Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Sự phát triển thể chất của trẻ mầm non: Khó khăn khi cầm nắm vật

Nếu bé đã 18 tháng tuổi nhưng vẫn cầm nắm vật không chặt, sự phát triển của bé có thể đang gặp trở ngại mà nguyên nhân là các vấn đề về kỹ năng vận động, thị lực, hoặc có thể do môi trường sống của bé.

Sự phát triển của trẻ và dấu hiệu khó khăn khi cầm nắm vật
Việc cầm nắm, sử dụng các đồ vật như bút chì, bàn chải đánh răng, muỗng có liên quan đến một loạt các nhóm cơ, kỹ năng bao gồm sức mạnh thể lực, độ khéo léo, thị lực và định hình các cử động.

Kỹ năng cầm nắm của bé thường tốt hơn vào thời điểm khoảng 18 tháng tuổi. Sau thời điểm đó, nếu bé vẫn gặp khó khăn khi nắm đồ vật hoặc không thể xếp ba bốn khối gạch chồng lên nhau, đây là tình trạng đáng lo ngại.

Nguyên nhân khó khăn khi cầm nắm vật 
Bé có thể chậm phát triển một số kỹ năng vận động nhất định vì nhiều lý do, nhưng lý do chính là vì bé không thực hành đầy đủ. Khi được 10 tháng tuổi, bé đã có thể dùng ngón trỏ và ngón cái để cầm những miếng bánh nhỏ cho lên miệng. Kỹ năng cầm nắm chưa tốt có thể là do bé chưa có cơ hội thực hành hoặc không được khuyến khích phát triển kỹ năng này vì luôn có người kế bên đút cho bé ăn.

Sự phát triển của trẻ mầm non: Khó khăn khi cầm nắm vật
Phần lớn các trường hợp cầm nắm vật không chặt chỉ là tạm thời trong sự phát triển của trẻ và sẽ cải thiện nếu được tập luyện

Một lý do khác cản trở khả năng cầm nắm là vì thị lực kém khiến bé không nhìn rõ đồ vật. Chậm phát triển kỹ năng vận động cũng có thể có mối liên hệ với chậm phát triển tâm thần hoặc có vấn đề về thần kinh, nhưng khả năng này khá thấp.

Giải pháp điều trị khó khăn khi cầm nắm vật
Các phương pháp trị liệu chú trọng vào kỹ năng vận động sẽ giúp ích cho các bé chậm phát triển trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, bố mẹ nên cố gắng khuyến khích bé năng vận động tại nhà nhiều hơn. Đây là điều rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Nếu có vấn đề về thị giác, bé có thể cần được đeo kính.