Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ 14 tháng tuổi: Cân nặng, dinh dưỡng và sự phát triển

Trẻ 14 tháng tuổi phát triển ra sao? Mẹ cần chú ý tới điều gì khi chăm sóc bé ở độ tuổi này? Hãy cùng MarryBaby khám phá ngay mẹ nhé.

Sự phát triển của trẻ 14 tháng tuổi

1. Các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ 14 tháng tuổi

Trẻ 14 tháng tuổi nên cân nặng bao nhiêu? Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cân nặng trung bình của bé 14 tháng tuổi là 9,4kg đối với bé gái và 10kg đối với bé trai. Chiều cao trung bình của bé gái là 76,5cm và của bé trai là 78cm.

Tuy nhiên, vấn đề không phải nằm ở cân nặng và chiều cao của trẻ 14 tháng tuổi mà là tốc độ phát triển của bé có ở mức khỏe mạnh và bình thường không. Bé có thể nặng thêm khoảng 0,5kg và tăng khoảng 1,27cm mỗi tháng. Vào tháng tới, khi mẹ đưa bé đi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ nhi khoa sẽ kiểm tra xem bé phát triển như thế nào để đảm bảo rằng chiều cao và cân nặng của trẻ đang đi đúng hướng.

2. Các cột mốc phát triển của trẻ 14 tháng tuổi

Trẻ 14 tháng biết làm gì? Trẻ 14 tháng tuổi học được khá nhiều kỹ năng mới. Dưới đây là một số cột mốc phát triển của bé mà mẹ nên biết để tiện theo dõi.

Phát triển về mặt thể chất

  • Tự đứng và bước đi: Hầu hết trẻ 14 tháng tuổi có thể tự đứng và đi một vài bước mà không cần sự trợ giúp của bố mẹ. Bên cạnh đó, một số bé phát triển tốt đã đi bộ khá giỏi vào thời điểm này.
  • Leo cầu thang: Bé có thể cố gắng leo cầu thang và di chuyển khá nhiều một cách độc lập.
  • Nhặt đồ vật: Kỹ năng vận động tinh cũng sẽ được tập luyện thường xuyên khi bé đi nhặt đồ vật và thao tác với chúng bằng ngón tay út.
  • Khám phá đồ vật xung quanh: Ở độ tuổi này, các bé cưng thường sẽ cố gắng khám phá mọi thứ, bao gồm cả tủ và ngăn kéo, vì vậy hãy chắc chắn rằng những đồ vật hay ngăn tủ đã được cài chốt kỹ lưỡng.
  • Bé sẵn sàng ngồi bô: Trẻ mới biết đi thường cho mẹ biết những dấu hiệu trẻ đã sẵn sàng ngồi bô. Lúc này, mẹ hãy tìm hiểu cách sử dụng bô và tập cho bé ngồi bô sớm nhé.
  • Mọc răng: Một số trẻ 14 tháng tuổi bắt đầu mọc những chiếc răng hàm đầu tiên và cảm thấy đau nhức. Mẹ có thể cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen theo chỉ định từ bác sĩ để giúp bé thấy thoải mái khi tình trạng đau ngày càng nặng hơn.

Phát triển về mặt giao tiếp và cảm xúc

  • Nói những từ đơn giản: Trẻ 14 tháng tuổi có thể nói mama, baba và thậm chí có thể nói được đến 6 từ hoặc hơn.
  • Vui khi thấy bạn đồng trang lứa: Bé 14 tháng tuổi dễ bị thu hút bởi những người bạn nhỏ bằng tuổi mình và sẽ thể hiện sự phấn khích khi được nhìn thấy trẻ khác mặc dù đôi khi con vẫn chưa thực sự sẵn sàng để tương tác.
  • Bộc lộ cảm xúc tốt hơn: Phạm vi, mức độ biểu hiện cảm xúc của trẻ 14 tháng sẽ dần tăng lên khi bé tương tác nhiều hơn với bạn hoặc những người xung quanh.
  • Hiểu hành động của mình có phản hồi: Bé sẽ dần học được rằng hành động của bản thân có thể gây ra những phản ứng nhất định.
  • Bé dễ cáu giận: Trẻ mới biết đi thỉnh thoảng khó chịu là chuyện bình thường. Song, trẻ dễ nổi giận nhất trong khoảng từ 17 đến 24 tháng tuổi. Vì vậy, tốt hơn hết mẹ hãy học cách đối phó với cảm xúc thất thường của con và trong mọi lúc hãy luôn giữ bình tĩnh.
  • Lo lắng nếu phải xa bố mẹ: Bé 14 tháng độc lập hơn nhưng thỉnh thoảng cũng khá nhạy cảm khi con phải xa mẹ. Bé tình cảm và thấy an toàn khi có có bố mẹ ở cùng.

Phát triển về nhận thức và ngôn ngữ

  • Bắt chước người lớn: Bé 14 tháng tuổi sẽ bắt đầu bắt chước những hành động của người lớn và lặp lại nhiều nhất có thể. Ngay cả khi chưa biết nói, con sẽ vẫn cố gắng bắt chước câu hỏi từ bố mẹ bằng những tiếng “ê a” bập bẹ.
  • Quá trình giao tiếp của bé 14 tháng tuổi vẫn bị giới hạn trong một vài lời nói và hành động. Vì vậy, cha mẹ thường sẽ phải vận dụng các kỹ năng cảm giác của mình để thực sự có thể hiểu được những gì bé đang cố nói.

Trẻ 14 tháng tuổi biết làm gì nữa?

  • Bé biết cắn: Trẻ mới biết đi thường thích cắn nhưng điều này cũng không kéo dài quá lâu. Khi bé không thể truyền đạt cảm xúc, nhất là khi thất vọng, bé sẽ cắn. Bé có thể tự cắn bản thân mình hoặc cắn bố mẹ. Tuy nhiên, mẹ nên cho bé biết việc tự cắn tay con là không nên.

3. Các vấn đề thường gặp ở trẻ 14 tháng tuổi

Trẻ 14 tháng tuổi chưa biết đi có sao không?

Nếu trẻ 14 tháng tuổi chưa biết đi, việc mẹ cảm thấy lo lắng là điều tự nhiên. Bất kể mẹ nào cũng mong muốn con đạt được những cột mốc quan trọng và không muốn con bị tụt hậu so với những đứa trẻ cùng tuổi. Nhưng trẻ 14 tháng tuổi chưa biết đi thường không phải là dấu hiệu của vấn đề. Có một số trẻ bắt đầu biết đi trước 12 tháng; nhưng có trẻ khác không biết đi cho đến khi được 16 hoặc 17 tháng tuổi.

Để xác định xem trẻ 14 tháng tuổi chưa biết đi có phải là dấu hiệu đáng lo hay không; hãy chú ý đến những khả năng khác của con. Ví dụ, mặc dù bé chưa biết đi ở tháng thứ 14; mẹ có thể nhận thấy con vẫn có thể thực hiện các kỹ năng vận động khác mà không có vấn đề gì: như đứng một mình, vịn vào đồ nội thất và nhảy lên nhảy xuống.

Đây là những dấu hiệu cho thấy các kỹ năng vận động của bé đang phát triển. Do đó, mẹ có thể sớm chứng kiến ​​những bước đầu tiên của con. Tiếp tục theo dõi sự tiến bộ của trẻ. Nếu bé chưa biết đi sau 18 tháng tuổi; hãy nói chuyện với bác sĩ.

Trẻ 14 tuổi chưa biết nói có đáng lo?

Kỹ năng nói và ngôn ngữ thường phát triển từ rất sớm. Một số trẻ không phát triển các kỹ năng ban đầu mà chúng cần và mẹ cần nói chuyện với bác sĩ nhi khoa nếu thấy lo lắng.

Cha mẹ nên nói chuyện với bác sĩ nếu thấy:

  • Con chưa bắt đầu bập bẹ giao tiếp từ 12 đến 15 tháng.
  • Con chưa nói những lời đầu tiên sau 18 tháng.
  • Con không phản ứng tốt với ngôn ngữ, chẳng hạn như không tuân theo các hướng dẫn đơn giản như ‘đá bóng’.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ 14 tháng tuổi

Dinh dưỡng và hoạt động cho trẻ 14 tháng tuổi

1. Thực đơn cho trẻ 14 tháng tuổi

Trẻ 14 tháng tuổi ăn được nhiều thực phẩm mới hơn nhưng bé có thể sẽ ngán những món đã từng yêu thích trước đây. Điều quan trọng là mẹ hãy làm đa dạng thực đơn cho trẻ 14 tháng tuổi để đáp ứng những nhu cầu phát triển của bé.

a. Trẻ 14 tháng tuổi nên ăn bao nhiêu là đủ?

Trẻ 14 tháng tuổi nên ăn khoảng 3 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày. Mẹ nên cho bé ăn nhiều thực phẩm như rau, trái cây, ngũ cốc, protein và sữa.

Các bác sĩ cho biết hầu hết trẻ mới biết đi cần khoảng 1.100 – 1.200 calo mỗi ngày hoặc khoảng 40 calo cho mỗi 2,5cm chiều cao của bé. Nếu không có thói quen theo dõi lượng calo hấp thụ, mẹ có thể cho bé ăn khẩu phần bằng 1/4 khẩu phần của người lớn.

b. Nên cho trẻ 14 tháng tuổi ăn gì?

Mẹ tiếp tục cho bé 14 tháng tuổi uống sữa nguyên kem (trừ khi bác sĩ có khuyến nghị khác) hoặc sữa mẹ. Trẻ 14 tháng tuổi cần được bổ sung 700mg canxi mỗi ngày. Như vậy, con sẽ cần uống khoảng 3 cốc sữa 237ml mỗi ngày.

Điều quan trọng là mẹ cần lựa chọn đa dạng nguồn thực phẩm trong thực đơn của con. Bên cạnh đó, bạn cũng không cần hạn chế chất béo vì trẻ cần chúng để phát triển trí não. Thêm nữa, mẹ hãy cho bé ăn những thực phẩm từ tự nhiên và chưa qua chế biến càng nhiều càng tốt.

Mẹ cũng lưu ý tránh cho trẻ ăn thực phẩm quá mặn, quá ngọt và những sản phẩm từ bơ.

c. Ý tưởng về thức ăn cho trẻ 14 tháng tuổi

Hầu hết bé 14 tháng tuổi đã có thể tự xúc ăn. Tuy nhiên, trẻ vẫn có nguy cơ bị nghẹn nên hãy tiếp tục nghiền thức ăn cho con hoặc xé thức ăn miếng thật nhỏ và dễ nhai. Thực phẩm như đậu phộng, cà rốt sống và kẹo vẫn quá cứng đối với trẻ 14 tháng tuổi. Nếu mẹ cho bé ăn nho, cà chua bi và xúc xích thì nên cắt chúng thành những miếng thật nhỏ để bé tránh bị nghẹn.

  • Sữa là thực phẩm cần thiết cho trẻ 14 tháng tuổi: Sữa là một trong những thực phẩm quan trọng nhất cần có trong chế độ ăn uống của bé 14 tháng vì khả năng cung cấp canxi và vitamin D phong phú. Cả hai dưỡng chất này đều đóng vai trò quan trọng giúp xương và răng chắc khỏe.
  • Bé 14 tháng tuổi có thể ăn thịt và đậu: Bé 14 tháng tuổi cần rất nhiều năng lượng để chơi và khám phá nên vì vậy, chế độ ăn giàu protein là cách tốt nhất để đem đến cho con “nguồn nhiên liệu” cần thiết. Thịt và đậu là những thực phẩm được các chuyên gia đánh giá cao về khả năng cung cấp protein lành mạnh. Ngoài ra, trứng cũng có mặt trong danh sách này và các món đơn giản như trứng cuộn, trứng hấp sẽ trở thành một món ăn thú vị cho bé.
  • Ngũ cốc tốt cho trẻ 14 tháng tuổi: Các chuyên gia đưa ra lời khuyên bố mẹ nên cho bé ăn ngũ cốc nguyên hạt thay vì gạo, bún, mì phở đã qua tinh chế vì chúng giàu chất xơ nhưng lại không chứa nhiều đường.
  • Trái cây và rau quả: Mẹ nên cho bé 14 tháng tuổi ăn khoảng 150g trái cây và rau quả mỗi ngày. Chúng đều là những thực phẩm tăng sức đề kháng giúp hỗ trợ cung cấp đầy đủ vitamin cũng như khoáng chất cần thiết đi kèm với khả năng bảo vệ sức khỏe để phục vụ cho quá trình phát triển ở trẻ.

d. Làm gì khi bé 14 tháng tuổi biếng ăn?

Đa số trẻ mới biết đi khá biếng ăn khiến nhiều mẹ lo lắng về sức khỏe của con mình. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên nghĩ đến dinh dưỡng của trẻ theo tuần chứ không phải theo ngày. Nếu con đã ăn đa dạng nhiều loại thức ăn khác nhau trong suốt cả tuần và không gặp vấn đề gì về việc tăng cân hay tăng trưởng thì sức khỏe của bé vẫn ổn.

2. Hoạt động cho trẻ 14 tháng tuổi

hoạt động cho trẻ 14 tháng tuổi

Trẻ 14 tháng tuổi đã đứng thẳng được và năng động hơn nhiều so với trước đây. Bé thích chơi khi ngồi, đứng và đi.

Dưới đây là những hoạt động cho trẻ 14 tháng tuổi mà mẹ nên tìm hiểu để đáp ứng kịp với sự phát triển của con.

  • Vỗ tay cùng bé: Hầu hết trẻ 14 tháng tuổi sẽ bắt chước ba mẹ khi bạn vỗ tay.
  • Tập cho bé chơi với xe đẩy: Xe đẩy là món đồ chơi phù hợp cho bé ở lứa tuổi này, vì trẻ mới tập đi nên thích thể hiện khả năng của mình với chiếc xe này. Tuy nhiên, mẹ cần nhớ luôn dõi theo con trong lúc đẩy xe để bé tránh bị té ngã.
  • Cho bé chơi xếp khối: Bé 14 tháng tuổi bắt đầu học xây một tòa tháp có hai khối trở lên.
  • Phân loại các hình dạng: Mẹ nên cho trẻ 14 tháng tuổi ghép các hình dạng như tam giác, hình chữ nhật, hình tròn,… vào các lỗ phù hợp của các món đồ chơi để giúp bé phát triển trí não.
  • Chơi bóng với bé: Mẹ có thể rèn luyện khả năng nhìn của bé bằng cách lăn quả bóng tới lui để bé theo dõi chuyển động của bóng bằng mắt.
  • Đặt câu hỏi lựa chọn: Để tăng vốn từ cho trẻ, mẹ nên đặt những câu hỏi có sự lựa chọn cho bé như: “Con muốn ăn chuối hay ăn dâu tây?”.
  • Đọc sách cùng bé: Nếu con muốn lật trang sách mới trước khi bạn đọc xong trang hiện tại thì không thành vấn đề vì bé vẫn đang học bằng cách xem các hình ảnh trong sách và nói về chúng.

3. Cách chăm sóc giấc ngủ cho trẻ 14 tháng tuổi

a. Trẻ 14 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Hầu hết trẻ từ 1-2 tuổi ngủ tổng cộng 11 đến 14 giờ mỗi ngày, một giấc ngủ dài ban đêm và một hoặc hai giấc ngủ ngắn ban ngày.

b. Thụt lùi về giấc ngủ ở trẻ 14 tháng tuổi (sleep regression)

Thụt lùi về giấc ngủ hay khủng hoảng giấc ngủ khiến bé thức giấc giữa đêm, quấy khóc hoặc khó ngủ ngon và hay giật mình. Thậm chí, ban ngày bé ngủ ít hoặc bỏ giấc.

Điều này xảy ra là do bé dễ gặp ác mộng, bị đau khi mọc răng hay có cảm giác lo lắng khi phải xa ba mẹ. Nếu muốn bé trở lại thói quen ngủ hàng ngày, ba mẹ cần biết nguyên nhân tại sao bé bị khó ngủ để giúp bé giải quyết gốc rễ vấn đề.

c. Làm gì khi bé khó ngủ?

Nếu bé khó ngủ, không chịu ngủ vào giờ đi ngủ hoặc vào ban đêm, điều duy nhất bạn có thể làm là học cách giúp bé ngủ ngon. Ba mẹ hãy tạo ra nhiều cơ hội trong ngày để bé vui chơi tích cực, đồng thời cho bé ăn những thực phẩm giúp dễ ngủ để bé thiết lập thói quen trước khi đi ngủ. Đồng thời, bạn cũng không nên cho bé xem tivi, điện thoại, các thiết bị điện tử ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.

4. Cách giữ an toàn cho trẻ

Trẻ trở nên năng động hơn khi con biết đi. Vì thế, điều quan trọng là mẹ luôn cần nắm tay con và để mắt đến bé, đặc biệt là khi bé đi chơi xa cùng ba mẹ để con tránh tình trạng bị lạc.

Mẹ cần để mắt khi đi cùng bé vào trong siêu thị, bãi đậu xe, nơi đông người hay đường phố có nhiều xe qua lại. Mẹ cũng cần cẩn thận những chỗ vũng nước kẻo bé trượt chân té ngã.

Mẹ cũng cần cho bé biết mình phải nắm tay con bởi mong muốn đảm bảo sự an toàn cho con.

Ngoài ra, việc lắp thêm khóa cho cửa ra vào hoặc thậm chí cả hệ thống báo động ở cổng nhà cũng cần được ưu tiên, để đảm bảo trẻ không ra khỏi nhà mà bạn không biết.

5. Để ý xem trẻ có dấu hiệu tự kỷ không

Để ý xem trẻ có dấu hiệu tự kỷ không

Mối quan tâm chung của các bậc phụ huynh có con mới biết đi là liệu bé có mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) hay không, vì chứng tự kỷ có thể rõ ràng trong những năm trẻ mới biết đi và học mẫu giáo.

Trẻ tự kỷ có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội và hành vi không điển hình. Bên cạnh đó, bé có thể không đạt được các cột mốc quan trọng ở độ tuổi này như những em bé khác, hoặc con có thể mất một số kỹ năng mà bé đã đạt được trước đó.

Bác sĩ nhi khoa sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi để đánh giá các dấu hiệu tự kỷ trong đợt kiểm tra sức khỏe cho trẻ 18 tháng. Tuy nhiên, nếu bạn có mối lo ngại về biểu hiện của trẻ 14 tháng tuổi thì cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay.

Lời khuyên của bác sĩ để trẻ 14 tháng tuổi phát triển tốt

1. Lưu ý đối với bé

Khi trẻ 14 tháng tuổi bị ốm, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa để tìm ra cách điều trị tốt nhất cho trẻ. Một số câu hỏi phổ biến về sức khỏe mà mẹ thường gặp ở độ tuổi này là:

Nên làm gì khi bé 14 tháng tuổi bị sốt?

Khi xác định trẻ bị sốt cha mẹ nên có những kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ đúng cách:

  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng để cơ thể giải tỏa bớt nhiệt, hoặc chỉ cần cởi bớt quần áo, theo dõi thân nhiệt mỗi 4 giờ và cho trẻ uống nhiều nước.
  • Cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, giảm nhiệt trong phòng.
  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi vượt 38.5 độ C.
  • Lau mát cho trẻ bằng nước ấm, sử dụng 5 chiếc khăn ướt nhỏ: 4 khăn ướt đặt hai bên nách và hai bên bẹn, một khăn dùng để lau khắp người. Thay mỗi lần sau 2-3 phút. Ngưng lau khi nhiệt độ của trẻ dưới 38,5 độ C hoặc sau khi đã lau 30 phút.
  • Lau khô và cho bé mặc lại đồ mỏng. Cha mẹ có thể tắm cho trẻ bằng nước ấm. Nên dùng nước ấm có nhiệt độ thấp hơn 2 độ C so với thân nhiệt của trẻ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước hoa quả tươi hoặc nước điện giải oresol pha theo hướng dẫn để phòng ngừa trẻ bị mất nước, rối loạn điện giải gây mệt mỏi.

Cần cho trẻ bị sốt đi khám bác sĩ trong vòng 24 giờ nếu có các biểu hiện sau:

  • Sốt trên 38 độ C, trẻ lừ đừ, ngủ li bì hoặc khó đánh thức trẻ.
  • Sốt trên 40 độ C ( nhất là đối với trẻ dưới 3 tuổi).
  • Trẻ đau khi đi tiểu.
  • Sốt liên tục trên 24 giờ mà không có nguyên nhân rõ ràng.
  • Hạ sốt hơn 24 giờ rồi lại sốt tái phát.
  • Sốt kéo dài trên 72 giờ do bất kỳ nguyên nhân nào.

>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: 21 chiêu hay giúp mẹ hạ sốt nhanh cho trẻ mà không cần thuốc

>> Nên làm gì khi trẻ 14 tháng tuổi bị tiêu chảy? Mẹ có thể tìm hiểu thêm tại đây.

>> Nên làm gì khi bé 14 tháng tuổi bị nôn trớ? Cách xử lý cho mẹ

2. Cách mẹ chăm sóc bản thân

Ngoài việc hiểu thêm về trẻ 14 tháng tuổi, mẹ cũng cần biết về cách chăm sóc cho chính mình:

  • Vận động cơ thể: Mẹ hãy cố gắng duy trì vận động thể chất một cách nhất quán, ít nhất tập từ 3 đến 4 lần trong tuần; với thời gian cho mỗi lần tập ít nhất là 30 phút.
  • Ăn uống lành mạnh: Thực phẩm lành mạnh cung cấp năng lượng cho cơ thể của mẹ. Mẹ hãy dành vài phút để lên kế hoạch về những thực phẩm dự trữ trong tủ lạnh mỗi tuần để có thể tạo ra những bữa ăn nhanh chóng, lành mạnh và dễ dàng.
  • Duy trì sự kết nối: Đừng để lịch trình bận rộn vắt kiệt thời gian dành cho gia đình và bạn bè. Hãy cố gắng lên lịch để kết nối thường xuyên với bạn đời hoặc bạn bè.
  • Chăm sóc sức khỏe: Mẹ sẽ không để con mình bỏ lỡ lần khám sức khỏe định kỳ hàng năm — vì vậy đừng để sức khỏe của chính mình sa sút! Hãy lên lịch kiểm tra sức khỏe hàng năm, làm các xét nghiệm thích hợp, tiêm phòng cúm và kiểm tra thị lực. Và đến nha sĩ để khám và làm sạch răng hàng năm.
  • Ưu tiên giấc ngủ: Các bà mẹ thường bị cuốn vào tâm lý “làm xong việc trước khi trẻ thức dậy”. Nhưng các bà mẹ không nên bỏ qua giấc ngủ. Hãy tránh xa thức ăn, rượu, những cuộc trò chuyện gây khó chịu về mặt cảm xúc và các chất kích thích trước thời gian ngủ.
  • Giữ kết nối với chính mình: Là một người mẹ, thật dễ dàng để đánh mất bản thân trong những thói quen của cuộc sống gia đình: giặt là, chuẩn bị bữa ăn, thanh toán hóa đơn, dọn dẹp, v.v. Hãy để lại một phần cho bản thân, hãy theo đuổi sở thích. Chúng ta luôn phát triển trong suốt cuộc đời của mình và duy trì kết nối với những đam mê là điều giúp chúng ta sống trọn vẹn và vui vẻ.

Trẻ 14 tháng tuổi đã bắt đầu tự lập hơn trong việc ăn uống. Vì vậy, mẹ nên để ý hơn tới chế độ ăn uống của con. Giai đoạn này bé cũng nghịch ngợm hơn nên dễ bị chấn thương mẹ nhé.

Hoa Vũ

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ 13 tháng tuổi: Phát triển thể chất, nhận thức và cảm xúc

Có rất nhiều mặt tích cực đáng nói khi trẻ 13 tháng tuổi. Thỉnh thoảng, con yêu sẽ bất ngờ hôn mẹ để thể hiện tình cảm, còn mẹ sẽ ngày càng hiểu rõ hơn về tính cách đang phát triển của bé khi con yêu đến giai đoạn chập chững bước đi.

Sự phát triển của trẻ 13 tháng tuổi

1. Các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ 13 tháng tuổi

Khi trẻ 13 tháng tuổi, sự phát triển của con yêu sẽ chậm lại. Bé sẽ tăng cân và lớn chậm hơn.

Trẻ 13 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ 13 tháng tuổi là:

  • Bé gái 13 tháng tuổi: cân nặng khoảng 9,2kg và chiều cao khoảng 75cm.
  • Bé trai 13 tháng tuổi: cân nặng khoảng 9,8kg và chiều cao khoảng 77cm.

Chắc chắn, mỗi trẻ 13 tháng tuổi sẽ có những sự phát triển khác nhau. Bản thân những số liệu trên cũng không hẳn là chính xác đối với mỗi bé. Mẹ chỉ cần thấy con tăng cân và phát triển lành mạnh theo chiều hướng tích cực là được.

Trong tháng này, con yêu sẽ cao hơn khoảng 1,27cm và tăng cân khoảng 0,25kg. Nếu thấy lo lắng về sự phát triển của trẻ 13 tháng tuổi, mẹ hãy đưa con đến gặp bác sĩ nhi khoa. Nếu con phát triển tốt, mẹ hãy đợi bé được 15 tháng thì đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra cân nặng và chiều cao của con.

2. Các cột mốc phát triển quan trọng của trẻ 13 tháng tuổi

các cột mốc phát triển của trẻ 13 tháng tuổi

Trẻ 13 tháng tuổi biết làm gì? Tìm hiểu một số mốc quan trọng của trẻ 13 tháng tuổi dưới đây, mẹ sẽ có câu trả lời.

Khả năng nói của trẻ 13 tháng tuổi

Trẻ 13 tháng tuổi biết nói không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, bé chỉ mới bập bẹ mà chưa nói tròn được những từ cụ thể. Thông thường, con sẽ nói được khoảng 1-3 từ vựng đơn giản như “ha” thay vì “hoa”, “bống” thay vì “quả bóng” hoặc có thể nói “ba”, “mama”,… Có một số bé 13 tháng tuổi vẫn tiếp tục “ê a” những câu nói vô nghĩa, chưa rõ ràng hay chưa thể nói được những từ lái lái như trên nhưng không sao cả. Điều quan trọng là người lớn hãy kiên nhẫn và luôn vui vẻ khi lắng nghe con nói nhé.

Bé 13 tháng tuổi giao tiếp tốt hơn. Mẹ sẽ thấy bé tìm cách để nói rõ ý kiến ​​của mình thay vì khóc khi mẹ không hiểu ý con. Ví dụ, bé muốn lấy cái thìa ở trên cao như quầy bếp sẽ chỉ vào đó với mong muốn mẹ lấy giúp mình.

>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Những cách dạy trẻ học nói sớm đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ!

Trẻ 13 tháng tuổi chập chững những bước đi: Hầu hết trẻ mới biết đi có thể tự đứng lên và bám vào những đồ vật xung quanh để di chuyển. Khoảng 50% số trẻ có thể tự mình thực hiện một vài bước đi loạng choạng.

Nếu con chưa biết đi mẹ cũng đừng quá lo lắng vì có một số trẻ khỏe mạnh phải đến tận 18 tháng mới có thể đi được.

Sự phát triển cảm xúc của trẻ 13 tháng tuổi

Trẻ 13 tháng tuổi biết làm gì? Bé ở độ tuổi này đã hiểu biết về cảm xúc và tình cảm hơn trước. Dưới đây là một số biểu hiện tình cảm bé có được khi 13 tháng tuổi:

  • Bé bám víu ba mẹ nhiều hơn và cảm thấy lo lắng khi ba mẹ không ở bên cạnh.
  • Đôi khi, bé muốn dành một chút thời gian để chơi một mình.
  • Bé dễ la toáng hoặc khóc hay tức giận nếu cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng.
  • Bé có thể cười khúc khích nếu cảm thấy hứng thú với điều gì đó.
  • Bé tỏ ra cảnh giác với những người lạ hơn.

3. Các vấn đề thường gặp ở trẻ 13 tháng tuổi

Trẻ 13 tháng tuổi chưa mọc răng có sao không?

Theo bác sĩ nha khoa, việc mọc răng chậm ở trẻ không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Không ít em bé mọc chiếc răng đầu tiên khi 10 đến 12 tháng tuổi mới mọc răng.

Tuy nhiên, nếu bé từ 13 tháng trở lên mà chưa xuất hiện chiếc răng sữa nào thì khi này con đã bị chậm mọc răng.

Thông thường, với trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, thiếu canxi cũng có thể sẽ chậm mọc răng hơn so với những đứa trẻ phát triển bình thường khác. Vì vậy, nếu bé 13 tháng chưa có răng trong kèm theo hiện tượng suy dinh dưỡng, nhẹ cân, thấp còi ba mẹ cũng cần đưa bé đi khám chuyên khoa dinh dưỡng.

Trẻ 13 tháng tuổi khóc đêm: Mẹ cần làm gì?

Những trẻ 13 tháng tuổi khóc đêm bất thường và có đi kèm với một số những biểu hiện như: Khi ngủ em bé thường giật mình, ngủ ngáy, hoảng sợ và hay khóc thét,… có thể là hiện tượng sinh lý. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên và kéo dài thì có thể ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ. Cha mẹ cần nghĩ ngay đến vấn đề em bé khóc do bệnh lý.

Trẻ khóc đêm bất thường, có thể thức dậy giữa đêm, la hét hay giật mình khi ngủ là do hệ thống thần kinh của em bé đang phát triển và chưa hoàn thiện, khả năng ức chế còn kém. Do đó, nếu ban ngày em bé có những hoạt động quá sức, điều đó làm cho não bộ trẻ vẫn còn đang trong trạng thái hưng phấn làm cho trẻ quấy khóc khi đang ngủ. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên giật mình khi đang ngủ cũng có thể là biểu hiện của một loạt bất thường về cấu trúc hay chức năng của não bộ. Vì vậy, mẹ cần đưa em bé đến cơ sở y tế khám để có nhiều thông tin cũng như các xét nghiệm cần thiết để bác sĩ chẩn đoán chính xác.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ 13 tháng tuổi

Dinh dưỡng và hoạt động cho trẻ 13 tháng tuổi

1. Thực đơn cho trẻ 13 tháng tuổi: cách nấu cháo cho bé ăn dặm

Trung bình, trẻ 13 tháng tuổi cần hấp thụ khoảng 1000 calo mỗi ngày. Tuy nhiên, mẹ không cần thiết phải tuân theo các tiêu chuẩn này. Để dễ hiểu hơn, ở độ tuổi này, bé sẽ ăn bằng 1/4 nhu cầu ăn của người lớn.

Bé bắt đầu kén ăn khi 13 tháng nên mẹ cần giới thiệu nhiều món ăn với  mùi vị và hương vị khác nhau. Mặc dù vậy, mẹ nên hạn chế ép bé ăn nếu con không muốn nhé.

Trẻ 13 tháng tuổi cần ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ một ngày. Mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm như trái cây, rau, ngũ cốc và sữa… với lượng thích hợp.

Mẹ có thể tham khảo thêm cách nấu cháo cho trẻ 13 tháng tuổi hay cách nấu cháo cho bé ăn dặm theo gợi ý dưới đây

Mẹ cũng nên bắt đầu cho trẻ uống sữa nguyên chất béo vì đây là thời điểm não bộ của bé đang phát triển và cần một lượng chất béo lành mạnh để hỗ trợ sự phát triển của não bộ.

Đây cũng là thời điểm tốt để các mom cai sữa mẹ cho con, song nếu mẹ vẫn muốn tiếp tục thì có thể duy trì điều này cho đến khi bé hai tuổi.

Điều quan trọng là mẹ cần coi trọng chế độ ăn uống và dinh dưỡng của bé ở giai đoạn này. Hãy theo dõi cân nặng và sự phát triển của con nếu trẻ hay quấy khóc và đưa con gặp bác sĩ nếu trẻ không tăng đủ cân.

2. Hoạt động cho trẻ 13 tháng tuổi

Hoạt động cho trẻ 13 tháng tuổi

Dưới đây là một số bước mẹ có thể cùng làm với con để hỗ trợ sự phát triển của trẻ 13 tháng tuổi.

  • Cùng nhau đọc sách có nhiều tranh ảnh: Mẹ nên dành vài phút để đọc sách cho con nghe trước khi đi ngủ hay mỗi buổi sáng thức dậy để con học hỏi được nhiều hơn và gia tăng vốn từ vựng. Khi xem các bức tranh, mẹ hãy cho con biết tên các đồ vật hoặc động vật mà bé chỉ tay vào, đồng thời mẹ hướng dẫn bé lật các trang sách. Mẹ cũng có thể bắt chước các âm thanh mà động vật tạo ra sau khi cho bé nghe vài lần.
  • Chọn đồ chơi phù hợp với trẻ 13 tháng tuổi: Mẹ hãy chọn những đồ chơi giúp thúc đẩy sự phối hợp của tay, mắt và các kỹ năng vận động. Những đồ chơi khối lớn và đồ chơi mềm sẽ phù hợp với con. Bé sẽ cố gắng nhặt hay tìm kiếm những đồ vật bản thân thích thú rồi cầm nắm chúng bằng ngón cái và ngón trỏ, đồng thời giữ chặt chúng.
  • Trò chuyện với con: Trẻ 13 tháng tuổi có thể chưa nói được nhiều. Tuy nhiên, mẹ nên nói chuyện với con nhiều hơn nữa để hỗ trợ bé phát triển ngôn ngữ. Mẹ hãy kể lại một ngày của mình trong lúc thay tã, tắm, đi dạo trong công viên hay lái xe cùng con. Mẹ cũng có thể nói cho bé nghe mình đang làm gì hoặc cho bé biết thêm về thế giới xung quanh của con.
  • Cho bé tập cai sữa bình từ từ: Nếu con vẫn dùng bình sữa, đã đến lúc mẹ bắt đầu hướng dẫn bé dùng bình tập uống cho trẻ em (sippy cup). Các chuyên gia khuyên mẹ nên chuyển hoàn toàn từ bình sữa sang bình tập uống cho trẻ sau 18 tháng. Vì thế, đây là thời điểm tốt nhất để mẹ tập dần cho con loại bình mới và hạn chế cho con dùng bình sữa.

3. Giấc ngủ của trẻ 13 tháng tuổi: trẻ 13 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Trẻ 13 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Trẻ 13 tháng tuổi đã có giấc ngủ ổn định hơn và đã duy trì được thói quen đi ngủ. Tuy nhiên, bé có thể thức dậy nửa đêm do gặp các vấn đề về mọc răng, phát triển và bị bệnh. Trung bình trẻ 13 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Bé yêu sẽ ngủ từ 11-14 giờ trong 1 ngày. Như vậy, bé sẽ có một hoặc hai giấc ngủ ngắn vào ban ngày và một giấc ngủ vào ban đêm không bị gián đoạn.

Trẻ mới biết đi dễ bị phân tâm và thậm chí lười đi ngủ bởi thích thú với những điều xung quanh và xem giấc ngủ như là một hoạt động vô ích. Nếu bé vẫn không chịu đi ngủ, mẹ tốt nhất đừng ép bé. Thay vào đó, mẹ hãy tạo môi trường để bé ngủ ngon. Ngoài ra, cho bé tắm nước ấm trước khi đi ngủ cũng là một cách tốt để bé có giấc ngủ ngon.

>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Bật mí 26 tuyệt chiêu giúp con ngon giấc

4. Tiêm phòng

Mẹ cần tuân thủ lịch tiêm chủng và khám sức khỏe định kỳ cho con. Nếu mẹ đã bỏ lỡ lần tiêm chủng cho con khi bé 12 tháng tuổi, hãy tiêm chủng cho bé trong giai đoạn này ngay. Dưới đây là một số mũi tiêm phòng cho bé 12 tháng tuổi mà bác sĩ khuyến nghị:

  • Viêm màng não mô cầu (Mengoc BC)
  • Viêm gan B (Hep B)
  • Haemophilus influenza tuýp b (vi khuẩn Hib)
  • Bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR)

Lời khuyên của bác sĩ để trẻ 13 tháng tuổi phát triển tốt

1. Những lưu ý đối với bé

Nếu bé yêu không đạt được những mốc quan trọng ở độ tuổi này, bạn cần đưa con đến gặp bác sĩ:

  • Bé không thể tự mình đứng được.
  • Bé không thể cầm nắm đồ vật bằng ngón tay.
  • Bé không hiểu những hướng dẫn đơn giản của bạn.
  • Bé không biểu lộ cảm xúc.

Dưới đây là một số lời khuyên khác cho bố mẹ để chăm sóc trẻ 13 tháng tuổi tốt hơn:

  • Trẻ 13 tháng tuổi ưa thích khám phá mà lại còn chập chững những bước đi nữa. Vì thế, những đồ vật trong nhà mẹ đặc biệt phải đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ. Mẹ tốt nhất không nên để những đồ vật dễ đổ vỡ trong nhà làm nguy hiểm đến con. Đặc biệt, các thiết bị bếp phải có khóa van an toàn để không làm bỏng con, các thiết bị điện cũng cần được bọc lại cẩn thận để tránh con nghịch, táy máy làm giật điện…
  • Ba nên hạn chế hút thuốc trước mặt con hoặc từ bỏ hút thuốc khi có con nhỏ mà cũng đảm bảo sức khỏe cho mình.
  • Cho bé có nhiều cơ hội để di chuyển hơn cho dù đó là bò hay đi bộ ở giai đoạn này.
  • Không cho con ngồi trước màn hình tivi, máy tính cho đến khi con được ít nhất 18 tháng đến 24 tháng tuổi.
  • Thay vì cho trẻ ăn nhiều thức ăn có đường, ba mẹ hãy cho con ăn nhẹ bằng thức ăn lành mạnh như trái cây, bánh quy làm từ ngũ cốc nguyên hạt, rau và thực phẩm từ sữa. Ba mẹ có chế độ ăn lành mạnh sẽ làm gương tốt cho con.
  • Ba mẹ không nên dùng thức ăn để thưởng cho con. Thay vào đó, bạn hãy khen ngợi con hoặc ôm và hôn con khi bé làm giỏi.

2. Lưu ý chăm sóc bản thân cho mẹ

Trẻ 13 tháng tuổi ngày càng độc lập và tò mò về thế giới nhưng vẫn chưa thể hiểu được những chỉ dẫn của mẹ về điều gì là đúng và điều gì là sai. Do đó, mẹ cần cảnh giác để đảm bảo rằng con được an toàn.

Bên cạnh việc cảnh giác, khả năng chuyển hướng sự chú ý của trẻ đến những đồ vật an toàn sẽ là một kỹ năng mà mẹ cần thành thạo trong những năm tới.

Bảo vệ trẻ em trong nhà để con có thể khám phá căn nhà một cách an toàn. Điều này sẽ khuyến khích khả năng vận động và tính độc lập của trẻ đồng thời, mẹ cũng yên tâm hơn.

Với tư cách là cha mẹ, việc chú ý và dự đoán bước đi tiếp theo của đứa con 13 tháng tuổi có thể khiến mẹ mệt mỏi. Mẹ hãy nhắc nhở bản thân rằng trẻ 13 tháng tuổi mới biết đi được an toàn; đồng thời có cơ hội tìm hiểu về thế giới là điều quan trọng để con phát triển hạnh phúc và khỏe mạnh.

Trẻ 13 tháng tuổi đôi khi có nhiều chiêu trò làm đau đầu người lớn! Ví dụ, bé hét lên và thích thú, không phải vì giận dữ mà chỉ để thử giọng. Một mẹo dành cho bạn những lúc này là hát, không quá lớn nhưng đủ để bé nghe được. Bạn cũng có thể nghĩ ra nhiều cách gây sự chú ý của bé, làm bé xao lãng và quên hò hét!

Hoa Vũ

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Chiều cao cân nặng trẻ 5 tuổi chuẩn WHO là bao nhiêu?

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 5 tuổi từ WHO là chuẩn cơ bản nhất cho cha mẹ tham khảo. Sau đây là nội dung chi tiết về chiều cao và cân nặng của trẻ 5 tuổi cho cha mẹ tham khảo.

1. Chiều cao và cân nặng của trẻ 5 tuổi

Dựa vào Bảng chiều cao và cân nặng của trẻ chuẩn WHO, chiều cao cân nặng của trẻ 5 tuổi có sự khác biệt giữa bé trai và bé gái. Theo đó bé gái cao 109,4cm và nặng khoảng 18,2kg; bé trai cao 110cm và nặng khoảng 18,3kg.

Tuy nhiên, đây chỉ là con số trung bình, không phải là con số cố định nên bé nào có lệch chuẩn thì cha mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé. Để xác định xem chiều cao và cân nặng của trẻ 5 tuổi khi nào có nguy cơ suy dinh dưỡng hay béo phì; cha mẹ căn cứ vào dữ liệu sau:

Đối với bé gái 5 tuổi:

  • Nguy cơ Suy dinh dưỡng khi dưới 13,7kg và Béo phì khi trên 24,9kg.
  • Nguy cơ Thấp còi khi dưới 99.9cm.

Đối với bé trai 5 tuổi:

  • Nguy cơ Suy dinh dưỡng khi dưới 14,1kg và Béo phì khi trên 24,2kg.
  • Nguy cơ Thấp còi khi dưới 100.9cm.

>> Xem thêm: Các cột mốc phát triển quan trọng của bé 5 tuổi

2. Cách đo chiều cao và cân nặng chính xác cho trẻ 5 tuổi

Với trẻ trên 5 tuổi, lúc này trẻ đã lớn, cách đo chiều cao cho trẻ tương tự như với người lớn.

Cách đo chiều cao cho trẻ 5 tuổi:

  • Bước 1: Cho trẻ đứng thẳng, đi chân không, lưng quay vào tường.
  • Bước 2: Áp sát người vào tường (đầu, chân, mông… đều phải áp sát tường); mắt nhìn thẳng, 2 tay xuôi theo thân.
  • Bước 3: Sử dụng thước đo chiều cao cố định hoặc thước dây. Thước đo phải thẳng, vuông góc với sàn nhà, vạch 0 sát sàn nhà.
  • Bước 4: Đo và ghi lại chiều cao của con vào sổ.

Ngoài ra, mẹ có thể theo dõi chiều cao của con bằng cách dùng bút vạch đánh dấu chiều cao vào tường; trung bình 6 tháng một lần mẹ đo để so sánh với vạch cũ xem con có phát triển chiều cao hay không.

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 5 tuổi
Những bài tập thể dục, nhảy múa cũng giúp bé tăng chiều cao

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ 5 tuổi

Để con yêu đạt chuẩn chiều cao và cân nặng như bảng trên, bố mẹ cần biết có những yếu tố nào ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Theo các chuyên gia sức khỏe, chiều cao và cân nặng của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Một số yếu tố quan trọng gồm:

3.1 Yếu tố gen di truyền

Yếu tố di truyền từ cha mẹ có tác động đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ 5 tuổi. Đồng thời, các yếu tố như cân nặng, lượng mỡ thừa, nhóm máu; sẽ tác động đến kích thước của các cơ quan trong cơ thể trẻ.

3.2 Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng tác động nhiều đến sự phát triển của một đứa trẻ. Nếu trẻ biếng ăn; có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn; hoặc ăn không đủ chất thì con sẽ gầy gò, ốm yếu, thấp còi.

Ngược lại, nếu cha mẹ áp dụng một chế độ ăn giàu các dưỡng chất, cân đối, lành mạnh; con sẽ có sự phát triển về cả chiều cao và cân nặng. Đặc biệt, mẹ nên lưu ý bổ sung đủ canxi cho con để giúp xương, răng chắc khỏe; giúp trẻ 5 tuổi phát triển vượt bậc về chiều cao và cân nặng.

Với trẻ 5 tuổi trở lên; để con phát triển toàn diện và đạt chuẩn theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 5 tuổi; mẹ chỉ cần cho con ăn giống bữa ăn của người lớn. Bên cạnh đó, mẹ ưu tiên các món nhiều dưỡng chất; hạn chế đồ ăn nhanh như xúc xích, gà rán… Những thực phẩm này chỉ khiến trẻ béo phì mà không có sự tăng về chiều cao.

Chiều cao cân nặng trẻ 5 tuổi & chế độ dinh dưỡng

3.3 Các bệnh lý mạn tính

Nếu trẻ mắc các bệnh lý mạn tính nghiêm trọng hoặc từng phải phẫu thuật cũng sẽ có sự phát triển chậm so với những đứa trẻ bình thường.

Vì vậy, với những đứa trẻ này, điều tiên quyết là bố mẹ phải tìm cách chữa khỏi bệnh cho con; tăng cường bồi dưỡng để con đạt được mức trung bình theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ 5 tuổi như trên.

3.4 Sự vận động và rèn luyện thể thao

Ngày nay, trẻ em bị thừa cân, béo phì ngày càng nhiều vì trẻ không thích vận động mà chỉ tập trung vào các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại, iPad.

Tình trạng lười vận động, hạn chế tập luyện không những làm cho trẻ có sức đề kháng yếu mà còn ảnh hưởng tới chiều cao và cân nặng của trẻ 5 tuổi. Trẻ dễ bị béo phì, cơ xương và khớp không phát triển dẫn tới bị thấp lùn.

Cha mẹ hãy khuyến khích con năng vận động, chạy nhảy; nếu có điều kiện hãy tạo cơ hội cho con chơi các môn thể thao giúp tăng cường chiều cao như chơi bóng rổ, bơi lội, đu xà, đạp xe…

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 5 tuổi
Hãy tạo cơ hội cho trẻ 5 tuổi chơi các môn thể thao giúp rèn luyện thân thể, tăng cường chiều cao và cân nặng

3.5 Giấc ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Trẻ ngủ đủ giấc và ngủ trước 10 giờ tối giúp xương phát triển. Bởi khi ngủ, cơ thể trẻ giải phóng hormone tăng trưởng nhiều gấp 4 lần lúc con thức.

Trên đây là tất cả thông tin về bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 5 tuổi. Mong rằng thông tin này sẽ hữu ích cho bố mẹ trong việc nuôi dạy con.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Tại sao bé chậm đi? Cách giúp con yêu chập chững những bước đầu đời

bé chậm đi
Tại sao bé chậm đi? Những cách giúp bé nhanh biết đi ba mẹ nên biết

Bạn hãy cùng tìm hiểu bé bao nhiêu tuổi biết đi, nguyên nhân bé chậm đi và những cách khắc phục để con yêu có thể chập chững những bước đi đầu tiên nhé.

Bé bao nhiêu tuổi có thể đi được?

Theo nghiên cứu, độ tuổi của một đứa trẻ từ khi sinh ra cho đến lúc có khả năng tự đứng dậy và đi lại là khoảng 12-14 tháng tuổi. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể lực của mỗi bé mà quá trình này có thể xê dịch từ 10-18 tháng.

[inline_article id=176386]

Tại sao bé chậm đi?

Nhiều phụ huynh băn khoăn không biết trẻ chậm đi có phải vì thiếu canxi không? Trên thực tế, đây không phải là nguyên nhân chính khiến bé chậm đi. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng này. 

1. Bé chậm đi do sinh non

Em bé được sinh ra trong tuần thứ 20-34 tuần tuổi có khả năng gặp phải một số rủi ro vì các bé được sinh ra quá sớm nên không phát triển toàn diện được. Cơ thể bé trở nên yếu ớt và khó khăn trong việc đi đứng như các bé khác.

2. Ba mẹ chăm sóc con quá kỹ khiến bé chậm đi

 

hai mẹ con

Ba mẹ nào cũng thương con với tình yêu vô điều kiện nên luôn muốn bé ăn nhiều để lo cho con tốt nhất. Tuy nhiên, mẹ đang rất sai lầm nếu nuôi con theo cách này đấy.

  • Mẹ cho con ăn nhiều

Theo các nghiên cứu khoa học, trẻ thừa cân sẽ biết đi chậm hơn so với những trẻ bình thường khác từ 1 tuần tới vài tháng. Nguyên nhân do cơ thể bé nặng nề, cơ chân yếu nên không đủ khỏe để có thể di chuyển và tập đi. Vậy nên, ba mẹ cho con ăn quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến sự cân bằng và sự phối hợp của các bộ phận trong cơ thể khiến bé khó khăn hơn trong việc đi lại.

  • Bế bé quá nhiều

Bé chậm đi do ba mẹ bế con quá nhiều và không cho bé có thời gian để tiếp xúc với mọi thứ xung quanh. Điều đó vô tình cướp đi cơ hội bé có khả năng tự đứng dậy và học đi. 

  • Mẹ nuông chiều theo sở thích ăn của bé 

Trẻ nhỏ thường thích ăn đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, bánh snack, uống nước ngọt… và lười ăn những thực phẩm lành mạnh như rau củ, thịt, cá… Nếu mẹ nuông chiều theo sở thích ăn uống của con thì sẽ khiến bé bị thiếu chất dinh dưỡng.  

Từ đó, chân tay bé dễ bị còi cọc, suy yếu, khó vận động toàn diện. Vì thế, mẹ cần bổ sung vitamin D và canxi trong khẩu phần ăn để giúp bé đi nhanh hơn nhé.

3. Bé chậm đi do mắc các vấn đề xương khớp

bé chậm đi do mắc các vấn đề về xương khớp

Bé chậm đi là do cấu trúc cơ thể bé đang gặp phải những bệnh lý bất thường, dẫn đến chứng teo cơ, suy nhược dị tật một đoạn xương chân (đặc biệt là đoạn xương khớp với hông) nên khả năng di chuyển của trẻ kém hơn bình thường. Do đó, bé không thể giữ thăng bằng và tập đi.  

4. Bé bị tổn thương ở não sau khi sinh

Não là cơ quan trung ương điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Nếu não bé bị tổn thương thì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động của trẻ, làm bé chậm đi.

5. Bé chậm đi do bệnh lý

Một số bệnh gây cản trở việc tập đi của bé như bệnh tim bẩm sinh, thông động tĩnh mạch bẩm sinh, teo đường mật bẩm sinh, xương thủy tinh, viêm teo gan… Các bệnh lý này tuy không tác động trực tiếp tới hệ thần kinh vận động nhưng có thể gián tiếp ảnh hưởng tới sức mạnh của cơ, dẫn đến bé không có khả năng vận động.

Cách dạy trẻ gặp vấn đề xương khớp nhanh biết đi

cách dạy trẻ gặp vấn đề về xương khớp nhanh biết đi

Bé gặp phải vấn đề xương khớp sẽ khó khăn hơn trong việc di chuyển nhưng ba mẹ không nên quá lo lắng. Điều đầu tiên bạn cần làm ngay khi phát hiện con có vấn đề xương khớp là hãy nhanh chóng cho trẻ đi bệnh viện để bác sĩ đánh giá nguyên nhân và bệnh trạng của trẻ.

Thông thường, bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn tập vật lý trị liệu để giúp bé bị các vấn đề xương khớp có thể nhanh biết đi. Phương pháp này bao gồm các bước dưới đây:

  • Trước tiên hãy nắn tay, chân và chỗ bị đau nhức để giúp bé giảm đau và thoải mái. Bạn hãy dành thời gian ở bên bé và massage nhẹ nhàng chỗ con bị đau, đồng thời xoay khớp bé để giảm sự co cứng và sưng khớp theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn đồng thời cũng cần theo dõi quá trình vận động của trẻ thường xuyên nhé.
  • Đối với bé chậm đi do đau cơ và xương, bạn nên tập đi cho bé từng ít một, thực hiện động tác kích thích đôi chân của con bằng cách co duỗi liên tục, tương tự như động tác “đạp xích lô”. Điều này sẽ làm tăng khối cơ và sức co của đôi chân. Ba mẹ nên thực hiện động tác nắn từ 3-5 lần/ngày, nắn từ đùi xuống bàn chân và từ nách đến bàn tay rồi để bé tự co duỗi.
  • Ba mẹ cần sử dụng món đồ chơi mà bé yêu thích, đó cũng có thể là những vật dụng đơn giản, ví dụ như cốc và thìa. Đồ chơi sẽ giúp trẻ cảm thấy hứng khởi để tự đứng lên và lấy đồ vật.
  • Để bé có thể nhanh biết đi, mẹ có thể nâng nhẹ hai nách của bé để con cảm thấy an toàn và đưa chân tập đi. Cứ thế, bé được tập luyện từng ngày sẽ thấy hứng thú và thích được làm các động tác khó hơn ở những lần sau.
  • Với bé có vấn đề xương khớp, cơ thể thường còi cọc. Vì thế, bạn nên bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho bé để xương khớp con hồi phục nhanh hơn. 

Cách dạy trẻ gặp vấn đề về não bộ nhanh biết đi

cách dạy trẻ gặp vấn đề về não bộ nhanh biết đi

Bên cạnh vấn đề về xương khớp khiến bé chậm đi thì vấn đề về não bộ cũng là điều khiến mẹ quan tâm, trăn trở. Sau đây là một số kỹ thuật giúp trẻ gặp vấn đề về não bộ tập đứng và đi:

  • Phục hồi chức năng cho bé bằng cách dồn trọng lượng lên từng chân: Đặt trẻ đứng bám vào tường, hai chân để rộng hơn vai. Hướng dẫn trẻ co một chân lên để trọng lượng dồn vào chân còn lại, trợ giúp hai bên hông của trẻ khi cần, lặp lại với chân bên kia bằng cách đổi bên.
  • Cho bé tập đi với thanh song song: Đặt trẻ đứng bám vào hai thanh song song, hai chân để rộng hơn vai. Hướng dẫn trẻ co một chân lên để trọng lượng dồn vào chân kia khi bước đi, trợ giúp hai bên hông của trẻ khi cần.
  • Cho bé đứng bám vào khung tập đi: Đặt trẻ đứng bám hai tay vào tay cầm của khung tập đi, hai chân để rộng hơn vai. Hướng dẫn trẻ co một chân lên để trọng lượng dồn vào chân kia khi bước đi, trợ giúp hai bên hông của trẻ khi cần.

[inline_article id=197568]

Nếu bé chậm đi, mẹ đừng vội lo lắng mà hãy kiên nhẫn và áp dụng các phương pháp tập đi cho bé. Con yêu sẽ bước đi cách tự nhiên với sự nỗ lực và tình yêu của bạn dành cho con đấy. 

Nguyễn Kiều Vân 

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Mẹo cho trẻ nhanh biết đi, cha mẹ sẽ hối hận nếu bỏ lỡ!

Mẹo cho trẻ nhanh biết đi giúp bạn dẫn dắt cho con vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, hiệu quả. Đây là những phương pháp lợi cho trẻ mà cũng nhàn cho mẹ. Mời bạn cập nhật ngay nhé!

Độ tuổi nào tốt nhất để trẻ tập đi?

Trước khi áp dụng những mẹo cho trẻ nhanh biết đi thì bố mẹ cần biết giai đoạn nào là lý tưởng nhất để tập đi cho trẻ. Bạn nên cho trẻ học các kỹ năng nên dựa theo độ tuổi và sự phát triển của cơ thể thì việc rèn luyện mới có hiệu quả mà không gây tác dụng phụ có hại.

Đa số những trẻ bình thường khỏe mạnh thì khoảng 4 – 7 tháng tuổi là bắt đầu tập ngồi, 7 – 10 tháng tuổi sẽ học bò, 8 – 9 tháng tuổi có thể đứng và giữ thăng bằng, đến khoảng 9 – 12 tháng tuổi thì trẻ có thể tự đứng và bắt đầu những bước đi đầu tiên. Chính vì vậy, giai đoạn tốt nhất để tập đi cho trẻ là khi trẻ đã tự mình đứng vững và thường là sau 1 tuổi.

Vì sao phải là độ tuổi này mới thích hợp cho trẻ chính thức tập đi? Nguyên nhân chủ yếu là do lúc này, hệ xương, cột sống, cơ bắp tứ chi của trẻ đều đã phát triển tương đối hoàn thiện, đủ khả năng chống đỡ sức nặng của cơ thể nên khi bước đi sẽ thuận lợi hơn.

Rất nhiều phụ huynh cứ muốn con mình phải nhanh biết đi và biết các kỹ năng khác mà quên xem xét tình trạng sức khỏe, thể chất của trẻ. Sự nôn nóng của bạn có thể làm hạn chế quá trình trẻ tập luyện, có thể gây hại cho xương khớp còn non yếu nếu phương pháp dẫn dắt trẻ không hợp lý.

Dấu hiệu trẻ sắp biết đi

Trước khi quyết định sử dụng các mẹo để cho trẻ nhanh biết đi như thế nào thì trước tiên, cha mẹ phải xác định được thời điểm nên sử dụng chúng. Đó chính là khoảng thời gian bé xuất hiện các dấu hiệu sắp biết đi. Nếu bé có những dấu hiệu này, hãy chuẩn bị thật tốt để con có một “hành trình” tập đi hiệu quả:

  • Bé thích leo trèo, đặc biệt là cầu thang: Hoạt động này giúp cơ thể trở nên linh hoạt hơn. Các cơ của bé cũng khỏe mạnh hơn.
  • Bé hay vịn, bám vào mọi thứ: bé sẽ bám vào bất cứ thứ gì trên cao để giúp mình đứng dậy. Đây là giai đoạn bé tập làm quen với việc đứng dậy, chuẩn bị cho việc bước đi.
  • Bé từ đứng và đi men theo đồ vật: Đây là lúc bé đã tự đứng được và thường sẽ hướng người về một bên. Từ đó, bám vào một đồ vật và chập chững bước đi. Từ khi tự đứng được đến lúc con tự bước đi, quá trình có thể diễn ra trong vài ngày hoặc vài tuần.
  • Thay đổi trong cuộc sống hằng ngày: dễ bị cáu gắt, nhõng nhẽo, kén ăn, không chịu ngủ. Lý giả cho điều này, bố mẹ có thể hiểu rằng, bé dành khá nhiều thời gian và năng lượng để luyện tập các động tác như đứng, vịn, bám vào vật gì đó. Vì bé đang trải qua quá giai đoạn luyện tập quá nhiều.

>>> Bạn có thể tham khảo: Dùng xe tập đi cho bé sớm, lợi bất cập hại

Mẹo cho trẻ nhanh biết đi nên áp dụng trước giai đoạn 1 tuổi là tốt nhất

Sau 1 tuổi mới là thời điểm lý tưởng để chính thức cho trẻ tập đi. Nhưng trước giai đoạn này, bạn vẫn cần có những động tác hỗ trợ cho trẻ giống như bước “khởi động” để quá trình tập đi sau đó dễ dàng và hiệu quả hơn. Bạn có thể áp dụng mẹo cho trẻ nhanh biết đi sau đây nhưng nhớ phải căn cứ theo trạng thái thể chất và sức khỏe của con nữa nhé.

– Tập đứng cho trẻ 8 – 10 tháng tuổi

Đây là thời kỳ then chốt trước khi cho trẻ tập đi. Vì vậy, khi trẻ khoảng 8 – 10 tháng tuổi, mẹ nên rèn luyện cho trẻ khả năng đứng. Gợi ý cho bạn là treo những món đồ chơi mà trẻ yêu thích như những chiếc chuông, quả bóng nhỏ, thú nhồi bông nhỏ nhiều màu sắc… lên một thanh lan can chắc chắn.

Những thứ này thu hút khiến bé muốn vươn tay để cầm lấy, như thế trẻ cũng sẽ vịn theo lan can mà đứng dậy, thậm chí còn chập chững bước chân muốn đi tới các món đồ chơi này. Sau nhiều lần như thế, trẻ có thể đứng vững hơn, tạo nền tảng cho quá trình tập đi sau đó, đồng thời còn có lợi cho việc bồi dưỡng tính cách độc lập kiên cường cho con.

Mẹo cho trẻ nhanh biết đi
Mẹo cho trẻ nhanh biết đi

– Rèn cho trẻ bước bàn chân về trước sau 10 tháng tuổi

Lúc này, trẻ đã có thể đứng khá ổn định. Mẹ có thể dùng hai tay đỡ phía dưới nách của trẻ và chậm rãi khích lệ, dẫn dắt trẻ chuyển động bước chân về trước. Khi nào trẻ quen thao tác và khả năng giữ thăng bằng cơ thể tốt hơn thì mẹ có thể nới lỏng tay giữ, giúp trẻ tự củng cố kỹ năng bước đi. Nếu sợ khi buông tay làm trẻ ngã, mẹ có thể dùng một đoạn vải choàng vòng qua dưới nách của trẻ để đề phòng, như vậy bạn không cần trực tiếp dùng tay giữ khi trẻ bước đi mà cũng không lo trẻ bị ngã.

– Khích lệ trẻ bò tốt hơn để tăng cường sức mạnh cơ chân và cánh tay

Khi trẻ đã biết đứng và bước đi chập chững thì vẫn cần rèn luyện động tác bò như lúc đầu. Cha mẹ nên tạo điều kiện để trẻ kết hợp thêm kỹ năng bò để tăng cường sức mạnh cũng như sự dẻo dai cho các cơ ở chân và cánh tay, còn giúp ích cho trẻ cảm nhận tốt về cảm giác thăng bằng, khái niệm về độ cao và cảm giác về không gian.

Bạn nên tạo một không gian trống trải trong nhà rồi đặt những món đồ chơi như chướng ngại vật để khuyến khích trẻ bò tránh các vật này. Mẹo cho trẻ nhanh biết đi này không những khơi gợi tính tò mò, muốn khám phá để trẻ luyện tập bò tốt hơn mà còn nuôi dưỡng tính kiên trì, chủ động tư duy và nhạy bén trong quan sát của trẻ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Tập đi cho bé: 5 tư thế bé tập đi mẹ cứ ngỡ đúng 100% lại sai hoàn toàn

– Hạn chế cho trẻ dùng xe tập đi

Bên cạnh việc áp dụng mẹo cho trẻ nhanh biết đi, bạn nên cân nhắc khi cho trẻ sử dụng xe tập đi. Hầu như người nào chăm trẻ nhỏ cũng đều có suy nghĩ rằng chiếc xe tập đi vừa tiện lợi cho bố mẹ vừa tạo sự dễ dàng cho trẻ tập bước đi mà không sợ ngã. Tuy nhiên, Hội Nhi khoa Mỹ (APP) lại kiến nghị bố mẹ không nên áp dụng đồ vật này.

Dù là xe tập đi được thiết kế kiểu nào vẫn có mối nguy tiềm tàng cho an toàn của trẻ, thậm chí còn kéo dài thời gian  trẻ chính thức biết đi.

Bạn nên biết rằng trạng thái “đi” khi trẻ ở trong xe không giống như chúng ta bước đi tự do. Cơ thể trẻ khi dùng xe tập đi chủ yếu dựa hết vào ghế ngồi và lưng tựa phía sau nên dù là tập đi nhưng trẻ đa số chỉ dùng mũi chân để di chuyển. Tình trạng này có thể gây bất lợi cho việc phát triển bàn chân và năng lực vận động của trẻ.

xe tập đi cho bé 6 tháng tuổi
Có nên mua xe tập đi cho bé 6 tháng tuổi hay không vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ

Bố mẹ cần chú ý điều kiện gì khi chính thức tập đi cho trẻ?

– Tạo môi trường đảm bảo an toàn khi trẻ tập đi

Sau khi đã rèn cho trẻ những thao tác cơ bản để đi những bước chập chững đầu tiên thì cha mẹ có thể dần “buông tay” cho trẻ tự tập một mình. Tuy nhiên, bạn cần tạo một khoảng không gian an toàn và có thể thiết kế một số vật mà trẻ có thể dùng để vịn-đỡ, để đứng và bước đi.

Đó có thể là những thanh gỗ cố định chắc chắn, những chiếc ghế mềm hay chiếc bàn nhỏ cao vừa tầm của trẻ nhưng bạn nhớ bao bọc các góc nhọn để tránh gây tổn thương cho con. Ngoài những vật có tính hỗ trợ này thì các món đồ khác nên dẹp sang một bên, tránh tầm tay của trẻ, đặc biệt là những vật dụng sử dụng điện hay vật sắc nhọn.

Đừng ngại cho trẻ đi chân trần hoặc chỉ mang vớ với chất liệu chống trơn trượt. Chân trần đem lại cảm giác tuyệt vời khi trẻ tập đi, không chỉ khơi dậy hứng thú của trẻ mà còn có tác dụng rèn luyện thêm cho cơ bắp cũng như khả năng cố định các ngón chân. Nếu thời tiết lạnh, bạn có thể mang cho trẻ một đôi vớ thông thoáng, tốt nhất là loại có chất liệu bằng bông để tránh trơn trượt, vừa đảm bảo đủ ấm cho trẻ mà cũng hạn chế té ngã khi tập đi.

>>> Bạn có thể tham khảo: Xe đạp trẻ em: Dạy bé tập đi như thế nào cho nhanh biết đi?

– Nên nhẫn nại khi dạy trẻ tập đi

Không riêng gì việc tập đi mà với bất cứ kỹ năng nào, trẻ cũng cần được học trong tình yêu thương và sự nhẫn nại to lớn của cha mẹ. Đặc biệt là ở giai đoạn trẻ trước 1 tuổi, khả năng còn rất hạn chế, lúc này trẻ dễ bị áp lực, sợ hãi và mất lòng tin nếu người lớn nóng vội.

Trong quá trình dìu dắt trẻ bước đi, bạn cần có sự giao lưu tình cảm bằng ánh mắt, giọng nói, nụ cười để tăng cường sự gắn kết với trẻ. Nếu thấy trẻ có biểu hiện mệt mỏi, bạn phải ngưng buổi tập ngay để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như tâm lý của con trong những lần tập sau.

[inline_article id=255400]

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ 2 tuổi chậm nói phải làm sao? Cách khắc phục trẻ chậm nói

Khi thấy con trẻ 2 tuổi chậm nói, cha mẹ nên quan tâm tới trẻ nhiều hơn. Quyết định đúng đắn của cha mẹ ở thời điểm chìa khóa này sẽ giúp bé nhanh chóng vượt qua trở ngại đầu đời.

1. Khi nào trẻ biết nói? Các giai đoạn tập nói của trẻ

Con trẻ đã làm quen với âm thanh ngay từ trong bụng mẹ. Bé thật sự bắt đầu tập nói từ các tháng thứ 3 và thứ 4. Và suốt 3 năm đầu đời là khoảng thời gian bé tiếp thu, học hỏi rất nhanh kỹ năng nói này.

  • Từ 34 tháng tuổi: Bé bắt đầu bập bẹ; biết kết hợp các nguyên âm và phụ âm tạo ra những âm thanh như “muh-muh” hoặc “bah-bah”.
  • Từ 57 tháng tuổi: Bé biết nói theo ngữ điệu, điều chỉnh âm lượng; đáp lại lời nói và nét mặt của người đối diện.
  • Từ 89 tháng tuổi: Bé bắt chước lời nói của cha mẹ; bé đã bắt đầu nói được cụm gồm 3 từ như “bah-bah-bah” hoặc “dee-dee-dah”. Trẻ nói những từ có nghĩa, bắt chước một vài từ trong cụm từ cha mẹ nói ra.
  • Từ 10-11 tháng tuổi: Bé có thể giao tiếp bằng tiếng ồn hoặc cử chỉ; với mục đích yêu cầu điều gì đó.
  • Từ 12-14 tháng tuổi: Trẻ sử dụng ngữ điệu và các hoạt động tay nhiều hơn để minh họa cho lời nói.
  • Từ 16 tháng tuổi: Bé biết gọi “mẹ ơi” để thu hút sự chú ý. Con cũng biết dùng cử chỉ gật hoặc lắc đầu cho các câu hỏi như có – không…
  • Từ 18 tháng tuổi: Bé có thể nói cụm từ đơn giản như “muốn con búp bê”; vốn từ vựng lúc này ở khoảng 10-20 từ; như tên mẹ và các từ quen thuộc khác trong sinh hoạt.
  • Từ 2 tuổi: Trẻ có vốn từ vụng khoảng 50 đến 100 từ. Lúc này con đã nói được các câu ngắn 2-3 từ và biết dùng những từ chỉ bản thân như con-em… khi giao tiếp.

Mẹ có thể xem video tổng kết các dấu hiệu cảnh báo chậm nói sớm ở trẻ sau đây:

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé 2 tuổi mắt bị đổ ghèn: Mẹ phải xử sao?

2. Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi chậm nói

Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi chậm nói có thể là do:

  • Bẩm sinh vòm họng của trẻ (bao gồm môi, lưỡi, hàm, vòm mềm) có vấn đề.
  • Phụ huynh mải làm việc, ít giao tiếp với con. Trẻ thường xuyên xem ti-vi, chơi điện thoại mà “quên” kỹ năng giao tiếp, lười nói chuyện với những người xung quanh.
  • Cha mẹ ứng quá nhanh khi thấy trẻ mới có biểu hiện đòi hỏi điều gì đó, không tạo cơ hội cho trẻ nói thành lời. Đây chính là trở ngại trong quá trình trẻ phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
  • Gia đình sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ như trong gia đình có người dùng tiếng Việt nhưng cũng có người dùng một ngoại ngữ khác như Anh hoặc Pháp hoặc Đức. Tình trạng này khiến bé bị “loạn” ngôn ngữ, không biết nên học nói theo ngôn ngữ nào dẫn tới tình trạng bé hoang mang, chậm học nói.
  • Trẻ 2 tuổi chậm nói còn có thể vì trí não, nhận thức bị ảnh hưởng tiêu cực từ hậu quả của các hội chứng tự kỷ, tăng động…
  • Khả năng nghe kém hoặc không nghe thấy cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ kém phát triển kỹ năng nói.

Vì vậy, nếu con trẻ 2 tuổi chậm nói, cụ thể là có các biểu hiện như bên trên thì bạn hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra.

>> Mẹ xem thêm: Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không? Dấu hiệu nhận biết

3. Trẻ 2 tuổi chậm nói cha mẹ phải làm sao?

trẻ 2 tuổi

Khi phát hiện ra con trẻ 2 tuổi chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ, cha mẹ phải làm sao? Cha mẹ có thể thực hiện các bước sau đây để hỗ trợ con phát triển kỹ năng nói:

3.1 Tạo môi trường giao tiếp thuận lợi và thú vị cho trẻ tuổi chậm nói

Trước tiên, cha mẹ có thể tạo cho con môi trường giao tiếp thuận lợi và thú vị. Người nhà nên tiếp xúc, nói chuyện với bé nhiều hơn, thường xuyên mỉm cười cũng là một cử chỉ quan trọng mang tính động viên tích cực khi giao tiếp với bé.

3.2 Cho trẻ 2 tuổi chơi các trò chơi tập thể

Cha mẹ nên cho trẻ 2 tuổi chậm nói tham gia các trò chơi mang tính tập thể. Có các bé cùng độ tuổi sẽ giúp con tăng khả năng tương tác. Hơn nữa, trẻ nhỏ giao tiếp cùng nhau sẽ dễ dàng tiếp thu, học lỏm các kỹ năng của nhau nhiều hơn.

Các trò chơi tập thể ở đây có thể là bịt mắt bắt dê, cá sấu lên bờ, rồng rắn lên mây, chim bay cò bay…

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 25 bài thơ hay và ý nghĩa cho bé 2 tuổi học nói siêu nhanh

3.3 Nói tên hành động khi đang thực hiện

Để dạy trẻ 2 tuổi chậm nói phát triển kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn; cha mẹ nên gọi tên từng hoạt động khi thực hiện cùng trẻ. Ví dụ khi cho trẻ thay quầy áo, mẹ nên nói “thay áo”. Tương tự với hành động “tắm”, đi ngủ” để trẻ tiếp thu từng chút một.

3.4 Đọc truyện cho bé nghe

Cha mẹ nên tìm truyện tranh hoặc sách phù hợp với lứa tuổi để đọc cho bé nghe, cho trẻ nhìn vào sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng nghe, nhận diện ngôn ngữ và hình ảnh, màu sắc.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 20 truyện cổ tích cho bé ngủ ngon để mẹ kể chuyện cho bé mỗi đêm

3.5 Hạn chế cho trẻ 2 tuổi chậm nói xem tivi

Cha mẹ nên hạn chế việc cho con xem ti vi, chơi điện thoại quá 2 giờ/ngày. Đây là các hoạt động khiến trẻ nhỏ tiếp thu ngôn ngữ thụ động, đánh mất sự chủ động mở lời, nói trong giao tiếp.

Một trong những cách dạy trẻ 2 tuổi chậm nói khắc phục nhược điểm này là cha mẹ nên đọc sách cho con nghe thường xuyên mỗi tối để bồi đắp vốn ngôn ngữ.

[inline_article id=281713]

4. Cách điều trị tình trạng trẻ chậm nói

4.1 Khi nào nên đưa trẻ 2 tuổi chậm nói đến bệnh viện?

Thực tế, nhiều phụ huynh đã bỏ qua giai đoạn vàng để chữa chứng chậm nói ở trẻ 2 tuổi. Việc can thiệp và điều trị trẻ chậm nói ở giai đoạn sớm là vô cùng quan trọng; có thể giúp rút ngắn thời gian và gia tăng hiệu quả điều trị.

[key-takeaways title=””]

Do đó, khi thấy con có những biểu hiện chậm nói ở trên hoặc cha mẹ chỉ hiểu 50% những gì bé nói; hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời, giúp trẻ phát triển kỹ năng nói, giao tiếp thành thục hơn.

[/key-takeaways]

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ: Cách nhận biết và khắc phục

4.2 Cách điều trị tình trạng trẻ 2 tuổi chậm nói

Khi trẻ 2 tuổi chậm nói có các dấu hiệu rõ ràng, bác sĩ sẽ kiểm tra và quan sát cấu trúc vận động của vòm miệng.

Nếu cấu trúc miệng của con có vấn đề bất thường như sứt môi hoặc chẻ vòm hay lưỡi gà ngắn, dính thắng lưỡi lệch khớp hàm, hô, móm, cơ hàm yếu, căng cơ, khó phối hợp cử động, biểu hiện khó vận động môi, lưỡi… đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện tại của trẻ.

Với trẻ 2 tuổi chậm nói do những nguyên nhân do thính lực kém; các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị ngoại khoa theo hướng dẫn. Nếu trẻ nghe kém thì bác sĩ sẽ chỉ định đeo máy trợ thính.

Nếu trẻ mắc phải vấn đề ở cơ vòm miệng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.

Ngoài ra, nếu bé chậm nói vì các nguyên nhân khác, bác sĩ cũng sẽ có chỉ định điều trị phù hợp.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách bổ sung canxi cho bé 2 tuổi giúp con phát triển chiều cao vượt trội!

Việc điều trị trẻ 2 tuổi chậm nói cũng là sự đồng hành của phụ huynh trong quá trình phát triển của trẻ. Vì vậy, là cha mẹ, hãy kiên nhẫn đồng hành cùng con nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng là phù hợp với sự phát triển?

Trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng là hợp lý đối với sự phát triển tâm sinh lý của con?

1. Mấy tuổi cho bé ngủ riêng là thích hợp?

Trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng là một câu hỏi không dễ trả lời. Khi trẻ còn quá nhỏ, cha mẹ không nên cho bé ngủ giường riêng. Nhất là trẻ dưới 3 tháng tuổi. Theo nhiều chuyên gia, cha mẹ nên tập cho trẻ ngủ riêng hoàn toàn khi bé được 3 tuổi. Tuy nhiên, quyết định cho con ngủ riêng khi nào còn phụ thuộc vào sức khỏe và tâm lý của trẻ, cũng như hoàn cảnh và cảm xúc của bạn khi phải ngủ riêng với con. Cha mẹ nên nói chuyện với bác sĩ về sự lựa chọn an toàn nhất cho trẻ.

Trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng là muộn? Không nên cho trẻ sau 6 tuổi ngủ chung với cha mẹ. Nguyên nhân là vì trẻ từ 3-5 tuổi đang trong quá trình phát triển và hình thành tính cách, ý thức. Để trẻ ngủ riêng trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ hình thành tính tự lập, không phụ thuộc vào cha mẹ.

>> Mẹ có thể quan tâm Giấc ngủ của trẻ sơ sinh: Tập ngủ xuyên đêm cho các bé đang bú mẹ

2. Lợi ích khi tập cho trẻ ngủ riêng giường

trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng
Một trong những lợi ích lớn khi biết mấy tuổi cho bé ngủ riêng đó là giảm nguy cơ đột tử của con

Trước khi trả lời câu hỏi trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng, mẹ cùng điểm qua một số lợi ích khi tập cho trẻ ngủ riêng để có động lực hỗ trợ con xuyên suốt quá trình này nhé!

Theo Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (Consumer Product Safety Commission – CPSC), trẻ em dưới 2 tuổi không nên ngủ chung giường với người lớn. Vì những rủi ro nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Archives Pediatric and Adolescent, sau khi xem xét hơn 500 ca tử vong ở trẻ sơ sinh diễn ra trong khoảng thời gian 8 năm; các nhà nghiên cứu kết luận rằng việc để trẻ em dưới 2 tuổi ngủ trên giường của người lớn khiến chúng gặp phải những nguy cơ có thể gây tử vong như:

  • Bị cha mẹ, anh chị em hoặc người lớn khác ngủ chung giường đè.
  • Nẹp hoặc chèn giữa nệm và vật khác.
  • Quấn đầu vào lan can giường.
  • Ngạt thở trên giường nước.

Do đó, một trong những lợi ích lớn khi biết mấy tuổi cho bé ngủ riêng đó là giảm thiểu nguy cơ tử vong ở trẻ dưới 2 tuổi.

Ngoài ra, một nghiên cứu vào năm 2017 cũng cho thấy bé trên 4 tháng tuổi ngủ trong phòng riêng sẽ có giấc ngủ chất lượng hơn và sâu hơn. Và với một giấc ngủ tốt, sức khỏe của trẻ cũng sẽ được củng cố và cải thiện đáng kể.

>> Mẹ xem thêm Giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi và những vấn đề mẹ cần biết

3. Cách tập cho trẻ ngủ riêng theo từng giai đoạn

những lưu ý khi tập cho trẻ ngủ riêng
Biết trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng là rất quan trọng, nhưng bố mẹ cũng cần sự kiên nhẫn trong quá trình tập ngủ riêng cho con nhé!

Sau khi đã biết trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng rồi, MarryBaby gợi ý mẹ một số mẹo để giúp khuyến khích con ngủ trên giường riêng của bé; và đảm bảo rằng bé có một giấc ngủ an toàn và thư thái theo từng giai đoạn:

3.1 Giai đoạn 1: Cho con ngủ chung với mẹ

Trong vài tuần đầu tiên mẹ có thể cho bé nằm ở ngay trong lòng mẹ hoặc chung giường với cha mẹ. Cha mẹ cần ở ngay cạnh để quan sát và chú ý sự an toàn của con. Ngoài ra để tránh trẻ sợ hãi khi cảm giác bị bỏ một mình, ảnh hưởng không tốt tới trẻ.

3.2 Giai đoạn 2: Cho con ngủ trong nôi riêng ngay bên cạnh cha mẹ

Khoảng thời gian hợp lý nhất để tập cho trẻ ngủ riêng trong nôi (nhưng vẫn còn chung phòng với cha mẹ) là từ 4 – 6 tuần tuổi, duy trì cho đến khi trẻ được 1 tuổi. Làm như vậy sẽ giúp trẻ sơ sinh giảm nguy cơ bị đột tử SIDS thấp hơn khi ngủ trong cùng phòng với bố mẹ. Bé cũng tập được tính ngủ không quá gần cha mẹ.

3.3 Giai đoạn 3: Ngăn cách giữa chỗ ngủ của con và bố mẹ

Khi bé lớn hơn, nên dựng vách hoặc màn ngăn trong căn phòng chung để tạo cảm giác không gian riêng. Cha mẹ cũng nên tạo cho bé một không gian yên tĩnh, ánh sáng vừa phải, quần áo bé mặc đủ ấm để bé ngủ ngon và không thức giấc giữa đêm.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 10 mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc vào ban đêm

3.4 Giai đoạn 4: Động viên con ngủ ở phòng riêng

Trước hết, cần giải thích cho con biết rằng con đã lớn, cần có phòng riêng để tự do chơi và học mà không bị ai làm phiền. Để trẻ thích thú ở riêng, cần chuẩn bị phòng ngủ xinh xắn ở cạnh phòng bố mẹ, nếu bé lớn có thể cùng tham gia trang trí theo ý riêng, có thể cho gấu bông, búp bê hay đồ chơi con yêu thích lên giường cùng… Hãy khuyến khích bé bằng những cử chỉ và lời nói động viên đê bé cảm thấy thoải mái nhất có thể nhé.

[inline_article id=281540]

4. Khi nào không nên cho con ngủ riêng?

trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng
Trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng? Có trường hợp ngoại lệ nào không?

Dù đã biết trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng nhưng mẹ cũng nên lưu ý không cho bé ngủ riêng trong các trường hợp dưới đây dù bé đã quá tuổi:

  • Sức khoẻ của bé không tốt: Nếu bé mắc các bệnh như ốm, sốt, cảm lạnh, trúng thực,… cha mẹ nên ở bên cạnh, túc trực để chăm sóc bé chứ không nên để trẻ ngủ riêng.
  • Tâm lý con chưa sẵn sàng: Nếu bé vẫn còn khóc, lo lắng khi ngủ riêng cha mẹ, hãy để bé ngủ chung. Sau đó, cha mẹ hãy áp dụng những cách giúp trẻ ngủ ngon trên và dỗ dành, động viên bé ngủ phòng riêng dần dần.
  • Chưa có phòng riêng phù hợp: Nếu bé đã có phòng riêng nhưng căn phòng ấy không đảm bảo cách âm tốt, ánh sáng quá chói, quá nóng/llạnh,… Thì cha mẹ nên khắc phục các vấn đề ấy trước thì mới cho trẻ ngủ riêng dù là ở độ tuổi bao nhiêu.
  • Khi sắp có em bé mới: Nếu phải ra ngủ riêng vào giai đoạn này, trẻ dễ hiểu lầm rằng đã bị “ra rìa”, bị bỏ rơi hay bị em bé chiếm chỗ. Vì vậy hãy cho bé ngủ chung với cha mẹ thời gian đầu để con không cảm thấy tuổi thân nhé!

Sau khi đã biết nhiều vấn đề liên quan trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng. Mẹ đọc tiếp để biết cách tập cho trẻ ngủ riêng nhé!

>> Mẹ xem thêm Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít: Mẹo nào cho mẹ?

5. Những điều bố mẹ cần lưu ý khi cho con ngủ riêng

Sau khi biết mấy tuổi cho bé ngủ riêng, bố mẹ lưu ý một số điều quan trọng khi tập cho trẻ ngủ riêng nhé:

  • Đừng ép trẻ nếu bé chưa sẵn sàng, bé cảm thấy sợ hãi mà hãy tách bé ra khỏi bố mẹ từ từ. Cần cho con thời gian để quen dần với việc phải tách khỏi bố mẹ.
  • Nếu trẻ đã hiểu, hãy giải thích cho con và nói với con những gì bé nhận được khi ngủ phòng riêng.
  • Mỗi tối, hãy dành cho bé khoảng 30 phút trước giờ đi ngủ, hãy chúc con ngủ ngon và nán lại phòng con vài phút cho đến khi bé đã chìm vào giấc ngủ.
  • Rủ bé trang trí phòng riêng của con theo sở thích để trẻ hào hứng và không bị sốc với việc “ra riêng”.
  • Không đặt những thứ có thể gây nguy hiểm cho bé trên giường và nên để mắt đến con trong lúc bé ngủ.

Do đó, cùng với việc biết trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng, cha mẹ cũng chú ý giải thích cho con, dạy cho bé về các vấn đề giới tính phù hợp với độ tuổi trẻ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Top 7 lý do làm bé bị lùn hơn bạn bè mà bố mẹ chưa biết

Thực ra, có nhiều lý do khiến con ngày càng kém phát triển chiều cao mà nhiều bố mẹ đã bỏ qua. Có lẽ đây cũng là lỗi lớn của rất nhiều bậc phụ huynh khi nuôi dạy trẻ.

Bé bị lùn vì bố mẹ cho thức khuya

Nhiều mẹ thường có thói quen cho con ngủ trễ mà không biết rằng điều này có thể khiến con kém phát triển chiều cao và ảnh hưởng trí não.

Hormone tăng trưởng sẽ hoạt động trong khung giờ từ 11 giờ đêm đến 2 giờ sáng trong lúc trẻ ngủ ngon và sâu giấc. Do đó, mẹ nên cho con đi ngủ vào thời gian 9 giờ tối, tránh cho bé thức quá trễ.

Cho con uống nước ngọt có ga

Nước ngọt có ga giàu hàm lượng đường tinh chế. Nó không chỉ khiến trẻ tăng cân, béo phì, tiểu đường, kém phát triển trí não mà còn khiến con ngày càng lùn đi.

bé bị lùn 1
Nếu bố mẹ chưa biết thì nước ngọt có ga cũng là nguyên nhân làm bé bị lùn

Nhiều bé mê mẩn nước ngọt có ga, và bố mẹ không còn cách nào khác là chiều con để đỡ bực mình. Thay vì cho con nước ngọt có ga, mẹ có thể cho bé uống các thức uống tự nhiên như nước dừa, cam tươi, nước chanh, các loại nước ép trái cây.

Chế độ dinh dưỡng kém

Do bận rộn với công việc, nhiều bố mẹ bỏ mặc con cho ông bà hoặc người giúp việc chăm sóc. Trong những năm tháng đầu đời của con đây là giai đoạn vàng son để con phát triển chiều cao.

Nếu bé không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để phát triển thể chất, con không được bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất sẽ khiến cơ thể và trí não chậm phát triển, dễ gặp các vấn đề về sức khỏe.

Nhiều bố mẹ còn có thói quen cho con ăn thức ăn nhanh mà không biết điều này cũng sẽ làm bé bị lùn và châm phát triển trí não.

Để con sống trong môi trường ô nhiễm

Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thể lực và trí tuệ trẻ. Nếu bố mẹ cho con sống trong môi trường ô nhiễm, ẩm thấp, nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá… con dễ bị mắc bệnh.

bé bị lùn 2
Môi trường sống hiện đại, trong lành sẽ giúp co phát triển chiều cao thuận lợi

Bên cạnh đó sức đề kháng cũng giảm, chiều cao kém phát triển, IQ cũng giảm sút, bé kém thông minh và hậu quả là bé bị lùn đi từng ngày.

Không khuyến khích con vận động

Vận động thể chất có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển của bé. Khi con vận động sẽ kích thích phát triển trí não, chiều cao.

Ngoài việc cho con chơi các môn thể thao như bơi lội, đạp xe, nhảy cao, bóng rổ… bố mẹ cũng hãy khuyến khích bé vận động ngoài trời để cơ thể hấp thu vitamin D, giúp xương phát triển.

Cho con sử dụng điện thoại di động

Nhiều bố mẹ thường giao con cho chiếc điện thoại hay máy tính bảng mà không hề lường trước những hậu quả con có thể gặp.

Trẻ dùng điện thoại khi còn quá nhỏ và dùng quá nhiều thời gian mỗi ngày có thể gặp nhiều vấn đề về trí tuệ, thị lực, dễ bị béo phì.

bé bị lùn 3
Ít ai nghờ điện thoại cũng là nguyên nhân ảnh hưởng chiều cao của bé

Nó còn dẫn đến tiểu đường, mắc các bệnh liên quan đến cân nặng khi trưởng thành. Bên cạnh đó, dùng điện thoại quá nhiều khiến bé  bị lùn đi do con chỉ ngồi yên một chỗ mà ít vận động.

Chỉ cho con ăn thức ăn giàu canxi

Vì lo sợ bé bị lùn, nhiều bố mẹ ngay từ đầu đã chăm chỉ bổ sung canxi cho con đến nỗi bỏ quên luôn các dưỡng chất khác.

Chế độ ăn quá dư thừa canxi nhưng thiếu các vitamin và khoáng chất không làm trẻ cao thêm. Thậm chí còn khiến con thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến thấp lùn còi cọc, chậm phát triển trí não.

[inline_article id=193907]

Bố mẹ cũng cần lưu ý bé gái từ 11 – 15 tuổi, bé trai từ 13 – 17 tuổi là giai đoạn này tốc độ tăng chiều cao mạnh nhất để đạt điểm gần cực đại (độ cao cuối cùng của trẻ sau này).

Tuy nhiên, giai đoạn này cũng là thời điểm rất dễ tăng cân, nếu bé gái hoặc bé trai mà bị thừa cân béo phì trong thời điểm này thì tốc độ tăng chiều cao cũng sẽ giảm đáng kể.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

10 cột mốc quan trọng bé 2 tuổi cần phải đạt được

Nói như thế không có nghĩa là bé 2 tuổi cần đạt được cùng một lúc những cột mốc này. Có thể chỉ là 2,3,4 hoặc 5 mốc thôi cũng rất tuyệt vời rồi.

Khả năng cầm nắm của trẻ tốt hơn

Bé có thể cầm nắm và nhặt được những món đồ chắc chắn, di chuyển về phía mình và buông bỏ sau khi đã giữ nó. Và trẻ cũng có thể làm một hành động ngược lại. Ban đầu có thể bé đồ vật sẽ trượt khỏi tay nhưng nó sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Bắt đầu thích các loại nhạc cụ

Khi bạn mua cho trẻ một cây đàn piano hay trống đồ chơi bé sẽ rất thích thú sử dụng nó để tạo ra những tiếng động trong khi bạn hát cho bé nghe. Đương nhiên những nhịp điệu mà bé tạo ra là ngẫu nhiên chứ không phải theo bất kỳ bài học nào đó. Đó là phản xạ tự nhiên thôi, việc học lúc này là “xa xỉ” với bé.

Sử dụng nhiều từ vựng hơn khi nói chuyện

Bé sử dụng rất nhiều từ vựng khác nhau trong những lần trò chuyện cùng mọi người. Thời điểm này trẻ có thể bắt chước và học từ vựng rất nhanh khi nghe bạn nói. Vì vậy hãy chỉ “la hét” khi không có bé ở cạnh.

Cố gắng sử dụng ngôn ngữ với bé một cách đa dạng nhưng cơ bản. Thay vì sử dụng cùng một từ để miêu tả hành động lặp lại thường xuyên hãy chọn lựa từ thay đế có cùng ý nghĩa. Ví dụ như “khổng lồ” thay vì “lớn”.

Thích trò chơi đóng vai

Thời điểm này trí tưởng tưởng của bé phong phú hơn và trẻ thích tham gia vào những trò chơi giả vờ, làm bác sĩ khám bệnh hay chú lính cứu hóa chẳng hạn. Con bạn hoàn toàn thích loại hoạt động này bởi vì bé có thể giả vờ là một người khác – rất có thể trẻ sẽ ăn mặc như một người lớn.

Thích thú với các trò chơi lắp ráp

Cho bé tập ghép hình cơ bản, chỉ gồm 2-3 miếng ghép có thể dễ dàng ráp lại với nhau và đừng quên lựa chọ kích thước nhỏ cho vưa vặn với bàn tay của bé. Bạn sẽ thấy trẻ không những thích thú mà còn có khả năng tưởng tượng tuyệt vời.

Khả năng ghi nhớ phát triển

Trẻ thích những “thách thức” về trí nhớ. Ví dụ bạn để một tờ báo trên bàn bếp. Vài phút sao bạn đi đến một phòng khác và giả vờ rằng không nhớ nơi bạn đã để tờ báo. Bạn hỏi :” Con có biết tờ giấy mẹ để đâu không nghỉ”. Bé nghĩ một lúc và sẽ mang đến cho bạn ngay thôi.

Phát triển kỹ năng nhảy

Khi mới biết đi bé luôn cố gắng nhảy nhưng bé thực sự không thể rời chân khỏi mặt đất. Bây giờ, bé đã tự giải phóng đôi chân lên không trung và hạ cánh an toàn trên cùng một chỗ. Lúc đầu, khoảng cách giữa lòng bàn chân và sàn nhà là tối thiểu, nhưng nó dần dần tăng lên.

Thích hoạt động ngoài trời

Bé cưng của bạn mạo hiểm hơn trong khi chơi ngoài trời nhưng bé vẫn thích bạn ở gần trẻ khi cô ấy nô đùa – sự hiện diện của bạn làm cho trẻ cảm thấy an toàn và mang lại cho trẻ sự tự tin để khám phá nhiều hơn.

Thông báo cho cha mẹ khi cần đi toilet

Bởi bây giờ con bạn có thể có kiểm soát khả năng tiểu tiện và đại tiện tốt trong ngày. Bé vui mừng khi có thể tự mặc quần như các anh chị lớn. Tán thưởng mỗi lần bé có thể tự lấy và ngồi vào bô của mình.

Biết cách kết bạn

Bé thích được ở với những đứa trẻ khác và bạn có thể nhận thấy trẻ nhanh chóng chán nản khi phải chơi một mình. Mặt khác, đừng ngạc nhiên khi thấy rằng bé và bạn bè của cô thường xuyên cãi nhau, mặc dù bạn đã cố hết sức ngăn cản. Đó là tâm lý phát triển tự nhiên.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Chuyện không thể nghờ: Bé rụng tóc, tổn thương da đầu chỉ vì được mẹ buộc tóc làm đẹp

Chia sẻ từ người mẹ (giấu tên) ở Trung Quốc cũng là lời cảnh tỉnh sâu sắc tới các bậc phụ huynh có ý định làm đẹp cho con gái bằng những kiểu tóc điệu đà, đáng yêu.

Mới 3 tuổi, bé gái đã bị rụng tóc và tổn thương da đầu

Hai ngày trước, khi gội đầu cho con gái 3 tuổi bà mẹ trẻ mới giật mình hoảng hốt vì bé bị rụng tóc quá nhiều. Thậm chí, khi quan sát kỹ hơn thì thấy một số mảng da đầu có dấu hiệu tấy đỏ, trầy xước.

Nghĩ con ngứa ngáy khó chịu nên gãi đầu mạnh khiến da đầu tổn thương và tóc gãy rụng, người mẹ xử lý nhanh chóng bằng cách gội đầu cho bé thật sạch.

Buộc tóc cho bé gái 1
Buộc tóc cho bé gái quá chặt cũng làm hại con đó mẹ ơi!

Thế nhưng, vài ngày sau tình trạng này vẫn tiếp diễn, cô bé thậm chí còn tỏ ra đau đớn khi được mẹ buộc tóc. Lo lắng con đang gặp vấn đề về sức khỏe, người mẹ nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện kiểm tra.

Hậu quả không ngờ từ chuyện buộc tóc cho con

Tại đây, bác sĩ lấy một chiếc kính lúp và quan sát da đầu bé sau đó kết luận vì thói quen buộc tóc quá chặt của mẹ nên da đầu bị tổn thương.

Sau khi bác sĩ nói nguyên nhân, người mẹ như chết lặng tự trách bản thân quá chủ quan dẫn tới sai lầm nghiêm trọng.

“Tôi nghĩ những ngày nắng nóng, buộc tóc cho con sẽ giúp bé thoải mái dễ chịu hơn, nhưng chính việc này lại làm bé bị tổn thương”, người mẹ nói.

Buộc tóc cho bé gái 2
Bé có thể bị rụng tóc, tổn thương da đầu vì buộc tóc quá chặt

Trên thực tế, các bà mẹ có con gái thường muốn tự tay tạo kiểu tóc, thiết kế váy cho cô công chúa của mình trở nên xinh đẹp. Thậm chí, nhiều người còn bỏ công sức hàng giờ chỉ để biến tấu mái tóc cho con trở nên điệu đà, năng động.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết buộc tóc quá chặt sẽ gây tổn thương lớn cho da đầu của trẻ.

Lời khuyên của bác sĩ khi buộc tóc cho con

Theo bác sĩ, thói quen sai lầm này của mẹ khiến trẻ cảm thấy hoảng loạn, về lâu dài sẽ giảm độ chắc khỏe của tóc. Nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu bên trong da đầu.

Buộc tóc quá chặt khiến tóc bị kéo căng, bé cảm thấy đau nhức. Điều đáng nói, cấu trúc da đầu của trẻ chưa hoàn thiện, chân tóc chưa đủ độ chắc khỏe nên rất dễ bị đứt trong quá trình buộc và tháo gỡ.

Buộc tóc cho bé gái 3
Mẹ nên chọn các kiểu buộc tóc cho bé gái nhẹ nhàng để tránh làm rụng tóc bé

Chưa kể tới việc mẹ thường xuyên dùng chun buộc tóc nhiều màu sắc sặc sỡ khi tháo tóc sẽ khiến tóc rối, dễ gãy rụng hơn nhiều.

Buộc tóc quá chặt còn khiến quá trình tuần hoàn máu bên trong da đầu bị hạn chế. Trẻ bị đau đầu, khó chịu nặng hơn là hoa mắt, chóng mặt…

Những lưu ý khi buộc tóc cho bé gái

Để không làm tổn hại tóc và da đầu, mẹ nên lưu ý những vấn đề sau khi buộc tóc cho con

  • Chải tóc nhẹ nhàng bằng lược mềm và có răng thưa để bé không bị đau và nang tóc không bị kéo căng.
  • Tuyệt đối không buộc tóc quá chặt, mẹ có thể dùng kẹp hoặc dây buộc bằng vải để hạn chế việc tóc gãy rụng khi tháo.
  • Đổi kiểu hoặc chia tóc cho bé theo các ngôi khác nhau để tránh tác động lực lên một chỗ.

[inline_article id=210669]

Ngoài ra để tránh tóc bé bị rụng khi tóc rối, các mẹ hãy dùng lược răng thưa với những răng lược to. Nếu sử dụng loại lược có đế thì mẹ cũng nên chọn loại lược có các lông chải cách xa nhau. Các mẹ cũng nên tránh dùng lược ống tròn vì loại này dễ làm rối tóc bé và có đầu răng lược cứng, dễ làm trầy da đầu bé.