Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Mấy tuổi cho bé đi dép lê (dép không quai) được ?

Cho em hỏi, con mình mấy tuổi thì có thể xỏ dép lê hay còn gọi là dép không quai được ạ. nếu bé chưa đi bao giờ mà mới đi có bị ảnh hưởng gì cho bé không, ví dụ bé đi sẽ dễ ngã hay khó đi chẳng hạn

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Gợi ý 10+ đồ chơi thông minh cho bé gái 1- 2 tuổi

Vậy làm thế nào để chọn được đồ chơi cho bé gái 1 tuổi? Dưới đây, Marrybaby sẽ gợi cho cha mẹ 10+ món đồ chơi dành cho bé gái từ 1 tuổi trở lên. Vừa chơi vui vừa có ích cho tinh thần.

1. Tìm hiểu đặc điểm phát triển trí tuệ của trẻ 1 – 2 tuổi

Khi trẻ bước vào giai đoạn từ 1 – 2 tuổi, trẻ đã bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển với những mốc đáng nhớ đầu đời. Vì thế, để chọn được đồ chơi cho bé gái hoặc bé trai 1 tuổi; cha mẹ cần biết các đặc điểm phát triển và khả năng của con trong giai đoạn này.

Thể chất của bé ở giai đoạn 1 tuổi:

  • Bé trai 1 tuổi: cân nặng là khoảng 9,6kg và chiều cao là khoảng 75,7cm
  • Bé gái 1 tuổi: cân nặng là khoảng 8,9kg và chiều cao khoảng 74cm.

1.1 Khả năng ngôn ngữ và giao tiếp

Bé từ 1 tuổi trở lên là giai đoạn khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ đang rất tốt. Trẻ bắt đầu tò mò và muốn khám phá xung quanh; vận dụng từ ngữ mà bé đã học từ cha mẹ. Ngoài ra, trẻ cũng biết thể hiện lại cảm xúc đối với cha mẹ.

>> Mẹ xem thêm: Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

1.2 Khả năng vặn động

Từ 1 tuổi, trẻ đã có khả năng tự ngồi và đứng lên một mình, chập chững đi, biết đẩy xe; cũng như trẻ bắt đầu hiểu công dụng của một số đồ vật trong nhà. Sau giai đoạn này, theo bản năng trẻ sẽ muốn thể hiện độc lập bằng cách muốn tự mặc quần áo; tự mang giày,…

>> Cùng chủ đề: 12 hoạt động yêu thích của trẻ em vào mùa hè để con trải nghiệm

1.3 Khả năng nhận thức

Trong giai đoạn trẻ từ 1 -2 tuổi, các con đã có nhận thức về bản thân; cũng như đã biết thể hiện cảm xúc đối với những người xung quanh. Bên cạnh đó, khả năng tập trung của con cũng cao hơ; con cũng dần phân biệt được sự khác nhau của các đồ vật.

1.4 Trí tuệ về không gian

Trẻ có thể nhận biết màu sắc và hình dạng đồ vật cơ bản. Giai đoạn 1-2 tuổi được xem là thời kỳ phát triển không gian thị giác. Trẻ bắt đầu vẽ những đường nét đơn giản, lúc đầu có thể còn nguệch ngoặc nhưng dần dần sẽ sẽ ra những hình dạng có thể nhận biết được.

1.5 Khả năng cảm thụ âm nhạc

Khác với giai đoạn năm đầu đời, trẻ sẽ chỉ có thể nghe nhạc thụ động; nhưng giờ đây trẻ đã chủ động hơn trong việc nghe nhạc. Điều đó thể hiện bằng cách, trẻ nhún theo nhạc, gõ nhịp, chuyên động cơ thể theo nhạc một cách sinh động.

>> Xem thêm: Nhạc cho trẻ sơ sinh ngủ ngon và phát triển trí thông minh

1.6 Khả năng toán học

Trẻ từ 1 – 2 tuổi con đã có thể đọc được vài số đếm theo sự hướng dẫn của cha mẹ. Con có thể phân biệt được số nhiều và số ít.

>> Mẹ xem thêm: Cách dạy bé đánh vần hiệu quả 

2. Các tiêu chí chọn đồ chơi cho bé gái 1 tuổi

Các tiêu chi chọn đồ chơi cho bé gái từ 1 - 2 tuổi
Các tiêu chi chọn đồ chơi cho bé gái từ 1 – 2 tuổi

Để có thể chọn được những món đồ chơi cho bé gái 1 tuổi vừa an toàn, vừa giúp trẻ giải trí mà còn kích thích trí thông minh của trẻ. Cha mẹ có thể áp dụng những tiêu chí sau:

  • Đồ chơi cho bé phải phù hợp độ tuổi.
  • Đồ chơi thông minh cho trẻ phải an toàn.
  • Hạn chế mua đồ chơi cũ cho trẻ. Nguy cơ lây nhiễm là rất cao.
  • Đồ chơi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được chế tạo từ vật liệu an toàn.
  • Ưu tiên những món đồ chơi mà trẻ 1 -2 tuổi có thể chơi với nhiều bạn khác.
  • Không cho trẻ chơi đồ chơi sắc nhọn, có sợi len, bông gòn vì sẽ gây hại cho con.
  • Cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra đồ chơi cho con. Nếu có hư hỏng, hoặc cần thiết phải bỏ cha mẹ nên chủ động thay mới cho con.
  • Cập nhật thông tin về những thương hiệu sản xuất đồ chơi bé gái từ 1- 2 tuổi. Để xem họ có bị thu hồi do đồ chơi sản xuất không an toàn cho sức khỏe của bé hay không.

3. Gợi ý 10+ đồ chơi thông minh cho bé gái 1- 2 tuổi

Để giúp trẻ phát triển trí tuệ và các kỹ năng tốt nhất ở giai đoạn 1-2 tuổi, cha mẹ có thể chọn những món đồ chơi thông minh cho bé 1-2 tuổi dưới đây:

3.1 Đồ chơi khối gỗ ghép hình

Khối gỗ ghép hình - Đồ chơi cho bé gái, bé trai từ 1 -2 tuổi chơi đều được
Khối gỗ ghép hình – Đồ chơi cho bé gái, bé trai từ 1 -2 tuổi chơi đều được

Khối gỗ xếp hình là những khối được làm từ gỗ với nhiều hình dạng khác nhau như hình vuông, hình tam giác, hình tròn,…

Đây là món đồ chơi giúp cho bé gái từ 1 – 2 tuổi học thêm về hình khối khác nhau. Từ đó kích sự tò mò của con để tìm cách sắp xếp; đặt các khối khác nhau để tạo ra một đồ vật khác.

Giá tham khảo: 150,000 – 300,000 VND

3.2 Đồ chơi con rối tay

Đồ chơi con rối tay
Đồ chơi con rối tay phù hợp cho bé gái từ 1 -2 tuổi

Đây là món đồ chơi thông minh cho bé 1-2 tuổi được nhiều ba mẹ lựa chọn. Ba mẹ có thể để bé tự chơi để phát triển kỹ năng vận động của đôi tay, hoặc chơi cùng bé với những câu chuyện sinh động giúp bé thêm hứng thú và kích thích sự sáng tạo.

Giá tham khảo: Từ 69.000 – 120.000 VND

3.3 Sách vải cho bé

Sách vải - Đồ choi cho bé gái 1 tuổi
Sách vải – Đồ choi cho bé gái 1 tuổi

Sách vải được xem là một trong những món đồ chơi đầu đời dành cho bé gái từ 1 tuổi trở lên. Bé có thể vừa học vừa chơi chỉ với một cuốn sách. Hơn nữa, chất liệu vải mềm mại, màu sắc bắt mắt cùng nhiều nội dung bổ ích sẽ giúp bé phát triển nhận thức và trí tuệ.

Giá tham khảo: Từ 150.000 – 400.000 VND

3.4 Đồ chơi lục lạc

Đồ chơi lục lạc (hay còn được gọi là lúc lắc, xúc xắc) là món đồ chơi mà trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào cũng vô cùng yêu thích. Món đồ chơi này không chỉ cuốn hút với nhiều màu sắc bắt mắt, kiểu dáng ngộ nghĩnh; mà có thể phát ra những âm thanh vui nhộn.

Giá tham khảo: Từ 120,000 – 200,000 VND

3.5 Đồ chơi vẽ tranh, tô màu

Lợi ích khi cho trẻ tập vẽ tranh và tô màu sẽ giúp con phát triển tư duy sáng tạo về sau. Để con có hội trải nghiệm, cha mẹ hãy đầu tư cho con một hộp chì màu, bút chì, tập giấy vẽ.

Bên cạnh việc cho con tập vẽ, cha mẹ cũng nhớ gợi ý thêm cho con các tranh mẫu đơn giản. Việc này nhằm tạo động lực để con học tập và muốn vẽ theo nhiều hơn.

Giá tham khảo: Từ 60.000 – 150.000 VND

3.6 Đồ chơi nhạc cụ

Đồ chơi nhạc cụ sẽ giúp trẻ cảm thấy vui vẻ, nhún nhảy theo nhạc mà còn khám phá nhiều âm thanh thú vị. Ba mẹ có thể truyền cảm hứng âm nhạc cho bé bằng các món đồ chơi nhạc cụ như trống, đàn, các bộ gõ phát ra âm thanh,..

Giá tham khảo: Từ 249.000 – 700.000 VNĐ

3.7 Đồ chơi nhà bếp nấu ăn

Đồ chơi nhà bếp nấu ăn
Đồ chơi nhà bếp nấu ăn – Đây là món đồ chơi yêu thích của bé gái từ 1 tuổi trở lên

Đồ chơi nhà bếp nấu ăn mô phỏng đa dạng các dụng cụ nhà bếp với nhiều màu sắc khác nhau; giúp bé được đóng vai “đầu bếp” và phát huy khả năng sáng tạo của mình.

Những bé gái từ 1 tuổi rất thích đồ chơi nhà bếp. Vì trò chơi này thúc đẩy khả năng tư duy, sáng tạo các món ăn, các nguyên liệu,.. Không chỉ vậy, bé còn phải tưởng tượng rằng khi nào món ăn đã chín, khi nào bắt đầu được ăn. Đây thật sự là một món đồ chơi thông minh cho các bé gái từ 1 -2 tuổi.

Giá tham khảo: Từ 169,000 – 890,000 VND

3.8 Những món đồ chơi khác cho bé gái từ 1 tuổi

  • Bể bơi cho bé 1 tuổi.
  • Ngựa bập bênh bằng gỗ.
  • Nhà banh hoặc lều cho bé.
  • Xe ô tô điện, hoặc xe tự đẩy.
  • Đồ chơi búp bê mềm, thú nhồi bông.
  • Đồ chơi có màu đen, trắng và đỏ (độ tương phản cao).
  • Đồ chơi bộ gõ cho bé, chẳng hạn như máy lắc và chuông jingle.

>> Mẹ xem thêm: Top 15+ đồ chơi cho trẻ 5-6 tháng tuổi chơi cả ngày không chán

Trên đây là những món đồ chơi dành cho bé gái 1 tuổi hoặc kể cả là trai 1 tuổi chơi vẫn tốt. Bên cạnh những món đồ chơi, cha mẹ cũng tạo cơ hội cho con tham quan bên ngoài đời sống, đó cũng cách để kích thích sự tò mò của trẻ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

1000 ngày vàng cho con phát triển vượt trội

Không một bậc cha mẹ nào lại không mong muốn con mình sống một cuộc sống đủ đầy, thành công và hạnh phúc. Sẽ tuyệt biết bao nếu con yêu lúc nào cũng khỏe mạnh, học hành giỏi giang, gom nhiều tài lẻ, khéo ăn khéo nói, xinh đẹp ưa nhìn. Liệu mẹ có tin những điều này đang nằm trong tầm tay mẹ?

Cũng như một công trình xây dựng cần nền móng để vững bền với thời gian, trẻ em cũng vậy. Chỉ khi được đầu tư đúng lúc, đúng thời điểm và đúng cách, bé mới có thể tập trung phát triển tốt nhất, toàn diện nhất. Dù đang ở giai đoạn nào, miễn là vẫn trong phạm vi của 1000 ngày vàng, sẽ không quá muộn để bắt đầu xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ và bé ngay từ bây giờ để nhận hiệu quả mãi mãi về sau.

Theo lý thuyết, để hình thành chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho mẹ và bé, phải chia 1000 ngày vàng ra làm ba giai đoạn: 40 tuần thai, năm bé 1 tuổi, năm bé 2 tuổi. Tuy nhiên, vì mỗi bé có một sự phát triển khác nhau, bé cai sữa sớm hơn, bé tập đi sớm hơn. Vì vậy, MarryBaby sẽ chia 1000 ngày “phán quyết” này thành 4 giai đoạn hợp lý hơn cho việc phân bổ dinh dưỡng: Mẹ mang thai, Mẹ cho con bú, Bé cai sữa, Bé tập đi.

1/ Giai đoạn Mẹ mang thai

mang thai
270 ngày mang thai, dinh dưỡng mẹ bổ sung chính là để nuôi bé

 

40 tuần thai đại diện cho 270 ngày mang thai chính là hành trình đầu tiên trên chặng đường 1000 ngày vàng nuôi con phát triển toàn diện. Những gì mẹ ăn trong thời gian này sẽ hình thành và củng cố bức tường miễn dịch vững chãi, đủ kiên cố để giúp bé yêu lớn khôn khỏe mạnh.

Bí kíp 1 – Omega3

Thêm dầu cá vào thực đơn dinh dưỡng của bạn 1-2 lần/tuần. Ngoài ra, mẹ bầu có thể tìm nguồn axit béo bổ dưỡng này từ cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá trích.

Bí kíp 2 – Vitamin bổ sung

Mẹ bầu nên bổ sung thêm 0.005mg vitamin D hằng ngày và cố gắng nạp nhiều các thực phẩm chứa vitamin D, canxi như dầu cá, trứng hoặc các chế phẩm từ sữa. Trong 12 tuần đầu của thai kỳ, nhất định phải uống 0.4mg/ngày axit folic.

[inline_article id = 64067]

Bí kíp 3 – Canxi

Nạp 3 phần sữa mỗi ngày vào khẩu phần ăn bao gồm sữa, sữa chua, phô mai.

Bí kíp 4 – Sắt

Mẹ bầu nên cố gắng ăn 2 khẩu phần thực phẩm giàu sắt mỗi ngày như thịt đỏ, thịt gà, trứng, đậu và các loại rau có lá màu xanh đậm.

Bí kíp 5 – Hạn chế

Thức ăn ngọt hoặc đồ uống có gas, nhiều đường nên nằm trong danh sách kiêng cữ. Mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 2 lần/tuần.

Bí kíp 6 – Trái cây, rau quả

Nạp 5 phần trái cây, rau củ mỗi ngày.

2/ Giai đoạn Mẹ cho con bú

cho con bú - 1000 ngày vàng
Nguồn sữa mẹ giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch của bé trong giai đoạn 1000 ngày vàng.

 

Cho con bú là giai đoạn “cốt lõi” trong việc củng cố dinh dưỡng của 1000 ngày vàng đầu tiên quan trọng. Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế và các chuyên gia đều khuyến cáo mẹ nên cho bé bú trong 6 tháng đầu đời, hoặc có thể “gia hạn đặc quyền” này cho đến khi bé 2 tuổi. Mẹ có biết, giai đoạn này mẹ đang giúp con giảm nguy cơ đối mặt với chứng suy dinh dưỡng thể béo phì, giữ dáng chuẩn cho thân hình bé cưng?

Khi bé bú sữa mẹ, mẹ đã tạo cho bé cơ hội sống khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc chứng cao huyết áp, cao cholestorol, loại bỏ 2 nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì khi bé lớn lên. Nghiên cứu đã chứng minh, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có khả năng đọc, đánh vần và học toán tốt hơn các trẻ khác. Hơn nữa, cho con bú là mẹ cũng đạt được rất nhiều lợi ích cho bản thân mình: Giảm tỷ lệ mắc ung thư vú, buồng trứng và thừa cân sau này.

Bí kíp 1 – Omega3

Tương tự như thời gian mang thai, mẹ vẫn nên duy trì bổ sung axit béo omega3 vào thực đơn ăn uống 1-2 lần/tuần.

[inline_article id = 29921]

Bí kíp 2 – Vitamin D cho mẹ

Mẹ vẫn tập thói quen bổ sung 0.005mg vitamin D mỗi ngày và cố gắng ăn các thực phẩm chứa nhiều canxi như dầu cá, trứng, sữa.

Bí kíp 3 – Vitamin D cho bé

Bé nào cũng vậy, nên bổ sung 1 giọt vitamin D mỗi ngày đến khi bé được 1 tuổi.

Bí kíp 4 – Nước

Uống 8 ly (khoảng 200ml) nước mỗi ngày.

Bí kíp 5 – Ăn khỏe

Mẹ nên đảm bảo thực đơn ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức khỏe cho bé qua nguồn sữa mẹ. Ngoài các bữa ăn chính, bạn nên tăng thêm 2 khẩu phần ăn nhẹ mỗi ngày với các loại thực phẩm thân thiện.

3/ Giai đoạn Bé cai sữa

bé ăn dặm
Ăn dặm đầy đủ dưỡng chất giúp bé phát triển thói quen ăn uống lành mạnh

Khi bé con ngừng bú mẹ, lúc này mẹ phải chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp con phát triển thói quen ăn uống lành mạnh. Đây có thể là giai đoạn lý tưởng nhất với bé con nhà bạn khi lần đầu có cơ hội thử thực phẩm khác ngoài sữa.

Bí kíp 1 – Thời điểm thích hợp

Mẹ nên cho bé ăn dặm từ khoảng 6 tháng, không nên quá sớm trước 17 tuần nhưng cũng không nên muộn hơn 26 tuần.

Bí kíp 2 – Đa dạng

Khi cho bé thử món mới, mẹ nhất định phải kiên trì. Trẻ có thể mất khoảng 10-15 lần thử mới chập nhận được món mới.

Bí kíp 3 – Sắt

Sau khi cai sữa, mẹ nên bổ sung vào thực đơn của bé các loại thực phẩm giàu sắt như thịt, cá, trứng. Món trứng nấu chín bé có thể ăn sau khi hết bú mẹ vào tháng thứ 7.

[inline_article id = 60410]

Bí kíp 4 – Từ mềm tới rắn

Mẹ nên tập cho con làm quen với thức ăn từ kết cấu mềm, sau đó chuyển sang cứng hơn, khó nhai hơn. Khoảng 7-9 tháng, bé đã có thể tập ăn rồi nhé mẹ!

Khi cho bé tập gặm hoặc nhai vào khoảng thời gian này, thay vì cho bé một chiếc bánh bích quy, mẹ nên đưa bé món lành mạnh hơn như trái cây chẳng hạn. Những bé ăn nhiều trái cây và rau quả lúc 6 tháng tuổi sẽ ăn uống “ngon lành cành đào” hơn khi bé lên 7. Mẹ sẽ không phải đau đầu với bé biếng ăn và hay kén chọn.

4/ Giai đoạn Bé tập đi

bé tập đi 1000 ngày vàng
Não bộ của bé ở giai đoạn 1000 ngày vàng đang phát triển cực kỳ nhanh

Vào những ngày vàng cuối cùng này, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và hoàn thiện não bộ cho bé con. Não bộ của bé rất linh hoạt trong 2 năm đầu, đó là nền tảng cho sự phát triển về khả năng ngôn ngữ, giao tiếp và các kỹ năng xã hội. Nếu mẹ cho bé ăn đúng ngay từ lúc này, bé sẽ có cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của mình trong tương lai.

Bí kíp 1 – Sắt

Mẹ nên cho bé ăn 2 khẩu phần nhỏ thực phẩm giàu chất sắt như thịt, cá, trứng, sữa mỗi ngày. Việc bổ sung này sẽ tác động mạnh mẽ vào sự hình thành não bộ của trẻ trong tương lai. Các chuyên gia khẳng định, trẻ đủ sắt trong 1000 ngày đầu sẽ có khả năng đọc, viết và học toán vượt trội hơn.

Bí kíp 2 – Vitamin D

Mẹ đừng quên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D trong thực đơn của bé như dầu cá, trứng, ngũ cốc, sữa.

Bí kíp 3 – Bữa ăn gia đình

Cố gắng để bé ăn chung với mọi người trong nhà. Bé hay có thói quen bắt chước người khác, vì vậy khi thấy ba mẹ ăn rau củ, bé cũng sẽ ăn theo.

Bí kíp 4 – Trái cây, rau củ

Mẹ nên chuẩn bị 2-4 phần rau củ, trái cây mỗi ngày cho bé.

Não bộ của trẻ vào thời điểm này vẫn đang phát triển và thay đổi mỗi ngày. Khoảng một nửa năng lượng trẻ nạp vào từ thức ăn đi thẳng vào nuôi dưỡng não bộ, nhiều hơn gấp đôi năng lượng não người trưởng thành cần.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Chăm sóc bé: 8 dấu hiệu “tố cáo” trẻ không khỏe

1/ Tâm trạng trẻ thất thường

Trẻ nhà bạn lúc vui, lúc buồn, dễ khóc, dễ cười? Có thể cơ thể bé đang bị thiếu chất đấy mẹ nhé. Não bộ cần a-xít amin để giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan. Nếu thiếu protein, lượng a-xít amin không được sản xuất đủ cho tâm trạng ổn định. Vì vậy, mẹ không được quên bổ sung đủ nhu cầu protein hằng ngày cho bé. Thực phẩm giàu protein: Thịt bò, lợn, gà…

[inline_article id = 63344]

2/ Bé dễ nổi nóng, cáu kỉnh

Sự ổn định cảm xúc cũng phụ thuộc rất nhiều vào lượng chất béo lành mạnh trong cơ thể. Nếu bé con nhà bạn có tính khí nóng nảy, dễ tức giận, có lẽ bé đang thiếu chất béo, đặc biệt là Omega-3. Mẹ nên cho bé ăn ít nhất 3 khẩu phần cá béo mỗi tuần, bao gồm cá hồi, cá trích, cá thu.

chăm sóc bé
Trẻ hay cáu kỉnh, khó chịu cũng là dấu hiệu tiêu cực về sức khỏe

3/ Trẻ chậm nói hơn các bạn đồng lứa

Nguyên nhân trẻ chậm nói có thể do việc thiếu vitamin B12, khoáng chất có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, tôm, cá, sữa, trứng. Mẹ nên tăng cường cho bé nạp các thực phẩm này để tạo đà phát triển cho khả năng ngôn ngữ của con nhé.

4/ Bé hiếu động quá mức bình thường

Trẻ con hiếu động, nghịch ngợm là chuyện hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bé quậy phá, nghịch ngợm quá mức, nguyên nhân thường liên quan đến khả năng kết nối và xử lý thông tin của não bộ trẻ. Trẻ hiếu động thường tiêu hóa kém, do ít lợi khuẩn trong đường ruột, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn.

Để tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa trẻ, khi chăm sóc bé, mẹ nên hạn chế dùng nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, quá nhiều hương liệu và phẩm màu. Đồng thời, cho bé ăn nhiều sữa chua để tăng lợi khuẩn.

5/ Trẻ bị sâu răng

Không chỉ do ăn nhiều đồ ngọt, sâu răng còn là hệ quả của việc thiếu chất khoáng, vitamin cần thiết để đồng hóa chất khoáng. Do đó, mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày của con thực phẩm giàu phốt pho, các vitamin hòa tan tỏng chất béo để ngăn ngừa tình trạng sâu răng.

6/ Trẻ thường xuyên bị cảm 

Hệ miễn dịch yếu dẫn đến tình trạng cảm cúm thường xuyên ở trẻ nhỏ. Trong đó, nguyên nhân chính nhất vẫn là do thiếu dinh dưỡng, vận động hợp lý. Chỉ khi được ăn uống lành mạnh, rèn luyện thể chất, hệ miễn dịch của trẻ mới khỏe mạnh, đủ sức ngăn ngừa và chống lại bệnh tật.

7/ Bé lười suy nghĩ

Trong 9 tháng mang thai, mẹ bầu nếu không ăn đúng rất dễ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của con về sau. Nếu đã thiếu sót về dinh dưỡng trong giai đoạn này, mẹ nên tăng cường bổ sung trong khi cho con bú, và chăm sóc bé những năm đầu đời.

Thiếu chất béo lành mạnh, đặc biệt là omega-3, quá trình phát triển của trí não trẻ sẽ chậm phát triển, trẻ trở nên lười suy nghĩ, lúc nào cũng lừ đừ và ít khi muốn tìm tòi, khám phá. Mẹ nên để ý cẩn thận đến vấn đề này nhé!

8/ Da và tóc bé bị khô

Khi cơ thể không có đủ vitamin tan trong chất béo như A, D, E và K2 sẽ khiến cho da khô và tóc xơ, chẻ ngọn. Nếu bổ sung đầy đủ các vi chất này trong bữa ăn, mẹ sẽ thấy sự thay đổi đáng kể từ mái tóc tới làn da của bé, sáng bóng và mềm mịn hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ 1 tuổi biếng ăn đột ngột, nguyên ngân do đâu?

trẻ 1 tuổi biếng ăn
Bé biếng ăn đột ngột là có nguyên nhân, mẹ cần tìm hiểu để trị dứt điểm nhé!

1/ Thực đơn nhàm chán

Không riêng gì con trẻ, ngay cả người lớn khi ăn mãi một món sẽ đâm ra chán, chỉ muốn bỏ bữa. Trẻ 1 tuổi chưa thể diễn đạt cho mẹ hiểu bằng lời nói, vì vậy, trẻ chọn cách biểu hiện thái độ thờ ơ với thức ăn, lười ăn dù mẹ năn nỉ.

Lúc này, giải pháp dành cho mẹ là đừng cố ép con ăn hết món bé không muốn ăn. Thay vào đó, chuẩn bị thêm nhiều món mới để thay đổi khẩu vị cho con.

[inline_article id = 20452]

2/ Bé đang mọc răng

Cho đến tận 6 tuổi, quá trình mọc răng sữa của bé mới kết thúc. Vì vậy, không có gì lạ khi trẻ 1 tuổi biếng ăn trong khi răng sữa mọc. Cảm giác đau nướu, khó chịu dĩ nhiên sẽ làm bé lưới ăn đột ngột. Để đảm bảo dinh dưỡng cho con trong thời gian này, mẹ nên xay nhuyễn thức ăn, làm cho bé những món dễ nuốt, chia thành nhiều bữa và khích lệ bé ăn nhiệt tình hơn.

3/ Trẻ bị sốt hay cảm cúm

Trẻ 1 tuổi biếng ăn có thể do đang bị bệnh. Nếu bé bỗng nhiên bỏ bữa, quấy khóc và hay tỏ ra khó chịu, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tật. Triệu chứng này đi kèm sốt, sổ mũi, ho, khó thở, tiêu chảy, mẹ nên đưa bé đi thăm khám ngay.

Chỉ khi tìm ra nguyên căn của bệnh và được điều trị dứt điểm, bé mới trở lại thói quen ăn uống lành mạnh như ban đầu.

4/ Bé mê chơi hơn mê ăn

Trẻ 1 tuổi đang trong giai đoạn tập đi, khám phá thế giới xung quanh. Do vậy, trẻ ham chơi quên cả ăn là hiện tượng hết sức bình thường. Thay vì cấm đoán, giới hạn giờ chơi này nọ, tại sao mẹ không biến giờ ăn thành giờ chơi và khám phá của bé? Cùng trẻ chuẩn bị bữa ăn bằng cách tạo những hình thù ngộ nghĩnh từ thực phẩm, đảm bảo bé sẽ thích thú hơn với đồ ăn.

5/ Táo bón kéo dài

Cảm giác đầy hơi, trướng bụng khi trẻ bị táo bón kéo dài chính là nguyên nhân làm trẻ 1 tuổi biếng ăn. Làm sao có thể ăn ngon miệng nổi khi hệ tiêu hóa đang trì trệ phải không mẹ ơi? Trị dứt điểm ngay, cho trẻ uống men tiêu hóa, ăn thêm sữa chua và thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là khoai lang.

6/ Trẻ ăn nhiều bữa phụ

Vì muốn con chóng tăng cân, nhiều mẹ tăng thêm bữa phụ cho bé, nào váng sữa, bánh, kẹo… Chính thói quen này ảnh hưởng xấu đến việc ăn uống của trẻ. Vì no ngang do ăn vặt, trẻ sẽ bỏ bữa chính. Do đó, mẹ đừng ép con ăn nhiều quá nhé. Nhớ một nguyên tắc thôi: Cho trẻ ăn theo nhu cầu.

7/ Giờ giấc sinh hoạt thay đổi

Con trẻ rất nhạy cảm, chỉ một chút điều chỉnh trong giờ giấc sinh hoạt cũng đủ làm xáo trộn mọi hoạt động, ăn uống của bé. Bất cứ một thay đổi nào, chẳng hạn chuyển nhà, cho bé đến nhà trẻ, cũng có khả năng làm trẻ lười ăn. Tuy nhiên, đây chỉ là nguyên nhân tạm thời. Sau một thời gian quen dần, cộng thêm sự khuyến khích của mẹ, chuyện ăn uống của bé đâu cũng sẽ vào đấy.

8/ Giờ ăn căng thẳng

Chứng kiến ba mẹ cãi nhau trong giờ ăn cũng đủ làm bé trở nên lười ăn. Đây gọi là biếng ăn do tâm lý. Vì vậy, mẹ nên đảm bảo giờ ăn vui vẻ, thoải mái cho con. Không cãi vã, to tiếng, căng thẳng trước mặt trẻ.

9/ Con biếng ăn do bắt chước mẹ

Ai bảo trẻ nhỏ không biết gì? Bé quan sát rất giỏi mẹ nhé! Khi chứng kiến ba mẹ ăn uống uể oải, bé cũng sẽ nhanh chóng bắt chước theo. Làm sao mẹ đòi hỏi con ăn ngoan trong khi bản thân mình chưa làm tốt? Cố gắng làm tấm gương sáng cho con noi theo nhé mẹ ơi!

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Chiều cao của trẻ: Phát triển thế nào là chuẩn?

chiều cao của trẻ
Chỉ 23% do di truyền, mẹ có thể cải thiện chiều cao cho trẻ dựa vào 77% còn lại

1/ Các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ

Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, chiều cao của trẻ đã bắt đầu chịu ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng mẹ áp dụng hằng ngày. Tiếp theo đó, bé sẽ tiếp tục phát triển chiều cao của mình sau khi ra đời đến năm 3 tuổi. Cột mốc quan trọng thứ 3 đó là vào tuổi dậy thì. Ở mỗi giai đoạn, chỉ số chiều cao của bé tăng chuẩn theo thông tin chi tiết sau:

-Cột mốc thai nhi: Trẻ sẽ đạt chiều cao trung bình khoảng 50cm lúc chào đời nếu mẹ áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý và tăng khoảng 10-12 kg cân nặng trong thai kỳ.

-Cột mốc sơ sinh đến 3 tuổi: Mức tăng trường chiều cao trung bình của trẻ sơ sinh là 3-4cm/tháng trong vòng 3 tháng đầu. Con số này giảm dần sau đó, cụ thể 2.5cm/tháng khi bé 3-6 tháng tuổi, 1.5-2cm/tháng khi bé 6-9 tháng tuổi và 1-1.5cm/tháng khi bé được 9-12 tháng tuổi.

Như vậy, tổng cộng trẻ tăng 25cm chiều cao trong năm đầu đời. Lúc này, chiều cao của trẻ đạt mức 75-78cm, với bé trai là khoảng 75.7cm, bé gái khoảng 74cm. Sau đó, nếu mẹ biết cách cho bé ăn uống đúng chuẩn, bé có thể cao thêm 8-10cm/năm trong vòng 2 năm tiếp theo. Từ 3-10 tuổi ở bé gái, 3-13 tuổi ở bé trai, sự phát triển chiều cao của trẻ chậm dần, chỉ khoảng 6-7cm/năm.

-Cột mốc dậy thì: Giai đoạn dậy thì bắt đầu khi bé gái được 10-13 tuổi, bé trai là 13-17 tuổi. Bổ sung dinh dưỡng và hướng con sinh hoạt lành mạnh là cách để thúc đẩy sự phát triển chiều cao tốt nhất. Con số này có thể tăng vọt 8-12cm/năm.

2/ Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Chiều cao nói chung, bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó 32% là do dinh dưỡng, 23% do di truyền, 20% do luyện tập và 25% còn lại là do nhiều yếu tố khác. Các yếu tố khác này có thể kể đến như môi trường sống, bệnh tật, sinh hoạt,…

Chỉ 23% do di truyền, vì vậy mẹ không việc gì phải lo lắng nếu bản thân ba mẹ không được cao to. Mẹ vẫn có thể giúp con phát triển chiều cao tối ưu với 77% còn lại thông qua dinh dưỡng, luyện tập và sinh hoạt hợp lý.

3/ Dinh dưỡng vẫn là bậc nhất

Chiếm 32%, cao nhất trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao ở trẻ. Vì vậy, mẹ không nên lơ là khâu ăn uống quan trọng này. Trẻ cần được cung cấp đủ năng lượng từ 4 nhóm dưỡng chất: Chất đạm, tinh bột, chất béo và vitamin, khoáng chất. Trong đó, vitamin, khoáng chất quan trọng nhất là canxi, vitamin D, vitamin A, sắt và kẽm.

[inline_article id = 44303]

Bên cạnh chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, mẹ cũng nên khuyến khích và tạo điều kiện cho con tham gia thường xuyên vào các hoạt động thể dục, thể thao. Môn thể thao được nhiều chuyên gia khuyến cáo rất tốt cho chiều cao của trẻ: Bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội.

Ăn và luyện tập, trẻ cũng cần ngủ đủ, nghỉ đúng. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Cụ thể, một giấc ngủ sâu bắt đầu từ khoảng 21 giờ, vì khoảng 22-3 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng cao nhất.

Trẻ sơ sinh cần ngủ 20 tiếng/ngày, 15-18 tiếng/ngày khi được 2-6 tháng tuổi, 13-15 tiếng vào 6-18 tháng tuổi, 12-13 tiếng vào 18-36 tháng tuổi, giảm xuống 11-12 tiếng/ngày khi trẻ 3-7 tuổi.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Làm gì khi con cứ nói “linh tinh”

Con em năm nay 3.5 tuổi . cháu thường hay nói theo nhưng câu của người lớn nói với bé,
vd: me nói: con CHÂU CHẤU này hư quá. thì cháu cũng đáp trả . con me này hư quá.
có bác nào có kinh nghiệm chỉ em với

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Định vị tính cách trẻ qua tranh tự vẽ

phác thảo đơn giản về thế giới xung quanh
Bức tranh cho thấy những cảm nhận của bé về thế giới xung quanh

1/ Từng giai đoạn phát triển của bé

Có 3 giai đoạn trước khi nhóc của bạn trở thành một “danh họa nhí”: vẽ nguệch ngoặc, vẽ phác thảo và vẽ chi tiết. Mỗi giai đoạn tương ứng với một bước trong sự phát triển của bé.

– Những nét vẽ nguệch ngoặc

Ở giai đoạn này, những bức tranh của bé không mang theo một dấu ấn cá nhân mà chỉ đơn giản là những nét gạch trên giấy. Trông có vẻ như là không có ý nghĩa gì hết nhưng nếu xem kỹ, mẹ có thể thấy một hình dạng nhất định hoặc vài ký hiệu đơn giản.

– Phác thảo

Bé đang cố gắng ghi lại hình ảnh của thế giới xung quanh thông qua nét vẽ của mình. Đó có thể là những điều đơn giản như khuôn mặt, con số, xe hay nhà cửa… Thông thường, những bức vẽ này không mang tính thực tế. Bạn đừng ngạc nhiên khi bé vẽ ngôi nhà bé xíu với một cánh cửa to đùng hay như lúc bé vẽ một giàn hoa trước cửa nhà… Đây chỉ là cách bé thêm vào để chắc chắn bản vẻ của mình đặc biệt.

– Chi tiết

Bé bắt đầu chú ý đến những chi tiết nhỏ trong bản vẽ của mình. Bé cũng biết cách sử dụng hình ảnh tượng trưng. Chẳng hạn nếu bé vẽ một chữ “v” trên bầu trời, đó có thể là một chú chim nhỏ đang bay lượn. Thậm chí, bé có thể hẳn một câu chuyện xoay quanh các bức vẽ của mình.

[inline_article id=13730]

2/ Hiểu con qua từng bức vẽ

Đôi khi, bức vẽ chỉ là kết quả của một giờ chơi thú vị của bé mà không mang ý nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, cũng có lúc bức tranh của con lại cho bạn thấy được nội tâm của bé, cách bé suy nghĩ và cảm nhận, những điều có ý nghĩa với con.

bức tranh gia đình
Trong những bức tranh gia đình, bé thường vẽ mình đứng gần người mang lại cảm giác thân thiết

– Giới tính và màu sắc: Trong khi những bé gái thường có xu hướng sử dụng màu ấm, các bé trai lại thích sử dụng những màu lạnh hơn. Màu xanh lá cây cho thấy một đứa trẻ thích sáng tạo, màu vàng tượng trưng cho hạnh phúc còn màu đỏ thể hiệ sự phấn khích.

– Vị trí trên bức vẽ: Nếu bắt đầu ở phía bên trái của trang giấy cho thấy bé đang có xu hướng tìm về quá khứ và sự nuôi dưỡng. Bên phải biểu hiện cho tương lai và thể hiện nhu cầu giao tiếp. Những hình vẽ phía dưới trang giấy cho thấy sự không an toàn và sự thiếu thốn.

[inline_article id=441]

– Kích thước: Mẹ nhớ để ý kích thước của những hình người trong bức vẽ của con nữa nhé! Nó giúp bạn hiểu thêm nhiều về tính cách của con. Hình người với bàn tay lớn quá cỡ cho thấy bé là một đứa trẻ tích cực. Ngược lại, một đôi chân tí hon sẽ mang lại cảm giác không ổn định và bất an.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Khả năng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo

Từ vựng

Khi 4 tuổi, trẻ nói được 1.500 từ và hiểu được nhiều hơn thế. Số lượng từ trẻ có thể hiểu và sử dụng sẽ tăng thêm đáng kể trước khi trẻ lên 5 tuổi.

Con bạn sẽ bắt đầu tập dùng những từ sau:

– Từ nối: Khi, nhưng

– Thể hiện cảm xúc phức tạp: Bối rối, khó chịu, sung sướng

– Giải thích ý nghĩ:  Không biết, nhớ là

Trẻ cũng học được ngày càng nhiều tính từ để diễn đạt sự vật, sự việc cụ thể hơn.

Câu và ngữ pháp

Bằng cách nối những câu ngắn lại với nhau, trẻ sẽ nói được nhiều câu phức tạp hơn và đặt câu theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ trẻ có thể nói “Con chó đuổi con mèo” hoặc “Con mèo bị con chó đuổi”. Cho tới khi được 5 tuổi, bé có thể nói được những câu lên đến 9 từ.

Trẻ sẽ phát triển được khả năng kể lại những chuyện xảy ra trong quá khứ chứ không chỉ đơn thuần nói về những sự vật – sự việc đang diễn ra nữa. Khả năng bé sử dụng những từ số nhiều cũng tốt hơn.

>>> Xem thêm: Phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp trong những năm đầu đời

Khả năng hiểu

Khi 5 tuổi, trẻ hiểu và dùng được những từ chỉ trật tự thời gian như “trước”, “sau” và “sắp tới”. Tuy nhiên, bé vẫn hơi lúng túng với các ý niệm phức tạp hơn như “cùng lúc”.

Trẻ cũng bắt đầu hiểu được những câu nói tu từ như “Con là chú mèo lười” hay “Con định biến mẹ thành lừa đấy à?”…

tre mau giao 1
Khả năng ngôn ngữ của bé phát triển đáng kể.

Khi nói những câu dài, đôi khi trẻ sẽ gặp vấn đề về trật tự trong câu và quên mất dùng từ nối câu. Ví dụ trẻ sẽ nói lại câu “Đưa vé cho ông kia, ông ta sẽ xé nó, và sau đó chúng ta có thể vào xem phim” thành “Chúng ta vào xem phim, đưa vé cho ông kia”.

Phát âm

Gần 5 tuổi, trẻ có thể phát âm khá rõ và hầu hết người lạ đều hiểu được trẻ nói gì. Đôi khi trẻ cũng nói ngọng vài âm tiết như “thịt” thành “hịt” hay “đá” thành “tá” hoặc phát âm nhầm một số từ phức như sô-cô-la, spaghetti…

Hội thoại và kể chuyện

Mặc dù câu chuyện của bé thường xuyên “thiếu đầu mất đuôi” hay bị “thêm mắm dặm muối” một cách thái quá nhưng khả năng kể chuyện của bé đang tiến triển từng chút một. Thỉnh thoảng, trẻ cũng sẽ gặp khó khăn khi sắp xếp thứ tự các sự kiện và thuật lại lời nói của từng nhân vật.

Trẻ nhận biết khá tốt nhiều tình huống để thêm thắt thông tin thú vị cho các cuộc hội thoại. Ví dụ trẻ có thể dẫn dắt câu chuyện như sau “Con qua nhà của Mây, tụi con ăn bánh ngọt, Mây là bạn ở lớp mẫu giáo của con”…

Trong các cuộc hội thoại nhóm, trẻ đã biết khi nào thì tới lượt mình nói, đồng thời cũng biết nói lớn tiếng hoặc thì thầm tùy theo tình huống. Trẻ cũng biết yêu cầu một cách lịch sự hơn, ví dụ như dùng từ “được không?” hay từ “làm ơn”.

Trẻ bắt đầu dùng từ ngữ để trêu chọc và kể chuyện cười.

Mỗi bé có mức độ phát triển tương đối khác nhau, những thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo nên bạn không cần quá lo lắng nếu như bé cưng nhà bạn chưa đạt được những điều trên đây. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Khám phá khả năng ngôn ngữ của bé 12-24 tháng tuổi

Bé tập nói từ 12 đến 18 tháng tuổi

Trước khi bé 1 tuổi, bé có thể bắt đầu sử dụng một hoặc hai từ có nghĩa. Vài tháng tiếp theo, bé sẽ cố gắng bắt chép một vài từ, và bạn có thể nghe bé bập bẹ như thể đang nói chuyện. Thậm chí, bé sẽ luyện tập cả giọng điệu, như cao giọng khi đặt câu hỏi. Bé có thể nói “Bế?” khi đòi bế, ví dụ như thế.

Bé đang học cách sử dụng sức mạnh của lời nói như là một phương tiện để thể hiện nhu cầu của bé. Cho tới khi bé học được thêm nhiều từ để diễn đạt ý kiến và mong muốn, bé sẽ có thể kết hợp ngôn ngữ nói với cử chỉ để diễn đạt điều bé muốn. Ví dụ như, bé sẽ chỉ tay về phía món đồ chơi yêu thích của bé và nói “banh”.

Một số bé phát triển toàn bộ ngôn ngữ cử chỉ để giao tiếp với bố mẹ. Ví dụ, bé có thể đặt tay lên miệng khi muốn ăn hoặc nện vào bàn khi bé bực mình.

Đừng lo lắng nếu bé nỗ lực để diễn đạt ý của mình. Điều này thật ra là một dấu hiệu tốt cho thấy bé đang cố gắng nhiều để giao tiếp và đừng làm lơ bé cho dù bạn có hiểu bé hay không.

Khi được 18 tháng tuổi, bé sẽ có thể bắt đầu nói được nhiều phụ âm. Học cách phát âm những từ này là một bước ngoặt đối với bé, nhờ thế bé học được rất nhiều từ vựng ở thời điểm này. Tuy nhiên, đừng kỳ vọng là bạn có thể nghe tất cả những âm thanh đó thành những từ thật sự.

Bé tập nói khi được 12-24 tháng tuổi
Tập nói là mốc phát triển quan trọng và không kém phần thú vị cho bé lẫn ba mẹ.

Bé tập nói từ 19 đến 24 tháng tuổi

Bây giờ bé đã hiểu được những câu hỏi và câu điều kiện đơn giản. Mỗi tháng bé sẽ học thêm được vài từ mới. Đa số những từ này là danh từ chỉ những sự vật trong cuộc sống hằng ngày của bé, như là “xe” và “cá”.

Suốt giai đoạn này, bé có thể bắt đầu nối hai từ lại với nhau, tạo những câu đơn giản như “Bế con”. Vì kỹ năng ngữ pháp của bé vẫn chưa phát triển, bạn có thể sẽ nghe những câu kỳ quặc như “Cá bò”.

Thỉnh thoảng bé sẽ cố sức đặt tên cho những sự vật mới mà bé quan sát thấy ở thế giới xung quanh bé. Tuy nhiên, bé có thể mở rộng những từ bé đã biết theo cách của riêng mình, ví dụ như tất cả những con thú mới đều được bé gọi là “chó”. Bạn cũng có thể nghe bé nói những câu sai ngữ pháp một cách buồn cười, đặc biệt là các đại từ nhân xưng.

Khi bé được khoảng 2 tuổi, bé sẽ bắt đầu sử dụng những câu đơn giản gồm từ 2 đến 4 từ và hát những giai điệu đơn giản. Khi nhận thức về bản thân phát triển, bé sẽ sử dụng từ “con” để chỉ bé, và bé chắc chắn thích kể cho bạn nghe bé thích gì và không thích gì, bé nghĩ gì và bé cảm thấy như thế nào.

MarryBaby