Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt, ăn vào là nôn: nguyên nhân, cách xử lý

Bé lên 3 của mẹ đã bao giờ bị nôn nhiều chưa? Nếu có, mẹ có biết nguyên nhân trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt là do đâu và cách khắc phục như thế nào không?

Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt là một hiện tượng phổ biến. Mỗi khi con bị như vậy, cha mẹ thường lo lắng và thắc mắc nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách khắc phục như thế nào.

Trong bài viết, cha mẹ sẽ hiểu những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt; đồng thời biết cách xử lý tình trạng này.

1. Nguyên nhân trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt

Trẻ có thể bị nôn do nhiều nguyên nhân, có một số nguyên nhân là hiện tượng bình thường; nhưng một số mẹ cần phải lưu tâm. Bởi có lúc, trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt có thể là dấu hiệu bệnh lý của một số căn bệnh khá nguy hiểm. Lúc này, cha mẹ cần phải lo lắng và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Sau đây là một vài nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt.

1.1 Viêm dạ dày ruột và ngộ độc thực phẩm

Bé 3 tuổi ăn vào là bị nôn có thể do tình trạng ngộ độc thực phẩm. Một số vi khuẩn như salmonella, e coli, listeria,… thường ẩn trong thực phẩm mà mắt thường không nhìn thấy được. Chính chúng là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ; khiến trẻ 3 tuổi ăn vào là bị nôn.

Khi bị nhiễm độc thực phẩm, trẻ 3 tuổi sẽ nôn nao, nôn ói, tiêu chảy hoặc đau bụng (cũng có khi sau 1 hoặc 2 ngày triệu chứng mới xuất hiện); hoặc trẻ 3 tuổi ăn vào là bị nôn, ọe liên tục.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì để nhanh chóng phục hồi?

1.2 Tắc ruột khiến trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt

Tắc ruột là hiện tượng hiếm gặp ở trẻ, tuy nhiên rất nguy hiểm. Trẻ 3 tuổi có thể bị tắc ruột vì dạ dày còn nhỏ; bã thức ăn quá lớn không đi qua được. Trẻ bị tắc ruột thường bị nôn kèm đau bụng dữ dội, vã mồ hôi,…

Lúc đầu bé nôn ra thức ăn; sau đó là dịch mật, dịch tiêu hóa. Nếu nghi ngờ bé bị tắc ruột, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.

trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt
Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt có thể do tắc ruột

1.3 Lồng ruột

Trẻ 3 tuổi bỗng nhiên bị nôn ói, không sốt nhưng không muốn uống nước; bị đau bụng không đi tiêu được có thể là biểu hiện của lồng ruột và cần được điều trị cấp cứu.

Biểu hiện đi kèm đó là bé 3 tuổi thường co chân về phía bụng, người nhợt nhạt, có thể có máu trong phân, phân lỏng.

1.4 Dị ứng thực phẩm khiến trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt

Một trong những nguyên nhân gây nôn ở trẻ 3 tuổi là dị ứng thực phẩm. Một số loại đồ ăn sau bé thường bị dị ứng: sữa bò, đậu phộng, các loại hạt (óc chó, hạnh nhân, hạt điều…), hải sản, lúa mì, cá, trứng…

Bé 3 tuổi bị dị ứng thực phẩm thường nôn ói kèm theo ho, nổi mề đay, khó nuốt, nặng hơn là khó thở.

>> Mẹ xem thêm: Bé bị đi tướt nên ăn gì? Gợi ý mẹ thực phẩm giúp con nhanh hết

1.5 Cúm dạ dày (hoặc viêm dạ dày do vi-rút)

Cúm dạ dày còn gọi là viêm dạ dày. Đây là một loại bệnh lý liên quan tới nhiễm trùng đường tiêu hóa do virus rota hoặc norovirus gây ra.

Trẻ 3 tuổi có thể bị lây bệnh theo các cách sau:

  • Bé tiếp xúc với người có bệnh.
  • Bé ăn thức ăn có vi-rút.
  • Tay bé chạm vào bề mặt có chứa virus, sau đó tay chưa rửa mà đưa lên miệng hoặc mũi.

Biểu hiện của cúm dạ dày, thông thường, xuất hiện từ 12-48 giờ sau khi bé tiếp xúc và nhiễm vi-rút. Triệu chứng của bệnh là bé bị nôn nhiều; kèm đau bụng và đôi khi là bị tiêu chảy.

Với bệnh này, chỉ cần uống thuốc hoặc nghỉ ngơi; vệ sinh cơ thể sạch sẽ là trẻ có thể khỏe hơn sau từ 1-3 ngày.

1.6 Trào ngược dạ dày thực quản có triệu chứng trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt

Một số trẻ hay 3 tuổi có thể hay bị nôn, trào ngược axit, đặc biệt là về ban đêm. Ăn tối sớm và tránh thức ăn cay và cà ri vào ban đêm có thể hữu ích.

>> Mẹ xem thêm: Bé 2 tuổi bị chướng bụng đầy hơi, khó tiêu, mẹ phải làm sao?

1.7 Trẻ 3 tuổi ăn quá nhiều

Một trong những lý do khiến trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt là do trẻ ăn uống quá nhiều. Lúc này, lượng thức ăn con nạp vào người đã vượt ngưỡng cho phép; bụng không thể chứa được nên phản ứng bình thường của cơ thể là phải nôn ra. Một số trẻ 3 tuổi hay bị nôn về đêm lúc đang ngủ là vì thức ăn quá mức cho phép, và dạ dày bé chưa tiêu hóa hết.

Hiện tượng trẻ 3 tuổi nôn ói do ăn nhiều không xảy ra thường xuyên và cũng không đáng lo ngại.

Trẻ 3 tuổi ăn quá nhiều
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cũng khiến trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt

1.8 Sử dụng thuốc cũng có thể gây ra tình trạng trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt

Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt có thể là do việc bé sử dụng một số loại thuốc khi bụng đang đói.

Mẹ lưu ý một số loại thuốc sau có thể gây nôn ở trẻ:

  • Codeine
  • Erythromycin
  • Viên bổ sung sắt
  • Một vài loại thuốc trị hen suyễn, chẳng hạn như acetaminophen.

Vậy nên, trước khi cho bé sử dụng bất cứ loại thuốc nào, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

1.9 Chấn thương đầu

Chấn thương đầu cũng là một trong những nguyên nhân làm cho trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt. Hiện tượng nôn do chấn thương đầu rất nguy hiểm, thế nhưng, bé 3 tuổi thường hay mắc phải do lứa tuổi này con rất hiếu động, chạy nhảy nhiều nên dễ bị va, té ngã.

Ngoài bị nôn nhiều, bé bị chấn thương đầu có các triệu chứng sau:

  • Đau đầu (đầu có thể sưng hoặc không)
  • Lờ đờ, nói lắp
  • Khó đi lại
  • Khó thức dậy
  • Mất ý thức hoặc mờ tầm nhìn

Nếu con bạn bị ngã, đầu bị va mạnh, kèm các triệu chứng trên, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chụp chiếu kiểm tra. Bố mẹ cũng cần lưu ý rằng những triệu chứng này có thể xuất hiện muộn sau khi bé va chạm đầu (từ 24-72 giờ), thế nên không được chủ quan nhé.

1.10 Nhiễm trùng tai

Nhiễm trùng tai là một bệnh phổ biến khác ở trẻ 3 tuổi. Điều này là do ống tai của chúng nằm ngang chứ không phải dọc như ở người lớn.

Nếu con bị nhiễm trùng tai; chúng có thể bị buồn nôn và nôn mà không bị sốt. Điều này xảy ra do nhiễm trùng tai có thể gây chóng mặt và mất thăng bằng.

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh và trẻ em đều tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần đến gặp bác sĩ nhi khoa trong trường hợp con cần dùng thuốc kháng sinh để làm sạch nhiễm trùng.

1.11 Chứng đau nửa đầu làm cho trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt

Mẹ đừng nghĩ chỉ có người lớn mới bị chứng đau nửa đầu.

Từ 18 tháng, trẻ có thể bị đau nửa đầu. Đến thời điểm hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa phát hiện ra cụ thể vì sao trẻ mắc chứng này (có thể do di truyền hoặc nhiều nguyên nhân khác). Bị chứng này, trẻ 3 tuổi có thể bị đau đầu kèm nôn ói, chóng mặt, buồn nôn, hoặc nhạy cảm với mùi và âm thanh cùng nhiều biểu hiện khó chịu khác.

Vậy, sau khi đã tìm hiểu được các nguyên nhân trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt, cha mẹ cần phải làm gì?

2. Cách khắc phục trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt

cách khắc phục trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt
Điều đầu tiên cần làm khi trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt đó là theo dõi dấu hiệu mất nước và bù nước cho con

Một số cách sau người lớn có thể áp dụng để khắc phục chứng nôn nhiều ở trẻ 3 tuổi:

2.1 Theo dõi dấu hiệu mất nước của trẻ 3 tuổi

Một số dấu hiệu và triệu chứng ở trẻ 3 tuổi bị mất nước như sau:

  • Khô miệng và lưỡi.
  • Không có nước mắt khi khóc.
  • Giảm đi tiểu hoặc tã khô.
  • Mắt và má trũng.
  • Khóc nhiều.
  • Cáu gắt.
  • Da sun lại từ từ khi bị chèn ép.

Nếu trẻ 3 tuổi của cha mẹ có dấu hiệu này, cần đưa trẻ bị thăm khám bác sĩ để có phương pháp can thiệp kịp thời.

2.2 Cho trẻ 3 tuổi bù nhiều nước

Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt, uống nước có thể giúp bé làm dịu cơn nôn. Hơn nữa nếu trẻ nôn kèm tiêu chảy thì cơ thể sẽ bị mất nước trầm trọng, lúc này, cần cho bé uống nhiều nước.

Nếu con không thể uống một lượng lớn, hãy chia nhỏ lượng nước và cho bé uống trong nhiều lần (nhấp thành ngụm nhỏ). Nên cho bé uống nước đun sôi để nguội, nước hoa quả hoặc bổ sung thêm oresol bù nước theo đúng liều lượng quy định.

>> Mẹ xem thêm: Khi trẻ bị trúng thực nên làm gì trước hết?

2.3 Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày của trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt

Để dạ dày của con hoạt động hiệu quả, mẹ không nên ép bé ăn một lượng lớn thức ăn mà cần phải chia nhỏ các bữa ăn. Tốt nhất, nên cho con ăn ngày 5 bữa (3 bữa chính và 2 bữa phụ), mỗi bữa cách nhau ít nhất 2 giờ. Việc làm này sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, sau khi mới ăn xong, nên cho nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh hoặc chạy nhảy.

2.4 Thay đổi thực đơn

thay đổi thực đơn

Với trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt, mẹ hãy thay đổi thực đơn cho con. Hạn chế thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ, nhiều chất đạm, nhiều đường hoặc đồ cay nóng. Khuyến khích con ăn thực phẩm như chuối, cháo, súp, khoai tây nghiền, ngũ cốc…

Ngoài ra, nếu trẻ bị dị ứng, mẹ cần cho trẻ ăn và quan sát xem bé có bị dị ứng hay không. Bất kỳ loại thức ăn, đồ uống nào không phù hợp với cơ địa con, mẹ loại bỏ ra khỏi thực đơn của trẻ.

2.5 Tạo khu vực vui chơi an toàn cho trẻ 3 tuổi

Để tránh con có thể bị ngã, bị chấn thương khi nô đùa, chạy nhảy; cha mẹ cần tạo một môi trường vui chơi an toàn cho trẻ. Khu vực ấy cần loại bỏ những vật nguy hiểm cho bé như bàn ghế có cạnh sắc nhọn, những vật dụng bằng kim loại…

>> Mẹ xem thêm: Trẻ nuốt kẹo cao su có sao không và hướng xử trí

2.6 Phòng ngừa lây nhiễm khi trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt

Với các trường hợp trẻ bị nôn do siêu vi, vi trùng sẽ dễ lây nhiễm thành dịch. Do đó, cha mẹ cần cẩn thận trong quá trình chăm sóc trẻ, tránh lây nhiễm cho bản thân, người trong gia đình và trẻ khác

Chú ý rửa tay thường xuyên trước và sau khi chăm sóc trẻ; Giữ trẻ ở nhà cho đến khi trẻ hết nôn 24 giờ.

3. Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt, khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Khi chăm sóc trẻ 3 tuổi nôn nhiều, nếu con có hiện tượng nôn kèm các triệu chứng sau thì người lớn cần đưa bé tới gặp bác sĩ:

  • Trong chất dịch nôn có màu xanh hoặc lẫn máu.
  • Nôn ói kéo dài trong vòng 24 giờ.
  • Nôn kèm đau bụng dữ dội và có thể có sốt cao (trên 38,5ºC).
  • Đi tiêu ra máu.
  • Có dấu hiệu mất nước nặng: môi khô, không chảy nước mắt khi khóc, không đi tiểu trong vòng 6-8 giờ…
  • Quấy khóc bất thường hoặc người lờ đờ, ngủ li bì.

[inline_article id=292949]

Trên đây là những thông tin hữu ích mà bố mẹ cần biết về vấn đề trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt. Nếu bạn bé lên 3 nhà mình có tình trạng này, bố mẹ nhớ không được chủ quan, coi thường mà cần phải tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục để con luôn được khỏe mạnh nhé.

By Thu Hoàng

Hoàng Diệu Thu là biên tập viên dày dạn kinh nghiệm của MarryBaby và có thể viết tốt hầu hết các chuyên mục về Mẹ và Bé.