Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ nhỏ: Bé 2 tuổi

Mẹ cần lưu tâm vấn đề sức khỏe nào của bé giai đoạn 2 tuổi?
Trong lần khám sức khỏe định kỳ cho bé 2 tuổi, bác sĩ có thể kiểm tra những vấn đề sau:

  • Cân nặng và số đo của con bạn để chắc rằng bé đang phát triển khỏe mạnh, tốc độ phát triển đều đặn.
  • Kiểm tra nhịp tim và hô hấp của bé.
  • Kiểm tra các biểu hiện mắt và tai của bé.
  • Đo kích cỡ vòng đầu của bé để đánh dấu sự phát triển của não bé.
  • Bổ sung các mũi tiêm chủng miễn dịch mà bé thiếu từ lần kiểm tra trước.
  • Giải thích các lo lắng về an toàn và sức khỏe gồm cách phát hiện triệu chứng và điều trị của những bệnh thường gặp trong giai đoạn này như nhiễm trùng tai, cảm lạnh.
  • Làm xét nghiệm tầm soát nếu thấy bé có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt hay nhiễm độc chì.
  • Dõi theo bước chân của bé để kiểm tra dáng đi và khả năng phối hợp.
  • Trao đổi thêm về sự phát triển của bé, tính cách và biểu hiện của bé. Tư vấn mẹ về cách tập cho bé đi vệ sinh, giải đáp các thắc mắc về tâm lý trẻ tuổi mẫu giáo, khi bé có anh, chị em hay có sự ganh tị giữa các bé; những điều nên hay không nên rèn luyện bé trong giai đoạn này.
Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ nhỏ: Bé 2 tuổi
Bên cạnh các vấn đề về thể chất, ba mẹ nên quan tâm đến các vấn đề tâm lý trẻ 2 tuổi với bác sĩ khi đi khám sức khỏe định kỳ

Chuẩn bị cho những câu hỏi của bác sĩ trước khi khám sức khỏe định kỳ:

  • Bé ngủ thế nào? Phần lớn các bé ở tuổi này ngủ khoảng 11 tiếng vào buổi tối và ngủ trưa khoảng 2 tiếng trong ngày. Một số bé có khi không ngủ trưa mà thích đánh một giấc dài vào buổi tối. Nếu con bạn hay bị tỉnh giấc bởi ác mộng, nhớ nói với bác sĩ. Bé ở tuổi này hay gặp ác mộng và biểu hiện sợ bóng tối. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách dỗ dành bé.
  • Bé ăn thế nào? Bây giờ bạn có thể giới hạn lượng thức ăn ngọt của bé. Khi bé có nhiều thời gian chơi với các bạn cùng lứa ở nhà trẻ, sân chơi, chắc chắn bé sẽ thích ăn vặt hơn. Nếu không thể khống chế sở thích ăn ngọt của bé, hãy nói chuyện với bác sĩ để có những lời khuyên về các món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe, giúp bạn giảm bớt lo lắng về chế độ dinh dưỡng của bé.
  • Tập cho bé cách đi vệ sinh thế nào? Hầu hết các bé đều bắt đầu tập cách đi vệ sinh từ giai đoạn này, tuy một số bé vẫn chưa thể kiểm soát được. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên giúp bé dễ dàng bước qua giai đoạn dùng tã lót.
  • Bạn có để ý điều gì bất thường trong cách đi của bé? Ở tuổi này có nhiều trẻ đi chân vòng kiềng vì chân bé vẫn chưa phát triển. Vấn đề này sẽ giải quyết được khi bé được 7 tuổi.
  • Bé có hiếu động và thích vận động? Trẻ 18 tháng tuổi có thể điều khiển tốt tay chân và phối hợp tốt toàn bộ cơ thể. Bé có thể dễ dàng đá bóng, dùng tay ném, xây nhà, leo lên đồ vật, bật nhảy, đi lên đi xuống cầu thang. Tạo cho bé nhiều cơ hội để vận động và khám phá.
  • Bé đang học từ mới gì? Phần lớn các bé ở tuổi này hay hỏi: “Tại sao”. Đôi khi tất cả những gì bé cần chỉ là một lời giải thích, và muốn tiếp tục nói chuyện với bạn. Kho từ vựng của bé đang mở rộng và bé sẽ thử những từ mới mỗi ngày. Bác sĩ có thể kiểm tra khả năng ngôn ngữ của con bạn bằng cách hỏi chuyện bé. Trẻ 2 tuổi biết khoảng 50 – 100 từ cơ bản và bắt đầu ghép hai từ lại với nhau.
  • Bé đã hiểu và phản ứng lại mệnh lệnh 2 bước? Trẻ hai tuổi thường đủ lớn để hiểu và làm theo những hướng dẫn 2 bước như: “Đi đến phòng và ôm con gấu” hay: “Đến chỗ bố và ôm bố”. Nếu con bạn không làm theo hướng dẫn, hay có vẻ không nghe lời bạn, nhớ lưu ý với bác sĩ.
  • Bé thích chơi trò gì? Những hoạt động yêu thích của bé sẽ giúp bác sĩ tìm hiểu sâu hơn về cách phát triển của bé. Nhiều bé ở tuổi này thích lắp ghép các miếng xếp hình đơn giản, vẽ vời trên giấy, phân loại đồ vật theo màu sắc, có khi bé cũng hứng thú với trò nhét vật vào đầy trong hộp rồi lại lôi hết ra…
  • Bạn có để ý đến những bất thường trong mắt bé hoặc cách bé nhìn mọi thứ? Tìm hiểu thêm về kiểm tra thị lực và cách phát hiện những vấn đề tiềm ẩn.
  • Bé có đi khám nha sĩ? Trẻ em nên đi khám nha sĩ sau một tuổi. Nếu con bạn vẫn chưa khám, bạn có thể sắp xếp từ bây giờ.

Khám sức khoẻ định kỳ cho bé 2 tuổi

Bạn có thể tải mẫu câu hỏi tại đây

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi rưỡi: Suy nghĩ kỳ diệu

Trí tưởng tượng bay bổng của bé 3 tuổi rưỡi
Để học cách phân biệt giữa thực tế và tưởng tượng là một quá trình lâu dài. Trong năm nay, con đang trải qua một cột mốc rất thú vị. Theo các chuyên gia về phát triển tâm lý của trẻ, các bé 3 tuổi rưỡi vẫn đang thực hành tư duy theo lối “suy nghĩ kỳ diệu”. Bé có thể gắn nhiều đặc tính “kỳ diệu” cho những đồ vật hay người xung quanh và những điều vô lý ấy lại rất “hợp lý” dưới góc nhìn của con trẻ.

Bé có thể tha hồ tưởng tượng rằng những lá thư sẽ bí mật mọc cánh và bay tới tay ông bà ngay sau khi bỏ vào thùng, con cọp đang ẩn náu trong lùm cây, những chú chim kia có thể biết nói và thực sự có ai đó đang sống trên mặt trăng. Đôi khi những điều người lớn nói được trẻ hiểu theo nghĩa đen bởi vì những nghĩa đó có vẻ đúng đối với bé, ví dụ như: “Con muỗi đang đốt con kìa”.

Mặt khác, giai đoạn này bé cũng sẽ dần dần nhận ra những gì tưởng tượng có lẽ là không có thực, máy bay đồ chơi không thực sự bay được hay những vật sặc sỡ sinh động kia không phải sống bên trong màn hình tivi.

Quá trình này có thể phải mất vài năm, vì ngay cả đứa trẻ tám tuổi vẫn tin trên đời có cô tiên và ông bụt. Tuy nhiên, một chút lòng tin vào những điều kỳ diệu ngay cả khi đã trưởng thành vẫn rất tuyệt phải không nào.

Bé 3 tuổi rưỡi: Suy nghĩ kỳ diệu
Đừng ngạc nhiên khi thấy trí tưởng tượng của bé là vô hạn

Cuộc sống của mẹ: Khi bé biếng ăn
Có phải không khí bữa ăn lúc nào cũng rất căng thẳng vì bé không chịu ngồi vào bàn ăn? Các chuyên gia khuyên rằng không nên ép buộc bé ăn những món mà bé không thích. Thực phẩm nên là nguồn vui và nguồn dưỡng chất chứ không phải là sự đấu tranh và là cuộc chiến mỗi khi bé ngồi vào bàn.

Việc ép buộc bé ăn có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa hay mất cân đối về cân nặng sau này. Chỉ nên cho bé ăn khi tới đúng bữa, nếu thấy đói bé sẽ ăn và nếu không đói thì không cần ép buộc. Đối với trẻ kén ăn, bạn không nên tạo thói quen phải chuẩn bị một chế độ ăn đặc biệt cho bé. Nếu trẻ vẫn không chịu ăn thì đừng phạt, bạn nên dẹp thức ăn và chờ đến bữa tiếp theo.