Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Mấy tuổi cho bé đi dép lê (dép không quai) được ?

Cho em hỏi, con mình mấy tuổi thì có thể xỏ dép lê hay còn gọi là dép không quai được ạ. nếu bé chưa đi bao giờ mà mới đi có bị ảnh hưởng gì cho bé không, ví dụ bé đi sẽ dễ ngã hay khó đi chẳng hạn

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Dạy con biến tấu trái tim thành hình con vật đáng yêu

Chỉ với một hình trái tim cơ bản, bạn có thể dạy con biến tấu cả một vườn thú với đủ loại động vật đáng yêu. Đây có thể là tấm thiệp đáng yêu hai ba con tặng mẹ trong ngày Valentine sắp tới, là bài học dạy con về những loài động vật, hoặc là cách giúp bé phát triển kỹ năng vận động tinh của mình.

Chuẩn bị

– Những mẩu giấy màu hình trái tim với kích thước lớn nhỏ khác nhau. Bạn có thể mua sẵn ở ngoài hoặc tự cắt sẵn ở nhà.

– Mắt nhựa tròn (dùng để làm thú bông).

– Keo dán.

Dạy con cắt dán
Vật dụng cơ bản cần chuẩn bị

Cách làm

Từ trái tim cơ bản sẽ có rất nhiều cách biến tấu các hình cắt dán cho bé, tùy theo trí tưởng tượng của bạn và bé. MarryBaby gợi ý 6 hình đơn giản, nhưng vô cùng đáng yêu, bạn và bé có thể tham khảo.

Các hình cắt dán cho bé
Các hình cắt dán cho bé từ trái tim hứa hẹn sẽ là một hoạt động thú vị cho bé trong ngày lễ Valentine sắp tới

1. Cú nhỏ

– Dùng 1 trái tim lớn nhất làm thân, 2 trái tim nhỏ với kích thước bằng nhau, nhưng lộn ngựợc lại làm tai.

– Tương tự, dùng 2 trái tim nhỏ màu khác lộn ngược lại thành chân. Và 1 trái tim làm phần mỏ cú.

– Sau khi dán 2 trái tim cân xứng tạo mắt, dùng mắt nhựa để gắn chính giữa hoặc bạn có thể dạy con vẽ mắt cho “bạn” cú.

Dạy con cắt dán bạn cú
Ba có thể đảm nhiệm phần cắt giấy, về việc dán, cứ để bé lo!

2. Bọ cánh cứng

– Cơ thể của bọ là 1 trái tim lớn.

– Sử dụng 6 trái tim nhỏ khác để làm chân và 6 trái tim nhỏ khác màu để làm đốm trên thân.

– Phần đầu sử dụng 1 trái tim nhỏ, đính sẵn 2 mắt nhựa.

Cắt dán bọ cánh cam
Sử dụng trái tim kim tuyến để làm đốm trên thân và đầu để thêm nổi bật

3. Cắt dán hình chó con

– Đảo ngược 1 hình trái tim lớn, màu nhạt và dán chồng lên một trái tim lớn khác có màu đậm hơn sao cho 2 phần “tai” lộ ra đều nhau.

– Dùng 1 trái tim cỡ trung bình làm lưỡi, 1 trái tim nhỏ hơn để làm mũi chó.

– Sau cùng, đính 2 viên mắt nhựa lên sao cho mũi, mắt cân xứng.

Các hình cắt dán cho bé: Hình chó
Dán chồng 2 trái tim lên nhau để tạo thành tai chó là phần khó nhất, bạn có thể cần nhiều thời gian để giúp bé hiểu rõ việc cần làm

4. Tạo hình một bạn sâu nhỏ

– Dùng 1 trái tim cỡ trung bình, có gắn mắt nhựa làm đầu.

– Phần thân dùng 8 trái tim kích thước bằng nhau, nhỏ hơn dán nối tiếp. Có thể xen kẽ những trái tim màu sắc khác nhau để làm “bạn” sâu thêm nổi bật.

Cắt dán hình sâu

5. Dạy con cắt dán hình bướm

– Cánh bướm được tạo thành từ 2 trái tim lớn.

– Dùng 2 trái tim nhỏ hơn để trang trí trên mỗi cánh bướm.

– Phần đầu là 1 trái tim lớn, và 7 trái tim nhỏ xen kẽ màu sắc.

Cắt dán hình bướm
Thay vì dán trái tim theo chiều ngang như cách làm sâu, khi làm thân bướm, hướng dẫn con dán trái tim theo chiều dọc

6. Cá

– Dùng 1 trái tim lớn làm phần thân.

– 3 trái tim trung bình để làm đuôi, vây trên và vây ngang.

– 2 nhỏ hơn để làm vây đuôi.

– Đừng quên 1 trái tim nhỏ để làm miệng cá.

Cắt dán hình cá

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

3 món pudding ngon miệng, đẹp mắt cho bé cưng

Sau một thời gian dài nào bánh trưng, nước ngọt và các loại kẹo, mứt, bé cưng có vẻ trở nên biếng ăn hơn hẳn. Vậy, sao mẹ không trổ tài, vào bếp chế biến món pudding thanh mát cho bé giải nhiệt?

Món ngon cho bé: Cách làm pudding
Hầu hết các bé đều thích mê món pudding

1. Pudding đậu hũ trứng

Nguyên liệu

1 cây đậu hũ trứng

500ml sữa tươi

120-150g đường

5-7g bột jelly (có thể thay thế bằng bột agar)

Mứt dâu và dâu tươi để trang trí

Pudding đậu hũ trứng

Cách làm

– Xay nhuyễn đậu hũ với ít sữa tươi.

– Phần sữa tươi còn lại ngâm với bột jelly và đường, khuấy tan sau đó đun hỗn hợp trên lửa vừa đến khi bột jelly tan hoàn toàn.

– Thêm hỗn hợp đậu hũ và sữa tươi vừa xay nhuyễn vào, trộn đều.

– Cho hỗn hợp vào khuôn, để nguội cho vào tủ lạnh trước khi dùng.

– Trước khi dùng lấy bánh ra khỏi khuôn, rưới ít siro dâu hoặc một loại siro yêu thích của bé

– Trang trí thêm trái cây tươi.

2. Pudding xoài

Nguyên liệu

3 quả xoài chín

2 lá gelatin (10gr bột gelatin)

160ml sữa tươi hoặc nước cốt dừa tùy thích

60ml heavy cream ướp lạnh

1/2 chén đường cát

Pudding xoài thơm ngon

Cách làm

– Ngâm lá gelatin trong nước lạnh cho mềm. Sau đó cho vào lò vi sóng để 30 giây cho tan chảy, lấy muỗng khuấy cho tan.

– Cho 1/2 lượng sữa, đường và gelatin đã ngâm vào nấu lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi đường và gelatin tan hoàn toàn. Tắt bếp, để nguội.

– Xoài cắt miếng vuông, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Thêm phần sữa còn lại vào xay nhuyễn.

– Trút hỗn hợp xoài vừa xay vào sữa nấu, thêm heavy cream vào khuấy đều, sau đó lược qua rây cho mịn nhuyễn.

– Cho vào khuôn, để trong tủ lạnh 2-3 giờ đến khi hỗn hợp đông lại.

– Trước khi ăn, mẹ có thể dùng xoài và lá bạc hà để trang trí cho món ăn thêm bắt mắt.

3. Pudding gạo sữa dừa

Pudding gạo sữa dừa

Nguyên liệu

1/2 chén gạo

1/3 chén đường

200ml nước cốt dừa

100ml whipping cream

1 quả dừa non

1 quả xoài

Cách làm

– Dừa chặt lấy nước, cạo lấy phần cơm dừa.

– Gạo vo sạch, để ráo. Cho gạo, đường, nước cốt dừa, whipping cream và thêm vào 1/2 chén nước dừa tươi vào trộn đều, nấu lửa vừa cho đến khi gạo nở tơi, để nguội.

– Cho pudding gạo sữa dừa vào ly, thêm dừa non lên, trang trí thêm xoài cắt hạt lựu, dùng lạnh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Những mẹo hữu hiệu nhất để trẻ ăn ngon miệng

Vì đâu con biếng ăn? 

Trước khi tham khảo cách giúp trẻ ăn ngon miệng, mẹ cũng nên tìm hiểu tại sao con lại trở nên ghét bữa ăn như vậy nhé. Có rất nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau khiến con biếng ăn:

  • Vì con đang mọc răng: Lúc mọc răng thì cơ thể của trẻ dễ trở nên mệt mỏi, nhiều trẻ còn gặp trường hợp sốt nhẹ và quấy khóc. Hơn thế nữa, việc mọc răng khiến con bị đau nướu và khó chịu ở miệng, nên chán ăn là việc khó tránh khỏi.
  • Vì bị “ép ăn”: Đây là lý do tâm lý. Những bữa ăn mà mẹ hay người lớn luôn thúc ép con như “phải ăn hết muỗng này”, “con không ăn là mẹ kêu ông ma đến bắt nha”, “con muốn ăn hay ăn roi?” Những lời thúc ép hay la mắng sẽ khiến con cảm thấy áp lực và sợ hãi mỗi khi giờ ăn đến.
  • Vì những nguyên nhân sức khỏe: Con biếng ăn có thể là triệu chứng của những vấn đề sinh lý. Chẳng hạn như hệ tiêu hóa có vấn đề, suy dinh dưỡng cho nhiễm kí sinh trùng, giun sán, bệnh về răng miệng …
  • Vì thực đơn của mẹ chưa hấp dẫn: Thực đơn hàng ngày của mẹ chưa đủ hấp dẫn để kích thích vị giác cho con.
  • Vì con chỉ biếng ăn trong tưởng tượng: Và nguyên nhân cuối cùng, đôi khi quá lo lắng về sự tăng trưởng của con mà mẹ luôn bị “ám ảnh” rằng con đang biếng ăn. Nếu con vẫn tăng trưởng chiều cao và cân nặng tốt thì mẹ không nên quá “tiêu cực” về chuyện ăn uống của con nha.

    Cách giúp trẻ ăn ngon miệng
    Mẹ ơi, con chán ăn!

Những cách giúp trẻ ăn ngon miệng

Cách giúp trẻ ăn ngon miệng cũng đa dạng tùy theo nhiều nguyên nhân gây biếng ăn như bên trên. Mời mẹ tham khảo nhiều cách như bên dưới và tìm ra bí kíp phù hợp nhất với con mình.

Thay đổi khẩu phần ăn, thử những gia vị mới, ưu tiên món khoái khẩu

Để giúp vượt quan khoảng thời gian biếng ăn thì đầu tiên mẹ nên điều chỉnh lại thực đơn. Ưu tiên cho con những khoái khẩu sẽ giúp con kích thích lại vị giác và sự thèm ăn. Bên cạnh đó mẹ cũng có thể thử những gia vị mới để tạo mùi hương hấp dẫn. Quế, phô mai, xí muội… có thể làn gió mới cho các bữa ăn đấy mẹ ạ.

[inline_article id=150725]

Trang trí bắt mắt, hấp dẫn

Đương nhiên rồi, thị giác luôn đi trước vị giác một bước. Chỉ cần mẹ chịu khó “trang điểm” cho các món ăn một chút thôi, con sẽ ngon miệng hơn nhiều. Dưới đây là một vài gợi ý cho mẹ:

 

Cách giúp trẻ ăn ngon miệng
Xúc xích cũng có thể biến thành bạch tuộc nữa!
Cách giúp trẻ ăn ngon miệng
Hay đại gia đình sandwich cũng một ý tưởng không tồi!

Không ăn vặt trước bữa chính

Nghiêm khắc với các bữa ăn vặt sẽ là một cách hay để chấn chỉnh bữa chính. Mẹ không cần cấm hoàn toàn, chỉ cần hạn chế. Nhưng thay vì bánh kẹo, mẹ hãy chọn cho con những món ăn vặt tốt cho hệ tiêu hóa. Sữa chua, trái cây là hai lựa chọn hoàn hảo.

Một bí quyết khác mẹ có thể dùng đó là cho con uống thêm trà gừng. Gừng có rất nhiều dược tính tốt cho hệ tiêu hóa. Nó vừa gia tăng cảm giác thèm ăn, vừa giúp hết cảm giác chướng bụng, đầy hơi. Để bớt vị cay mẹ nên cho con uống chung với một ít đường.

Thói quen ăn uống đúng giờ

Cơ thể chúng ta có một chiếc đồ sinh học cho mọi hoạt động. Ăn đúng giờ hàng ngày sẽ giúp con có cảm giác đói đúng bữa.

[inline_article id=124627]

Vận động và tập thể dục

Để nạp năng lượng mới con cần phải có cảm giác đói. Mẹ nên cho con vận động ngoài trời, chơi thể thao để tiêu hao năng lượng cũ, “dọn chỗ” cho những năng lượng mới.

Tạo không khí vui vẻ

Trước tiên mẹ phải tránh những bữa ăn căng thẳng, đầy tiếc la rầy, đe dọa. Mà thay vào đó là bữa ăn vui vẻ cùng cả nhà. Ba và mẹ có thể tạo không khí vui vẻ bằng những trò chơi. Như ăn đồ ăn theo màu, ai ăn nhanh hơn, nhắm mắt và đoán món …

Nguyên tắc 3 “không” trên bàn ăn: Không xem tivi điện thoại trong khi ăn. Không đút ép, nhai vội. Không vừa ăn vừa uống nước, bởi vì làm loãng dịch vị và nhanh no.

Với những cách giúp trẻ ăn ngon miệng như trên, hy vọng mẹ sớm tìm ra phương pháp hữu hiệu nhất cho bé yêu của mình!

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Gợi ý 10+ đồ chơi thông minh cho bé gái 1- 2 tuổi

Vậy làm thế nào để chọn được đồ chơi cho bé gái 1 tuổi? Dưới đây, Marrybaby sẽ gợi cho cha mẹ 10+ món đồ chơi dành cho bé gái từ 1 tuổi trở lên. Vừa chơi vui vừa có ích cho tinh thần.

1. Tìm hiểu đặc điểm phát triển trí tuệ của trẻ 1 – 2 tuổi

Khi trẻ bước vào giai đoạn từ 1 – 2 tuổi, trẻ đã bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển với những mốc đáng nhớ đầu đời. Vì thế, để chọn được đồ chơi cho bé gái hoặc bé trai 1 tuổi; cha mẹ cần biết các đặc điểm phát triển và khả năng của con trong giai đoạn này.

Thể chất của bé ở giai đoạn 1 tuổi:

  • Bé trai 1 tuổi: cân nặng là khoảng 9,6kg và chiều cao là khoảng 75,7cm
  • Bé gái 1 tuổi: cân nặng là khoảng 8,9kg và chiều cao khoảng 74cm.

1.1 Khả năng ngôn ngữ và giao tiếp

Bé từ 1 tuổi trở lên là giai đoạn khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ đang rất tốt. Trẻ bắt đầu tò mò và muốn khám phá xung quanh; vận dụng từ ngữ mà bé đã học từ cha mẹ. Ngoài ra, trẻ cũng biết thể hiện lại cảm xúc đối với cha mẹ.

>> Mẹ xem thêm: Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

1.2 Khả năng vặn động

Từ 1 tuổi, trẻ đã có khả năng tự ngồi và đứng lên một mình, chập chững đi, biết đẩy xe; cũng như trẻ bắt đầu hiểu công dụng của một số đồ vật trong nhà. Sau giai đoạn này, theo bản năng trẻ sẽ muốn thể hiện độc lập bằng cách muốn tự mặc quần áo; tự mang giày,…

>> Cùng chủ đề: 12 hoạt động yêu thích của trẻ em vào mùa hè để con trải nghiệm

1.3 Khả năng nhận thức

Trong giai đoạn trẻ từ 1 -2 tuổi, các con đã có nhận thức về bản thân; cũng như đã biết thể hiện cảm xúc đối với những người xung quanh. Bên cạnh đó, khả năng tập trung của con cũng cao hơ; con cũng dần phân biệt được sự khác nhau của các đồ vật.

1.4 Trí tuệ về không gian

Trẻ có thể nhận biết màu sắc và hình dạng đồ vật cơ bản. Giai đoạn 1-2 tuổi được xem là thời kỳ phát triển không gian thị giác. Trẻ bắt đầu vẽ những đường nét đơn giản, lúc đầu có thể còn nguệch ngoặc nhưng dần dần sẽ sẽ ra những hình dạng có thể nhận biết được.

1.5 Khả năng cảm thụ âm nhạc

Khác với giai đoạn năm đầu đời, trẻ sẽ chỉ có thể nghe nhạc thụ động; nhưng giờ đây trẻ đã chủ động hơn trong việc nghe nhạc. Điều đó thể hiện bằng cách, trẻ nhún theo nhạc, gõ nhịp, chuyên động cơ thể theo nhạc một cách sinh động.

>> Xem thêm: Nhạc cho trẻ sơ sinh ngủ ngon và phát triển trí thông minh

1.6 Khả năng toán học

Trẻ từ 1 – 2 tuổi con đã có thể đọc được vài số đếm theo sự hướng dẫn của cha mẹ. Con có thể phân biệt được số nhiều và số ít.

>> Mẹ xem thêm: Cách dạy bé đánh vần hiệu quả 

2. Các tiêu chí chọn đồ chơi cho bé gái 1 tuổi

Các tiêu chi chọn đồ chơi cho bé gái từ 1 - 2 tuổi
Các tiêu chi chọn đồ chơi cho bé gái từ 1 – 2 tuổi

Để có thể chọn được những món đồ chơi cho bé gái 1 tuổi vừa an toàn, vừa giúp trẻ giải trí mà còn kích thích trí thông minh của trẻ. Cha mẹ có thể áp dụng những tiêu chí sau:

  • Đồ chơi cho bé phải phù hợp độ tuổi.
  • Đồ chơi thông minh cho trẻ phải an toàn.
  • Hạn chế mua đồ chơi cũ cho trẻ. Nguy cơ lây nhiễm là rất cao.
  • Đồ chơi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được chế tạo từ vật liệu an toàn.
  • Ưu tiên những món đồ chơi mà trẻ 1 -2 tuổi có thể chơi với nhiều bạn khác.
  • Không cho trẻ chơi đồ chơi sắc nhọn, có sợi len, bông gòn vì sẽ gây hại cho con.
  • Cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra đồ chơi cho con. Nếu có hư hỏng, hoặc cần thiết phải bỏ cha mẹ nên chủ động thay mới cho con.
  • Cập nhật thông tin về những thương hiệu sản xuất đồ chơi bé gái từ 1- 2 tuổi. Để xem họ có bị thu hồi do đồ chơi sản xuất không an toàn cho sức khỏe của bé hay không.

3. Gợi ý 10+ đồ chơi thông minh cho bé gái 1- 2 tuổi

Để giúp trẻ phát triển trí tuệ và các kỹ năng tốt nhất ở giai đoạn 1-2 tuổi, cha mẹ có thể chọn những món đồ chơi thông minh cho bé 1-2 tuổi dưới đây:

3.1 Đồ chơi khối gỗ ghép hình

Khối gỗ ghép hình - Đồ chơi cho bé gái, bé trai từ 1 -2 tuổi chơi đều được
Khối gỗ ghép hình – Đồ chơi cho bé gái, bé trai từ 1 -2 tuổi chơi đều được

Khối gỗ xếp hình là những khối được làm từ gỗ với nhiều hình dạng khác nhau như hình vuông, hình tam giác, hình tròn,…

Đây là món đồ chơi giúp cho bé gái từ 1 – 2 tuổi học thêm về hình khối khác nhau. Từ đó kích sự tò mò của con để tìm cách sắp xếp; đặt các khối khác nhau để tạo ra một đồ vật khác.

Giá tham khảo: 150,000 – 300,000 VND

3.2 Đồ chơi con rối tay

Đồ chơi con rối tay
Đồ chơi con rối tay phù hợp cho bé gái từ 1 -2 tuổi

Đây là món đồ chơi thông minh cho bé 1-2 tuổi được nhiều ba mẹ lựa chọn. Ba mẹ có thể để bé tự chơi để phát triển kỹ năng vận động của đôi tay, hoặc chơi cùng bé với những câu chuyện sinh động giúp bé thêm hứng thú và kích thích sự sáng tạo.

Giá tham khảo: Từ 69.000 – 120.000 VND

3.3 Sách vải cho bé

Sách vải - Đồ choi cho bé gái 1 tuổi
Sách vải – Đồ choi cho bé gái 1 tuổi

Sách vải được xem là một trong những món đồ chơi đầu đời dành cho bé gái từ 1 tuổi trở lên. Bé có thể vừa học vừa chơi chỉ với một cuốn sách. Hơn nữa, chất liệu vải mềm mại, màu sắc bắt mắt cùng nhiều nội dung bổ ích sẽ giúp bé phát triển nhận thức và trí tuệ.

Giá tham khảo: Từ 150.000 – 400.000 VND

3.4 Đồ chơi lục lạc

Đồ chơi lục lạc (hay còn được gọi là lúc lắc, xúc xắc) là món đồ chơi mà trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào cũng vô cùng yêu thích. Món đồ chơi này không chỉ cuốn hút với nhiều màu sắc bắt mắt, kiểu dáng ngộ nghĩnh; mà có thể phát ra những âm thanh vui nhộn.

Giá tham khảo: Từ 120,000 – 200,000 VND

3.5 Đồ chơi vẽ tranh, tô màu

Lợi ích khi cho trẻ tập vẽ tranh và tô màu sẽ giúp con phát triển tư duy sáng tạo về sau. Để con có hội trải nghiệm, cha mẹ hãy đầu tư cho con một hộp chì màu, bút chì, tập giấy vẽ.

Bên cạnh việc cho con tập vẽ, cha mẹ cũng nhớ gợi ý thêm cho con các tranh mẫu đơn giản. Việc này nhằm tạo động lực để con học tập và muốn vẽ theo nhiều hơn.

Giá tham khảo: Từ 60.000 – 150.000 VND

3.6 Đồ chơi nhạc cụ

Đồ chơi nhạc cụ sẽ giúp trẻ cảm thấy vui vẻ, nhún nhảy theo nhạc mà còn khám phá nhiều âm thanh thú vị. Ba mẹ có thể truyền cảm hứng âm nhạc cho bé bằng các món đồ chơi nhạc cụ như trống, đàn, các bộ gõ phát ra âm thanh,..

Giá tham khảo: Từ 249.000 – 700.000 VNĐ

3.7 Đồ chơi nhà bếp nấu ăn

Đồ chơi nhà bếp nấu ăn
Đồ chơi nhà bếp nấu ăn – Đây là món đồ chơi yêu thích của bé gái từ 1 tuổi trở lên

Đồ chơi nhà bếp nấu ăn mô phỏng đa dạng các dụng cụ nhà bếp với nhiều màu sắc khác nhau; giúp bé được đóng vai “đầu bếp” và phát huy khả năng sáng tạo của mình.

Những bé gái từ 1 tuổi rất thích đồ chơi nhà bếp. Vì trò chơi này thúc đẩy khả năng tư duy, sáng tạo các món ăn, các nguyên liệu,.. Không chỉ vậy, bé còn phải tưởng tượng rằng khi nào món ăn đã chín, khi nào bắt đầu được ăn. Đây thật sự là một món đồ chơi thông minh cho các bé gái từ 1 -2 tuổi.

Giá tham khảo: Từ 169,000 – 890,000 VND

3.8 Những món đồ chơi khác cho bé gái từ 1 tuổi

  • Bể bơi cho bé 1 tuổi.
  • Ngựa bập bênh bằng gỗ.
  • Nhà banh hoặc lều cho bé.
  • Xe ô tô điện, hoặc xe tự đẩy.
  • Đồ chơi búp bê mềm, thú nhồi bông.
  • Đồ chơi có màu đen, trắng và đỏ (độ tương phản cao).
  • Đồ chơi bộ gõ cho bé, chẳng hạn như máy lắc và chuông jingle.

>> Mẹ xem thêm: Top 15+ đồ chơi cho trẻ 5-6 tháng tuổi chơi cả ngày không chán

Trên đây là những món đồ chơi dành cho bé gái 1 tuổi hoặc kể cả là trai 1 tuổi chơi vẫn tốt. Bên cạnh những món đồ chơi, cha mẹ cũng tạo cơ hội cho con tham quan bên ngoài đời sống, đó cũng cách để kích thích sự tò mò của trẻ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Chọn kem đánh răng cho bé: Đơn giản nhưng dễ sai

Có rất nhiều loại kem đánh răng cho bé, nếu lựa chọn không phù hợp với độ tuổi sẽ ảnh hưởng không chỉ tới việc vệ sinh răng hàng ngày mà còn khiến bé yêu cảm thấy khó chịu.

Kem đánh răng cho bé
Một số loại kem đánh răng cho bé với màu sắc và hương vị khác nhau

Vì sao nên thận trọng khi chọn kem đánh răng cho bé?

Trong những năm gần đây, trên thị trường có vô vàn các loại kem đánh răng dành cho bé với những mẫu bao bì sặc sỡ và mùi vị cũng không kém phần hấp dẫn. Nhưng thực hư loại kem đó có an toàn cho bé hay không là vấn đề khiến phụ huynh đau đầu. Kem đánh răng, cũng như nhiều sản phẩm chăm sóc khác, có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của bé.

Chọn đúng kem đánh răng mà bé yêu thích để bắt đầu việc chăm sóc răng miệng ngay từ khi bé mới mọc răng là điều rất cần thiết, vì nếu bé không thích loại kem đánh răng mẹ chọn, bé sẽ không chịu đánh răng và làm giảm hiệu quả của việc vệ sinh răng miệng.

Chọn kem đánh răng đúng là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy thói quen vệ sinh răng miệng tốt và duy trì một nụ cười xinh cho bé. Mẹ nên đánh răng cho bé ngay từ khi bé xuất hiện những chiếc răng sữa đầu tiên. Chỉ với một miếng vải sạch hoặc bàn chải đánh răng mềm mại cùng với kem đánh răng, mẹ có thể làm sạch vùng nướu và răng sau khi ăn để loại bỏ các hạt thức ăn và vi khuẩn giảm nguy cơ gây sâu răng và các bệnh về răng lợi.

Trong khoang miệng bé chứa rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Sau khi ăn, các mảnh nhỏ thức ăn bám lại trên răng gọi là mảng bám, đồng thời những mảnh thức ăn còn dính trong miệng cũng là thức ăn ưa thích của các loại vi khuẩn. Nếu mảng bám này không được loại bỏ, nó có thể tích lũy theo thời gian và gây ra một số vấn đề sức khỏe răng miệng như sâu răng, bệnh nướu răng, và hôi miệng. Đánh răng hai lần một ngày với kem đánh răng giảm đáng kể nguy cơ phát triển những vấn đề này.

Nếu chỉ đánh răng với nước hoặc nước muối sẽ không sạch được những mảng bám thức ăn. Lâu ần răng của bé sẽ bị ố vàng, bị xỉ màu nhìn rất mất thẩm mỹ và thậm chí sún răng, sâu răng.

[inline_article id=89659]

Mách mẹ những tiêu chí chọn kem đánh răng cho bé

Kem đánh răng nuốt được: Ba mẹ nên chọn những loại kem đánh răng có thể nuốt được dành cho bé dưới 3 tuổi. Kem đánh răng nuốt được an toàn khi bé nuốt phải hầu hết là các loại kem đánh răng hữu cơ (organic) có nguồn gốc thiên nhiên, không chứa thành phần fluor hoặc có hàm lượng fluor thấp, không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe khi bé lỡ nuốt phải.

Hương vị: Hãy chọn hương vị kem đánh răng theo một mùi hương mà bé thích. Mùi táo, dâu, chuối, nho hoặc mùi kem… kích thích khướu giác và vị giác giúp cho việc đánh răng trở nên nhẹ nhàng hơn bao giờ hết.

Lượng bọt: Nên chọn kem đánh răng cho bé không bọt hoặc ít bọt vì lượng bọt nhiều tương ứng với lượng xà phòng nhiều không chỉ gây kích ứng niêm mạc miệng và còn phá vỡ các enzyme trong nước bọt, làm mòn men răng của bé. Hãy hỏi nha sĩ để nhận được sự tư vấn tốt nhất khi cần.

Kiểu dáng tuýp kem đánh răng: Các bé đang trong độ tuổi tò mò, thích khám phá nên với một tuýp kem đánh răng thiết kế ngộ nghĩnh, đáng yêu với những hình ảnh mà bé yêu thích như công chúa, siêu nhân, một chú thỏ con hay một chú heo béo… đây là những yếu tố rất nhỏ nhưng lại rất quan trọng trong việc thu hút bé để việc đánh răng là niềm yêu thích mỗi ngày.

Thành phần flo: Flo (Fluoride) cần thiết cho sự phát triển của răng. Giúp răng khỏe mạnh, ngăn ngừa sâu răng. Tuy nhiên, kem đánh răng có chứa flo chỉ nên được sử dụng khi trẻ đã lớn. Trẻ trên 3 tuổi mới được phép dùng kem đánh răng chứa flo vì lúc này bé đã có thể tự súc miệng sau khi đánh răng. Hàm lượng flo cho trẻ là dưới 500ppm. Trẻ từ 3-6 tuổi được phép sử dụng kem đánh răng có hàm lượng flo từ 500-1.000ppm. Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng kem đánh răng chung với người lớn vì hàm lượng flo cao dễ gây kích ứng.

Mẹ có thể chọn kem đánh răng cho bé tại các siêu thị, cửa hàng mẹ và bé hoặc tại các trung tâm nha khoa. Đồng thời, mẹ có thể dẫn bé đi cùng để bé tự chọn cho mình tuýp kem đánh răng với mùi vị và kiểu dáng bé yêu thích.

Có an toàn cho trẻ nhỏ và trẻ mới biết đi khi sử dụng kem đánh răng chứa flo không?

tác hại của kem đánh răng chứa flo với trẻ nhỏ

Lời khuyên là bạn nên sử dụng sản phẩm kem đánh răng chứa flo có dấu chấp thuận từ cơ quan y tế tại Việt Nam. Xét về mặt lý thuyết, flo là khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, chất này lại không được khuyến khích sử dụng cho trẻ mới biết đi, trừ khi các bé sống ở những khu vực bị thiếu hụt flo trong nguồn nước sinh hoạt, kể cả nước đóng chai.

Đối với trẻ mới biết đi và trẻ dưới 3 tuổi, lượng kem đánh răng sử dụng chỉ nên bằng kích thước một hạt gạo. Bởi lẽ, lượng flo thừa tích trữ trong cơ thể không tốt cho trẻ trước 8 tuổi. Việc cung cấp quá mức cần thiết lượng flo trong thời điểm này dẫn đến nhiễm flo men răng. Biểu hiện của tình trạng này là sự thay đổi màu sắc hoặc các vết loang lổ trên răng. Những triệu chứng này thường dễ bị bỏ qua, chính vì vậy nó có thể đưa đến những biến chứng nghiêm trọng.

Việc nuốt phải kem đánh răng chứa flo là lý do phổ biến giải thích vì sao trẻ bị dư thừa chất này. Ngoài kem đánh răng, trẻ nuốt phải nước súc miệng hoặc bất kỳ sản phẩm nha khoa có flo nào cũng gây ra vấn đề tương tự.

Việc bổ sung quá nhiều flo như vậy dẫn đến ngộ độc ở trẻ đã xảy ra khá phổ biến. Vấn đề này thường xuất hiện khoảng nửa giờ sau khi nuốt phải và kéo dài đến 24 giờ. Các triệu chứng ngộ độc gồm:

Bỏ túi những sản phẩm thay thế kem đánh răng chứa flo cho trẻ nhỏ

Trẻ từ 3 tuổi trở lên đã có thể dùng kem đánh răng chứa flo. Tuy nhiên, mẹ vẫn phải đảm bảo lượng dùng không lớn hơn kích thước hạt đậu. Với trẻ mới biết đi, các bé sẽ có thói quen nuốt kem đánh răng nên bố mẹ cần phải giám sát để tránh tình trạng này xảy ra. Hơn nữa, bạn cần chú ý để kem đánh răng ngoài tầm với của các bé tinh nghịch nữa nhé!

Với trẻ nhỏ, bạn có thể chọn những giải pháp thay thế sau đây:

1. Bột sầu đâu

bột sầu đâu

Sầu đâu (neem) hay còn gọi là xoan Ấn Độ gần đây được khá nhiều chị em ưa chuộng bởi công dụng làm đẹp. Các chế phẩm sầu đâu dưới dạng bột rất dễ tìm mua ở các trang thương mại điện tử uy tín.

Bột sầu đâu cũng rất hiệu quả trong chăm sóc răng miệng, đặc biệt là giảm tích tụ mảng bám và viêm nướu. Bạn có thể trộn bột này cùng với kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ và cho bé sử dụng.

2. Dầu dừa

Dầu dừa có thể dùng như kem đánh răng khi trộn chung với baking soda. Nó mang lại tác dụng kháng khuẩn và làm chậm sự phát triển của một số vi khuẩn gây sâu răng. Hỗn hợp này khi dùng cũng có thể làm giảm mảng bám trên răng.

3. Muối biển

muối biển dùng thay kem đánh răng chứa flo

Để tránh tác hại của việc dùng kem đánh răng chứa flo cho trẻ, bạn hãy sử dụng muối biển. Hòa một ít muối vào nước và chải răng cho trẻ bình thường. Muối có tác dụng kháng khuẩn và chứa nhiều thành phần có lợi cho răng.

4. Baking soda

Ngoài dùng chung với dầu dừa như trên, bạn có thể hòa baking soda vào nước để tạo thành hỗn hợp sệt. Đánh răng bằng hỗn hợp này sẽ giúp loại bỏ các vấn đề răng miệng ở trẻ đấy.

5. Dầu ô liu

dầu ô liu

Dầu ô liu từ xa xưa đã được dùng như một sản phẩm chăm sóc răng miệng hiệu quả. Bên cạnh đó, dầu này còn là một thay thế hoàn hảo cho các loại sản phẩm nha khoa chứa flo.

6. Dầu kinh giới (dầu oregano)

Loại dầu này có thể làm giảm đau răng, áp xe và cả lở miệng. Dầu kinh giới hầu được sử dụng tốt nhất khi pha loãng với dầu ô liu để tăng cường tác dụng.

Với các phương pháp thay thế này, bạn nên tham khảo ý kiến của nha sĩ hoặc bác sĩ nhi khoa trước khi dùng. Bởi lẽ đôi khi một số trẻ có thể dị ứng với một trong các thành phần nêu trên.

Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các bậc cha mẹ. Nếu bạn đang cho bé sử dụng kem đánh răng chứa flo, hãy cân nhắc liệu độ tuổi của con có thích hợp để dùng hay không. Cùng chia sẻ thêm với Marry Baby nếu bạn có bất kỳ kinh nghiệm về việc bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé yêu nhé!

Marry Baby

Có thể bạn quan tâm:

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Chế độ dinh dưỡng cho bé 1-3 tuổi: Những điều mẹ chưa biết!

Dinh dưỡng cho bé vẫn là ưu tiên hàng đầu, nhưng thay vì tập trung vào số lượng thực phẩm trong từng bữa, mẹ nên lưu ý lượng chất dinh dưỡng bé cưng có thể hấp thụ. Ngoài ra, mẹ cũng nên tập cho bé thưởng thức các món ăn ngon, bổ dưỡng, từ đó tạo thói quen ăn uống lành mạnh. Điều này sẽ giúp bé có sức khỏe tốt, đủ sức đề kháng chống lại nhiều bệnh tật sau này.

Dinh dưỡng cho bé 1-2 tuổi
Thay vì biến bữa ăn thành một “cuộc chiến”, mẹ nên để bé cưng thoải mái tận hưởng niềm vui trong từng bữa ăn

Nhu cầu dinh dưỡng của bé

Bé cần ăn bao nhiêu phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng và mức độ hoạt động trong ngày. Hầu hết các bé từ 1 tuổi cần 1.000-1.400 calo/ngày, tương đương khoảng 1/4 khẩu phần người lớn. Thế nên, mẹ không cần tính chính xác lượng calo, chỉ cần ước lượng để điều chỉnh khẩu phần phù hợp cho bé là được.

Để phục vụ cho sự phát triển của trẻ, bữa ăn của bé không thể thiếu 5 nhóm sau:

  • Ngũ cốc: Trẻ dưới 2 tuổi cần khoảng 85 gram ngũ cốc/ ngày. Trong khi đó, bé từ 3 tuổi cần 113 – 140 gram ngũ cốc/ ngày.
  • Rau xanh: 220 gram/ ngày cho bé dưới 2 tuổi và 330 gram/ ngày cho bé từ 3 tuổi.
  • Trái cây: 220 gram/ ngày cho bé dưới 2 tuổi và 330 gram/ ngày cho bé từ 3 tuổi.
  • Sữa: Khoảng 400-500 ml sữa/ ngày
  • Protein: 56 gram/ ngày với trẻ dưới 2 tuổi và 85-113 gram/ ngày đối với bé 3 tuổi trở lên

Lưu ý về dinh dưỡng cho bé

  • Từ 12-24 tháng tuổi, mẹ nên cho bé uống sữa nguyên chất để đảm bảo cho sự phát triển của não bộ. Bé có dấu hiệu thừa cân béo phì hoặc gia đình có tiền sử thừa cân béo phì nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ. Có thể chọn sữa ít béo hơn (hàm lượng chất béo giảm khoảng 2%). Bé 2 tuổi không có vấn đề sức khỏe có thể uống sữa ít béo hoặc không béo.
  • Trẻ không thích uống sữa có thể tăng cường bổ sung canxi từ những nguồn khác như đậu nành, nước trái cây giàu canxi, các loại ngũ cốc, đậu khô nấu chín và các loại rau màu xanh đậm như bông cải xanh, cải thìa, cải xoăn.
  • Mỗi ngày bé cần bổ sung khoảng 7mg chất sắt. Các bé từ 12 tháng tuổi trở lên có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt cao. Vì vậy, mẹ nên cho bé ăn thực phẩm tăng cường bổ sung sắt hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần uống bổ sung sắt.

Để bé chọn lựa thực phẩm

Đứa trẻ nào cũng thích thú khi được đến nơi đông người, nhộn nhịp, được khám phá các loại thực phẩm tươi sống. Mẹ hãy kích thích trí tò mò của bé, hỏi trẻ thích ăn món gì… Bé sẽ và để trẻ Trẻ sẽ rất hào hứng khi được tự chọn lấy thực phẩm, trái cây, rau củ bắt mắt và chắc chắn sẽ vui vẻ tận hưởng những gì mình đã chọn.

Đừng quá lo lắng về chất béo

Để tăng trưởng và phát triển bình thường, nhóc tỳ nhà bạn cần nhận một nửa lượng calo từ chất béo thông qua chế độ ăn uống. Nghe thì có vẻ nhiều, nhưng thực tế bé cưng chỉ ăn 1.000 calo một ngày thôi mẹ nhé! Không cần mẹ phải quá lo lắng về cân nặng của bé. Chỉ khi bé đến 2 tuổi, mẹ nên giảm từ từ lượng chất béo trong chế độ ăn uống cho đến khi nó ít hơn khoảng 1/3 lượng calo hàng ngày.

Cắt nhỏ thức ăn

Ngay cả với một đứa trẻ lên 4 tuổi, việc nhai thức ăn cũng chưa thực sự tốt. Vì vậy, mẹ nên chia phần ăn của bé thành những miếng vừa ăn. Nếu cho bé ăn rau củ, mẹ nên nấu mềm và băm rau củ để bé ăn dễ dàng hơn. Các loại thực phẩm có thể gây nghẹt thở bao gồm đậu phộng, nho, cà chua, cà rốt, bí ngô và hạt hướng dương, bơ đậu phộng, cần tây và quả anh đào còn hột. Đặc biệt lưu ý, mẹ nhé!

Hãy linh hoạt

Không có gì bất thường nếu con bạn đột ngột không thích ăn món khoái khẩu nữa. Bé có thể muốn ăn cùng một bữa trưa trong nhiều ngày rồi đột nhiên không muốn ăn nữa. Việc này dễ làm mẹ nổi cáu. Tuy nhiên, thay vì nổi giận với bé, mẹ nên có sẵn các lựa chọn lành mạnh để thay thế. Khi cho bé ăn món mới, chỉ nên cho bé thử một ít và ăn kèm với các thực phẩm quen thuộc. Me cũng đừng quá đừng khăng khăng ép buộc bé phải ăn hết cả khẩu phần ăn mới khi bé chưa ăn bao giờ. Kiên trì giới thiệu món mới cho bé trong những lần sau. Để một đứa trẻ tập làm quen hoặc trở nên thích một món nào đó, có thể cần ít nhất 10 lần. Vì vậy, nếu thất bại lần đầu, mẹ có thể “phục thù” ở những lần tiếp theo.

Nấu ăn cùng bé

Nấu ăn cùng bé là cách tốt để làm tăng hứng thú, để bé cảm thấy thích và hào hứng với bữa ăn của mình. Cảm giác hưng phấn chờ đợi được thưởng thức thành quả sẽ kích thích bé ngon miệng hơn bao giờ hết. Giao cho bé công việc phù hợp với độ tuổi như rửa rau, thêm và khuấy các thành phần, xé nhỏ rau.

Có nên cho bé bỏ bữa?

Thay vì để bé ăn nhiều một lúc, mẹ nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Trung bình khoảng 5-6 bữa/ ngày bao gồm ba bữa chính và hai hoặc ba bữa phụ. Sẽ không quá nghiêm trọng nếu bé lỡ bỏ qua 1 bữa ăn trong ngày. Ở độ tuổi này, bé cưng đã có thể tự nhận biết dấu hiệu đói, no của cơ thể. Bé có thể không cảm thấy đói lúc này nhưng sẽ ăn bù vào bữa kế tiếp. Tuy nhiên, mẹ nên tránh không để tình trạng này lặp lại nhiều lần. Tránh cho bé ăn vặt, uống sữa hay nước ép trước bữa chính. Bé sẽ đầy bụng và giảm cảm giác thèm ăn khi món chính thực sự “lên sàn”.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Món ăn vặt cho bé: Bật mí công thức 4 món kẹo tự làm ngon hơn mua

Hầu hết trẻ em đều không thể cưỡng lại sự ngọt ngào của những viên kẹo. Nhiều bé thậm chí có thể “ngấu nghiến” cả ngày không chán. Nếu vậy, chắc hẳn bé sẽ rất thích thú nếu được mẹ tặng cho cả một hộp kẹo. Tuyệt vời hơn, kẹo này lại chính tay mẹ và bé cùng nhau trổ tài. MarryBaby gợi ý 4 công thức làm kẹo đơn giản, mẹ tham khảo ngay nhé!

Món ăn vặt cho bé
Những viên kẹo nhỏ xinh, ngọt ngào luôn là niềm đam mê hàng đầu của các nhóc

Món ăn vặt cho bé #1: Kẹo dẻo hương chanh

Không phức tạp như mọi người vẫn nghĩ, cách làm kẹo dẻo cho bé khá đơn giản. Mẹ chỉ cần bớt chút thời gian cuối tuần để chuẩn bị cho con yêu cả hộp kẹo ngon lành, hấp dẫn.

Kẹo sau khi hoàn thành, mẹ bỏ hộp thủy tinh và cho bé ăn dần
Nguyên liệu dễ kiếm, cách làm đơn giản, thử ngay mẹ ơi

Nguyên liệu:

2 chén đường

1/2 chén nước

1 nhánh quế

1 quả chanh vàng

1 nhánh gừng

Đường bột

Cách làm:

– Đường, nước, quế, gừng và nước cốt chanh cho vào chảo nấu lửa vừa. Khi đường vừa tan chảy, khuấy đều trong 15 phút, sau đó vớt gừng, quế ra. Khuấy đều 10-15 phút nữa cho đến khi hỗn hợp đường nặng tay, sánh dẻo và chuyển màu cánh gián. Tắt bếp để nguội trong 1 phút.

– Lót giấy nến vào khay bánh, dùng muỗng nhỏ múc hỗn hợp đường lên giấy nến định hình cho kẹo. Làm lần lượt đến hết, rồi để yên cho đông lại.

– Rây 1 lớp đường bột phủ đều thành 1 lớp mỏng áo lên kẹo. Nạy từng viên kẹo vừa tạo hình trên giấy nến, cho vào hũ, đậy kín, dùng dần.

Món ăn vặt cho bé #2: Kẹo dẻo đào tươi

So với kẹo dẻo chanh, kẹo dẻo đào mất nhiều thời gian sơ chế đào hơn. Tuy nhiên, cách làm kẹo dẻo đào cũng không quá phức tạp đâu mẹ nhé!

So với kẹo dẻo chanh, kẹo dẻo đào mất nhiều thời gian sơ chế đào hơn. Tuy nhiên, cách làm kẹo dẻo đào cũng không quá phức tạp đâu mẹ nhé!
Cầu kỳ hơn trong công đoạn sơ chế, nhưng nhìn chung, cách làm kẹo dẻo đào cũng không quá phức tạp

Tương tự cách làm

Nguyên liệu

1,5kg đào chín

40gr đường bột

2 chén đường

1/3 chén xi-rô bắp (corn syrup)

2 muỗng cà phê nước cốt chanh tươi

Cách làm

– Đào tươi sau khi rửa sạch, cho vào nồi luộc. Sau khi nước sôi, chờ thêm 2 phút mới vớt ra, cho vào thau đó ngâm đến khi nguội.

Đào ngâm trong nước lạnh sẽ dễ bóc vỏ hơn
Đào ngâm trong nước lạnh sẽ dễ bóc vỏ hơn

– Đào sau khi ngâm nước lạnh, lột bỏ lớp vỏ. Nếu vỏ không tuột ra dễ dàng, bạn có thể cho vào nồi luộc và làm mát lần nữa. Cách này sẽ giúp bạn lột vỏ đào dễ dàng mà không mất một miếng thịt nào.

– Sau khi lột vỏ, vớt đào ra để ráo nước.

– Cắt đào làm đôi, hoặc làm 4, sau đó cho vào máy xay nhuyễn rồi lược qua rây.

– Đào vừa xay cho vào nồi đun sôi, thêm pectin và đường cát vào khuấy đều đến khi đường tan.

– Khi hỗn hợp sôi, hạ lửa nhỏ bớt, đổ si rô bắp vào khuấy cùng.

– Thêm nước cốt chanh vào khuấy đều đến khi hỗn hợp nặng tay thì tắt bếp.

Món ăn vặt cho bé #3: Kẹo gôm dẻo

Cách làm kẹo dẻo

Nguyên liệu:

2 chén đường

1/2 chén sốt táo (sốt tự nhiên không thêm đường)

2 gói gelatin (mỗi gói 90 gam)

Phẩm màu đỏ hoặc màu xanh lá cây

2 gói gelatin có mùi thơm

1 muỗng canh nước cốt chanh

Cách làm:

– Cho một chút dầu ăn vào trong chảo cho kín bề mặt rồi để tủ lạnh.

– Cho 1 chén đường, sốt táo, gelatin màu xanh hoặc đỏ, gelatin có mùi thơm vào chảo lớn, khuấy đều.

– Khi hỗn hợp tan đều, thêm nước cốt chanh vào, để hỗn hợp nghỉ trong vòng 1 phút.

– Đun sôi hỗn hợp trên bếp, khuấy liên tục trong 1 phút.

– Sau đó ngay lập tức đổ hỗn hợp vào khay nướng đã được làm lạnh. Đặt hỗn hợp vào tủ lạnh ít nhất 3 giờ.

– Dùng dao hoặc thìa nạo xung quanh mép khuôn để lấy kẹo ra, đổ kẹo xuống một tờ giấy nến.

– Dùng các khuôn cắt kẹo thành những hình ngộ nghĩnh.

– Rắc phần đường còn lại lên giấy nến, sau đó lăn kẹo gôm lên trên để đường bám vào kẹo, để kẹo khô trong 8 giờ.

Món ăn vặt cho bé #4: Kẹo Brigadeiros

Nhìn có vẻ phức tạp, nhưng thực tế, cách làm kẹo Brigadeiros lại đơn giản cực mẹ nhé!
Nhìn có vẻ phức tạp, nhưng thực tế, cách làm kẹo Brigadeiros lại đơn giản cực mẹ nhé!

Nguyên liệu:

3 muỗng canh bột ca cao đắng

1-2 muỗng canh bơ

1 hộp sữa đặc có đường

Kẹo màu, hạt giã nát, dừa nạo…(tùy thích)

Cách làm:

– Cho sữa, ca cao và bơ vào nồi khuấy đều liên tục, mở lửa nhỏ trong 15-20 phút hoặc cho đến khi đặc. Mẹ có thể thử độ đặc bằng cách dùng cây vét bột kéo một đường, thấy kẹo không chảy lại là được.

– Cho hỗn hợp ra khay kích thước khoảng 20×20 cm, cho vào tủ lạnh khoảng 30 phút cho đến khi đặc lại, hoặc có thể để một ngày.

–  Lấy một miếng chocolate khoảng 1 muỗng canh, vo viên tròn. Khi vo, mẹ có thể thoa một ít dầu vào tay cho đỡ dính.

– Cho ít kẹo đủ màu vào chén và lăn viên chocolate cho phủ đều kẹo màu. Hoặc mẹ có thể lăn viên chocolate qua đậu phộng giã nhuyễn, hạnh nhân hoặc dừa nạo. Mẹ có thể chuẩn bị nhiều chén kẹo đủ màu, các loại hạt để bé tự chọn, tự làm.

Lưu ý dành cho mẹ:

Kẹo tự làm ở nhà tuy đảm bảo về chất lượng, thành phần không hóa chất độc hại, nhưng vẫn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ, như sâu răng, tiểu đường, cản trở hấp thu dinh dưỡng… nếu mẹ cho bé ăn quá nhiều.

[inline_article id=60803]

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Top sai lầm của mẹ khiến bé 1 tuổi biếng ăn

1/ Bắt đầu cho trẻ ăn dặm không đúng cách

Rất nhiều chị em tập cho bé ăn dặm bằng bột ăn dặm chế biến sẵn và duy trì chế độ ăn này quá lâu. Đây là sai lầm của rất nhiều bà mẹ khiến con biếng ăn vài tháng sau đó. Mẹ sẽ tự hỏi, có hàng ngàn bà mẹ khác cũng bắt đầu việc ăn dặm như vậy, tại sao tình trạng biếng ăn lại rơi vào bé nhà mình? Nhưng liệu mẹ có chú ý xem kỹ thành phần của loại bột ăn dặm mình chọn? Trong nhiều loại bột ăn dặm có chứa đường và gia vị, khiến khẩu vị của bé bị “định hình” một cách không lành mạnh ngay từ giai đoạn mới bắt đầu biết ăn thực phẩm. Nếu đã quen với hương vị bột ăn dặm chế biến sẵn, bé có thể sẽ khó chấp nhận các loại thực phẩm khác. Các bé 1 tuổi biếng ăn còn có thể là do mẹ không chịu đổi hương vị thức ăn thường xuyên dẫn đến bé quá ngán món cũ nhưng lại không quen với các món mới.

Bé 1 tuổi biếng ăn
Bé 1 tuổi biếng ăn là hiện tượng khá phổ biến

Nếu nhà bạn có một bé 1 tuổi biếng ăn thì nên ngưng cho bé ăn bột mà nên thử nấu cháo cho bé hoặc thử cơm nát, mì, nui và các món khác. Lúc đầu là cháo trắng, sau đó thêm rau củ quả, và vài tuần sau thêm chất đạm cho bé, giúp bé làm quen dần với món ăn, với mùi vị món ăn và giúp men tiêu hóa hoạt động và hấp thu thức ăn được tốt hơn. Với những đứa trẻ biếng ăn dạng này, cơ thể thường thiếu vitamin và khoáng chất, vì vậy mẹ cần chú ý lựa chọn những thực phẩm giàu vitamin A, B, C, D và kẽm để kích thích cảm giác ngon miệng nhiều hơn. Chú ý, không cho bé ăn quá nhiều gia vị, đặc biệt là ở giai đoạn mới ăn dặm vì lúc này thận và các cơ quan tiêu hóa, bài tiết của bé vẫn còn khá non nớt.

[inline_article id=749]

2/ Cho bé ăn dặm sớm

Rất nhiều bé 1 tuổi biếng ăn là do mẹ cho bé ăn dặm quá sớm, cụ thể là ăn dặm khi bé chưa được 6 tháng tuổi. Lúc này bé chưa đủ men tiêu hóa để hấp thu các chất dinh dưỡng, dễ gây bé khó chịu khi ăn, lâu ngày bé sẽ trở nên biếng ăn. Đặc biệt, từ sau 1 tuổi nhu cầu dinh dưỡng sẽ thay đổi, bé không còn cần lượng dinh dưỡng nhiều như thời gian trước nên mẹ sẽ càng có cảm giác là con biếng ăn.

3/ Không cho bé ngồi ngay ngắn khi ăn

Đây là sai lầm của rất nhiều cha mẹ, thường lấy ti vi ra để “dụ dỗ” con ăn hoặc bồng con đi khắp nơi để đút cháo cho con. Mẹ tập cho con thói quen này khiến bé không chịu ăn, hoặc ngậm thức ăn lâu nếu thiếu thứ kể trên. Chỉ mất vài tháng từ khi mới bắt đầu ăn dặm đến khi tình trạng bé 1 tuổi biếng ăn xảy ra do nguyên nhân trên. Việc tập cho con thói quen vừa xem ti vi vừa ăn không những khiến con biếng ăn mà còn làm yếu hệ tiêu hóa của trẻ, vì do mải xem ti vi nên men tiêu hóa của trẻ không tiết ra đúng thời điểm khiến bé ăn không tiêu, táo bón, đi phân nhầy hoặc sống. Điều này cũng khiến hệ miễn dịch của bé kém, hay bị bệnh và tăng trưởng chậm.

4/ Không chú ý đến khẩu vị của con

Nhiều trẻ thích những món mềm, nhưng nhiều bé khác lại thích nhai, gặm thức ăn, thậm chí là ngay khi mới bắt đầu làm quen với việc ăn dặm. Nhiều mẹ áp dụng một công thức cho ăn cứng nhắc, chẳng hạn đến tháng thứ 7 thì phải cho ăn cháo lợn cợn, tháng thứ 9 thì phải cho con ăn cơm nát khi cho ăn dặm kiểu Nhật hay bé tự chỉ huy hoặc ngược lại, không cho bé ăn cơm trước 2 tuổi theo phương pháp ăn dặm truyền thống. Nhưng điều quan trọng hơn cả mà mẹ đã quên, đó là không nên có bất kỳ một hình thức ép buộc nào ở đây. Cho con ăn theo đúng khả năng nhai, nuốt và sở thích ăn uống, tôn trọng dấu hiệu đói, no của bé là kim chỉ nam tốt nhất mà mẹ nên áp dụng trong cả quá trình tập ăn dặm lẫn ăn uống về sau.

[inline_article id=20452]

 

5/ Không cho bé ăn chung với bữa cơm gia đình

Nhiều bé 1 tuổi biếng ăn là do không được ăn cùng cả nhà. Rất nhiều bà mẹ có tâm lý e ngại, không muốn cho con nhỏ ăn chung với cả gia đình vì sợ bé nghịch ngợm, vày thức ăn. Điều này là hoàn toàn sai lầm, vì vốn dĩ trẻ con rất thích bắt chước, bé sẽ ăn ngon hơn khi thấy mọi người trong gia đình ai cũng ăn uống ngon lành. Vì vậy, khi trẻ được 1 tuổi, mẹ nên tập cho con làm quen với việc ăn uống cùng cả gia đình.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Bổ sung kẽm cho trẻ qua những món ngon khó cưỡng

Vai trò của kẽm đối với sức khỏe của trẻ

Kẽm là một chất có tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ. Thế nên thiếu kẽm sẽ khiến trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Mẹ cần nhanh chóng bổ sung kẽm cho trẻ nếu không muốn con bị:

– Biếng ăn, ăn không ngon miệng
– Bị táo bón, phân khô, đi ngoài khó khăn
– Suy yếu hệ miễn dịch, dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp
– Dễ bị tổn thương da nhưng khó lành.
– Rối loạn thị giác, tóc rụng nhiều
– Thiếu kẽm cũng dẫn đến lượng canxi được vận chuyển vào não bị hạn chế, ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ.

Nếu trẻ có những biểu hiện như trên, mẹ nên nhanh lên kế hoạch bổ sung kẽm cho trẻ. Phương pháp đơn giản và tự nhiên nhất là thêm vào thực đơn những món ăn giàu kẽm. Giai đoạn 1-3 tuổi trẻ cần 3mg kẽm/ngày. Giai đoạn 4-8 tuổi cần 5mg kẽm/ngày.

[inline_article id=139864]

Mẹ có thể tham khảo những món ăn cung cấp nhiều kẽm như bên dưới.

1/ Cháo đậu xanh hải sản (đặc biệt là tôm và ngao)

Các loại đậu và hải sản chứa hàm lượng kẽm khá cao. Một báo cháo hải sản sẽ giúp cho bữa tối của con vừa dễ ăn, vừa giàu dinh dưỡng

Bổ sung kẽm cho trẻ
Cháo đậu xanh hải sản là một lựa chọn tốt để bổ sung kẽm cho trẻ

2/ Canh thịt bò, cải bó xôi

Cứ 100g thịt bò thì có 12,3mg kẽm. Và cứ trong 100g cải bó xôi nấu chín thì có 0,8 mg kẽm. Vậy là chỉ với một tô cháo đã có thể bổ sung kẽm cho trẻ khoảng 13,1 mg. Một gợi ý thật lý tưởng để bổ sung kẽm cho trẻ!

Lưu ý, cải bó xôi rất mau chín, mẹ cần nấu thịt bò trước và bỏ rau vào sau để không làm mất vị ngon.

Canh thịt bò rau bó xôi
Bó xôi là một loại rau giàu chất dinh dưỡng quan trọng như canxi, kẽm, axit folic…

3/ Ức gà, đùi gà hầm bí đỏ, đậu trắng

Cách làm món này cũng không có gì phức tạp. Mẹ chỉ cần cắt thịt gà thành miếng vừa ăn, trộn gia vị và ướp chung với đậu trắng trong vòng 1 tiếng. Sau đó, cho thịt gà vào một quả bí đỏ Nhật đã bỏ ruột và đem hấp cách thủy. Món này vừa giàu kẽm, lại vừa đẹp mắt sẽ khiến con ăn ngon miệng lắm đấy.

Bổ sung kẽm cho trẻ
Bí đỏ là món ăn giàu dinh dưỡng và thơm ngon, giúp bổ sung kẽm cho trẻ hiệu quả

Bí đỏ là một món ăn giàu dinh dưỡng và lại thơm ngon. Không chỉ có thể làm các món mặn như đút lò, canh, súp, mẹ còn có thể thực hiện những món ngọt như bánh bí đỏ, chè bí đỏ… để bé yêu đổi món mỗi ngày.

4/ Hàu sữa nướng phô mai

Hàu sữa đứng vị trí số 1 trong bảng các món ăn giàu kẽm nhất. Một con hàu vừa phải có chứa khoảng 5,5 mg kẽm. Một vài con hàu ngon vị biển cùng phô mai thơm lừng không chỉ bổ sung kẽm cho trẻ mà con sẽ đem lại nguồn năng lượng dồi dào cho các thiên thần nhỏ vô cùng năng động.

Bổ sung kẽm cho trẻ
Hàu là một trong những loại thực phẩm giàu kẽm nhất trong tự nhiên

Ngoài món hàu phô mai, mẹ còn có thể chế biến món cháo hàu, hàu nướng mỡ hành, hàu đúc trứng vô cùng thơm ngon để bé yêu luôn có những món ăn mới lạ mỗi ngày.

5/ Nấm sốt Thịt 

Đây cũng là món ăn khá dễ làm và dễ ăn cho cả trẻ ăn dặm và trẻ lớn. Trong mỗi 100g nấm và thịt có khoảng 6mg kẽm. Hơn nữa, hương  vị của nấm rất thơm ngon và dễ ăn, các bé rất dễ chấp nhận món ăn này.

Bổ sung kẽm cho trẻ
Thịt bò giàu chất sắt và protein kết hợp cùng nấm giàu kẽm mang lại cho bé món ăn thật thơm ngon và giàu dinh dưỡng

6/ Giá đỗ

Giá lớn lên từ các loại đậu nên cũng chứa lượng kẽm dồi dào. Kì diệu hơn nữa là, sau khi nảy mầm, hàm lượng kẽm còn tăng lên gấp nhiều lần. Bên cạnh đó, giá đỗ còn chứa men tiêu hóa tự nhiên, kích thích hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ có thể nấu canh giá đỗ với thịt hoặc giá đỗ xào để bổ sung kẽm cho trẻ. Ngoài ra, giá đỗ còn có thể dùng để ăn kèm những món như bún, bánh cuốn, phở…

Bổ sung kẽm cho trẻ
Giá đỗ chứa hàm lượng kẽm dồi dào

Hàm lượng kẽm trong thực phẩm rất đa dạng và khác nhau nên mẹ có thể tùy ý lựa chọn thực đơn phù hợp với khẩu vị của bé nhà mình.