Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Tổ chức sinh nhật tại nhà cho trẻ tiểu học

Đa số các trẻ trước ngày sinh nhật của mình đều nhắc: “mẹ ơi sắp đến ngày sinh nhật của con đấy” rồi thì “mẹ cho con mời bạn này… bạn kia … nhé”… Để không phụ sự háo hức của các bé, phụ huynh chúng ta cũng nên lên kế hoạch tổ chức sinh nhật cho con trẻ.

Lý do nên tổ chức sinh nhật cho trẻ tại nhà

Có hai địa điểm để tổ chức tiệc cho trẻ đó là: tổ chức tại nhà và tổ chức tại nhà hàng. Ngày nay các dịch vụ tại nhà hàng đang dần trở thành xu hướng chung của các gia đình bởi tính tổ chức chuyên nghiệp, lại đỡ tốn công sức của phụ huynh. Thế nhưng nếu bạn có thể dành chút thời gian để lên kế hoạch làm sinh nhật tại nhà cho trẻ thì bữa tiệc sẽ ấm cúng hơn, lại tiết kiệm chi phí.

Tổ chức sinh nhật
Thổi nến mừng tuổi mới bên bạn bè là hạnh phúc của con trẻ

Lên kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bé

Có một số câu hỏi bạn sẽ phải giải quyết: Khi nào thì bữa tiệc sẽ được tổ chức? Nó sẽ kéo dài bao lâu? Lịch trình ra sao? Cần chuẩn bị gì cho buổi tiệc? Bạn hãy trả lời tất cả các câu hỏi trên để có một kế hoạch chi tiết cho bữa tiệc sinh nhật.

Kiểm tra lịch của bạn để chắc chắn rằng bữa tiệc không trùng với lịch học hay các hoạt động quan trọng khác của con. Nếu trùng, hãy cố gắng sắp xếp hợp lí nhất để tiệc sinh nhật vẫn diễn ra mà không phải hủy bỏ các hoạt động khác.

Chọn chủ đề sinh nhật cho bé

Điều này là không bắt buộc nhưng việc chọn một chủ đề nhất định cho mỗi năm sẽ giảm sự nhàm chán và tăng niềm phấn khích cho cả chủ nhân lẫn các khách mời

Mẹ hãy dựa vào sở thích của con để chọn chủ đề phù hợp, hãy trang trí phòng tiệc theo màu sắc mà trẻ thích: từ phông nền, đến bánh sinh nhật, màu mũ sinh nhật, màu bóng bay, màu hoa,… có thể lấy các nhật vật hoạt hình mà trẻ yêu thích làm chủ đề sinh nhật. Bạn đừng quá chú trọng vào việc mua đồ ăn, thức uống… mà hãy chú trọng việc trang trí không gian buổi tiệc để tạo ra một môi trường khiến trẻ thích thú nhất.

chủ đề sinh nhật
Chọn chủ đề sinh nhật để buổi tiệc thêm màu sắc

Các bước tổ chức sinh nhật tại nhà cho con trẻ

Đặt bánh hoặc tự làm bánh sinh nhật cho con

Một buổi tiệc sinh nhật sẽ mất hoàn toàn ý nghĩa nếu thiếu đi chiếc bánh sinh nhật. Để khoảnh khắc thổi nến, cắt bánh chúc mừng tuổi mới cho trẻ thật ý nghĩa, bạn hãy chịu khó đầu tư ý tưởng cho chiếc bánh sinh nhật trở nên cực kỳ bắt mắt và ngon miệng. Tiêu chí hàng đầu để bạn lựa chọn mẫu bánh sinh nhật cho trẻ là đáng yêu và bắt mắt. Màu sắc và hình dạng của bánh sinh nhật cũng nên phù hợp với chủ đề buổi tiệc.

Mua đồ trang trí

Hãy dựa vào chủ đề của buổi tiệc để mua đồ trang trí thích hợp, bạn có thể mua đĩa và cốc giấy, làm đồ trang trí handmade cho buổi tiệc thêm đôc đáo. Nếu có thể, bạn nên dẫn trẻ đi mua đồ trang trí, để trẻ chọn lựa những đồ trang trí trẻ thích và cùng trẻ trang trí phòng tiệc thật đặc sắc.

Chuẩn bị thức ăn

Bạn cần lưu ý chuẩn bị những món ăn khoái khẩu của bé, nếu là tiệc ngọt nên chuẩn bị các đồ ăn không quá cầu kì như hoa quả, thạch rau câu, bánh ngọt, kẹo. Cho một bữa tiệc mặn, bạn có thể làm món nướng BBQ, các trẻ sẽ rất thích xúc xích nướng và khoai tây chiên.

Chuẩn bị đồ uống

Bạn có thể sử dụng các loại nước ép hoa quả, nước chanh những thứ đồ uống nhẹ nhàng và bổ dưỡng thay vì những loại đồ uống có ga.

Khách mời/ Thiệp mời

Hãy nhớ lên danh sách khách mời gồm bạn của trẻ cùng các phụ huynh đi kèm (điều này giúp giảm thiểu áp lực trông trẻ cho bạn cũng như tăng cường tính giao lưu giữa bạn và các phụ huynh khác)

Bạn cần lên danh sách khách mời từ sớm để biết cần không gian rộng bao nhiêu, bao nhiêu ghế và bao nhiêu thức ăn… lưu ý nên gửi thiếp mời hoặc thông báo về bữa tiệc trước khoảng 1 tuần để khách mời có thời gian thu xếp có mặt đông đủ. Cuối cùng, đừng quên thông báo cho khách mời thời gian bắt đầu và kết thúc bữa tiệc, địa chỉ.

Tổ chức trò chơi

Trong các bữa tiệc sinh nhật thì nhu cầu vui chơi của trẻ cao hơn nhu cầu ăn uống. Để làm cho bữa tiệc của trẻ thêm phần vui vẻ và đáng nhớ cũng như giúp cho các trẻ có thêm những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ cùng với các bạn; mẹ có thể tổ chức thêm các trò chơi nhỏ mà ba mẹ sẽ chính là những quản trò để khuấy động không khí thêm phần náo nhiệt, vui nhộn.

Phát quà cho những vị khách nhí

Hầu hết các trẻ đều có xu hướng thích chơi hơn là thích ăn. Vì vậy, khi đã chơi thoả thích trong bữa tiệc sinh nhật, ắt hẳn trẻ sẽ rất vui khi được nhận những gói quà mang về nhà.

Vì số lượng bạn mà mẹ mời đến dự buổi sinh nhật con không quá nhiều, nên mẹ có thể làm tốt việc này. Nếu cẩn thận và có thời gian, mẹ có thể gói trước từng gói quà bao gồm: bánh kẹo và trái cây có thắt những chiếc nơ hoặc dây ruy băng xinh xắn.

Nếu mẹ bận và cũng không có quá nhiều thời gian thì chỉ cần chuẩn bị một ít túi ni lông và để quà vào đó giống như một lời cảm ơn vì các vị khách nhí đã đến dự sinh nhật của con mình. Chắc chắn mẹ sẽ được đánh giá là một người mẹ chu đáo.

Quà nho nhỏ
Quà nho nhỏ nhưng sẽ làm quan khách nhí thích mê tơi

Trên đây là các bước để tồ chức sinh nhật cho trẻ tại nhà. Mỗi một sự kiện trong gia đình đều có ý nghĩa riêng của nó. Với ngày sinh nhật con, đó là ngày đánh dầu sự trưởng thành của con khi sang tuổi mới. Ngày chúng ta có thể tạo cho con những kỷ niệm đáng nhớ trong đời. Vì vậy, hãy tổ chức một bữa tiệc sinh nhật tại nhà vừa vui vẻ vừa ý nghĩa cho bé. Đó không chỉ là cách ba mẹ thể hiện tình yêu của mình đối với con mà còn phần nào xây dựng nên văn hoá gia đình trong tương lai.

Bích Hưng

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Điện thoại thông minh và sức khỏe trẻ tiểu học

Ở độ tuổi tiền dậy thì, trẻ có thể học hỏi một số ứng dụng từ các trang web trên điện thoại thông minh hay máy tính bảng. Tuy nhiên, nếu sử dụng thường xuyên các thiết bị di động sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.

Ảnh hưởng giấc ngủ

Đối với trẻ tiểu học, nếu có thói quen sử dụng smartphone, máy tính bảng đặc biệt nếu được sắm riêng thì việc “trốn” ba mẹ chơi điện tử, đọc sách… vào ban đêm là điều khó tránh khỏi.

Không chỉ bị lôi cuốn vào thiết bị mà điều này làm cho trẻ cảm thấy khó ngủ hơn. Ánh sáng phát ra từ màn hình gây ức chế hóc-môn melatonin (giúp trẻ có giấc ngủ ngon) lâu dần làm làm thay đổi chu kỳ sinh học tự nhiên của cơ thể.

Đồng hồ sinh học của trẻ bị thay đổi tiêu cực dưới tác động của điện thoại
Đồng hồ sinh học của trẻ bị thay đổi tiêu cực dưới tác động của điện thoại

Tăng khả năng béo phì

Ngồi lì một chỗ, với những đứa trẻ nghiện smartphone và máy tính bảng, chúng sẽ có xu hướng ngồi một chỗ để sử dụng các thiết bị công nghệ, nghĩa là sẽ hạn chế các hoạt động thể chất, dẫn đến khả năng bị tăng cân.

Dễ mắc các chứng bệnh về tâm thần

Theo các chuyên gia tâm lý, việc dành quá nhiều thời gian trên smartphone và máy tính bảng là một yếu tố làm gia tăng các chứng bệnh về tâm thần ở trẻ em, như tình trạng trầm cảm, lo âu rối loạn cảm xúc, thiếu tập trung, rối loạn tập trung, rối loạn hành vi…

Ngoài ra, trẻ em sử dụng Internet còn có thể rơi vào tình trạng bị bắt nạt trực tuyến, khi những hình ảnh của trẻ em được chia sẻ có thể phải nhận những lời bình luận tiêu cực, bị mang ra làm trò đùa… Từ đó làm ảnh hưởng tâm lý của trẻ, đặc biệt những đứa trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì.

Sóng điện từ của các thiết bị thông minh tác hại tới não của trẻ
Sóng điện từ của các thiết bị thông minh tác hại tới não của trẻ

Tính tình trở nên hung hăng hơn

Bởi vì trẻ em không thể tự học được sự đồng cảm khi sử dụng quá mức các thiết bị công nghệ, và nếu hình thành thói quen bắt nạt người khác trên Internet, chúng cũng sẽ xem việc bắt nạt người khác ở ngoài đời thực là bình thường.

Ngoài ra, hiện có nhiều trò chơi điện tử hay video trực tuyến với nội dung bạo lực, có thể khiến trẻ em trở nên hung hăng hơn và khiến trẻ em nghĩ rằng hành vi bạo lực là giải pháp đơn giản và thông thường để xử lý và giải quyết các vấn đề.

Nguy cơ nhiễm bệnh

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, màn hình smartphone và máy tính bảng chứa số lượng vi khuẩn thậm chí còn nhiều hơn nắp bồn cầu, và trong khi bồn cầu vẫn thường xuyên được tẩy rửa thì hầu như không ai có thói quen lau chùi màn hình smartphone. Do vậy, với những đứa trẻ sử dụng smartphone và máy tính bảng, đặc biệt trẻ em dưới 2 tuổi thường có thói quen cho tay vào miệng, việc lan truyền vi khuẩn từ màn hình thiết bị vào cơ thể chúng dễ dàng diễn ra, gây nên các nguy cơ tiềm tàng và các căn bệnh.

Giảm khả năng tập trung học tập

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng smartphone và máy tính bảng làm ảnh hưởng đến khả năng học hỏi của trẻ em vì nó làm sao lãng sự chú ý của chúng. Video và trò chơi trực tuyến cũng làm hạn chế sự sáng tạo và trí tưởng tượng mới chớm nở của trẻ và làm chậm sự phát triển của giác quan vận động và thị giác.

trẻ xem điện thoại
Cha mẹ đừng nên xem thường tác hại của thiết bị thông minh đến con trẻ, nên có hành động cụ thể để giảm thiểu tác hại này

Giải pháp hạn chế tác hại của thiết bị thông minh

Trước những tác hại khủng khiếp mà điện thoại di động có thể gây ra đối với trẻ nhỏ, các nhà khoa học khuyến cáo các bậc phụ huynh nên thực hiện những việc sau đây:

1. Đừng để con bạn dùng điện thoại di động hay bất kỳ một thiết bị không dây nào.

2. Hạn chế tối đa việc dùng điện thoại di động. Khi điện thoại đang bật, nó sẽ liên tục phát ra bức xạ, kể cả khi bạn không gọi điện, nên hãy tắt điện thoại đi nếu có thể.

3. Giảm thiểu hoặc ngừng sử dụng những thiết bị không dây khác. Cả điện thoại bàn di động cũng có thể là nguy cơ. Tốt nhất nên để máy chính ở cách xa bạn ít nhất ba căn phòng so với nơi bạn dành nhiều thời gian nhất, đặc biệt là phòng ngủ.

4. Không nên dùng điện thoại ở vùng sóng yếu, bởi sóng càng yếu thì điện thoại càng phải dùng nhiều năng lượng để truyền dẫn, từ đó sẽ phát ra nhiều bức xạ hơn.

5. Tránh mang điện thoại trên người, không để điện thoại dưới gối hay gần đầu trong lúc ngủ. Để điện thoại trong áo lót hay túi ngực ở gần tim chính là tự tìm đến rắc rối, đàn ông để điện thoại trong túi quần cũng dễ gây vô sinh.

6. Nơi nguy hiểm nhất, nếu nói về việc tiếp xúc với bức xạ, là khoảng 15cm xung quanh ăng ten phát. Vì vậy, khi điện thoại đang bật, đừng để bộ phận nào tiếp xúc với khu vực đó.

7. Hạn chế dùng điện thoại ở nơi công cộng vì nhiều người rất nhạy cảm với trường điện từ, đặc biệt là trẻ nhỏ, chúng mỏng manh hơn ta rất nhiều.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Cách dạy trẻ buộc dây giày giúp phát triển não bộ ra sao?

Thông thường, việc cho trẻ tự buộc dây giày sẽ tốn nhiều thời gian nên các bậc cha mẹ thường làm thay con. Bạn sẽ bỏ qua lợi ích giúp con gia tăng vận động nếu bỏ qua cách dạy trẻ buộc dây giày

cách dạy trẻ buộc dây giày
Các bậc phụ huynh nên tập cho trẻ biết cách buộc dây giày, có thể giúp cho trẻ tự lập, tăng tính kiên nhẫn và tăng kỹ năng vận động tinh cho trẻ

Buộc dây giày mang lại nhiều lợi ích không ngờ

Muốn dạy con, đầu tiên, bạn phải xác định được trẻ có đến độ tuổi giai đoạn tiểu học thích hợp để học cách buộc dây giày hay chưa. Điều này khá dễ dàng đối với người lớn nhưng đối với trẻ con đó là một việc làm vô cùng khó khăn.

Thông thường, bé gái có sự “trưởng thành” sớm hơn bé trai. Nếu bạn quan sát thấy trẻ có dấu hiệu quan tâm và chú ý đến quần áo, giày dép của mình thì đã đến lúc trẻ học cách buộc dây giày.

Đừng nên ép buộc trẻ và hối thúc trẻ trong quá trình học tập. Điều này không mang lại cho bạn kết quả mong muốn mà sẽ làm cho trẻ cảm thấy chán nản và bị áp lực, không thể tiếp thục kiên nhẫn học tập.

Một vài bé học nhanh hơn các bé khác bạn  nên dành cho con mình thêm một chút thời gian để trẻ sẵn sàng tiếp thu được điều mới mẻ này. Ép buộc trẻ sẽ chỉ làm mọi việc xấu đi.

Giúp con học cách buộc dây giày, bạn đã giúp trẻ phát triển sự khéo léo của các cơ của ngón tay. Việc này mang lại rất nhiều hiệu quả cho trẻ mà bạn không nghĩ tới

Một số lợi ích của việc buộc dây giày:

  • Giúp cho trẻ học tính tự lập
  • Tăng tính kiên nhẫn
  • Tăng kỹ năng vận động tinh
  • Cải thiện kỹ năng viết

Công dụng của việc này cũng giống như cho trẻ chơi với đất sét hoặc xâu chuỗi hạt hoặc chơi đùa cùng các mảnh ghép Lego, giúp bàn tay trẻ thêm linh hoạt, uyển chuyển, tiến tới phát triển sự khéo léo.

Cách buộc dây giày
Cách buộc dây giày nghe có vẻ đơn giản nhưng lại là một kỹ thuật vô cùng tỉ mỉ với nhiều cách thắt phong phú

Cách tốt nhất để dạy trẻ cột dây giày là minh họa cho trẻ. Lấy giày của trẻ để ở phía trước trẻ, và giày của bạn ở phía trước bạn.

Hãy để trẻ nhìn kỹ cách bạn cột dây giày của bạn, bạn làm thật chậm rãi và cẩn thận cho trẻ quan sát. Sau đó khuyến khích trẻ bắt chước bạn và cùng làm song song với bạn. Cùng làm với trẻ cho đến khi trẻ hiểu được và tự mình buộc được dây giày.

Buộc dây giày
Biến công việc này này trò chơi, trò thách đố sẽ giúp con nhanh chóng nắm bắt kỹ năng và làm tốt việc tự buộc dây giày cho mình.

Biến nó thành một trò chơi. Thay vì chăm chăm vào mục đích rằng tự buộc dây giày là một việc quan trọng với trẻ, bạn hãy tận dụng cơ hội này để chơi với chúng. Thay vì ép trẻ chăm chăm vào đôi giày, bạn nên chú ý vào cảm xúc của trẻ. Nếu trẻ cảm thấy chán nản hãy tìm ra trò chơi khác để đánh lạc hướng trẻ.

Các bước giúp cho trẻ học được cách buộc dây giày

  • Bước 1: So cho 2 phần dây dài bằng nhau, sau đó cột chéo 2 dây vào nhau thành một nút thắt

  • Bước 2: Nắm 1 đầu dây, tạo một vòng dây nhỏ hình tai thỏ. Tương tự, dây bên kia cũng gập vào tạo hình tai thỏ.

  • Bước 3: Đặt chồng 1 “tai thỏ” lên trên “tai” kia, bắt chéo “tai thỏ” và luồn vào giữa hai tai, thắt chặt lại. Cố gắng giữ cho 2 tai thỏ đều nhau cho đẹp, và thắt chặt tay để dây giày đừng bung ra.

Cách dạy trẻ buộc dây giày hiệu quả là cha mẹ ngồi bên con, buộc dây giày cho mình để con quan sát và làm theo. Làm từng bước, bạn có thể đọc to từng công đoạn theo vần điệu, như một bài đồng dao cột dây giày. Con sẽ hứng thú với việc này hơn.

Nhi Huynh

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Chứng mất tập trung của trẻ: Dấu hiệu nhận biết, biểu hiện tâm lý

Một nghiên cứu phát hiện ra rằng, thời gian tập trung của trẻ từ 6 – 8 tuổi chỉ có khoảng 8 phút, tập trung tối đa không quá 13 phút. Chứng mất tập trung của trẻ tiểu học, không duy trì sự chú ý được lâu là điều hoàn toàn bình thường.

Nguyên nhân của sự mất tập trung

Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân là do đại não của mỗi con người đều có một thời kỳ hoạt động trong trạng thái hưng phấn rất ngắn ngủi. Thời kỳ hưng phấn của đại não trẻ con chỉ tồn tại trong mười mấy phút. Khi lên lớp hoặc học bài ở nhà, trẻ 6 – 8 tuổi không tập trung, hay nghịch ngợm, nói chuyện cùng bạn bè đều xuất phát từ chứng mất tập trung này.

Nội dung chương trình học khô khan và nặng nề, những hạn chế về năng lực sư phạm và tâm lý của giáo viên thì cũng có những yếu tố góp phần vào việc làm trẻ kém tập trung trong việc học.

Trẻ tiểu học từ 6 – 8 tuổi có thói quen sinh hoạt và học tập từ cấp mầm non, ham chơi hơn ham học.

Sự lơ là mất tập trung của con trẻ từ nhiều nguyên nhân:

  • Thiếu tính kỷ luật: Trẻ thiếu kiên định để theo đuổi công việc tới cùng, chỉ chọn những việc theo con là thuận lợi và hấp dẫn. Có rất nhiều trò chơi, hoạt động hấp dẫn cuốn hút trẻ hơn chuyện học hành, do vậy đừng vội khó chịu khi thấy con có triệu chứng này.
  • Tính chủ quan: Trẻ tiểu học suy nghĩ còn đơn giản, ngây thơ và chưa đánh giá hết kết quả công việc. Trẻ háo hức sáng tạo, thông minh, cá tính, nhưng nhanh thường đi kèm với ẩu. Tính chủ quan thúc đẩy sự mất tập trung, con trẻ có thể mất phong độ trong thể thao, hiệu quả học tập.
  • Thiếu phương pháp học tập, làm việc kỷ luật và khoa học: Tính kỷ luật và nghiêm túc tạo cho trẻ môi trường rèn luyện tốt, hình thành kỹ năng học tập khoa học.
chứng mất tập trung của trẻ
Một số trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý cũng có mức tập trung kém

Các biểu hiện mất tập trung giảm chú ý ở trẻ:

  • Không thể tập trung vào quá nhiều chi tiết, bất cẩn khi làm bài tập
  • Khó duy trì khả năng chú ý trong công việc và vui chơi
  • Trẻ biểu hiện không lắng nghe người khác dù đang trực tiếp nói chuyện
  • Khó khăn trong việc tuân theo hướng dẫn của người lớn, không thể hoàn tất bài vở ở trường
  • Khó tham gia vào các hoạt động cần tính tổ chức
  • Miễn cưỡng tham gia vào các hoạt động đòi hỏi sự chú ý lâu dài (như học thêm năng khiếu, tham gia hội nhóm hướng đạo…)
  • Thường làm lạc mất đồ dùng học tập, đồ chơi và quần áo
  • Dễ bị phân tâm bởi việc đang xảy ra xung quanh
  • Quên các công việc được giao theo thời khóa biểu.
Chứng mất tập trung của trẻ
Khi thấy trẻ tiểu học mất tập trung vào chuyện học, cha mẹ, thầy cô la mắng càng làm trẻ ngán chuyện học. Bạn cần bình tĩnh rèn giũa con vào khuôn phép, tập cho con tính kỷ luật.

Thay đổi nội dung và hình thức học tập thường xuyên, dùng dụng cụ học tập sinh động và trực quan, rèn con vào kỷ luật… Đó là những cách hiệu quả giúp hạn chế chứng mất tập trung của trẻ trong giai đoạn tiểu học.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Tật khúc xạ mắt ở trẻ em gây suy giảm thị lực

Tật khúc xạ mắt ở trẻ em có 3 dạng chính: Khi ảnh rơi trước võng mạc gọi là cận thị. Khi ảnh rơi sau võng mạc gọi là viễn thị. Khi ảnh của vật trên võng mạc không còn là một điểm nữa, mà nó là một đoạn thẳng có thể nằm trước hoặc sau võng mạc gọi là loạn thị.

Các dạng tật khúc xạ mắt thường gặp

  • Cận thị

Trẻ bị cận thị nhìn xa mờ nhưng nhìn gần rõ nhờ chức năng điều tiết của mắt. Cận thị có thể là bẩm sinh hoặc do những tác nhân khách quan do quá trình phát triển (thường xuất hiện lúc trẻ 7-10 tuổi). Cách điều chỉnh mắt cận thị là đeo kính phân kỳ để giúp cho ảnh của vật hội tụ đúng vào võng mạc và khi đó vật sẽ được nhìn rõ.

  • Viễn thị

Trái ngược với cận thị là viễn thị, trẻ bị viễn thị nhìn xa rõ hơn nhìn gần. Tuy nhiên, viễn thị thường gây nhược thị và có thể gây ra lác điều tiết nên cần phải được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Điều chỉnh viễn thị bằng đeo kính hội tụ  để kéo ảnh của vật về đúng trên võng mạc và khi đó người bệnh nhìn rõ.

tat khuc xa mat o tre em
Cận – viễn – loạn thị là ba bệnh về mắt thường gặp ở học sinh
  •  Loạn thị

Trẻ bị loạn thị nhìn mờ cả xa và gần. Loạn thị có thể phối hợp với cận thị (loạn thị cận), viễn thị (loạn thị viễn) hay cả loạn thị cận và viễn (loạn thị hỗn hợp). Điều chỉnh mắt loạn thị bằng cách đeo kính trụ.

Triệu chứng của tật khúc xạ

Những năm gần đây thường xuất hiện cụm từ cận thị học đường là do tật khúc xạ mắt ở trẻ em thường xuất hiện vào lứa tuổi đi học, khoảng 90%.

Cách biểu hiện thường thấy ở những trẻ có tật khúc xạ nheo mắt khi xem tivi, nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn, nhìn không rõ khi ngồi xa, nên thích ngồi gần bảng; khi đọc sách hay viết bài thường phải cúi sát xuống bàn; hay mỏi mắt, nhức đầu, dụi mắt…

Tiến triển gây suy giảm thị lực

Thời điểm xuất hiện các tật khúc xạ mắt ở trẻ em từ 6-12 tuổi. Độ cận, viễn, loạn sẽ tăng dần  và dừng lại khi 16 đến 18 tuổi. Mỗi năm trung bình sẽ tăng từ 0,5 đến 1 độ.

Nếu gia đình chú ý quan sát, và phát hiện bệnh sớm, đeo kính đúng độ và theo dõi định kỳ thì tật khúc xạ sẽ ổn định, sau 40 tuổi sẽ giảm vì bị tình trạng 23 lão thị trung hoà bớt. Có một số trường hợp cận và loạn thị sẽ gây ra biến chứng như hiện tượng ruồi bay, chớp sáng, và nặng nề nhất là bong võng mạc, có thể dẫn đến mù loà. Những trường hợp này cần được phát hiện sớm và gửi đi khám bác sĩ mắt để có phương hướng điều trị thích hợp.

Khám mắt định kỳ

Trẻ đang ở độ tuổi phát triển, các tật khúc xạ mắt sẽ thay đổi nên việc đưa trẻ tới các chuyên khoa mắt uy tính để khám định kỳ và thay đổi số kính đeo phù hợp là điều cần thiết. Bạn cũng cần nhắc trẻ đeo kính thường xuyên để giúp cho trẻ nhìn rõ và tạo điều kiện cho sự phát triển hoàn thiện chức năng thị giác của mắt.

tat khuc xa mat o tre em 1
Khám mắt định kỳ giúp phát hiện sớm các tật khúc xạ mắt ở trẻ em

Các phòng tránh cho các trường hợp tật khúc xạ mắt ở trẻ em nhẹ là phải tuân thủ đầy đủ chế độ vệ sinh học đường như tư thế ngồi học, bàn ghế bảng đen, ánh sáng phòng học, vui chơi giải trí và dinh dưõng hợp lí để không bị mắc phải cận thị học đường hoặc nếu có bị những tật khúc xạ bẩm sinh thì cũng không bị nặng hơn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Trẻ bị cận thị: Cách chăm sóc và phòng ngừa

Cận thị là tật khúc xạ phổ biến thường xảy ra ở trẻ em từ 7-14 tuổi. Khi cận thị, hình ảnh của mục tiêu hội tụ trước võng mạc, do đó trẻ bị cận thị có thể nhìn rõ mục tiêu ở cự ly gần nhưng không thể nhìn rõ chính mục tiêu đó khi ở cự ly xa.

Nguyên nhân trẻ bị cận thị

Lý giải khoa học vật lý, nguyên nhân gây ra cận thị  là do lực khúc xạ lớn hơn bình thường. Mắt thường xuyên phải tập trung nhìn gần trong thời gian dài, thể thủy tinh phồng lên, độ cong của giác mạc tăng, làm tăng lực khúc xạ.

tre bi can thi
Tỷ lệ trẻ bị cận thị học đường ngày càng gia tăng

Khi trẻ đang ở độ tuổi đang đi học, có nhiều nguyên nhân khách quan khiến trẻ dễ mắc bệnh như: Trẻ thường xuyên thiếu ngủ hoặc ngủ ít, đặc biệt trong độ tuổi từ 7-9 tuổi và 12-14 tuổi rất dễ gây ra cận thị. Phổ biến hơn do trẻ đọc sách hoặc làm việc khác như xem tivi, sử dụng máy vi tính… trong thời gian dài với khoảng cách gần và trong điều kiện không đầy đủ ánh sáng.

Dấu hiệu nhận biết

Khi đi học, các thầy cô dễ dàng phát hiện ra việc trẻ có bị cận thị hay không vì trẻ thường không nhìn được chữ trên bảng và thường yêu cầu đến gần để có thể nhìn rõ hơn. Ở nhà, để ý bạn sẽ thấy trẻ nheo mắt khi xem tivi hay nhìn vật ở xa, hoặc di chuyển đến gần đồ vật để nhìn rõ hơn.

Trẻ bị cận thị cũng  bị đau đầu, mỏi mắt hay mệt mỏi khi phải tập trung quan sát các vật ở khoảng cách hơn 1 mét. Khi thấy những dấu hiệu như trên, bạn cần đưa trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra kỹ hơn và có biện pháp chăm sóc cần thiết.

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa

Bố trí lại phòng học cho đủ ánh sáng, điều chỉnh tư thế ngồi học hay một chế độ ăn uống hợp lý… là một số biện pháp bạn cần thực hiện ngay trẻ bị cận thị.

  • Góc học tập đủ ánh sáng

Nên bố trí phòng ngủ của trẻ ở những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên, góc học tập gần cửa sổ càng tốt. Cường độ ánh sáng tối thiểu để nhìn gần là 200 lux, nhưng tối đa không quá 500 lux.

Nếu lắp đặt hệ thống đèn, nên chú ý kết hợp đèn bóng tròn và đèn ống. Việc chiếu sáng được xem là tốt nhất cho việc đọc sách là chiếu sáng từ sau lên và trên xuống.

tre bi can thi 1
Ngồi học đúng tư thế sẽ giảm bớt nguy cơ trẻ bị cận thị
  • Ngồi học phải giữ đúng tư thế

Tư thế ngồi được khuyến cáo: Ngồi thẳng lưng, 2 chân khép lại, 2 bàn chân để sát nền nhà: Đầu hơi cúi khoảng 10-15 độ, không được cúi gằm mặt, nghiêng đầu, áp má lên bàn học, luôn để mắt xa sách, vở một khoảng cách thích hợp (với học sinh cấp I : 25cm).

  • Chế độ nghỉ ngơi cho mắt

Cứ mỗi 20 phút làm việc gần mắt cần được nghỉ bằng cách nhìn xa khoảng 6m hoặc rời khỏi vị trí nhìn 1 phút. Động tác tương đối đơn giản nhưng khá hữu hiệu để làm giảm căng thẳng do nhìn gần quá lâu.

  • Xem tivi

Nên chot rẻ xem tivi ở khoảng cách 3,5m với tivi 21 inch. Nên giới hạn việc xem tivi khoảng 1 đến vài giờ trong ngày. Nếu trẻ có tật khúc xạ, nên đeo kính khi xem tivi nhằm giúp nhìn rõ và thoải mái về thị giác.

  • Chế độ ăn uống đầy đủ

Bổ sung thực phẩm nhiều vitamin A như gan động vật, trứng gà, trứng vịt, các loại rau quả có màu đỏ, cam, vàng như cà chua , gấc, cà rốt , bí đỏ…các loại rau có màu xanh lục.

Khi trẻ bị cận thị, bạn cần đo thị lực mỗi đầu học kỳ hoặc mỗi năm một lần để theo dõi mức độ cận nếu cần phải thay kính đúng độ. Đồng thời, lắp kính tại cơ sở chuyên khoa: lắp kính đúng số, đúng khoảng cách đồng tử.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Bé bị sâu răng sữa: Xử ngay kẻo hại!

Răng sữa chỉ tồn tại vài năm sau đó sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Với suy nghĩ như vậy nên rất nhiều bậc phụ huynh lơ là, không chăm sóc cũng như hướng dẫn trẻ biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách.

Khoảng 85% trẻ em Việt Nam bị sâu răng sữa do ăn nhiều bánh kẹo hoặc do không chăm sóc răng miệng đúng cách. So với răng vĩnh viễn, bé bị sâu răng sữa thường phát triển nhanh hơn. Bắt đầu là những tổn thương ở bề mặt với vết trắng. Lúc này nếu không được xử lý, sâu răng sẽ tiếp tục phá hủy lớp men, lớp ngà răng và hình thành những lỗ sâu răng.

Bé bị sâu răng sữa, mẹ nên làm gì?
Bé bị sâu răng sữa cần được xử lý kịp thời để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Hậu quả khôn lường khi bé bị sâu răng sữa

Không giống như suy nghĩ của nhiều mẹ, răng sữa tuy có “tuổi thọ” ngắn ngủi nhưng lại có sức ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của răng vĩnh viễn cũng như sức khỏe thể chất của trẻ. Đặc biệt, với những bé mất răng sớm, trên 6 tuổi, sự tác động này càng thêm nghiêm trọng.

– Dưới mỗi răng sữa đều có một mầm răng vĩnh viễn chuẩn bị mọc. Vì vậy, nếu răng sữa bị sâu, vi khuẩn có thể làm hại đến nướu và mầm răng vĩnh viễn nằm ở dưới.

– Răng sữa có “nhiệm vụ” duy trì khoảng cách của các răng trên cung hàm để sau này răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Vì vậy, nếu bé bị sâu răng sữa, răng vĩnh viễn có thể mọc lệnh, mọc không đúng vị trí, ảnh hưởng xấu đến khớp cắn và xương hàm. Thậm chí, bé bị sún răng nhiều có thể tác động tiêu cực đến khả năng phát âm.

– Trong thời gian chờ răng vĩnh viễn mọc, răng sữa có nhiệm vụ giúp trẻ nhai, nghiền thức ăn. Bé bị sâu răng sữa có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn uống hàng ngày, làm tăng nguy cơ trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng.

– Không chỉ làm hại đến tất cả các răng, bé bị sâu răng sữa nếu không được điều trị đúng còn có thể gây hại đến tủy răng gây đau nhức. Trong một số trường hợp, tủy răng bị viêm nhiễm dẫn đến hoại tử, áp-xe răng. Nguy hiểm hơn, nhiễm trùng răng sữa có thể dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc nhiễm trùng mặt.

[inline_article id=151937]

Xử trí khi bé bị sâu răng sữa

Ngay khi phát hiện răng sâu, mẹ nên đưa bé đến nha sĩ để được thăm khám và điều trị ngay. Tùy thuộc mức độ sâu răng cũng như số tuổi răng, cách xử lý sẽ khác nhau.

Với những trường hợp răng sâu chưa đến lúc thay, nha sĩ sẽ cân nhắc tìm cách giữ lại răng cho bé. Thông thường, nha sĩ sẽ điều trị vết sâu, sau đó trám lại răng cho bé để vi khuẩn không tiếp tục ăn mòn răng. Những trường hợp răng sắp tới thời điểm rụng, bé có thể không cần phải trám răng mà có thể chờ để nhổ đi.

Phòng ngừa tình trạng sâu răng sữa ở trẻ em

– Ngăn ngừa ngay từ trong bụng mẹ

Ở giai đoạn thai kì, mẹ nên ăn những thực phẩm có lợi cho men rằng của bé sau này như các loại cua, cá, sò, ốc, tôm, sữa… Đây là những thực phẩm cung cấp rất nhiều canxi giúp cho lớp men răng của con yêu khi sinh ra sẽ không bị yếu và hạn chế sự tấn công của vi khuẩn.

– Vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày

Ngay khi bé mới mọc răng sữa, mẹ có thể giúp bé vệ sinh răng miệng bằng cách dùng gạc vệ sinh, nhúng vào nước muối ấm. Nhẹ nhàng vệ sinh răng miệng cho con thật kĩ lưỡng để tránh tình trạng bé bị sâu răng sữa.

Khi bé đến tuổi có thể sử dụng bàn chải và kem đánh răng, mẹ nên tập thói quen vệ sinh răng miệng cho bé bằng bàn chải. Lưu ý, dùng kem đánh răng cho trẻ em 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối trước khi bé đi ngủ.

[inline_article id=162182]

– Cho bé tắm nắng

Nắng sớm rất tốt cho sự phát triển của xương, đặc biệt là khi con còn nhỏ. Mẹ nên tạo điều kiện cho con yêu tắm nắng để chống còi xương, giúp xương hàm của con rắn chắc, phòng tránh hiện tượng răng mọc lệnh, yếu.

– Giúp bé hình thành thói quen tốt

Thói quen ngậm bình sữa, ăn nhiều đồ ngọt vào buổi tối là nguyên nhân làm bé bị sâu răng sữa mẹ nên giúp bé cưng thay đổi.

Ngoài ra, để đảm bảo tình trạng răng miệng của con yêu được tốt nhất, mẹ nên đưa con đến khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng cũng như có các biện pháp điều trị phù hợp.

Tìm hiểu về những cách điều trị sâu răng tận gốc qua bài viết sau đây.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Loạn thị có chữa được không?

Loạn thị có chữa được  không? Loạn thị có thể được khắc phục bằng cách đeo kính mắt hoặc điều trị khỏi bằng phẫu thuật.

Loạn thị là gì?

Cũng như cận thị hay viễn thị, loạn thị là một tật về mắt liên quan đến khúc xạ. Trẻ bị loạn thị, mắt thường có các kinh tuyến khúc xạ không đều nhau. Vật nhìn không in hình rõ nét trên võng mạc và nhìn mờ cả xa và gần.

Loạn thị có hai loại chính: Loạn thị giác mác và loạn thị thấu kính.

Nguyên nhân

Theo các chuyên gia nguyên nhân hàng đầu gây loạn thị ở trẻ tuổi tiền dậy là do do tiền sử gia đình loạn thị hoặc có các rối lọa khác về mắt như thoái hóa giác mạc…Loạn thị có thể xuất hiện từ lúc mới sinh nhưng tới khi trẻ bắt đầu đi học nhiều gia đình mới phát hiện được.

Loạn thị cũng có thể xuất hiện khi trẻ gặp các chấn thương về mắt khi nô đùa hoặc sau khi phẫu thuật các tật ở mắt như đục thủy tinh thể. Nếu trẻ bị loạn nhẹ mà đọc sách ở nơi ít ánh sáng hoặc xem tivi quá gần, nheo mắt khi xem điện thoại sẽ ngày càng nặng hơn.

loan thi co chua duoc khong
Loạn thị có thể do bẩm sinh hoặc các nguyên nhân ngoại động khác

Lý giải ở góc độ vật lý học, nguyên nhân gây loạn thị do giác mạc có hình dạng bất thường. Bình thường, bề mặt giác mạc có hình cầu. Khi bị loạn thị, giác mạc có độ cong không đều. Sự thay đổi độ cong bề mặt giác mạc làm hình ảnh của vật hội tụ thành nhiều đường tiêu trên võng mạc dẫn đến nhìn mờ nhòe, biến dạng hình ảnh.

Loạn thị có chữa được không?

Nếu trẻ được chuẩn đoán loạn thị ở độ tuổi tiền dậy thì, trước tiên bạn cần nhắc trẻ đeo kính thường xuyên để tránh dẫn đến nhược thị. Loạn thị thường có thể tăng theo tuổi.

Khi trẻ đến tuổi trưởng thành, có thể tới các bệnh viện chuyên khoa mắt để tiến hành phẫu thuật điều trị dứt điểm.

Kiểm soát loạn thị

Để kiểm soát loạn thị, bạn có thể áp dụng một số phương pháp như:

  • Khi học tập bằng máy tính hay đọc thêm sách, cứ khoảng 40 -60 phút mắt cần được nghỉ ngơi bằng cách chớp mắt, nhìn xa 20m, hoặc ngắm hoa lá, chim muông…
  • Góc học tập và nơi đọc sách phải đủ ánh sáng.
  • Ngồi thẳng khi học bài, đảm bảo khoảng cách từ mắt tới chữ là 25-30cm, từ mắt tới màn hình là 50-60cm.
  • Ở những nơi thiếu ánh sáng như máy bay, tàu, xe buổi đêm không nên đọc sách. Hạn chế xem tivi và tiếp xúc với điện thoại, máy tính.
  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho mắt và nhiều vitamin cung cấp thêm dưỡng chất thiết yếu cho mắt.
  • Cho trẻ đi khám mắt định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa.

Một số bài tập tốt cho mắt loạn thị

  • Thư giãn cơ mắt: Dùng ngón tay cái dựng thẳng trước mặt, ngang tầm mắt và cách mũi khoảng 10cm. Di chuyển ngón tay dần dần lên độ cao mà mắt không còn nhìn thấy được. Để ngón tay ở điểm mắt còn có thể nhìn thấy được trong vòng hai giây. Bài tập kéo dài trong 2 phút, thực hiện từ 2 – 4 lần một tuần.

Bài tập này giúp các cơ ở mắt cảm thấy ít căng thẳng, giảm các cảm giác đau đớn mắt do căng cơ, tốt cho trẻ bị loạn thị và những ai làm việc văn phòng nhiều.

  •  Đọc sách khoa học: Bắt đầu bằng cách đọc một cuốn sách trong khoảng vài phút, sau đó, nhìn sang một vật hoàn toàn khác biệt khoảng 1 phút. Tiếp tục đọc sách và nhìn vào vật khác. Lặp lại hoạt động này cho đến khi mỏi mắt thì thôi.
loan thi co chua duoc khong 1
Đọc sách một cách khoa học cũng sẽ hạn chế tăng đọ kính khi trẻ bị loạn thị
  •  Massage cầu mắt: Bài tập tốt cho những người đang bị loạn thị nặng. Cách thực hiện: Nhắm mắt lại và đặt hai đầu ngón giữa lên hai mắt. Dùng lực nhẹ nhàng để không gây nhiều đau đớn cho mắt. Massage nhẹ nhàng từ trái sang phải, lên xuống, xoay theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Mỗi một động tác thực hiện 10 lần, kéo dài trong khoảng một phút sẽ tốt cho thị lực.

Phòng bệnh hơn chưa bệnh vì không phụ huynh nào muốn trả lời câu hỏi: Loạn thị có chữa được không? Những cách phòng tránh các bệnh về mắt không khó và hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà được bạn nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Cách chữa cận thị nhẹ cho trẻ tiểu học

Một số triệu chứng cận thị ở trẻ bạn có thể dễ nhận thấy như nhìn mờ, không rõ vật ở xa, mỏi mắt khi đọc sách và hay tiến gần khi sử dụng sách báo hoặc xem tivi. Cách chữa cận thị nhẹ khi mới phát hiện các triệu chứng hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà bằng một số bài tập đơn giản.

Những bài tập tại nhà hiệu quả

1. Tập nhìn đồng hồ số

Phương pháp này giúp mắt trẻ có thể điều tiết hiệu quả hơn. Muốn thực hiện tốt, bạn nên mua một đồng hồ đơn giản, có rõ ràng các con số và không thêm các họa tiết để mắt trẻ không bị rối.

Cách thực hiện: Treo đồng hồ ở phòng ngủ của trẻ hoặc phòng sinh hoạt chung, nơi có nhiều không gian, ánh sáng và đủ yên tĩnh để trẻ tập luyện. Bắt đầu tập nhìn thẳng vào số 12, sau đó lần lượt nhìn xuống số 1, số 2, số 3… theo chiều kim đồng hồ. Sau khi xong 1 vòng, lại quay trở về nhìn số 12. Thực hiện liên tục 6 lần/ngày.

2. Tập nhìn những căn nhà trước mặt

cach chua can thi nhe 1
Tập cho nhìn những căn nhà xung quanh cũng là cách chữa cận thị nhẹ hiệu quả

Nếu không tiện thực hành tại nhà hoặc nhà bạn ở không đủ cao để có thể nhìn thấy các căn nhà trước mặt, bạn có thể cho trẻ thực hành ở một số nơi công cộng hoặc dạy trẻ tập ở trường học, nơi có không gian thoáng đãng hơn. Bài tập này sẽ giúp đôi mắt linh hoạt và tự có sự điều chỉnh phù hợp với cự ly.

Cách thực hiện: Trẻ đứng ở cửa sổ, bỏ kính, cố gắng nhìn xa khoảng 5-10 phút. Trước hết, chỉ cần nhìn căn nhà trước mặt, sau đó nhìn những căn nhà ở xa hơn. Khi đã quen, trẻ có thể tìm kiếm những chi tiết độc đáo ở những căn nhà ấy để tăng độ khó.

3. Tập nhìn những con số

Đây là phương pháp hiệu quả để điều chỉnh đôi mắt bị cận thị nhẹ của trẻ vì buộc đôi mắt phải chú ý và tập trung khiến gân mắt phải cử động không ngừng nên có tác dụng tốt trong việc làm giảm bệnh.

Cách thực hiện: Bạn ghi trên mặt giấy 3 con số rồi nhắc trẻ bỏ kính và đứng ra xa một khoảng đủ để nhìn rõ 3 con số. Nhìn khoảng 1 giây, trẻ bước ra sau 1 bước và lại nhìn. Thực hiện như thế đến lúc nào không còn nhìn rõ 3 số đó nữa. Tiếp tục viết thêm 3 số nữa và lặp lại hành động trên nhưng khoảng thời gian trẻ nhìn vào dãy số sẽ chỉ là 0,5 giây.

Những thói quen hữu ích

1. Tập thói quen thư giãn mắt

Đọc sách, xem tivi hay nhìn máy tính quá lâu sẽ khiến mắt nhanh bị mỏi. Khi đó, đôi mắt của trẻ cần được thư giãn. Và thói quen này giúp phòng tránh cận thị học đường cũng là cách chữa cận thị nhẹ hiệu quả.

cach chua can thi nhe 4
Mắt tập trung quá lâu vào sách hay tivi khiến mắt bị mỏi

Thư giãn mắt bằng những cách sau đây: Nhìn một vật gì đó cách xa 10-15m không quá lâu sau đó chuyển sang nhìn vật khác, nhìn ra khu vực khác. Đồng thời, kết hợp với kỹ thuật dùng hai lòng bàn tay úp trên hai hốc mắt cũng tạo được sự thư giãn.

2. Mát xa mắt

Bạn có thể dạy trẻ kỹ thuật này ngay cả khi trẻ không bị cận thị vì việc này giúp máu lưu thông tới các cơ quan làm việc của mắt. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ dùng các ngón tay để xoa quanh hốc mắt để cho các cơ quanh đó được làm việc và máu sẽ lưu thông tới. Lưu ý, không đè vào trực tiếp mắt sẽ không tốt cho mắt.

3. Không dùng kính

Với trẻ bị cận thị nhẹ, việc bỏ kính hoàn toàn trong một khoảng thời gian nào đó trong ngày rất quan trọng để tập cho mắt trở lại khả năng tự nhiên của nó.

Thực phẩm tốt cho mắt

cách chữa cận thị nhẹ bằng cà rốt

Những thực phẩm giàu vitamin A và khoáng chất sẽ tốt cho đôi mắt của trẻ, vừa chữa cận thị nhẹ vừa giảm khả năng cận thị.

  • Cà rốt: Loại củ này được  xem là một trong những thực phẩm giàu vitamin A tốt nhất cho mắt. Linh hoạt thực đơn nấu hằng ngày để trẻ “nạp” cà rốt thường xuyên hơn như: Canh sườn non hầm cà rốt, bò kho, cháo cà rốt với thịt và khoai tây hoặc xay sinh tố đều tốt.
  • Cá: Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu… giàu omega – 3 tốt cho võng mạc mắt. Đồng thời, giúp tạo “bức tường” bảo vệ các mạch máu nhỏ trong mắt.
  • Lòng đỏ trứng: Trứng là thực phẩm quen thuộc và được nhiều trẻ nhỏ yêu thích. Lòng đỏ trứng là nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Mỗi tuần bạn nên cho trẻ ăn 2-3 lòng đỏ đồng thời lập một thực đơn dinh dưỡng sử dụng nguyên liệu trứng để trẻ không cảm thấy ngán.

Khi trẻ có những triệu chứng cận thị và được bác sĩ xác nhận là bị cận thị nhẹ, bạn không cần quá lo lắng vì ở độ tuổi tiền dậy thì, mắt trẻ có khả năng phục hồi tốt nếu bạn biết áp dụng những cách chữa cận thị nhẹ hiệu quả.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Nhu cầu về giấc ngủ của trẻ tiểu học

Trẻ tiểu học có nhu cầu ngủ cao hơn bậc mầm non. Giấc ngủ giúp phục hồi năng lượng, đồng thời hỗ trợ quá trình phát triển của trẻ. Bạn cần biết những thông tin quan trọng nào về vấn đề ngủ nghỉ của trẻ?

Trẻ tiểu học cần ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày?

Khi trẻ được 6 tuổi, ngoài những hoạt động trong gia đình, trẻ còn có những hoạt động ở trường và ngoài xã hội nên thời gian ngủ của trẻ giảm khá nhiều so với các giai đoạn trước. Mỗi ngày, trẻ cần được ngủ từ từ 9-12 tiếng, buổi tối trẻ thường bắt đầu đi ngủ vào khoảng 9h tối và thức dậy từ khoảng 7-10h sáng.  Nếu trẻ không ngủ đủ giấc này, cha mẹ có thể cho con ngủ nhiều khoản ngắn bù lại.

Giấc ngủ giữa trưa tuy không dài nhưng lại rất hiệu quả cho trẻ tiểu học, giúp con giảm căng thẳng và mệt mỏi của giờ học buổi sáng. Ngủ trưa cũng giúp trẻ tỉnh táo và học tập hiệu quả vào tiết học buổi chiều. Vì thế, các bậc cha mẹ cần có kế hoạch sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi cho trẻ một cách khoa học, mỗi ngày nên cho trẻ ngủ trưa ít nhất từ 20-45 phút.

Trẻ tiểu học cần được ngủ đủ 9 - 10 tiếng
Trẻ tiểu học cần được ngủ đủ 9 – 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày

Trẻ tiểu học cần được hướng dẫn đi ngủ đúng giờ

Bước vào tuổi đến trường, trẻ phát triển nhanh về thể chất và trí tuệ, giấc ngủ gắn liền với sự tăng trưởng thể chất và trí não. Tuy nhiên, trẻ ở độ tuổi này thích khám phá điều mới lạ, ham chơi và tiếc khi phải đi ngủ sớm.

Để trẻ ngủ đúng giờ, cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ một kế hoạch hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý, chỉ cho trẻ vui chơi hoặc xem tivi trong 1 khoảng thời gian nhất định. Tuyệt đối không nên cho trẻ xem tivi hoặc các loại phim mang tính kích động vào khoảng thời gian trẻ chuẩn bị đi ngủ.

Khi trẻ ham chơi và không muốn đi ngủ, thay vì quát mắng, cha mẹ có thể giải thích cho trẻ biết được tầm quan trọng của giấc ngủ, để bé ngoan ngoãn và tự giác đi ngủ trong những ngày tiếp theo. Con thích ngủ và gắn bó với chiếc giường nếu chỗ ngủ của trẻ đẹp và thoải mái. Bạn đừng tiếc tiền đầu tư bộ giường ngủ thoải mái cho con nhé!

Giường ngủ đẹp
Giường ngủ đẹp và êm ái giúp con trẻ thoải mái và thích ngủ sớm hơn

Tắm nước ấm và kể chuyện cho trẻ cũng là cách hay giúp bé nhà bạn dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ hơn.

Chú ý chế độ dinh dưỡng của trẻ tiểu học

Để trẻ ngủ ngon và ngủ sâu hơn, cha mẹ cũng cần sắp xếp thời gian chơi và các bữa ăn một cách khoa học, hạn chế ăn uống trước giờ đi ngủ để tránh trẻ bị nặng bụng vào ban đêm, trẻ thức giấc sẽ khó ngủ lại. Một vài bài tập thể dục nhẹ nhàng vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng là một trong những cách đơn giản giúp trẻ dễ ngủ và ngủ sâu hơn.

Các món ăn, thức uống có chứa cà phê, cacao, chocola… không nên cho trẻ ăn trước khi ngủ 4 tiếng, vì những loại thực phẩm này có chứa cafein, làm cho trẻ khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.

Thay đổi giờ ngủ cho cả gia đình

Việc đi ngủ sớm và đúng giờ của cha mẹ và các thành viên trong gia đình cũng có tác dụng thúc đẩy trẻ hình thành thói quen đi ngủ sớm. Ngoài ra, không gian yên tĩnh và không có ánh đèn trong nhà giúp trẻ dễ ngủ và ngủ sâu hơn, ít bị thức giấc giữa đêm. Muốn tập cho con thói quen đi ngủ sớm, bạn hãy tắt đèn và đi ngủ lúc 9h cùng trẻ. Nếu công việc bận và cần giải quyết, hãy đợi con ngủ say, bạn thức dậy và làm việc sau.

Thiếu ngủ rất nguy hại với trẻ tiểu học
Thiếu ngủ rất nguy hại với trẻ tiểu học, con sẽ mệt mỏi, lờ đờ và học kém hơn.

Thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc cũng là điều rất cần thiết, mang lại tác dụng tốt cho sức khoẻ. Đặc biệt với trẻ tiểu học, ngủ đủ giấc sẽ giúp con thích thú hơn trong việc học, tiếp thu, ghi nhớ bài một cách hiệu quả, phát triển toàn diện vể thể chất và tinh thần. Cha mẹ cần xây dựng cho trẻ có một thời gian biểu học tập và nghỉ ngơi hợp lý, tạo thói quen cho trẻ đi ngủ đúng giờ bằng việc làm gương cho trẻ, hạn chế việc ăn uống gần giờ đi ngủ.