt.
  • Mắt bé có nhiều mủ màu vàng hay màu xanh lá cây.
bé 2 tuổi mắt bị đổ ghèn vàng
Bé 2 tuổi mắt bị đổ ghèn vàng do nhiễm trùng nặng cân đưa đến bệnh viện ngay

3.3 Biện pháp thông tuyến lệ bằng đầu dò cho bé tại bệnh viện

Đối với trẻ trên 1 tuổi, ống dẫn nước mắt đã bị tắc vẫn tiếp diễn trong thời gian dài thì cha mẹ nên nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ để thông tuyến lệ bằng đầu dò.
Phương pháp thông tuyến lệ bằng đầu dò được thực hiện theo các bước sau:

  • Trước khi thực hiện động tác thông tuyến lệ, bác sĩ sẽ dùng thuốc nhỏ mắt có tác dụng gây mê hoặc gây tê để giảm sự khó chịu cho bé.
  • Bác sĩ sẽ sử dụng một đầu dò nhỏ để chèn vào ống tuyến lệ của bé.
  • Các ống nong sẽ được đưa vào trong mũi bé và bác sĩ tăng dần kích thước của chúng để có thể mở ống dẫn nước mắt.
  • Cuối cùng, sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch ống dẫn nước mắt cho bé.

4. Cách ngăn ngừa tình trạng bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn

Mắt trẻ bị đổ ghèn có thể không nguy hiểm tuy nhiên nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, virus; mẹ cần chú ý giữ vệ sinh cho bé đặc biệt nhất là vùng mắt.

  • Chủ động vệ sinh tất cả các đồ chơi, đồ dùng cá nhân riêng của bé; vì trẻ nhỏ chưa có ý thức nên sẽ thường xuyên dùng tay dụi mắt khi thấy khó chịu và điều này khiến bệnh có nguy cơ lây nhiễm rất cao.
  • Cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi nhỏ nước muối hoặc thuốc cho con. Tuyệt đối không dùng chung khăn lau mặt với trẻ.
  • Rửa tay kỹ khi trẻ tham gia các hoạt động yêu thích cùng với bạn bè; mẹ dặn bé rửa tay thật kỹ trước khi dụi mắt hoặc đụng chạm trên đôi mắt của con.

>> Mẹ xem thêm: Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn phải làm sao để khắc phục?

Bệnh viêm kết mạc sẽ khỏi sau khoảng 1 tuần điều trị bằng thuốc; tuy nhiên trường hợp không có tiến triển tốt thì cần cho bé dừng uống thuốc ngay và tái khám trở lại. Không nên để tình trạng mắt bé bị đổ ghèn kéo dài ngày vì sẽ ảnh hưởng đến thị lực của bé sau này.

Tóm lại, nếu gặp phải tình huống bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn, có nhiều gỉ mắt, mẹ cũng không cần quá lo. Mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân; đồng thời giúp bé vệ sinh mắt sạch sẽ. Nếu tình trạng trẻ ra nhiều gỉ mắt kéo dài, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra.

Marrybaby gợi ý sản phẩm viên uống bổ mắt cho bé, mẹ có thể tham khảo mua cho con uống, để cải thiện tình trạng đổ ghèn ở bé 2 tuổi nha.

[affiliate-product id=”319964″ sku=”170558ID667″ title=”Viên Uống Bổ Mắt Cho Bé 2 Tuổi – Healthy Care” newtab=”true” nofollow=”false” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Gợi ý những trò chơi vận động cho trẻ mầm non

Một cơ thể khỏe mạnh không chỉ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng mà còn cần những hoạt động thể chất. Những trò chơi vận động như leo, chạy, nhảy … sẽ giúp trẻ đốt năng lượng và kích thích quá trình trao đổi chất.

Bên cạnh đó, vận động đưa trẻ đến với những khám phá mới mẻ, giúp trẻ tự nhận ra điều gì mình có thể làm và điều gì mình chưa đủ khả năng. Từ những kinh nghiệm thực tế như vậy, bé có thể tự khám phá bản thân mình và khám phá thế giới.

Trò chơi vận động cho trẻ mầm non
Không chỉ giúp bé phát triển kỹ năng vận động, những trò chơi vận động còn giúp bé phát triển khả năng sáng tạo

MarryBaby gợi ý một số trò chơi vận động cho trẻ mầm non mẹ có thể tham khảo. Đừng bỏ qua nhé!

1. Trò vận động chân

Có rất nhiều cách tuyệt vời để bé luyện tập cơ chân. Dưới đây là một số gợi ý mẹ có thể tham khảo:

  • Chạy xe đạp: Ở tuổi mầm non là bé đã có thể bắt đầu tập chạy xe đạp rồi. Chạy xe không chỉ giúp trẻ hoạt động cơ chân mà còn cải thiện khả năng cân bằng. Mẹ và bé cũng sẽ có thêm cơ hội được ra ngoài để hít thở không khí trong lành.
  • Chơi trượt ba-tin: Khoảng 3 tuổi trở lên là trẻ đã đủ điều kiện để thử chơi trượt ba-tin. Cũng tương tự như xe đạp, trò này giúp vừa hoạt động thể chất vừa có cơ hội khám phá thế giới bên ngoài. Tuy vậy, mẹ nên trang bị đồ bảo hộ đầy đủ và an toàn cho con.
  • Chơi trốn tìm: Đây là một trò chơi mà tất cả các trẻ em đều được chơi qua. Tuy luật chơi đơn giản nhưng lại giúp con nhiều thứ. Ngoài kĩ năng vận động còn là khả năng quan sát và giao tiếp với bạn cùng chơi.
  • Đá bóng: Với những trẻ nam thì không thể thiếu những trò vận động với trái bóng được. Không cần phải có đội chơi hay sân bóng cao cấp, mẹ chỉ cần cho con đuổi theo trái bóng thì đã là vận động rồi.
  • Nhảy lò cò, nhảy dây: Giai đoạn tuổi mầm non vẫn là khoản thời gian con hoàn thiện hệ thần kinh vận động cũng như kĩ năng giữ thăng bằng. Những trò chơi lò cò hay nhảy dây cũng có hiệu quả rất lớn cho sự phát triển của trẻ.

[inline_article id=95022]

2. Trò vận động tay

Trẻ mầm non cần những hoạt động giúp bé phát triển kỹ năng vận động tinh của mình. Những hoạt động đòi hỏi sự khéo léo của cơ bàn tay, cổ tay là lựa chọn hoàn hảo cho bé trong giai đoạn này. Một số gợi ý mẹ có thể tham khảo như:

  • Trò bóng ném:Trẻ con thường có thói quen ném đồ ra xa. Nhưng đó là những cú ném tự do và ngẫu nhiên. Để biến thói quen đó trở thành trò chơi vận động thì mẹ cần một cái đích đến. Một vài mô hình bóng rổ mini là một ý tưởng không tồi phải không nào.
  • Trò đất nặn: Để kích thích sự vận động linh hoạt của các ngón tay thì không trò nào xứng đáng hơn đất nặn. Con sẽ được thử thách sự khéo léo cũng như sáng tạo trong khi chơi.
  • Cắt dán, tô màu: Tương tự như trò đất nặn, trò cắt dán và tô màu cũng đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay. Đây có thể được xem là những bài tập khởi động cho sau này. Nếu có ngón tay linh hoạt con sẽ dễ biết dùng đũa, thìa cũng như tập viết. nhanh hơn.

[inline_article id=45680]

3. Trò vận động toàn thân

Có khá nhiều trò chơi vận động cho trẻ mầm non yêu cầu hoạt động toàn thân. Bé ở độ tuổi này đã sẵn sàng để làm tất cả mọi thứ. Mẹ có thể tùy vào sở thích mà lựa cho con một môn thể thao vận động thích hợp. Những sự lựa chọn cho mẹ như là bơi, võ, thể dục nhịp điệu và yoga. Hình thành thói quen chơi thể thao ngay từ nhỏ là một điều nên làm.

Lưu ý dành cho mẹ

  • Bé trong độ tuổi mầm non, từ 3-5 tuổi nên tham gia các hoạt động ngoài trời ít nhất 1,5 tiếng/tuần.
  • Chú ý điều kiện an toàn của sân chơi. Đồng thời, mẹ cũng nên đặt ra những luật lệ an toàn trong lúc chơi.
  • Không nên cho bé chơi ngoài trời trong khoảng thời gian 11-15h, đây là thời điểm ánh nắng mặt trời “độc” nhất, sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ.

Với những trò vận động cho trẻ mầm non trên, hy vọng mẹ sẽ tìm thấy những trò thích hợp cho bé và mọi người trong nhà. Cùng dành thời gian vui đùa là cách tốt nhất để gia tăng tình cảm, gắn kết các thành viên trong nhà. Vì vậy, dù bận cách mấy, ba mẹ cũng nên dành ít nhất 30 phút/ ngày để chơi với con nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Những bài hát đánh răng siêu dễ thương cho bé

Việc chăm sóc răng miệng cho bé nên bắt đầu từng khi mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Một vấn đề mà nhiều mẹ gặp phải, đó là các bé không thích, hoặc sợ đánh răng. Một trong những cách để bé quên đi cảm giác “đề phòng” khi nhìn thấy bàn chải răng, mẹ có thể thử cho bé xem các bài hát đánh răng. Khi được nhún nhảy cùng âm nhạc vui tươi, bé sẽ thích thú làm theo các nhân vật trong clip đấy!

Các bài hát đánh răng bằng tiếng Việt

Các bài hát tập đánh răng bằng tiếng Việt sẽ giúp bé dễ hiểu và dễ học theo. Mẹ có thể thử cho bé nghe những bài hát dễ thương như Chiếc bàn chải đánh răng (Sáng tác: Thúy Hạnh), Thật đáng yêu (Sáng tác: Nghiêm Bá Hồng).

Chiếc bàn chải đánh răng

Bài hát Chiếc bàn chải đánh răng rất ngắn và dễ nhớ, với ca từ thật đáng yêu như “Không sâu răng bạn ơi. Đau răng không ăn được. Khi răng khỏe trắng xinh, em sẽ được bé xinh”. Chắc hẳn cả ngôi nhà sẽ ngập tràn tiếng hát, tiếng cười đấy!

Thật đáng yêu

Bài hát Thật đáng yêu đã trở thành bài hát đánh răng “huyền thoại” mà hầu như bạn nhỏ nào cũng biết. Mẹ đừng quên cùng con cất cao giọng hát trước khi đánh răng thật sạch nhé.

“Mẹ mua cho em bàn chải xinh.

Như các anh em đánh răng một mình.

Mẹ khen em bé mà vệ sinh

Thật đáng yêu răng ai trắng tinh”

Các bài hát đánh răng bằng tiếng Anh

Các ca khúc đánh răng bằng tiếng Anh cũng không hề gây khó hiểu cho bé đâu mẹ nhé! Vì hầu hết các bé quan tâm đến hình ảnh và giai điệu. Hơn nữa, cho con nghe bài hát đánh răng bằng tiếng Anh cũng đem lại nhiều lợi ích cho việc học ngoại ngữ của con sau này đấy.

Dưới đây là một số giai điệu vui nhộn giúp bé mê đánh răng, mẹ lưu lại nhé!

This is the way we brush our teeth

Rất nhiều kênh nhạc thiếu nhi nổi tiếng như Little Baby Bum, Mother Goose Club thực hiện các bản phối khác nhau cho bài hát này. Mẹ và bé cùng nhún nhảy theo nhé!

“This is the way we brush our teeth

Brush our teeth

Brush our teeth

This is the way we brush our teeth

So early in the morning”

Tooth Brushing Song by Blippi

“Come on brush those teeth

Go on scrub them clean

Come on make those pearly bright shine”

Brushing Song

“I get up in the morning and go to brush my teeth

And take the brush, drop the paste

And go round and round

Round and round

Round and round

Up and down

Brushing makes our teeth healthy and clean

Every morning, every night,

I brush my teeth to make it bright”

Bài hát đánh răng Hàn – Nhật

Ưu điểm của các ca khúc này là có “phần nhìn” vô cùng đáng yêu. Các bạn nhỏ sẽ rất hứng thú với những nhân vật dễ thương, nhiều màu sắc. Bên cạnh đó, Nhật còn sản xuất những video clip ngắn giống như phim hoạt hình để mô tả quá trình vệ sinh răng miệng. Một vài gợi ý tiêu biểu cho mẹ.

Sau khi xem xong những bài hát đánh răng này, bé sẽ tự mình yêu mến việc vệ sinh răng miệng và háo hức đến ngày được tự mình đánh răng hơn. “Nhiệm vụ” của  mẹ là cẩn thận hướng dẫn con cách lấy kem đánh răng và di chuyển bàn chải răng trong miệng. Bên cạnh đóc mẹ cũng có thể mua thêm bộ đồ chơi đánh răng cho con “tập luyện” thêm với các bạn thú bông hay búp bê nhé!

 

Thông tin mẹ cần biết khi chăm sóc răng cho bé

1. Lượng kem đánh răng thích hợp cho bé theo độ tuổi

Với các bé dưới 3 tuổi: Lượng kem đánh răng lấy ra trên bàn chải của bé không lớn hơn 1 hạt gạo.

Với các bé 3 tuổi – 6 tuổi: Lượng kem đánh răng lấy ra trên bàn chải không lớn hơn 1 hạt đậu Hà Lan.

2. Loại kem đánh răng theo độ tuổi của bé

Với các bé dưới 2 tuổi: Mẹ có thể chỉ cần dùng nước trắng để vệ sinh răng cho bé. Kem đánh răng không chứa flourid là thích hợp nhất cho bé ở tuổi này.

Với các bé từ 2 tuổi trở lên: Mẹ có thể bắt đầu cho con sử dụng kem đánh răng chứa flourid nếu bé biết súc miệng và nhổ bọt kem ra sau khi đánh răng.

3. Chọn bàn chải răng cho bé theo độ tuổi

Với các bé dưới 2 tuổi: Loại bàn chải có đầu nhỏ, lông bàn chải mềm bằng silicon sẽ giúp bé không bị trầy nướu.

Với các bé từ 2 tuổi: Loại bàn chải có đầu nhỏ, lông bàn chải nhỏ, mềm và tay cầm lớn sẽ thích hợp để các bé tự cầm khi đánh răng.

 

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Dạy con biến tấu trái tim thành hình con vật đáng yêu

Chỉ với một hình trái tim cơ bản, bạn có thể dạy con biến tấu cả một vườn thú với đủ loại động vật đáng yêu. Đây có thể là tấm thiệp đáng yêu hai ba con tặng mẹ trong ngày Valentine sắp tới, là bài học dạy con về những loài động vật, hoặc là cách giúp bé phát triển kỹ năng vận động tinh của mình.

Chuẩn bị

– Những mẩu giấy màu hình trái tim với kích thước lớn nhỏ khác nhau. Bạn có thể mua sẵn ở ngoài hoặc tự cắt sẵn ở nhà.

– Mắt nhựa tròn (dùng để làm thú bông).

– Keo dán.

Dạy con cắt dán
Vật dụng cơ bản cần chuẩn bị

Cách làm

Từ trái tim cơ bản sẽ có rất nhiều cách biến tấu các hình cắt dán cho bé, tùy theo trí tưởng tượng của bạn và bé. MarryBaby gợi ý 6 hình đơn giản, nhưng vô cùng đáng yêu, bạn và bé có thể tham khảo.

Các hình cắt dán cho bé
Các hình cắt dán cho bé từ trái tim hứa hẹn sẽ là một hoạt động thú vị cho bé trong ngày lễ Valentine sắp tới

1. Cú nhỏ

– Dùng 1 trái tim lớn nhất làm thân, 2 trái tim nhỏ với kích thước bằng nhau, nhưng lộn ngựợc lại làm tai.

– Tương tự, dùng 2 trái tim nhỏ màu khác lộn ngược lại thành chân. Và 1 trái tim làm phần mỏ cú.

– Sau khi dán 2 trái tim cân xứng tạo mắt, dùng mắt nhựa để gắn chính giữa hoặc bạn có thể dạy con vẽ mắt cho “bạn” cú.

Dạy con cắt dán bạn cú
Ba có thể đảm nhiệm phần cắt giấy, về việc dán, cứ để bé lo!

2. Bọ cánh cứng

– Cơ thể của bọ là 1 trái tim lớn.

– Sử dụng 6 trái tim nhỏ khác để làm chân và 6 trái tim nhỏ khác màu để làm đốm trên thân.

– Phần đầu sử dụng 1 trái tim nhỏ, đính sẵn 2 mắt nhựa.

Cắt dán bọ cánh cam
Sử dụng trái tim kim tuyến để làm đốm trên thân và đầu để thêm nổi bật

3. Cắt dán hình chó con

– Đảo ngược 1 hình trái tim lớn, màu nhạt và dán chồng lên một trái tim lớn khác có màu đậm hơn sao cho 2 phần “tai” lộ ra đều nhau.

– Dùng 1 trái tim cỡ trung bình làm lưỡi, 1 trái tim nhỏ hơn để làm mũi chó.

– Sau cùng, đính 2 viên mắt nhựa lên sao cho mũi, mắt cân xứng.

Các hình cắt dán cho bé: Hình chó
Dán chồng 2 trái tim lên nhau để tạo thành tai chó là phần khó nhất, bạn có thể cần nhiều thời gian để giúp bé hiểu rõ việc cần làm

4. Tạo hình một bạn sâu nhỏ

– Dùng 1 trái tim cỡ trung bình, có gắn mắt nhựa làm đầu.

– Phần thân dùng 8 trái tim kích thước bằng nhau, nhỏ hơn dán nối tiếp. Có thể xen kẽ những trái tim màu sắc khác nhau để làm “bạn” sâu thêm nổi bật.

Cắt dán hình sâu

5. Dạy con cắt dán hình bướm

– Cánh bướm được tạo thành từ 2 trái tim lớn.

– Dùng 2 trái tim nhỏ hơn để trang trí trên mỗi cánh bướm.

– Phần đầu là 1 trái tim lớn, và 7 trái tim nhỏ xen kẽ màu sắc.

Cắt dán hình bướm
Thay vì dán trái tim theo chiều ngang như cách làm sâu, khi làm thân bướm, hướng dẫn con dán trái tim theo chiều dọc

6. Cá

– Dùng 1 trái tim lớn làm phần thân.

– 3 trái tim trung bình để làm đuôi, vây trên và vây ngang.

– 2 nhỏ hơn để làm vây đuôi.

– Đừng quên 1 trái tim nhỏ để làm miệng cá.

Cắt dán hình cá

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Bé bị ho có uống nước dừa được không?

Bé nhà mình ngày nào cũng uống 1 trái dừa tươi vì bé mê ăn cái non và uống nước dừa lắm nhưng hôm nay bé đang bị ho có uống nước dừa được không các mom?. Tại mình nghe nói nước dừa trị sổ mũi còn ho thì uống vào càng ho nhiều hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Mách mẹ cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 2

Cụm từ khủng hoảng tuổi lên 2 được dùng để chỉ những thay đổi xảy ra trong giai đoạn từ 18 tháng đến 3 tuổi. Tâm trạng lúc nắng lúc mưa, hành động của bé đôi khi “bạo lực” như đấm đá, cắn, cấu, la hét, ăn vạ. Đây là những chuyện thường ngày; vậy cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 2 là gì?

Trong bài viết, MarryBaby mách mẹ một vài mẹo để cùng con vượt qua giai đoạn thay đổi cảm xúc mãnh liệt này nhé.

1. Hãy nhất quán

Để xử lý khủng hoảng tuổi lên 2 đúng cách, mẹ cần nhất quán với các quy tắc của mình; bé cần hiểu giới hạn trong việc đỏi hỏi, đáp ứng nhu cầu hay thực hiện hành động nào đó.

Nếu nhận được những phản ứng, thông tin trái ngược từ mẹ; bé sẽ bị bối rối và không biết phải phản ứng như thế nào. Vì vậy, mẹ hãy đảm bảo rằng tất cả mọi người đều áp dụng chung quy tắc khi dạy bé.

2. Giữ bình tĩnh và kiên nhẫn

Trẻ mới biết đi rất nhanh chóng tiếp nhận và phản ứng lại cảm xúc của mẹ; nếu mẹ căng thẳng, thất vọng; tình hình có thể dễ dàng leo thang. Khi trẻ có dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên 2, mẹ hãy xử lý bằng cách:

  1. Hít thở sâu vài lần.
  2. Sử dụng giọng nói chắc chắn nhưng bình tĩnh.
  3. Làm gương, làm mẫu cho một số ví dụ về cách mẹ muốn trẻ cư xử.

3. Biết khi nào nên từ chối bé

Nói “không” thật không dễ dàng; nhưng biết khi nào cần nói “không” lại là cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 2 hữu hiệu. Hãy chọn những tình huống để nói “không” để giúp con học được điều gì là ổn và không ổn.

Mẹ có thể nói chuyện với chồng hoặc bạn bè và đặt ra một số quy tắc cơ bản đơn giản mà tất cả mọi người có thể tuân theo.

Cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 2
Cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 2 đó là biết từ chối bé khi cần thiết

4. Tìm kiếm nguyên nhân gây ra cơn giận dữ

Nếu bé có cơn giận dữ, mẹ hãy nghĩ xem điều gì có thể đã khiến điều này xảy ra. Khi nguyên nhân tương tự xuất hiện, hãy đánh lạc hướng hoặc đưa bé ra khỏi nguyên nhân đó để tránh lặp lại phản ứng về mặt cảm xúc.

5. Giúp trẻ tìm hiểu về hậu quả của hành động

Sau một cơn giận dữ, hoặc một số hành vi tồi tệ của bé, cách xử lý là hãy giải thích cho con chuyện gì đã xảy ra và tại sao bé lên 2 tuổi cảm thấy khủng hoảng.

Hãy nói ngắn gọn và đơn giản bằng ngôn ngữ mà bé có thể hiểu. Tương tự, mẹ có thể giúp bé tìm hiểu về những điều tích cực bằng cách khen ngợi khi bé đã làm điều gì đó tốt.

Đôi khi, mẹ có thể tặng bé một phần thưởng nhỏ; chẳng hạn như nhãn dán hoặc cây bút chì mới. Ngoài ra, mẹ cũng cần dành nhiều sự chú ý cho bé khi bé có hành vi tốt.

>> Xem thêm: Dạy bé 2 tuổi học những gì? Cách nuôi dạy bé thông minh

6. Thử áp dụng cách “thời gian nghỉ chơi”

Nếu trẻ mới biết đi lặp đi lặp lại cùng một hành vi không mong muốn, một thời gian ‘nghỉ chơi’ ngắn có thể hữu ích. Mẹ có thể cần ở lại với bé để ngăn bé đi lang thang; cùng với một lời giải thích đơn giản về lý do tại sao bé ở trong tình trạng ‘nghỉ chơi’.

Đây có thể là một cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 2 tuyệt vời để dạy cho trẻ bài học tại sao những gì bé đã làm là hành vi không thể chấp nhận được.

7. Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng cho bé

Chế độ ăn uống của trẻ lên 2 tuổi có thể đóng vai trò lớn trong hành vi của bé suốt cả ngày. Ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến năng lượng tăng vọt, sau đó là mức thấp đột ngột – cả hai điều này đều không phải là công thức giúp bạn bình tĩnh!

Mẹ hãy khuyến khích con ăn 3 bữa cân đối, xen kẽ với các bữa ăn nhẹ lành mạnh, sẽ giúp giữ mức năng lượng và tâm trạng của trẻ ở mức ổn định.

Với những cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 2; mẹ không thể mong đợi sự biến đổi tích cực chỉ sau một đêm; nhưng việc kiên nhẫn duy trì các nguyên tắc sẽ giúp bé biết đâu là ranh giới cần thiết để phát triển những thói quen tốt.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Khám phá tính cách bé sinh năm 2016

Thông minh, linh hoạt và nhanh nhẹn là những nét tính cách nổi bật của bé sinh năm Bính Thân – 2016. Thậm chí, theo đánh giá của các nhà chiêm tinh Trung Hoa cổ xưa, khỉ con còn được xem con giáp tài năng nhất trong số 12 con giáp. Còn điều gì “thú vị” trong tính cách các bé sinh năm 2016? MarryBaby sẽ “bật mí” cho mẹ ngay trong bài viết dưới đây.

Tính cách bé sinh năm 2016
Xem chú khỉ sinh năm 2016 giải mã thế nào về tính cách bé cưng mẹ nhé!

1/ Năng động, tự tin

Giống như một chú khỉ suốt ngày bay nhảy trong rừng xanh, khỉ con của mẹ cũng rất thích các môn thể thao hay trò chơi vận động ngoài trời. Bé luôn muốn bay nhảy và tìm tòi khám phá mọi thứ xung quanh mình. Có lẽ cũng chính vì vậy mà trong các mối quan hệ xã hội của mình, các bé sinh năm Bính Thân – 2016 luôn thể hiện mình là một người hòa đồng, tự tin. Bé rất giỏi trong việc bày tỏ mong muốn cũng như che dấu cảm xúc thật sự của mình.

2/ Tài năng, tham vọng

Sự tò mò, ham học hỏi giúp bé khỉ tích lũy được một “kho” kiến thức khổng lồ cho mình. Nhờ vậy, bé có xu hướng dễ thành công trong sự nghiệp và đạt được bất cứ thứ gì bé muốn. Bé luôn cảm thấy không hài lòng với những gì mình đang có, luôn muốn thử tất cả mọi thứ và không muốn phí một giây nào khi làm việc.

3/ Dí dỏm, dễ thương

Sinh con gái năm 2016 đồng nghĩa với việc mẹ “sở hữu” một cô công chúa nhỏ dễ thương và tinh nghịch. Bất cứ nơi nào bé đi qua, bé đều mang lại niềm vui cho mọi người. Tương tự, các bé trai sinh năm 2016 cũng sở hữu tính cách vui  nhộn, tinh nghịch. Bé có tài năng trong việc bắt chước và diễn xuất, luôn vui vẻ và tràn đầy năng lượng.

4/ Kiêu ngạo và nghi ngờ

Cùng với những ưu điểm, bé con tuổi khỉ cũng có một vài điểm trừ trong tính cách. Vì luôn muốn tìm hiểu cái mới nên khỉ con thường không mấy kiên nhẫn và có xu hướng cả thèm chóng chán. Một vài bé còn thể hiện rõ tính kiêu ngạo, ích kỷ và hay nghi ngờ. Đặc biệt, với những bé là con một trong gia đình, tính ích kỷ sẽ càng được thể hiện rõ ràng hơn.

[inline_article id=81868]

Ngoài những nét tính cách đặc trưng ở trên, theo một số nhà nghiên cứu, thời điểm bé cưng chào đời cũng ảnh hưởng đến tính cách của trẻ. Các bé khỉ sinh vào buổi sáng thường đối xử với mọi người tử tế, lịch sự nhưng lại thiếu sự ổn định và cẩn trọng. Thông minh, sắc sảo và tinh tế là nét tính cách nổi trội của bé khỉ sinh vào buổi trưa. Tuy nhiên, bé cũng có điểm trừ nhỏ rất dễ thay đổi, cả thèm chóng chán. Các bé khỉ chào đời vào buổi tối là người trung thực, trung thành với bạn bè, người thân.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Mẹ đã biết cách chăm sóc tóc cho bé yêu?

Chăm sóc khác nhau theo từng độ tuổi

Tùy theo bé lớn hay nhỏ mà mẹ đưa ra cách chăm sóc tóc phù hợp nhất.

-Với các bé dưới 1 tuổi: Chỉ cần gội đầu 1 – 2 lần/ tuần là đủ. Nếu các bé bị đóng vảy “cứt trâu” trên đầu, mẹ có thể massage nhẹ nhàng để những mảng này bong ra.

-Tuổi tập đi (1-2 tuổi): 3 lần gội đầu mỗi tuần là đủ.

-Bé từ 3 – 5 tuổi trở đi: Nếu tóc bé đã dài ra thì mẹ nên gội đầu mỗi ngày, nhưng khi con sở hữu bộ tóc xoăn hoặc khô thì mẹ nên giảm bớt số lần gội trong tuần và dùng dầu xả mỗi tuần 1 lần.

Chăm sóc tóc cho bé
Mái tóc mượt mà, gọn gàng sẽ làm cho bé luôn thấy thoải mái

Thông thường, các mẹ sẽ có thói quen gội đầu cho bé trước khi tắm. Nhưng các chuyên gia khuyến khích áp dụng một trình tự ngược lại. Việc gội đầu nên là bước cuối cùng để kết thúc việc tắm cho bé, tránh việc để làn da trên cơ thể bé tiếp xúc với nước quá lâu có thể gây kích ứng.

Dầu gội cho bé có gì khác dầu gội người lớn?

Trong dầu gội của người lớn thường chứa ammonium laurel sulfate, một chất tạo bọt khiến người gội có cảm giác da đầu sạch sẽ hơn. Dầu gọi cho trẻ em sẽ tránh thành phần này. Một lưu ý khác là dù được quảng cáo “không gây cay mắt”, các mẹ vẫn nên cẩn trọng tránh để dầu gội dây vào mắt bé, nó có thể khiến bé bị xót và chảy nước mắt.

Chải đầu cho bé

Làm sao để tóc suôn mượt và bé không bị đau khi chải đầu? Mẹ thử tham khảo những bí quyết dưới đây nhé!

-Dùng lược răng thưa với những răng lược to. Nếu sử dụng loại lược có đế thì mẹ cũng nên chọn loại lược có các lông chải cách xa nhau.

-Tránh dùng lược ống tròn vì loại này dễ làm rối tóc bé và có đầu răng lược cứng, dễ làm trầy da đầu bé.

-Chải tóc ở gáy của bé trước, đây là nơi dễ bị rối nhất.

-Đừng bắt đầu chải ở trên đỉnh đầu. Hãy bắt đầu từ dưới ngọn tóc lên dần đến chân tóc và dùng ngón tay để nhẹ nhàng kéo những đám tóc rối.

[inline_article id=28934]

-Không nên chải tóc khi đang ướt. Nếu tóc rối thì mẹ có thể dùng kem xả hoặc một ít dầu dưỡng tóc trên chỗ rối và chậm rãi chải cho đến khi đám rối được gỡ ra.

>> Chủ đề có liên quan từ cộng đồng:

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

“Tiêu diệt” hết những mối nguy cho trẻ

Hạn chế nguy cơ làm con bị thương
Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”, mẹ ơi

1/ Hạn chế nguy cơ té ngã

Chiếm 44% tai nạn xảy ra ở nhà, té ngã được xem là một trong những nguyên nhân gây chấn thương phổ biến nhất ở trẻ. Để giữ an toàn cho bé, chú ý đặc biệt những điều sau đây, mẹ nhé!

– Đừng bao giờ để thứ gì nằm ở cầu thang

– Bậc thang nên đủ sáng và được bảo trì kĩ càng.

– Nếu sử dụng thảm, nên thường xuyên kiểm tra chất lượng thảm. Vứt bỏ hoặc sửa những tấm thảm bị mòn hoặc hư hỏng.

– Đảm bảo lan can luôn chắc chắn và khó leo trèo.

– Đặt đệm chống trượt dưới thảm

– Chèn thêm gối vào các góc và cạnh bàn cho bàn. Dù nó không giúp chống trượt nhưng sẽ làm giảm khả năng bé bị thương.

2/ Xây dựng “rào chắn” bảo vệ an toàn cho bé

– Kiểm tra dây kéo rèm trong phòng con và tất cả các cửa trong nhà. Dây kéo rèm nên nằm ngoài tầm với, hoặc có khóa kéo ở cuối đầu.

– Nếu sử dụng cửa kính, mẹ nên đặt những giấy dán đầy màu sắc ở phần chính của đường trượt cửa kính để bé chú ý không đến gần.

– Nếu dùng cửa sổ kéo từ trên xuống, mẹ nên khóa lại để bé không kéo từ dưới lên.

– Sửa các cửa ở tầm thấp để khoảng cách giữa 2 gờ không quá 12.5 cm.

– Để các đồ nội thất và những thứ bé có thể leo trèo ra xa “tầm ngắm”

[inline_article id=21975]

3/ Bảo vệ ngón tay bé cưng

– Với những ổ cắm gần sát đất, mẹ nên sử dụng bọc bảo vệ để tránh trường hợp con chọc tay vào ổ cắm. Tuy nhiên, sẽ an toàn hơn cho con nếu bạn để vật nguy hiểm xa tầm tay bé thay vì phụ thuộc vào lớp lót ổ cắm.

– Chú ý đến những thứ có thể làm kẹp tay bé như khe cửa tủ, cánh cửa, hay ghế võng và cân nhắc việc mua đồ bảo vệ vật dụng cho trẻ.

– Giữ bút, kéo, dao mở thư, kim bấm, kẹp giấy và các vật nhọn khác ở ngăn tủ có khóa.

4/ Tránh xa những vật nguy hiểm

– Loại bỏ những thứ có thể gây nguy hiểm cho bé như pin, kẹp giấy, túi nhựa hoặc những vật tiềm ẩn nguy cơ khác khỏi “tầm ngắm” của con

– Giấu đèn và thiết bị có dây sau những đồ nội thất lớn hoặc đặt chúng lên đế dựng chuyên dụng. Những đèn trang trí cao sẽ dễ đổ xuống nếu bé xô vào chúng.

– Giữ đồ sơ cứu trong tủ có khóa và chắc chắn là tất cả những người lớn trong nhà biết nơi cất chúng và cách giải quyết vấn đề trong trường hợp bé bị thương.

– Với các loại chất tẩy rửa, hóa chất độc hại, mẹ nên cất kỹ trong tủ có khóa. Nếu để trên cao, mỗi khi lấy những loại hóa chất này, mẹ nên cẩn thận. Trường hợp rơi vỡ, hóa chất đổ trên người bé thậm chí còn nguy hiểm hơn.

[inline_article id=4273]

5/ Ngăn ngừa phỏng nước sôi

Mẹ có biết nguy cơ bị phỏng của trẻ sơ sinh thường cao hơn rất nhiều so với người lớn và trẻ nhỏ? Phần lớn là những trường hợp bị phỏng do nước sôi. Thậm chí bé vẫn sẽ bị bỏng sau 15 phút sau khi bị đổ nước nóng. Để ngăn chặn nguy cơ này, mẹ nên tuân thủ những “điều luật” sau:

– Để ly đựng nước nóng xa cạnh bàn, và đừng bao giờ cầm ly nước nóng khi bé đang bú vì nó có thể làm cả 2 mẹ con bị bỏng.

– Khi nấu ăn, hãy xoay tay cầm chảo và nồi xa mép bếp.

– Khi chuẩn bị nước tắm cho bé, nên rót nước lạnh rồi mới tới nước nóng. Kiểm tra nhiệt độ bằng khuỷu tay của bạn trước khi đặt bé vào. Nước nên ấm vừa, chứ không phải nóng và bạn cảm thấy dễ chịu khi cho khuỷu tay vào.

– Bọc vòi nước nóng lại để bé không vặn nước được. Hoặc bạn có thể lắp đặt van điều hòa nhiệt độ để cả bé và bạn không bị bỏng.

Bảo vệ an toàn cho bé
Nguy cơ phỏng do nước sôi ở trẻ sơ sinh cao hơn so với người lớn và trẻ nhỏ

6/ Hạn chế nguy cơ phỏng do lửa

– Để cả nhà được an toàn, mẹ nên lắp đặt báo cháy gần mỗi phòng ngủ và bếp. Kiểm tra nó hàng tuần và thay pin thường xuyên. Theo thống kê, nguy cơ hỏa hoạn gây tử vong ở các hộ gia đình cao hơn 4 lần khi không có báo động cháy.

– Nếu có lò sưởi, bạn nên đặt bình chữa cháy gần đó, và cho bảo hành hoặc kiểm tra theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đảm bảo là không có vật gì có thể thu hút bé đặt gần lò sưởi. Nếu được, tốt nhất bạn nên lắp đặt tấm chắn lò sưởi. Hãy lắp loại lớn được cố định vào tường để bé không bị bỏng.

– Để diêm và bật lửa ngoài tầm, vứt thuốc lá đúng nơi.

7/ Giảm nguy cơ chết đuối

Trẻ sơ sinh và trẻ em có thể bị chết đuối dù mực nước chỉ vào khoảng 5cm. Do đó, điều quan trọng là bạn phải theo dõi khi con chơi gần nước hoặc thùng chứa nước. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý những điều sau:

– Luôn ở cạnh khi con ở trong phòng tắm. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ không thể  kháng cự hoặc lên tiếng khi bị ngộp nước.

– Không nên quá phụ thuộc vào chậu tắm. Nó không an toàn và bé có thể bị lật nhào.

– Đổ hết nước khỏi chậu khi bé tắm xong. Đừng rời khỏi phòng tắm cho đến khi nước đã thoát hết.

– Che chắn, bọc hàng rào xung quanh hồ bơi (nếu có) cẩn thận.

MarryBaby