Category:Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo
Nắm bắt cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo theo từng lứa tuổi rất quan trọng. Mẹ phát hiện kịp thời những bất thường ở trẻ trong giai đoạn từ 1-5 tuổi sẽ giúp con sớm quay lại đường đua phát triển.
Dạy bé 2 tuổi rưỡi học vẽ
Bạn có nhận ra sự thay đổi trong những bức vẽ nguệch ngoạc của bé hay không? Khi được 12 đến 15 tháng tuổi, điều bé có thể làm với bút sáp màu và giấy trắng là nắm chặt bút màu trong tay và hí hoáy quẹt hết đường này đến đường kia và bé nắm lấy cây bút màu bằng cả bàn tay mình. Bé phải cố hết sức để tạo nên đường thẳng và đường lượn sóng ngắn đầy ngẫu nhiên với tất cả áp lực dồn hết vào cổ tay. Tuy nhiên, ở giai đoạn bé 2 tuổi rưỡi này, các ngón tay của bé đã phát triển những kỹ năng điêu luyện hơn. Hiện tại, bé có thể cầm bút màu bằng cách kẹp giữa ngón cái và các ngón tay còn lại. Bé có thể kiểm soát được bàn tay mình tốt hơn và một vài hình thù bắt đầu “lộ diện” trên trang giấy: nét vẽ người đơn giản, những vòng tròn và cầu vồng đầy màu sắc.
Ba mẹ nên tạo điều kiện cho bé cơ hội được tiếp xúc và sử dụng nhiều loại chất liệu khác nhau như bút màu sáp, bút chì màu, bút lông, phấn màu, màu nước. Bên cạnh vẽ tranh, bé 2 tuổi rưỡi cũng thích chơi với đất sét màu hay bột nặn. Thật khó để trông đợi một bức tranh nghệ thuật ra đời, nhưng ba mẹ sẽ thích thú khi xem cách bé tập trung vào tác phẩm nghệ thuật của mình như thế nào.
Làm sao để nói “Không” với bé 2 tuổi rưỡi?
Một vài bí quyết bạn có thể áp dụng khi cần nói “Không” với bé 2 tuổi rưỡi:
Cho bé điều bé muốn bằng trí tưởng tượng: “Mẹ ước gì mẹ mua cho con tất cả những con búp bê trong cửa hàng này, nhưng hôm nay thì không thể rồi. Hay mẹ con ta lấy búp bê ở nhà của con ra công viên chơi cùng nhé?”.
Tỏ ra đồng cảm với bé: “Mẹ biết là con muốn ăn món tráng miệng này trước vì trông nó ngon tuyệt, nhưng để dành nó sau bữa tối thì bánh cũng vẫn rất ngon mà”.
Tìm cách trì hoãn: “Mẹ biết là con không muốn về nhà, vậy mẹ cho con trượt thêm 2 vòng nữa rồi mẹ con ta cùng về nhé”.
Đánh lạc hướng bé: “Màu sáp là để vẽ trên giấy, không phải trên bàn đâu con à… Đây, con hãy nhìn vào bút màu sáp này, khi vẽ nó trên trang giấy, nó thật là đẹp phải không nào?”
Bé 2 tuổi rưỡi sẽ đạt được những cột mốc phát triển khiến mẹ vô cùng ngạc nhiên đó! Để nắm bắt trẻ 2 tuổi rưỡi của mẹ có đang bắt kịp đà tăng trưởng lành mạnh hay không. Mẹ đọc tiếp để có thông tin chiều cao, cân nặng chuẩn và những sự phát triển các kỹ năng vận động; ngôn ngữ và xã hội nhé.
1. Sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ 30 tháng tuổi
Chiều cao, cân nặng là thông tin vô cùng quan trọng giúp mẹ biết trẻ có đang bị chậm lớn; hay đang phát triển khỏe mạnh:
Chiều cao, cân nặng bé gái 2 tuổi rưỡi tương ứng là 90.42cm và 13.06kg.
Chiều cao, cân nặng trẻ em nam 2 tuổi rưỡi tương ứng là 91.44cm và 13.5kg.
Bé 2 tuổi rưỡi biết làm gì? Các bé 2 tuổi rưỡi có thể nhìn và nghe những chi tiết nhỏ hết sức thần kỳ.
Lý do là bé đang mở rộng các giác quan của mình để học hỏi được thật nhiều điều mới mẻ cũng như tự mình trải nghiệm mọi thứ. Bé hòa mình vào âm thanh, màu sắc, kích cỡ và những động tác lắc lư theo tiếng nhạc.
Có thể mẹ sẽ ngạc nhiên khi nghe bé 2 tuổi rưỡi nhà mình nói về “tiếng đồng hồ tích tắc” hay “bác đưa thư đội chiếc mũ màu xanh”. Bé cũng thích vẽ ra mối quan hệ giữa các sự vật mà bé chú ý có những đặc điểm giống nhau như: “Mẹ ơi, con thấy bộ râu của ông giống như râu của ông già Noel vậy đó”.
Một đứa bé 2 tuổi rưỡi quan tâm mọi thứ một cách sâu sắc đến từng chi tiết. Điều đó giải thích tại sao bé có thể nhanh chóng nhận ra sự thay đổi, ví dụ như vị trí đồ nội thất trong nhà được sắp xếp lại, một mái tóc mới của người xung quanh hay cuốn sách bị xé mất một trang. Một khi bé phát hiện, bé sẽ mong muốn được đưa mọi thứ về tình trạng ban đầu!
Hướng dẫn chăm sóc bé 2 tuổi rưỡi
1. Dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi rưỡi
Nhu cầu dinh dưỡng sẽ đa dạng vào tùy thuộc vào từng trẻ. Theo khuyến cáo, trẻ từ 2-3 tuổi cần khoảng 1,000 – 1,400 calories mỗi ngày. Mẹ sẽ cần đảm bảo bé có đủ dưỡng chất từ những đa dạng thực phẩm như: trái cây, rau củ, sữa, ngũ cốc, thịt nạc và các loại đậu…
Một số lưu ý khi chăm sóc dinh dưỡng cho bé 2 tuổi rưỡi:
Ăn các bữa ăn cùng nhau như một gia đình bất cứ khi nào có thể.
Cho trẻ 2 tuổi rưỡi uống sữa ít béo hoặc không béo hoặc đồ uống có bổ sung đậu nành.
Cho trẻ ăn các sản phẩm sữa ít béo và không béo khác, như sữa chua.
Giới hạn 100% nước trái cây không quá 120 ml/ngày.
Tránh thức ăn và đồ uống có nhiều đường, muối và chất béo.
Trẻ khoảng 30 tháng tuổi đi cần ngủ 11-14 giờ mỗi 24 giờ. Thông thường đây là giấc ngủ dài 10-12 giờ mỗi đêm; và giấc ngủ ngắn 1-2 giờ vào ban ngày. Bé 2 tuổi rưỡi đang phát triển nhanh, và thời gian giấc ngủ của trẻ cũng thay đổi rất nhiều ở độ tuổi này.
Theo khuyến nghị, lịch trình ngủ hàng ngày phổ biến cho trẻ mới biết đi có thể như sau:
7 giờ sáng: thức dậy.
1 giờ chiều: ngủ trưa không quá 2 giờ.
3 giờ chiều: thức dậy.
7h30 tối: giờ đi ngủ.
Bé 2 tuổi rưỡi cũng là giai đoạn nhiều mẹ đau đầu để tập cho con ngủ đúng giờ. Mẹ hãy thử các mẹo sau:
Tránh chơi quá vui trước giờ đi ngủ. Điều này có thể khiến trẻ khó chìm vào giấc ngủ hơn.
Tắt TV, máy tính và máy tính bảng một giờ trước khi đi ngủ và tránh để trẻ 2 tuôi rưỡi xem những thứ đáng sợ hoặc thú vị gần giờ đi ngủ.
Thiết lập một thói quen đi ngủ phù hợp và nhẹ nhàng.
Trước khi rời khỏi phòng ngủ của bé; hãy kiểm tra xem trẻ đã có mọi thứ chúng cần chưa. Nhắc trẻ nằm yên trên giường.
3. Mẹ cần làm gì để giúp trẻ 30 tháng tuổi cần học và phát triển?
Đọc cho bé 2 tuổi rưỡi nghe hàng ngày để khuyến khích phát triển ngôn ngữ; và giúp chuẩn bị cho trẻ đi học mẫu giáo.
Lặp lại cho trẻ những gì trẻ nói. Điều này cho thấy rằng mẹ đã hiểu những gì đã được nói; và giúp bé 2 tuổi rưỡi học những từ thích hợp.
Cân nhắc ghi danh cho bé vào một chương trình mầm non; hoặc sắp xếp các ngày chơi để giúp hình thành các kỹ năng xã hội.
Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị (thời gian dành cho TV, máy tính, máy tính bảng và điện thoại thông minh) không quá 1 giờ mỗi ngày cho chương trình chất lượng cao dành cho trẻ em.
Xem với bé 2 tuổi rưỡi để thúc đẩy trẻ học tập. Không để TV và các màn hình khác trong phòng ngủ của bé 2 tuổi rưỡi.
Các hoạt động, trò chơi giúp bé 2 tuổi rưỡi phát triển
1. Trò chơi phân vai cho bé 2 tuổi rưỡi
Đây là trò chơi có tác dụng rất lớn trong việc kích thích sự tưởng tượng, các thao tác, hành động trong cuộc sống hàng ngày. Trò chơi cũng góp phần nâng cao khả năng ngôn ngữ trong quá trình phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi.
Trẻ sẽ hình dung những công việc khi đóng vai mà trẻ thích ví dụ như chăm sóc em bé, đi chợ mua đồ, nấu ăn,… Đặc biệt, ba mẹ khuyến khích trẻ đóng vai thành các nhân vật cổ tích, dễ thương, tốt bụng… sẽ góp phần giúp hình thành nhiều nét tính cách tốt đẹp trong tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi.
Vẽ tranh, tô màu , chơi đất nặn là các trò chơi đầy màu sắc và sinh động luôn thu hút các trẻ trong giai đoạn phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi. Những trò chơi này giúp trẻ rèn luyện kỹ năng cầm bút, di màu, vẽ các hình đơn giản như đường tròn, đường uốn lượn,… cũng như phân biệt màu sắc một cách thuần thục hơn.
Vận động của đôi bàn tay và các ngón tay của trẻ cũng trở nên khéo léo và uyển chuyển hơn; khi cố gắng kiểm soát nét bút của mình hay cố gắng tạo hình đất nặn thật đẹp. Ba mẹ có thể cho trẻ thử sức với nhiều loại màu sắc khác nhau để trẻ thỏa sức tưởng tượng và sáng tạo ra các tác phẩm của riêng trẻ.
[inline_article id=188409]
3. Các trò chơi vận động phù hợp với bé 2 tuổi rưỡi
Tổ chức các trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ không những giúp phát triển thể chất; mà còn phát triển nhiều đặc điểm tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi. Một số trò chơi ba mẹ có thể tham khảo như sau:
Đi theo đội trưởng: Trẻ quan sát và bắt chước những bước chân của người dẫn đầu hay còn gọi là đội trưởng. Đội trưởng có thể đi nhanh, rồi chậm, đi bước lớn rồi nhỏ, nhảy như kangaroo, phóng lên như cá heo và trườn như rắn.
Bắt banh: Đây là trò chơi phổ biến giúp trẻ rèn luyện kỹ năng phản xạ chính xác. Ba mẹ và trẻ có thể chơi với nhau bằng cách chuyền banh cho nhau. Ba mẹ lăn 1 trái banh về phía trẻ và khuyến khích trẻ chạm banh bằng chân. Sau khi trẻ là thành thạo và di chuyển nhanh nhẹn; ba mẹ và trẻ có thể tăng khoảng cách ra xa.
Nhảy múa: Đây là một loại hình vận động giúp trẻ cảm thụ âm nhạc bằng chuyển động cơ thể trong quá trình phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi. Trẻ nghe và nhún nhảy, múa, hát theo là điều kiện giúp cho vận động cơ thể trẻ ngày càng uyển chuyển và hoàn thiện. Mở nhiều thể loại nhạc khác nhau và khuyến khích bé con nhảy theo nhạc.
4. Các trò chơi lắp ghép
Ba mẹ cho trẻ chơi các trò ghép hình, ghép đồ vật, Lego,… sẽ giúp phát triển khả năng quan sát, sáng tạo và vận động tinh trong quá trình phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi.
Trẻ sẽ tư duy để tìm những hình khớp với nhau để tạo thành hình ảnh hoàn chỉnh hay những mắt xích khớp được với nhau để tạo thành những chiếc máy bay, xe hơi,… từ những đồ chơi ghép hình hay Lego. Thêm vào đó, những trò chơi này còn giúp trẻ rèn tính kiên trì rất hiệu quả.
Lưu ý khi chăm sóc bé 2 tuổi rưỡi
Liệu bạn có nên thoải mái “khỏa thân” trước mặt bé 2 tuổi rưỡi của mình không? Câu trả lời là “Có thể”. Mặc dù vậy, mỗi gia đình chọn việc thể hiện tình trạng “thả rông” theo những cách khác nhau. Con bạn bắt đầu hiểu được ngôn ngữ cơ thể của chính mình. Nếu bạn muốn dạy bé về việc ở trần trước mặt người khác là không đúng, đó cũng là một ý kiến hay, bởi vì bé cũng sẽ học điều này khi bé đến trường sau này.
Nếu bé tỏ ra không thoải mái với hình ảnh “thả rông” của bạn như cười khúc khích, che mắt lại, điều đó có nghĩa bé đã hiểu được rằng việc mặc quần áo là điều cần thiết khi ở nơi công cộng. Đây là lúc bạn nên ăn mặc nghiêm chỉnh khi đứng trước bé, dĩ nhiên trừ những lúc bạn tắm cùng bé.
Kỹ năng nói của bé 2 tuổi
Bé 2 tuổi học được từ mới và ý nghĩa của chúng mỗi ngày. Trí não của bé 2 tuổi đã có khả năng xử lý những âm thanh mới nhanh hơn trước đây. Tuy nhiên, việc ghép chúng lại với nhau cho đúng ngữ pháp hoàn toàn lại là một câu chuyện khác. Bé sẽ còn cần nhiều thời gian để luyện kỹ năng nói. Thậm chí chính người lớn chúng ta vẫn đôi khi gặp rắc rối khi dùng các cấu trúc ngữ pháp phức tạp.
Bạn không cần phải dạy ngữ pháp thật chính xác cho bé trước tuổi đi học. Tuy nhiên, với các bé 2 tuổi đến 3 tuổi, đa số các bé đã có thể sử dụng chính xác các động từ, đại từ, giới từ và một vài từ loại khác bằng cách lắng nghe và luyện tập. Khuôn mẫu của các từ vựng và cụm từ được bé tự động phân loại trong trí não và lưu trữ lại cho việc sử dụng về sau.
Sau đây là một trong số những thay đổi thú vị mà có thể bạn sẽ phát hiện ở bé trong giai đoạn này:
Bé dùng chính xác các đại từ nhân xưng. Thay vì dùng tên hoặc tên cúng cơm ở nhà, ví dụ như: “Bi muốn”, bé sẽ nói: “Con muốn” hay: “Em muốn” với ba mẹ và anh chị của bé.
Bé có thể sử dụng các tính từ miêu tả, mặc dù có thể không chính xác, thường thì cách dùng từ ngộ nghĩnh của bé sẽ khiến người lớn bật cười vui vẻ.
Bé có thể sử dụng các động từ tuy không phải lúc nào cũng đúng.
Bé 2 tuổi sẽ mắc lỗi ngữ pháp và kết hợp từ không hợp lý trong một thời gian nữa. Tuy nhiên, nếu bé chỉ phạm những lỗi nhỏ không đáng kể, ba mẹ cũng nên đánh giá cao khả năng của bé và dành lời khen ngợi động viên bé.
Lưu ý cho ba mẹ
Bạn có thể sẽ thấy thật mệt mỏi và kiệt sức khi phải giám sát con 24/7 vì ở giai đoạn 1 đến 2 tuổi, bé dễ gặp tai nạn. Hầu hết những tai nạn xảy ra không phải do cha mẹ không quan tâm con cái mà vì họ lơ là trong giây lát. Vì vậy, bạn cần đặc biệt thận trọng ngay cả trong những lúc gấp rút nhất: sửa soạn đi làm vào buổi sáng, khi chuẩn bị bữa trưa, tại các buổi tiệc hay vào kỳ nghỉ ngơi thư giãn, mỗi khi bạn có khách hoặc khi bạn đang chạy thục mạng vì sợ trễ.
Bé 2 tuổi đã có thể bộc lộ năng khiếu bẩm sinh?
Đa số các bé ở tuổi mầm non học hỏi rất nhiều và cũng rất nhanh. Và có thể bạn đang tự hỏi bé 2 tuổi nhà mình có sở hữu một năng khiếu thiên bẩm nào đó không? Các bé có năng khiếu bẩm sinh thường sẽ có khả năng nắm bắt và học hỏi nhanh hơn so với các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, các biểu hiện về năng khiếu thường được xác định dựa trên thành tích gặt hái được trong một lĩnh vực nào đó mà bé có khả năng học hỏi sâu hơn, nhanh hơn so với các bạn cùng tuổi khác và điều này hiển nhiên sẽ chỉ được nhìn nhận khi bé bước vào cấp 1. Vậy có cách nào phát hiện ra năng khiếu bẩm sinh của bé ở giai đoạn này không?
Có nhiều loại năng khiếu khác nhau. Thông thường bé sẽ tỏ ra nổi trội hơn cả ở một số lĩnh vực nào đó. Ví dụ, một vài bé có năng khiếu về âm nhạc trong khi số khác lại nổi trội về hoạt động rèn luyện thể chất hay khả năng nói chuyện so với các bạn cùng lứa.
Đừng gò ép con bạn vào một khuôn khổ nào đó liên quan đến năng khiếu. Điều trẻ cần là hòa nhịp vào các hoạt động vui chơi và học tập như các bạn đồng trang lứa. Bé sẽ học hỏi qua các cuộc trò chuyện cùng bạn bè, đọc sách, hít thở bầu không khí trong lành, trải nghiệm các trò chơi đa dạng và đầy tính thử thách, cũng như tiếp xúc với nhiều người mới, đến những nơi mới, cùng với nhiều khoảng thời gian vui chơi và nghỉ ngơi khác nữa.
Các bé 2 tuổi có năng khiếu bẩm sinh có thể bộc lộ rõ. Tuy nhiên, trong môi trường học thuật lại là một vấn đề khác. Trường học chú trọng nhiều đến việc học hỏi và rèn luyện cường độ cao, tập trung vào các kỹ năng mà các bé có thể học được dễ dàng sau này. Trong khi đó, ở giai đoạn mầm non, trí não của trẻ cần các hoạt động sáng tạo, các trò chơi lặp đi lặp lại và cảm giác được che chở.
Đừng để việc xem tivi làm hỏng bé
Khi bé 2 tuổi say sưa với các băng đĩa DVD hoặc dán mắt vào tivi, bạn có thể có thêm thời gian để nấu ăn, trả tiền hóa đơn, hoặc chỉ đơn giản là ngồi thiền hít thở thật sâu. Mẹ cần chú ý, khoảng thời gian cho bé 2 tuổi xem tivi chỉ nên dưới 2 giờ mỗi ngày. Việc bé say sưa dán mắt vào màn hình tivi sẽ khiến cho khả năng phát triển ngôn ngữ của bé chậm hơn, đồng thời bé dễ mắc bệnh béo phì và các vấn đề nghiêm trọng khác nữa.
Ba mẹ cũng cần lựa chọn chương trình truyền hình phù hợp với tuổi của bé, cẩn thận với các chương trình dành cho trẻ em đang được phát sóng vì phim hoạt hình và các bộ phim sitcom hài hước dành cho các bé lớn hơn có thể khiến bé 2 tuổi sợ hãi và bối rối. Ba mẹ có thể mua đĩa hoặc ghi lại một chương trình hay đã chọn lọc sẵn và bật lên cho bé xem mỗi khi bạn cần thời gian để làm việc. Không nên để việc xem tivi là một phần hoạt động hàng ngày của bé.
Khả năng tập trung của bé 2 tuổi
Ở giai đoạn này, bé đã biết kiểm soát các hoạt động của mình tốt hơn. Một đứa bé 2 tuổi có thể chơi với những đồ vật nhỏ hoặc đồ chơi có nhiều chi tiết một cách dễ dàng. Đôi lúc bé quá say mê với trò chơi đến mức tỏ ra bực bội và khó chịu nếu ai đó làm gián đoạn cuộc vui của mình, ví dụ như khi đang chơi mà tới giờ ăn. Bạn có thể báo trước cho bé trước khi bắt đầu trò chơi, chẳng hạn: “Con có thể chơi với các khối gỗ khoảng 15 phút, nhưng sau đó là con phải ăn tối rồi đấy”. Nếu có thời gian, bạn có thể nhắc nhở bé trước khi nhấn mạnh rằng đã đến lúc bé phải dừng trò lại.
Tại sao bé 2 tuổi thích biến nhà thành “bãi chiến trường”?
Khi bé bận rộn với những hoạt động của mình cũng là lúc căn nhà sẽ bừa bộn hơn. Không chỉ có đồ chơi, sách vở vương vãi khắp mọi nơi, bé độ tuổi này thích lục lọi và bày ra những đồ vật từ kệ sách và các ngăn tủ. Nhiều bé 2 tuổi còn vẽ lên tường, làm đổ nước trái cây, xé báo hay quăng quần áo lung tung.
Tình trạng lộn xộn của bé 2 tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Lý do đầu tiên là bé hành động theo tâm trạng và dễ dàng bị phân tâm, cũng như dễ dàng bỏ dở việc đang làm và chuyển sang một việc khác. Bên cạnh đó, sự tò mò cũng đóng một vai trò quan trọng, bé muốn biết mọi thứ trên đời, ví dụ như cái gì đựng trong tủ chén hoặc điều gì sẽ xảy ra khi bé rút những miếng khăn giấy cuối cùng ra khỏi hộp.
Bé sẽ cần nhiều thời gian và sự luyện tập để học hỏi đâu là chỗ bỏ những chiếc vớ dơ và nơi nào không được để bút chì màu. Do đó ba mẹ cần hỗ trợ bé bằng cách kiên nhẫn và động viên bé. Lời khuyên cho ba mẹ là đừng mong chờ quá nhiều vào việc bé sẽ giữ ngăn nắp khi bé đang bước vào giai đoạn học hỏi tích cực nhất.
Khả năng vận động của bé 2 tuổi Thỉnh thoảng bé có vẻ thể hiện sự tập trung cao độ và kiên trì của một nhà khoa học thực thụ khi nghiên cứu cuộc sống quanh bé. Trên thực tế, bé 2 tuổi đang trong đà phát triển và sẽ lặp đi lặp lại một số hành động nhất định. Việc này giúp bé hoàn thiện các kỹ năng vận động của mình.
Ba mẹ có thể giúp bé thực hành những kỹ năng vận động bằng cách mua những loại đồ chơi để bé lái hay cưỡi và những loại đồ chơi kéo đẩy dành cho độ tuổi của bé. Một gợi ý hay khác là những món đồ chơi trí tuệ bằng gỗ có các nút tròn phía trên để bé có thể cầm nắm dễ dàng hay những chiếc hộp có khóa. Nếu bé của bạn là gái, trò chơi mặc đồ cho búp bê sẽ rèn cho bé biết cách cài nút và buộc dây như thế nào. Bé cũng có thể học cách thắt sợi len và dây lại với nhau cho ra những hình thù đa dạng hoặc xâu chuỗi những chiếc nút và tràng hạt lớn. Tất cả các hoạt động này sẽ giúp phát triển kỹ năng sử dụng đôi bàn tay khéo léo cho bé.
Một lợi ích đáng kể khác của trò chơi có tính lặp đi lặp lại là phát triển não bộ cho bé. Trải nghiệm cũng là một cách để các bé 2 tuổi nhận biết thế giới xung quanh hoạt động như thế nào. Vì thế, mẹ đừng ngạc nhiên khi thấy bé loay hoay mang giày vào rồi lại tháo giày ra. Bé chơi đi chơi lại trò xếp gạch mãi không chán, hay bé cảm thấy thích thú vô cùng khi chơi đùa cùng vòi nước nhỏ giọt trong vườn nhà. Rất có thể bé đang tự hỏi rằng. “Nó sẽ như thế nào nếu đặt vòi nước trên bãi cỏ nhỉ? Hay đặt trên vỉa hè? Nếu mình cầm ống nước lên cao sẽ sao nhỉ? Nếu mình kéo ống nước xuống thấp sẽ như thế nào đây?.
Lưu ý cho mẹ khi bé ham mê vận động
Bé trước tuổi đến trường thường lắm chiêu trò với những vấn đề phát sinh không ngừng để bạn giải quyết. Những trò chơi vận động mạnh thường làm cho bé khó chịu khi mang tã lót, vì thế bé hay táy máy tháo bỏ tã lót ra khỏi người. Nếu con bạn nằm trong số đó, hãy buộc chặt tã lót bằng băng keo mềm. Tã lót sẽ khó bung ra, và bé sẽ mau chóng từ bỏ việc cố gắng tháo tã ra.
Bé 2 tuổi đã biết sử dụng tay thuận?
Trong suốt một năm đầu đời, nếu để ý quan sát có thể bạn sẽ nhận thấy bé con mới chập chững biết đi của bạn bắt đầu thích sử dụng tay này hơn là tay kia trong sinh hoạt hàng ngày. Khác với khi còn là trẻ sơ sinh, bé có khuynh hướng sử dụng hai tay luân phiên nhau.
Khi bé 2 tuổi, việc sử dụng tay thuận sẽ càng rõ ràng hơn nữa và bạn có thể biết rõ bé thuận tay trái hay tay phải. Ngoài ra, có một cách đơn giản để nhận biết bé thuận tay nào: Cầm đồ chơi trong tay và xem bé sử dụng tay nào để lấy, quan sát bé dùng muỗng tay nào trong bữa ăn. Tay thuận thường là tay mạnh hơn, khéo léo hơn trong mọi hoạt động, vì thế bé sẽ sử dụng nó trong sinh hoạt hàng ngày.
Ít bé nào duy trì được khả năng thuận cả hai tay từ lúc mới sinh, điều đó có nghĩa là bé chỉ dùng cả hai tay cho đến giai đoạn bé vào mẫu giáo. Một số bé sử dụng tay thuận cho việc ăn uống và cầm bút nhưng lại dùng tay còn lại để ném bóng chẳng hạn. Mặt khác, việc bé thuận tay nào còn phụ thuộc phần lớn vào gen di truyền. Chỉ khoảng 1/10 trẻ em thuận tay trái, nhưng nếu cả ba lẫn mẹ đều thuận tay trái, khả năng bé thuận tay trái chiếm đến 50%.
Ba mẹ không nên cố gắng thay đổi thói quen mang yếu tố di truyền này. Việc ép bé 2 tuổi sử dụng tay không thuận chỉ mang lại cho bé nhiều thất vọng về bản thân mình và làm tổn phí năng lực của bé. Thay vào đó, ba mẹ nên dành thời gian và công sức cho việc giúp bé phát triển các kỹ năng khác cũng như học hỏi thêm nhiều điều mới.
Bảo vệ an toàn cho bé ở nhà
Bé 2 tuổi thường phát triển rất nhanh. Thử dạo một vòng quanh nhà qua con mắt nhìn của bé, bạn sẽ nhận ra có bao điều hấp dẫn bé khám phá. Đây cũng có thể là nguồn gốc nguy hiểm đối với bé.
Các bé 2 tuổi tò mò và hiếu động thích đứng chễm chệ trên thùng nước, bất chấp nguy cơ chết đuối rình rập. Bé cũng thích khám phá các ngăn tủ kéo nơi có thể bị kẹp ngón tay hay đụng phải các đồ vật sắc nhọn. Để tránh điều này, thay khóa tủ mới và lắp cao hơn tầm với của bé. Mẹ nên dọn dẹp ngăn nắp và cất các chất tẩy rửa hay hóa chất độc hại ra khỏi tầm với của trẻ.
Ở độ tuổi này, khả năng gặp tai nạn là rất cao bởi vì bé chỉ chăm chăm vào việc khám phá các vật thể lạ mà không nghĩ gì tới nguy hiểm. Do đó, ba mẹ cần dọn dẹp nền nhà sạch sẽ, bởi các món đồ chơi, thảm lót và các vật dụng vướng víu khác mà bé bừa bộn khắp mọi nơi có thể làm bé 2 tuổi gặp nguy hiểm.
Một điều lưu ý nữa là bạn cần trang bị đầy đủ các đồ dùng sơ cứu cần thiết trong nhà như băng cứu thương, thuốc sát trùng… Bạn cũng đừng quên những câu nói vỗ về xoa dịu khi chẳng may bé bị trầy xước hay bầm tím, chúng có tác dụng như một loại thuốc giảm đau hiệu quả với bé đấy.
Những mốc phát triển của bé 2 tuổi
Làm cách nào bạn biết được bé đang phát triển theo đúng hướng? Các bé 2 tuổi bắt đầu phát triển rõ rệt theo mức độ mà bé nắm bắt các kỹ năng mới. Những mốc quan trọng mà hầu hết các bé ở độ tuổi lên 2 đều trải qua đó là:
Chỉ đúng một số đồ vật khi bạn gọi tên.
Gọi được tên của những người quen thuộc, đồ vật và các bộ phận trên cơ thể.
Sử dụng những cụm từ ngắn và các câu ngắn gọn chứa từ 2 đến 4 từ.
Làm theo những chỉ dẫn đơn giản của bạn.
Lặp lại những từ bé nghe được.
Tìm thấy đồ vật cho dù bạn có giấu kỹ dưới 2 hoặc 3 lớp mền.
Phân loại đồ vật theo màu sắc.
Chơi những trò chơi tưởng tượng, đóng giả hay bắt chước người lớn.
Nếu bạn lo sợ con mình bị “chậm” một vài kỹ năng nào và không theo kịp các bạn cùng trang lứa, nên hỏi ý kiến bác sĩ. Cách tốt nhất để chẩn đoán bé có gặp vấn đề hay không là thông qua sự đánh giá chuyên nghiệp và theo dõi của bác sĩ, kèm theo đó là sự tác động đến từ bạn bởi vì không một ai khác có thể hiểu rõ bé bằng chính mẹ của bé cả.
Cuộc sống hiện tại của mẹ: Thể hiện cảm xúc
“Thiên thần” bé nhỏ đáng yêu sẽ tung tăng bước theo bạn ở khắp mọi nơi vì với bé, bạn cũng giống như một người bạn thân thiết vậy.
Bạn tự hỏi có nên kiềm chế hay che giấu những cảm xúc mãnh liệt của bạn trước mặt bé không? Câu trả lời gần như là không trong hầu hết các trường hợp.
Việc bé 2 tuổi hiểu được cách bạn và mọi người xung quanh bộc lộ cảm xúc sẽ tốt cho sự phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội của bé. Bạn nên dùng những lời giải thích đơn giản cho bé hiểu như: “Mẹ đang khóc là bởi vì mẹ nhớ ba và điều đó làm cho mẹ buồn đấy con yêu, nhưng bây giờ mẹ đã cảm thấy tốt hơn. Hãy ôm mẹ nào mẹ sẽ cảm thấy tuyệt vời lắm, sau đó mẹ con mình đi ăn trưa nhé!”.
Tuy vậy, nếu bạn đang sôi sục vì giận dữ việc gì, nhớ trấn an bé không được sợ hãi. Các bậc phụ huynh đôi khi tỏ ra mất bình tĩnh trong phút chốc, mặc dù mục tiêu của bạn là phải giữ bình tĩnh và giải quyết vấn đề dựa trên lý trí. Bạn nên nhớ rằng đây là giai đoạn bé 2 tuổi phát triển mạnh mẽ về mặt cảm xúc nên rất dễ đồng cảm với người khác.
Trí tưởng tượng sinh động là một trong những phần thú vị nhất trong phát triển tâm lý của trẻ trước tuổi đi học, trừ những lúc tưởng tượng đến sự sợ hãi.
Bé 2 tuổi có thể sợ tất cả mọi thứ cũng như hay tưởng tượng ra những hình ảnh đáng sợ vượt khỏi những gì diễn ra trước mắt trẻ.
Hai điều này biểu hiện ở một số trẻ như không thích người lạ hoặc nhớ lại một kinh nghiệm trong quá khứ như một lần chích ngừa chẳng hạn. Chắc chắn bạn thường nhận ra rất nhiều trẻ sợ bác sĩ.
Cùng tham khảo một số cách để giảm bớt nỗi sợ tâm lý này nhé:
Thử mua cho bé một túi y tế đặc biệt có ống nghe đồ chơi, nhiệt kế để con bạn có thể chơi trò làm bác sĩ và cũng có thể mang theo một búp bê đồ chơi để đóng giả bệnh nhân.
Nói trước với trẻ về những gì sắp xảy ra như: “Đầu tiên, chúng ta sẽ đi đến một bàn lớn và nói tên của con. Sau đó chúng ta sẽ ngồi xuống ghế, đọc 1 cuốn sách và đợi gọi tên”.
Nên cho con bạn ngồi trên đùi trong suốt thời gian bác sĩ khám và chích thuốc.
Đừng nói dối trẻ, đừng bao giờ nói kiểu: “Chích sẽ không đau một chút nào cả”.
Đừng bao giờ hứa những chuyện không có thật, kiểu như: “Con sẽ không phải chích đâu”. Con của bạn chắc chắn sẽ trốn chích nếu có cơ hội.
Luôn giữ tinh thần lạc quan, bé 2 tuổi rất giỏi nhận biết các dấu hiện trên khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể của bạn.
Cuộc sống của mẹ: Nói “ không” với trẻ
Bạn có tự hỏi có phải bé 2 tuổi đang đảm nhận nhiệm vụ “kiểm tra sức chịu đựng của bạn”? Câu trả lời thường là: “Lẽ dĩ nhiên rồi!”.
Thông qua việc khám phá không ngừng và luôn đẩy cha mẹ đến giới hạn chịu đựng, trẻ sẽ học được những điều gì được chấp nhận và những gì không.
Có nhiều cha mẹ không muốn nói “Không” với trẻ trước tuổi đi học vì sợ làm ảnh hưởng tới tinh thần của trẻ nhưng thật sự “Không” là một từ cần thiết và vô cùng quan trọng. Bé con ở tuổi này sẽ không bao giờ nhận ra những quy luật nếu như bạn không chỉ rõ cái gì “được” và cái gì “không”.
Bạn có biết, bé 2 tuổi không thể hiểu những giải thích dài dòng về việc: “Tại sao giữ khư khư và giành đồ chơi với bạn là điều không tốt?”. Trẻ chỉ cần hiểu một cách nhanh chóng và rõ ràng thông điệp: “Hành động đó không được chấp nhận”. Cố gắng giữ giọng nói của bạn đủ cứng rắn nhưng vẫn ấm áp và khích lệ. Lúc này, “kiên nhẫn” chính là người bạn tốt nhất của bạn!
Bé 2 tuổi của bạn là một tài năng hùng biện vừa chớm nở, mặc dù bạn là người quản trò trong hầu hết cuộc nói chuyện này. Bé bắt đầu đặt ra nhiều câu hỏi, đây là cơ hội giúp bé phát triển 2 kỹ năng cần thiết trong suốt quá trình lớn lên: đó là cách để khám phá mọi thứ xung quanh, và cách để cuộc trò chuyện được tiếp tục. Bạn nên tạo điều kiện cho bé gắn kết với bạn lâu hơn và bắt nhịp nhiều hơn những từ ngữ của bé.
Ban đầu những câu hỏi yêu thích của bé sẽ là: “Tại sao?”, “Đó là gì vậy ba mẹ?” và đa phần là “Gì vậy?”, hoặc đơn giản hơn là những từ ngọng nghịu không rõ nghĩa. Khi kỹ năng ngôn ngữ của bé phát triển cũng là lúc nhiều câu hỏi trí tuệ hơn xuất hiện, chẳng hạn như: “Điều gì làm nên âm thanh?”, “Sao xe lại chỉ đi trên đường?”, “Tại sao những con chim không rớt xuống?”…
Mẹ nên trả lời những thắc mắc của bé càng nhanh càng tốt, đơn giản và trọn câu, chẳng hạn như: “Những chú chim có cánh để giúp chúng bay cao trên bầu trời”. Bạn nên biết rằng trả lời câu hỏi của bé cũng là cách để động viên bé hăng hái đặt những câu hỏi khác trong tương lai và qua những lời giải đáp của bạn sẽ giúp bé học hỏi rất nhiều, chẳng hạn như cách kết hợp câu văn như thế nào cho trôi chảy. Đừng sợ phải nói câu: “Mẹ không biết”, bạn nên tham khảo và đọc những cuốn sách hay về các chủ đề mà bạn muốn chia sẻ cùng con.
Con bạn thích trả lời câu hỏi cũng nhiều như cách bé đặt câu hỏi. Vì vậy, khi bạn đọc sách, hãy hỏi bé về những bức tranh hay câu chuyện trong đó, như là: “Con có thấy con cún màu nâu trong bức tranh ở đâu không?”, “Con nghĩ cún nâu thích ăn món gì nào?”, “Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong câu chuyện này đây?”…
Cuộc sống của mẹ: Nên cho bé thời gian tự xoay xở
Bé 2 tuổi không phải lúc nào cũng hoạt động cùng một khung giờ như người lớn. Bé dễ dàng xao lãng khi ngồi vào bàn ăn, hay nằng nặc đòi tự mình mang tất bất kể phải tốn bao nhiêu thời gian đi nữa. Ngay cả đối với những bậc phụ huynh mang tiếng kiên nhẫn nhất cũng có thể cảm thấy quá sức chịu đựng, đặc biệt là khi họ phải chạy đua với thời gian vì trễ giờ.
Thay vì dỗ dành bé 2 tuổi của bạn phải làm nhanh lên, tại sao bạn không dành thêm vài phút và để bé tự do làm mọi thứ theo cách riêng của bé. Một cách khác để bạn lấy lại bình tĩnh là hít thở thật sâu và chậm rãi hoặc đếm đến mười để cố gắng làm bạn lắng dịu xuống.
Tất nhiên nếu bạn thực sự đang vội, bạn chỉ còn cách là nhảy vào cuộc và mang bé theo cùng, bạn có thể cho bé làm những việc bé thích vào những ngày ít bận rộn hơn.