Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Tập đi cho bé: 5 tư thế bé tập đi mẹ cứ ngỡ đúng 100% lại sai hoàn toàn

Tập đi cho bé như thế nào mới an toàn và giúp con nhanh biết đi? Nhiều bố mẹ cứ áp dụng những cách quen thuộc tưởng đúng hóa ra sai bét. Hãy cùng Marry Baby điểm danh các lỗi tập đi cho bé phổ biến mà các bố mẹ hay mắc phải để tránh nhé.Tập đi cho bé

Có một điều chắc chắn rằng mỗi bé tập đi ở một thời điểm khác nhau. Và mỗi bé sẽ có cách dạy con tập đi khác nhau. Tuy nhiên đừng chỉ vì theo thuận tự nhiên mà cổ vũ bé tập đi theo 5 tư thế trong bài liệt kê ra kẻo ân hận thì đã muộn.

5 sai lầm dạy tập đi cho bé phổ biến của các bố mẹ

Trong quá trình nuôi dạy con, mẹ cần chú ý một số tư thế tập đi xấu nếu trẻ lặp đi lặp lại thường xuyên có thể ảnh hưởng đến hệ thống xương.

1. Tập bước đi như con cua

Ở giai đoạn đầu mới biết đi, mẹ thường thấy kiểu đi của bé giống con cua. Tức là đầu bé luôn cúi về phía trước, hai chân hướng vào trong như hình dạng cái kẹp lớn. Nếu tiếp tục dáng đi này tới 3 tuổi, sẽ không ổn.

Khi chân đã cứng cáp hơn, tư thế này cần được thay đổi vì xương ở chân đã cứng cáp hơn. Mẹ có thể sắm giày tập đi cho bé phù hợp để bé tập đi, khoảng 8-10 tháng là có thể sửa được tư thế dáng thẳng thông thường. Trường hợp nếu còn thấy con đi tư thế như vậy mẹ hãy cho bé ngồi dạng chân khi chơi trên sàn nhà, hướng dẫn bé không ngồi vắt chéo chân.

2. Đi đi như một chú vịt con

Khi chân bé còn quá bằng phẳng thì tư thế này thuộc về vấn đề sinh lý. Thời điểm tập đi, cơ chân của trẻ được rèn luyện dần và sẽ có hình lõm ở lòng bàn chân như người lớn.

Hầu hết trẻ khi kết thúc mẫu giáo sẽ có phần lõm ở bàn chân, Con số thống kê cho thấy khoảng 95%. Khi bé 2 tuổi mà dáng đi vẫn lạch bạch như vịt mẹ chớ vội lo lắng. Điều quan trọng chính là bàn chân phải hình thành độ lõm thì bé sẽ đi lại theo tư thế bình thường.

Để sửa tư thế cho con  có thể hướng dẫn bé chơi trò chơi kẹp bút bằng chân hoặc đi bằng mũi chân. 

3. Bé đi như cao bồi

Trước 2 tuổi, trẻ đi với tư thế chân dạng ra như anh chàng cao bồi quen cưỡi ngựa, đây là điều bình thường. Mẹ cứ bình tĩnh, chưa có gì nguy hiểm. Nhưng nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để kiểm tra hoặc gặp bác sĩ điều trị vì trẻ có nguy cơ thiếu hụt canxi và vitamin cần thiết.

4. Vừa đi vừa kẹp đùi

Đây rõ ràng là kiểu đi có vấn đề. Bé vừa đi vừa kẹp đùi, chân có hình chữ X là do thới quen lười vận động. Vì lẽ này mà cơ chân không được rèn luyện khiến bé lười đi hoặc không muốn đi đoạn đường ngắn.

Đối phó với tình trạng này, mẹ hãy kiên trì khích lệ bé đi nhiều hơn. Ban đầu có thể là tập đi trong phòng, sau đó là đoạn đường dài hơn. Trên thực tế, trẻ 8 tuổi bé vẫn phải được rèn luyện những bài tập cơ mới có thể điều chỉnh lại dáng đi bình thường.

5. Luôn cúi đầu

Các nhà khoa học đã chỉ ra khi một người đi bộ, tất cả chuyển động của cơ thể bao gồm 7 loại dây thần kinh và 8 loại mạch đều đồng thời hoạt động. Nếu đi với tư thế cúi đầu sẽ khiến các dây thần kinh này không thể thư giãn tốt, cơ thể không thể nhận được nguồn cung cấp oxy cần thiết.

Ngoài ra, đi với tư thế này trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cột sống và phản xạ của não khiến trẻ chậm phát triển. Để điều chỉnh tư thế đúng cho trẻ, cha mẹ có thể hướng dẫn bé tự đứng trước gương với tư thế ngẩng đầu, thẳng lưng và bước đi nhiều lần.

Tập đi cho bé
Dạy bé tập đi trong tư thế cúi đầu là sai mẹ nhé

Một số lưu ý khi bé tập đi

1. Chậm biết đi là chuyện bình thường 

Mỗi bé có một sự phát triển khác nhau. Vì vậy, bạn đừng quá lo lắng khi con bạn chậm biết đi hơn những bạn đồng lứa. Chưa có một bằng chứng nào chỉ ra rằng trẻ biết đi muộn sẽ kém thông minh hơn những trẻ khác. Tuy nhiên, nếu nhóc nhà bạn đã 16 tháng tuổi mà vẫn chưa chịu đi, bạn nên đưa con đi khám bác sĩ.

2. Nên để bé bắt đầu với “chân đất”

Đầu tiên, bạn nên tập cho con đi trên sàn nhà và không mang giày. Như vậy, bé sẽ được tiếp xúc trực tiếp với nền đất. Chỉ khi bé đã đi vững hơn một chút, mẹ mới nên cho con đi lại bằng giày. Chú ý nên chọn loại giày có chất liệu co giãn tốt.

3. Không phụ thuộc vào xe tập đi

Với mong muốn con mình nhanh biết đi, nhiều mẹ rất hào hứng chọn xe tập đi cho bé cưng. Thật ra, việc sử dụng xe tập đi không làm bé biết đi nhanh hơn. Quá trình biết lẫy, trườn, bò, đi tùy thuộc vào sự phát triển cơ, xương của mỗi bé. Thậm chí, việc cho bé sử dụng xe tập đi có thể gây ra ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển cơ, xương của bé cưng.

[inline_article id=2623]

Bé tập đi là một cột mốc quan trọng và cần sự kiên trì đồng hành của cha mẹ. Đừng vì nóng vội hoặc lơ là mà để bé duy trì những thói quen xấu, ảnh hưởng đến hệ xương sau này.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé trai chơi gấu bông có ổn không ạ?

Tình hình là bé nhà em 19 tháng bé rất thích gấu bông, mấy con bobby chan.
Bản thân em thấy bé vui phát triển bình thường nên không để ý, nhưng chị chồng với mẹ chồng em không cho bé chơi. Bảo thế thì thành giới tính thứ 3 mất (e xin lỗi mấy anh chị thuộc giới tính này nhé)!
Mọi người ơi em có nên tiếp tục cho bé chơi không ạ?

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Mặc cảm Oedipe – Hiện tượng tâm lý đáng chú ý ở trẻ

Mặc cảm Oedipe được Freud nhận diện vào năm 1910. Tên gọi hội chứng tâm lý này vay mượn từ huyền thoại Hy Lạp Vua Oedipe. Ông này bị bỏ rơi từ lúc mới sinh, không biết cha mẹ ruột. ông thậm chí giết cha mình rồi kết hôn với mẹ ruột.

Các nhà tâm lý gọi chung hiện tượng tâm lý này là Mặc cảm Oedipe, dù hiện tượng này ở con gái với bố được gọi là “mặc cảm Electre”.

Mặc cảm Oedipe là gì?

Mặc cảm Oedipe là giai đoạn yêu thương bố/mẹ (khác giới) của trẻ một cách thái quá. Đó là nhu cầu thiết lập quan hệ ưu tiên đặc biệt với bố hoặc mẹ. Việc này thậm chí có thể dẫn đến đối đầu giữa con gái với mẹ, hoặc con trai với bố.

Hiện tượng này phổ biến ở trẻ từ 3-6 tuổi, và dần biến mất khi trẻ dần lớn và có ý thức rõ ràng hơn. Nguyên nhân là do trong thời kỳ này, trẻ phát triển bản sắc tính dục của  mình, tò mò ngày càng nhiều về giới tính.

Trẻ bắt chước hình mẫu nam (từ bố) hoặc nữ (từ mẹ), gắn hình ảnh mình với bố/mẹ và muốn bắt chước đến độ muốn thay luôn vị trí với bố/mẹ cùng giới với mình.

Đây là giai đoạn phát triển bình thường mà trẻ phải trải qua để khám phá bản thân và phát triển bản sắc riêng.

[remove_img id=4275]

Cách nhận biết trẻ có mặc cảm này

  • Trẻ thể hiện thẳng thái độ ưu ái bố/mẹ (khác giới) của mình, thậm chí chống đối người kia
  • Liên tục ôm ấp, muốn chiếm hết sự quan tâm của bố/mẹ
  • Trẻ gái muốn mặc đồ, trang điểm như mẹ để được trở thành vợ của bố, và ngược lại
  • Cố gắng tách bố mẹ ra khi hai người gần gũi nhau vì trẻ ghen
  • Thốt ra những câu: “Ba là của con”, “Con sẽ cưới mẹ”, “Mẹ là của con…” hoặc “Con ghét mẹ”, “Bố đừng giành mẹ với con”
  • Thường đột ngột mở cửa phòng riêng của bố mẹ mà không gõ cửa
  • Muốn ngủ giữa bố mẹ, hoặc chỉ muốn bố/mẹ ngủ cùng mình

Mặc cảm Oedipe của con trẻ

Phản ứng thế nào cho phải?

Mặc dù đây chỉ là hiện tượng tâm lý nhất thời, nhưng thái độ của trẻ sẽ làm bố/mẹ cảm thấy phiền lòng, khó xử. Một số hành vi đòi hỏi cha mẹ phải can thiệp để giúp trẻ hiểu rằng hành vi của con không phù hợp.

Bạn cần giúp con trẻ phân biệt giữa tình yêu mà mọi người dành cho con khác hẳn với tình yêu vợ chồng.

Và điều quan trọng bạn cần biết là không nên xem nhẹ hành vi này của trẻ. Đừng cảm thấy hành vi này của con ngớ ngẩn dễ thương. Bạn không nên khuyến khích những hành vi như vậy, dù việc trẻ muốn “độc chiếm” bố/mẹ sẽ làm người kia cảm thấy thú vị.

Cách can thiệp hiệu quả

Tránh phản ứng gay gắt, quở trách hay kỳ thị trẻ. Làm vậy, con trẻ sẽ cảm thấy ức chế, bị xa lánh. Mâu thuẫn giữa con và bố (nếu là trẻ trai), hoặc mẹ (nếu là con gái) càng gay gắt hơn.

Luôn can thiệp, không phớt lờ các hành động do mặc cảm Oedipe gây ra. Chẳng hạn, bạn nên nghiêm khắc khi trẻ xộc vào phòng riêng của mình khi hai vợ chồng cần sự thân mật.

Hãy làm cho con hiểu rằng giữa cha-con gái, mẹ-con trai có những hành vi không được cho phép, chẳng hạn hôn môi, sờ ti mẹ, tắm cùng bố…

Mặc cảm Oedipe ở trẻ
Đừng cho bé cảm thấy việc bố hôn môi mẹ được thì mình cũng làm được

“Mẹ biết con yêu mẹ, và con nói muốn cưới mẹ. Nhưng con phải biết rằng bố mới là người mẹ yêu và mẹ cưới. Sau này lớn, con sẽ tìm được con gái con yêu và muốn cưới!”. Đó là điều mà mẹ/bố nên nói với con một cách nghiêm túc.

Khi bố mẹ đang ôm ấp nhau, trẻ có biểu hiện ghen tuông và muốn chia tách, bạn không cần ngại ngần và làm theo ý thích của con. Thay vào đó, hãy cho trẻ biết rằng cha mẹ yêu thương nhau là bình thường.

Bạn nên ý thức rằng con trẻ đang trong giai đoạn phát triển tâm sinh lý, tính dục, tò mò giới tính và trải nghiệm những cảm xúc khác lạ. Không gay gắt, xúc phạm con nhưng cũng không bỏ qua các hành vi lệch lạc của trẻ. Dần dà, con sẽ hiểu và phân biệt được cảm xúc yêu thương bố/mẹ hơn người kia không phải là tình yêu.

Theo chuyên gia tâm lý Suzanne Valliers

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì? Kéo dài bao lâu và cách xử lý

Ở hai cột mốc này, một sẽ là bé cưng siêu đáng yêu với những hành động ngộ ngĩnh mẹ muốn ngắm mãi thôi. Vế còn là trẻ siêu nghịch, bướng bỉnh và đang trải qua khủng hoảng tuổi lên 3.

Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý như thế nào? Mẹ cùng tìm hiểu với MarryBaby qua bài viết này nhé!

1. Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì?

Khủng hoảng tuổi lên 3 (terrible three) là một giai đoạn phát triển của trẻ mà trong đó bé có sự thay đổi tâm trạng đột ngột; trở nên cứng đầu và bướng bỉnh hơn; bé cũng có những cơn giận dữ bùng phát khi đối mặt với điều khiến bé không hài lòng.

2. Khủng hoảng tuổi lên 3 kéo dài bao lâu?

Khủng hoảng tuổi lên 3 bắt đầu từ 18 tháng đến khi bé được 3 tuổi. Theo đó, đây có thể là năm cuối cùng bé trải qua cơn bão cảm xúc mãnh liệt; cùng sự thay đổi tâm trạng đột ngột khiến nhiều mẹ bối rối.

Tuy nhiên, tùy vào sự phát triển của mỗi trẻ mà thời gian khủng hoảng có sự khác biệt. Một số bé có thể bị kéo dài đến khi con 4 tuổi. Do đó, cha mẹ cần phải hiểu rõ dấu hiệu giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 của bé; để tìm cách cùng bé vượt qua.

>> Xem thêm: Bé 3 tuổi: Hiểu tâm lý và sự phát triển để dạy con nhàn tênh

3. Dấu hiệu bé trải qua khủng hoảng tuổi lên 3

Những dấu hiệu rõ rệt của bé khi đang trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 như cơn giận bùng nổ; đột ngột thay đổi trạng thái cảm xúc (bé có thể đang vui vẻ, hớn hở chuyển qua khóc lóc bất kỳ lúc nào).

Một số các biểu hiện khác mẹ có thể thấy như:

  1. Tiêu cực: phản ứng tiêu cực liên quan đối với thái độ của người này hay người khác.
  2. Ngoan cố: sự phản đối trật tự, truyền thống tồn tại trong nhà; hoặc quy tắc của người lớn.
  3. Bướng bỉnh: khăng khăng đòi quyền lợi, muốn tự quyết; muốn đòi hỏi của bé cần được cân nhắc.
  4. Hung hăng hơn: khát vọng chuyên quyền (hành vi hung hãn, độc đoán, muốn sai khiến người khác làm theo ý mình).
  5. Thích tự làm mọi thứ: khao khát độc lập, muốn tự mình làm một việc gì đó mà không cần ai cho phép hoặc chấp thuận.
  6. Không quá trân trọng cha mẹ: mất hứng thú và thậm chí có biểu hiện khó chịu, phản đối những nguyên tắc của cha mẹ đặt ra.
Biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 3
Dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên 3 là bé sẽ thích tự làm theo ý mình

4. Nguyên nhân vì sao bé bị khủng hoảng tuổi lên 3?

Bé lên 3 tuổi bị khủng hoảng vì con đang muốn khẳng định sự độc lập của mình. Theo đó, bé muốn tự làm tất cả mọi thứ nhưng thể chất không cho phép; dẫn đến những cảm xúc như bực tức, cáu giận.

Hơn nữa, trong cột mốc phát triển của bé 3 tuổi, ngôn ngữ của con đang dần hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, có nhiều điều bé muốn học, muốn hỏi nhưng không tự mình nói ra hết được suy nghĩ của bản thân. Do đó, việc bé thấy khó chịu cũng là lẽ tự nhiên.

5. Biện pháp khắc phục khủng hoảng tuổi lên 3 hiệu quả

5.1 Bình tĩnh giải thích cho bé hiểu

Tâm lý của trẻ vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 là hỏi nhưng không biết chính xác vấn đề mình cần là gì. Tốt nhất, cha mẹ nên cho bé khoảng thời gian suy nghĩ khoảng 3-5 phút xem câu trả lời của bé cho vấn đề mình đặt ra là gì.

Mẹ có thể hỏi lại: “Có phải con muốn như thế này không?”. Chỉ sau khi bé đưa ra quan điểm của mình, dựa theo đó bố mẹ hướng dẫn đi đúng vấn đề.

LƯU Ý: Tất cả các câu trả lời của phụ huynh nên đơn giản hóa vấn đề và giải thích theo logic trẻ con. Nếu không thể trả lời cũng không nên dập tắt các câu hỏi của con mình. Mẹ có thể chia sẻ rằng mình cũng cần thêm thời gian suy nghĩ và trả lời bé sau.

Mẹ tuyệt đối không nổi nóng, trả lời có lệ hay nói dối. Những điều này sẽ làm trẻ tổn thương và thui chột kỹ năng sống cần thiết, ở đây là kỹ năng hỏi vô cùng quan trọng cho tương lai sau này.

5.2 Hiểu rõ và kiên nhẫn với bé 3 tuổi

Một trong những ám ảnh lớn nhất với hiện tượng khủng hoảng tuổi lên 3 ở trẻ là ăn vạ như cơm bữa. Vui thì bé khóc mè nheo, không vui thì nằm lăn ra bất kỳ địa điểm nào để đòi cho được thứ mình muốn.

Do đó, mẹ hãy cố gắng giữ bình tĩnh, thở thật sâu mỗi khi bé lên cơn ăn vạ và tức giận. Hãy trở thành tấm gương cho con về việc điều chỉnh cảm xúc hiệu quả.

>> Xem thêm: Cách dạy trẻ 3 tuổi thông minh cha mẹ nào cũng cần biết

5.3 Làm lơ bé trong một số trường hợp

Làm lơ nghĩa là tất cả sẽ không chú ý đến, không tiếp xúc bằng mắt, không nói chuyện với con, cho con cái không gian riêng để con thỏa sức gào thét.

Nên nhớ rằng, áp dụng phương pháp làm lơ với con, trước tiên là tất cả các thành viên trong nhà đều phải thống nhất với nhau rằng sẽ làm lơ mỗi khi con ăn vạ. Khi con bắt đầu ăn vạ vì những lý do vô lý; mẹ cần bình tĩnh với các bước sau:

  • Giải thích cho con hiểu vì sao con không được đáp ứng nhu cầu con muốn và đó là lần giải thích duy nhất.
  • Để bé tha hồ tung hoành cho đến khi con mệt mỏi vì không ai để ý thì con sẽ tự động chấm dứt hành động của mình.
  • Luôn để mắt đến con, lâu lâu lén quan sát xem con có làm gì nguy hiểm không mà không để con biết để kịp thời mang con đến nơi an toàn hơn cho con tiếp tục thỏa sức ăn vạ.

Để biết nhiều cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 3 ở trẻ, mẹ hãy đọc Cách đối phó với giai đoạn khủng hoảng.

Tóm lại về khủng hoảng tuổi lên 3

Giai đoạn này có thể sẽ là cột mốc phát triển đáng sợ với nhiều mẹ nhưng dù thế nào bản năng làm mẹ vẫn đủ sức đưa mẹ lèo lái qua thời điểm này. Điều quan trọng nhất ba mẹ cần làm trong là kiên nhẫn chịu đựng, không được mềm lòng trước đòi hỏi vô lý của bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Mua xe lắc cho trẻ em: 4 tiêu chí quan trọng cần nhớ

Xe lắc cho trẻ em là loại đồ chơi được thiết kế dành riêng cho những bé trong độ tuổi hiếu động từ 2-6 tuổi. Khi chọn mua lắc mẹ cần lưu ý đến những tiêu chí quan trọng như nguồn gốc chất liệu, giá cả…

Xe lắc có thật sự cần thiết?

Nằm trong danh sách những đồ dùng nên mua cho trẻ sau lễ thôi nôi nhưng xe lắc có thực sự cần thiết không hay đơn giản chỉ là một món đồ chơi bé thích?

Nếu để ý mẹ sẽ thấy khi sang nhà bạn chơi hay dạo công viên, chơi với bạn ở khu dân cư nếu nhìn thấy bạn khác đi xe lắc là bé thích thú muốn ngồi xe chơi ngay, thậm chí là đòi được sử dụng. Nhưng trẻ nhỏ nhanh chán, liệu xe lắc cho bé có một công đôi ba việc không hay một vài bữa là trẻ chán?

xe lắc cho trẻ em
Cần có những tiêu chí cụ thể trước khi mua xe lắc cho trẻ em

Câu trả lời là: Xe lắc tiện lợi có thể chơi trong nhà hoặc ngoài trời mà không hề tốn diện tích như các loại xe khác. Đồ chơi này giúp bé vận động cơ tay chân vì phảo dùng sức đẩy của chân hoặc lắc mạnh cần lắc bằng tay để cho xe di chuyển. Điều này cũng giúp bé phát triển giác quan. Sản phẩm giúp bé có những giờ chơi vui vẻ, khuyến khích bé vận động nhiều hơn để tăng cường sức khỏe mỗi ngày.

[inline_article id=62821]

Tiêu chí chọn xe lắc cho bé

Sau khi sinh tìm mua đồ chơi trẻ em nói chung và xe lắc nói riêng phụ huynh sẽ thấy choáng ngợp trước những mẫu mã và nhà cung cấp. Vì vậy cần xác định trước những tiêu chí để dễ dàng lựa chọn hơn.

1. Nguồn gốc xuất xứ

Nói đến thị trường đồ chơi cho bé hiện nay có vô vàn sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ được bán tràn lan ở tất cả các khu vực từ cửa hàng chuyên dụng tới khu chợ bình dân. Nếu không may chọn xe có chất lượng không tốt sẽ không đảm bảo an toàn cho bé.

Lời khuyên đầy tiên khi mua xe lắc mẹ nên kiểm tra thông tin về sản phẩm trên bao bì hoặc nhờ nhân viên bán hàng tư vấn kỹ hơn về sản phẩm. Xem thông tin các thương hiệu uy tín từ webside hoặc gọi đến tổng đài tư vấn. Xe có nguồn gốc rõ ràng đồng nghĩa với bảo hành chu đáo, mẹ có thể yên tâm cho bé dùng lâu dài.

2. Kiểu dáng thiết kế thích hợp với độ tuổi

Ở mỗi độ tuổi khác nhau yêu cầu về kiểu dáng của xe lắc cũng khác nhau. Riêng về thiết kế quan trọng nhất là phần bánh xe. Nên chọn xe lắc cho trẻ có bánh lớn làm từ nhựa cứng, chịu được độ ma sát cao, hạn chế sự bào mòn, cách phân phối vị trí của bánh xe nên cân bằng để đảm bảo độ an toàn cho bé.

Tiếp đến là một chỗ ngồi rộng rãi cho bé và bạn cùng chơi. Xe lắc chất lượng tốt thường có thiết kế thân xe khá rộng rãi giúp bé thoải mái vận động trong khi di chuyển. Chuyển động của tay lắc cần nhẹ nhàng để bé yêu dễ dàng điều kiển mà không tốn quá nhiều sức.

Một số loại xe lắc còn thiết kế thêm âm thanh vui nhộn thay sẽ kích thích sự chú ý của bé đồng thời khơi gợi thêm hứng thú khi ngồi xe đi dạo.

[inline_article id=96909]

3. Chất liệu an toàn 

Hầu hết xe tập đi cho bé đều được làm từ nhựa. Xe lắc không ngoại lệ dù đã dành cho trẻ lớn hơn. Tuy nhiên không phải vì thế mà phụ huynh lơ là trong việc lưu ý chất liệu. Mẹ nên lựa chọn loại xe lắc được làm từ chất liệu nhựa an toàn, cao cấp, không chứa DBA tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Những loại xe lắc tốt thường được làm từ nhựa đúc an toàn, chắc chắn, thiết kế không có nhiều góc cạnh gây tổn thương da trẻ. Xe giá rẻ và không rõ nguồn gốc có thể làm từ chất liệu nhựa tái chế, nhựa phế thải tập hợp từ nhiều nguồn, nhiều nơi khác nhau về. Khả năng ngộ độc của bé sẽ rất cao nếu tiếp xúc và chơi với loại xe này thường xuyên.

4. Giá bán phù hợp điều kiện kinh tế

Mẫu mã đa dạng thường đồng nghĩa với giá cá phong phú. Trên thị trường hiện nay mẹ có thể mua xe lắc với giá từ 300.000 đồng trở lên tại hầu hết các cửa hàng đồ chơi, chợ hoặc siêu thị.

Mỗi loại xe lắc cho trẻ em có những đặc điểm riêng phù hợp với từng độ tuổi, không phải cứ đắt tiền là tốt hay rẻ tiền là kém mà tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình có thể chọn cho bé yêu những chiếc xe phù hợp nhất.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Khủng hoảng tuổi lên 2: Cách chế ngự những cơn “ăn vạ”

Nuôi dạy con tuổi lên 2 không dễ dàng, đặc biệt vào thời điểm trẻ phát triển cả về não bộ lẫn thể chất. Ở độ tuổi này, trẻ còn quá nhỏ để đưa ra những hình phạt hay hiểu về nguyên tắc cứng rắn. Những lần mè nheo, ăn vạ… là những khủng hoảng tuổi lên 2 làm nhiều mẹ ám ảnh nhất.

1. Khủng hoảng tuổi lên 2 là gì?

Khủng hoảng tuổi lên 2 (terrible two) giai đoạn phát triển mà bé trải qua sự thay đổi nhanh chóng về tâm lý khi con muốn tự lập hơn.

Đặc điểm của trẻ 2 tuổi đó là muốn tự mình khám phá nhiều thứ; có sự tự ý thức về bản thân cao hơn và muốn bắt đầu tự làm tất cả. Do bé mong muốn được làm nhiều thứ ngoài khả năng; khi không được làm hoặc không thể làm; bé thường dễ cáu gắt, khó chịu.

Mẹ sẽ thấy những cụm từ “không” và những lần tự nhiên nằm ăn vạ xuất hiện nhiều hơn. Bé làm những hành động đó để đạt được điều mình muốn hoặc đối phó với thứ mình không muốn.

2. Khủng hoảng tuổi lên 2 kéo dài bao lâu?

Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 có thể bắt đầu từ lúc 1 tuổi và kéo dài đến khi bé được 3 tuổi. Đây là giai đoạn phát triển bình thường của trẻ; cũng như là cơ hội tốt để bé được học cách tiết chế cảm xúc của mình.

Theo đó, bé cần sự kiên nhẫn của cha mẹ để vượt qua; hãy cùng xem những dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên 2 để biết cách hỗ trợ con kịp thời nhé.

Khủng hoảng tuổi lên 2 kéo dài bao lâu?
Khủng hoảng tuổi lên 2 kéo dài bao lâu? Từ 1-4 tuổi

3. Dấu hiệu khi bé trải qua khủng hoảng tuổi lên 2

Các biểu hiện rõ rệt nhất của khủng hoảng tuổi lên 2 đó là sự tức giận; sự thay đổi tâm trạng đột ngột từ vui vẻ sang cáu gắt; hay bé khóc lóc, la hét mỗi khi không hài lòng.

Ngoài ra, cha mẹ còn có thể thấy các dấu hiệu như:

  • Đá, nhổ hoặc cắn khi tức giận.
  • Bé đang vui vẻ bỗng dưng khóc nức nở.
  • Có thể đánh nhau với anh chị em hoặc bạn bè nhiều hơn.

Mỗi đứa trẻ sẽ có biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 2 khác nhau. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý phân biệt các biểu hiện trên với các vấn đề hành vi của trẻ. Khủng hoảng tuổi lên 2 sẽ không gây ra các hệ lụy về sức khỏe thể chất; hay sự phát triển bình thường của bé.

Các vấn đề hành vi của bé cha mẹ cần chú ý cho con đi thăm khám:

  • Bé giận giữ tới mức làm tổn thương chính mình.
  • Trung bình, mỗi lần bé giận kéo dài hơn 25 phút.
  • Bé không có khả năng bình tĩnh lại sau khi tức giận.
  • Bé nổi giận từ 10-20 lần/ngày; có hành vi hung hăng, bạo lực.

Qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, trẻ sẽ dần điều tiết được hành động. Nhưng trước khi trẻ ngoan, mẹ cần có chiến lược cụ thể để hạn chế những lần nằm khóc vô cớ của trẻ.

4. Cách xử lý khi trẻ trải qua khủng hoảng tuổi lên 2

Cách khắc phục khủng hoảng tuổi lên 2 về cơ bản cha mẹ cần giữ bình tĩnh; cố gắng chuyển hướng sự chú ý của trẻ khi mẹ đang bực mình; hoặc phớt lờ nếu bé không chuyển sự chú ý.

Khéo léo trong từng tình huống ứng xử với trẻ vừa giúp mẹ chế ngự biểu hiện ăn vạ; vừa giúp trẻ hiểu “không phải cứ muốn là được”.

4.1 Giữ bình tĩnh và kiên nhẫn

Dù đang rất “nổi điên” với từng hành động ăn vạ của trẻ nhưng mẹ cũng cần bình tĩnh và kiên nhẫn với con. Hãy để trẻ một mình, mẹ ngồi gần đó và làm việc riêng. Dĩ nhiên mẹ vẫn dành sự quan tâm cho trẻ, nhưng hãy giữ thái độ bình thản, vui vẻ và có thể lờ trẻ đi.

Mẹ càng bình thản bao nhiêu, khả năng trẻ sớm “bình thường trở lại” càng nhanh bấy nhiêu. Nếu mẹ sợ trẻ khóc lâu sẽ khan tiếng, hay sợ con đói; trẻ đã thành công. Bởi vì trẻ không phải do đau, đói mà khóc; mà chỉ là ăn vạ thôi.

4.2 Nói chuyện khi trẻ bình tĩnh

Khi trẻ đang ở giữa cơn ăn vạ, mẹ không cần đưa ra bất kỳ bình luận hay những lời quát mắng nào. Chỉ đến khi trẻ hết giận, mẹ mới bắt đầu nói chuyện và bình thường hóa quan hệ. Sau 2-3 lần lặp lại như thế, trẻ sẽ tự hiểu là cơn làm mình làm mẩy của mình không hiệu quả mà chỉ tự làm mình mệt hơn.

>> Xem thêm: Hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi để trở thành cha mẹ hiểu con

4.3 Không kẻ đấm người xoa

Khi bé đang trải qua khủng hoảng tuổi lên 2, các thành viên trong gia đình cần thống nhất một quan điểm dạy trẻ. Không thể mẹ làm lơ mà cha lại dỗ dành, hay cha mẹ đồng ý điều này nhưng ông bà lại không làm theo. Điều này chỉ tạo thêm cơ hội cho trẻ mè nheo.

Ngoài ra, nếu con trẻ thường xuyên ăn vạ ở nơi công cộng để đòi mua món đồ nào đó hoặc làm việc trẻ thích; mẹ cũng cần tập làm lơ và bỏ đi. Tâm lý chung của  2 tuổi đó là sẽ sợ bị bỏ rơi và chạy theo. Trong trường hợp này, mẹ cần kín đáo quan sát vì nơi đông người có nhiều hành động nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu trẻ nhất quyết ăn vạ; mẹ nên ở bên cho đến khi con bình tĩnh để nói chuyện.

Khủng hoảng tuổi lên 2 hay lên 3 hay lớn hơn nữa, đều có cách ứng xử riêng để hạn chế. Chỉ cần mẹ kiên nhẫn và bình tĩnh, mọi chuyện sẽ được giải quyết.

4.4 Hãy phớt lờ bé khi cần thiết

“Màn diễn” mè nheo, khóc lóc hay giận dữ của bé sẽ tự động chấm dứt khi không có khán giả. Tuy nhiên, nếu bé có những hành động như cắn hay đánh người khác thì mẹ cần phải can thiệp.

Mẹ cần chỉ cho bé biết con có quyền biểu lộ cảm xúc, nhưng không thể bằng cách làm đau người khác.

4.5 Cố gắng tìm nguyên nhân đích thực

Khi con phản ứng và hành động cực đoan, mẹ đừng vội quở trách con mà hãy tìm nguyên nhân thực sự đằng sau. Khi bé mệt, đói, buồn chán hay quá phấn khích, những hành vi quá đà sẽ xảy ra; không chỉ do khủng hoảng tuổi lên 2.

Do đó, mẹ hãy hỏi thăm bé và quan sát xem con đang thật sự cần điều gì.

>> Mẹ xem thêm: Thực đơn cho trẻ 2 tuổi giúp con lớn nhanh như Thánh Gióng

4.6 Chuyển hướng

Dù bé đang nóng giận và tỏ ra quyết tâm thể hiện mình, mẹ vẫn có thể khiến con chuyển sự chú ý sang một trò chơi hay hoạt động thú vị nào đó. Mẹ có thể việc chuyển con sang một hoạt động vui chơi hay tìm hiểu như lội nước, đắp; hoặc sử dụng kẹo ngọt hay hứa hẹn về một phần quà nào đó.

4.7 Sắp xếp thời gian biểu hợp lý

Trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, mẹ có thể thấy bé có xu hướng thích làm ầm ĩ khi mẹ cần tập trung cho một công việc nào đó. Để thay đổi tình thế, mẹ nên tránh làm việc riêng khi con đói, mệt hay cần được dỗ ngủ.

Khi bé bị bệnh cũng vậy, hầu như mẹ sẽ chẳng thể mở mail hay soạn thảo văn bản vì con sẽ luôn “bám” lấy. Vì vậy, mẹ nên chuẩn bị trước bằng cách nói với bé mình sẽ chuẩn bị rời đi, mẹ mong bé sẽ chơi đồ chơi một mình trong khoảng 30 phút… để con học được cách tôn trọng sự riêng tư của ba mẹ.

4.8 Khen chê đúng lúc

Lời khen có tác dụng rất tích cực với trẻ nhỏ. Vì vậy, mẹ cần đưa ra lời khen khi bé đã thể hiện thái độ và hành động tốt.

Bên cạnh đó, để vượt qua khủng hoảng tuổi lên 2 cùng con, mẹ nên dành thời gian trong ngày để chỉ cho bé những hành động chưa tốt và hướng sửa đổi; không nên quá nặng lời khi nhận xét bé đang làm những gì chưa tốt.

4.9 Dứt khoát và rõ ràng

Hành động của trẻ nhỏ thay đổi liên tục nên mẹ cần nhắc nhở con ngay khi có thể. Khi những hành động đã bước vào giai đoạn thoái trào, bé sẽ trở lại bình thường như chưa từng có gì xảy ra.

Đối với mẹ cũng vậy, khi đã nhắc nhở hành vi xấu của con và bé đã ghi nhớ; đừng tiếp tục lặp lại mà hãy tiếp tục tận hưởng cuộc sống cùng con yêu.

>> Xem thêm: 25 bài thơ hay và ý nghĩa cho bé 2 tuổi học nói siêu nhanh

Tóm lại về khủng hoảng tuổi lên 2

Khi trải qua khủng hoảng tuổi lên 2 cùng con, mẹ cần nhắc nhở bản thân rằng trẻ đang trong giai đoạn phát triển bình thường. Bé không cố tình chống đối lại mẹ; bé chỉ cố gắng thể hiện sự độc lập khi chưa phát triển đầy đủ các kỹ năng giao tiếp.

Bằng cách chấp nhận những thay đổi mà con đang trải qua và thể hiện sự tôn trọng đối với nhu cầu của chúng; đồng thời giữ vững giới hạn của mình, mẹ có thể giúp con mình vượt qua giai đoạn khó khăn này và giúp xây dựng sự tự tin cho bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

[INFOGRAPHIC]Top 8 đồ dùng không thể thiếu cho trẻ 2 tuổi

Khác với giai đoạn sơ sinh, bé 1-2 tuổi cần có một số “đồ nghề” chuyên dụng. Tham khảo thử xem những đồ dùng cho bé 2 tuổi mẹ đã chuẩn bị có giống đồ dùng MarryBaby gợi ý sau đây không nhé!

Đồ dùng cho trẻ 2 tuổi
Top 8 món dồ không thể thiếu cho bé lên 2

Không chỉ trao tặng cuốn sổ tay MarryBaby Toddler Handbook với nhiều thông tin bổ ích về cách chăm sóc cũng như nuôi dạy trẻ trong năm thứ 2, MarryBaby Giftbox 2017 còn mang đến những món quà dễ thương và hữu ích cho trẻ trong giai đoạn 1-2 tuổi. Rất nhiều mẹ đã nhận được quà, còn bạn thì sao?

Đăng ký ngay tại microsite của chương trình https://www.marrybaby.vn/giftbox/ nếu mẹ sinh sống tại TP.HCM và có con nhỏ từ 1-2 tuổi nhé!

Đặc biệt, nếu may mắn nhận được hộp quà, mẹ còn có cơ hội được nhận phần thưởng 1.000.000 đồng khi chụp hình cùng giftbox và chia sẻ trên Facebook với hashtag #giftbox2017. Hấp dẫn quá đúng không? Vậy mẹ còn chờ gì mà không đăng ký ngay?

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg là phát triển bình thường?

Vậy trẻ từ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu cm mới là phát triển bình thường? Tổ chức Y Tế thế giới WHO đã đưa ra một bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ để dùng làm chỉ số đo tham chiếu cho sự tăng trưởng của trẻ.

1. Trẻ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg?

1.1 Bé 2 tuổi nặng bao nhiêu kg?

Mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển khác nhau, tùy thuộc vào các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống bao gồm cả yếu tố di truyền và môi trường. Theo WHO, bé gái 2 tuổi có cân nặng trung bình là 12kg; bé trai 2 tuổi có cân nặng trung bình là 12.5 kg.

Để xác định xem trẻ có đang phát triển với tốc độ khỏe mạnh về cân nặng hay không; các bậc cha mẹ nên dựa vào biểu đồ bách phân vị được công công bố bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Biểu đồ bách phân vị được hiểu là tỉ lệ phần trăm số trẻ em có số đo thấp hơn mức bách phân vị đang xem xét. Chẳng hạn như bé gái 2 tuổi có cân nặng nằm ở bách phân vị 50 (50th) của bảng cân nặng; nghĩa là bé nặng hơn 50% số bé gái cùng tuổi trên toàn thế giới.

Bảng cân nặng theo bách phân vị của bé gái
Biểu đồ bách phân vị cho bé gái theo WHO
biểu đồ bách phân vị cho bé trai
Biểu đồ bách phân vị cho bé trai theo WHO

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn: Mẹ phải xử sao?

1.2 Trẻ 3-5 tuổi nặng bao nhiêu kg?

  • Trẻ 3 tuổi: Trẻ 3 tuổi có cân nặng dao động từ 10,8 đến 16 kg với bé gái;  khoảng 11,3 đến 15,3 kg đối với bé trai.
  • Trẻ 4 tuổi: Cân nặng của trẻ thường nằm trong khoảng từ 15 đến 16,1 kg cho bé gái và 15,5 đến 16,5 kg cho bé trai.
  • Trẻ 5 tuổi: Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới bé gái nặng khoảng 17.9kg, bé trai nặng khoảng 18,3 kg.

2. Bé 2-5 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?

2.1 Bé 2 tuổi cao bao nhiêu?

Theo Tổ chức Ytế Thế giới (WHO), bé gái 2 tuổi có chiều cao trung bình là 85 cm. Bé trai 2 tuổi có chiều cao trung bình là 87cm.

Để xác định xem trẻ có đang phát triển với tốc độ khỏe mạnh về chiều cao hay không; biểu đồ bách phân vị do Tổ chức Y tế Thế giới công bố (WHO) thể hiện chính xác nhất.

Biểu đồ bách phân vị được hiểu là tỉ lệ phần trăm số trẻ em có số đo thấp hơn mức bách phân vị đang xem xét. Chẳng hạn như bé gái 2 tuổi có chiều cao nằm ở bách phân vị 40 (40th) của bảng chiều cao nghĩa là bé cao hơn 50% số bé gái cùng tuổi trên toàn thế giới.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm, nguyên nhân và cách khắc phục

trẻ 2 5 tuổi nặng bao nhiêu kg
Không chỉ biết trẻ 2 5 tuổi nặng bao nhiêu kg, cha mẹ hẳn còn tò mò về chiều cao của bé

2.2 Trẻ 3-5 tuổi cao bao nhiêu?

  • Trẻ 3 tuổi: Trung bình, trẻ 3 tuổi cao 95cm đối với bé gái và 96cm đối với bé trai.
  • Trẻ 4 tuổi: Chiều cao của bé gái 4 tuổi sẽ khoảng 100 đến 102,7 cm và bé trai khoảng 100 đến 105 cm.
  • Trẻ 5 tuổi: Bé gái 5 tuổi cao khoảng 109,4 cm và bé trai khoảng 105,2 cm.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bé 3 tuổi: Hiểu tâm lý và sự phát triển để dạy con nhàn tênh

3. Bảng chiều cao, cân nặng của trẻ 2-5 tuổi chuẩn WHO

Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 2-5 tuổi theo chỉ số phát triển bình thường của người Việt Nam. Trong bảng có hiển thị mức trung bình cân nặng của trẻ từ 2-5 tuổi là bao nhiêu kg, cao bao nhiêu cm và cột mốc báo động mức suy dinh dưỡng, thừa cân của trẻ từ 2-5 tuổi.

Cân nặng(kg)

Tuổi Giới hạn dưới Trung bình Giới hạn trên
2 tuổi 9,0 11,5 14,8
3 tuổi 10,8  13,9  16,1
4 tuổi 12,3  16,1 21,5
5 tuổi 13,7  18,2 24,9

Chiều cao(cm)

2 tuổi 80,0  86,4 92,9
3 tuổi 87,4 95,1 102,7
4 tuổi 94,1 102,7 111,3
5 tuổi 99,9  109,4 118,9

Bảng chiều cao cân nặng về cân nặng của trẻ từ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu cm theo chuẩn WHO dùng để tham chiếu các thông số xem mức độ tăng trưởng của trẻ ra sao.

Nếu trẻ phát triển không giống bảng chiều cao, cân nặng này; mẹ nên điều chỉnh lại dinh dưỡng, giấc ngủ,… của con.

4. Trẻ từ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg là thấp còi? Cách khắc phục

Để xác định nguy cơ suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ; cha mẹ đối chiếu trên bảng bách phân vị, nếu bé nằm dưới BPV 15th; bé có nguy cơ suy dinh dưỡng, thấp còi.

Trẻ từ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu cm phụ thuộc chủ yếu 3 yếu tố là dinh dưỡng, giấc ngủ, vận động hằng ngày. Vì vậy nếu con thấp còi, mẹ có thể cân nhắc 3 yếu tố trên để điều chỉnh cho bé.

4.1 Về dinh dưỡng

Trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi cần được chăm sóc đặc biệt về dinh dưỡng. Chú ý cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng trong các bữa chính, ngoài ra cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng trong các bữa phụ. Cho bé ăn thêm nhiều sữa chua, trái cây, bánh flan, các loại sữa trái cây.

Ngoài quan tâm đến trẻ từ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu; cha mẹ xem thêm 12 bữa sáng cho bé 2-3 tuổi dễ làm và đầy đủ dưỡng chất

4.2 Về vận động

Con thấp còi so với bảng quy định trẻ từ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu cm thì phải làm sao? Đó là tăng cường vận động các bài vận động phù hợp với độ tuổi của các bé. Nên kích thích bé tham gia các trò chơi ngoài nắng sớm để hấp thụ tốt Vitamin D(loại vitamin giúp hấp thu canxi tốt hơn) giúp cải thiện về chiều cao.

trẻ 2-5 tuổi cao nhờ vận động
trẻ 2 5 tuổi nặng bao nhiêu kg là thấp còi? Xử lý thế nào?

4.3 Về giấc ngủ

Nên ngủ sớm và ngủ đủ giấc mỗi ngày từ 12-14 tiếng. Buổi tối ba mẹ không nên cho bé chơi điện thoại, máy tính bảng nhiều. Thay vì thế hãy kể chuyện cho con nghe để con đi vào giấc ngủ tốt hơn.

Buổi sáng, nên tạo cho bé thói quen dậy sớm để ăn bữa sáng. Nhiều gia đình thường hay để cho bé ngủ dậy muộn, bỏ qua bữa sáng quan trọng nhất trong ngày.

Ba mẹ cũng nên kiểm tra chiều cao cân nặng của bé theo tháng hoặc theo quý để so với bảng chiều cao cân nặng của trẻ để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng như cách chăm sóc bé cho phù hợp.

[inline_article id=60672]

5. Trẻ từ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg là béo phì? Cách giảm béo

Để xác định nguy cơ béo phì ở trẻ; cha mẹ đối chiếu trên bảng bách phân vị, nếu bé nằm trên BPV 85th; bé có nguy cơ béo phì.

Trẻ béo phì so với bảng quy định trẻ từ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg có nhiều nguyên nhân. Chủ yếu do ăn nhiều chất béo, tinh bột giàu năng lượng lại ít vận động dẫn đến tích lũy mỡ.

Trẻ em béo phì khi lớn lên thường hay mặc cảm tự ti về cân nặng của mình, ngại giao tiếp xa hội, học hành sa sút. Chưa kể trẻ em béo phì thường dậy thì sớm và hàng loạt chứng bệnh nguy hiểm như tim mạch, mỡ máu, rối loạn chuyển hóa lipid… Ba mẹ cần hết sức chú ý đến con nếu thấy con có biểu hiện dư cân nhiều so với bảng chiều cao cân nặng.

trẻ 2 5 tuổi béo phì
Trẻ 2 5 tuổi nặng bao nhiêu kg được coi là béo phì?

Cách kiểm soát cho bé có nguy cơ béo phì

  • Cùng con chơi các trò chơi vận động: đuổi bắt, trốn tìm, đạp xe hoặc đi bơi…vừa làm bé thích thú lại vừa tiêu giảm calo.
  • Tăng cường các món rau xanh, thực phẩm tốt cho sức khỏe; hạn chế các món chiên xào nhiều dầu mỡ khi chế biến món ăn cho bé.
  • Không nên cho con uống nước ngọt có ga. Không nên để nhiều bánh kẹo trong nhà và đừng cho trẻ ăn đêm. Tuy nhiên, lưu ý không nên cắt giảm phần ăn của trẻ đột ngột, vì sẽ dễ làm trẻ nghĩ mình “bị bỏ rơi”.
  • Hạn chế dùng điện thoại, xem tivi cả ngày thay vào đó khuyến khích bé phụ giúp ba mẹ việc nhỏ trong nhà. Nếu bé đã dư cân quá mức cần đi khám dinh dưỡng để được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn.

Hy vọng với bảng quy định chiều cao, cân nặng trẻ từ 2-5 tuổi như trên có thể giải đáp thắc mắc của cha mẹ về vấn đề trẻ từ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu cm. Cha mẹ có thể dựa vào đấy để có chiến lược chăm sóc con hiệu quả hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Hiểu tâm lý trẻ 5 tuổi để nuôi dạy con tốt hơn

Bước vào tuổi lên 5 trẻ bắt đầu có sự nhận thức và phát triển vượt trội về mọi mặt, cả về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ lẫn tính cách. Ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu thể hiện chính kiến của mình và thường tỏ ra bướng bỉnh. Vậy, bạn đã hiểu gì về tâm lý trẻ 5 tuổi để uốn nắn trẻ thành một đứa trẻ ngoan?

Ở lứa tuổi này trẻ thường hiếu động, ham chơi và có nhiều hoạt động giao tiếp với bạn bè, như bé thích chơi các trò chơi tập thể. Trẻ bắt đầu tiếp thu nhiều kiến thức mới mẻ ở trường, phát triển về khả năng tư duy logic cũng như hoàn thiện về trí tuệ, ngôn ngữ. Nhìn chung, tâm lý trẻ 5 tuổi thường có những đặc điểm sau.

1. Trẻ ích kỉ

Trẻ 5 tuổi bắt đầu ý thức về bản thân mình, trẻ biết yêu bản thân mình và bắt đầu xuất hiện tính ích kỉ, không muốn chia sẻ mọi thứ với người xung quanh. Trẻ ý thức cái gì là sở hữu của mình, cái gì là của người khác và trẻ chỉ chăm chăm vào lợi ích của bản thân mà không cần biết những người xung quanh. Đây là tính cách có hai mặt, một mặt nó sẽ giúp trẻ luôn ý thức và phát triển lòng tự trọng của mình, nhưng mặt khác nếu trẻ ích kỉ thái quá mà không có sự uốn nắn của người lớn trẻ sẽ thành một người xấu.

Với tính ích kỉ trẻ sẽ tự cô lập mình, bị bạn bè, và mọi người xung quanh xa lánh. Vì vậy, trong trường hợp này, cha mẹ cần quan sát và uốn nắn bé ngay từ đầu, đặc biệt là với những đứa trẻ con một. Bạn hãy dạy trẻ cách chia sẻ đồ chơi với bạn bè với anh chị em trong nhà. Hãy cho bé thấy niềm vui của mình khi nhận được sự chia sẻ của người khác và ngược lại người khác sẽ vui như thế nào khi nhận được sự chia sẻ của mình. Cha mẹ có thể tập cho trẻ tính nhân ái, biết yêu thương và giúp đỡ người khác bằng những hành động cụ thể của mình như giúp đỡ người già, làm từ thiện…

Tâm lý trẻ
Trẻ 5 tuổi bắt đầu hình thành tính ích kỷ

2. Trẻ thích tưởng tượng

Một trong những tâm lý trẻ 5 tuổi là trẻ rất thích tưởng tượng. Lúc này, trẻ bắt đầu hiểu được những điều thiện, ác, thích những câu chuyện có cái kết có hậu, biết bất bình với những nhân vật xấu trong truyện, trẻ thích hóa thân vào những nhân vật cổ tích có tính cách tốt như thích làm công chúa, ghét nhân vật phù thủy. Lúc này, khả năng ngôn ngữ của trẻ dần hoàn thiện vì vậy, trẻ có thể bịa ra một câu chuyện nào đó để kể lại cho mọi người nghe.

Lúc này bé thường hay kể chuyện cho mẹ nghe, nhất là chuyện trường chuyện lớp, bạn bè, vì vậy ba mẹ cần lắng nghe và chia sẻ mọi điều với con và có khi ba mẹ phải đóng vai là bạn thân của bé. Có như vậy, bạn mới hiểu được trẻ đang nghĩ gì, và mong muốn của trẻ ra sao. Mẹ có thể kể cho bé nghe những câu chuyện hồi tưởng như: Thời bằng tuổi của bé, mẹ thế nào?… để dạy con hướng đến những điều tốt đẹp.

3. Trẻ tỏ ra bướng bĩnh

Ở lứa tuổi này trẻ thường bắt đầu có sự chính kiến riêng của mình nên thường đưa ra những câu hỏi thắc mắc thậm chí cả những lý luận riêng của mình để “cãi” người lớn. Gặp những tình huống như vậy, người lớn cần giải thích kỹ càng cho bé, nếu không trẻ sẽ tỏ ra bướng bĩnh, khó ưa. Trẻ thường cảm thấy bị tổn thương sâu sắc nếu không được cha mẹ thấu hiểu và chia sẻ những thắc mắc của mình.

Tâm lý trẻ 5 tuổi
Hiểu rõ tâm lý của trẻ 5 tuổi sẽ giúp ba mẹ biết cách dạy con phù hợp nhất

4. Trẻ hay nhõng nhẽo

Tính cách này thường xuất phát từ việc nuông chiều của cha mẹ, lâu ngày thành ra ương bướng, nhõng nhẽo và trở nên khó bảo khi ba mẹ không đáp ứng nhu cầu nào đó của trẻ. Tính nhõng nhẽo này nếu không được ba mẹ uốn nắn từ sớm rất dễ làm hư trẻ. Ba mẹ cần có thái độ cứng rắn trước con trẻ, cho trẻ thấy đâu là giới hạn. Cái gì đáp ứng cho bé thì đáp ứng, nếu không được thì phải dứt khoát, không nên thỏa hiệp sẽ làm bé mè nheo mãi. Hãy đưa ra những hình thức kỉ luật dành cho bé nhưng mẹ nhớ nên áp dụng hình thức kỉ luật nhẹ nhàng và mẹ cần kiên nhẫn áp dụng thì lâu dần trẻ sẽ ngoan ngoãn nghe lời.

5. Trẻ sợ bóng tối và con vật

Tâm lý trẻ 5 tuổi bắt đầu biết cảm giác sợ hãi. Điều này xuất phát từ trí tưởng tượng của trẻ. Phần nữa là do người lớn hay đưa ra một số hình ảnh để hù dọa trẻ con khiến cho trẻ hay sợ hãi. Để xóa tan nỗi sợ hãi này của trẻ, mẹ nên khuyến khích cho bé tập tính tự lập, bản lĩnh đối diện với hoàn cảnh bằng cách mẹ tập cho bé ngủ riêng, cho bé tiếp xúc với những con vật mà bé hay sợ hãi để bé thấy rằng chúng không có gì đáng sợ.

Nắm bắt được tâm lý của trẻ 5 tuổi, mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc dạy dỗ và hướng bé thành một em bé ngoan ngoãn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ không nước mắt, mẹ cần chuẩn bị gì?

Trước khi biết được kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ; cách cho trẻ đi học không khóc để chuẩn bị thật tốt cho con bước vào môi trường nhà trẻ; mẹ nên tìm hiểu kỹ về các lợi ích, hạn chế của việc gửi con đến trường mầm non. Đồng thời, cha mẹ nên nắm rõ những bước chuẩn bị cho bé hòa nhập vào lớp học.

1. Lợi ích và hạn chế của việc cho bé đi nhà trẻ

1.1 Lợi ích khi bé đi nhà trẻ

Một trong những kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ đó là tương tác với mọi người. Tương tác với những người xung quanh là kỹ năng lớn nhất bé yêu đi nhà trẻ có thể học ở giai đoạn này. Dưới đây là một số lợi ích của việc cho bé đi nhà trẻ:

  • Môi trường đi học sẽ cho bé rất nhiều niềm vui, tham gia nhiều hoạt động.
  • Đi nhà trẻ là bước đệm giúp bé làm quen với việc đến trường, hình thành ý niệm về “đi học”.
  • Kinh nghiệm đi nhà trẻ giúp bé phát triển theo đúng lứa tuổi; đồng thời, bé sẽ phát triển ý thức về bản thân và tính độc lập.
  • Bé học và tiếp xúc các kỹ năng đọc viết cần thiết từ việc học bảng chữ cái, các kỹ năng toán học, và những kiến thức cơ bản khác.
  • Nhà trẻ giúp bé phát triển các kỹ năng quan trọng như sự phối hợp, kĩ năng lắng nghe, giúp đỡ lẫn nhau, và rèn luyện kĩ năng giao tiếp.
Lợi ích khi cho bé đi nhà trẻ
Lợi ích khi biết kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ

1.2 Những hạn chế bé có thể gặp phải khi bé đi nhà trẻ

Việc lựa chọn trường học chưa đạt yêu cầu cho bé đi nhà trẻ có thể cản trở sự phát triển của bé yêu. Cụ thể là:

  • Môi trường học tập không đạt chuẩn có thể gây hại khả năng giao tiếp với các bạn đồng trang lứa hoặc với thầy cô giáo; thậm chí đánh mất sự tò mò của bé đối với việc học.
  • Bé không được giám sát chặt chẽ có thể mắc những thói quen tiêu cực về nhận thức về thế giới xung quanh, bị bắt nạt hay bạo lực có thể ảnh hưởng đến tương lai của bé.
  • Chương trình giảng dạy, trình độ của giáo viên không đảm bảo chất lượng có thể gây tác động xấu đến quá trình học hỏi, khả năng tập trung cũng như thái độ học tập của bé.

Vì vậy, cha mẹ cần có kinh nghiệm chọn cho bé đi nhà trẻ chính xác; tìm hiểu thật kĩ về trường học, giáo viên, chất lượng giảng dạy trước khi cho bé đi nhà trẻ nhé!

1.3 Khi nào mới nên cho bé đi nhà trẻ?

Dựa vào kinh nghiệm của nhiều mẹ đã cho bé đi nhà trẻ, từ 1-3 tuổi là giai đoạn bé bắt đầu phát triển mạnh về giác quan và nhận thức. Vì vậy, từ 1 tuổi trở lên là thời điểm thích hợp gửi bé đến nhà trẻ.

Bé 1 tuổi đã nói chuyện rõ ràng và bắt đầu có nhu cầu kết bạn. Khi đó, bé đã có thể tự lập trong ăn uống; biết cách giao tiếp cơ bản và có thể thông báo cho giáo viên những khi bé cảm thấy cần đi vệ sinh, muốn ăn hay uống nước.

2. Kinh nghiệm chuẩn bị trước khi cho bé đi nhà trẻ

Bé đi nhà trẻ cần chuẩn bị những gì? Mẹ cần ghi nhớ những kinh nghiệm sau trước khi cho bé đi nhà trẻ:

2.1 Tìm và chọn một môi trường thích hợp

Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ - Tìm và chọn một ngôi trường thích hợp
Kinh nghiệm tìm môi trường học cho bé đi nhà trẻ

Ngôi trường thích hợp nên ở gần nhà, có cơ sở vật chất hiện đại; và có lối trang trí thích hợp cho trẻ nhỏ. Chương trình học tập cũng là yếu tố mẹ cần xem xét.

Khi tìm trường cho bé đi học nhà trẻ, cha mẹ nên lưu ý một số kinh nghiệm sau:

  • Giáo viên thương yêu trẻ.
  • Khoảng cách từ nhà đến trường.
  • Phương pháp và chất lượng giáo dục.
  • Cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy đầy đủ và phù hợp.
  • Chọn trường có camera quan sát từ xa để an tâm hơn khi bạn có thể quan sát cô dạy bé.
  • Trao đổi thân tình với cô giáo về cách chăm sóc bé như thói quen đi tè vào lúc nào, ngủ trưa dễ hay khó.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Phương pháp giáo dục Montessori, phương pháp Steinerphương pháp Reggio Emilia

2.2 Kinh nghiệm sau trước khi cho bé đi nhà trẻ: Chuẩn bị tâm lý cho bé

Các bé sẽ cần một thời gian làm quen với môi trường mới. Vào những buổi học đầu tiên; mẹ nên đi cùng bé và chỉ để con ở trường 1-2 giờ rồi sau đó mới tăng lên 1 buổi.

Sau khoảng 1-2 tuần, bé sẽ bắt đầu quen với việc đi học; mẹ có thể vắng mặt một lúc. Sau đó, mẹ có thể để con tự do hoạt động ở trường mà không cần phải đón sớm; hay có mặt tại lớp nữa.

2.3 Trao đổi với giáo viên và giám hiệu

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ
Kinh nghiệm trao đổi với giáo viên cho bé đi nhà trẻ

Để nắm rõ nhưng thủ tục nhập học, lớp học thích hợp cho lứa tuổi của bé; giờ đưa đón, chế độ ăn, kế hoạch giảng dạy; mẹ cần trao đổi với cả giáo viên phụ trách lớp và ban giám hiệu trường.

Ngoài ra, đừng quên dặn giáo viên của bé về những vấn đề như dị ứng thức ăn; thời gian ăn và ngủ của bé; các thói quen và sở thích của con để giúp bé hòa nhập nhanh chóng.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bữa sáng cho bé 2-3 tuổi nhanh gọn, dễ làm và đầy đủ dưỡng chất

2.4 Những vật dụng cần thiết để chuẩn bị cho bé đi nhà trẻ

Thông thường, các bé dưới 3 tuổi sẽ cần nhiều bộ quần áo, tã, bình nước, bình sữa hay sữa hộp trong túi đồ đi học. Ngoài ra, nếu bé đang bị bệnh, mẹ có thể gửi thêm thuốc cho bé. Nếu con theo chế độ ăn riêng, mẹ cũng có thể gửi đồ ăn cho bé và nhờ cô cho bé ăn.

Một kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ mà mẹ nào cũng nên biết, đó là hãy cố gắng tăng cường sức đề kháng cho con. Các bé đi nhà trẻ thường dễ bị lây bệnh từ các bạn trong lớp; và điều này tạo thành một áp lực tâm lý rất lớn khi các mẹ mới cho con đi học.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách trị chấy và trứng chấy tận gốc tại nhà để trẻ hết ngứa da đầu

3. Những kỹ năng cần rèn cho bé trước khi đi nhà trẻ

Một trong những kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ không nước mắt chính là dạy cho bé những kỹ năng trước khi vào nhà trẻ, để bé không lạ lẫm với môi trường mới.

3.1 Kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng ăn uống trước khi cho bé đi nhà trẻ

Bé cần có kinh nghiệm:

  • Tập cách dùng muỗng để xúc ăn.
  • Biết định được lượng thức ăn vừa đủ để cho vào miệng.
  • Không để rơi thức ăn ra ngoài, biết uống nước trước khi đi nhà trẻ.

Trước khi bé đi nhà trẻ, khi ở nhà; hãy tạo cho bé nhiều cơ hội tập luyện cách sử dụng muỗng, chén, ly, ống hút càng nhiều càng tốt; để bé mau chóng làm quen mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác.

cho bé tập ăn
Kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng ăn uống trước khi cho bé đi nhà trẻ

3.2 Tự thay quần áo

Một kinh nghiệm khác trước khi hco bé đi nhà trẻ đó là dạy bé tự thay quần áo. Bé phải biết:

  • Mặc áo khoác.
  • Mang giày/dép.
  • Mặc quần áo mới.
  • Đội nón, đeo khẩu trang.
  • Cách cởi quần áo (cởi/cài nút).

Ngoài ra, bé cần học cách rửa tay/mặt (trước khi ăn), chải răng, vệ sinh răng miệng (sau khi ăn).

3.3 Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ: Dạy bé kỹ năng đi vệ sinh

Một trong những nỗi ám ảnh lớn nhất đối với các bé ở độ tuổi đi học chính là việc đi vệ sinh. Các bé nhỏ cần học cách nhận biết các dấu hiệu ‘buồn tiểu’ hay ‘sắp đi bô’; để có thể kịp thời gọi cô giáo hay tự mình đi vệ sinh.

Sau khi đi vệ sinh xong, cha mẹ nên hướng dẫn bé cách rửa tay bằng xà phòng để tránh nhiễm khuẩn. Những hoạt động này giúp bé chủ động trong việc tự chăm sóc cơ thể mình; và luyện tập thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân.

3.4 Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ: Tập cho bé kỹ năng kết bạn

Tập cho bé những kỹ năng giao tiếp khi tiếp xúc với một người bạn mới; như làm quen, chào hỏi và chơi đùa cùng bạn bé. Đừng quên dạy trẻ cách trở thành một người bạn tốt: biết chia sẻ đồ chơi, thay phiên và chờ tới lượt mình chơi.

Hãy khen ngợi bé khi thấy bé biết nhường đồ chơi cho bạn hay biết chờ đến phiên mình chơi xích đu trong công viên. Đây là những kỹ năng xã hội giúp ích cho bé hình thành tính cách hòa đồng, thân thiện khi tiếp xúc với một môi trường tập thể như trường học.

giao tiếp
Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ: Tập cho bé kỹ năng kết bạn

4. Kinh nghiệm về cách cho bé đi học nhà trẻ không khóc

Một trong những kinh nghiệm khi cho bé đi nhà trẻ đó là trẻ nhỏ dễ khóc và không chịu đến lớp. Vì lý do đó, cha mẹ nên bỏ túi những cách cho trẻ đi học không khóc, để  việc đưa con đến trường thuận lợi hơn.

  • Tập cho trẻ xa cha mẹ trước khi đến trường.
  • Nói với trẻ rằng chỉ lát nữa thôi trẻ với về nhà.
  • Nắm bắt tâm lý khi trẻ chuẩn bị đi học để dỗ dành bé.
  • Cho con ôm một món đồ yêu thích để bé cưng cảm thấy an toàn.
  • Trấn an và vỗ về con rằng mọi chuyện sẽ ổn thôi trong những ngày đầu.
  • Tạo sự hào hứng trên đường đi học bằng việc giới thiệu các trò chơi cho trẻ.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách cho trẻ đi học không khóc, mến cô và nhanh hòa nhập

[inline_article id=305257]

5. Cách để bé không bị ốm trước khi đi nhà trẻ

Một trong những kinh nghiệm quan trọng khi cho bé đi nhà trẻ đó là giúp bé không bị ốm. Bởi bé đi học nhà trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến virus và đường hô hấp như cảm lạnh, sốt, ho, sổ mũi, viêm phổi, viêm họng, tiêu chảy,… Cha mẹ nên biết cách phòng ngừa những bệnh này lây lan cho bé:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
  • Đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc.
  • Tiêm vacxin đầy đủ và đúng lịch.
  • Dạy bé cách rửa tay với xà phòng.
  • Tăng cường sức đề kháng cho bé cưng.
  • Dặn bé dùng riêng đồ dùng cá nhân của mình.

Trước khi cho bé đi nhà trẻ, cha mẹ nên có kinh nghiệm cũng như dạy bé một số kỹ năng mềm cho bé không bỡ ngỡ khi tiếp xúc với môi trường mới. Những kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ cha mẹ cần nắm đó là:

[summary title=””]

  • Tập cho trẻ xa cha mẹ trước khi đến trường.
  • Tìm hiểu kỹ và chọn một môi trường thích hợp cho bé đi học.
  • Có kinh nghiệm trấn an và vỗ về cho bé đi nhà trẻ không khóc.
  • Cho con ôm một món đồ yêu thích để bé cưng cảm thấy an toàn.
  • Cho bé thời gian làm quen với môi trường, thầy cô và bạn bè mới.
  • Chuẩn bị cho bé đi nhà trẻ dụng cụ cần thiết đi bình sữa, ly, cặp sách.
  • Tạo sự hào hứng trên đường đi học bằng việc giới thiệu các trò chơi cho trẻ.
  • Trao đổi với giáo viên và giám hiệu về thủ tục nhập học, chương trình dạy của bé.
  • Dạy bé đi nhà trẻ những kỹ năng như ăn uống, thay quần áo, đi vệ sinh, kỹ năng kết bạn.

[/summary]