Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Sự phát triển của trẻ 6 tuổi: Vận động và thể chất

Ở tuổi lên 6, con của bạn đang bước vào một giai đoạn tiến bộ tương đối ổn định so với những bước nhảy vọt của những năm đầu đời. Sự phát triển của trẻ 6 tuổi về vận động và thể chất cần sự can thiệp của cha mẹ, giúp con phát triển toàn diện hơn.

Sự phát triển của trẻ 6 tuổi tăng trưởng chậm lại nhưng dần đi vào ổn định, cho tới khi bước vào những thay đổi của tuổi dậy thì sớm. Trong khi đó, những khả năng mới dần dần tích luỹ tạo ra kỹ năng cần thiết cho tuổi trưởng thành.

Điều bạn cần lưu ý là trẻ không phát triển dựa theo thời gian biểu cố định. Tốc độ trưởng thành của mỗi đứa trẻ biến đổi rất đa dạng, và con của bạn có thể đạt đạt đến một số giai đoạn sớm hơn hay chậm hơn những trẻ khác cùng độ tuổi.

Trẻ 6 tuổi
Sự phát triển của trẻ 6 tuổi dễ nhận thấy so với tuổi mầm non. Con có thể cao hơn tuổi trước 4-6cm

Sự phát triển của trẻ 6 tuổi về chiều cao, cân nặng

Nói chung, trong thời thơ ấu của trẻ, từ 6 tuổi đến 12 tuổi, trẻ em có thể phát triển cân nặng ở các mức độ khác nhau, bạn có thể mong đợi con của bạn tăng khoảng 2 – 3kg cân và 4 – 6cm chiều cao mỗi năm.

Ở tuổi này, chiếc răng sữa đầu tiên có thể rụng đi. Trẻ sẽ có nhiều bức ảnh khoe chiếc răng sún, rất đáng yêu. Bạn nên nói cho con hiểu răng sữa rụng sớm chứng tỏ con đang phát triển nhanh hơn so với bạn mình, và sẽ có răng mới sớm hơn.

[remove_img id=4941]

Tầm nhìn và sự vận động dần thành thạo

Trẻ 6 tuổi có có tầm nhìn như sắc nét như là một người lớn, tăng nhận thức về cơ thể, khả năng cân bằng tốt hơn. Khả năng phối hợp chuyển động, tức kỹ năng vận động cùng lúc nhiều nhóm cơ thể hiện sắc nét hơn. Theo lứa tuổi này, trẻ 6 tuổi có thể nhảy, nhảy chân sáo, nhảy cò cò, kết hợp đi bộ cân bằng trên những bậc thềm thấp.

Trẻ 6 tuổi cũng có thể bắt bóng bằng tay mà không còn phải ôm ghì vào ngực như khi còn nhỏ. Tuổi này, con cũng có thể bắt đầu dạy con đi xe đạp mini không bánh phụ, dù có thể con trẻ lúc này chỉ biết chống chân và dùng chân đẩy khi chạy xe. Dần dà, con sẽ học được cách giữ thăng bằng và chạy xe đạp tốt hơn

Hầu hết trẻ 6 tuổi đều có thể phân biệt trái – phải. Trẻ kiểm soát tốt các thao tác phức tạp trong dải kỹ năng vận động. Trẻ có thể viết, vẽ chính xác hơn, và thể hiện được ý tưởng cho người khác hiểu. Trẻ tự thay quần áo thuần thục, biết cách mang giày, mang vớ cho mình dù đó là loại vớ ren khá phiền phức.

Khả năng vận động
Khả năng vận động và cân bằng ở trẻ 6 tuổi tốt hơn, vững vàng hơn.

Trẻ cũng thích những trò giải trí phức tạp hơn như tạo ra bức tranh vẽ chi tiết, xây dựng các hình khối có cấu trúc phức tạp bằng gạch nhựa, đồ chơi Lego, chơi ghép hình phức tạp…

Trẻ 6 tuổi chơi lego

Cha mẹ làm gì để hỗ trợ sự phát triển thể chất trẻ 6 tuổi?

Phòng ngừa tai nạn cho con

Vừa chia tay môi trường mầm non và bước vào con đường học tập, trẻ 6 tuổi hiếu động và tò mò đưa đến việc gia tăng nguy cơ tai nạn. Bố mẹ nên duy trì việc giám sát và cảnh giác con về nguy cơ gây thương tích cho con, chẳng hạn khi con tham gia giao thông, đi dã ngoại, leo núi…

 

Vấn đề cần lưu ý: Giữ trọng lượng phù hợp

Một khi trẻ ở tuổi đi học, cơ hội tập thể dục và các hoạt động ngoài trời đã giảm đi rất nhiều. Điều này làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em, được định nghĩa là trọng lượng cơ thể cao hơn 20% so với mức tối ưu cho trẻ cùng tuổi và chiều cao. Trẻ béo phì có nhiều khả năng thừa cân khi đến tuổi trưởng thành, do đó giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng đối với sức khoẻ cả đời người.

Ngoài ra, trẻ em thừa cân thường bị trêu chọc hoặc bắt nạt, tự ti, kỹ năng xã hội kém và khó hoà nhập với nhóm. Trẻ có thể bị kỳ thị, bị bắt nạt, hoặc phát triển khó khăn trong học tập, và cuối cùng là dễ bị tổn thương trước các vấn đề về hành vi, lo lắng hoặc trầm cảm.

Trẻ 6 tuổi tập thể thao
Khuyến khích trẻ tiểu học tham gia các môn thể thao, phòng ngừa béo phì thừa cân, đồng thời gia tăng vận động

Chương trình tập thể dục mỗi ngày và hoạt động ngoài trời phải được đặt lên hàng quan trọng để đảm bảo sự phát triển của trẻ 6 tuổi hoàn thiện. Bố mẹ cũng nên là tấm gương tốt cho trẻ 6 tuổi về lối sống lành mạnh, ăn uống thức ăn bổ dưỡng nhiều rau ít năng lượng, lập chế độ ăn chung cho cả nhà.

Mẹ nên chú ý tránh các món ăn vặt chứa nhiều dầu mỡ như bánh ngọt, thức ăn nhanh, nước ngọt…, cho trẻ dùng trong vài dịp thôi nhưng phải thật hạn chế. Có như vậy, sự phát triển của trẻ tiểu học mới ổn định, hạn chế béo phì.