Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Thời khoá biểu là bí quyết mang đến thành công cho con trẻ

“Thời khoá biểu là cách giúp trẻ tiên đoán việc mình cần làm tiếp theo là gì”. Đó là ý kiến của tiến sĩ Victoria Ang-Nolasco, bác sĩ Nhi khoa thuộc Trung tâm Y tế Cardinal Santos.

Chẳng hạn, với trẻ Tiểu học, thời khoá biểu buổi sáng bao gồm thức dậy, ngồi vào bàn ăn sáng, đánh răng, thay quần áo, sau đó đến trường. Giờ giấc đi ngủ sẽ gồm đọc sách trước khi ngủ, đọc kinh cầu nguyện, ôm hôn bố mẹ sau đó cuộn mình vào chăn.

Thời khoá biểu cho bé thành công

5 lợi ích mà thời khoá biểu mang lại

Với trẻ nhỏ, việc định hướng con làm việc theo lịch trình sẵn có là điều chẳng dễ dàng. Con sẽ không thích và sẽ có lúc “nổi loạn”, bố mẹ cần mềm mỏng và cương quyết. Lợi ích mà việc duy trì thời khoá biểu không chỉ giúp con trong thời thơ ấu mà kéo dài cho tới khi con trưởng thành.

Nắm ngay 5 lợi ích này để thấy vì sao con cần ăn-học-chơi theo lịch trình

Duy trì lịch trình là một trong những yếu tố giúp trẻ phát triển

Tiến sĩ Ang-Nolasco cho biết: ha mẹ sẽ giúp con thúc đẩy 5 khả năng của trẻ trong giai đoạn ấu thơ thông qua các hoạt động: Đọc, Nhịp, Duy trì lịch trình của con, Tưởng thưởng khi con làm việc tốt, Gắn kết mối liên hệ với trẻ.

Giúp trẻ cảm thấy an toàn và thoải mái khi tuân thủ lịch trình

Cha mẹ vẫn nghĩ rằng trẻ con sẽ hạnh phúc nếu được thoải mái làm điều chúng muốn. Thực tế, việc này hoàn toàn ngược lại.

Trẻ em cần có giới hạn hợp lý để cảm thấy an toàn, ấm áp. Trong đó, duy trì sinh hoạt theo thời khoá biểu là một trong những việc giúp con cảm thấy dễ chịu và thoải mái.

Những đứa trẻ không được cha mẹ định hướng, được thoải mái ăn-ngủ-chơi bất chấp kỷ luật sẽ cảm thấy mất phương hướng, thường xuyên lo lắng.

Thời khoá biểu không chỉ giúp con mà hữu ích cho cả gia đình

Thói quen tốt sẽ cải thiện tốt hơn khi trẻ biết điều chúng sắp làm. Nhiều phụ huynh than rằng con mình có nhiều thói quen xấu, khi áp dụng lịch trình sinh hoạt thường xuyên, thói quen xấu của trẻ cũng giảm đáng kể.

Hẳn bạn đã nhiều lần gặp cảnh những đứa trẻ học cấp 1 không ngồi vào bàn ăn tối cùng gia đình, thay vào đó, mẹ hay bà cầm tô cơm chạy vòng vòng thúc ép bé ăn. Hoặc khi trẻ không ngủ trưa mà chỉ mãi chơi, cho tới khi ngồi vào bàn học thì ngủ gục, bố mẹ phải vất vả ép con hoàn tất bài tập.

Nếu có thời khoá biểu rõ ràng, cả gia đình sẽ đỡ vất vả trong việc nuôi dưỡng trẻ hơn. Chính vì vậy, việc duy trì lịch trình sinh hoạt của con phải có sự đồng thuận của cả gia đình. Tránh hết sức việc bố cấm mẹ cho.

Dạy con làm việc theo thời khoá biểu

Áp dụng đúng lịch trình, trẻ có cấu trúc độc lập từ sớm

Con trẻ quen với thói quen sinh hoạt đều đặn và khoa học, càng lớn thói quen này càng có lợi. Ví dụ, sau giờ chơi, con tự biết dọn gọn các món đồ vương vãi trên sàn, sau đó ngồi vào bàn học. Con chẳng cần bố mẹ giám sát mà vẫn duy trì sinh hoạt đều đặn của mình.

Thúc đẩy sức sáng tạo và linh hoạt của trẻ

Áp dụng thời khoá biểu linh hoạt tốt hơn việc áp “kỷ luật sắt” và buộc con tuân theo. Trẻ sẽ hiểu thế là tự do trong khuôn khổ, vẫn cố gắng duy tri lịch quen thuộc nhưng vẫn thoả sức cho các hoạt động mà con thích.

Thời gian biểu của con và gia đình dựa trên cấu trúc chung, ví dụ là ăn, học, ngủ, chơi… Trên nền đó, dạy con duy trì theo thời lượng phù hợp, chẳng hạn tắm mất 20 phút, đọc sách 1 tiếng, học bài 2 tiếng. Con có thể thay đổi lịch trình trong ngày, nhưng cơ bản vẫn đầy đủ theo cấu trúc trên.

Thời khoá biểu cho bé

Cách dạy trẻ lập thời gian biểu sinh hoạt

Với trẻ Tiểu học, muốn phát huy hiệu quả của việc cho con sinh hoạt đúng lịch trình, bạn cần trang bị cho con kiến thức, kỹ năng về thời gian, ý thức tự sắp xếp thời gian.

Giúp con hiểu khái niệm thời gian

Con cần hiểu cách xem đồng hồ và tầm quan trọng của thời gian. Khi giao cho con một việc nhỏ, bố mẹ nên đưa cho con khái niệm thời gian cụ thể giúp con hình thành thói quen quan tâm đến thời gian và làm việc đúng giờ, dúng tiến độ đặt ra ban đầu.

Khi nói chuyện với con, tránh đưa những khái niệm thời gian chung chung. Ví dụ: Chút nữa đi tắm cho mẹ nghe không, đợi 1 chút nữa mẹ xong việc sẽ đưa con đi… Đưa hẳn cho con thời gian cụ thể: Con có 15 phút để ăn hết chén cơm này, Con ngồi vào bàn 30 phút học bài…

Giúp con biết thứ tự ưu tiên

Nên dạy con biết những việc ưu tiên cần làm trước. Bạn nên giúp con hiểu làm vệ sinh cá nhân trước khi vào giuòng đọc sách, vì nếu con buồn ngủ sớm cũng không bỏ qua việc đánh răng.

Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên sẽ giúp tạo cho con thói quen nề nếp và sắp xếp thời gian. Khi lớn lên, trẻ chủ động hơn trong việc chăm sóc bản thân, chăm sóc gia đình, không cần bố mẹ phải nhắc nhở.

Thứ tự ưu tiên này còn ở việc nhường nhịn cho người già, người tàn tật, em bé khi con ra đường. Thói quen tốt này sẽ tạo tính cách tốt cho bé.

Những người thành công biết cách làm chủ thời gian, và quyết định được việc ưu tiên. Giúp con làm theo thời khoá biểu ngay khi còn nhỏ sẽ giúp bé rất nhiều trên con đường trở thành người thành công.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Học hỏi cách tăng chiều cao hiệu quả theo kinh nghiệm các nước Á Đông

Trước năm 1950, chiều cao trung bình của Nhật Bản, Hàn Quốc xấp xỉ Việt Nam thời bấy giờ. Nhưng hiện nay, hai quốc gia này sở hữu chiều cao rất đáng nể. Cách tăng chiều cao hiệu quả của họ có bí mật gì?

Cách tăng chiều cao hiệu quả của người Nhật

Người Nhật luôn đặt yếu tố con người làm trung tâm của giáo dục. Họ chú trọng phát triển cả về thể lực lẫn kiến thức, kỹ năng. Chính phủ Nhật đưa việc phát triển chiều cao của giới trẻ vào chính sách giáo dục, coi đó là vấn đề của cả dân tộc.

Người Nhật không coi gạo là nguồn lương thực chính yếu trong bữa ăn hàng ngày như nhiều quốc gia khác. Họ áp dụng chế độ dinh dưỡng của phương Tây. Chế độ dinh dưỡng đã tạo nên sức bật, giúp cải thiện đáng kể chiều cao cho thanh niên xứ sở hoa anh đào.

Sau Thế chiến II kết thúc, chính sách cải thiện tầm vóc cho thế hệ tương lai vẫn được quan tâm. Phong trào “Một ly sữa làm mạnh dân tộc” được kiên trì đeo đuổi.

Bữa sáng người Nhật thường ăn rất phong phú. Món ăn có trứng, cá tuyến, chân giò, thịt muối, tôm, rong biển, dưa chua, một ít cơm…

Họ cắt giảm khẩu phần cơm gạo, tăng cường ăn lúa mì, lúa mạch, duy trì cá trong thực đơn lành mạnh. Dưỡng chất trong cá cần thiết cho sự phát triển của trẻ mà lại không làm tăng cân.

Bên cạnh quy tắc dinh dưỡng hợp lý, người Nhật tích cực khuyến khích cho trẻ con vận động, tập thể dục trong giai đoạn đầu đời.

Hàn Quốc tạo cách mạng trong tăng trưởng chiều cao

Chiều cao cải thiện mang lại sức khỏe hoàn hảo còn giúp người Hàn Quốc gia tăng cạnh tranh. Chiều cao lý tưởng của nhiều sao Halliyu rất đáng nể. Chẳng hạn Lee Jongsuk cao 1,86m, Lee Min Ho cao 1,87m…

Chiều cao dân số Hàn Quốc hiện tại cao nhất châu Á. Chiều cao của đàn ông trung bình 1,737 mét, còn phụ nữ là 1,611 mét. Chính phủ nước này luôn nỗ lực cải thiện và thúc đẩy chiều cao của người dân.

Người Hàn cũng áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học và chế độ tập luyện thể dục như người Nhật. Bên cạnh đó, chính phủ Hàn bảo trợ các dự án nghiên cứu quy mô quốc gia về dinh dưỡng và tăng trưởng chiều cao cho trẻ em và thanh thiếu niên.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn của người Hàn quốc chú trọng protein từ thịt nạc, cá, đậu nành và sữa, giúp tăng trưởng chiều cao, làm chắc xương. Các món nhiều tinh bột như pizza, bánh ngọt, nước ngọt bị hạn chế.

Ngoài sữa, chế phẩm từ sữa, dinh dưỡng như phương Tây, Hàn Quốc cũng cho trẻ em uống thực phẩm chức năng từ nhỏ, với chiết xuất từ thảo dược, nhân sâm. Vitamin D cũng được chú trọng bổ sung cho trẻ từ sớm.

Cha mẹ người Hàn cũng nỗ lực giúp con tăng chiều cao:

  • Tránh mặc quần áo quá bó, gây ảnh hưởng tuần hoàn máu vùng chân, không có lợi cho tăng trưởng chiều cao.
  • Tích cực tập thể thao trong lứa tuổi thiếu niên và dậy thì. Thanh thiếu niên Hàn quốc được khuyến khích tập nhảy cao, leo núi, leo dốc…, ít nhất 30 phút/ngày. Trẻ em thường tự đi bộ tới trường, tới công viên, thư viện…
  • Ngủ đủ giấc giúp kích thích hooc-mon tăng trưởng. Trẻ cần đảm bảo ngủ 9-11 giờ/ngày.
  • Tạo môi trường lạc quan, tích cực cho con. Lượng hormone tăng trưởng của một đứa trẻ tiết ra khi bé cười sẽ nhiều hơn lúc bé không vui vẻ là khoảng 10%. Cha mẹ Hàn Quốc tránh để trẻ rơi vào tâm trạng tiêu cực, buồn bã vì điều này tác động tới sự phát triển của trẻ.

Phương pháp tăng chiều cao của người Singapore

Singapore cũng là quốc gia luôn chú trọng tăng cường sức mạnh cạnh tranh cho người dân nước mình, trong đó có chiều cao.

Từ khi học mẫu giáo, trẻ có 2 tiếng chơi ở ngoài trời mỗi ngày. Độ tuổi từ 0-3 là lúc xương của trẻ tăng trưởng rất nhanh. Chú trọng vận động giúp thúc đẩy hệ cơ xương phát triển.

Khi đi học, trẻ có 3 tiết thể thao mỗi tuần. Mỗi buổi học dài 30 phút. Các môn khuyến khích trẻ tham gia để phát triển chiều cao có bóng chuyền, bóng rổ, nhảy cao, đu dây… Trẻ cũng có thể tham gia các nhóm hoạt động theo sở thích.

Chúng ta học hỏi gì?

Việt Nam hiện đang thấp nhất khu vực châu Á. Chúng ta gặp vấn đề về chế độ dinh dưỡng lẫn chế độ luyện tập.

Theo báo cáo của Viện dinh dưỡng quốc gia, khẩu phần canxi của người Việt cũng chỉ đạt 500-540 mg/người/ngày. Mức này chỉ bằng 50% – 60% khẩu phần khuyến nghị của thế giới. Chế độ dinh dưỡng ít protein, ít canxi làm chúng ta có cao, nhưng mức tăng quá ít so với các nước khác.

Trẻ em Việt Nam nói riêng, người Việt nói chung cũng ít vận động. Chính thói quen này đã khiến cho chiều cao của trẻ không đạt được mức tăng trưởng cần thiết.

[remove_img id=3294]

Học hỏi cách tăng chiều cao hiệu quả của các nước trong khu vực đòi hỏi chúng ta thay đổi hai điều trên. Ăn uống khoa học, tăng đạm, rau xanh, chế phẩm từ sữa, hạn chế thức ăn nhanh, chăm tập thể thao, ngủ đủ giấc, sống lạc quan… Có như vậy, chiều cao của thế hệ trẻ Việt Nam, trong đó có con của bạn, mới có thể phát huy tối đa.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Chỗ ngồi của con trong lớp học, có nên quá đặt nặng?

Trên đường đi làm về, tình cờ nghe được một mẩu đối thoại của bố mẹ với cô con gái về việc con xin chuyển chỗ ngồi xuống dưới. Cô con gái vừa nói dứt câu, bố mẹ đã tỏ ý không đồng tình với quyết định thay đổi chỗ này của con. Kết thúc câu chuyện, người cha ra chỉ thị: “Mai con phải xin ngồi lại chỗ cũ nghe chưa?”.

Chỗ ngồi 1
Chỗ ngồi trong lớp học được thầy cô cân nhắc hợp lý, phù hợp với mỗi học sinh

Với bất cứ cha mẹ nào có con đến độ tuổi đến trường thì vấn đề chất lượng học tập của con luôn được họ đặt lên hàng đầu. Do đó, mọi vấn đề có nguy cơ gây ảnh hưởng đến điều này đều được bố mẹ quan tâm.

Và, chuyện chỗ ngồi của con chính là một trong những quan trọng mà họ luôn muốn can thiệp bởi theo họ, chỗ ngồi tốt sẽ giúp con có được kết quả học tập tốt.

[remove_img id=30980]

Chỗ ngồi lý tưởng trong lớp học: dãy bàn đầu?

Theo quan điểm của nhiều thế hệ cha mẹ Việt, đi học nên ngồi bàn đầu. Bởi con ngồi bàn đầu có thể nhìn rõ bảng, tập trung học tập hơn, nếu muốn nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học cũng khó bởi nằm ngay “tầm chiếu” của thầy cô. Với tất cả những tác động trên thì việc con học tốt hơn, có thành tích học tập cao hơn sẽ là hệ quả tất yếu.

Thế nên có câu chuyện, cha mẹ đến đón con, thấy con ngồi bàn cuối lớp, liền bức xúc bày tỏ thái độ không hài lòng. Câu chuyện này đến tai thầy hiệu trưởng. Và sau buổi nói chuyện, người cha đó mới vỡ lẽ.

Hay như câu chuyện cha mẹ nói con làm “đơn xin đổi chỗ ngồi” vì thấy con học hành không có tiến bộ. Hoặc mẩu chuyện trên đường về tôi vô tình nghe được kể trên.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều cha mẹ không quá đặt nặng về vấn đề này. Họ có quan điểm “thoáng” hơn vì cho rằng ngồi bàn đầu hay vị trí nào không quan trọng bằng ý thức học tập của con.

Những cha mẹ này cho rằng diện tích lớp học nhỏ, chỉ khoảng mấy chục học sinh thì việc nhìn bảng dù ngồi trên hay dưới cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều. Trường hợp những em học sinh bị cận hay có chiều cao quá thấp bé, thầy cô sẽ luôn ưu tiên các con được ngồi ở vị trí phù hợp.

Thầy cô mới là người biết, con nên ngồi ở đâu?

Công cuộc sắp xếp chỗ ngồi cho mấy chục cô cậu học trò trong lớp không phải là câu chuyện đơn giản muốn đổi sao thì đổi.

Với thầy cô việc sắp xếp này còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giới tính, cá tính, năng lực học tập, thể chất của học sinh; phụ thuộc vào phương pháp giáo dục hay cơ sở vật chất của trường học.

Trong việc sắp xếp này, thầy cô luôn phải linh động, tùy thuộc vào tính chất của từng lớp học mà mình phụ trách.

Chỗ ngồi 2
Việc thay đổi chỗ ngồi giúp con có cơ hội hiểu hơn tính cách của những người bạn cùng lớp của mình

Thực tế hiện nay, tại các trường tiểu học cho thấy, chỗ ngồi của học sinh không được cố định từ đầu đến cuối năm học mà được thay đổi theo kỳ, theo tháng hay thậm chí theo tuần.

Mục đích của sự luân phiên chỗ ngồi là để:

  • Các em có cơ hội học nhóm với nhau, ngồi gần nhau có thể dễ dàng thảo luận
  • Bạn giỏi ngồi gần bạn học lực kém để giúp bạn mình tiến bộ hơn trong học tập
  • Ngồi xen kẽ bạn nam với bạn nữ để chống phân biệt giới tính, dung hòa cá tính hiếu động của học sinh nam
  • Những bạn có thị lực kém, thấp bé được ưu tiên ngồi bàn đầu cho dễ nhìn bảng
  • Những bạn cá biệt được “cho lên” bàn trên để thầy cô dễ quản lý

Ngoài ra, việc sắp xếp chỗ ngồi còn phải tuân thủ theo vấn đề y tế học đường để phòng chống các bệnh về mắt cho trẻ em. Học sinh đổi chỗ ngồi theo các vị trí xa – gần, trái – phải để giúp mắt hoạt động tốt và nhạy bén hơn.

Hơn nữa, việc luân phiên thay đổi chỗ còn giúp các con giao lưu với nhiều bạn, tiếp xúc với nhiều tính cách hơn, qua đó có thêm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm giao tiếp.

[remove_img id=32728]

Môi trường học tập mang đến cho con không chỉ kiến thức từ sách vở, những hoạt động trường lớp mà đó còn là một xã hội thu nhỏ để con được “tập dượt” trước khi bước ra xã hội rộng lớn ngoài kia.

Vì vậy, bên cạnh việc chỗ ngồi, cha mẹ nên tạo dựng cho con thói quen thích hợp với mọi hoàn cảnh, môi trường để con dù có ở hoàn cảnh nào cũng có ý thức vươn lên và khẳng định chính mình.

Còn bạn, bạn nghĩ sao về vấn đề này, hãy chia sẻ cùng MarryBaby quan điểm của mình nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Những kỹ năng sống lớp 2 trẻ cần được học để trưởng thành hoàn hảo

Trẻ lớp 2 có sự phát triển thấy rõ về tâm lý. Sau một năm tiếp xúc với việc học, trẻ lịch sự, cảm thông, biết hợp tác với người khác. Ở lứa tuổi này, kỹ năng sống lớp 2 trẻ cần được học là gì?

Đặc điểm tính cách trẻ lớp 2

Lên 7 tuổi, trẻ nội tâm hơn và biết suy nghĩ nhiều hơn. Khác với năm trước, con trẻ có ý thức hơn, biết quan tâm tới người khác. Bản tính ích kỷ dần được thay thế bằng sự rộng lượng, thích chia sẻ với bạn bè, thích được đánh giá là rộng lượng.

Trẻ 7 tuổi đang bước vào tiến trình phát triển, trưởng thành hơn. Vì nhu cầu học tập, con cũng dần học cách cảm nhận, nắm bắt sự việc. Lúc này, con cần kỹ năng hội thoại, giao tiếp, thể hiện ý kiến của mình tốt hơn.

Kỹ năng sống lớp 2 cho trẻ em

Cá tính độc lập của con dần phát triển, cũng là lúc cha mẹ nên lo lắng đến vấn đề an toàn cá nhân của con. Trẻ thích khám phá, nhưng chưa lường trước mạo hiểm. Do đó, rất cần dạy cho con ý thức tự bảo vệ mình khỏi nguy hiểm.

Học sinh lớp 2 bắt đầu nhiễm các thói xấu của bạn bè. Trẻ nói dối, ăn gian, ganh tỵ… Cha mẹ cần phát hiện sớm những biểu hiện lệch lạc của con để có uốn nắn kịp thời.

Hình thức kỷ luật phù hợp với trẻ là phân tích đúng – sai thay vì đánh mắng. Con sợ bị cắt phần thưởng, không cho đi chơi, nên đây chính là hình phạt nghiêm khắc nên áp dụng.

Sách giáo dục kỹ năng sống lớp 2

Học sinh lớp 2 được giáo dục đạo đức thông qua bộ tài liệu Giáo dục Kỹ năng sống trong một số môn học. Kèm theo đó là sách Rèn luyện kỹ năng sống dành cho học sinh tiểu học.

Nội dung bộ sách trình bày những kỹ năng sống cơ bản, phù hợp với lứa tuổi các em học sinh cấp tểu học. Việc rèn luyện những kỹ năng sống này giúp các em có thể giao tiếp hiệu quả và ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, sống an toàn, tích cực và hiệu quả.

Sách giáo dục kỹ năng sống lớp 2 giúp trẻ rèn luyện những kỹ năng cần thiết như:

  • Kỹ năng tự phục vụ
  • Kỹ năng tự bảo vệ bản thân
  • Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ
  • Kỹ năng cảm thông và chia sẻ
  • Kỹ năng quản lý thời gian
  • Kỹ năng phóng tránh tai nạn thương tích

Thực hành kỹ năng sống lớp 2

Kỹ năng tự phục vụ

Tự phục vụ bản thân là một trong những kỹ năng quan trọng thúc đẩy trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất. Kỹ năng này cũng giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành hơn.

Kỹ năng tự phục vụ bản thân bao gồm cả thể chất và tinh thần, từ những việc làm đơn giản đến phức tạp. Dần dà, trẻ hình thành những thói quen và lối sống tốt đẹp.

Những việc học sinh lớp 2 có thể tự làm:

  • Tự ăn ngủ, dọn dẹp chăn gối, tự biết thay quần áo, tự biết cho quần áo bẩn vào máy giặt và giúp đỡ mọi người trong gia đình.
  • Trẻ có thể làm việc nhà đơn giản như quét nhà, lau nhà, tưới cây hay trông em, nhặt rau, rửa chén bát hay chế biến những món ăn đơn giản.
  • Trẻ lúc này còn lóng ngóng chưa quen việc. Bố mẹ nên động viên, khuyến khích con để lần sau con hoàn thiện hơn. Không nên giúp trẻ mọi việc.

Kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Kỹ năng bảo vệ bản thân là gì? Đó chính là trang bị cho con hiểu biết về những sự việc xung quanh mình, có hành động đúng để tránh xa nguy hiểm. Trẻ có thể khám phá thế giới trong phạm vi an toàn.

Kỹ năng sống lớp 2 cho bé
Cho con trải nghiệm cuộc sống thiên nhiên. Ba mẹ qua đó dạy cho trẻ kỹ năng phòng ngừa nguy hiểm tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác

Một số kỹ năng bảo vệ bản thân cha mẹ có thể trang bị cho trẻ:

  • Kỹ năng an toàn khi tự chơi: Tránh mối nguy hiểm từ phích nước, ổ điện, bếp nóng, cầu thang…
  • Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể: Cho con có những kiến thức cơ bản về vấn đề bảo vệ thân thể, cách phòng tránh khi bị xâm hại. Dạy con nếu bị xâm hại cơ thể nên ứng xử ra sao.
  • Kỹ năng ứng xử khi bị lạc: Dạy con nên gọi ai khi đi lạc, nên nhờ ai giúp đỡ.
  • Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông: Dạy con một số loại biển báo cơ bản, cách sang đường cũng như cách đi qua các ngã ba, ngã tư.

Nói chuyện là cách đơn giản nhất không chỉ giúp trẻ hiểu được vấn đề mà còn giúp kéo gần khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Thường xuyên nói chuyện với con sẽ giúp bố mẹ tạo dựng niềm tin với con.

Kỹ năng cảm thông và chia sẻ

Kỹ năng cảm thông chia sẻ được dạy cho học sinh bằng cách cho các con tham gia trải nghiệm sắm vai các tình huống.

Sự cảm thông với người khó khăn tạo nên lòng hảo tâm ở trẻ. Trẻ biết góp phần đem niềm vui đến cho những người không may mắn bằng khoản tiền tiết kiệm, đồ chơi, đồ đạc của chính trẻ.

Cách để dạy con kỹ năng cảm thông và chia sẻ chính là tâm sự với con thường xuyên. Đọc cho con những câu chuyện cảm động, giúp con hiểu hoàn cảnh sống đáng thương của các bạn cùng tuổi. Con dễ hình dung và đồng cảm hơn. Khi đó, trẻ sẽ nảy sinh sự cảm thương và sẵn sàng chia sẻ với người khác.

Kỹ năng quản lý thời gian

Kỹ năng quản lý thời gian là một trong những kỹ năng sống không thể thiếu để đạt tới thành công. Hầu hết trẻ em đều không có khái niệm gì về thời gian và cách tốt nhất để nói về thời gian cho trẻ hiểu là thông qua chiếc đồng hồ.

Kỹ năng sống lớp 2
Dạy con tuân thủ lịch sinh hoạt đúng giờ, tôn trọng thời gian, bạn đã giúp con có tương lai thành công hơn

Cha mẹ nên nhắc nhở trẻ về thời gian để trẻ không đi trễ, không quên việc. Xây dựng mục tiêu với thời gian hợp lý giúp bé hoàn thành việc tốt hơn.

  • Quy định giờ ăn cơm, giờ xem ti vi, giờ làm việc riêng, giờ đi ngủ
  • Lập thời gian biểu cho bản thân một cách khoa học nhất
  • Dạy trẻ biết sắp xếp thứ tự ưu tiên lịch học, lịch chơi…

Đừng xem nhẹ việc tôn trọng thời gian, bố mẹ cần có hình thức thưởng phạt rõ ràng, giúp con ý thức hơn về giờ giấc. Dần dà, tôn trọng thời gian trở thành kỹ năng, con sẽ dễ thành công hơn.

Kỹ năng lắng nghe tích cực

1. Kỹ năng lắng nghe tích cực là gì?

Trong cuộc sống, lắng nghe tích cực là một điều hết sức quan trọng nhằm giúp mọi người hiểu nhau, giúp tiếp nhận thông tin hiệu quả hơn. Lắng nghe còn thể hiện sự tôn trọng của mình với người đối diện đang giao tiếp với mình. Đây là một kỹ năng không thể thiếu để trẻ giao tiếp thành công khi trưởng thành.

2. Thực hành kỹ năng sống lớp 2 thế nào?

Trẻ lớp 2 học từ chính bố mẹ mình. Phụ huynh muốn con có kỹ năng lắng nghe tích cực phải thể hiện mình sẵn sàng lắng nghe trẻ.

Phụ huynh không nên cắt ngang con, thể hiện thái độ lắng nghe tích cực chuyện con nói. Đôi khi phụ huynh phải lắng nghe nhiều hơn nữa thì mới có thể hiểu được con mình.

Khi trò chuyện cùng con, phụ huynh nên hạn chế bớt những vật gây nhiễu trong nhà: đừng để tivi hay radio mở suốt ngày để tạo không gian yên tĩnh trong nhà và mọi người có thể dễ dàng lắng nghe xem người khác đang nói gì với mình.

Cách thể hiện lắng nghe tích cực cha mẹ nên dạy con:

  • Giao tiếp bằng mắt rất quan trọng. Hướng nhìn vào người đang giao tiếp giúp tạo sự giao đãi.
  • Phản hồi và nhắc lại những điểm chính khi con bạn tạm dừng lời.
  • Gật đầu, mỉm cười và sử dụng những từ để khuyến khích trẻ kể tiếp.
  • Đặt những câu hỏi liên quan đến chủ đề mà trẻ đang nói.
  • Không cắt ngang, chen lời khi con đang nói.

Tranh thủ thời gian kể chuyện trước khi ngủ để dạy con kỹ năng lắng nghe tích cực. Ban đầu chỉ là những câu chuyện ngắn, trẻ càng lớn truyện càng dài. Sau khi kể, hỏi về chi tiết truyện để rèn sự lắng nghe và tập trung lắng nghe cho con.

3. Trò chơi phát triển kỹ năng

Tam sao thất bản:

Trò chơi này càng nhiều người chơi càng thú vị. Cha mẹ đưa một mảnh giấy có câu chuyện ngắn cho người đầu tiên. Người này đọc thầm nội dung, sau đó nói với người thứ hai. Truyền miệng liên tục tới người cuối cùng. Trẻ cuối cùng sẽ đọc to nội dung lên. Nội dung truyền tải trùng với nội dung nguồn sẽ thắng.

Tập hát:

Cha mẹ có thể dạy con tập hát bài mới. Cha mẹ dạy cho con đoạn nhạc mới, liên tục cho tới hết. Cách này giúp con tăng kỹ năng lắng nghe, ghi nhớ và tập trung. Âm nhạc có tác dụng tốt trong việc phát triển trí não.

Kỹ năng phòng ngừa tai nạn thương tích

Kỹ năng sống lớp 2 cần cho học sinh nhận biết các hành vi nguy hiểm có thể xảy ra gây tai nạn thư­ơng tích cho mình và những ng­ười xung quanh. Kỹ năng này cũng giúp trẻ biết từ chối và khuyên các bạn không tham gia các hành vi gây tai nạn thương tích.

1. Nhận biết nguy hiểm

Không phải trẻ gặp tai nạn mới phải dạy con kỹ năng này. Cha mẹ và thầy cô có thể nêu lên cho trẻ hiểu các tình huống có thể dẫn đến tai nạn, làm con đau, gặp thương tích. Cha mẹ nên nói chuyện với con về các tình huống có thể dẫn đến nguy hiểm, thương tật cho con:

  • Phòng ngừa bỏng, cháy do lửa gây ra
  • Phòng ngừa đuối nước khi đến vùng ao hồ
  • Phòng ngừa té ngã
  • Phòng ngừa thương tật khi chơi đùa, leo trèo
  • Phòng ngừa ngộ độc hóa chất
  • Phòng ngừa tai nạn giao thông khi đi lại trên đường
  • Phòng ngừa chấn thương khi chơi thể thao

Ở độ tuổi này, con vẫn chưa thể tìm cách cứu bản thân, do vậy cung cấp cho con càng nhiều kiến thức phòng ngừa thương tật càng tốt. Đừng quên dạy con cách la thật to, gây chú ý và nhờ người xung quanh cứu giúp.

2. Biết cảnh báo bạn bè sự nguy hiểm

Kỹ năng phòng ngừa tai nạn cho trẻ lớp 2 còn dạy con cách cảnh báo bạn bè khi chơi các trò nguy hiểm: Chơi trò bạo lực, chơi với lửa, leo cột điện lấy diều…

Trẻ lúc này bắt dầu chịu ảnh hưởng bởi lời khiêu khích của bạn. Cha mẹ nên dạy con kỹ năng nói không với những trò chơi có thể dẫn đến nguy hiểm. Giúp con hiểu rằng từ chối tham gia không có nghĩa là nhát gan mà thể hiện trẻ rất thông minh, chững chạc.

Kỹ năng thể hiện ý kiến

Trong đời sống giao tiếp hàng ngày, kỹ năng thể hiện ý kiến được sử dụng thường xuyên. Dạy kỹ năng thể hiện ý kiến, kỹ năng hội thoại cho học sinh lớp 2 rất quan trọng, giúp trẻ nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Phát triển kỹ năng thể hiện ý kiến cho học sinh lớp 2 sẽ phát triển đồng thời hai kỹ năng nói và nghe, luyện tập cả kỹ năng trao lời và đáp lời trong các cuộc thoại gắn với đời sống học tập, sinh hoạt hàng ngày.

Hệ thống hóa việc rèn luyện kỹ năng thể hiện ở trẻ lớp 2 được dạy kèm thông qua môn tập làm văn, cụ thể như sau:

  • Tự giới thiệu, Chào hỏi, tự giới thiệu, Cảm ơn, xin lỗi, Khẳng định, phủ định, Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị, Chia buồn, an ủi, Gọi điện, Chia vui, Khen ngợi, Ngạc nhiên, thích thú…
  • Đáp lời chào, lời tự giới thiệu, Đáp lời cảm ơn, Đáp lời xin lỗi, Đáp lời khẳng định, Đáp lời phủ định, Đáp lời đồng ý, Đáp lời chia vui, Đáp lời khen ngợi, Đáp lời từ chối, Đáp lời chia buồn, an ủi…

Học sinh lớp 2 được dạy dùng các nghi thức lời nói để biểu lộ và cầu khiến. Đây là hai nhóm nghi thức ngôn ngữ cần phát triển ở trẻ 7-8 tuổi.

Tại lớp, trẻ được học kỹ năng thông qua bài tập tình huống giao tiếp gần gũi đời sống hàng ngày. Các bài tập tình huống giao tiếp thường được giả định một số nhân tố giao tiếp: Hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, mục đích giao tiếp, nội dung giao tiếp…

Ứng với mỗi nghi thức lời nói, học sinh lớp 2 luyện tập các vai giao tiếp khác nhau: Ngang hàng, ứng xử với người lớn tuổi hơn, ứng xử với em nhỏ… Trẻ rèn luyện việc sử dụng từ xưng hô, cách diễn đạt, các tình thái từ phù hợp với từng vai.

Cha mẹ luôn là những người để trẻ nhìn vào và học tập. Cách tốt nhất để giúp con học kỹ năng sống lớp 2 là cha mẹ thường xuyên đôn đốc và noi gương cho con mình. Khi đã thành nếp, những kỹ năng sẽ tạo thành phẩm chất tốt đẹp cho con.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Trẻ tiểu học dễ bị lây chấy rận từ bạn học qua tiếp xúc hàng ngày

Khi trẻ đến trường bán trú, con rất dễ lây nhiễm chấy rận từ bạn do nằm ngủ gần nhau. Chơi giỡn ngoài môi trường tự nhiên, da đầu bẩn cũng trở thành môi trường hấp dẫn cho chấy xuất hiện. Mách mẹ cách trị chấy rận cho trẻ.

Chấy rận là gì?

Chấy rận còn gọi là chí. Chúng là loài côn trùng ký sinh trên da và tóc của đầu người. Chúng sống bằng cách hút máu vật chủ. Trẻ con bị lây chấy rận luôn cảm thấy bứt rứt, ngứa ngáy và gãi đầu liên tục. Tóc nhiễm chấy rận làm vùng da đầu bị nhiễm trùng và gây rụng tóc, ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ.

Vòng đời của chấy

Trứng: Tương đối khó xuất hiện, thường bị lẫn với gàu hay nước xịt tóc. Trứng chí thường bám rất chắc vào sợi tóc. Chúng có hình oval hoặc thường mang màu vàng hoặc trắng. Trứng chí nở sau đây khi sinh khoảng 1 tuần.

Chấy rận 1

Ấu trùng: Trứng nở ra ấu trùng chấy. Ấu trùng trông giống con chí trưởng thành tuy nhiên nhỏ hơn. Ấu trùng sẽ trở thành chấy trưởng thành trong vòng 7 ngày sau khi nở. Ấu trùng phải hút máu để sống.

Chấy trưởng thành: Chí trưởng thành có kích thước như hạt vừng (hạt mè đen), có 6 chân hoặc màu trắng hơi xám.

Chấy cái sinh trứng, chúng thường to lớn hơn chí đực. Chấy trưởng thành có nguy cơ sống đến 30 ngày trên đầu tiên đối tượng. Chúng hút máu để sống. Nếu chí bị rơi ra khỏi đầu người, chúng sẽ chết trong 2 ngày.

cách trị chấy
Chấy có nhiều màu sắc từ trắng đến đỏ và đen

Khi trẻ bị nhiễm chấy rận, bạn có thể phát hiện dễ nhất ở sau gáy, sau ót và hai bên tai.

Cách chấy rận lây lan

Chấy rất dễ lây lan, đặc biệt ở trẻ em trong độ tuổi đi học, nhưng lại rất khó loại trừ hoàn toàn. Các nguyên nhân lây lan có thể kể đến:

  • Trẻ con ăn ngủ, chơi giỡn gần nhau có thể lây chấy cho nhau. Thông thường trong giờ chơi, học, tập thể thao ở trường, ở nhà, ngủ chung hay cắm trại.
  • Sử dụng chung các vật dụng cá nhân như nón, khăn, áo khoác, đồng phục thể thao, dây buộc tóc.
  • Sử dụng lược chải tóc, khăn tắm đã nhiễm chấy.
  • Nằm trên giường, salon, gối, thảm và chơi những vật nuôi đã cọ xát với người lây chấy.
  • Bé không được vệ sinh đúng cách.

[inlline_article id=18445]

Cách trị chấy rận

Điều trị cơ học

  • Dùng tay hoặc lược bí (lược có răng dày, sát nhau) chải tóc, tìm và bắt hết chấy, diệt trứng chấy và chấy con trên đầu bé. Sau đó tắm gội sạch sẽ cho bé.
  • Làm sạch giường, gối, đệm, quần áo, phụ kiện, đồ chơi… của bé để tránh chấy còn sót lại.
  • Kiểm tra xem bé đã tiếp xúc với những ai để tìm cách loại bỏ chấy ở đối tượng trực tiếp lây chấy cho bé.

Cách trị chấy rận bằng các bài thuốc

Nếu bé bị nhiều, bố mẹ cần thực hiện một số phương pháp sau:

  • Xay mịn hạt mãng cầu (hạt na), hòa với nước thành hỗn hợp sền sệt rồi thoa đều lên tóc và da đầu bé, ủ tóc trong khoảng 30 phút để diệt chấy và trứng chấy.
  • Gội đầu cho bé bằng dầu gội đầu chuyên dung của bé trộn với 1/4 thìa cà phê dầu cây chè. Ủ tóc 30 phút rồi gội sạch. Gội liên tục trong 1 tuần.
Dầu gội trị chấy rận
Hóa chất trị chí phổ biến tại Việt Nam
  • Thoa đều giấm lên khắp đầu bé, vò tóc bé rồi gội sạch.
  • Dùng mayonnaise massage da đầu và tóc bé trong 2 giờ, sau đó chải tóc và gội sạch. Đây là một phương thuốc rất hiệu quả để tiêu diệt tận gốc chấy rận.
  • Đổ 1 lượng nước súc miệng lên tóc và chà xát mạnh da đầu bé. Sau đó dùng dầu gội đầu gội sạch.
  • Ngoài ra, bố mẹ có thể dùng nước chanh tươi, dầu cây thầu dầu để gội và massage cho bé cũng rất hiệu quả.
Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em đầu số 111: Cứu cánh cho trẻ gặp nguy cơ

Tháng 12-2017, Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em sẽ chính thức đi vào hoạt động. Đầu số Tổng đài rất dễ nhớ 111, sẽ góp phần bảo vệ trẻ em khỏi nạn bạo hành, xâm hại, ấu dâm…

Tổng đài kết nối các đơn vị hỗ trợ trẻ em

Việc ban hành chính thức Tổng đài bảo vệ trẻ em là bước tiến quan trọng nhằm xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em; tiếp nhận và xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em. Bất kỳ ai có phát hiện hoặc có thông tin về hành vi xâm hại trẻ em hoặc trẻ em có nguy cơ bị xâm hại có trách nhiệm thông báo ngay cho tổng đài 111.

Cục Trẻ em thuộc Bộ Lao động – Thương binh xã hội là đơn vị chủ quản Tổng đài hỗ trợ này. Khi nhận được tin báo trẻ đang gặp nguy hiểm hoặc có nguy cơ bị xâm hại, Tổng đài sẽ cố gắng kết nối với cơ quan chức năng, cử người bảo vệ trẻ. Đồng thời, Tổng đài hướng dẫn cha mẹ, người giám hộ cách lưu giữ chứng cứ, đưa con em đi khám và nhận được hỗ trợ về mặt pháp lý là điều quan trọng nhằm đòi lại công lý cho người bị hại.

Tổng đài bảo vệ trẻ em
Có đầu số 111 của Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em, trẻ sẽ có thêm công cụ bảo vệ

Đầu số 111 được dự đoán hoạt động hiệu quả hơn đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em trước đây của Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Hotline “Phím số diệu kỳ – 18001567” khó nhớ, làm cho trẻ khó tiếp cận và tìm kiếm sự bảo vệ khi cần.

Các số điện thoại nóng cần biết khác

  • Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em: 111
  • Tổng đài công an: 113
  • Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em: 1800 1567
  • Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM: 1800 9069
  • Trung tâm Công tác xã hội trẻ em TP.HCM: 1900 545 559
  • Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ (Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM): 0906 386 166
Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Tâm lý trẻ 6 tuổi và cách giải quyết những vấn đề thường gặp

Từ khi bước vào giai đoạn này, trẻ bắt đầu khám phá được bản thân, nhận biết được thái độ của những người xung quanh, biết vui buồn khi đạt được kết quả tốt hay xấu. Tuy nhiên, sự nhận thức của các em chỉ ở mức độ đơn giản, vì thế, khó tránh khỏi sẽ nảy sinh nhiều vấn đề hơn khi các em phải đối mặt và thích nghi với những thay đổi to lớn. Tâm lý trẻ 6 tuổi có bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc này?

Tâm lý trẻ 6 tuổi 1
6 tuổi là độ tuổi khi tính cách của con bạn bắt đầu tỏa sáng và chúng sẽ đưa kỹ năng làm cha mẹ của bạn đến một trải nghiệm mới và đáng nhớ

Tâm lý thay đổi theo từng độ tuổi

Dường như mỗi năm phát triển của con trẻ lại đi kèm với một thách thức mới dành cho các bậc phụ huynh. Vì vậy, việc tìm hiểu và trang bị thông tin để kịp thời “ứng phó” cho từng giai đoạn khôn lớn của trẻ chắc chắn sẽ mang lại một lợi thế không nhỏ khi chăm sóc và nuôi dạy con cái, đặc biệt là ở thời điểm trẻ bắt đầu tiến trình hình thành nhân cách cho mình.

Có nghiên cứu cho rằng học sinh 6 tuổi bắt đầu phát triển kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng viết và hiểu các khái niệm trừu tượng hơn. Đây là thời điểm trẻ tích cực giao tiếp với thế giới xung quanh chúng thay vì chỉ quan sát và phản ứng.

Vì được tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều hơn khi bước chân vào môi trường học đường, tâm sinh lý của trẻ sẽ có những biến đổi lớn theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Đây là lúc trẻ cần có sự hướng dẫn từ gia đình, nhà trường để có thể kịp thời điều chỉnh hành vi của mình.

[remove_img id= 16746]

Tâm lý trẻ 6 tuổi: Tự tin và tự ti

Thông thường đứa trẻ ở độ tuổi này khá tò mò và hoạt bát khi chúng bắt đầu đi học, tiếp xúc với môi trường và “gánh vác” vai trò hoàn toàn mới. Trẻ phải làm quen với thầy cô, bạn bè, với việc học hành nghiêm túc và có sự cạnh tranh hơn thời mẫu giáo nên có cả sự háo hức lẫn e dè.

Nếu trẻ được quan tâm đúng mực, dạy bảo và khích lệ bằng những lời khen nhiều hơn chê, trẻ sẽ “phá kén”, tự tin phát triển và thích nghi. Ngược lại, nếu trẻ bị áp lực do cha mẹ so sánh với bạn bè, hay kì vọng vào trẻ quá nhiều rồi la rầy, thúc ép. Hoặc, không kịp thời hỗ trợ trẻ khi chúng gặp khó khăn trong việc học hay các mối quan hệ, thì trẻ sẽ tự ti, thu mình sâu hơn vào “chiếc kén” của mình.

Điều quan trọng ở giai đoạn này chính là cha mẹ, thầy cô cần cân nhắc lời nói khi muốn nhận xét về trẻ. Người lớn không nên khen ngợi hay chê trách trẻ quá mức trước mặt người lạ để tránh cho trẻ có những suy nghĩ không đúng về bản thân từ đó dẫn đến thái độ tự tin hoặc tự ti quá mức.

Tâm lý trẻ 6 tuổi: Hiếu động và thụ động

Tâm lý trẻ 6 tuổi 2
Tính hiếu động là đặc điểm nổi bật trong tâm lý học trẻ em 6 tuổi, cái gì bé cũng muốn tìm hiểu, muốn khám phá, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết mức năng lượng của đứa trẻ 6 tuổi lớn đến nhường nào

Như đã đề cập ở trên, trẻ lên 6 có tính tò mò rất mạnh, điều này dẫn đến việc trẻ trở nên hiếu động không thôi. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần khéo léo gợi mở cũng như kiềm chế từ từ. Hướng trẻ chuyển từ hiếu kỳ, tò mò mọi thứ sang trạng thái ham hiểu biết, hứng thú khám phá những điều có ích, tính kỷ luật, nề nếp, chấp hành nội quy học đường.

Đặc biệt, ở môi trường được học nhiều mới lạ, đôi khi trẻ bối rối trong việc thích nghi nên có thể trở nên thụ động, rụt rè. Cha mẹ cần lưu ý đến trạng thái tâm lý của con, tâm sự và chia sẻ với trẻ nhiều hơn, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể do nhà trường tổ chức.

Quan trọng nhất, tìm hiểu ngọn ngành lý do tại sao trẻ lại trở nên thụ động như vậy. Các bậc phụ huynh nên cổ vũ, kiên trì giảng giải, không nên chỉ ừ hữ để cho qua chuyện.

Vâng lời và thách thức

Do phải đối mặt với nhiều điều mới mẻ nên khi lên 6, tâm lý trẻ có sự thay đổi khá thất thường. Đôi lúc chúng vô cùng đáng yêu và nghe lời người lớn răm rắp, đôi lúc chúng lại bướng bỉnh chỉ làm theo ý mình với thái độ gây hấn và thách thức.

Cảm xúc không ổn định ở trẻ lên 6 đôi khi gây khó chịu cho người lớn. Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn trưởng thành cần phải có để trẻ nhận biết đúng-sai và điều chỉnh thái độ của mình cho phù hợp dưới sự hỗ trợ và chỉ bảo của người lớn.

Hãy nhớ, trẻ ở độ tuổi này đã sở hữu cái tôi khá lớn và biết dùng sự chống đối để đòi hỏi quyền lợi cho mình. Vì vậy, người lớn cần phải khéo léo, linh hoạt giữa mềm mỏng và nghiêm khắc để “uốn nắn” trẻ làm theo yêu cầu của mình.

Vị tha và ích kỷ

Tâm lý trẻ 6 tuổi 3
Trẻ 6 tuổi thiếu kỹ năng kiềm chế cảm xúc, trẻ dễ xúc động và xuất hiện tình trạng chống đối người lớn. Tuy nhiên, chỉ cần dùng tình thương và sự kiên nhẫn, người lớn sẽ dễ dàng “hóa giải” trạng thái tiêu cực này

Mỗi một đứa trẻ đều như tờ giấy trắng, rất trong sáng và hồn nhiên. Tuy vậy, trong quá trình phát triển, về mặt tâm lý sẽ dần hình thành nên trạng thái xung đột hai chiều. Điều này được minh chứng ở một số hành vi, ví dụ như có lúc trẻ sẽ có lòng vị tha, trắc ẩn nhưng cũng có lúc trẻ trở nên ích kỷ, chỉ biết đến lợi ích của mình.

Đây là lúc phụ huynh cần cố gắng kiềm chế, không nổi giận và trách mắng hay ra lệnh cho trẻ. Nên hướng dẫn trẻ học cách chia sẻ, giải quyết hợp lý các tình huống cũng như thể hiện cảm xúc một cách đúng đắn. Cha mẹ nên khuyến khích và khen ngợi khi trẻ bắt đầu có những hành vi ứng xử tốt.

Lòng nhân ái, vị tha là hành trang quý giá, là nền móng của những mối quan hệ tốt đẹp sau này. Vì thế, nhất thiết phải trang bị cho trẻ, nhất là khi trẻ đang ở trong giai đoạn phát triển nhân cách hết sức quan trọng này.

[remove_img id= 11186]

Dạy dỗ một đứa trẻ khi chúng bắt đầu bước chân vào tiểu học là một việc không dễ dàng. Phụ huynh cần cân bằng giữa việc học kiến thức với việc chuẩn bị nền tảng cần thiết để trẻ bước vào cuộc sống ngoài xã hội. Đó là khả năng điều chỉnh cảm xúc, kiềm chế bốc đồng, khả năng tập trung, đồng cảm với người khác, đạo đức, sự hiếu học…

Vậy nên, các bậc làm cha mẹ hãy kiên nhẫn bảo ban, nắm bắt tâm lý trẻ 6 tuổi. Bởi chỉ có hiểu và sát cánh cùng con mới có thể giúp con vươn ra bầu trời rộng lớn ngoài kia với phong thái tự tin và đúng đắn nhất.

Thủy Lâm

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Năm học mới 2017 – 2018: Bộ sách giáo khoa lớp 5 cho trẻ

MarryLiving chia sẻ thông tin đến bậc phụ huynh mức giá của bộ sách giáo khoa lớp 5 được biên soạn theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bộ sách giáo khoa chính là tài liệu để học sinh hệ thống hóa kiến thức được giảng dạy và học tập trên lớp. Cuối cấp học tiểu học, lớp 5 là giai đoạn các em chịu nhiều áp lực cả kiến thức lẫn tâm lý. Kiến thức không chỉ gói gọn trong chương trình lớp 5 mà học sinh còn phải ôn tập cả kiến thức lớp 4.

Bộ sách giáo khoa lớp 5
Bộ sách giáo khoa lớp 5

Bộ sách giáo khoa lớp 5 bao gồm cả sách bài tập được sử dụng trong giảng dạy và học tập trong toàn quốc. So với chương trình sách giáo khoa lớp 5 của năm học cũ thì chương trình học của trẻ trong năm 2017 – 2018 không có gì thay đổi, vẫn giữ nguyên số môn học.

Danh mục trọn bộ

Tổng số môn học lớp 5 theo chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo có 8 môn, bao gồm: Tiếng Việt, toán, khoa học, lịch sử và địa lý, âm nhạc, mỹ thuật, đạo đức, kỹ thuật. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần mua cho trẻ những quyển vở bài tập phục vụ quá trình học như: vở bài tập tiếng Việt, vở bài tập toán, vở bài tập khoa học, vở bài tập lịch sử, vở bài tập đạo đức, vở tập vẽ, bài tập toán, thực hành kỹ thuật, vở bài tập địa lý…

[remove_img id=19131]

Danh mục trọn bộ sách giáo khoa lớp 5 được cập nhật mới nhất với giá bán niêm yết trong năm học mới 2017 – 2018 sắp tới đây như sau:

STT TÊN SÁCH GIÁ BÁN (đồng)
1 Toán 5 10.700
2 Tiếng Việt 5/1 13.000
3 Tiếng Việt 5/2 12.700
4 Khoa học 5 11.000
5 Lịch sử và Địa lí 5 10.000
6 Âm nhạc 5 4.000
7 Mỹ thuật 5 8.200
8 Đạo đức 5 3.800
9 Kĩ thuật 5 4.900
10 Vở bài tập Toán 5/1 8.200
11 Vở bài tập Toán 5/2 9.600
12 Vở bài tập Tiếng Việt 5/1 9.600
13 Vở bài tập Tiếng Việt 5/2 8.200
14 Vở bài tập Khoa học 5 8.000
15 Vở bài tập Lịch Sử 5 4.500
16 Vở bài tập Đạo đức 5 4.000
17 Vở tập Vẽ 5 13.900
18 Bài tập Toán 5 10.800
19 Thực hành Kĩ thuật 5 4.800
20 Vở bài tập Địa lý 5 4.500
21 Luyện viết chữ 5 3.800

TỔNG CỘNG: 168.200

Vì đây là lớp cuối cấp 1, tiền đề cho trẻ vào cấp 2, phụ huynh cần định hướng và cho con phát triển năng khiếu cá nhân, yêu thích môn học nào để khuyến khích trẻ phát huy tiềm năng của mình. Bồi dưỡng thêm cho trẻ hứng thú với môn học ngoại ngữ hay tham gia các cuộc thi phù hợp với lứa tuổi và trình độ. Tăng cường bồi dưỡng ý thức tự giác học tập và hoàn thành bài vở của trẻ.

Môn Tin học “lạ mà quen”

Chương trình môn tin học ở bậc tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số 50/2003/QĐ-BGDĐT ngày 30/10/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Đối với cấp tiểu học thì việc học trên máy tính hiện nay là điều không còn quá sớm. Đây là môn học tự chọn mà trẻ có thể tự do thực hành trên máy tính (không bắt buộc) với các nội dung chủ yếu sau:

  • Làm quen với việc sử dụng máy vi tính, sử dụng những thiết bị thông dụng: thiết bị vào ra chính (chuột, bàn phím); sử dụng thiết bị ngoại vi thông dụng (đĩa và ổ đĩa mềm, đĩa và ổ đĩa CD, …)
  • Sử dụng phương tiện giao tiếp phổ biến (bảng chọn, icon)
  • Sử dụng phần mềm trò chơi mang tính giáo dục
  • Khai thác phần mềm hỗ trợ việc dạy học những môn khác nhau
  • Sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản; sử dụng phần mềm đồ họa
  • Học tập thông qua hoạt động trong một vi thế giới (LOGO) với mức độ tương tác trực tiếp tốt mà không thiên về dạy học lập trình; bước đầu làm quen với Internet…
Bộ sách giáo khoa lớp 5 cho bé
Cuốn sách Cùng học tin học – quyển 3 dành cho học sinh lớp 5

Môn học này giúp học sinh có hiểu biết ban đầu về Tin học và ứng dụng của Tin học trong đời sống và học tập, có khả năng sử dụng máy tính điện tử trong việc học những môn học khác, trong hoạt động, trong vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và tạo điều kiện để trẻ thích ứng với đời sống xã hội hiện đại; bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng công cụ tin học.

[remove_img id=18223]

Hy vọng với thông tin trên, các bậc phụ huynh sẽ biết cách chuẩn bị trọn bộ sách giáo khoa lớp 5 cho con, giúp con học trên lớp và bổ sung kiến thức bằng sách tham khảo hiệu quả.

N.Ngân

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Cho trẻ đi ngủ sớm: Lợi ích đủ đường!

Đi ngủ sớm tập thành thói quen sinh hoạt hàng ngày rất tốt cho sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ, đặc biệt trẻ trong độ tuổi đi học. Không chỉ mang lại sự minh mẫn, ngủ sớm và đủ giấc giúp trẻ phát triển tối ưu, tránh nhiều bệnh lý khác.

Cùng MarryBaby khám phá những lợi ích cho sức khỏe trẻ tiểu học do việc ngủ sớm mang lại.

Lợi ích của việc đi ngủ sớm
Lợi ích của việc đi ngủ sớm

Lợi ích của việc đi ngủ sớm

Cơ thể phóng thích nhiều hormone tăng trưởng

Trẻ đi ngủ sớm, các cơ quan trong cơ thể chìm vào trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn. Trẻ thức dậy sẽ sảng khoái và tỉnh táo, tăng khả năng tập trung trong học tập.

Các nhà khoa học nghiên cứu và thấy rằng khi ngủ, hormone tăng trưởng sản sinh nhiều hơn, đặc biệt khi trẻ ngủ say. Đi ngủ sớm giúp trẻ có giấc ngủ sâu hơn, hormone tăng trưởng tiết ra nhiều hơn.

Phát triển trí não

Các nhà khoa học cho rằng “bộ não buổi sáng” rất quan trọng với trẻ. Đây là thuật ngữ cho việc trẻ dậy sớm, vận động vào buổi sáng. Não được kích thích và phát triển thông qua sự tiếp xúc của 5 giác quan như nghe, nhìn, ngửi, sờ, nếm. Tinh thần và cơ thể vì vậy khỏe mạnh hơn.

Chất dẫn truyền thần kinh serotonin quan trọng của não bộ, có tác dụng giúp điều hòa nhiệt độ, điều khiển tình cảm, nuôi dưỡng cảm xúc… Khi được dậy sớm, đón ánh ban mai, hít thở không khí trong lành, serotonin nuôi dưỡng cảm xúc đẹp, mang lại cảm giác an toàn tươi trẻ cho con yêu.

Muốn có “bộ não buổi sáng”, trẻ phải ngủ sớm, ngủ đủ giấc. Nếu ngủ quá ít, cơ thể được nghỉ ngơi ít hơn dẫn tới mệt mỏi, ảnh hưởng tới trí nhớ của trẻ.

Tăng sức đề kháng

Chìm vào giấc ngủ sớm giúp cơ thể khỏe mạnh, các cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi đủ giấc sẽ khỏe mạnh hơn. Điều này giúp gia tăng sức đề kháng cho cơ thể, trẻ ít mệt mỏi và ít bệnh hơn.

Bên cạnh đó, vi khuân gây bệnh hoạt động mạnh nhất vào ban đêm. Ngủ sớm giúp cơ thể trẻ tăng cường hoạt tính kháng bệnh và tăng sức đề kháng.

Tránh béo phì

Tập cho con đi ngủ sớm, cha mẹ sẽ giúp con tránh được việc ăn thêm bữa khuya. Mỗi bữa ăn của trẻ cách nhau khoảng 4 tiếng đồng hồ. Nếu con ăn chiều vào 17 giờ, thời gian cho con đi ngủ trễ nhất là 21 giờ. Con sẽ ngủ ngon mà không có cảm giác đói hoặc tức bụng vì đi ngủ với cái bụng no nê.

Việc tránh ăn đêm cũng giúp trẻ hạn chế lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể, tránh béo phì vì dư năng lượng.

Tránh trầm cảm

Khi ngủ sớm, cơ thể trẻ sản sinh serotanin, kiểm soát được cảm xúc, mang cho con trẻ cảm giác thoải mái, tích cực. Ngược lại, ngủ muộn quá làm cơ thể không nhận được serotonin dẫn tới tình trạng trầm cảm, bực dọc và khó kiểm soát cảm xúc cá nhân.

Đừng bỏ qua giai đoạn cơ thể thải độc

cách đi ngủ sớm
Cách đi ngủ sớm: Cho trẻ học bài, làm bài sớm để 9 giờ là có thể đi ngủ

Buổi tối là khoảng thời gian hệ thống miễn dịch bài tiết các chất độc hại. Đây cũng là khoảng thời gian hồi phục của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Thời gian từ 1-3 giờ sáng là lúc gan hoạt động mạnh nhất để bài tiết các chất độc hại. Càng ngủ sâu trong thời gian này càng hỗ trợ gan loại trừ các độc tố trong cơ thể.

Các nhà khoa học nhận thấy rằng: Vào buổi tối, cơ thể cần thư giãn và nghỉ ngơi từ 21 giờ. Sau khi ngủ 1-2 tiếng đồng hồ, trẻ sẽ chìm vào giấc ngủ sâu. Cơ chế đồng hồ sinh học thải độc diễn ra như sau:

  • Từ 21-23 giờ: Hệ miễn dịch (bạch cầu lympho) bài độc (đào thải chất độc).
  • Từ 23–1 giờ: Gan bắt đầu bài độc, cần tiến hành trong khi ngủ say.
  • Từ 1–3 giờ: Mật tiến hành bài độc, tiến hành trong giấc ngủ say.
  • Từ 3–5 giờ: Thời gian bài độc của phổi. Đây là lý do người đang mắc bệnh ho dữ dội vào lúc này.
  • Từ 5–7 giờ: Thời gian ruột già bài độc. Chúng ta hay đi toilet vào khoảng thời gian này.
  • Từ 7–9 giờ: Ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất, cho nên cần phải ăn sáng trong thời gian này.

Rõ ràng đi ngủ sớm mang lại lợi ích toàn diện cho sự phát triển cơ thể và trí não của trẻ. Trong giai đoạn tiểu học, dù bài vở có nhiều, cha mẹ cũng nên chú ý và buộc con đi ngủ sớm. Điều này có lợi cho con nhiều hơn điểm số và thành tích.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Bí quyết làm đẹp cho con gái yêu bằng nguyên liệu thiên nhiên

Đừng nghĩ tới khi con bước vào tuổi teen hay trưởng thành mới cần chăm sóc. Mẹ có thể giúp con xinh như hoa hậu khi trưởng thành. Bí quyết là làm đẹp cho con gái yêu từ nguyên liệu thiên nhiên. Các biện pháp làm đẹp này cũng là cách giúp chăm sóc sức khỏe làn da và mái tóc bé con.

Dầu dừa giúp con có làn da trắng

Dầu dừa có chứa vitamin E, K và các khoáng chất, giúp tóc và da của bé khỏe mạnh. Đặc biệt, làn da của con sẽ trắng hồng nếu bạn thường xuyên dùng dầu dừa massage cho con. Bạn có thể sử dụng một ít dầu dừa massage cho con gái trước khi đi tắm. Tinh chất dầu dừa thấm sâu vào da, chờ 20-30 phút mới tắm. Nhờ vậy, da bé sẽ hồng hào, trắng sáng, mịn màng.

Bạn lưu ý chọn mua dầu dừa nguyên chất, tránh các loại dầu kém chất lượng gây ảnh hưởng làn da của con. Cách nhận biết dầu dừa nguyên chất khá đơn giản, bạn cho chai dầu dừa vào ngăn mát tủ lạnh, từ 30 phút đến 1 tiếng. Dầu dừa nguyên chất sẽ đông đặc lại. Nếu chai dầu dừa không đông đặc, hoặc chỉ đặc lại bề mặt, đó là loại dầu đã pha hoặc sử dụng chất bảo quản, không nguyên chất.

Cách làm dầu dừa tại nhà
Sử dụng dầu dừa nguyên chất để an toàn cho làn da của con

Muốn con gái có hàng lông mi dày, cong vút khi trưởng thành, bạn có thể dùng bông tăm thấm dầu dừa, quét lên đường chân mày khi con ngủ. Dầu dừa sẽ giúp dưỡng lông mi của bé, mềm mại và hiệu quả.

Mỗi tháng một lần, bạn có thể ủ tóc cho con bằng dầu dừa. Khi lớn, bé sẽ có mái tóc dày và mượt mà. Đó là bí quyết làm đẹp mà người Ấn Độ áp dụng lâu nay.

Ngoài ra, mẹ cho con ăn nhiều cà chua, uống nước cà chua ép, ăn yaourt cũng là cách để con trắng da. Lycopene trong cà chua có tác dụng làm trắng da, cải thiện làn da sạm đen do ảnh hưởng của nắng lên đến 40%. Cha mẹ cũng nhớ cho trẻ uống nhiều nước để có làn da đẹp. Cơ thể được cung cấp nước uống đầy đủ sẽ giúp da tươi tắn.

Massage cơ thể bằng dầu oliu

Dầu oliu chứa nhiều loại axit có lợi cho sức khỏe như axit oleic, axit palmitic và các axit béo khác. Sử dụng dầu oliu làm dầu massage cho trẻ tiểu học, các hợp chất có trong dầu giúp dưỡng ẩm, tái tạo lớp mô chết, giúp làn da con trẻ khỏe mạnh và mịn màng.

Nếu trẻ bị viêm da tiết bã da đầu (chứng cradle cap), bạn nên ủ dầu oiu trên tóc và da đầu trẻ, để 30-45 phút. Sau đó, bạn massage da đầu và gội đầu cho con. Dầu oliu sẽ giúp con giảm các chứng viêm da tiết bã này. Chú ý, để dầu oliu không bết trên tóc, mẹ gội lại tóc cho con bằng dầu gội trẻ em với nước ấm.

Dầu oliu cũng giúp kích thích các tế bào dưới da, giúp da con gái mịn màng, hồng hào hơn.

dầu oliu
Gội đầu hoặc tắm lại bằng mỹ phẩm dịu nhẹ dành riêng cho con sau khi ủ bằng dầu oliu, tránh cảm giác bết dính trên tóc và da

Cho con tắm sữa tươi

Người Việt Nam chuộng con gái có làn da trắng hồng. Muốn được điều này, việc tắm sữa tươi kết hợp một số loại “mỹ phẩm” thiên nhiên như tinh bột nghệ, cam, dâu… sẽ giúp con gái yêu của bạn. Axit lactic trong sữa giúp da trắng mịn màng và nuôi dưỡng làn da.

Để gia tăng tác dụng, bạn hòa nước cam hoặc 1 thìa tinh bột nghệ (không dùng bột nghệ, làm da có màu vàng) vào sữa. Vitamin C trong quả cam giúp làn da trắng mịn.

tắm cho trẻ
Tắm sữa tươi không đòi hỏi bạn đổ đầy bồn sữa, rất tốn kém. Bạn chỉ cần 200ml sữa không đường cho vào thau nhỏ, dùng khăn dấp sữa lên làn da của con

Nếu kết hợp với bột nghệ, cam tươi, dâu tươi, bạn chỉ cần cho cùng sữa tươi vào chậu nhỏ, dùng khăn dấp lên khắp người con, đợi 1-2 phút cho thấm rồi tiếp tục dấp cho tới khi hết sữa trong chậu. Rửa lại bằng nước ấm, không dùng thêm xà phòng hoặc sữa tắm.

Khi tắm sữa và cam/nghệ, làn da trẻ tiểu học mỏng manh có khả năng bắt nắng. Mẹ nhớ lưu ý dặn con đội mũ, mặc áo dài tay khi ra nắng. Và nhớ là luôn thoa kem chống nắng khi cho con ra đường.

Càng gần tới tuổi dậy thì, con gái tuổi teen sẽ xuất hiện các triệu chứng biến đổi thể chất. Lúc này, việc chăm sóc làn da, mái tóc càng nên được quan tâm hơn.

Chú ý chăm sóc răng miệng cho con

Ông bà xưa có câu: “Cái răng cái tóc là gốc con người”. Muốn con tạo ấn tượng đẹp với người khác, cha mẹ đừng bỏ qua bước chăm sóc răng miệng cho trẻ. Việc này bắt đầu từ khi răng của con bắt đầu mọc. Giữ cho răng lợi sạch sẽ sẽ giúp răng mọc đều, trắng đẹp.

Hạn chế cho con ăn kẹo, thức ăn ngọt, bột đường. Nếu có, nên cho con súc miệng bằng nước hoặc đánh răng để loại bỏ thức ăn thừa trong miệng.

Sau giai đoạn thay răng sữa, cha mẹ nên đưa con đến phòng khám răng 6 tháng/lần để khám định kỳ, trám răng sâu kịp thời. Không để tình trạng sâu răng nặng nề hơn, làm con mất răng. Bạn phải mất rất nhiều tiền để khắc phục tình trạng răng miệng của con nếu không quan tâm vệ sinh đúng cách cho con.

Đến 12-13 tuổi, khi răng trưởng thành của con đã mọc hết, cha mẹ có thể cân nhắc cho con đeo niềng răng để khắc phục tình trạng hô, móm, răng mọc lệch.

Không bỏ qua vẻ đẹp mái tóc

Người Ấn Độ có mái tóc dài, dày và óng mượt là do các bà mẹ người Ấn thường xuyên ủ dầu dừa cho con gái từ khi còn nhỏ. Bạn nên học theo mẹo này. Dùng ít dầu dừa massage tóc cho con, ủ trong 10-15 phút, sau đó gội lại với dầu gội. Dầu dừa có tác dụng nhiều tác dụng với sắc đẹp như làm tóc sáng bóng, dày và rất khỏe mạnh, ít bị gãy rụng.

Mặt nạ tóc khác cũng rất tốt cho bé là ủ tóc với bia. Bia có độ pH thấp, protein cao, cung cấp dưỡng chất cho mái tóc của bé. Thường xuyên làm điều này, con sẽ có mái tóc dày óng ả.

Khi gội đầu cho con, bạn nên dùng nước lạnh, nước mát, đừng dùng nước quá nóng. Nước nóng làm tổn hại keratin trên tóc của con, làm tóc khô và mọc yếu hơn.

Chú ý cải thiện chiều cao và cân nặng cho con gái

Vấn đề chiều cao và cân nặng cho con gái cần được quan tâm, tránh việc con quá dư dinh dưỡng sinh ra béo phì. Con sẽ thiếu tự tin, đánh mất nhiều cơ hội trong cuộc sống.

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ ăn của con cần đầy đủ chất theo khuyến cáo từ tháp dinh dưỡng cho trẻ. Chú trọng bổ sung nhiều rau, hoa quả có màu đỏ – vàng – xanh vì tốt cho sự phát triển thị lực của con. Hải sản, sữa, thịt, trứng, cá… rất cần để con phát triển chiều cao tối ưu.

Khuyến khích con chơi thể thao

Vận động ngay khi vào tiểu học giúp con phát triển chiều cao tốt. Các môn thể thao thích hợp cho chiều cao như bơi lội, bóng rổ, thể dục nhịp điệu… Thể thao cũng giúp con kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Ngủ đúng giờ

Trẻ cần một thời gian hợp lý cho cơ thể nghỉ ngơi, nạp và sản xuất hormone tăng trưởng. Bạn nên cho con ngủ 10-13 giờ/ngày. Trẻ em đến tuổi đi học và trước tuổi dậy thì nên ngủ từ 10-12 giờ/ngày. Trẻ em từ 13 tuổi trở lên cần 8,5-9,5 giờ/ngày.

Ngủ sâu giúp kích thích sản xuất hormone tăng trưởng chiều cao, ngủ đủ sâu vào ban đêm giúp da bé tươi sáng, khỏe mạnh. Vào ban đêm là thời gian để tái tạo lại tế bào da nhanh hơn so với ban ngày. Tế bào da tái tạo với tốc độ nhanh hơn gấp đôi trong khoảng thời gian từ 23 giờ đêm đến 4 giờ sáng.

Bột gạo

Bột gạo không chỉ là nguyên liệu làm đẹp thiên nhiên cho phụ nữ. Nguyên liệu tự nhiên và mềm dịu này cũng hiệu quả trong việc làm đẹp cho con gái tuổi tiểu học của bạn. Thi thoảng, bạn có thể cho con ngâm tắm nước bột gạo thay cho các sản phẩm hóa chất.

Đơn giản hơn, bạn có thể dạy con chắt nước cơm lại, để dành rửa mặt hàng ngày. Chăm chỉ tắm cho trẻ bằng bột gạo, con sẽ có làn da trắng hồng mịn màng. Làn da khỏe mạnh cũng giúp con hạn chế tình trạng mụn trứng cá khi bước vào tuổi dậy thì.

Dạy con làm đẹp không đồng nghĩa với việc cho con gái chưng diện và sử dụng mỹ phẩm từ sớm bạn nhé. Làm đẹp cho con gái ngay khi con còn học tiểu học là cách mẹ dạy con cách tự chăm sóc bản thân, vệ sinh cơ thể hàng ngày. Bạn nên giải thích rõ cho con việc chăm sóc bản thân này, tránh việc con dùng mỹ phẩm và trang điểm như người lớn, có thể tác động không tốt tới làn da mỏng manh của con.