Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

“Cậu nhỏ” của bé có đang gặp vấn đề?

Trước khi trẻ được 7 tuổi, phần bao quy đầu thường sẽ bao lấy toàn bộ đầu “cậu nhỏ” để bảo vệ chúng khỏi bị tổn thương. Khi bé đến tuổi dậy thì, bắt đầu phát triển cơ quan sinh dục, bao quy đầu sẽ co lại, làm phần đầu lộ ra. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển bao quy đầu có thể gặp một vài “lỗi”, dẫn đến phát triển không đúng cách. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, những rắc rối này có thể làm ảnh hưởng tâm lý, sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.

Bé bị hẹp bao quy đầu
Bao quy đầu có ý nghĩa đặc biệt với các bé trai

1/ Bao quy đầu: Những vấn đề thường gặp

– Dài bao quy đầu

Là hiện tượng quy đầu không lộ ra ngoài khi “cậu nhỏ” ở trạng thái bình thường, phải dùng tay để lộn ra ngoài, hoặc quy đầu chỉ lộ ra khi “chào cờ”. Khi bé bị dài bao quy đầu, chất bẩn có thể đọng lại, làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm. Bé có nguy cơ bị viêm da quy đầu, nếu để lâu có thể gây hoạt tử.

– Bé bị hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu là hiện tượng khá phổ biến, xảy ra với khoảng 90% các bé trai. Bé bị hẹp bao quy đầu sẽ không thể kéo phần da quy đầu tuột xuống, do có tình trạng dính tự nhiên giữa bao quy đầu và quy đầu.

Hẹp bao quy đầu thường gây đau khi cương cứng, đồng thời cũng làm cho nước tiểu đọng lại, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm đường tiết niệu hoặc ảnh hưởng thận. Nghiêm trọng hơn, bé có thể bị ung thư dương vật.

– Nghẹt bao quy đầu

Đây là tình trạng xảy ra khi bao quy đầu không tự lộn khi bé đến tuổi dậy thì, phải dùng sức để cố lộn bao ra ngoài. Nghẹt bao quy đầu sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nếu được xử lý sớm. Nếu để lâu có thể dẫn đến hoại tử, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

– Viêm quy đầu 

Đây là bệnh khá thường gặp ở nam giới, với nhiều triệu chứng như: nóng rát, ngứa ngáy ở da quy đầu. Viêm quy đầu không điều trị có thể dẫn đến biến chứng giãn tinh mạch tinh, các bệnh về thận, viêm đường tiết niệu… Nguy hiểm hơn, viêm quy đầu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, hoặc rối loạn chức năng sinh dục.

Bao quy đầu bất thường
Bao quy đầu phát triển không đúng cách sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng

2/ Cắt bao quy đầu cho trẻ: Khi nào nên?

Ở Mỹ và nhiều nơi trên thế giới, hầu hết các phụ huynh chọn cắt bao quy đầu cho trẻ ngay từ khi mới chào đời. Vì theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh cắt bao quy đầu sẽ an toàn và nhanh lành hơn. Chỉ 0,5% trẻ sơ sinh gặp phải biến chứng khi cắt bao quy đầu. Tuy nhiên, đều không quá nghiêm trọng.

Ở Việt Nam, việc cắt bao quy đầu cho trẻ không quá phổ biến cũng như không có quy định hay khuyến cáo nào của Bộ Y tế về vấn đề này. Thực tế, những bé có thể tụt bao quy đầu một cách tự nhiên, nhẹ nhàng không cần thực hiện bất kỳ can thiệp y tế nào. Cắt bao quy đầu chỉ diễn ra khi quy đầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ phận sinh dục của bé.

Đối với trẻ dưới 6 tuổi bị hẹp bao quy đầu, trước tiên bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc bôi làm lỏng da quy đầu. Chỉ khi tình hình không cải thiện, kèm theo hiện tượng bao quy đầu căng phồng mỗi khi bé đi tiểu, bác sĩ mới chỉ định phẫu thuật cắt bao quy đầu. Tuy nhiên, mẹ cũng không cần quá lo trong những trường hợp này. Nhờ kỹ thuật tiến bộ, cắt bao quy đầu trở nên đơn giản hơn, không gây đau, ít chảy máu. Thời gian phẫu thuật chỉ từ 15-20 phút, chỉ cần gây tê và không cần cắt chỉ lại. Khoảng 1 tuần sau đó, vết thương sẽ khỏi hoàn toàn.

3/ Hướng dẫn bé cách vệ sinh “cậu nhỏ” đúng cách

– Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, không có sự khác biệt khi vệ sinh “cu tý” của con và những bộ phận khác trên cơ thể bé. Chỉ cần rửa sạch bằng nước và sữa tắm là đủ. Lưu ý, nên chọn sữa tắm dành riêng cho trẻ em, bởi da của trẻ khá mẫn cảm, có thể bị dị ứng. Ngoài ra, mẹ cũng đừng cố gắng tụt bao quy đầu của trẻ về phía sau. Hành động này có thể sẽ làm bé đau, chảy máu do da vẫn đang dính lại với nhau.

– Khi trẻ đã lộn được bao quy đầu: Dạy bé cách nhẹ nhàng tụt phần da quy đầu về phía bụng, sau đó rửa nhẹ nhàng và lau khô. Cuối cùng, vuốt trở ngược lại da quy đầu trở về vị trí cũ.

[inline_article id=92448]

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Các vấn đề tâm lý thường gặp ở trẻ từ 7-12 tuổi

Hiện nay ở nước ta, đặc biệt là ở các thành phố lớn số lượng trẻ em mắc bệnh về tâm lý ngày càng cao. Ở mỗi độ tuổi khác nhau trẻ có thể mắc những bệnh tâm lý khác nhau. Trẻ ở độ tuổi từ 7 đến 12 tuổi (tức là giai đoạn bắt đầu đi học) dễ mắc bệnh tâm lý hơn cả. Sau đây là một số biểu hiện bệnh về tâm lý ứng với từng độ tuổi nhất định và nguyên nhân của bệnh.

7 tuổi
Khi trẻ bắt đầu vào lớp 1, trẻ sẽ cảm thấy xa lạ với việc phải đến lớp do có nhiều thay đổi hơn về mặt nề nếp so với lúc học ở nhà trẻ và trường mẫu giáo. Trẻ phải học cách làm việc trong môi trường có kỷ luật cao hơn, chẳng hạn như ngồi học liên tục trong nhiều giờ, đi học phải đúng giờ, phải chuyên cần, phạm lỗi phải bị phạt,… mà không được tự do vui chơi như trước đây nữa.

Nhiều trẻ rơi vào trạng thái chán ghét việc đến trường, thường xuyên quấy khóc trong một thời gian dài và liên tục. Một số trẻ ngoan ngoãn đến lớp nhưng cảm thấy xa lạ với mọi người nên luôn hạn chế tiếp xúc dẫn đến trầm cảm cho trẻ.

Các vấn đề tâm lý thường gặp ở trẻ từ 7-12 tuổi
Các vấn đề tâm lý ở trẻ thường xuất hiện và bộc lộ rõ khi bé đã đi học

8 đến 9 tuổi
Trẻ bắt đầu quen với trường lớp và hình thành ý thức kỷ luật ở nhà trường. Trẻ cũng bắt đầu nhận thức được tâm lý chủ quan của bản thân nhưng không kiểm soát được cảm xúc của bản thân và những người xung quanh.

Tâm lý trẻ rất khó ổn định, lúc thì phấn khích, khi thì chán chường và bất cần. Đặc biệt là khi bị người khác chỉ trích hay phê bình. Trẻ thường cảm thấy thiếu thốn tình cảm và không hạnh phúc khi không được quan tâm đúng mức.

10 đến 11 tuổi
Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu có những bộc lộ về cá tính và sở thích riêng cũng như bắt đầu biết quan tâm tới các vấn đề xã hội xung quanh mình. Trẻ dần có những biểu hiện của người lớn và cảm thấy giữa mình và bố mẹ có những khác biệt.

Trẻ có thể nói dối bố mẹ một số điều, không phải vì trẻ hư hỏng mà vì trẻ không muốn quá dựa dẫm vào bố mẹ nữa. Tâm sự như  một người bạn với trẻ có thể giúp trẻ mở lòng mình hơn.

12 tuổi
Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu dậy thì, có những thay đổi rõ rệt về mặt thể chất và tâm sinh lý. Trẻ cũng tự nhận thức rõ về bản thân mình hơn do đó không muốn bị coi là trẻ con, muốn khẳng định sự độc lập của mình với gia đình và bạn bè. Trẻ cũng muốn khẳng định mình, xóa bỏ đi hình ảnh “trẻ con” của mình để mang vào cái vỏ của người lớn. Chính lúc này trẻ trở nên yếu đuối và dễ bị tổn thương nhất.

Ngoài ra áp lực trong hộc tập cũng cao hơn so với những độ tuổi trước cũng khiến trẻ rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng rối loạn dẫn đến chán học, không muốn tiếp xúc với người xung quanh hoặc muốn gây gổ đánh nhau.

Phòng ngừa và điều trị

Thực tế cho thấy trẻ em sống trong gia đình càng có điều kiện tốt càng dễ mắc các bệnh về tâm lý. Một số gia đình có cha mẹ là trí thức nhưng trẻ lại thiếu thốn tình cảm, cha mẹ không có sự quan tâm đúng mức và đúng cách với con cái. Các bậc cha mẹ thường dồn trách nhiệm chăm sóc, dạy dỗ con mình cho nhà trường trong khi việc quan tâm chia sẻ với con là rất quan trọng trong việc hình thành tâm lý cho trẻ.

Bên cạnh đó, một số gia đình lại quan tâm, chăm sóc và nuông chiều con quá mức cũng gây ảnh hưởng tới sự phát triển tự nhiên của trẻ. Do không cảm nhận được sự quan tâm thích hợp của gia đình, đặc biệt là cha mẹ, các em phản ứng lại bằng thái độ thụ động, dần dần dẫn đến mắc các bệnh về tâm lý.

Gia đình cần tạo môi trường sinh hoạt, học tập và vui chơi thoải mái cho trẻ có điều kiện hòa nhập với thế giới xung quanh. Thương yêu và tôn trọng sở thích cũng như những nguyện vọng chính đáng của trẻ để trẻ luôn tin tưởng và muốn chia sẽ mọi điều với gia đình. Không ép trẻ theo ý người lớn nhưng cũng không buông lỏng trẻ, quan sát và tư vấn cho trẻ theo hướng tích cực mà vẫn tạo cảm giác thoải mái, tự do cho  trẻ.

Khi phát hiện trẻ có các  dấu hiệu của bệnh tâm lý cần điều trị sớm vì  càng để lâu, bệnh đế giai đoạn mãn tính rất khó điều trị cũng như tốn nhiều thời gian. Tìm hiểu nguyên nhân của bệnh từ đó có cách điều chỉnh môi rường sống thuận lợi cho việc điều trị.

Đối với trẻ mắc bệnh tâm lý mức nhẹ thì việc trò chuyện, an ủi, động viên thường xuyên là liệu pháp tốt nhất. Nên hạn chế sử dụng các loại thuốc nếu còn cách điều trị khác vì sử dụng nhiều thuốc có thể gây hại tới sức khỏe của trẻ.

Thu My

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Bạn đã biết rửa tay đúng cách?

Đối với các gia đình có con nhỏ, việc cha mẹ, người lớn rửa tay trước khi tiếp xúc với trẻ càng có ý nghĩa đặc biệt hơn trong việc bảo vệ sức khỏe, giữ gìn cho bé một hệ miễn dịch tốt. Một lần nữa, bài viết xin đề cập đến những vấn đề tuy nhỏ nhưng lại không kém phần quan trọng trong mỗi gia đình.

Những con số biết nói
Theo một nghiên cứu của trường đại học Arizona (Mỹ), trung bình trên bề mặt da tay người có đến 4.000 loại vi khuẩn khác nhau. Trong đó có nhiều loại vi khuẩn gây hại như: Ecoli – thủ phạm chính gây các bệnh đường ruột.

Theo đại điện của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 20 giây trôi qua lại có một trẻ em trên thế giới bị chết vì điều kiện vệ sinh yếu kém.

Và trong nước ta, theo kết quả điều tra của Cục Y tế Dự phòng tại 5 tỉnh, tỷ lệ người dân rửa tay với sản phẩm diệt khuẩn (dung dịch rửa tay, xà phòng, …) rất thấp: chỉ có 6% số người trước khi ăn và 15% sau khi đi vệ sinh rửa tay với sản phẩm diệt khuẩn.

Tỷ lệ các bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi có rửa tay với sản phẩm diệt khuẩn trước khi cho trẻ ăn gần 3%, sau khi làm vệ sinh cho trẻ là 16%. Tỷ lệ số người tại các nơi công cộng như trường học, trạm y tế, UBND xã có hành vi vệ sinh cá nhân cũng rất thấp.

cách rửa tay
Rửa tay đúng cách sẽ giúp phòng tránh các vi khuẩn

Tầm quan trọng của việc rửa tay
Rửa tay sạch bằng xà phòng là một biện pháp vệ sinh rất đơn giản nhưng lại có thể ngăn chặn được 47% bệnh tiêu chảy, hơn 30% các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp và một số bệnh như H5N1, chân tay miệng…

Hầu hết các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đôi tay bẩn. Tay người cầm nắm, tiếp xúc vào các đồ vật bẩn rồi bốc thức ăn, dụi mắt, ngoáy mũi… là những đường lây truyền vi khuẩn phổ biến nhất. Nhất là với các gia đình có con nhỏ, tay mẹ bẩn khi chạm vào bé dù là những cái ôm ấp, yêu thương cũng đủ để truyền hàng trăm nguy cơ vi khuẩn tấn công vào sức để khác của trẻ. Và chỉ với rửa tay, ta có thể ngăn ngừa tất cả những điều đó.

Lúc nào cũng nên giữ đôi tay sạch sẽ nhưng đặc biệt chú trọng vào những lúc sau: Trước khi tiếp xúc với trẻ sơ sinh, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, rửa tay sau khi tiếp xúc với thú cưng, sử dụng các dịch vụ công cộng như: đi xe buýt, thang máy, đi siêu thị… vì những nơi đó là chốn lý tưởng cho vi khuẩn truyền từ người này sang người khác.

6 bước rửa tay đúng
Rửa tay bằng nước sẽ không diệt sạch hết vi khuẩn mà phải dùng xà phòng, các dung dịch diệt khuẩn. Trình tự để rửa tay sạch phải đúng 06 bước theo ban hành của bộ y tế như sau:

cac buoc rua tay_1

Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay với nhau.

Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.

cac buoc rua tay_2

Bước 4: Dùng đầu ngón tay của lòng bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.

Bước 6: Xà cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.

Cần chú ý thêm là thời gian cho mỗi lần rửa tay tối thiểu là 1 phút, các bước 2, 3, 4, 5 lặp lại tối thiểu 5 lần mỗi bước. Mỗi lần rửa tay bằng xà phòng, nhất thiết cần tuân thủ đầy đủ trình tự 6 bước như trên mới có thể đảm bảo tiêu diệt tối đa vi khuẩn, giảm xuống tối thiểu khả năng mắc bệnh và lây lan bệnh tật qua những bàn tay bẩn.

PN.