Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

5 thói quen xấu “ngăn cản” phát triển chiều cao của trẻ

Chiều cao của trẻ: Phát triển thế nào là chuẩn?

1. Các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ

Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, chiều cao của trẻ đã bắt đầu chịu ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng mẹ áp dụng hằng ngày. Tiếp theo đó, bé sẽ tiếp tục phát triển chiều cao của mình sau khi ra đời đến năm 3 tuổi. Cột mốc quan trọng thứ 3 đó là vào tuổi dậy thì. Ở mỗi giai đoạn, chỉ số chiều cao của bé tăng chuẩn theo thông tin chi tiết sau:

Có nên cho trẻ sơ sinh đi chơi buổi tối?

Cột mốc thai nhi: Trẻ sẽ đạt chiều cao trung bình khoảng 50cm lúc chào đời nếu mẹ áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý và tăng khoảng 10-12 kg cân nặng trong thai kỳ.

Cột mốc sơ sinh đến 3 tuổi: Mức tăng trường chiều cao trung bình của trẻ sơ sinh là 3-4cm/tháng trong vòng 3 tháng đầu. Con số này giảm dần sau đó, cụ thể 2.5cm/tháng khi bé 3-6 tháng tuổi, 1.5-2cm/tháng khi bé 6-9 tháng tuổi và 1-1.5cm/tháng khi bé được 9-12 tháng tuổi.

Như vậy, tổng cộng trẻ tăng 25cm chiều cao trong năm đầu đời. Lúc này, chiều cao của trẻ đạt mức 75-78cm, với bé trai là khoảng 75.7cm, bé gái khoảng 74cm. Sau đó, nếu mẹ biết cách cho bé ăn uống đúng chuẩn, bé có thể cao thêm 8-10cm/năm trong vòng 2 năm tiếp theo. Từ 3-10 tuổi ở bé gái, 3-13 tuổi ở bé trai, sự phát triển chiều cao của trẻ chậm dần, chỉ khoảng 6-7cm/năm.

Cột mốc dậy thì: Giai đoạn dậy thì bắt đầu khi bé gái được 10-13 tuổi, bé trai là 13-17 tuổi. Bổ sung dinh dưỡng và hướng con sinh hoạt lành mạnh là cách để thúc đẩy sự phát triển chiều cao tốt nhất. Con số này có thể tăng vọt 8-12cm/năm.

2. Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Chiều cao nói chung, bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó 32% là do dinh dưỡng, 23% do di truyền, 20% do luyện tập và 25% còn lại là do nhiều yếu tố khác. Các yếu tố khác này có thể kể đến như môi trường sống, bệnh tật, sinh hoạt,…

Chỉ 23% do di truyền, vì vậy mẹ không việc gì phải lo lắng nếu bản thân ba mẹ không được cao to. Mẹ vẫn có thể giúp con phát triển chiều cao tối ưu với 77% còn lại thông qua dinh dưỡng, luyện tập và sinh hoạt hợp lý.

Triệu chứng đau ruột thừa ở trẻ em

3. Dinh dưỡng vẫn là bậc nhất

Chiếm 32%, cao nhất trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao ở trẻ. Vì vậy, mẹ không nên lơ là khâu ăn uống quan trọng này. Trẻ cần được cung cấp đủ năng lượng từ 4 nhóm dưỡng chất: chất đạm, tinh bột, chất béo và vitamin, khoáng chất. Trong đó, vitamin, khoáng chất quan trọng nhất là canxi, vitamin D, vitamin A, sắt và kẽm.

Bên cạnh thực đơn đầy đủ dinh dưỡng với những món ăn ngon, mẹ cũng nên khuyến khích và tạo điều kiện cho con tham gia thường xuyên vào các hoạt động thể dục, thể thao. Môn thể thao được nhiều chuyên gia khuyến cáo rất tốt cho chiều cao của trẻ: Bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội.

Ăn và luyện tập, trẻ cũng cần ngủ đủ, nghỉ đúng. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Cụ thể, một giấc ngủ sâu bắt đầu từ khoảng 21 giờ, vì khoảng 22-3 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng cao nhất.

Trẻ sơ sinh cần ngủ 20 tiếng/ngày, 15-18 tiếng/ngày khi được 2-6 tháng tuổi, 13-15 tiếng vào 6-18 tháng tuổi, 12-13 tiếng vào 18-36 tháng tuổi, giảm xuống 11-12 tiếng/ngày khi trẻ 3-7 tuổi.

Ngoài ra, giiấc ngủ là một trong những yếu tố giúp cơ thể phát triển và khỏe mạnh. Giấc ngủ là yếu tố quan trọng giúp phát triển chiều cao của trẻ tối ưu. Cùng MarryBaby tìm hiểu khung “giờ vàng” cụ thể mà bạn nên cho con ngủ, giúp con cao lớn nhanh như thổi và phát triển thể chất.

Khung giờ vàng cho chiều cao của trẻ

Chiều cao được quyết định 70% ở gen bố mẹ, 30% còn lại thuộc về các yếu tố: Dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ… Trong đó, giấc ngủ là yếu tố quan trọng hàng đầu. Khi ngủ, cơ thể trẻ tiết ra hormone sinh trưởng giúp con cao lớn.

Người ta thường bảo cho trẻ ngủ sớm sẽ tốt cho trí não và chiều cao. Trong đó, có hai khung giờ vàng mà khi đó hooc-mon sinh trưởng tiết ra nhiều nhất. Đó là khung giờ 21h đến 1h sáng, 5-7h sáng. Cha mẹ lưu ý cho con ngủ sớm sẽ tranh thủ được thời điểm “vàng” này.

Từ 9 giờ tối cho đến 1 giờ sáng ngày hôm sau, đặc biệt là trong khoảng trước và sau 10 giờ tối, lượng hooc-mon sinh trưởng tiết ra đạt đến mức cao nhất. Có thể cao gấp 5 – 7 lần so với thời gian ban ngày. Thời điểm trước 6 giờ sáng một đến hai tiếng đồng hồ cũng là lúc sinh trưởng hormone sinh trưởng cao đạt điểm cao.

Bạn lưu ý: Không phải đến 21 giờ trẻ bắt đầu lên giường ngủ là tận dụng được ưu thế giờ vàng này. Muốn hormone sinh trưởng tiết ra số lượng tối đa, trẻ phải ngủ sâu trước khi bước qua thời khắc này. Thông thường, con người sau khi ngủ phải mất nửa tiếng hoặc một tiếng sau mới đạt trạng thái ngủ sâu.

Do đó, bạn nên dạy con thực hiện lịch đi ngủ đúng giờ. Con cần lên giường trước 21 giờ đêm, thoải mái chìm vào giấc ngủ say sưa. Muốn trẻ tăng chiều cao vượt trội, tốt nhất con nên lên giường trước 8 giờ 30 phút tối, muộn nhất cũng đừng quá 9h30 tối. Nên cho con trẻ thức dậy sau 7 giờ sáng, để tận dụng thời khắc vàng.

♦Giúp con có giấc ngủ ngon

Tạo môi trường nghỉ ngơi yên tĩnh

Muốn con sớm chìm vào giấc ngủ, cha mẹ nên tạo cho con môi trường im ắng và thoải mái nhất. Cha mẹ có thói quen ngủ muộn, không tắt đèn sớm, tiếng tivi ồn ào, tạp âm từ các sinh hoạt trong gia đình không tạo ra môi trường thích hợp. Trẻ sẽ cảm thấy chưa đến giờ ngủ, chưa sẵn sàng lên giường.

Do đó, tốt nhất bạn nên xếp mọi việc khác trong gia đình lại một bên, đi ngủ cùng con vào 8h30. Sau đó, bạn có thể thức dậy làm việc sau khi con đã ngủ sâu. Có như vậy, trẻ dễ dàng có được cảm giác an toàn và dễ chịu để chìm vào giấc ngủ.

Cha mẹ tạo ra lịch sinh hoạt cho con hàng ngày giúp trẻ ý thức được việc ăn ngủ đúng giờ. Chẳng hạn, đến 8h tối, gia đình tắt tivi, vặn nhỏ đèn. Con đánh răng, rửa mặt, thay đồ ngủ… Lúc này, tâm lý trẻ cảm thấy quen thuộc và tự ý thức rằng đã đến giờ ngủ. Con sẽ sẵn sàng cho việc lên giường và ngủ thật ngon.

Tránh hoạt động gây hưng phấn cho não

Trẻ chơi đùa quá nhiều trước giờ ngủ, hoặc khóc lóc nhiều khi thức đều làm não bộ ở trạng thái hưng phấn. Não sẽ tỉnh táo làm con không muốn ngủ. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn có thể kể chuyện, mở nhạc sóng âm êm dịu giúp làm dịu tâm trạng trẻ, giúp con chìm vào giấc ngủ nhẹ nhàng.

Ban ngày, không nên để con ngủ quá lâu. Ngủ đủ giấc, con sẽ không chịu ngủ buổi tối. Việc không ngủ sớm và không ngủ vào giờ vàng làm tốc độ sinh trưởng của trẻ chậm đi. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sức tập trung, trí nhớ, khả năng sang tạo và các kỹ năng vận động ở trẻ.

Vì vậy, muốn gia tăng chiều cao của trẻ tối ưu, bạn nên lưu ý hai khung giờ vàng cho trẻ ngủ và thức giấc. Duy trì thói quen ngủ lành mạnh lâu dài, bạn sẽ giúp con yêu cao “hết nấc”, đồng thời mang lại sự minh mẫn, thông minh cho trẻ.

5 thói quen xấu “ngăn cản” phát triển chiều cao của bé

Mẹ hãy tham khảo 5 thói quen xấu được liệt kê dưới đây để tránh mắc phải nhé!

1. Cho trẻ ăn, uống thực phẩm chứa nhiều đường

Những thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, bánh, kem đặc biệt là nước ngọt có ga ảnh hưởng rất xấu tới các cơ quan trong cơ thể và còn làm hệ xương của bé yếu đi. Nguyên nhân vì thức ăn ngọt làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, khiến bé kém phát triển chiều cao.

Vì thế, mẹ chớ để bé ăn uống các thực phẩm này thường xuyên, tốt nhất là tránh xa. Bởi ngoài việc tác động xấu đến chiều cao của bé, còn có thể làm cho bé sâu răng và béo phì. Thay vào đó, hãy bổ sung thật nhiều hoa quả, rau xanh và nước trái cây tươi vào thực đơn của bé.

Chiều cao của trẻ
Nhiều thói quen xấu của ba mẹ vô tình ngăn cản việc “kéo” chân dài cho bé yêu đấy!

2. Không khuyến khích bé vận động

Một số bậc phụ huynh không khuyến khích cho trẻ vận động thường xuyên, đây là một trong những nguyên nhân khiến bé tăng trưởng chiều cao chậm.

Mẹ đừng trông mong gì việc bé yêu sẽ thành người cao lớn nếu cứ để bé ngồi hàng giờ trên ghế chỉ để xem tivi hay nghịch trò chơi điện tử. Bởi việc ngồi trên ghế quá lâu, cộng với việc ngồi theo kiểu sai tư thế sẽ kìm hãm sự phát triển chiều cao của trẻ.

Thay vào đó, hãy khuyến khích trẻ chạy, nhảy, tập thể dục…  vì những vận động này sẽ kích thích quá trình chuyển hóa năng lượng, giúp cơ thể trao đổi chất, hấp thụ can-xi làm xương chắc khỏe và phát triển chiều cao tốt. Đặc biệt, hãy cho trẻ được vận động, vui chơi dưới ánh nắng mặt trời buổi sớm để có thể hấp thụ vitamin D – yếu tố cực kì cần thiết giúp bé phát triển chiều cao.

Ngoài ra, cần dạy cho trẻ cách ngồi đúng tư thế để tránh bị cong vẹo cột sống, càng làm giảm đi hiệu quả của quá trình phá triển chiều cao.

[inline_article id =212994]

3. Để trẻ thức quá khuya

Giấc ngủ đóng vai trò cực kì quan trọng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ. 90% sự phát triển xương ở trẻ diễn ra trong lúc đang ngủ, đặc biệt từ 10 -12 giờ đêm mỗi ngày. Tuy nhiên, một số gia đình thường cho bé đi ngủ muộn sau 22 giờ tối. Việc thưc khuya sẽ làm hormone tăng trưởng tiết ra ít hơn, dẫn đến bé phát triển chiều cao chậm. Do đó, cần tập cho trẻ thói quen đi ngủ sớm vào cùng một khung giờ hàng ngày.

4. Cho ăn quá no trước khi ngủ hoặc đánh thức bé uống sữa ban đêm

Nhiều bà mẹ sợ một giấc ngủ đêm dài sẽ làm bé bị đói nên thường cho bé ăn no trước giờ ngủ. Tuy nhiên, việc làm này lại phản tác dụng, bởi sẽ kéo dài thời gian hoạt động chuyển hóa thức ăn khiến bé khó đi vào giấc ngủ hơn so với bình thường. Đồng thời, dễ dẫn đến hiện tượng chướng bụng, đầy hơi.

Ngoài ra, vì sợ bé đói hay nghĩ uống sữa vào ban đêm sẽ giúp bé tăng chiều cao nên một số bậc cha mẹ đánh thức bé dậy uống sữa khi bé đang ngủ.

Đây là những việc mẹ nên tránh bởi các hormone liên quan đến tăng chiều cao chỉ tiết ra và hoạt động nhiều khi bé có giấc ngủ say. Vì vậy, nếu cho bé ăn no trước khi ngủ hoặc đánh thức bé dậy uống sữa sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé và việc “kéo chân” của bé đấy!

5. Bổ sung canxi và uống sữa quá nhiều

Tuy canxi có tác dụng thúc đẩy phát triển chiều cao, nhưng khi cơ thể thừa canxi thì sẽ gặp nguy cơ bị vôi hóa thận, sỏi thận, giảm chức năng thận, giảm hấp thu các chất khoáng khác như sắt, kẽm, magie, phospho… khiến bé bị suy dinh dưỡng. Việc thừa canxi từ nguồn thực phẩm thì phần thừa sẽ được thải ra ngoài qua đường tiểu. Còn canxi thừa do thuốc khó đào thải ra ngoài sẽ gây sỏi thận, tăng canxi máu, táo bón, buồn nôn, ăn không ngon, đau xương… Nguyên nhân là do hàm lượng canxi trong máu tăng cao có thể đi vào xương nhiều hơn, làm cứng xương sớm, kìm hãm sự phát triển xương, trẻ có thể bị lùn hoặc ngừng phát triển chiều cao vì cốt hóa xương sớm.

Tương tự như vậy, việc cho bé uống sữa quá nhiều cũng lợi bất cập hại. vì nếu uống nhiều sữa sẽ làm cho bé không muốn ăn các thức ăn khác dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng, chậm tăng trưởng, thậm chí trẻ uống sữa nhiều kèm ăn uống tốt cũng dễ dẫn đến béo phì.

 

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

9 điều cha mẹ cần làm để giúp bé tự phát triển

Không chỉ phụ thuộc vào IQ, việc tập trung, ghi nhớ những bài học hay điều mới cũng đòi hỏi ở bé nhiều kỹ năng. Cần nhất là bé nỗ lực “tự thân vận động”. Nếu bé không thích, không muốn, không ai có thể ép bé học tốt hơn.

Tạo môi trường: Trước khi bé học, hãy xem xét toàn cục xem bé đã đủ hết những gì bé cần chưa như dụng cụ học tập, sách vở. Chỗ ngồi bé có thoải mái không, bé có đang cảm thấy khó chịu trong người không, bé có đang buồn ngủ, đói bụng… Điều này có thể thực hiện tốt ở những giờ học tại nhà. Còn nếu bé ở trường, cha mẹ nên nhờ thầy cô giáo lưu ý đến bé nếu bé có dấu hiệu không tập trung.

Lập mục tiêu: Có thể rèn luyện khả năng tập trung của bé bằng cách lập một mục tiêu và một khoảng thời gian cụ thể và cho bé thực hiện lặp đi lặp lại. Ví dụ trong 10 phút, bạn dạy bé đếm từ 1 đến 10, rồi bảo bé lập lại và xem xét khả năng của bé để giúp bé cải thiện từ từ.

Sự vui nhộn: Nếu bé không thích học thì cần xem lại phương pháp dạy có quá khô khan, nhàm chán hay không. Trẻ con thích màu sắc, âm thanh vui tai và sự vui nhộn. Hãy thêm vào những phần minh họa sống động để trẻ thích thú và ghi nhớ. Các trò chơi giải đố kích thích sự suy nghĩ của bé luôn bổ ích.

Tạo động lực: Hãy cho bé quyền chủ động trong việc học để bé cảm thấy rằng học hành là việc của chính bản thân bé chứ không phải là điều chỉ có bố mẹ muốn. Ví dụ, nếu muốn bé học đánh vần, hãy tìm một cuốn truyện có hình ảnh, màu sắc rất đẹp và bảo bé rằng đây là một cuốn truyện rất hay. Nếu bé biết đọc, bé có thể thưởng thức nó.

Tinh thần học tập: Hãy nói với trẻ rằng bé sẽ không bị xấu hổ hay bị chế nhạo nếu học tập không tốt mà thành quả học tập là để cho chính bé được sử dụng nó như việc đếm số, biết đọc chữ… Tránh so sánh bé với bạn bè mà chỉ cần khuyến khích bé nỗ lực hết sức mình.

Kể chuyện: Hãy kể cho bé nghe những câu chuyện ngụ ngôn con nhện tập leo tường, mỗi lần nó té ngã, nó đều leo lên lại từ đầu để rồi mới giăng được mạng nhện. Hay tìm những hình ảnh minh họa ngoài đời thực cho bé thấy sự thành công chỉ đến từ nỗ lực. Quan trọng là bé không được nản chí. Nếu làm gì thất bại, hãy bắt đầu lại.

Kiên nhẫn: Kiên nhẫn bao giờ cũng là đức tính quý giá và cần thiết nhất trong việc giáo dục cho một đứa trẻ. Cha mẹ không nên nóng giận khi thấy bé chậm tiếp thu bài học. Đừng bao giờ nói với trẻ những câu như: “Con thật hết thuốc chữa”, “Thua con rồi” và bỏ mặc trẻ. Trẻ sẽ bị tổn thương và tự cho mình không có khả năng vì cha mẹ không tin tưởng chúng.

09 điều cha mẹ cần làm để giúp bé tự phát triển
Kiên nhẫn luôn là đức tính được đề cao hàng đầu trong việc dạy con

Tự hào: Dù trẻ có như thế nào, cha mẹ hãy tự hào về trẻ và giúp trẻ tự tin vào chính bản thân mình. Giúp trẻ có cái nhìn tích cực, lối sống lạc quan. Đừng quên khen ngợi khi trẻ nỗ lực hay đạt được thành tựu.

Thư giãn: Nếu trẻ mệt mỏi, căng thẳng, cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc, không nên để trẻ quá cố sức suy nghĩ sẽ phản tác dụng và việc học sẽ trở thành cơn ác mộng, ám ảnh khiến bé khó phát triển.

Cha mẹ cũng nên đề ra những mục tiêu trong khả năng và treo giải thưởng để giúp bé có thêm động lực vươn lên. Dạy con là cả một nghệ thuật, cha mẹ tốt nhất nên cho con động lực, sự mạnh mẽ, tự tin vào bản thân để làm hành trang sau này con bước vào đời.

PN.