Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Gợi ý những trò chơi vận động cho trẻ mầm non

Một cơ thể khỏe mạnh không chỉ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng mà còn cần những hoạt động thể chất. Những trò chơi vận động như leo, chạy, nhảy … sẽ giúp trẻ đốt năng lượng và kích thích quá trình trao đổi chất.

Bên cạnh đó, vận động đưa trẻ đến với những khám phá mới mẻ, giúp trẻ tự nhận ra điều gì mình có thể làm và điều gì mình chưa đủ khả năng. Từ những kinh nghiệm thực tế như vậy, bé có thể tự khám phá bản thân mình và khám phá thế giới.

Trò chơi vận động cho trẻ mầm non
Không chỉ giúp bé phát triển kỹ năng vận động, những trò chơi vận động còn giúp bé phát triển khả năng sáng tạo

MarryBaby gợi ý một số trò chơi vận động cho trẻ mầm non mẹ có thể tham khảo. Đừng bỏ qua nhé!

1. Trò vận động chân

Có rất nhiều cách tuyệt vời để bé luyện tập cơ chân. Dưới đây là một số gợi ý mẹ có thể tham khảo:

  • Chạy xe đạp: Ở tuổi mầm non là bé đã có thể bắt đầu tập chạy xe đạp rồi. Chạy xe không chỉ giúp trẻ hoạt động cơ chân mà còn cải thiện khả năng cân bằng. Mẹ và bé cũng sẽ có thêm cơ hội được ra ngoài để hít thở không khí trong lành.
  • Chơi trượt ba-tin: Khoảng 3 tuổi trở lên là trẻ đã đủ điều kiện để thử chơi trượt ba-tin. Cũng tương tự như xe đạp, trò này giúp vừa hoạt động thể chất vừa có cơ hội khám phá thế giới bên ngoài. Tuy vậy, mẹ nên trang bị đồ bảo hộ đầy đủ và an toàn cho con.
  • Chơi trốn tìm: Đây là một trò chơi mà tất cả các trẻ em đều được chơi qua. Tuy luật chơi đơn giản nhưng lại giúp con nhiều thứ. Ngoài kĩ năng vận động còn là khả năng quan sát và giao tiếp với bạn cùng chơi.
  • Đá bóng: Với những trẻ nam thì không thể thiếu những trò vận động với trái bóng được. Không cần phải có đội chơi hay sân bóng cao cấp, mẹ chỉ cần cho con đuổi theo trái bóng thì đã là vận động rồi.
  • Nhảy lò cò, nhảy dây: Giai đoạn tuổi mầm non vẫn là khoản thời gian con hoàn thiện hệ thần kinh vận động cũng như kĩ năng giữ thăng bằng. Những trò chơi lò cò hay nhảy dây cũng có hiệu quả rất lớn cho sự phát triển của trẻ.

[inline_article id=95022]

2. Trò vận động tay

Trẻ mầm non cần những hoạt động giúp bé phát triển kỹ năng vận động tinh của mình. Những hoạt động đòi hỏi sự khéo léo của cơ bàn tay, cổ tay là lựa chọn hoàn hảo cho bé trong giai đoạn này. Một số gợi ý mẹ có thể tham khảo như:

  • Trò bóng ném:Trẻ con thường có thói quen ném đồ ra xa. Nhưng đó là những cú ném tự do và ngẫu nhiên. Để biến thói quen đó trở thành trò chơi vận động thì mẹ cần một cái đích đến. Một vài mô hình bóng rổ mini là một ý tưởng không tồi phải không nào.
  • Trò đất nặn: Để kích thích sự vận động linh hoạt của các ngón tay thì không trò nào xứng đáng hơn đất nặn. Con sẽ được thử thách sự khéo léo cũng như sáng tạo trong khi chơi.
  • Cắt dán, tô màu: Tương tự như trò đất nặn, trò cắt dán và tô màu cũng đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay. Đây có thể được xem là những bài tập khởi động cho sau này. Nếu có ngón tay linh hoạt con sẽ dễ biết dùng đũa, thìa cũng như tập viết. nhanh hơn.

[inline_article id=45680]

3. Trò vận động toàn thân

Có khá nhiều trò chơi vận động cho trẻ mầm non yêu cầu hoạt động toàn thân. Bé ở độ tuổi này đã sẵn sàng để làm tất cả mọi thứ. Mẹ có thể tùy vào sở thích mà lựa cho con một môn thể thao vận động thích hợp. Những sự lựa chọn cho mẹ như là bơi, võ, thể dục nhịp điệu và yoga. Hình thành thói quen chơi thể thao ngay từ nhỏ là một điều nên làm.

Lưu ý dành cho mẹ

  • Bé trong độ tuổi mầm non, từ 3-5 tuổi nên tham gia các hoạt động ngoài trời ít nhất 1,5 tiếng/tuần.
  • Chú ý điều kiện an toàn của sân chơi. Đồng thời, mẹ cũng nên đặt ra những luật lệ an toàn trong lúc chơi.
  • Không nên cho bé chơi ngoài trời trong khoảng thời gian 11-15h, đây là thời điểm ánh nắng mặt trời “độc” nhất, sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ.

Với những trò vận động cho trẻ mầm non trên, hy vọng mẹ sẽ tìm thấy những trò thích hợp cho bé và mọi người trong nhà. Cùng dành thời gian vui đùa là cách tốt nhất để gia tăng tình cảm, gắn kết các thành viên trong nhà. Vì vậy, dù bận cách mấy, ba mẹ cũng nên dành ít nhất 30 phút/ ngày để chơi với con nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg là phát triển bình thường?

Vậy trẻ từ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu cm mới là phát triển bình thường? Tổ chức Y Tế thế giới WHO đã đưa ra một bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ để dùng làm chỉ số đo tham chiếu cho sự tăng trưởng của trẻ.

1. Trẻ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg?

1.1 Bé 2 tuổi nặng bao nhiêu kg?

Mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển khác nhau, tùy thuộc vào các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống bao gồm cả yếu tố di truyền và môi trường. Theo WHO, bé gái 2 tuổi có cân nặng trung bình là 12kg; bé trai 2 tuổi có cân nặng trung bình là 12.5 kg.

Để xác định xem trẻ có đang phát triển với tốc độ khỏe mạnh về cân nặng hay không; các bậc cha mẹ nên dựa vào biểu đồ bách phân vị được công công bố bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Biểu đồ bách phân vị được hiểu là tỉ lệ phần trăm số trẻ em có số đo thấp hơn mức bách phân vị đang xem xét. Chẳng hạn như bé gái 2 tuổi có cân nặng nằm ở bách phân vị 50 (50th) của bảng cân nặng; nghĩa là bé nặng hơn 50% số bé gái cùng tuổi trên toàn thế giới.

Bảng cân nặng theo bách phân vị của bé gái
Biểu đồ bách phân vị cho bé gái theo WHO
biểu đồ bách phân vị cho bé trai
Biểu đồ bách phân vị cho bé trai theo WHO

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn: Mẹ phải xử sao?

1.2 Trẻ 3-5 tuổi nặng bao nhiêu kg?

  • Trẻ 3 tuổi: Trẻ 3 tuổi có cân nặng dao động từ 10,8 đến 16 kg với bé gái;  khoảng 11,3 đến 15,3 kg đối với bé trai.
  • Trẻ 4 tuổi: Cân nặng của trẻ thường nằm trong khoảng từ 15 đến 16,1 kg cho bé gái và 15,5 đến 16,5 kg cho bé trai.
  • Trẻ 5 tuổi: Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới bé gái nặng khoảng 17.9kg, bé trai nặng khoảng 18,3 kg.

2. Bé 2-5 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?

2.1 Bé 2 tuổi cao bao nhiêu?

Theo Tổ chức Ytế Thế giới (WHO), bé gái 2 tuổi có chiều cao trung bình là 85 cm. Bé trai 2 tuổi có chiều cao trung bình là 87cm.

Để xác định xem trẻ có đang phát triển với tốc độ khỏe mạnh về chiều cao hay không; biểu đồ bách phân vị do Tổ chức Y tế Thế giới công bố (WHO) thể hiện chính xác nhất.

Biểu đồ bách phân vị được hiểu là tỉ lệ phần trăm số trẻ em có số đo thấp hơn mức bách phân vị đang xem xét. Chẳng hạn như bé gái 2 tuổi có chiều cao nằm ở bách phân vị 40 (40th) của bảng chiều cao nghĩa là bé cao hơn 50% số bé gái cùng tuổi trên toàn thế giới.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm, nguyên nhân và cách khắc phục

trẻ 2 5 tuổi nặng bao nhiêu kg
Không chỉ biết trẻ 2 5 tuổi nặng bao nhiêu kg, cha mẹ hẳn còn tò mò về chiều cao của bé

2.2 Trẻ 3-5 tuổi cao bao nhiêu?

  • Trẻ 3 tuổi: Trung bình, trẻ 3 tuổi cao 95cm đối với bé gái và 96cm đối với bé trai.
  • Trẻ 4 tuổi: Chiều cao của bé gái 4 tuổi sẽ khoảng 100 đến 102,7 cm và bé trai khoảng 100 đến 105 cm.
  • Trẻ 5 tuổi: Bé gái 5 tuổi cao khoảng 109,4 cm và bé trai khoảng 105,2 cm.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bé 3 tuổi: Hiểu tâm lý và sự phát triển để dạy con nhàn tênh

3. Bảng chiều cao, cân nặng của trẻ 2-5 tuổi chuẩn WHO

Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 2-5 tuổi theo chỉ số phát triển bình thường của người Việt Nam. Trong bảng có hiển thị mức trung bình cân nặng của trẻ từ 2-5 tuổi là bao nhiêu kg, cao bao nhiêu cm và cột mốc báo động mức suy dinh dưỡng, thừa cân của trẻ từ 2-5 tuổi.

Cân nặng(kg)

Tuổi Giới hạn dưới Trung bình Giới hạn trên
2 tuổi 9,0 11,5 14,8
3 tuổi 10,8  13,9  16,1
4 tuổi 12,3  16,1 21,5
5 tuổi 13,7  18,2 24,9

Chiều cao(cm)

2 tuổi 80,0  86,4 92,9
3 tuổi 87,4 95,1 102,7
4 tuổi 94,1 102,7 111,3
5 tuổi 99,9  109,4 118,9

Bảng chiều cao cân nặng về cân nặng của trẻ từ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu cm theo chuẩn WHO dùng để tham chiếu các thông số xem mức độ tăng trưởng của trẻ ra sao.

Nếu trẻ phát triển không giống bảng chiều cao, cân nặng này; mẹ nên điều chỉnh lại dinh dưỡng, giấc ngủ,… của con.

4. Trẻ từ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg là thấp còi? Cách khắc phục

Để xác định nguy cơ suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ; cha mẹ đối chiếu trên bảng bách phân vị, nếu bé nằm dưới BPV 15th; bé có nguy cơ suy dinh dưỡng, thấp còi.

Trẻ từ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu cm phụ thuộc chủ yếu 3 yếu tố là dinh dưỡng, giấc ngủ, vận động hằng ngày. Vì vậy nếu con thấp còi, mẹ có thể cân nhắc 3 yếu tố trên để điều chỉnh cho bé.

4.1 Về dinh dưỡng

Trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi cần được chăm sóc đặc biệt về dinh dưỡng. Chú ý cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng trong các bữa chính, ngoài ra cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng trong các bữa phụ. Cho bé ăn thêm nhiều sữa chua, trái cây, bánh flan, các loại sữa trái cây.

Ngoài quan tâm đến trẻ từ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu; cha mẹ xem thêm 12 bữa sáng cho bé 2-3 tuổi dễ làm và đầy đủ dưỡng chất

4.2 Về vận động

Con thấp còi so với bảng quy định trẻ từ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu cm thì phải làm sao? Đó là tăng cường vận động các bài vận động phù hợp với độ tuổi của các bé. Nên kích thích bé tham gia các trò chơi ngoài nắng sớm để hấp thụ tốt Vitamin D(loại vitamin giúp hấp thu canxi tốt hơn) giúp cải thiện về chiều cao.

trẻ 2-5 tuổi cao nhờ vận động
trẻ 2 5 tuổi nặng bao nhiêu kg là thấp còi? Xử lý thế nào?

4.3 Về giấc ngủ

Nên ngủ sớm và ngủ đủ giấc mỗi ngày từ 12-14 tiếng. Buổi tối ba mẹ không nên cho bé chơi điện thoại, máy tính bảng nhiều. Thay vì thế hãy kể chuyện cho con nghe để con đi vào giấc ngủ tốt hơn.

Buổi sáng, nên tạo cho bé thói quen dậy sớm để ăn bữa sáng. Nhiều gia đình thường hay để cho bé ngủ dậy muộn, bỏ qua bữa sáng quan trọng nhất trong ngày.

Ba mẹ cũng nên kiểm tra chiều cao cân nặng của bé theo tháng hoặc theo quý để so với bảng chiều cao cân nặng của trẻ để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng như cách chăm sóc bé cho phù hợp.

[inline_article id=60672]

5. Trẻ từ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg là béo phì? Cách giảm béo

Để xác định nguy cơ béo phì ở trẻ; cha mẹ đối chiếu trên bảng bách phân vị, nếu bé nằm trên BPV 85th; bé có nguy cơ béo phì.

Trẻ béo phì so với bảng quy định trẻ từ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg có nhiều nguyên nhân. Chủ yếu do ăn nhiều chất béo, tinh bột giàu năng lượng lại ít vận động dẫn đến tích lũy mỡ.

Trẻ em béo phì khi lớn lên thường hay mặc cảm tự ti về cân nặng của mình, ngại giao tiếp xa hội, học hành sa sút. Chưa kể trẻ em béo phì thường dậy thì sớm và hàng loạt chứng bệnh nguy hiểm như tim mạch, mỡ máu, rối loạn chuyển hóa lipid… Ba mẹ cần hết sức chú ý đến con nếu thấy con có biểu hiện dư cân nhiều so với bảng chiều cao cân nặng.

trẻ 2 5 tuổi béo phì
Trẻ 2 5 tuổi nặng bao nhiêu kg được coi là béo phì?

Cách kiểm soát cho bé có nguy cơ béo phì

  • Cùng con chơi các trò chơi vận động: đuổi bắt, trốn tìm, đạp xe hoặc đi bơi…vừa làm bé thích thú lại vừa tiêu giảm calo.
  • Tăng cường các món rau xanh, thực phẩm tốt cho sức khỏe; hạn chế các món chiên xào nhiều dầu mỡ khi chế biến món ăn cho bé.
  • Không nên cho con uống nước ngọt có ga. Không nên để nhiều bánh kẹo trong nhà và đừng cho trẻ ăn đêm. Tuy nhiên, lưu ý không nên cắt giảm phần ăn của trẻ đột ngột, vì sẽ dễ làm trẻ nghĩ mình “bị bỏ rơi”.
  • Hạn chế dùng điện thoại, xem tivi cả ngày thay vào đó khuyến khích bé phụ giúp ba mẹ việc nhỏ trong nhà. Nếu bé đã dư cân quá mức cần đi khám dinh dưỡng để được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn.

Hy vọng với bảng quy định chiều cao, cân nặng trẻ từ 2-5 tuổi như trên có thể giải đáp thắc mắc của cha mẹ về vấn đề trẻ từ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu cm. Cha mẹ có thể dựa vào đấy để có chiến lược chăm sóc con hiệu quả hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ ăn vặt thường xuyên: Nên hay không?

Ăn vặt là thói quen khó thay đổi ở trẻ em. Ăn vặt không hề có hại cho sức khỏe của bé nếu mẹ biết chỉ cho con các đồ ăn vặt ngon, bổ. Tuy nhiên, Thói quen này sẽ gây hại cho tiêu hóa và sức khỏe của bé nếu mẹ để cho bé ăn vặt mọi thứ tùy thích.Ăn vặt 1

Các nhà khoa học từng cảnh báo, ăn vặt có thể “giết chết” sự thèm ăn và thói quen không nên duy trì ở trẻ đang độ tuổi tiểu học. Tuy nhiên đó là khi bạn để trẻ ăn không kiểm soát và ăn theo sở thích thiếu khoa học.

Trẻ ăn vặt vừa lợi, vừa hại

1. Lợi ích của việc trẻ ăn vặt

♦ Ổn định lượng đường trong máu

Sau bữa ăn chính khoảng 3 giờ, lượng đường trong máu sẽ giảm xuống, khuyến khích trẻ ăn một lượng nhỏ thức ăn sẽ giảm các giác đói cồn cáo, thúc đầy quá trình trao đổi chất và cân bằng lượng đường trong máu.

♦ Thêm dinh dưỡng cho trẻ có dạ dày nhỏ

Riêng với những trẻ được bác sĩ chỉ định là có dạ dày nhỏ hơn mức bình thường mỗi bữa chính thường ăn ít, nhanh no. Điều đó đồng nghĩa với việc tiêu hóa cũng nhanh và không chịu được khoảng cách giữa các bữa ăn quá dài. Vì vậy trẻ cần được bổ sung thêm thức ăn để tăng cường dinh dưỡng.

♦ Tăng khả năng tập trung

Ở trong cơn đói cồn cào sẽ khó tập trung vào việc học tập, lựa chọn món ăn dặm thêm khi đó giống như thêm nhiên liệu cháy chậm, cung cấp năng lượng suốt cả ngày. Nếu ăn những đồ ăn có nhiều protein thì trẻ sẽ tăng khả năng tập trung và sự tỉnh táo.

Ăn vặt
Ăn vặt tăng khả năng tập trung cho trẻ

2. Tác hại của việc trẻ ăn vặt

Nếu trẻ chọn đồ ăn vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc ăn không đúng cách có thể gây ra những tác hại lâu dài cho sức khỏe.

♦ Mất cảm giác ngon miệng

Nếu thường xuyên ăn “linh tinh” thì khái niệm về các bữa ăn chính gần như sẽ biến mất. Cảm giác no, ngán ăn không ngon miệng xuất hiện. Một quy trình ăn uống phản khoa học sẽ lặp lại liên tục: Ăn không đủ lượng khiến dạ dày cảm thấy đói chỉ sau khi ăn vài giờ và rồi sau đó lại tiếp tục ăn vặt để chống đói.

Kéo theo hiện tượng trên chính là rối loạn ăn uống. Ăn ngoài giờ quá nhiều sẽ gây ra tình trạng ăn uống vô độ và không thể kiểm soát và mất thêm thời gian dài nữa để điều trị bệnh.

♦ Tăng cân béo phì

Nếu việc ăn uống ngoài giờ trở thành thói quen thì nó rất dễ khiến cơ thể bị rơi vào tình trạng tăng cân béo phì. Đây là mối nguy hiểm hiện hữu ngay trước mắt. Vì vậy, hãy kiểm soát việc ăn vặt  để tránh hiện tượng tăng cân không mong muốn.

♦ Trẻ dễ bị sâu răng

Với những trẻ có thói quen ăn bữa phụ về đêm và chưa có ý thức hoặc không biết cách vệ sinh răng miệng sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng vì sau khi ăn thức ăn chứa nhiều đường, vì lúc này độ pH trong miệng sẽ giảm (nhiều axit) và răng dễ bị ăn mòn hoặc sâu, đặc biệt là vào buổi tối.

Ăn vặt
Ăn vặt khiến trẻ dễ bị sâu răng

♦ Các vấn đề khác về sức khỏe

Một số bệnh lý có thể xuất hiện nếu trẻ có thói quen ăn uống thiếu khoa học này là bệnh tim, bệnh tiểu đường và đột quỵ, gan, thận, tiêu hóa.

Hãy cho trẻ ăn bữa phụ đúng thời điểm bằng cách bạn sắp xếp bữa ăn thêm cho trẻ và nhắc nhở thời gian nào thích hợp để trẻ nạp thêm năng lượng khi đi học, ăn nhiều món đường phố cũng không tốt. Nếu để trẻ ăn quá gần bữa chính có thể ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng. Vì vậy, bạn nên sắp xếp cho trẻ ăn vặt vào giữa những bữa ăn chính để tránh vấp phải vấn đề nêu trên.

Điểm danh như các món ăn vặt cổng trường ngon nhưng độc hại

Khi cuộc sống ngày càng đầy đủ, chuyện cho trẻ tiền ăn vặt sau mỗi giờ tan học gần như đang rất phổ biến. Cũng vì vậy, những gánh hàng rong, quán ăn vặt ngày càng nhiều, những món ăn vặt cũng đa dạng và giá rẻ. Nhiều phụ huynh dù biết việc ăn vặt bừa bãi không có lợi cho trẻ nhưng đôi khi vì nuông chiều con cái mà các mẹ vẫn “nhắm mắt làm ngơ”.

Các món ăn vặt dưới đây phụ huynh nên hạn chế cho trẻ ăn để bảo vệ sức khỏe cho bé nhé.

1. Xúc xích

Không biết từ bao giờ xúc xích đã trở thành món ăn vặt ngon đường phố được nhiều trẻ yêu thích. Từ nhà ra phố, từ quán ăn tới gánh rong ven đường đều bày bán xúc xích. Giống nhau về hình thức và cách chế biến nhưng khác hoàn toàn về giá cả. Một cây xúc xích ở cổng trường chỉ có giá vài ngàn được chế biến từ nguyên liệu như thế nào ngay cả người bán đôi khi cũng không biết.

Xúc xích giàu năng lượng nhưng lại rất ít dinh dưỡng, không có lợi cho sức khỏe trong quá trình phát triển của trẻ. Vì trong xúc xích có hóa chất, chất phụ gia, chất bảo quản, buộc gan phải hoạt động rất nhiều lần để giải độc cho cơ thể. Chưa kể đến xúc xích được bán rong có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, được chế biến từ thịt ôi thiu dễ gây ngộ độc thực phẩm.

Ăn vặt
Ăn xúc xích khiến trẻ dễ bị béo phì

Bất kỳ ở đâu, trong trường, trên xe máy hay ở nơi vui chơi công cộng, món ăn vặt này cũng được tất cả trẻ em yêu thích. Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ ra rằng: Nếu mỗi ngày ăn một gói bim bim thì trung bình một năm, cơ thể trẻ sẽ tồn tại thêm 5 lít dầu. Các chất béo chuyển hóa, muối, chất phụ gia có trong snack dễ khiến thận bị quá tải, tim làm việc quá sức, trẻ dễ bị sâu răng, béo phì, lười ăn.

3. Thịt bò cay siêu rẻ

Có những loại thịt bò cay cay, ngọt ngọt được bán với giá siêu sốc: 3000đ- 5000đ. Làm một phép so sánh giản đơn nhất giá thịt bò Việt bán ở chợ tính từng lạng cũng trên dưới 20.000đ thì chắc chắn nguyên liệu trong các gói bò kia không thể là bò.

Và Cục Quản lý nông, lâm, thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) đã đưa ra bản kết luận về các loại sản phẩm bò thơm cay này: Theo kết quả kiểm nghiệm, sản phẩm sườn bò này không có thịt nói chung và thịt bò nói riêng. Thành phần chính được ghi trên nhãn gồm bột mỳ, nước, dầu thực vật, đường, muối, ớt, bột gia vị, mỳ chính và phụ gia hương liệu.Ăn vặt

4. Xí muội, ô mai không rõ nguồn gốc xuất xứ

Nếu các học sinh nam mê xúc xích thì nhiều bạn gái mê ô mai, xí muội được đóng gói nhỏ hoặc bán riêng lẻ mà không ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ. Khi kiểm nghiệm, các cơ quan chức năng liên quan cũng đã đưa công bố những loại sản phẩm có chứa chất cấm cyclamate và đường saccharin với hàm lượng vượt hơn 31 lần so với tiêu chuẩn của Việt Nam. Chất cyclamate được biết đến có thể gây ung thư gan, thận, phổi và tiểu đường.

5. Trà sữa trân châu

Trong danh sách các món ăn đường phố trước cổng trường cũng không thể không kể tên trà sữa trân châu. Thức uống này từ khi du nhập vào Việt Nam, đã tạo nên “cơn sốt” ở mọi tầng lớp không riêng gì trẻ tiểu học.

Tuy nhiên, ly trà sữa 10.000đ -12.000đ lại không chứa sữa cũng không có trà. Thành phần của nó đa phần là kem béo pha lẫn với bột “trà” cùng với các chất phụ gia khác như hương liệu tinh dầu thơm, bột pha màu.

Không những không có chất dinh dưỡng mà món ăn vặt này chứa một lượng đường, chất béo bão hòa và acid béo chuyển hóa lớn, những thành phần này đều rất không tốt cho sức khỏe.

ăn vặt
Trà sữa là món ăn vặt yêu thích và phổ biến ở học đường song lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe của trẻ

Mách mẹ cho trẻ ăn vặt đúng cách

1. Hình thành thói quen ăn vặt lành mạnh cho trẻ

Về cơ bản, các món ăn vặt là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể, hạn chế cơn đói giữa các bữa ăn và ổn định lượng đường trong máu. Một món ăn vặt được gọi là thông minh khi chứa từ 100-200 calories và cung cấp được các vitamin, khoáng chất, protein hoặc chất xơ cần thiết.

Tuy nhiên, trước sự nở rộ của thức ăn vặt hiện nay như snack, bỏng ngô, thực phẩm đóng hộp, xúc xích, kẹo bánh, nước ngọt có ga, thức ăn chiên rán thì việc đảm bảo dưỡng chất cần thiết cũng như sử dụng hợp lý các món ăn vặt là điều khó có thể thực hiện. Chính vì thế, để ăn vặt trở thành điểm cộng cho sức khỏe, tất nhiên sự chọn lọc của mẹ là vô cùng quan trọng.

2. Các món ăn vặt tốt cho trẻ

Chọn những món ăn vặt có lượng chất béo, muối và đường thấp, thuộc vào món ăn vặt lành mạnh mẹ có thể cho bé ăn mỗi ngày.  Chuyên gia chỉ ra rằng, các món ăn vặt tốt cho sức khỏe trẻ do ít muối, ít đường, ít béo nên mùi vị “không thơm”, vì vậy, không phải là món trẻ thích ăn nhất. Tuy nhiên, khẩu vị và hứng thú của trẻ có thể do bố mẹ tạo ra. Các bậc phụ huynh nên bắt đầu ngay từ khi trẻ còn ấu thơ, lựa chọn món ăn vặt cho trẻ. Trẻ nhỏ đã quen vị lớn lên sẽ thành nếp. Điều này có lợi cho trẻ, do có thói quen ăn uống lành mạnh sau này.

Loại món ăn vặt này chứa chất béo, đường, muối ở mức trung bình khuyến khích mỗi tuần cho trẻ ăn 1-2 lần. Đó là những món như sô cô la đen, cánh vịt nướng, thịt xiên, bánh gato, miếng rong biển, nho khô, phô mai, hạt điều sấy khô, khoai lang khô.

Ăn vặt
bánh plan rất dễ làm và bổ dưỡng mẹ nên tự làm cho bé ăn nhé

Ngoài ra, mẹ có thể học chế biến các món ăn vặt dễ làm cho bé như bánh plan, bắp xào, đậu phộng bọc nhân cho bé ăn, vừa tiết kiệm lại vừa bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.

3. Các món ăn vặt không tốt cho trẻ

Tránh cho trẻ ăn món ăn vặt này có hàm lượng chất béo, đường, muối cao và một số chất phụ gia hoặc các thành phần không tốt cho sức khỏe. Đó là những món như gà rán, thực phẩm chiên phồng (khoai tây chiên, tôm chiên), bánh sô cô la, bánh quy kẹp bơ, phomat, coca cola, bánh kem, kẹo bông, kẹo sữa, kẹo trái cây.

4. Thời gian cho bé ăn vặt

Những món ăn vặt ngon tốt nhất nên cho bé ăn vào thời gian ở giữa hai bữa ăn chính. Đó là buổi sáng, tầm 9 giờ, buổi chiều tầm 3 giờ và trước khi đi ngủ 1 tiếng. Tuy nhiên tốt nhất là hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ để tránh sâu răng.

[inline_article id=99148]

Trong những năm gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng hơn 10% dân số lớn nhất thế giới là béo phì và ít nhất 2,8 triệu người chết mỗi năm do hậu quả của tình trạng thừa cân. Chính vì vậy, bạn cũng cần cân nhắc trong việc để trẻ duy trì thói quen ăn vặt thường xuyên để tránh những hậu quả không đáng có.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Hiểu tâm lý trẻ 5 tuổi để nuôi dạy con tốt hơn

Bước vào tuổi lên 5 trẻ bắt đầu có sự nhận thức và phát triển vượt trội về mọi mặt, cả về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ lẫn tính cách. Ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu thể hiện chính kiến của mình và thường tỏ ra bướng bỉnh. Vậy, bạn đã hiểu gì về tâm lý trẻ 5 tuổi để uốn nắn trẻ thành một đứa trẻ ngoan?

Ở lứa tuổi này trẻ thường hiếu động, ham chơi và có nhiều hoạt động giao tiếp với bạn bè, như bé thích chơi các trò chơi tập thể. Trẻ bắt đầu tiếp thu nhiều kiến thức mới mẻ ở trường, phát triển về khả năng tư duy logic cũng như hoàn thiện về trí tuệ, ngôn ngữ. Nhìn chung, tâm lý trẻ 5 tuổi thường có những đặc điểm sau.

1. Trẻ ích kỉ

Trẻ 5 tuổi bắt đầu ý thức về bản thân mình, trẻ biết yêu bản thân mình và bắt đầu xuất hiện tính ích kỉ, không muốn chia sẻ mọi thứ với người xung quanh. Trẻ ý thức cái gì là sở hữu của mình, cái gì là của người khác và trẻ chỉ chăm chăm vào lợi ích của bản thân mà không cần biết những người xung quanh. Đây là tính cách có hai mặt, một mặt nó sẽ giúp trẻ luôn ý thức và phát triển lòng tự trọng của mình, nhưng mặt khác nếu trẻ ích kỉ thái quá mà không có sự uốn nắn của người lớn trẻ sẽ thành một người xấu.

Với tính ích kỉ trẻ sẽ tự cô lập mình, bị bạn bè, và mọi người xung quanh xa lánh. Vì vậy, trong trường hợp này, cha mẹ cần quan sát và uốn nắn bé ngay từ đầu, đặc biệt là với những đứa trẻ con một. Bạn hãy dạy trẻ cách chia sẻ đồ chơi với bạn bè với anh chị em trong nhà. Hãy cho bé thấy niềm vui của mình khi nhận được sự chia sẻ của người khác và ngược lại người khác sẽ vui như thế nào khi nhận được sự chia sẻ của mình. Cha mẹ có thể tập cho trẻ tính nhân ái, biết yêu thương và giúp đỡ người khác bằng những hành động cụ thể của mình như giúp đỡ người già, làm từ thiện…

Tâm lý trẻ
Trẻ 5 tuổi bắt đầu hình thành tính ích kỷ

2. Trẻ thích tưởng tượng

Một trong những tâm lý trẻ 5 tuổi là trẻ rất thích tưởng tượng. Lúc này, trẻ bắt đầu hiểu được những điều thiện, ác, thích những câu chuyện có cái kết có hậu, biết bất bình với những nhân vật xấu trong truyện, trẻ thích hóa thân vào những nhân vật cổ tích có tính cách tốt như thích làm công chúa, ghét nhân vật phù thủy. Lúc này, khả năng ngôn ngữ của trẻ dần hoàn thiện vì vậy, trẻ có thể bịa ra một câu chuyện nào đó để kể lại cho mọi người nghe.

Lúc này bé thường hay kể chuyện cho mẹ nghe, nhất là chuyện trường chuyện lớp, bạn bè, vì vậy ba mẹ cần lắng nghe và chia sẻ mọi điều với con và có khi ba mẹ phải đóng vai là bạn thân của bé. Có như vậy, bạn mới hiểu được trẻ đang nghĩ gì, và mong muốn của trẻ ra sao. Mẹ có thể kể cho bé nghe những câu chuyện hồi tưởng như: Thời bằng tuổi của bé, mẹ thế nào?… để dạy con hướng đến những điều tốt đẹp.

3. Trẻ tỏ ra bướng bĩnh

Ở lứa tuổi này trẻ thường bắt đầu có sự chính kiến riêng của mình nên thường đưa ra những câu hỏi thắc mắc thậm chí cả những lý luận riêng của mình để “cãi” người lớn. Gặp những tình huống như vậy, người lớn cần giải thích kỹ càng cho bé, nếu không trẻ sẽ tỏ ra bướng bĩnh, khó ưa. Trẻ thường cảm thấy bị tổn thương sâu sắc nếu không được cha mẹ thấu hiểu và chia sẻ những thắc mắc của mình.

Tâm lý trẻ 5 tuổi
Hiểu rõ tâm lý của trẻ 5 tuổi sẽ giúp ba mẹ biết cách dạy con phù hợp nhất

4. Trẻ hay nhõng nhẽo

Tính cách này thường xuất phát từ việc nuông chiều của cha mẹ, lâu ngày thành ra ương bướng, nhõng nhẽo và trở nên khó bảo khi ba mẹ không đáp ứng nhu cầu nào đó của trẻ. Tính nhõng nhẽo này nếu không được ba mẹ uốn nắn từ sớm rất dễ làm hư trẻ. Ba mẹ cần có thái độ cứng rắn trước con trẻ, cho trẻ thấy đâu là giới hạn. Cái gì đáp ứng cho bé thì đáp ứng, nếu không được thì phải dứt khoát, không nên thỏa hiệp sẽ làm bé mè nheo mãi. Hãy đưa ra những hình thức kỉ luật dành cho bé nhưng mẹ nhớ nên áp dụng hình thức kỉ luật nhẹ nhàng và mẹ cần kiên nhẫn áp dụng thì lâu dần trẻ sẽ ngoan ngoãn nghe lời.

5. Trẻ sợ bóng tối và con vật

Tâm lý trẻ 5 tuổi bắt đầu biết cảm giác sợ hãi. Điều này xuất phát từ trí tưởng tượng của trẻ. Phần nữa là do người lớn hay đưa ra một số hình ảnh để hù dọa trẻ con khiến cho trẻ hay sợ hãi. Để xóa tan nỗi sợ hãi này của trẻ, mẹ nên khuyến khích cho bé tập tính tự lập, bản lĩnh đối diện với hoàn cảnh bằng cách mẹ tập cho bé ngủ riêng, cho bé tiếp xúc với những con vật mà bé hay sợ hãi để bé thấy rằng chúng không có gì đáng sợ.

Nắm bắt được tâm lý của trẻ 5 tuổi, mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc dạy dỗ và hướng bé thành một em bé ngoan ngoãn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Những bài hát đánh răng siêu dễ thương cho bé

Việc chăm sóc răng miệng cho bé nên bắt đầu từng khi mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Một vấn đề mà nhiều mẹ gặp phải, đó là các bé không thích, hoặc sợ đánh răng. Một trong những cách để bé quên đi cảm giác “đề phòng” khi nhìn thấy bàn chải răng, mẹ có thể thử cho bé xem các bài hát đánh răng. Khi được nhún nhảy cùng âm nhạc vui tươi, bé sẽ thích thú làm theo các nhân vật trong clip đấy!

Các bài hát đánh răng bằng tiếng Việt

Các bài hát tập đánh răng bằng tiếng Việt sẽ giúp bé dễ hiểu và dễ học theo. Mẹ có thể thử cho bé nghe những bài hát dễ thương như Chiếc bàn chải đánh răng (Sáng tác: Thúy Hạnh), Thật đáng yêu (Sáng tác: Nghiêm Bá Hồng).

Chiếc bàn chải đánh răng

Bài hát Chiếc bàn chải đánh răng rất ngắn và dễ nhớ, với ca từ thật đáng yêu như “Không sâu răng bạn ơi. Đau răng không ăn được. Khi răng khỏe trắng xinh, em sẽ được bé xinh”. Chắc hẳn cả ngôi nhà sẽ ngập tràn tiếng hát, tiếng cười đấy!

Thật đáng yêu

Bài hát Thật đáng yêu đã trở thành bài hát đánh răng “huyền thoại” mà hầu như bạn nhỏ nào cũng biết. Mẹ đừng quên cùng con cất cao giọng hát trước khi đánh răng thật sạch nhé.

“Mẹ mua cho em bàn chải xinh.

Như các anh em đánh răng một mình.

Mẹ khen em bé mà vệ sinh

Thật đáng yêu răng ai trắng tinh”

Các bài hát đánh răng bằng tiếng Anh

Các ca khúc đánh răng bằng tiếng Anh cũng không hề gây khó hiểu cho bé đâu mẹ nhé! Vì hầu hết các bé quan tâm đến hình ảnh và giai điệu. Hơn nữa, cho con nghe bài hát đánh răng bằng tiếng Anh cũng đem lại nhiều lợi ích cho việc học ngoại ngữ của con sau này đấy.

Dưới đây là một số giai điệu vui nhộn giúp bé mê đánh răng, mẹ lưu lại nhé!

This is the way we brush our teeth

Rất nhiều kênh nhạc thiếu nhi nổi tiếng như Little Baby Bum, Mother Goose Club thực hiện các bản phối khác nhau cho bài hát này. Mẹ và bé cùng nhún nhảy theo nhé!

“This is the way we brush our teeth

Brush our teeth

Brush our teeth

This is the way we brush our teeth

So early in the morning”

Tooth Brushing Song by Blippi

“Come on brush those teeth

Go on scrub them clean

Come on make those pearly bright shine”

Brushing Song

“I get up in the morning and go to brush my teeth

And take the brush, drop the paste

And go round and round

Round and round

Round and round

Up and down

Brushing makes our teeth healthy and clean

Every morning, every night,

I brush my teeth to make it bright”

Bài hát đánh răng Hàn – Nhật

Ưu điểm của các ca khúc này là có “phần nhìn” vô cùng đáng yêu. Các bạn nhỏ sẽ rất hứng thú với những nhân vật dễ thương, nhiều màu sắc. Bên cạnh đó, Nhật còn sản xuất những video clip ngắn giống như phim hoạt hình để mô tả quá trình vệ sinh răng miệng. Một vài gợi ý tiêu biểu cho mẹ.

Sau khi xem xong những bài hát đánh răng này, bé sẽ tự mình yêu mến việc vệ sinh răng miệng và háo hức đến ngày được tự mình đánh răng hơn. “Nhiệm vụ” của  mẹ là cẩn thận hướng dẫn con cách lấy kem đánh răng và di chuyển bàn chải răng trong miệng. Bên cạnh đóc mẹ cũng có thể mua thêm bộ đồ chơi đánh răng cho con “tập luyện” thêm với các bạn thú bông hay búp bê nhé!

 

Thông tin mẹ cần biết khi chăm sóc răng cho bé

1. Lượng kem đánh răng thích hợp cho bé theo độ tuổi

Với các bé dưới 3 tuổi: Lượng kem đánh răng lấy ra trên bàn chải của bé không lớn hơn 1 hạt gạo.

Với các bé 3 tuổi – 6 tuổi: Lượng kem đánh răng lấy ra trên bàn chải không lớn hơn 1 hạt đậu Hà Lan.

2. Loại kem đánh răng theo độ tuổi của bé

Với các bé dưới 2 tuổi: Mẹ có thể chỉ cần dùng nước trắng để vệ sinh răng cho bé. Kem đánh răng không chứa flourid là thích hợp nhất cho bé ở tuổi này.

Với các bé từ 2 tuổi trở lên: Mẹ có thể bắt đầu cho con sử dụng kem đánh răng chứa flourid nếu bé biết súc miệng và nhổ bọt kem ra sau khi đánh răng.

3. Chọn bàn chải răng cho bé theo độ tuổi

Với các bé dưới 2 tuổi: Loại bàn chải có đầu nhỏ, lông bàn chải mềm bằng silicon sẽ giúp bé không bị trầy nướu.

Với các bé từ 2 tuổi: Loại bàn chải có đầu nhỏ, lông bàn chải nhỏ, mềm và tay cầm lớn sẽ thích hợp để các bé tự cầm khi đánh răng.

 

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

21 món ăn cho bé 2 tuổi đầy đủ dinh dưỡng, ngon mắt

Không giống như thực đơn bé ăn dặm trước đó, món ngon cho bé 2 tuổi đã biến chuyển và thay đổi nhiều. Trẻ đã có thể ăn được cơm, thậm chí có thể ngồi cùng bàn với bố mẹ như một người lớn thực thụ. Nếu vẫn không biết chế biến món nào để vừa đảm bảo dinh dưỡng cho bé 2 tuổi, vừa giúp con duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, mẹ hãy tham khảo ngay 5 món ngon cho bé 2 tuổi ăn cơm hấp dẫn sau đây nhé!

1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé 2 tuổi

Bé lên 2 tuổi sẽ đòi hỏi nguồn dinh dưỡng rất cao vì thế thực đơn món ăn cho bé 2 tuổi mẹ cần phải chắt lọc và nghiên cứu kỹ lưỡng.
Thực phẩm cung cấp mỗi ngày cần đầy đủ các dưỡng chất như chất đạm, chất xơ, protein, vitamin,… Ngoài ra, các món ăn cho bé 2 tuổi cần được đa dạng để kích thích vị ngon của bé.

Ngoài bổ sung các dinh dưỡng cần thiết cho bé, mẹ cũng nên tìm hiểu kỹ những thực phẩm có nguy cơ gây hại để tránh. Ở độ tuổi này, bé bắt đầu tập nhai và nuốt thức ăn, vì thế cần tránh các thực phẩm khó nuốt như: xúc xích, bánh kẹo, thức ăn chưa được cắt nhỏ,…

Mỗi ngày, ngoài ăn cháo và uống sữa, mẹ cũng nên cho bé ăn cơm mềm 2 bữa/ ngày. Để kích thích cảm giác thèm ăn của trẻ cũng như bổ sung các chất dinh dưỡng thì ngoài 3 bữa chính trong ngày, các mẹ sẽ phải thêm cho bé các bữa ăn phụ. Bữa phụ (xế) bạn có thể cho bé dùng các loại chè như chè đậu xanh, chè chuối, bánh flan, trái cây,…

Bên dưới là giờ ăn phụ mà các mẹ có thể tham khảo:

  • Bữa sáng (6g30 – 7g30)
  • Bữa phụ sáng (9g)
  • Bữa trưa (11g – 11g30)
  • Phụ xế (14g00 – 14g30)
  • Chiều (17g00 – 17g30)

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ 2 tuổi cần bổ sung vitamin gì? Mẹ cần biết để giúp con mau lớn

2. Thực đơn các món ăn ngon cho bé 2 tuổi

2.1 Thực đơn các món ăn ngon cho bé 2 tuổi trong 2 tuần

Thực đơn số 1

  • Bữa sáng: Nui hải sản, bánh mousse
  • Bữa trưa:  Cơm mềm, cá hồi sốt chanh dây, măng tây xào, chuối
  • Bữa chiều: Cháo vịt, sữa tươi

Thực đơn món ăn ngon cho bé 2 tuổi số 2

  • Bữa sáng: Bánh mì bơ tỏi, dâu tây, sữa chua
  • Bữa trưa: Cơm rau củ 3 màu, canh khoai sọ, thịt rim, mít
  • Bữa chiều: Cơm mềm, đậu hủ nhồi tôm sốt dầu hào, canh rau dền, ổi

Thực đơn số 3

  • Bữa sáng: Yến mạch nấu sữa tươi, chuối, dâu, việt quốc
  • Bữa trưa: Nui sốt bò, cải bó xôi xào tôm, canh bầu, măng cụt
  • Bữa chiều: Cháo lươn, nấm xào dầu hào, bơ

Thực đơn số 4

món ăn cho bé 2 tuổi

 

  • Bữa sáng: Bún cá, sữa chua dâu chuối
  • Bữa trưa: Cơm mềm, trứng cuộn Hàn quốc, canh kim chi thịt bò, dưa hấu
  • Bữa chiều: Cháo bí đỏ, nghêu hấp, cải bó xôi luộc, quýt

Thực đơn món ăn ngon cho bé 2 tuổi số 5

  • Bữa sáng: Bánh crepe sầu riêng, nước cam
  • Bữa trưa: Cơm mềm, thịt kho hột vịt, canh chua cá lóc, táo
  • Bữa chiều: Cháo trứng, bò xào rau càng cua, lê

Thực đơn món ăn ngon cho bé 2 tuổi số 6

  • Bữa sáng: Sandwich gà sốt bơ tỏi, sinh tố mãng cầu
  • Bữa trưa: Phở bò, dâu tây, sữa chua
  • Bữa chiều: Cơm mềm, tôm kho tàu, rau muống xào tỏi, mận

Thực đơn món ăn ngon cho bé 2 tuổi số 7

  • Bữa sáng: Hủ tiếu mực, nước ép bưởi
  • Bữa trưa: Cơm cuộn rong biển Hàn Quốc, gà sốt mật ong, nho
  • Bữa chiều: Bún bò Huế, sinh tố bơ

Thực đơn số 8

  • Bữa sáng: Ngũ cốc, sữa chua, kiwi
  • Bữa trưa: Bún lứt, gà hấp muối tiêu chanh, bí ngô luộc, sữa tươi
  • Bữa chiều: Cơm mềm, đậu hũ nhồi thịt sốt cà chua, cam

Thực đơn số 9

món ăn ngon cho bé 2 tuổi

  • Bữa sáng: Nui tôm thịt, sinh tố dâu tây
  • Bữa trưa: Cơm mềm, cá saba hấp, canh khoai tây cà rốt, chuối
  • Bữa chiều: Cháo gà, óc heo luộc, bưởi

Thực đơn số 10

  • Bữa sáng: Bún riêu, nước ép lựu
  • Bữa trưa: Cơm mềm, thịt viên sốt cà, canh cải bắp, dưa hấu
  • Bữa chiều: Cơm mềm, cá diêu hồng chưng tương, canh tôm đậu hũ rong biển, dưa gang

Thực đơn số 11

  • Bữa sáng: Bánh pancake sốt mật ong
  • Bữa trưa: Bánh mì, cà ri cá, sinh tố dâu
  • Bữa chiều: Cháo hạt óc chó, sữa tươi

Thực đơn các món ăn ngon cho bé 2 tuổi số 12

  • Bữa sáng: Bánh ướt, sinh tố xoài
  • Bữa trưa: Cơm nát, cá lóc nướng, canh rau củ, cherry
  • Bữa chiều: Cháo hạt vỡ, cá trê chiên, cải thìa hấp, đu đủ

Thực đơn các món ăn ngon cho bé 2 tuổi số 13

  • Bữa sáng: Bánh hỏi tôm cháy, sinh tố dừa
  • Bữa trưa: Bánh đa cua, sữa chua
  • Bữa chiều: Cơm mềm, tim, gan gà xào rau củ, mận

Thực đơn số 14

  • Bữa sáng: Xôi xiêm, nước ép táo
  • Bữa trưa: Bún lứt, cà ri tôm gà, lê
  • Bữa chiều: Cháo óc heo, rau củ luộc, sữa tươi

2.2 Thực đơn các món ăn ngon cho bé 2 tuổi biếng

Thực đơn số 1

món ăn ngon cho bé 2 tuổi

  • Bữa sáng: Phở bò, bánh tiramisu
  • Bữa trưa: Cơm mềm, canh cải bó xôi thịt băm, tôm rang mặn ngọt, thanh long
  • Bữa chiều: Nui sốt bò, canh mướp thịt băm, xoài chín

Thực đơn các món ăn ngon cho bé 2 tuổi biếng ăn số 2

  • Bữa sáng: Súp cua trứng cút, sữa
  • Bữa trưa: Cháo trai, nấm xào dầu hào, bưởi
  • Bữa chiều: Cơm mềm, canh rau dền tôm, chả trứng, sapoche

Thực đơn số 3

  • Bữa sáng: Xôi đậu xanh, nước cam
  • Bữa trưa: Cơm mềm, trứng cuộn kiểu Hàn Quốc, canh nghêu đậu hũ cà chua, nho
  • Bữa chiều: Cháo cá hồi, thanh long

Thực đơn số 4

  • Bữa sáng: Bánh cuốn, bánh su kem
  • Bữa trưa: Cơm mềm, canh sườn nấu nấm rau củ, mực dồn thịt chiên, sinh tố mãng cầu
  • Bữa chiều: Cơm mềm, canh bắp cải thịt băm, xíu mại, vú sữa

Thực đơn các món ăn ngon cho bé 2 tuổi biếng ăn số 5

  • Bữa sáng: Cháo trai, yaourt
  • Bữa trưa: Cơm mềm, canh chua thơm cá lóc, cá basa chiên xù, dưa lưới
  • Bữa chiều: Cơm mềm, canh khoai mỡ nấu tôm, bò kho cà rốt, đu đủ

Thực đơn số 6

  • Bữa sáng: Bánh mì ăn kèm mứt trái cây, sữa chua
  • Bữa trưa: Bún mọc, sinh tố bơ
  • Bữa chiều: Cơm mềm, canh bí đỏ thịt băm, thịt gà rim nước dừa, quýt

Thực đơn các món ăn ngon cho bé 2 tuổi biếng ăn số 7

  • Bữa sáng: Mỳ Ý bò bằm sốt cà chua, bánh bò
  • Bữa trưa: Cơm mềm, đậu hũ nhồi tôm sốt dầu hào, canh cải ngọt, đào
  • Bữa chiều: Cháo bắp tôm thịt, cherry

3. Cách chế biến một số món ăn cơm cho bé 2 tuổi ngon miệng

3.1 Món ngon cho bé 2 tuổi ăn cơm: Đậu hũ nhồi tôm sốt dầu hào

Đậu hũ nhồi tôm sốt dầu hào

Nguyên liệu

  • 1 hộp đậu hũ chiên sẵn
  • 200gr tôm tươi
  • Hạt nêm, đường, dầu hào, tiêu, hành tỏi băm, hành ngò

Cách làm

  • Tôm rửa sạch, để ráo nước. Nêm 1 muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng tiêu, 1/2 muỗng đường, trộn đều tay, sau đó xay nhuyễn.
  • Đậu hũ xắt miếng rồi trét nhân tôm lên cho đầy. Hấp sơ cho tôm chín.
  • Đặt chảo lên bếp cho chút dầu ăn và hành tỏi vào phi thơm.
  • Pha sẵn 2 muỗng canh dầu hào, 3 muỗng canh nước lạnh cho vào chảo hành tỏi nấu sôi nêm đường và chút hạt nêm cho vừa.
  • Cho đậu hũ vào chảo sốt trở đều đậu hũ cho thấm. Trước khi tắt bếp cho hành ngò vào rưới thêm ít dầu mè cho thơm.
  • Như vậy là bạn đã có món ngon cho bé 2 tuổi ăn cơm siêu nhanh rồi đấy.

3.1 Món ăn cho bé 2 tuổi: Nui sốt bò

Nui sốt thịt bằm

Nguyên liệu
  • 1 muỗng canh dầu ô-liu
  • 700gr thịt bò
  • 1 củ hành tây
  • 1kg cà chua
  • 300ml sốt cà chua
  • 400ml nước dùng gà
  • 1 muỗng canh mù tạt
  • 450gr nui xoắn
  • 2 chén phô mai cheddar vụn
  • Hành lá, muối, tiêu

Cách làm

  • Rửa sạch hành tây, cà chua sau đó cắt hạt lựu.
  • Cho dầu ôliu vào chảo, chờ dầu nóng cho thêm thịt bò, hành tây vào đảo đều đến khi bò vàng. Nêm nếm muối, tiêu vừa ăn.
  • Thêm cà chua, nước sốt cà chua, nước dùng gà, mù tạt, nui xoắn và 2 chén nước vào đảo đều. Đun sôi, đậy nắp, hạ lửa nhỏ đến khi nui vừa chín tới.
  • Tắt bếp, cho phô mai vào để khoảng 2 phút cho tan chảy.
  • Thêm ít cà chua băm và hành lá lên trang trí.

3.3 Canh đậu hũ thanh mát

Nguyên liệu

  • 150gr thịt nạc băm
  • 2 quả cà chua; 200 gr giá
  • 2 miếng đậu hũ non
  • 4 củ hành tím
  • Vài nhánh hành lá
  • Vài nhánh rau mùi
  • 220ml nước
  • 1,5 muỗng hạt nêm

Cách làm

  • Hành tím bóc vỏ thái lát
  • Thịt nạc băm ướp với 1/2 muỗng cà phê bột nêm.
  • Dầu nóng, cho hành vào đảo thơm, thêm thịt và cà chua vào xào nhừ, cho nước vào nấu sôi, thả đậu hũ vào nêm gia vị vừa ăn.
  • Sau cùng cho giá, hành lá vào tắt lửa.

Mách nhỏ cho mẹ: Sau khi cho giá vào, mẹ nên tắt lửa ngay. Giá nấu quá mềm sẽ không ngon.

3.4 Món ngon cho bé 2 tuổi ăn cơm: Trứng cuộn kiểu Hàn Quốc

Trẻ em dù ở độ tuổi nào cũng đều yêu thích đặc biệt với món trứng. Món trứng chiên quen thuộc được biến tấu một chút mới lạ trong nguyên liệu và cách chế biến sẽ mang lại cho bé nhiều bất ngờ thú vị.

Trứng cuộn kiểu Hàn Quốc
Hầu hết trẻ em đều có niềm đam mê vô tận với các món trứng

Nguyên liệu

  • 5 quả trứng gà
  • 1/4 muỗng cà phê muối
  • 1/4 muỗng cà phê hạt tiêu
  • 1 muỗng canh sữa
  • 1/4 muỗng cà phê dấm trắng
  • 1/4 chén cà rốt
  • Cà rốt, hành lá gọt vỏ, thái nhỏ. Hành tây bóc vỏ, thái nhỏ. Măng tây, nấm hương, hành lá thái nhỏ.
  • 1/4 chén hành tây
  • 1/4 chén hành lá
  • 1/4 chén nấm hương (khoảng 4-5 nấm)
  • 1/4 chén măng tây
  • Nước dừa

Cách làm

  • Rửa sạch các loại rau củ quả, sau đó cắt nhỏ.
  • Cho trứng gà vào chén, đánh đều tay sau đó nêm muối, tiêu, giấm, sữa. Lọc qua rây.
  • Bắc chảo lên bếp, chờ dầu nóng cho các loại rau vào đảo đều để vừa chín tới. Tắt bếp, đổ rau củ vào trứng trộn đều tay.
  • Trút hỗn hợp trứng và rau củ vào chảo, chờ trứng hơi chín khoảng 75%, cuộn tròn đều. Dùng thìa gỗ hơi ấn nhẹ để phần bên trong chín.
  • Trứng sau khi chín, lấy ra cắt khoanh tròn đều vừa ăn.

[inline_article id=178650]

3.5 Bánh flan nướng thơm béo

Không chỉ xuất hiện trong các món ăn cho bé 2 tuổi, món bánh flan nướng có thể phù hợp với cả những bé nhỏ hơn.

Bánh flan nướng thơm béo
Thay vì hấp cách thủy, nướng bánh flan sẽ hạn chế được nguy cơ bánh bị rổ

Nguyên liệu

  • 75g đường cát
  • 7 quả trứng gà
  • 400g sữa đặc
  • 380g sữa tươi
  • Vani hoặc nước cốt chanh.

Cách làm

  • Nấu chảy đường caramel cho đến khi đường tan chảy hoàn toàn và có màu cánh gián. Cho 1 lớp mỏng đường vào khuôn bánh. Trước khi cho đường vào, quết 1 lớp bơ mỏng lên khuôn bánh.
  • Chuẩn bị hỗn hợp flan bằng cách khuấy sữa đặc với sữa tươi đun nóng. Thêm lòng đỏ trứng gà vào đánh tan đều. Mẹ có thể thêm vani hoặc nước cốt chanh để tăng thêm hương vị cho bánh. Lọc hỗn hợp qua rây.
  • Đổ hỗn hợp flan vào khuôn đã rót caramel.
  • Làm nóng lò ở 170 độ C. Cho nước vào khay lớn, đặt khuôn flan vào, canh nước sao cho nước trong khay ngập 1 nửa khuôn flan.
  • Cho khay vào lò nướng nướng trong 1 giờ. Chú ý canh châm thêm nước trong khay nếu cần. 15 phút cuối, bạn có thể kiểm tra flan chín bằng cách dùng tăm ghim.
  • Flan chín mịn, lấy ra để nguội trong 10 phút, sau đó cho vào tủ lạnh cho săn chắc.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Thực đơn bữa sáng cho bé 1 tuổi bổ dưỡng và đầy hương vị

Những món ngon dưới đây sẽ là ứng cử viên sáng giá để mẹ bổ sung vào bộ sưu tập thực đơn bữa sáng cho bé cưng 1 tuổi đấy!

1. Chất dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn cho bé 1 tuổi

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, Nhu cầu dinh dưỡng của bé 1 tuổi khoảng 1000 calo/ngày chia cho 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Việc bổ sung dưỡng chất nhằm đáp ứng cho những bước phát triển quan trọng trong kỹ năng vận động và nhận thức.

Bé sẽ cần 5 nhóm dưỡng chất cần thiết bao gồm: (1) Chất tinh bột, đường; (2) Chất xơ; (3) Chất đạm; (4) Chất béo; và (5) Vitamin và khoáng chất.

  1. Tinh bột: Cung cấp glucose giúp trẻ có nhiều năng lượng. Tinh bột hiện diện trong các loại ngũ cốc, các loại khoai, củ mì, v.v.
  2. Chất xơ: Giúp hệ thống tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả hơn và giảm nguy cơ mắc một số bệnh. Mẹ có thể bổ sung rau củ quả vào phần ăn của bé.
  3. Chất đạm: Rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ; nó còn giúp duy trì các hoạt động và hỗ trợ làm lành các tổn thương trong cơ thể. Mẹ có thể lấy chất đạm từ thịt, cá, thịt gia cầm, tôm, các loại đậu, v.v. cho bé ăn.
  4. Chất béo: Giúp gia tăng hương vị trong bữa sáng cho bé 1 tuổi; và thúc đẩy việc hấp thụ các loại vitamin như A, D, E, K, v.v. Chất béo tốt có mặt trong các loại dầu thực vật, các loại hạt, cá béo
  5. Các loại vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển cấu trúc xương. Mẹ có thể bổ sung vitamin cho bé bằng cách thêm các loại trái cây, rau củ vào bữa sáng; còn khoáng chất quan trọng được tìm thấy trong sữa, trứng, cá tôm, các loại rau, quả…

Từ đó có thể thấy, thực đơn bữa sáng đa dạng, thường xuyên thay đổi món sẽ giúp cho bé 1 tuổi hấp thu đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.

Thực đơn cho bé 1 tuổi
Thực đơn bữa sáng cho bé 1 tuổi vẫn bao gồm những món ăn mềm, dễ nhai, nuốt

2. Gợi ý bữa sáng cho bé 1 tuổi đủ dưỡng chất và tăng cân

2.1 Cháo lươn đồng

Lươn là thực phẩm có tính mát, thơm ngon và chứa nhiều vitamin A, B1, B6, kali, natri, canxi, sắt. Do đó, nấu cháo lươn trong bữa sáng cho bé 1 tuổi giúp con bổ sung đủ thành phần dinh dưỡng để tăng cân nhanh; hồi phục sức khỏe nhanh khi bé bị bệnh.

[key-takeaways title=””]

Mẹ tham khảo ngay Cách nấu cháo lươn cho bé không tanh, đủ dưỡng chất

[/key-takeaways]

2.2 Súp gà nấm cho bé 12 tháng

Thịt gà là một trong những loại thịt

Nguyên liệu:

  • 50g ức gà.
  • 20g bắp hạt.
  • 10g nấm rơm.
  • 1 củ cà rốt thái hạt lựu.
  • 1 muỗng bột năng, dầu và gia vị cho bé ăn dặm.

Cách nấu:

  • Bước 1: Ức gà mẹ rửa sạch với muối. Rồi đun nước sôi, luộc gà (bỏ thêm chút gia vị cho đậm đà); và xé nhỏ cho bé vừa ăn.
  • Bước 2: Mẹ luộc bắp hạt, cà rốt rồi đun sôi một nồi nước khác, cho các nguyên liệu đã nấu chín bỏ vào nồi.
  • Bước 3: Tiếp tục cho gà xé nhỏ vào. Rối sau đó, mẹ khuấy đều 1 muỗng bột năng với 10ml nước; bỏ vào nồi nấu.
  • Bước 4: Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, khuấy đều rồi tắt bếp. Bày ra bát cho bé 1 tuổi thưởng thức bữa sáng đầy dinh dưỡng và hấp dẫn.

[key-takeaways title=””]

Ngoài súp gà nấu nấm; mẹ có thể học thêm 15 cách nấu cháo gà vô cùng bổ dưỡng cho bé cưng

[/key-takeaways]

2.3 Cháo cá hồi cho bé

Cá hồi là một loại cá béo là ứng cử viên sáng giá cho bữa sáng của bé 1 tuổi vì chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên mẹ lưu ý chỉ nên cho bé 1 tuổi ăn khoảng 28g/tuần để đảm bảo bé không bị ngộ độc thủy ngân nhé.

[key-takeaways title=””]

Mẹ đừng bỏ lỡ 9 cách nấu cháo cá hồi cho bé tăng cân vù vù

[/key-takeaways]

2.4 Pancake cho bé 12 tháng

Bánh Pancake là một bữa sáng không chỉ đơn giản mà còn ngon miệng cho bé 1 tuổi. Mẹ có thể cho bé thưởng thức pancake với nhiều nguyên liệu như sữa hoặc trái cây. Sau đây là hướng dẫn cách làm cho mẹ.

Nguyên liệu:

  • 1/2 chén bột mì.
  • 1 muỗng canh bột nở.
  • 1 muỗng canh đường.
  • 1/2 muỗng cà phê muối tinh.
  • 1/2 muỗng cà phê chiết xuất vani.
  • 2 muỗng cà phê bơ không ướp muối, tan chảy.
  • 1 1/4 cốc sữa + 1 trứng lớn + Dầu ăn dạng xịt.

Cách làm:

  • Bước 1: Cho tất cả các thành phần khô (bột mì, bột nở, đường và muối) vào một tô và tạo lỗ ở giữa.
  • Bước 2: Dùng lò vi sóng đun chảy bơ. Đổ bơ, vani, sữa và trứng vào giữa nguyên liệu khô.
  • Bước 3: Trộn đều tất cả các nguyên liệu bằng máy hoặc bằng tay. Dùng muỗng gạt phần bột ở thành bát vào hỗn hợp.
  • Bước 4: Cho vỉ nướng lên bếp làm nóng, xịt dầu ăn vào trong vỉ. Lấy nửa muôi múc canh để đổ bột vào trong vỉ nướng.
  • Bước 5: Đổ thêm hỗn hợp nguyên liệu lên chảo; lưu ý chừa nhiều khoảng trống giữa các bánh kếp để dễ lật. Khi bánh pancake nổi bong bóng nhỏ; mẹ hãy nhẹ nhàng trượt thìa dưới bánh kếp và lật.
  • Bước 6: Nấu thêm 30 đến 45 giây nữa và dùng thìa nhấc ra khỏi vỉ nướng; vậy là hoàn thành bữa sáng cho bé 1 tuổi vô cùng thơm ngon rồi đó mẹ!
Bánh pancake cho bé 1 tuổi
Làm bữa sáng bánh pancake cho bé 1 tuổi

2.5 Sữa tươi cho bé

Mỗi ngày, bé 1 tuổi có thể uống từ 480 – 720 ml sữa, cho bữa sáng, mẹ hãy giới hạn khoảng 100ml sữa. Sữa là một phần quan trọng trong chế độ ăn của trẻ 1 tuổi vì nó cung cấp canxi và vitamin D, giúp xương chắc khỏe.

Để kết hợp với sữa; mẹ có thể tham khảo thêm cách nấu những món ăn sáng cho bé nhanh gọn, đủ chất

>> Liên quan đến bữa sáng cho bé: Trẻ 1 tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi ngày thì tốt?

2.6 Bột yến mạch

Bột yến mạch là một bữa sáng nhẹ bụng, nhiều vitamin cho bé 1 tuổi. Yến mạch có nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón. Hơn nữa, bột yến mạch chứa nhiều chất xơ, magie, sắt và kẽm tốt cho sức khỏe của bé.

[key-takeaways title=””]

Mẹ còn chờ gì nữa mà không tham khảo 15 cách nấu cháo yến mạch thơm ngon cho trẻ.

[/key-takeaways]

2.7 Sandwich cá ngừ

Cho bé 1 tuổi ăn bữa sáng bằng sandwich cá ngừ vừa tiện lợi, vừa ngon miệng. Tuy nhiên, cá ngừ là một trong những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao; mẹ không nên cho bé ăn thường xuyên món này.

Nguyên liệu:

  • 1 hộp cá ngừ đóng hộp
  • 2 lát bánh mì nguyên cám.
  • 1 lá rau xà lách + rau diếp.
  • 2 quả dưa chuột baby.
  • 3 muỗng canh sốt mayonnaise.
  • Một ít gia vị ăn dặm cho bé.

Cách làm:

  • Bước 1: Thái nhỏ dưa chuột, trộn đều với mayonnaise, nêm nếm ít gia vị cho bé vừa ăn.
  • Bước 2: Tách cá ngừ thành từng miếng nhỏ; xếp lên 1 lát bánh mì; phủ bằng lá rau diếp và xà lách.
  • Bước 3: Đặt miếng bánh mì còn lại lên trên; rồi cắt thành từng miếng nhỏ vừa cho bé thưởng thức.

2.8 Súp bí đỏ cho bữa sáng của bé 1 tuổi

Nguyên liệu:

  • 50g bí đỏ.
  • 2-3 tép tỏi.
  • 100ml nước hầm xương.
  • Gia vị cho bé ăn dặm, dầu  olive.

Cách làm:

  • Bước 1: Bí đỏ gọt vỏ, rửa cho sạch sẽ, rồi thái hạt lựu nhỏ. Bắc chảo làm nóng, phi tỏi rồi xào bí đỏ cho đến khi chuyển sang màu nâu cam đậm
  • Bước 2: Cho 100ml nước hầm xương vào chảo, nêm nếm gia vị vừa cho bé ăn. Đun cho đến khi hỗn hợp sôi rồi cho lửa nhỏ lại.
  • Bước 3: Thử một miếng bí đỏ để xem đã chín hay chưa, khi bí đỏ đủ mềm; mẹ xúc ra máy xay để nghiền nhuyễn.
  • Bước 4: Cho bí đỏ ra tô rồi để cho bé 1 tuổi thưởng thức bữa sáng của mình.
súp bí đỏ
Súp bí đỏ – Bữa sáng cho bé 1 tuổi

2.9 Cháo sườn cho bé

Nấu cháo sườn cho bé 1 tuổi vào bữa sáng là lựa chọn tuyệt vời thì độ dễ tiêu hóa; cũng như đầy đủ dưỡng chất của món ăn này.

Nguyên liệu:

  • 50g sườn non.
  • 50g thịt heo bằm.
  • Gạo + Hành tím + Gia vị ăn dặm.

Cách làm:

  • Bước 1: Vo gạo sạch rồi giã cho nhuyễn; sau đó, mẹ ngâm với nước trong 2 tiếng và vớt gạo ra cho ráo.
  • Bước 2: Sườn non mẹ rửa sạch, lóc xương và thái miếng nhỏ vừa ăn; rồi ninh xương, nêm nếm gia vị vừa ăn.
  • Bước 3: Lấy nước hầm xương đun sôi, cho gạo đã giã nhuyễn vào nấu thành cháo. Khi hỗn hợp đặc lại, mẹ cho phần thịt đã ninh vào nấu cùng.
  • Bước 4: Đun sôi hỗn hợp, nêm nếm gia vị nếu cần cho bé vừa ăn. Sau đó, mẹ tắt bếp và cho bé 1 tuổi ăn bữa sáng cháo sườn ngon lành.

2.10 Món trứng cuộn

Nguyên liệu:

  • 1 quả trứng.
  • Cơm + Rau ngò rí.
  • Cà rốt + đậu Hà Lan.
  • Gia vị ăn dặm cho bé.

Cách làm:

  • Bước 1: Rửa sạch cà rốt và đậu Hà Lan. Cắt nhỏ hạt lựu cà rốt.
  • Bước 2: Đập trứng rồi cho trứng, cà rốt và đậu Hà Lan vào tô và đánh đều tay.
  • Bước 3: Làm nóng chảo, cho ít dầu ăn dặm vào rồi chiên hỗn hợp trứng đã đánh. Trong lúc chiên, mẹ tán đều và tròn trứng trên mặt chảo.
  • Bước 4: Từ từ lấy trứng đã chiên ra dĩa, sau đó, mẹ xúc cơm vào giữa trứng và cuộn chặt lại.
  • Bước 5: Điều chỉnh sao cho kích thước của trứng cuộn vừa đủ cho bé ăn. Cắt trứng cuộn ra thành từng khoanh nhỏ, rồi cho bé thưởng thức.

2.11 Mì ramen với bắp ngọt cho bé 12 tháng

Nguyên liệu:

  • 10g ức gà.
  • ½ gói mì ramen.
  • 300ml nước dùng.
  • 1 muỗng bắp ngọt.
  • ½ quả trứng đã luộc chín.
  • Gia vị ăn dặm cho bé.

Cách làm:

  • Bước 1: Đun sôi 300ml nước dùng; sau đó, mẹ cho nửa phần mì ramen vào để nấu.
  • Bước 2: Ức gà rửa sạch rồi mẹ mang đi luộc; sau khi ức gà chín thì vớt ra và cắt thành lát mỏng.
  • Bước 3: Cho bắp ngọt vào, thêm ít gia vị ăn dặm vào để phần nước dùng thêm hấp dẫn. Đun thêm ít phút. Tắt bếp.
  • Bước 4: Mẹ cho tất cả vào phần bát nhỏ chứa mì trước đó. Trang trí thêm cho đẹp mắt, thêm ½ cái trứng đã chuẩn bị. Mẹ cho bé dùng bữa sáng.

2.12 Cháo dinh dưỡng cho bé

Cháo dinh dưỡng là bữa ăn sáng cho bé 1 tuổi phù hợp nhất, bởi cháo có thể kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác nhau tạo nên món cháo giàu dưỡng chất và hấp dẫn cho bé.

3. Mách mẹ thực đơn 7 ngày bổ dưỡng cho bé 1 tuổi

Dưới đây là thực đơn 7 ngày cho bé 1 tuổi bao gồm bữa sáng, trưa, chiều và tối. Mẹ có thể áp dụng cho bé cưng của mình.

Tùy theo khẩu vị, mẹ có thể nêm nếm cho bé vừa ăn nhưng không nên lạm dụng đường, muối hay bất kỳ loại gia vị. Mẹ cũng nên tránh cho bé ăn các món cay, nóng vì trẻ có thể bị bỏng niêm mạc miệng.

Ngày 1

Bữa sáng Bữa trưa – chiều Bữa tối
Bữa chính: Cháo thịt heo, bí đỏ + sữa

Bữa phụ: Nước cam

Bữa trưa: Súp yên mạch, tôm, củ cải + trái cây

Bữa xế: Bánh flan + sữa

Cháo đậu xanh, thịt bằm, khoai mỡ
Sữa

Ngày 2

Bữa sáng Bữa trưa – chiều Bữa tối
Bữa chính: Hủ tiếu gạo và tôm thịt + sữa

Bữa phụ: Nước chanh dây

Bữa trưa: Cháo gà, cà rốt và nấm + trái cây

Bữa xế: Bánh mì nướng + yogurt

Cơm nát, canh súp thịt bò, khoai tây
Sữa

Ngày 3

Bữa sáng Bữa trưa – chiều Bữa tối
Bữa chính: Hoành thánh tôm thịt, trứng cút + sữa
Bữa phụ: Nước mát
Bữa trưa: Cơm nát, canh bí xanh nấu tôm, trứng hấp thịt + Táo
Bữa xế: Bánh pancake + nước chanh
Cháo sườn heo thịt bằm, khoai lang
Sữa

Ngày 4

Bữa sáng Bữa trưa – chiều Bữa tối
Bữa chính: Nui, thịt bò, cà rốt, hành tây + sữa
Bữa phụ: Yogurt
Bữa trưa: Cháo gạo lứt, yến mạch, đậu đỏ, thịt bằm + chuối
Bữa xế: Xôi vị + nước cam
Súp khoai lang, cá hồi, củ cải trắng và súp lơ xanh
Sữa

Ngày 5

Bữa sáng Bữa trưa – chiều Bữa tối
Bữa chính: Cháo thịt bò rau ngót + nước cam
Bữa phụ: Sữa
Bữa trưa: Cơm cuộn trứng, thanh cua và rau củ hầm mềm
Bữa xế: Bắp luộc + nước ép táo
Cháo cá hồi, cà rốt, bí đỏ, rau xanh
Sữa

Ngày 6

Bữa sáng Bữa trưa – chiều Bữa tối
Bữa chính: Bánh đúc mặn + trái cây
Bữa phụ: Sữa
Bữa trưa: Cơm nát, canh su hào, thịt kho + trái cây
Bữa xế: Yogurt trái cây
Cháo tôm thịt, rau xanh, bí đỏ
Sữa

Ngày 7

Bữa sáng Bữa trưa – chiều Bữa tối
Bữa chính: Bún sườn cà chua + yogurt
Bữa phụ: Sữa
Bữa trưa: Cháo cua đậu Hà Lan, hành tây + trái cây
Bữa xế: Bánh mì kẹp chả
Cơm nát, trứng chiên tôm, canh rau dền
Sữa

4. Lưu ý những món ăn sáng bé 1 tuổi không nên ăn

Một số món bé 1 tuổi không nên ăn
Bữa sáng cho bé 1 tuổi không nên bao gồm đồ chiên, xào, dầu mỡ

Để cho bé 1 tuổi có một bữa sáng lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Mẹ cần tránh cho bé ăn những món ăn sáng như sau:

  • Mì gói: Đây là một bữa ăn sáng cung cấp nhiều calo cho bé 1 tuổi; nhưng lại không nhiều dưỡng chất. Hơn nữa, hàm lượng chất béo cao trong gói mì có thể khiến bé có nguy cơ tăng cân nếu ăn quá thường xuyên.
  • Đồ ăn vặt: Đồ ăn vặt thường có hàm lượng cao đường và tinh bột; hơn nữa, hầu hết các món ăn vặt đều có rất nhiều gia vị, không tốt cho sức khỏe của bé.
  • Đồ chiên rán: Một bữa sáng toàn dầu mỡ có thể không phù hợp cho bé 1 tuổi. Các món ăn chiên dầu m ỡ nhiều thường không cân bằng giữa các dưỡng chất vì quá nhiều chất béo không tốt.
  • Đồ ăn nguội hôm qua: Đồ ăn để qua đêm tự sinh ra nitric, một tác nhân gây ung thư và có hại cho sức khỏe của bé. Vì vậy, các mẹ cần phải lưu ý điều này.
  • Xúc xích, thịt hộp và thịt xông khói: Đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều muối. Bé 1 tuổi không được cho ăn bữa sáng mặn vì không tốt cho thận.
  • Nước trái cây đóng hộp và nước có ga: Loại đồ uống này chứa nhiều đường và không có nhiều dưỡng chất; gây hại cho sức khỏe răng miệng của bé.

Với thực đơn cho trẻ 1 tuổi đa dạng và chia làm nhiều bữa trong ngày, mẹ sẽ không cần lo lắng khi bé không ăn nhiều ở một bữa chính hay bữa phụ nào đó. Vì không lâu sau, bé sẽ được tiếp tục bổ sung năng lượng bằng các món ăn mới.

Ngoài việc đảm bảo bé ăn uống chất lượng; mẹ lưu ý đảm bảo bé ăn đúng giờ đúng giấc theo lịch sinh hoạt phù hợp với trẻ nhé.

Điều kiện quan trọng nhất là để bé ăn uống theo sở thích, không ép buộc bé và bản thân mẹ cũng không tự gây áp lực cho bản thân. Đối với các bé nhẹ cân, chậm tăng cân hoặc béo phì, thừa cân; mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có thực đơn phù hợp với thể trạng của bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ không nước mắt, mẹ cần chuẩn bị gì?

Trước khi biết được kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ; cách cho trẻ đi học không khóc để chuẩn bị thật tốt cho con bước vào môi trường nhà trẻ; mẹ nên tìm hiểu kỹ về các lợi ích, hạn chế của việc gửi con đến trường mầm non. Đồng thời, cha mẹ nên nắm rõ những bước chuẩn bị cho bé hòa nhập vào lớp học.

1. Lợi ích và hạn chế của việc cho bé đi nhà trẻ

1.1 Lợi ích khi bé đi nhà trẻ

Một trong những kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ đó là tương tác với mọi người. Tương tác với những người xung quanh là kỹ năng lớn nhất bé yêu đi nhà trẻ có thể học ở giai đoạn này. Dưới đây là một số lợi ích của việc cho bé đi nhà trẻ:

  • Môi trường đi học sẽ cho bé rất nhiều niềm vui, tham gia nhiều hoạt động.
  • Đi nhà trẻ là bước đệm giúp bé làm quen với việc đến trường, hình thành ý niệm về “đi học”.
  • Kinh nghiệm đi nhà trẻ giúp bé phát triển theo đúng lứa tuổi; đồng thời, bé sẽ phát triển ý thức về bản thân và tính độc lập.
  • Bé học và tiếp xúc các kỹ năng đọc viết cần thiết từ việc học bảng chữ cái, các kỹ năng toán học, và những kiến thức cơ bản khác.
  • Nhà trẻ giúp bé phát triển các kỹ năng quan trọng như sự phối hợp, kĩ năng lắng nghe, giúp đỡ lẫn nhau, và rèn luyện kĩ năng giao tiếp.
Lợi ích khi cho bé đi nhà trẻ
Lợi ích khi biết kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ

1.2 Những hạn chế bé có thể gặp phải khi bé đi nhà trẻ

Việc lựa chọn trường học chưa đạt yêu cầu cho bé đi nhà trẻ có thể cản trở sự phát triển của bé yêu. Cụ thể là:

  • Môi trường học tập không đạt chuẩn có thể gây hại khả năng giao tiếp với các bạn đồng trang lứa hoặc với thầy cô giáo; thậm chí đánh mất sự tò mò của bé đối với việc học.
  • Bé không được giám sát chặt chẽ có thể mắc những thói quen tiêu cực về nhận thức về thế giới xung quanh, bị bắt nạt hay bạo lực có thể ảnh hưởng đến tương lai của bé.
  • Chương trình giảng dạy, trình độ của giáo viên không đảm bảo chất lượng có thể gây tác động xấu đến quá trình học hỏi, khả năng tập trung cũng như thái độ học tập của bé.

Vì vậy, cha mẹ cần có kinh nghiệm chọn cho bé đi nhà trẻ chính xác; tìm hiểu thật kĩ về trường học, giáo viên, chất lượng giảng dạy trước khi cho bé đi nhà trẻ nhé!

1.3 Khi nào mới nên cho bé đi nhà trẻ?

Dựa vào kinh nghiệm của nhiều mẹ đã cho bé đi nhà trẻ, từ 1-3 tuổi là giai đoạn bé bắt đầu phát triển mạnh về giác quan và nhận thức. Vì vậy, từ 1 tuổi trở lên là thời điểm thích hợp gửi bé đến nhà trẻ.

Bé 1 tuổi đã nói chuyện rõ ràng và bắt đầu có nhu cầu kết bạn. Khi đó, bé đã có thể tự lập trong ăn uống; biết cách giao tiếp cơ bản và có thể thông báo cho giáo viên những khi bé cảm thấy cần đi vệ sinh, muốn ăn hay uống nước.

2. Kinh nghiệm chuẩn bị trước khi cho bé đi nhà trẻ

Bé đi nhà trẻ cần chuẩn bị những gì? Mẹ cần ghi nhớ những kinh nghiệm sau trước khi cho bé đi nhà trẻ:

2.1 Tìm và chọn một môi trường thích hợp

Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ - Tìm và chọn một ngôi trường thích hợp
Kinh nghiệm tìm môi trường học cho bé đi nhà trẻ

Ngôi trường thích hợp nên ở gần nhà, có cơ sở vật chất hiện đại; và có lối trang trí thích hợp cho trẻ nhỏ. Chương trình học tập cũng là yếu tố mẹ cần xem xét.

Khi tìm trường cho bé đi học nhà trẻ, cha mẹ nên lưu ý một số kinh nghiệm sau:

  • Giáo viên thương yêu trẻ.
  • Khoảng cách từ nhà đến trường.
  • Phương pháp và chất lượng giáo dục.
  • Cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy đầy đủ và phù hợp.
  • Chọn trường có camera quan sát từ xa để an tâm hơn khi bạn có thể quan sát cô dạy bé.
  • Trao đổi thân tình với cô giáo về cách chăm sóc bé như thói quen đi tè vào lúc nào, ngủ trưa dễ hay khó.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Phương pháp giáo dục Montessori, phương pháp Steinerphương pháp Reggio Emilia

2.2 Kinh nghiệm sau trước khi cho bé đi nhà trẻ: Chuẩn bị tâm lý cho bé

Các bé sẽ cần một thời gian làm quen với môi trường mới. Vào những buổi học đầu tiên; mẹ nên đi cùng bé và chỉ để con ở trường 1-2 giờ rồi sau đó mới tăng lên 1 buổi.

Sau khoảng 1-2 tuần, bé sẽ bắt đầu quen với việc đi học; mẹ có thể vắng mặt một lúc. Sau đó, mẹ có thể để con tự do hoạt động ở trường mà không cần phải đón sớm; hay có mặt tại lớp nữa.

2.3 Trao đổi với giáo viên và giám hiệu

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ
Kinh nghiệm trao đổi với giáo viên cho bé đi nhà trẻ

Để nắm rõ nhưng thủ tục nhập học, lớp học thích hợp cho lứa tuổi của bé; giờ đưa đón, chế độ ăn, kế hoạch giảng dạy; mẹ cần trao đổi với cả giáo viên phụ trách lớp và ban giám hiệu trường.

Ngoài ra, đừng quên dặn giáo viên của bé về những vấn đề như dị ứng thức ăn; thời gian ăn và ngủ của bé; các thói quen và sở thích của con để giúp bé hòa nhập nhanh chóng.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bữa sáng cho bé 2-3 tuổi nhanh gọn, dễ làm và đầy đủ dưỡng chất

2.4 Những vật dụng cần thiết để chuẩn bị cho bé đi nhà trẻ

Thông thường, các bé dưới 3 tuổi sẽ cần nhiều bộ quần áo, tã, bình nước, bình sữa hay sữa hộp trong túi đồ đi học. Ngoài ra, nếu bé đang bị bệnh, mẹ có thể gửi thêm thuốc cho bé. Nếu con theo chế độ ăn riêng, mẹ cũng có thể gửi đồ ăn cho bé và nhờ cô cho bé ăn.

Một kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ mà mẹ nào cũng nên biết, đó là hãy cố gắng tăng cường sức đề kháng cho con. Các bé đi nhà trẻ thường dễ bị lây bệnh từ các bạn trong lớp; và điều này tạo thành một áp lực tâm lý rất lớn khi các mẹ mới cho con đi học.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách trị chấy và trứng chấy tận gốc tại nhà để trẻ hết ngứa da đầu

3. Những kỹ năng cần rèn cho bé trước khi đi nhà trẻ

Một trong những kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ không nước mắt chính là dạy cho bé những kỹ năng trước khi vào nhà trẻ, để bé không lạ lẫm với môi trường mới.

3.1 Kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng ăn uống trước khi cho bé đi nhà trẻ

Bé cần có kinh nghiệm:

  • Tập cách dùng muỗng để xúc ăn.
  • Biết định được lượng thức ăn vừa đủ để cho vào miệng.
  • Không để rơi thức ăn ra ngoài, biết uống nước trước khi đi nhà trẻ.

Trước khi bé đi nhà trẻ, khi ở nhà; hãy tạo cho bé nhiều cơ hội tập luyện cách sử dụng muỗng, chén, ly, ống hút càng nhiều càng tốt; để bé mau chóng làm quen mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác.

cho bé tập ăn
Kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng ăn uống trước khi cho bé đi nhà trẻ

3.2 Tự thay quần áo

Một kinh nghiệm khác trước khi hco bé đi nhà trẻ đó là dạy bé tự thay quần áo. Bé phải biết:

  • Mặc áo khoác.
  • Mang giày/dép.
  • Mặc quần áo mới.
  • Đội nón, đeo khẩu trang.
  • Cách cởi quần áo (cởi/cài nút).

Ngoài ra, bé cần học cách rửa tay/mặt (trước khi ăn), chải răng, vệ sinh răng miệng (sau khi ăn).

3.3 Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ: Dạy bé kỹ năng đi vệ sinh

Một trong những nỗi ám ảnh lớn nhất đối với các bé ở độ tuổi đi học chính là việc đi vệ sinh. Các bé nhỏ cần học cách nhận biết các dấu hiệu ‘buồn tiểu’ hay ‘sắp đi bô’; để có thể kịp thời gọi cô giáo hay tự mình đi vệ sinh.

Sau khi đi vệ sinh xong, cha mẹ nên hướng dẫn bé cách rửa tay bằng xà phòng để tránh nhiễm khuẩn. Những hoạt động này giúp bé chủ động trong việc tự chăm sóc cơ thể mình; và luyện tập thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân.

3.4 Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ: Tập cho bé kỹ năng kết bạn

Tập cho bé những kỹ năng giao tiếp khi tiếp xúc với một người bạn mới; như làm quen, chào hỏi và chơi đùa cùng bạn bé. Đừng quên dạy trẻ cách trở thành một người bạn tốt: biết chia sẻ đồ chơi, thay phiên và chờ tới lượt mình chơi.

Hãy khen ngợi bé khi thấy bé biết nhường đồ chơi cho bạn hay biết chờ đến phiên mình chơi xích đu trong công viên. Đây là những kỹ năng xã hội giúp ích cho bé hình thành tính cách hòa đồng, thân thiện khi tiếp xúc với một môi trường tập thể như trường học.

giao tiếp
Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ: Tập cho bé kỹ năng kết bạn

4. Kinh nghiệm về cách cho bé đi học nhà trẻ không khóc

Một trong những kinh nghiệm khi cho bé đi nhà trẻ đó là trẻ nhỏ dễ khóc và không chịu đến lớp. Vì lý do đó, cha mẹ nên bỏ túi những cách cho trẻ đi học không khóc, để  việc đưa con đến trường thuận lợi hơn.

  • Tập cho trẻ xa cha mẹ trước khi đến trường.
  • Nói với trẻ rằng chỉ lát nữa thôi trẻ với về nhà.
  • Nắm bắt tâm lý khi trẻ chuẩn bị đi học để dỗ dành bé.
  • Cho con ôm một món đồ yêu thích để bé cưng cảm thấy an toàn.
  • Trấn an và vỗ về con rằng mọi chuyện sẽ ổn thôi trong những ngày đầu.
  • Tạo sự hào hứng trên đường đi học bằng việc giới thiệu các trò chơi cho trẻ.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách cho trẻ đi học không khóc, mến cô và nhanh hòa nhập

[inline_article id=305257]

5. Cách để bé không bị ốm trước khi đi nhà trẻ

Một trong những kinh nghiệm quan trọng khi cho bé đi nhà trẻ đó là giúp bé không bị ốm. Bởi bé đi học nhà trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến virus và đường hô hấp như cảm lạnh, sốt, ho, sổ mũi, viêm phổi, viêm họng, tiêu chảy,… Cha mẹ nên biết cách phòng ngừa những bệnh này lây lan cho bé:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
  • Đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc.
  • Tiêm vacxin đầy đủ và đúng lịch.
  • Dạy bé cách rửa tay với xà phòng.
  • Tăng cường sức đề kháng cho bé cưng.
  • Dặn bé dùng riêng đồ dùng cá nhân của mình.

Trước khi cho bé đi nhà trẻ, cha mẹ nên có kinh nghiệm cũng như dạy bé một số kỹ năng mềm cho bé không bỡ ngỡ khi tiếp xúc với môi trường mới. Những kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ cha mẹ cần nắm đó là:

[summary title=””]

  • Tập cho trẻ xa cha mẹ trước khi đến trường.
  • Tìm hiểu kỹ và chọn một môi trường thích hợp cho bé đi học.
  • Có kinh nghiệm trấn an và vỗ về cho bé đi nhà trẻ không khóc.
  • Cho con ôm một món đồ yêu thích để bé cưng cảm thấy an toàn.
  • Cho bé thời gian làm quen với môi trường, thầy cô và bạn bè mới.
  • Chuẩn bị cho bé đi nhà trẻ dụng cụ cần thiết đi bình sữa, ly, cặp sách.
  • Tạo sự hào hứng trên đường đi học bằng việc giới thiệu các trò chơi cho trẻ.
  • Trao đổi với giáo viên và giám hiệu về thủ tục nhập học, chương trình dạy của bé.
  • Dạy bé đi nhà trẻ những kỹ năng như ăn uống, thay quần áo, đi vệ sinh, kỹ năng kết bạn.

[/summary]

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

10 lưu ý khi chăm sóc trẻ 1 tuổi

1. Kiên nhẫn khi chăm sóc trẻ 1 tuổi

Kiên nhẫn là đức tính cần thiết đầu tiên để trở thành một bậc cha mẹ hoàn hảo, nhất là đối với việc chăm sóc  1 tuổi, khi các bé đang ở trong giai đoạn học hỏi, mày mò và khám phá vô cùng mãnh liệt. Sẽ có những lúc bạn tưởng như mình phát điên với các siêu quậy này. Nhớ rằng, bạn không thể kiểm soát sự tò mò của trẻ, nhưng bạn có thể kiểm soát sự lo lắng và thất vọng của mình, và do đó, hãy thật bình tĩnh và lặp đi lặp lại những lời nhắc nhở, hướng dẫn con cho đến khi bé ghi nhớ.

2. Luôn để bé bận rộn

Khi trẻ đang tò mò về một món đồ có thể gây nguy hiểm cho bé, cách duy nhất để hạn chế bé khỏi những tai nạn từ việc nghịch ngợm là luôn để bé bận rộn với đồ chơi đất sét, bút chì màu hoặc đồ chơi để chuyển hướng sự chú ý. Nghệ thuật chuyển hướng sự chú ý của bé cũng là điều mà các ông bố, bà mẹ nên luyện tập nhiều khi chăm sóc trẻ 1 tuổi.

Chăm sóc trẻ 1 tuổi
Khi chăm sóc bé 1 tuổi, bạn nên nghĩ ra thật nhiều hoạt động cho bé

3. Để bé chủ động trong một số hoạt động

Trẻ em luôn tò mò về mọi thứ xunh quanh và yêu thích việc tự mình khám phá. Đây cũng là lý do bé luôn đẩy muỗng ra khi bạn cho bé ăn hay giành lấy món đồ chơi từ trong tay bạn khi bé thậm chí còn chưa biết cách sử dụng đồ chơi đó. Bạn nên để bé thỏa mãn trí tò mò vốn có của mình bằng cách cho bé tự thực hiện nhiệm vụ đơn giản như tự bốc thức ăn, tự cầm khăn khi đi tắm…

[inline_article id=111371]

4. Hãy mở lòng với sự nghịch ngợm của bé

Hãy nhìn bàn tay hay khuôn mặt lấm lem màu sắc sau khi bé hoàn thành bức vẽ hoặc khuôn mặt dính đầy thức ăn khi bé cố gắng ăn hết đĩa của mình. Học cách mỉm cười trước những lỗi lầm của con, căng thẳng sẽ biến mất và bạn sẽ yêu từng cử chỉ đáng yêu của con. Sự bao dung của bố mẹ là điều không thể thiếu khi chăm sóc bé 1 tuổi đấy.

5. Đừng ép bé ăn

Rất nhiều bé 1 tuổi trở nên biếng ăn, bởi đây là giai đoạn bé đang học cách ăn các thức ăn dạng rắn. Hãy để bé ăn một cách tự nguyện và vui vẻ, đừng biến bữa ăn thành nỗi sợ hãi của con trẻ và điều đó cũng khiến bạn căng thẳng. Tuy chế độ dinh dưỡng là một trong những điều cần quan tâm nhất khi chăm sóc bé 1 tuổi, không nên gây quá nhiều áp lực cho bé hay bản thân. Để khuyến khích con ăn nhiều hơn, bạn nên cho bé thử nhiều loại đồ ăn khác nhau và dạy bé cách tận hưởng bữa ăn để khơi gợi tâm hồn ăn uống ở bé.

6. Kiểm soát cơn giận trước mặt con

Hãy tự hỏi bản thân, bạn có thường xuyên giận dữ với con không? Nếu câu trả lời là có, bạn nên điều chỉnh bản thân. Khi đề cập đến cách chăm sóc trẻ 1 tuổi, đó không chỉ là chăm sóc miếng ăn, giấc ngủ của bé mà còn là quan tâm đến việc nuôi dưỡng tâm hồn và những tính cách tích cực. Nếu bạn muốn dạy con bình tĩnh trước những cơn giận dữ, hãy trở thành tấm gương tốt cho con, kiểm soát cơn giận trước mặt con . Nếu bé bắt đầu la hét, hãy làm ngơ và giữ bình tĩnh. Việc bạn trở nên giận dữ hoặc la mắng bé trong trường hợp này sẽ chỉ khiến mọi việc tồi tệ hơn.

7. Đọc sách cho con

Đừng quên lên lịch thời gian đọc sách cho con và cung cấp cho bé một cuốn sách đa dạng màu sắc. Dành thời gian đọc truyện cho bé nghe mỗi ngày giúp bé xây dựng thoi quen đọc sách và tăng cường khả năng học hỏi của bé. Mẹ hãy lưu ý không để bé tiếp xúc với máy vi tính hoặc các thiết bị khác trong thời gian đọc sách. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy tác hại của các thiết bị điện tử lên trẻ nhỏ, tuy nhiên, việc cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị này quá sớm sẽ lấy đi niềm vui trong việc học hỏi và vui chơi của bé.

[inline_article id=129217]

8. Giám sát hoạt động với thú nuôi

Không bao giờ để bé ở một mình với chó hoặc mèo. Trẻ em rất hiếu động và có thể nghĩ ra những trò chơi đối với con vật nuôi trong nhà. Điều đó có thể gây hay cho bé hoăc khiến bé sợ hãi các con vật về sau này. Thậm chí ngay cả khi bạn chắc chắn thú nuôi sẽ không làm hại bé thì cũng không bao giờ để bé ở lại một mình với chúng. Đây là một trong những nguyên tắc an toàn cơ bản nhất dành cho trẻ nhỏ.

9. Luôn đề cao sự an toàn cho bé

Đây là một trong những điều bạn cần lưu ý nhất khi chăm sóc trẻ 1 tuổi. Ở giai đoạn bé 1 tuổi, với khả năng vận động và di chuyển mạnh mẽ, bạn càng phải chú ý đến sự an toàn của bé nhiều hơn. Tuyệt đối không bao giờ để bé một mình trong phòng tắm để tránh khỏi những tai nạn đáng tiếc. Nếu nhà có nhiều cầu thang, bạn cần đóng thểm cửa để bé không thể bước vào. Luôn đóng cửa để bé không lẻn ra ngoài. Ngoài ra, đừng bao giờ để bé những hóa chất, thuốc hay mỹ phẩm trong tầm tay bé.

10. Khuyến khích những thói quen tốt của bé

Bé con nhà bạn sẽ có một vài thói quen tốt  chẳng hạn như đặt đồ chơi trở lại vị trí của mình sau khi chơi xong  hoặc thể hiện nhu cầu của mình một cách chính xác và bình tĩnh. Hãy dành cho bé lời khen hoặc phần thưởng cùng với những cử chỉ âu yếm để động viên bé. Hãy chắc chắn rằng những người ở nhà của bạn cũng làm theo thói quen như vậy. Không bao giờ chỉ trích một cách tiêu cực hay đưa ra những hình phạt nghiêm khắc vì điều này không tốt cho sự phát triển tinh thần của bé.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1-3 tuổi để con khỏe mạnh

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở độ tuổi nào cũng rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn 1-3 tuổi, khi bé bắt đầu làm quen với dinh dưỡng ngoài sữa mẹ. Vì vậy, mẹ nên có một chế độ dinh dưỡng cho trẻ cân bằng, đủ chất theo khoa học để con phát triển thông minh và khỏe mạnh nhé.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng cho bé. Chiều cao của bé có thể tăng đến 3cm trong mỗi 3 tháng. Không tăng trưởng dữ dội như trẻ sơ sinh, các bé lớn vẫn có thể tăng từ 3-5cm chiều cao trong mỗi năm. Việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ là ưu tiên đặc biệt của các bố mẹ có con trong tuổi 1-3 hay bất kỳ độ tuổi nào.Chế độ dinh dưỡng của trẻ

Vì sao cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1-3 tuổi?

Chế độ dinh dưỡng hợp lý có ý nghĩa quan trọng  trong những năm đầu của bé. Giai đoạn này  bé bắt đầu được làm quen với rất nhiều đồ ăn khác nhau. Hơn nữa, giai đoạn trẻ từ 1 đến 3 tuổi là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển thể chất, cảm xúc, tình cảm và sự tương tác xã hội của bé. Mẹ cần cung cấp đủ các dưỡng chất để giúp bé thuận buồm xuôi gió vượt qua các cột mốc đó.

Trước thời điểm này, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé. Đây là giai đoạn đánh dấu sự chuyển đổi từ việc bú sữa sang hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết thông qua chế độ ăn dặm. Vì vậy, mẹ nên cho bé thưởng thức nhiều hương vị, nhiều loại thức ăn khác nhau và giúp bé xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ giai đoạn này.

Bé 1-3 tuổi ăn bao nhiêu là đủ?

Câu trả lời tốt nhất là mẹ nên tin vào cảm giác của bạn, cố gắng nắm bắt tín hiệu từ bé để biết khi nào bé no. Theo các nhà nghiên cứu, trẻ em cần từ 1000-4000 calo mỗi ngày. Tuy nhiên mức này còn tùy thuộc vào thể trạng của từng bé. Độ tuổi, chiều cao cân nặng hay khả năng vận động và một vài yếu tố khác cần được xem xét khi quyết định lựa chọn khẩu phần ăn phù hợp cho bé. Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn tốt hơn dựa trên nhu cầu thực tế của con mình.

8 cột mốc làm thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ

♦ Cột mốc 1: Bắt đầu ăn dặm

Từ tháng thứ 6 mẹ có thể cho bé ăn dặm. Và nếu bé có thể ngồi dậy với sự hỗ trợ của mẹ và bộc lộ sự thích thú khi nhìn mẹ ăn thì đây chính là thời điểm tốt để cho bé thử ăn thức ăn đặc rồi đấy. Đây là một trong những cột mốc quan trọng nhất đối với chế độ dinh dưỡng cho trẻ.

♦ Cột mốc 2: Làm quen với thức ăn lổn nhổn

Sau một thời gian, khi con đã quen thuộc với những món nghiền nhuyễn, mẹ có thể tăng độ lợn cợn cho thức ăn. Mẹ nên cho bé từ từ làm quen với cấu trúc thức ăn ở 3 thể: nhuyễn, lợn cợn và đặc.

♦ Cột mốc 3: Bắt đầu bổ sung nước cho bé

Trong suốt 6 tháng đầu, mẹ không nên bổ sung bất cứ loại dinh dưỡng nào khác cho trẻ ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên, khi bé bắt đầu ăn thức ăn rắn, mẹ có thể bắt đầu cho con uống nước giữa các bữa ăn như một phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ.

♦ Cột mốc 4: Bé có thể ngồi vững

Tư thế ngồi sẽ giúp bé ăn uống dễ dàng hơn. Tốt nhất, mẹ nên chuẩn bị cho con một chiếc ghế ăn vững chắc để bé ăn uống một cách gọn gàng, chú tâm và an toàn. Cho bé dùng ghế ăn giúp hình thành một phản xạ có điều kiện: Hễ ngồi vào chiếc ghế đó, bé sẽ hiểu là đã đến giờ ăn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các mẹ nên cho con ăn trong 1 khung giờ nhất định để dạ dày bé tiết dịch vị giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Đối với ghế ăn, mẹ luôn cần thắt dây an toàn ngay khi đặt bé vào ghế, cho dù bạn nghĩ rằng bé không thể bị rơi ra hoặc tự trèo ra ngoài khi lớn hơn.

♦ Cột mốc 5: Con tập bốc

Khả năng điều khiến đôi tay cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Từ 7-11 tháng, nhiều bé đã biết đòi ăn khi nhìn thấy người lớn ăn bất kỳ món gì bằng cách cố gắng với lấy chúng. Các thực phẩm được cắt miếng nhỏ rất phù hợp để bé tập ăn. Bạn nên tránh cho bé ăn nho, xúc xích (cho dù chúng đã được cắt nhỏ), các loại hạt và kẹo cứng vì có thể khiến bé bị nghẹt thở khi bị sặc. Mẹ hãy khuyến khích bé cầm thức ăn bằng tay và để bé tự khám phá nhé!Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

♦ Cột mốc 6: Bé sử dụng thìa

Sau khi hình thành thói quen ngồi ghế ăn, bạn cũng dần cho bé làm quen với việc cầm thìa để bé có thể tự xúc thức ăn của mình khi con tròn 1 tuổi. Có thể hướng dẫn bé cầm thìa vào những bữa đầu và để bé tập dần cho đến khi thành thạo. Mẹ có thể giúp bé bằng cách cho thực phẩm sẵn lên thìa để bé đưa vào miệng.

Dần dần khi kỹ năng cầm thìa và xúc của bé đã thuần thục hơn, hãy cho con ăn cơm cùng bàn và để trẻ tự xúc thức ăn có trong bát riêng của mình.

♦ Cột mốc 7: Vượt thử thách dị ứng thực phẩm

Mẹ có thể bổ sung những loại thực phẩm hay bị cho rằng dễ gây dị ứng vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ ngay cả khi con chưa tròn 1 tuổi như đậu phộng, trứng, đậu. Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) cho rằng, các bậc cha mẹ nên thử cho bé ăn từng chút 1 với những loại thực phẩm có nguy cơ dị ứng ngay khi bé có thể ăn thức ăn đặc. Vừa ăn các mẹ vừa nghe ngóng xem con có bị đi ngoài hoặc mẩn đỏ gì không nhé.

♦ Cột mốc thứ 8: Bé có thể tự ăn một mình

Bé cần trải qua một quá trình dài để làm quen và sử dụng thuần thục các dụng cụ như thìa, đũa, nĩa. Hầu hết các bé sẽ không thể sử dụng các dụng cụ ăn thành thạo cho tới khi bé lớn hơn một tuổi.

Vì thế, mẹ hãy cho bé ngồi vào ghế ăn của riêng mình, dùng bữa cùng với gia đình vào một khung giờ nhất định. Mẹ sẽ phải học sự kiên nhẫn vì điều này sẽ tốt hơn cho thói quen ăn uống của trẻ về sau. Một lợi ích khác là bé sẽ dễ dàng tiêu hóa hơn nếu được cho ăn đúng giờ.Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi-3 tuổi

1. Các thực phẩm nào trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1-3 tuổi cần ưu tiên

Về cơ bản, bữa ăn của bé cần bao gồm đầy đủ những nhóm thực phẩm cần thiết để cung cấp chất đạm, vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác. Dù bé ăn nhiều hay ít, mẹ hãy chắc chắn chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1-3 tuổi thường xuyên có sự hiện diện của những món ăn này:

♦ Sữa và các món ăn từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, ya out rất giàu canxi. Mẹ có thể cho bé dùng ba lần mỗi ngày.Mẹ cần lưu ý việc tiêu thụ quá nhiều sữa có thể khiến bé không muốn ăn những thực phẩm khác. Hãy cho bé dùng sữa nguyên kem để đảm bảo bé được đáp ứng nhu cầu năng lượng hàng ngày. Khi bé được 2 tuổi, mẹ có thể chuyển sang cho bé dùng sữa tươi tách béo. Những sản phẩm từ sữa cần thiết cho sự phát triển răng và hệ xương.

♦ Ngũ cốc và các thức ăn cung cấp tinh bột

Ngũ cốc, bánh mì, khoai tây, mì ống là những thức ăn giàu tinh bột. Đây là chất dinh dưỡng tối cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của bé. Mẹ có thể thêm vào những món này một ít rau củ, rau thơm để giúp bữa ăn sinh động hơn.

♦ Rau và trái cây

Mẹ nên cho bé ăn rau và trái cây hàng ngày để giúp bé hiểu rằng đó là những thực phẩm cần thiết trong mỗi bữa ăn. Mẹ hãy đảm bảo trải cây chiếm ½ trong khẩu phần ăn vặt của bé. Hãy cho bé thưởng thức nhiều loại rau và trái cây đa dạng màu sắc để thu hút sự chú ý và kích thích cảm giác thích thú của bé.Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

♦ Thực phẩm bổ sung sắt và protein

Những loại thực phẩm như trứng, cá, thịt nạc, các loại hạt và đậu rất quan trọng trong khẩu phần ăn của bé. Bé cần được cho ăn những loại thức ăn này ít nhất 2 lần một ngày.

2. Thực phẩm nào cần hạn chế cho bé ăn

Song song với việc tăng cường những món ăn có lợi trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1-3 tuổi, mẹ cũng cần hạn chế một số món ăn như:

♦ Thực phẩm ngọt và béo: Kem, bánh quy, bánh ngọt, bơ là những thực phẩm mẹ nên hạn chế cho bé ăn. Chúng gây sâu răng và giảm khả năng hấp thụ các thức ăn khác.

♦ Thực phẩm nhiều muối: Hạn chế tối đa lượng muối và những thức ăn nhiều muối và chiên giòn, bé chỉ có thể ăn những món này 1 lần mỗi tuần.

♦ Dầu cá chứa axit béo omega 3 và một số vitamin khác: Việc sử dụng quá nhiều dầu cá có thể tích lũy thành độc tố gây hại cho cơ thể. Dầu cá chỉ nên được sử dụng cá từ 1 đến 2 lần trong 1 tuần. Nếu mẹ muốn bổ sung đủ omega-3 trong chế độ ăn của bé, chỉ cần chú ý cho bé ăn đủ lượng dầu thực vật cần thiết và các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu.

♦ Đồ uống có gas: Nước ngọt cũng hoàn toàn không có chất dinh dưỡng. Ngược lại, chúng thường chứa rất nhiều đường và có khả năng làm tổn hại răng của bé, làm bé đầy bụng và không thể ăn các thực phẩm bổ dưỡng mà cơ thể thực sự cần.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

♦ Nước ép trái cây đóng hộp: Chất xơ trong trái cây phần lớn đều mất đi trong quá trình ép nước quả, chỉ còn lại rất nhiều đường vì vậy bạn hãy hạn chế nước ép trái cây trong chế độ dinh dưỡng của trẻ. Bởi vì lượng đường trong các loại nước trái cây đó sẽ làm gia tăng tốc độ dung nạp thức ăn qua đường tiêu hóa. Khi thức ăn được dung nạp quá nhanh, cơ thể sẽ không có thời gian để hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Sự tăng tốc này còn có thể dẫn đến tiêu chảy ở một số trẻ.

♦ Bánh snack: Các loại bánh snack vốn là món ăn ưa thích và thuận tiện cho trẻ. Nhưng cũng giống như nước ngọt, chúng sẽ khiến trẻ đầy bụng và chẳng còn chỗ đâu cho thực phẩm dinh dưỡng. Chẳng những vậy, các loại bánh snack còn làm tăng nguy cơ bị sâu răng ở trẻ. Bánh con gấu là một ví dụ điển hình cho các món bánh snack mà trẻ nên hạn chế trong những bữa ăn nhẹ. Thay vào đó, bạn có thể cho trẻ ăn một lát trái cây.

♦ Thực phẩm chế biến sẵn: Thức ăn được chế biến sẵn bao giờ cũng mất đi một hàm lượng dinh dưỡng đáng kể, bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của nhiều chất phụ gia không lành mạnh. Càng được chế biến nhiều, lượng muối và chất béo càng tăng. Vì vậy, trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ nên có càng ít thực phẩm chế biến sẵn càng tốt.

♦ Các loại thạch tráng miệng: Phần lớn thành phần làm nên các món thạch tráng miệng này chính là đường, phẩm màu, mùi hương nhân tạo và chỉ có một chút gelatin để làm chúng đông lại. Đúng là các loại thạch tráng miệng rất dễ nuốt, nhưng một chiếc bánh nướng với táo nghiền và chút bột quế vẫn là một món tráng miệng ngon lành mà lại cung cấp một lượng chất xơ và vitamin tốt cho trẻ.Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Công thức 5-3-2 trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Công thức 5-3-2 là gì? Đó là một bữa ăn cân bằng bao gồm 4 nhóm thực phẩm cần thiết là protein, khoáng chất, vitamin và chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu calo hằng ngày của bé. Bé cần đáp ứng 50% lượng calo cần thiết từ  carbohydrates, 30% từ chất béo, 20% từ protein. Đây cũng chính là tỷ lệ 5-3-2 mà mẹ cần để tạo ra chế độ dinh dưỡng cho trẻ cho bé ở độ tuổi 1-3.

Ngoài những nhóm dinh dưỡng chính kể trên, chế độ dinh dưỡng cho trẻ cũng cần sự có mặt của các vitamin, khoáng chất.

1. Carbohydrates

Trẻ em cần được bổ sung đủ lượng carbohydrate để đáp ứng nhu cầu năng lượng. Carbohydrate có trong các loại ngũ cốc nguyên chất như bánh mì, ngũ cốc, mỳ ống, khoai. Bé cần được bổ sung carbohydrate hằng ngày trong các bữa chính, bữa phụ.

2. Protein

Protein là chất dinh dưỡng chủ yếu cho sự phát triển của trẻ, nó giúp xây dựng hệ cơ, xây dựng kháng thể cho cơ thế. Protein có trong các loại cá, các sản phẩm từ sữa, trứng, thịt, các loại đậu.

3. Chất béo

Chất béo là một trong những nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, đồng thời là môi trường để hòa tan một số loại vitamin quan trọng. Chất béo có trong mỡ động vật và trong các loại quả, hạt khác nhau. Loại chất béo tốt nhất mà các chuyên gia khuyên mẹ dùng cho bé là axit béo omega-3, omega-6, omega-9 để phát triển khỏe mạnh. Bổ sung những dưỡng chất này giúp bé giảm nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng.Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

4. Các loại vitamin

Các loại vitamin cần thiết cho sự phát triển hằng ngày của trẻ. Vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé, thúc đầy sự phát triển, hỗ trợ chức năng của tế bào và các cơ quan khác. Vitamin A cần thiết cho thị giác. Vitamin C đóng vai trò tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ các chức năng của não bộ. Vitamin D thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi. Mẹ hãy cho bé ăn những thực phẩm giàu vitamin để bé có thể phát triển khỏe mạnh.

5. Canxi

Canxi cần thiết cho sự phát triển hệ xương, răng và các chức năng thần kinh của bé. Những thực phẩm giàu canxi bao gồm phô mai, yaourt, bông súp lơ, bông cảnh xanh, rau bina và những loại rau màu xanh đậm. Thêm vào bữa ăn những loại thực phẩm giàu canxi giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt canxi ở trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé uống sữa hàng ngày để bổ sung canxi.

Bên cạnh canxi, chất sắt, các axít amin khác như lysine, tryptophan  cũng là những phần thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở độ tuổi này.

[inline_article id=147846]

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 1-3 tuổi cần những gì?

Dưới đây là bảng hướng dẫn chế độ dinh dưỡng theo từng độ tuổi cho bé, Mẹ có thể chọn một đến 2 loại thực phẩm trong từng nhóm để cho bé.

Nhóm thực phẩm Ví dụ Lượng dùng Số lần dùng mỗi ngày
Ngũ cốc Gạo, mì ống, ngũ ốc nguyên hạt 1-1/2 chén 4 lần/ngày
Trái cây Quả việt quất, Cam, đào, nho, xoài, táo, thơm, chuối, dưa hấu ¼ chén trái cây khô, ½ cốc trái cây tươi 2 lần/ngày
Các loại rau Súp lơ, khoai tây, cà rốt, sau bina, cà chua Nửa chén rau đã nấu chín và một chén rau tươi 2 lần/ngày
Protein Cá, trứng, đậu sấy khô, bơ đậu phộng 1 lát cá filê, đậu đã nấu chín ¾ cốc 2 lần/ngày
Các sản phẩm từ sữa

Sữa

Phô mai

Yogurt

250ml sữa

40g phô mai

250ml yogurt

1 lần/ngày
Chất béo Cá béo, dầu thực vật 1 muỗng canh 1 lần/ ngày

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ luôn cần được chú trọng dù ở thời điểm nào. Mẹ hãy tìm hiểu kỹ các nhu cầu dinh dưỡng của bé qua từng thời kỳ để bổ sung đúng cách cho con nhé.

Marry Baby