Sốt phát ban xảy ra do nguyên nhân chính là nhiễm virus đường hô hấp như virus gây bệnh rubella, virus sởi… Ngoài việc sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, mẹ có thể sử dụng các thảo dược thiên nhiên dùng ngoài da để cải thiện các triệu chứng ban trên da của con tại nhà. Vậy trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì và tắm như thế nào để phát huy tác dụng? MarryBaby gợi ý cho mẹ các cách trong bài viết sau.
Trẻ bị sốt có được tắm không?
Trên thực tế, không ít người nghĩ rằng việc tắm cho trẻ nhỏ khi bé bị sốt và sốt phát ban sẽ khiến bệnh tình của con trở nặng và lâu khỏi, nên khi thấy con sốt người lớn có tâm lý không muốn tắm gội cho con. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm vì khi bệnh, cơ thể trẻ sẽ tiết ra mồ hôi, chất nhờn nhiều. Nếu kiêng nước, kiêng tắm, trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu thậm chí làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn như gây nên nhiễm trùng da, mưng mủ, để lại sẹo…
Vậy trẻ bị sốt có được tắm không? Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì? Việc tắm hoặc lau người cho trẻ sơ sinh khi bị sốt là một trong những cách giúp trẻ mau giảm nhiệt độ sốt. Khi cơ thể con sạch sẽ, thoải mái thì bệnh tình con sẽ mau khỏi. Từ lợi ích của việc tắm mang lại, khi được hỏi trẻ bị sốt có được tắm không thì câu trả lời là hoàn toàn có.
Theo các chuyên gia, việc tắm bằng nước ấm sẽ có công dụng như sau:
- Bé hạ sốt nhanh hơn: Tắm bằng nước ấm sẽ giúp các lỗ chân lông trên da bé thông thoáng, quá trình thải nhiệt qua da dễ dàng hơn, bé nhanh hạ sốt hơn.
- Bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu: Sốt phát ban luôn khiến con mệt mỏi, khó chịu vì nhiệt độ cơ thể tăng cao, mồ hôi bết dính. Việc tắm kết hợp mát-xa không những giúp con cảm giác hạ nhiệt mà cơ thể còn sạch sẽ, tăng tốc độ lưu thông máu giúp bé thoải mái hơn.
- Phòng tránh các bệnh về da: Sốt gây ra mồ hôi và bã nhờn. Nếu không tắm thường xuyên sẽ dễ gây bít lỗ chân lông, tạo môi trường vi khuẩn và nấm phát triển.
>> Mẹ có thể quan tâm: Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh dùng khi nào? TOP 6 loại thuốc cho bé
Hướng dẫn tắm/lau người an toàn cho bé khi bị sốt
Một số điều mẹ nên biết khi tắm cho bé trong lúc bé đang bị sốt, chẳng hạn như:
- Chỉ nên tắm hoặc lau người cho trẻ bằng nước ấm, nhiệt độ được khuyến cáo là 32,5 độ C – 35 độ C.
- Tuyệt đối không tắm cho trẻ bằng nước lạnh, cồn, nước đá vì sẽ làm con bị hạ thân nhiệt đột ngột gây nguy hiểm
- Thời gian tắm giới hạn dưới 20 phút/lần, hoặc khi con rùng mình là mẹ nên đưa con ra.
- Nếu bé quá nhỏ, mẹ nên lau người cho bé ở các vị trí có nhiệt độ cao như nách, cổ, bẹn, háng, bụng.
- Khi tắm xong, mẹ cần lau khô người trước khi mặc quần áo cho con
- Tắm ở nơi kín gió để tránh bé nhiễm lạnh.
- Không ủ ấm con quá kỹ, việc này sẽ dễ làm bé ngột ngạt và toát mồ hôi – một tác nhân gây bệnh viêm phổi về sau.
Nhiều mẹ muốn dùng kết hợp lá thảo dược thiên nhiên để phát huy tác dụng giảm ban, câu trả lời cho trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì sẽ là 4 loại lá dưới dây.
Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì cho nhanh khỏi?
Sau khi giải đáp câu hỏi trẻ bị sốt có được tắm không thì trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì cũng là một mối bận tâm khác của mẹ. Bởi lẽ có quá nhiều loại lá không rõ nguồn gốc xuất xứ và công dụng thực sự. Dưới đây là 4 lá thảo dược tự nhiên được các bác sĩ y học cổ truyền khuyên dùng:
1. Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì nhanh khỏi? Trẻ tắm lá kinh giới
Theo y học cổ truyền, lá kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng trừ phong thấp tốt. Do đó, trẻ tắm lá kinh giới sẽ giúp giảm các triệu chứng sốt phát ban, mẩn ngứa, nổi mề đay.
Cách thực hiện:
- Lấy 200g lá kinh giới rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt.
- Trộn phần nước cốt thu được với 2 lít nước, đun sôi trong 15 phút.
- Dùng nước này tắm hàng ngày cho đến khi lành bệnh.
2. Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì? Lá trầu không
Lá trầu không có mùi thơm hắc, tính ấm và có vị cay nồng. Trong tinh dầu của lá trầu không có chứa nhiều polyphenol có tác dụng kháng khuẩn rất tốt và thường được dùng để điều trị các bệnh ngoài da.
Cách thực hiện:
- Mẹ lấy 1 nắm khoảng 10 lá trầu không tươi rửa sạch, đun sôi với nước trong 10 phút.
- Dùng nước này tắm cho trẻ mỗi ngày đến khi các ban đỏ có dấu hiệu lặn đi.
3. Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì? Lá trà xanh
Trong trà xanh có chứa chất chống oxy hóa và có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Những chất chống oxy hóa này cùng với vitamin B có trong trà xanh cũng giúp thải độc tố bám trên da và giúp vết thương nhanh lành. Chính vì thế, nếu mẹ thắc mắc trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì thì lá trà xanh là một trong số đó.
Cách thực hiện:
- Mẹ lấy 1 nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch rồi vò nát, hãm với nước sôi để lấy nước cốt.
- Vì da con dễ mẫn cảm nên mẹ dùng nước cốt pha loãng với nước ấm theo tỉ lệ 10:1.
- Sử dụng 3 lần/tuần sẽ thấy các mẩn ngứa đỏ dần biết mất.
4. Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì? Lá ngải cứu
Từ lâu, lá ngải cứu có tác dụng chữa lành và làm dịu những cơn đau ngứa, khó chịu và giảm viêm rất tốt. Bên cạnh đó, ngải cứu còn giúp bé phòng tránh được những bệnh cảm cúm trong mùa lạnh và giúp làm ấm cơ thể hơn khi tắm.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm ngải cứu rửa sạch, đun sôi cùng 2 lít nước.
- Đun với lửa nhỏ từ 15 – 20 phút, khi thấy sôi mẹ chắt nước cốt ra ngoài, pha cùng ít nước lạnh để tắm cho con.
- Mẹ kiên trì áp dụng tắm cho bé lần/ngày sẽ thấy công dụng hiệu quả.
5. Trẻ sốt phát ban tắm lá gì? Còn thảo dược thiên nhiên nào khác không?
Ngoài các loại lá nêu trên, trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì? Sốt phát ban làm gì cho nhanh khỏi? Từ góc độ y học phương Tây, các nhà nghiên cứu nhận định các loại thảo dược ít gây các phản ứng như ngứa, dị ứng nên có thể an toàn để mẹ sử dụng tắm cho bé hàng ngày. Hoặc khi mẹ thắc mắc trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì, nếu phát ban ở trẻ nhẹ, mẹ có thể tham khảo những loại hoa và thảo dược dưới đây để tắm và làm lành dịu nhẹ các nốt ban đỏ trên da con.
- Hoa cúc la mã: Làm lành vết thương, làm dịu viêm, kiểm soát chảy máu, chữa lành các mô bị tổn thương, kháng khuẩn.
- Hoa oải hương: Hương thơm thư giãn cho bé, giúp giảm vết ban đỏ.
- Hoa hồng: Hương thơm thư giãn cho trẻ.
- Rau tề – shephard’s purse: Giảm chảy máu (khi bé ngứa, gãi trầy da) và bầm tím.
- Cây dâu gấu – uva ursi: Có tinh chất khử trùng, kháng khuẩn và chất làm se các nốt sẹo trên da.
- Lá liên mộc – comfrey: Tăng tốc độ chữa lành, làm se da, chống viêm và làm dịu làn da mỏng manh của trẻ.
>> Mẹ có thể quan tâm: Trẻ bị cảm lạnh và tất tần tật những điều cha mẹ cần biết
Những lưu ý khi sử dụng lá tắm cho trẻ
Với những công dụng hữu hiệu trên của lá thảo dược, mẹ có thể an tâm với câu hỏi trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì thì có hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên bệnh nào cũng vậy, đều có những lưu ý mẹ cần phải biết trước khi áp dụng cho bé:
- Mẹ đã biết trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì rồi, nhưng mẹ không nên áp dụng tắm các lá thảo dược này cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Trường hợp mẹ muốn sử dụng, mẹ nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn kỹ càng.
- Đây chỉ là một biện pháp hỗ trợ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng để chữa bệnh. Nên sau 3 ngày nếu mẹ thấy bệnh tình con vẫn không thuyên giảm, mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh cho con
- Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì? Dù là lá gì, mẹ cũng phải rửa thật sạch, rõ ràng về nguồn gốc, tránh nhiễm khuẩn hoặc thuốc bảo vệ thực vật
- Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì? Dù chọn lá gì, mẹ cũng nên đề phòng trẻ bị kích ứng, vì thế, mẹ nên đun trước một phần lá với nước và thử trên một vùng da của bé. Nếu thấy con có biểu hiện khó chịu, ngứa, hoặc da ửng đỏ nhiều hơn thì mẹ nên dừng lại nhé.
Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì, sốt phát ban làm gì cho nhanh khỏi đến đây chắc hẳn mẹ đã có câu trả lời. Tuy nhiên, không vì vậy mà mẹ lơ là hay chủ quan trong quá trình chăm sóc con yêu. Bên cạnh tắm lá thảo dược, mẹ nhớ kết hợp bổ sung thêm chất dinh dưỡng, chất điện giải cần thiết để bù đắp lại lượng chất và nước mất đi trong quá trình con chiến đấu với bệnh sốt nhé mẹ.