Categories
Dinh dưỡng cho trẻ tiểu học Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tiểu học và những điều bố mẹ cần quan tâm

Dinh dưỡng cho trẻ tiểu học là một vấn đề rất đáng quan tâm. Từ 6 tuổi trẻ em bắt đầu đi học, các chất dinh dưỡng cung cấp hằng ngày cho trẻ qua thức ăn không chỉ để trẻ phát triển về thể chất, mà còn cung cấp năng lượng cho trẻ học tập.

Vì vậy ăn uống hợp lý ở lứa tuổi này giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh và phòng chống được bệnh tật.

Dinh dưỡng cho trẻ tiểu học bao nhiêu là đủ?

Ở lứa tuổi này, nếu cho trẻ ăn uống quá mức sẽ dẫn đến thừa cân và béo phì, tình trạng này đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, nhất là ở các thành phố lớn.

Ngược lại nếu ăn không đủ trẻ sẽ bị còi cọc, hay ốm đau, bị thiếu máu hay buồn ngủ, ngủ gật trong giờ học dẫn đến học kém và chán học.

Vậy ở lứa tuổi này trẻ nên ăn bao nhiêu là đủ? Nhu cầu về năng lượng và chất đạm ở lứa tuổi này như sau:

  • 6 tuổi: Năng lượng 1600; Chất đạm 36g
  • 7– 9 tuổi: Năng lượng 1800; Chất đạm 40g
  • 10 tuổi: Năng lượng 2100– 2200; Chất đạm 50g

Chú ý: Nếu không có điều kiện chế biến nhiều loại món ăn trong một ngày thì có thể tính lượng đạm của trẻ như sau: Cứ 100g thịt nạc tương đương với 150g cá hoặc tôm, 200g đậu phụ, 2 quả trứng vịt hoặc 3 quả trứng gà. Nếu ăn các loại bún, miến, phở, khoai, ngô, sắn thì phải giảm bớt lượng gạo đi.

dinh dưỡng cho trẻ tiểu học
Dinh dưỡng cho trẻ tiểu học là vấn đề cực kỳ quan trọng bố mẹ cần lưu ý

Tháp dinh dưỡng cho trẻ tiểu học

Trẻ trong giai đoạn tiểu học từ 6 tới 10 tuổi là giai đoạn cơ thể đang phát triển mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ, bên cạnh đó, đây còn là giai đoạn tích luỹ dưỡng chất để trẻ chuẩn bị đến với quá trình dậy thì.

Thiếu hụt chất ở bất kỳ thành phần nào cũng có thể gây ảnh hưởng tới tầm vóc và trí lực trẻ. Tuy nhiên cha mẹ cần chú ý cho trẻ ăn khoa học bởi nếu cho ăn nhiều những nhóm dinh dưỡng cần hạn chế rất dễ gây thừa cân, béo phì, còn nếu trẻ ăn ít sẽ ít cân, hay ốm, mệt mỏi, ảnh hưởng tới hoạt động vui chơi, học tập.

Tháp dinh dưỡng cho học sinh tiểu học được chia thành 6 tầng, xếp theo mô hình kim tự tháp với phần đáy rộng ở dưới cùng và ngày càng hẹp dần khi lên đến đỉnh.

Mỗi phần của tầng tháp dinh dưỡng cho trẻ tiểu học sẽ tương đương với một nhóm thực phẩm khác nhau, thứ tự sắp xếp của các tầng nhỏ dần khi càng lên cao thể hiện nhu cầu dinh dưỡng của trẻ đối với các nhóm thực phẩm ấy càng ít đi.

Vì vậy tầng có diện tích rộng nhất tức ở dưới cùng chính là những thực phẩm cha mẹ cần chú cho nên cho trẻ tiêu thụ nhiều, và ngược lại.

Mô hình tháp dinh dưỡng viện dinh dưỡng quốc gia cho lứa tuổi học sinh từ 6-10 tuổi từ phần dưới đáy lên cao dần như sau:

1. Nhóm 1: Nhóm tinh bột bao gồm ngũ cốc, khoai củ, gạo và các chế phẩm từ gạo

Đây là nhóm thực phẩm trẻ ở độ tuổi 6-10 tuổi cần tiêu thụ một lượng lớn tinh bột hàng ngày nhằm tạo ra năng lượng để hoạt động.

Tinh bột là chất cần được ưu tiên hàng đầu và cần được bổ sung đầy đủ trong các bữa ăn. Các thực phẩm giàu tinh bột có thể kể đến như cơm, mì,… ngoài ra còn có trong khoai, sắn, bắp, ngũ cốc,… trẻ đều nên ăn.

2. Nhóm 2: Nhóm chất xơ, vitamin có trong trái cây và rau củ quả

Đây là một trong những nhóm thực phẩm cần được tiêu thụ nhiều trong ngày, các loại vitamin và khoáng chất rất cần thiết để duy trì cơ thể hoạt động ổn định. Nếu thiếu hụt bất kỳ các vitamin hay khoáng chất nào sẽ gây rối loạn đến quá trình chuyển hóa, trao đổi chất.

  • Chất xơ có trong tất cả loại rau, ngoài ra nhiều loại rau củ còn giàu vitamin cha mẹ nên cho con ăn nhiều.
  • Vitamin A có cà rốt, cà chua, bí đỏ, đu đủ,.. lại giúp sáng mắt
  • Vitamin C có nhiều ở cam, chanh, bưởi,…

3. Nhóm 3: Nhóm giàu đạm, protein, canxi bao gồm thịt, hải sản, các loại hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa

Chất đạm cũng là nhóm thực phẩm cần bổ sung hàng ngày trong nhóm dinh dưỡng cho trẻ tiểu học bởi chúng không chỉ cung cấp năng lượng mà còn xây dựng, tái tạo mô cơ.

Bữa ăn của trẻ cha mẹ có thể cho trẻ ăn thịt, tôm, cá, trứng,… bổ sung thêm sữa hoặc các sản phẩm từ sữa trong những bữa ăn phụ. Cha mẹ cũng có thể bổ sung nguồn đạm từ các loại đậu, hạt,…

dinh dưỡng cho trẻ tiểu học
Tháp dinh dưỡng sẽ giúp bố mẹ cân bằng thực phẩm cho bé

4. Nhóm 4: Nhóm chất béo như dầu mỡ

Chất béo cũng là một chất không thể thiếu cho quá trình hoạt động của cơ thể. Chất béo hỗ trợ giúp cơ thể dễ hấp thu các vitamin hơn và tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ.

Tuy nhiên, theo như tháp dinh dưỡng cho học sinh tiểu học, nhóm chất béo này chỉ nên bổ sung cho cơ thể vừa phải và cần hạn chế sử dụng những chất béo bão hoà có nhiều trong mỡ động vật.

Cha mẹ có thể bổ sung chất béo cho trẻ bằng các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành, đậu phộng,…

5. Nhóm 5: Đường, đồ ngọt

Đồ ngọt qua bánh kẹo, nước ngọt là những thứ trẻ em rất thích ăn. Tuy nhiên cha mẹ nên chú ý hạn chế cho con ăn vì ăn nhiều đồ ngọt dễ gây béo phì,..

6. Nhóm 6: Muối

Đây là nhóm cao nhất của tháp dinh dưỡng cho trẻ tiểu học. Trong các món ăn hàng ngày, cha mẹ nên dùng muối Iốt để nêm gia vị, chỉ nên ăn nhạt.

Những bệnh lý dinh dưỡng thường gặp ở độ tuổi này

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, xuất phát từ chế độ dinh dưỡng, vận động không khoa học, trẻ ở độ tuổi tiểu học thường gặp phải các bệnh lý dinh dưỡng như:

1. Thiếu vi chất dinh dưỡng

Các vi chất dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình tăng trưởng của trẻ em tuổi học đường. Trẻ tiểu học thường thiếu vitamin A, D, sắt, kẽm và một số vi chất khác.

Hệ quả là trẻ dễ gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như thiếu máu, biếng ăn, rối loạn về chuyển hóa chất dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao…

[inline_article id=225313]

2. Còi xương

Trẻ em bị còi xương thường do chế độ dinh dưỡng thiếu canxi hoặc phốt pho. Những trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, viêm đường hô hấp cũng dễ còi xương.

Bên cạnh đó, sự thiếu hụt vitamin D cũng có thể gây nên tình trạng còi xương vì vitamin D là chất xúc tác, giúp cơ thể hấp thu và chuyển hóa canxi, phốt pho hiệu quả.

3. Suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ không được cung cấp đầy đủ năng lượng, chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển bình thường.

Trẻ suy dinh dưỡng thường do các nguyên nhân như chế độ ăn uống không đủ chất, biếng ăn thường xuyên, bị ốm kéo dài…

4. Thừa cân – béo phì

Một trong những vấn đề dinh dưỡng cho trẻ tiểu học ngày càng trở nên phổ biến ở độ tuổi này là tình trạng thừa cân – béo phì, đặc biệt tại các thành phố lớn.

Nguyên nhân xuất phát từ việc trẻ ăn quá nhiều so với nhu cầu dinh dưỡng được khuyến nghị, dẫn đến thừa năng lượng. Lượng calo dư thừa tích trữ dưới da tạo thành mỡ thừa, khiến trẻ thừa cân. Bệnh lý này gây nên hàng loạt vấn đề về sức khỏe cho trẻ như dậy thì sớm, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng tránh các bệnh lý thường gặp ở trẻ tiểu học. Trẻ được cung cấp một chế độ ăn uống hợp với lứa tuổi sẽ phát triển cân đối, khỏe mạnh và không bị đe dọa bởi những bệnh lý nguy hiểm trên.

Những thực phẩm trẻ tiểu học nên tránh

Một số thực phẩm sau không chỉ giàu calo – ít dinh dưỡng khiến trẻ dễ tăng cân mà còn ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của trẻ:

  • Thức ăn nhanh: gà rán, khoai tây chiên, hamburger… chứa nhiều chất béo bão hòa, lại ít chất xơ và chất dinh dưỡng, ăn quá nhiều sẽ làm trẻ tăng cân.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: xúc xích, giăm bông, đồ hộp… có nhiều muối và chất bảo quản, không tốt cho sức khỏe trẻ em.
  • Đồ ngọt: bánh ngọt, chè, kem… chứa nhiều đường và carbohydrate xấu dễ làm trẻ tăng cân, sâu răng. Lượng đường khuyến nghị dành cho trẻ tiểu học không quá 15g/ngày.
  • Nước ngọt có ga, nước ép trái cây đóng hộp, nước tăng lực… chứa chất tạo ngọt nhân tạo, đường, là nguyên nhân gây nên tình trạng thừa cân – béo phì ở trẻ em.
dinh dưỡng cho trẻ tiểu học
Món ăn chế biến an toàn hợp vệ sinh đảm bảo cho sự phát triển của trẻ

Những lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ tiểu học

Lứa tuổi này trẻ đã hoàn toàn ăn cùng với gia đình, tuy nhiên các bà mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

  • Cho trẻ ăn no và nhiều vào bữa sáng (để tránh ăn quà vặt ở đường phố, hoặc một số trẻ ăn quá ít, nhịn sáng sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, thậm chí hạ đường huyết trong giờ học).
  • Nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, tránh ăn một vài loại nhất định.
  • Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, để tránh táo bón, đồng thời cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
  • Ăn đúng bữa, không ăn vặt, không ăn bánh, kẹo, nước ngọt trước bữa ăn
  • Không nên nấu thức ăn quá mặn, tập thói quen ăn nhạt.
  • Không nên ăn quá nhiều bánh kẹo, nước ngọt vì dễ bị sâu răng. Ðến bữa ăn nên chia suất ăn riêng cho trẻ, để tránh ăn quá ít hoặc quá nhiều.
  • Tập thói quen uống nước kể cả khi không khát, lượng nước nên uống một ngày 1 lít.
  • Giáo dục cho trẻ thói quen vệ sinh ăn uống: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
  • Số bữa ăn: nên chia 4 bữa 1 ngày, 3 bữa chính một bữa phụ.

Về mặt thể chất, đây là giai đoạn mà bộ não đã hoàn thiện, trẻ có thể học hỏi được rất nhiều nên nhu cầu về năng lượng cung cấp cho việc học tập tăng lên.

Cơ thể trẻ sẽ phát triển chậm lại về mặt cân nặng và chiều cao, không còn phát triển một cách vượt bậc như trong những năm đầu đời. Tuy nhiên đây lại là giai đoạn mà cơ thể trẻ tích lũy những chất dinh dưỡng cần thiết chuẩn bị cho giai đoạn phát triển nhanh chóng thứ hai trong cuộc đời là lứa tuổi dậy thì, nên việc cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ tiểu học cần được lưu ý cẩn thận.

Minh An

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho trẻ tiểu học Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Trẻ em có nên uống tinh bột nghệ? Khám phá ngay lợi ích của tinh bột nghệ với trẻ

trẻ em có nên uống tinh bột nghệ không?
Trẻ em có nên uống tinh bột nghệ không? Bé sau 6 tuổi uống mới an tâm

Nghệ là loại gia vị đã có từ cách đây 4000 năm. Người ta thường sử dụng nghệ ở trong các món ăn ở Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Vậy tinh bột nghệ là gì? Liệu trẻ em có nên uống tinh bột nghệ không?

Nếu muốn biết trẻ em có nên uống tinh bột nghệ không, bạn phải biết những thông tin dưới đây nhé.

Tinh bột nghệ là gì?

Người ta tìm thấy nghệ trong tự nhiên dưới dạng rễ (tương tự như gừng). Củ nghệ sau khi chiết xuất sẽ cho ra được sản phẩm là tinh bột nghệ có chứa hàm lượng curcumin ở mức cao nhất, loại bỏ hoàn toàn các chất xơ cùng tạp chất mà con người không hấp thụ được. Tinh bột nghệ thường có màu vàng tươi là do đến từ chất curcumin. Chất này cũng mang lại cho tinh bột nghệ các đặc tính dược phẩm. 

Vậy trẻ em có nên uống tinh bột nghệ không? Bạn theo dõi phần tiếp theo nhé.

Trẻ em có nên uống tinh bột nghệ?

trẻ em có nên uống tinh bột nghệ?

Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ ta có thể xét xem trẻ em có nên uống tinh bột nghệ không.

– Đối với trẻ em dưới 6 tuổi: Hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tuổi còn chưa phát triển toàn diện, thiếu tính ổn định. Trẻ dưới 6 tuổi dùng tinh bột nghệ sẽ gặp các tác dụng phụ không mong muốn như: trẻ xuất hiện các triệu chứng nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy hay ảnh hưởng xấu đến các cơ quan khác. 

– Đối với trẻ em trên 6 tuổi: Trẻ em có nên uống tinh bột nghệ? Trẻ trên 6 tuổi uống tinh bột nghệ sẽ giúp bồi bổ cơ thể, giúp trẻ cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng cường miễn dịch. Dù vậy, bạn vẫn cần chú ý đến liều lượng khi cho con sử dụng và kết hợp theo dõi thể trạng của trẻ.

Như vậy, bạn đã biết trẻ em có nên uống tinh bột nghệ không. Mẹ phải nhớ đừng cho trẻ dưới 6 tuổi uống tinh bột nghệ nhé.

Tác dụng của tinh bột nghệ với trẻ em

tác dụng của tinh bột nghệ với trẻ em

Trẻ em phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe do còn nhỏ và khả năng miễn dịch thấp so với người lớn. Nếu trẻ thường phải đối mặt với bệnh tật thì mẹ hãy gặp bác sĩ để tìm hiểu thêm trẻ em có nên uống tinh bột nghệ và để bé uống sao cho hiệu quả nhất.

Dưới đây là 5 tác dụng của tinh bột nghệ với trẻ em và cách sử dụng, mẹ cùng tham khảo nhé.

1. Hỗ trợ hệ hô hấp khỏe mạnh

Tinh bột nghệ có khả năng chống viêm và chống dị ứng, đó là lý do tại sao nó rất tốt cho trẻ em bị hen suyễn và mắc các bệnh lý đường hô hấp.

Mẹ cho 1 thìa cà phê tinh bột nghệ vào cốc sữa rồi đun sôi và cho trẻ uống mỗi ngày 1 lần để loại bỏ chất nhầy và giảm tức ngực, giúp trẻ dễ thở.

Từ 6 tuổi trở lên, trẻ em có nên uống tinh bột nghệ để hệ hô hấp khỏe mạnh.

2. Tinh bột nghệ giúp da bé sạch bệnh

Đối với các bệnh nhiễm trùng da ở trẻ thông thường như phát ban, mụn trứng cá và ngứa, tinh bột nghệ rất có lợi. Bạn có thể trộn mật ong và tinh bột nghệ rồi thoa hỗn hợp lên vị trí bị nhiễm trùng.

Để điều trị nhiễm nấm ở trẻ em, mẹ hãy trộn một thìa cà phê tinh bột nghệ với một thìa cà phê nha đam và thoa lên vùng bị nhiễm.

3. Trẻ em có nên uống tinh bột nghệ? Có vì tốt cho não của bé

trẻ em uống tinh bột nghệ sẽ tốt cho trí não

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ cho thấy những người tiêu thụ tinh bột nghệ thường xuyên có chức năng nhận thức tốt hơn. Tinh bột nghệ có thể giúp phát triển trí não của trẻ em và thúc đẩy kết quả học tập.

4. Tinh bột nghệ có thể làm thông mũi 

Để làm thông xoang và phục hồi khứu giác của bé, mẹ hãy trộn bơ sữa với tinh bột nghệ và thoa lên lớp niêm mạc bên trong mũi.

Để giảm viêm kết mạc ở trẻ em, mẹ lấy một phần tinh bột nghệ trộn với 20 phần nước sạch. Nhúng một miếng vải sạch vào dung dịch này rồi để lên mắt bé (mẹ nhớ nói bé nhắm mắt rồi hãy đặt lên nhé). Điều này sẽ giúp mắt của trẻ khỏe, sáng và không bị đau.

5. Tinh bột nghệ làm tăng cường hệ miễn dịch

Tinh bột nghệ có tác dụng làm tăng cường hệ miễn dịch để trẻ không bị ốm vặt. Như vậy, trẻ em có nên uống tinh bột nghệ không? Chắc chắn là có nhưng ở mức vừa phải và mẹ nhớ là trẻ trên 6 tuổi mới được uống nhé. Mẹ hãy cho trẻ uống một cốc sữa nghệ thường xuyên sẽ rất tốt đấy.

Trẻ nào không nên uống tinh bột nghệ?

trẻ nào không nên uống tinh bột nghệ?

Nếu trẻ thuộc một trong những trường hợp sau đây, mẹ nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về việc trẻ em có nên uống tinh bột nghệ không.  

– Tinh bột nghệ có thể cản trở khả năng đông máu của cơ thể. Vì vậy tốt nhất không nên cho trẻ dùng trước khi phẫu thuật. 

– Nếu trẻ đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc chống tiểu cầu thì tốt nhất không cho trẻ dùng tinh bột nghệ. 

– Tránh sử dụng tinh bột nghệ nếu trẻ mắc bệnh liên quan đến túi mật. 

– Trong khi có nhiều nghiên cứu cho thấy lợi ích của tinh bột nghệ đối với bệnh tiểu đường, nhưng có một số nghiên cứu cho thấy điều ngược lại. Tốt nhất để an toàn nếu trẻ bị tiểu đường thì tránh dùng tinh bột nghệ.

Cách chế biến tinh bột nghệ cho trẻ

cách chế biến tinh bột nghệ

Trẻ em có nên uống tinh bột nghệ không? Trẻ trên 6 tuổi uống mới nhận được nhiều tác dụng. Nhưng mẹ cũng cần biết cách chế biến tinh bột nghệ sao cho ngon miệng để hấp dẫn bé nhé.

Tinh bột nghệ có vị nồng và hơi đắng. Tuy nhiên, bạn có thể kết hợp tinh bột nghệ với nhiều nguyên liệu khác nhau để dễ sử dụng:

  • Sử dụng tinh bột nghệ làm gia vị cho món ăn như súp, cà ri gà…
  • Trộn tinh bột nghệ với sữa chua. 
  • Pha với sữa tươi/sữa đặc hoặc các nước ép trái cây.
  • Ngoài ra, bạn có thể pha thêm với mật ong giúp bé dễ uống hơn. 

Chỉ nên cho trẻ dùng khoảng 1/2 liều dùng của người lớn.

[inline_article id=273059]

Lưu ý khi cho trẻ uống tinh bột nghệ

Lưu ý trẻ em có nên uống tinh bột nghệ không là chưa đủ. Bạn cần lưu ý thêm nếu trẻ dị ứng với tinh bột nghệ thì cần ngưng sử dụng ngay. Đồng thời cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để yên tâm hơn khi cho trẻ sử dụng.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng tinh bột nghệ ngày càng tăng cao nên số lượng hàng hóa và mẫu mã của sản phẩm cũng đa dạng. Bởi vậy, các mẹ vẫn phải thật cẩn thận trong việc chọn mua tinh bột nghệ đảm bảo chất lượng. Vì sức đề kháng yếu ớt trong cơ thể trẻ chắc chắn không thể chống chọi với những rủi ro tiềm ẩn trong sản phẩm pha tạp hay kém chất lượng.

Lục Hoàng Linh

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho trẻ tiểu học Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Thực đơn bữa trưa đến trường dành riêng cho bé “ghiền” đồ Âu

Thực đơn bữa trưa cho trẻ đi học

Đắt đỏ, không đảm bảo vệ sinh, không hợp khẩu vị… là những cụm từ xuất hiện trong đầu nhiều bà mẹ khi nghĩ đến bữa ăn trưa của con ở căn tin hay hàng quán trước cổng trường. Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, bạn có thể tự chuẩn bị những hộp cơm trưa xinh xắn cho con mang theo đi học. Nếu chưa có ý tưởng gì, mời bạn tham khảo qua thực đơn bữa trưa của Marry Baby nhé!

Tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng là nguyên nhân khiến trẻ khó tập trung, học hành kém hiệu quả. Do vậy để tránh điều này xảy ra, mẹ cần chú trọng hơn nữa đến chất lượng bữa ăn của con, nhất là khâu chuẩn bị cơm trưa cho bé ở trường nếu mẹ không đăng ký cho con ăn trưa tại trường cùng các bạn.

Ngoài những món Việt thuần túy, thỉnh thoảng bạn cũng nên thay đổi khẩu vị cho bé bằng thực đơn bữa trưa kiểu Âu hấp dẫn. Chắc chắn rằng những gợi ý dưới đây sẽ làm “thỏa mãn” vị giác của trẻ.

5 ý tưởng về thực đơn bữa trưa lành mạnh cho trẻ

Hẳn nhiều mẹ cũng ngại chuẩn bị cơm trưa cho con vì không có nhiều thời gian. Tuy nhiên, với những món ăn dưới đây, bạn chỉ cần mất chưa đầy 30 phút là đã có ngay bữa trưa cho trẻ vừa ngon vừa đủ chất. Điều thú vị là các món ăn này thích hợp với trẻ ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ lớn nữa đấy!

1. Sandwich giăm bông thịt gà − thực đơn bữa trưa cho những ngày bận rộn

thực đơn bữa trưa cho trẻ đi học bánh sandwich

Sandwich là lựa chọn an toàn cho bạn khi không có thời gian nấu nướng các món cầu kỳ. Hơn nữa, bạn có thể tùy ý biến tấu sandwich thành món ăn chay hay mặn đều được. Dẫu được xếp vào nhóm thức ăn nhanh (fast food) nhưng món ăn này vẫn cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho cơ thể.

Thay vì làm ra những chiếc bánh kẹp ngồn ngộn thịt chỉ trông đã ngấy, mẹ có thể khơi dậy “cơn thèm ăn” của trẻ bằng việc sáng tạo ra những cách trang trí ngộ nghĩnh.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Gà luộc, giăm bông đã thái lát sẵn từ trước (mỗi loại khoảng 200 – 300 gram)
  • 2 – 3 lát sandwich nướng
  • Rau quả thái lát (có thể dùng hành tây, dưa chuột, cà rốt, cà chua tùy chọn)
  • Một thìa cà phê bơ
  • 2 miếng phô mai
  • Sốt mayonnaise (không bắt buộc)
  • Hạt tiêu xay (không bắt buộc)
  • Muối.

Cách thực hiện

Đầu tiên, bạn phết bơ đều vào mặt trong 2 lát sandwich. Sau đó, bạn cho một lát phô mai để làm nhân ở giữa, rồi thêm thịt gà, giăm bông cùng các loại rau quả. Trường hợp nếu trẻ ăn chay, các mẹ không cần cho thịt.

Để thêm phần hương vị, mẹ đừng quên cho vào một ít sốt mayonnaise. Chỉ một vài bước đơn giản và mẹ đã có ngay bữa ăn trưa nhanh gọn, đủ chất cho trẻ.

2. Gà bít tết món ăn trưa hấp dẫn không thể chối từ

gà bít tết ăn kèm rau củ

Thịt gà là một trong những món ăn trưa khoái khẩu của trẻ. Đặc biệt, những món chế biến từ gà lại rất giàu protein và tốt cho sức khỏe. Trong đó, ức và thịt đùi gà là hai bộ phận giàu dinh dưỡng mà mẹ nên cho trẻ ăn.

Mặt khác, việc kết hợp thêm các loại rau, đậu sẽ giúp trẻ bớt ngấy hơn khi ăn. Hàm lượng cao chất xơ trong các loại thực phẩm này còn mang lại tác dụng phòng ngừa táo bón hiệu quả. Một điểm cộng nữa cho món gà bít tết này là mọi nguyên vật liệu đều có thể chuẩn bị sẵn từ tối hôm trước.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Gà nướng (nên chọn phần ức và lọc bỏ xương)
  • 6 – 7 lát khoai tây luộc
  • Một nắm đậu Hà Lan luộc
  • 4 – 5 lát cà rốt luộc
  • Muối và hạt tiêu để nêm nếm vừa ăn

Cách thực hiện

Ức gà đem nướng trong lò vi sóng hoặc nướng vỉ đều được. Thịt sau khi nướng nên cắt thành từng miếng theo hình khối lập phương để tiện cho trẻ dùng (nhất là với các bé bậc tiểu học) và dễ đặt vào trong hộp cơm trưa hơn.

Bạn xếp đều khoai tây, cà rốt cùng đậu Hà Lan đã luộc sẵn, thái lát vào trong hộp cơm. Bạn có thể thêm một ít muối hoặc tiêu cho vừa ăn. Nếu ở trường có lò vi sóng, bố mẹ hãy hướng dẫn con cách sử dụng thiết bị này để hâm lại thức ăn.

3. Súp bí đỏ thịt bò ngon tuyệt hảo

thực đơn bữa trưa cho trẻ súp bí đỏ

Nếu bạn đang tìm ý tưởng cho thực đơn bữa trưa của trẻ, tại sao không thử làm món súp bí đỏ? Loại rau ăn quả này khá giàu chất chống oxy hóa, beta-carotene có tác dụng phòng ngừa một số bệnh tiềm ẩn.

Không những thế, thịt bò với hàm lượng cao axit amin giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Cũng như gà bít tết, món ăn này khá dễ thực hiện và bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị nguyên liệu từ hôm trước.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 30 – 50 gram thịt bò tùy vào lứa tuổi của bé
  • 20 – 40 gram bí đỏ
  • 1 củ hành nhỏ
  • 1 thìa cà phê bơ
  • 1 thìa cà phê kem tươi
  • Nước xương hầm.

Cách thực hiện

Thịt bò và bí đỏ đem xay nhỏ. Mẹ hãy chuẩn bị chảo và cho bơ vào đun chảy, kế đến thêm hành tây xắt nhỏ xào cho dậy mùi. Cho thịt bò vào đảo cùng với hành một lát rồi mới thêm bí đỏ đã thái nhỏ vào xào tiếp.

Sau khi thịt bò chín, mẹ đổ nước xương hầm xâm xấp mặt rồi đậy nắp chảo đun với lửa vừa cho tới khi thấy bí nở mềm là được. Nấu xong, mẹ cho tất cả vào máy xay sinh tố trộn đều thành hỗn hợp mịn, có thể nêm nếm gia vị lại cho vừa miệng. Công đoạn cuối, mẹ thêm kem tươi, khuấy đều và đun sôi hỗn hợp trong khoảng 20 giây nữa là được.

4. Trứng cuộn kiểu Pháp

trứng cuộn kiểu Pháp

Có lẽ trứng là món mà trẻ không bao giờ biết chán. Điều lôi cuốn trẻ nằm ở việc mẹ có thể dùng trứng để chế biến thành nhiều món khác nhau. Trứng cuộn là món ăn trưa vô cùng dễ làm mà không tốn quá nhiều công sức chuẩn bị.

Trứng cũng là nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho trẻ. Để đỡ ngấy hơn, bạn có thể kết hợp thêm bánh mì hoặc khoai tây nghiền. Thực đơn bữa trưa sẽ vô cùng phong phú nếu mẹ biết cách làm ra nhiều món ngon từ trứng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 2 – 3 quả trứng gà
  • 1 thìa nước tinh khiết
  • 1 nhúm muối ăn
  • Hạt tiêu (tùy ý)

Cách thực hiện

Đầu tiên, bạn đập phần trứng đã chuẩn bị vào bát, thêm nước, muối và tiêu rồi dùng đũa đánh đều trứng. Chuẩn bị một chiếc chảo chuyên rán trứng ốp la, bật lửa to, thêm bơ vào đun chảy và tráng đều khắp mặt chảo.

Khi thấy bơ vàng, bạn cho trứng vào chảo, để yên cho trứng đặc lại, nổi bọt trên bề mặt. Trứng chín khá nhanh nên nếu muốn thêm nhân, mẹ hãy cho ngay vào lúc này. Sau đó, mẹ cầm cán chảo xóc chảo về phía mình liên tục hoặc dùng xẻng nấu ăn gập trứng lại để thành cuộn. Nếu cầm cám chảo xóc, mẹ nên tiếp tục xóc chảo cho đến khi trứng cuộn lại ở cạnh chảo.

5. Mì ống

mì ống rau củ

Sẽ thật thiếu sót nếu không đề cập đến mì ống trong thực đơn bữa trưa cho trẻ đến trường. Điều thú vị trong món ăn này bạn có thể kết hợp nhiều loại rau, củ, quả tốt cho sức khỏe. Nhờ vậy, trẻ sẽ nhận được đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết. Bạn có thể trổ tài làm món ăn này trong dịp trẻ đi học lại sau dịch sắp tới.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Mì ống
  • Cà rốt thái nhỏ, đậu Hà Lan, ớt chuông đã nấu chín (tùy chọn)
  • Trứng cuộn và ức gà luộc
  • 2 – 3 cốc nước
  • Gia vị nêm nếm

Cách thực hiện

Luộc mì trong chảo lớn cho đến khi chín mềm. Phần rau, củ, trứng và thịt gà, mẹ thái miếng vừa ăn rồi cho vào chảo trộn chung với mì đã nấu chín. Trộn đều các thành phần và nêm nếm lại cho vừa khẩu vị. Để hấp dẫn hơn, mẹ có thể trang trí với một ít sốt mayonnaise.

Những điều cần lưu ý khi chuẩn bị thực đơn bữa trưa cho trẻ

Một vài điểm lưu ý nho nhỏ khi làm món ăn trưa cho trẻ bao gồm:

  • Nên sử dụng hộp đựng thức ăn giữ nhiệt để giữ cho món ăn thật thơm ngon. Nhiều mẹ kỹ hơn có thể dùng giấy bạc gói xung quanh hộp.
  • Tránh nấu các món không thể để lâu trong một thời gian dài.
  • Hạn chế làm các món nước, nhiều sốt vì trẻ còn nhỏ không cẩn thận có thể làm bẩn quần áo của mình.
  • Nếu bạn không có thời gian để nấu vào buổi sáng, tốt hơn hết hãy chuẩn bị vào tối hôm trước và bảo quản trong tủ lạnh.
  • Một vài món ăn trưa phải được làm nguội trước khi đặt vào hộp đựng, nếu không chúng có thể nhanh bị hỏng ngay.

Rõ ràng, con đường ngắn nhất để chạm đến trái tim là đi qua chiếc dạ dày. Bạn hãy thể hiện tình yêu với con bằng cách chuẩn bị những món ăn thật ngon từ những gợi ý về thực đơn bữa trưa của Marry Baby nhé!

Marry Baby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho trẻ tiểu học Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Vô vàn lợi ích thiết thực khi mẹ tập cho trẻ ăn hành lá

bé ăn hành lá

Có thể nói, hành lá là một gia vị rất dỗi quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày của chúng ta. Thế nhưng, nhiều bậc phụ huynh khi bắt đầu cho con ăn dặm lại không tập cho con ăn hành lá. Hệ quả là khi trẻ lớn, không ít bé tìm cách gạt loại gia vị này ra khỏi bữa ăn của mình. Bạn đừng nên xem nhẹ việc này bởi lẽ tác dụng của hành lá với sức khỏe là nhiều không tưởng đấy!

Hành lá là gia vị rất phổ biến ở khắp châu Á. Nó có một hương vị khá đặc trưng và là nguyên liệu cần thiết làm nên nét văn hóa ẩm thực đặc trưng trong các món ăn Việt như phở, bún, miến, canh…

Việc thêm gia vị này vào các món ăn không chỉ làm gia tăng thêm hương vị, làm cho món ăn thêm phần bắt mắt và hấp dẫn hơn mà còn mang lại rất nhiều các lợi ích sức khỏe khác nhau, đặc biệt là với trẻ em. Vì vậy, các bà mẹ hãy tham khảo ngay những thông tin hữu ích trong bài viết sau để hiểu hơn về tác dụng của hành lá nhé!

Lượng dinh dưỡng dồi dào trong hành lá mà có thể bạn chưa biết

tác dụng của hành lá

Phần lớn tác dụng của hành lá đều bắt nguồn từ các yếu tố dinh dưỡng tiềm ẩn bên trong. Thế nhưng, điều đáng buồn là loại gia vị này lại ít được chú trọng.

Hành lá được biết là có hàm lượng calo thấp, nhưng bù lại rất dồi dào chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu khác.

Theo thống kê, một chén hành lá khoảng 100g xắt nhỏ có chứa khoảng:

  • Calo: 32
  • Carbohydrate: 7,3g
  • Protein: 1,8g
  • Chất béo: 0,2g
  • Chất xơ: 2,6g
  • Folate (axit folic): Khoảng 64 microgram
  • Các vitamin như vitamin A, E, K, vitamin C và các khoáng chất như kali, mangan, canxi, magie, sắt…

11 tác dụng của hành lá với sức khỏe con trẻ

Dưới đây là những lợi ích thú vị của hành lá khi thêm gia vị này vào các món ăn cho trẻ:

1. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Bệnh tim mạch là mối lo của nhiều người bởi lẽ nó là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam hiện nay. Thật may mắn là hành lá chính là cứu cánh cho các vấn đề tim mạch.

Khi tiêu thụ, hành lá giúp cân bằng mức lipid huyết trong cơ thể, đồng thời điều tiết quá trình oxy hóa cholesterol, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Ngoài ra, một số vấn đề tim mạch cũng có thể được hạn chế nhờ vào các vitamin C và chất chống oxy hóa có trong phần lá xanh của hành.

Bên cạnh đó, loại gia vị này cũng chứa vitamin K – hoạt chất giúp phòng ngừa cứng động mạch bằng cách ngăn canxi lắng đọng trên thành mạch máu. Việc ăn hành lá cũng mang lại tác dụng cải thiện lưu lượng máu và nồng độ hemoglobin trong cơ thể.

2. Chống viêm và chống nhiễm khuẩn

Hệ miễn dịch của trẻ em còn non yếu nên con dễ đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn. Nhờ vào tác dụng của hành lá, vấn đề này sẽ không còn là mối lo. Bởi lẽ, các hoạt chất trong hành giúp ngăn sự xâm nhập của các vi khuẩn như E. coli, salmonella… Hơn nữa, nó còn có khả năng ngăn ngừa viêm bàng quang và bệnh lao rất hiệu quả.

Không chỉ vậy, trong hành lá còn có những hợp chất giúp ngăn chặn các enzyme gây ra tình trạng viêm. Từ đó, hạn chế cơn đau gây ra do một số bệnh như cảm, viêm đường hô hấp.

3. Bảo vệ thị lực của trẻ

tác dụng của hành lá bảo vệ mắt

Hành là một nguồn carotenoids và vitamin A tuyệt vời giúp bảo vệ mắt khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng mất thị lực.

Vitamin A giúp ngăn ngừa chứng mù đêm, tăng cường sức khỏe giác mạc và bảo vệ các tế bào của mắt. Đồng thời các chất chống oxy hóa khác nhau có trong hành giúp ngăn ngừa các vấn đề về mắt như khô mắt, thoái hóa điểm vàng và khuyết tật thị lực.

4. Điều hòa quá trình trao đổi chất

Sự hiện diện của một số hợp chất trong hành lá có thể cải thiện sự trao đổi chất và củng cố hiệu quả của cơ thể trong việc hấp thu các nguyên tố đa lượng.

Đặc biệt là nếu thường xuyên ăn hành thì tình trạng táo bón và đầy hơi sẽ nhanh chóng được cải thiện đấy! Vì thế, mẹ nên kết hợp gia vị này vào mỗi bữa ăn nếu như trẻ đang phải trải qua chứng táo bón khó chịu.

Một mẹo nhỏ là bạn lấy phần gốc hành và một lát gừng, đem giã nát với vài hạt muối ăn rồi nặn thành hình tròn dẹt. Tiếp đến hấp cách thủy cho nóng rồi áp vào rốn để giảm triệu chứng táo bón ở trẻ. Cách này cũng hiệu nghiệm với các mẹ bầu nữa nhé!

5. Ngăn ngừa các biến chứng dạ dày

Tác dụng của hành lá cũng rất có lợi đối với các vấn đề tiêu hóa mà trẻ thường gặp. Nó hoạt động như một phương thuốc tự nhiên để ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy và một số biến chứng dạ dày khác. Thêm vào đó, hành lá cũng cải thiện sự thèm ăn giúp trẻ ăn uống điều độ hơn.

Một thông tin vô cùng thú vị khác là nếu ăn hành 3 lần trong một tuần, bạn sẽ làm giảm thiểu nguy cơ bị ung thư dạ dày đi rất nhiều lần. Nhất là khi hành lá nấu chung với các món thịt, nó sẽ làm giảm lượng carninogens là chất có hại sản sinh trong quá trình đun nấu.

6. Giảm lượng đường trong máu

Thêm một tác dụng nữa của hành lá là các hợp chất lưu huỳnh trong thành phần gia vị này giúp làm giảm lượng đường trong máu. Điều này được thực hiện bằng cách tăng mức độ insulin cần thiết cho việc vận chuyển đường trong máu đến các tế bào trong cơ thể để sử dụng.

Với những mẹ bầu thì đây cũng là một lợi ích đáng quý. Bởi lẽ việc tiêu thụ hành lá một cách hợp lý sẽ bảo vệ bà bầu khỏi chứng tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý nguy hiểm.

7. Phòng ngừa nguy cơ ung thư

Loại gia vị này có chứa một số thành phần làm giảm sự phát triển của một số loại ung thư nhất định. Cụ thể, hành lá là một nguồn dồi dào lưu huỳnh (rất có lợi cho sức khỏe tổng thể) và các hợp chất như allyl sulfide cùng các flavonoid giúp ngừa ung thư, đồng thời chống lại các enzyme sản xuất ra tế bào ung thư.

8. Cải thiện mật độ xương

tác dụng của hành lá giúp xương chắc khỏe

Tác dụng này của hành lá đến từ thành phần vitamin K và C. Đây là hai loại vitamin cực kỳ quan trọng trong quá trình tăng trưởng của xương ở trẻ nhỏ.

Vitamin C là tác nhân kích thích quá trình tổng hợp collagen (thành phần giúp cho xương được chắc khỏe). Trong khi vitamin K lại đóng vai trò chính trong việc duy trì mật độ xương. Vitamin K còn giúp canxi hấp thụ vào xương tốt hơn, tránh hiện tượng canxi lắng đọng ở các thành mạch máu hay mô mềm trong cơ thể.

9. Hành lá có thể được sử dụng để điều trị hen suyễn

Hợp chất quercetin trong hành lá cung cấp các lợi ích như kháng viêm và kháng lại tác động của histamine (tác nhân kích hoạt các phản ứng dị ứng). Vì vậy, việc sử dụng hành lá cũng được xem là một phương thuốc tại nhà để điều trị chứng viêm khớp và hen suyễn.

10. Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Tác dụng của hành lá còn giúp thúc đẩy các chất độc hại thoát ra ngoài thông qua bài tiết mồ hôi, đồng thời giữ cho lưu lượng máu được lưu thông tốt hơn. Ngoài ra, vitamin C giúp tăng sức đề kháng và thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ.

11. “Siêu” thân thiện với mọi món ăn

Hành lá vô cùng giàu dinh dưỡng, có hương vị thơm đặc trưng và là một gia vị tuyệt vời cho bất kỳ món ăn nào. Bạn có thể thêm hành lá vào các món như: trứng rán, salad, bánh mì nước, các món súp cho trẻ…

Liệu tác dụng của hành lá có gây hại cho trẻ hay không?

trồng hành lá

Những mặt hạn chế khi cho trẻ dùng hành lá là vô cùng hiếm gặp. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp người lớn bị viêm gan hoặc tử vong do tiêu thụ hành lá đã bị nhiễm độc. Do vậy, tốt nhất là nên rửa kỹ hành lá dưới vòi nước chảy nhiều lần và chỉ cho trẻ ăn hành lá đã được nấu chín.

Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc việc tự trồng hành lá trong các chậu cây cảnh để dùng. Hành lá tương đối dễ trồng, bạn gieo hạt vào chậu đất ẩm, đặt ở nơi có mái che hoặc bóng mát. Việc này sẽ hạn chế rủi ro lá hành bị nắng táp, phần thân lá bị uốn hoặc gãy.

Hành lá có thể phát triển quanh năm, mặc dù chất lượng tốt nhất sẽ là ở thời điểm cuối xuân. Khi thu hoạch, bạn nên loại bỏ những cây có phần lá bị hư hại, nấm mốc…

Lưu ý một điều bạn không nên tưới nước quá nhiều trong lúc chăm bón kẻo hành bị ngập úng khiến cây bị chết hoặc chậm phát triển.

Mách mẹ công thức làm món rau mầm ăn kèm với vừng và hành lá

rau mầm ăn kèm hạt vừng hành lá

Món ăn này chắc chắn sẽ là gợi ý tuyệt vời để bạn thay đổi khẩu vị cho cả nhà dịp cuối tuần:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Cải mầm Brussels: 300g
  • Giá đỗ: 250g
  • Hành lá: 1 bó nhỏ
  • Dầu mè: 1 thìa súp
  • Gừng: 1 miếng cỡ ngón tay cái
  • Mật ong: khoảng 1 thìa súp
  • Nước tương: 2 thìa súp
  • Hạt vừng rang thơm: 1 thìa súp

Cách thực hiện:

  • Cải mầm rửa sạch, vẩy ráo.
  • Gừng bào sạch vỏ, rửa sạch, thái thành sợi mỏng.
  • Giá đỗ nhặt bỏ vỏ đậu và cọng giá hư, úng, rửa sạch, vẩy ráo.
  • Hành lá cắt bỏ gốc, nhặt bỏ phần lá già, rửa sạch, vẩy ráo.
  • Chuẩn bị một chiếc chảo lớn làm nóng dầu sẵn. Tiếp đến bạn cho gừng và cải mầm Brussels vào, đảo đều để thấm dầu trong khoảng 5 – 6 phút đến khi hơi ngả màu. Có thể thêm một chút nước trong khi nấu để ngăn rau khỏi bị dính.
  • Cho giá đỗ, hành lá, mật ong và nước tương vào sau xào trong 1 phút. Cuối cùng rắc phần hạt vừng đã chuẩn bị lên và dùng ngay.

Trên đây là tất cả những tác dụng của hành lá và có lợi cho sức khỏe của trẻ. Hy vọng rằng các bậc phụ huynh có cái nhìn tốt hơn về loại gia vị này, cũng như giúp con làm quen với đa dạng các món ăn khác nhau để tránh tình trạng bé sẽ kén ăn sau này nhé!

Marry Baby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho trẻ tiểu học Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Vòng xoắn bệnh lý ở trẻ, dễ phòng khó chữa và bí quyết từ chuyên gia

vòng xoắn bệnh lý

Vòng xoắn bệnh lý “ngáng đường” phát triển của trẻ

Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng, trong 30 năm qua, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ chỉ giảm đi một nửa, từ 59,7% xuống 26%. Các bác sĩ cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Những nguyên nhân này thường song hành với nhau, nguyên nhân nọ kéo theo nguyên nhân kia tạo nên vòng xoắn bệnh lý ở trẻ nhỏ.

Cụ thể trẻ bị tiêu chảy, viêm phổi sẽ ăn kém; hấp thu chất, vitamin, muối khoáng kém do đó, không có khả năng sinh ra kháng thể để bảo vệ cơ thể cũng như enzim để hấp thu tốt thức ăn. Một khi hệ thống miễn dịch kém thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn, tần suất nhiều hơn các trẻ khác. Thực tế là khi trẻ ốm, cha mẹ có tâm lý: càng cố cho con ăn càng nhiều càng tốt để bù đắp. Thế nhưng trong giai đoạn này trẻ không có cảm giác thèm ăn, hoặc không có khả năng hấp thụ. Trẻ mệt mỏi, suy dinh dưỡng, sút cân tạo thành vòng luẩn quẩn, mãi không phát triển được, PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy cho biết.

Ở góc độ Nhi khoa, các bệnh nhiễm trùng nhìn thấy trước mắt như tiêu chảy, viêm phổi… dễ khiến trẻ dễ suy dinh dưỡng, khả năng chống đỡ kém khiến bệnh dễ quay trở lại. Với các bệnh mãn tính khác, trẻ dễ mắc bệnh vặt, đau m liên miên, chiều cao, cân nặng vì thế phát triển kém hơn các trẻ bình thường. Từ đó có thể thấy vòng xoắn xảy ra ở nhiều bệnh, trước mắt, lâu dài, ảnh hưởng đến cả vấn đề cải tạo giống nòi, đặc biệt trong 2 năm đầu đời vòng xoắn bệnh lý lúc nào cũng có thể xảy ra.

Chủ động phòng bệnh dễ dàng từ khuyến cáo của chuyên gia

Để giúp bé ít ốm vặt, phát triển thể chất tốt, các chuyên gia khuyên mẹ nên bổ sung cho trẻ một chế độ ăn uống đa dạng, đủ chất, cân đối cũng bổ sung các vi chất quan trọng phù hợp với tình trạng thực tế của con.

  • Về dinh dưỡng từ thực phẩm: Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ theo yêu cầu khuyến nghị sẽ giúp cho hệ miễn dịch hoạt động tốt, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Với cách này, bố mẹ cần lựa chọn và chế biến đủ 8 nhóm thực phẩm bao gồm: bột đường (gạo, mỳ, bánh mỳ); đạm (thịt, cá trứng sữa, đậu đỗ); rau xanh (2 nhóm: rau màu xanh thẫm, củ quả vàng và một số loại rau khác); chất béo…

vòng xoắn bệnh lý 1

  • Ở những trẻ có nguy cơ cao, ngoài đảm bảo dinh dưỡng, việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng như vitamin D, kẽm, canxi… cũng đặc biệt quan trọng.

Gần đây các nhà khoa học đã tìm ra nhóm dưỡng chất tăng cường sức đề kháng với Immune alpha được chiết suất từ thành của nấm men và Colustrum (sữa non) giúp kích thích tạo ra và nuôi dưỡng các tế bào miễn dịch tại đường ruột. Bên cạnh đó, bộ 3 dưỡng chất gồm vitamin D3, MK7, canxi nano còn có tác động tích cực trong việc bổ sung, vận chuyển canxi đến tổ chức xương, giúp canxi lắng đọng ở mô mềm được luân chuyển đến đúng vị trí, hỗ trợ trẻ phát triển chiều cao, xương và răng chắc khỏe. Thật may những dưỡng chất cần thiết này đều có trong Pre – Vipteen 2 – thực phẩm chức năng giúp tăng sức đề kháng, giảm ốm vặt cho trẻ.

Pre – Vipteen 2 dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, hỗ trợ bổ sung canxi và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát triển chiều cao, giúp xương và răng phát triển chắc khỏe cho trẻ em đang phát triển. Đặc biệt cho các trẻ hay ốm vặt hoặc mắc một số bệnh mãn tính, các bệnh đường hô hấp trên cần phải tăng cường sức đề kháng và sức khỏe toàn diện. Ngoài ra, magie, kẽm trong Pre – Vipteen 2 còn cần thiết cho sự trao đổi chất, DHA, Axit Folic hỗ trợ phát triển trí não, Immune alpha tăng cường sức đề kháng và bổ sung kháng thể từ sữa non.

  • Ngoài khả năng miễn dịch, tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa còn là biện pháp hữu hiệu để giúp con dự phòng và thoát khỏi vòng xoắn bệnh lý.

Dưới 2 tuổi là thời điểm hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện khiến trẻ dễ gặp phải các vấn đề rối loạn tiêu hóa. Để khắc phục tình trạng này, mẹ cần tăng số lượng đội quân lợi khuẩn (Probiotics) và chất xơ hòa tan (Prebiotics) trong niêm mạc ruột để có thể cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp hỗ trợ kích thích quá trình tiêu hóa, phân giải thức ăn và tăng cường hấp thu dưỡng chất cho trẻ.

Với men vi sinh Golden Lab, mẹ có thể tìm thấy cả Probiotics và Prebiotics giúp hỗ trợ trẻ ăn ngon miệng, tăng hấp thu dưỡng chất. Golden Lab được phân lập từ Kim chi Hàn quốc và chất xơ hòa tan, đặc biệt được bào chế theo công nghệ bao kép Lab2Pro giúp các lợi khuẩn không bịtác động bởi môi trường hay dịch vị axit dạ dày, dịch mật trong quá trình bảo quản và sử dụng giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng hấp thu dưỡng chất.

Sản phẩm Công dụng

Pre-Vipteen 2

  • Bộ ba dưỡng chất Canxi nano, D3, MK7 giúp bổ sung Canxi, vận chuyển Canxi vào tận xương và răng. Phát triển chiều cao, giúp xương và răng phát triển chắc khỏe. Điều trị còi xương, chậm lớn.
  • Nhóm dưỡng chất tăng cường sức đề kháng với Immune alpha, Colustrum (sữa non) giúp kích thích tạo ra và nuôi dưỡng các tế bào miễn dịch tại đường ruột, giúp trẻ có hệ đề kháng khoẻ mạnh.

Golden Lab

  • Men vi sinh Golden Lab chứa cả 2 loại Probiotics và Prebiotics giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng hấp thu dưỡng chất. Men vi sinh phân lập từ Kim chi Hàn Quốc, nguồn gốc tự nhiên, an toàn cho bé.
  • Bào chế theo công nghệ bao kép Lab2Pro giúp các lợi khuẩn không bị tác động bởi môi trường hay dịch vị axit dạ dày, dịch mật trong quá trình bảo quản và sử dụng.

Liên hệ: 1900 1259 (giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi về hòm thư: [email protected] để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho trẻ tiểu học Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Những món ăn dinh dưỡng không thể thiếu cho trẻ trong mùa thi cử

Mùa thi cử của con cũng chính là mùa lo lắng của bố mẹ. Ăn gì để tăng cường trí nhớ, ăn gì để bổ mắt luôn là “từ khóa” được nhiều mẹ tìm kiếm trong khoảng thời gian này. Vậy món ăn dinh dưỡng nào nên có trong thực đơn của con trong giai đoạn này?

Món ăn dinh dưỡng 1
Chú ý đến món ăn dinh dưỡng cho trẻ trong mùa thi giúp trẻ có được trạng thái, sức khỏe tốt nhất

Ăn gì để tăng cường trí nhớ cho trẻ?

Đó chính là những món ăn hỗ trợ triệt để cho sức khỏe của bộ não. Bởi đây chính là giai đoạn bộ não hoạt động mạnh mẽ nhất, liên tục nhất để ghi nhớ những kiến thức mà con đã học. Vì vậy, những thức ăn bổ não mẹ nên ghi nhớ, đó là:

Dầu cá

Cá hồi, cá mòi và cá thu là những loại cá khỏe mạnh nhất, vì chúng chứa nhiều protein và omega 3 – những dưỡng chất quan trọng để giữ cho não hoạt động tốt.

Mẹ có thể thêm vào thực đơn của trẻ món cá hồi bơ tỏi hoặc món cá mòi nướng thơm ngon. Hai món này có thể kết hợp cùng cơm hay bánh mì đều phù hợp. Nếu lựa chọn bánh mì, mẹ nên chọn loại nguyên hạt để giúp trẻ có được đầy đủ chất đạm, tinh bột, vitamin và protein.

Trứng

trứng - món ăn dinh dưỡng cho trẻ
Trứng luôn có mặt trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ

Trứng là một trong những thực phẩm đa năng nhất trong tất cả những loại thực phẩm. Thực phẩm này dù nấu dưới hình thức chiên, luộc hoặc muối cũng luôn lành mạnh và tốt cho não.

Trứng cũng là một cách tuyệt vời để bắt đầu ngày mới bởi nó sẽ mang đến cho bao tử của trẻ cảm giác no đủ hơn so với các loại ngũ cốc có đường hoặc bánh ngọt.

Trong một quả trứng có chứa các chất dinh dưỡng quan trọng, 6g protein, vitamin B12 (giúp chuyển đổi glucose thành năng lượng) và ít hơn 100 calo (tùy vào cách nấu).

Rau lá xanh đậm

Cải nhúng, cải cầu vồng, cải bó xôi, bông cải xanh chính là thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong thực đơn món ăn dinh dưỡng cho mùa thi của trẻ. Bởi đây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào, hữu ích cho bộ não.

Tất cả các loại rau lá có màu xanh đậm đều hàm chứa lượng vitamin K cao, giúp tăng cường khả năng nhận thức và trí nhớ bên cạnh các hợp chất nitrat và các chất chống oxy hóa tự nhiên.

Trẻ cũng sẽ nhận được một lượng không nhỏ B6 và B12 (có liên quan đến sự tỉnh táo và trí nhớ) từ những loại rau này.

Bơ đậu phộng

Nhiều người cho rằng bơ đậu phộng là thực phẩm không lành mạnh, thậm chí có thể gây dị ứng cho trẻ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chất béo có trong loại thực phẩm này thuộc nhóm chất béo lành mạnh và hàm chứa hàm lượng đạm khá cao cho từng khẩu phần.

Không chỉ phát huy công dụng cho bộ não, chỉ cần một hàm lượng nhỏ cũng giúp duy trì cảm giác no đủ trong một thời gian dài. Nếu muốn mang đến cho trẻ món ăn nhẹ vào buổi sáng thay cho trứng, hãy trộn bơ đậu vào món ăn. Điều này sẽ mang đến trẻ một hương vị thơm ngon cho ngày “căng não”.

Bên cạnh đó, các loại quả hạt cũng là thức ăn rất tốt cho não. Bạn nên trang bị những gói hạt nhỏ trong cặp sách của trẻ để chúng kịp thời nạp năng lượng cho những môn thi tiếp theo.

Trái cây tươi

trái cây tươi cung cấp dinh dưỡng cho trẻ
Trái cây tươi cung cấp nguồn vitamin hữu ích cho não và đôi mắt của trẻ

Nếu bạn muốn con thu nạp đường lành mạnh, chất ngọt tự nhiên trong hoa quả tươi sẽ hữu ích hơn nhiều so với thanh chocolate ngọt ngào. Các trái cây có màu đậm, chẳng hạn như quả lựu, dưa hấu, quả việt quất… thường chứa nhiều chất chống oxy hóa.

Tuy nhiên, dù ăn bất cứ loại quả nào (chuối, cam, dưa…) trẻ cũng đều nhận được những dưỡng chất hữu ích không chỉ cho bộ não mà còn cho sức khỏe tổng thể của trẻ.

Mẹ cũng cần chú ý đến vấn đề: ăn gì bổ mắt?

Điều này đặc biệt quan trọng với những đứa trẻ bị những bệnh về mắt, điển hình là cận thị. Có một tin vui cho mẹ, tất cả những thực phẩm như cá, trứng, cải nhúng nằm trong danh sách thực phẩm tốt cho não cũng đồng thời bổ dưỡng cho cả mắt.

Mẹ chỉ cần thêm một vài thực phẩm sau vào danh sách những món ăn dinh dưỡng cho con yêu trong mùa thi cử là đủ:

Hạnh nhân

hạnh nhân
Hạnh nhân và những loại hạt thường chứa nguồn vitamin e phong phú giúp duy trì sức khỏe đôi mắt

Cũng như những loại hạt khác (hạt hướng dương, hạt dẻ và đậu phộng), hạnh nhân chứa vitamin E – bảo vệ mắt chống lại các phân tử không ổn định hướng tới các mô khỏe mạnh.

Bạn nên cho trẻ thu nạp khoảng 22IU, hoặc 15mg vitamin E mỗi ngày. Một phần của hạnh nhân là khoảng 23 hạt, hoặc 1/4 chén (chứa 11IU).

Bạn có thể chế biến hạnh nhân thành món ăn nhẹ bất cứ lúc nào bằng cách cho vào sữa chua, ngũ cốc ăn sáng, hoặc món xà lách. Chỉ cần chú ý kích thước của hạt và số lượng tiêu thụ. Bởi trong hạnh nhân có hàm lượng calo cao, vì vậy bạn có thể cho trẻ ăn khoảng 1 đến 2 phần mỗi ngày.

Sữa

Các sản phẩm từ sữa như sữa tươi và sữa chua rất tốt cho mắt. Chúng chứa vitamin A và cả khoáng chất kẽm. Vitamin A bảo vệ giác mạc trong khi kẽm giúp vận chuyển vitamin này từ gan đến mắt. Sữa từ bò ăn cỏ cung cấp nhiều lợi ích nhất.

Bạn nên bổ sung sữa cho trẻ mỗi ngày, uống một ly sữa sau bữa ăn hoặc dùng cùng ngũ cốc ăn sáng. Sữa chua là một lựa chọn lành mạnh cho bữa sáng hoặc là một bữa ăn nhẹ của trẻ.

Cà rốt

Cà rốt luôn được xem là thực phẩm vàng cho đôi mắt
Cà rốt luôn được xem là thực phẩm vàng cho đôi mắt

Giống như lòng đỏ trứng, cà rốt cũng hàm chứa vitamin A và beta carotene – những chất hữu ích cho võng mạc, ngăn ngừa nhiễm trùng mắt và các bệnh về mắt nghiêm trọng khác.

Bạn có thể chế biến cà rốt thành món ăn (hầm, súp cà rốt…) hoặc chế biến món nước uống (nước ép cà rốt, sinh tố…) để cung cấp chất dinh dưỡng hữu ích cho đôi mắt của trẻ.

Hãy chú trọng hơn những món ăn dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn trẻ phải chạy đua với thời gian, thu nạp kiến thức để có những số điểm tốt. Chúc mẹ luôn sáng suốt và chúc bé thi vượt qua kỳ thi thật xuất sắc.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho trẻ tiểu học Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Những món ăn vặt cổng trường: Ngon nhưng độc hại

Chỉ cần hỏi một số học sinh, trong vòng 1 phút trẻ có thể cho bạn hàng loạt các món ăn vặt được bày bán trước cổng trường tiểu học: Xúc xích nướng, bánh tráng trộn, trà sữa trân châu, bắp rang bơ… với giá chỉ trên dưới 10.000 đồng. Những món ngon đường phố tuy ngon, ăn là nghiền nhưng tác hại đến sức khỏe cũng không nhỏ. Dưới đây là một số món trẻ cần tránh:

Đồ ăn cổng trường độc hại: Xúc xích

Không biết từ bao giờ đây đã là món ăn đường phố được nhiều trẻ Việt yêu thích. Từ nhà ra phố, từ quán ăn tới gánh rong ven đường đều bày bán xúc xích. Giống nhau về hình dáng và cách chế biến nhưng khác hoàn toàn về giá cả. Một cây xúc xích ở cổng trường chỉ có giá vài ngàn được chế biến từ nguyên liệu như thế nào ngay cả người bán đôi khi cũng không biết.

Xúc xích lề đường, rẻ, tiện nhưng không lợi
Xúc xích lề đường, rẻ, tiện nhưng không lợi

Xúc xích giàu năng lượng nhưng lại rất ít dinh dưỡng, không có lợi cho sức khỏe trong quá trình phát triển của trẻ. Vì trong xúc xích có hóa chất, chất phụ gia, chất bảo quản rất nhiều, buộc gan phải hoạt động rất nhiều lần để giải độc cho cơ thể. Chưa kể đến xúc xích được bán rong có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, được chế biến từ thịt ôi thiu dễ gây ngộ độc thực phẩm.

Bánh Snack (bim bim)

Bất kỳ ở đâu, trong trường, trên xe máy hay ở nơi vui chơi công cộng món ăn vặt này cũng được tất cả trẻ em yêu thích. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tính toán rằng: Nếu mỗi ngày ăn một gói bim bim thì trung bình một năm, cơ thể trẻ sẽ tồn tại thêm 5 lít dầu. Các chất béo chuyển hóa, muối, chất phụ gia… có trong snack dễ khiến thận bị quá tải, tim làm việc quá sức, trẻ dễ bị sâu răng, béo phì, lười ăn…

Ăn vặt cổng trường: Thịt bò cay siêu rẻ

Có những loại thịt bò cay cay, ngọt ngọt được bán với giá: 3 000 – 5.000 đồng. Làm một phép so sánh giản đơn nhất giá thịt bò Việt bán ở chợ tính từng lạng cũng trên 20.000 đồng thì chắc chắn nguyên liệu trong các gói bò kia không thể là bò.

Và Cục Quản lý nông, lâm, thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) đã đưa ra bản kết luận về các loại sản phẩm bò thơm cay này: Theo kết quả kiểm nghiệm, sản phẩm sườn bò này không có thịt nói chung và thịt bò nói riêng. Thành phần chính được ghi trên nhãn gồm bột mỳ, nước, dầu thực vật, đường, muối, ớt, bột gia vị, mỳ chính và phụ gia hương liệu.

Xí muội, ô mai không rõ nguồn gốc xuất xứ

Nếu các học sinh nam mê xúc xích thì nhiều bạn gái mê ô mai, xí muội được đóng gói nhỏ hoặc bán riêng lẻ mà không ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ. Khi kiểm nghiệm, các cơ quan chức năng liên quan cũng đã đưa công bố những loại sản phẩm có chứa chất cấm cyclamate và đường saccharin với hàm lượng vượt hơn 31 lần so với tiêu chuẩn của Việt Nam. Chất cyclamate được biết đến có thể gây ung thư gan, thận, phổi và tiểu đường.

Trà sữa trân châu

Trong danh sách các món ăn đường phố trước cổng trường cũng không thể không kể tên trà sữa trân châu. Thức uống này từ khi du nhập vào Việt Nam, đã tạo nên “cơn sốt” ở mọi tầng lớp không riêng gì trẻ tiểu học.

ăn vặt
Trà sữa là món ăn vặt yêu thích và phổ biến ở học đường song lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe của trẻ

Tuy nhiên, ly trà sữa 10.000 – 12.000 đồng lại không chứa sữa cũng không có trà. Thành phần của nó đa phần là kem béo pha lẫn với bột “trà” cùng với các chất phụ gia khác như hương liệu tinh dầu thơm, bột pha màu.

Không những không có chất dinh dưỡng mà món ăn vặt này chứa một lượng đường, chất béo bão hòa và acid béo chuyển hóa lớn, những thành phần này đều rất không tốt cho sức khỏe.

Đừng vì sự yêu thích hay đòi hòi của trẻ mà cho trẻ thưởng thức các món ăn vặt không rõ nguồn gốc ở trước cổng trường. Tác hại có thể không thấy ngay nhưng khi phát tác ngay cả bác sĩ cũng có thể “từ chối”.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho trẻ tiểu học Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Mách mẹ cách chuẩn bị bữa phụ buổi chiều cho bé

>> Thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm

>> Dinh dưỡng cho bé khỏe mạnh

Bữa phụ không phải là ăn vặt

Đừng lầm lẫn bữa phụ với một vài miếng snack hay bánh quy. Bữa phụ cần phong phú về dinh dưỡng hơn nhưng đảm bảo số lượng không quá nhiều khiến bé no ngang và không ăn được bữa tối.

Một số gợi ý hay cho bữa phụ sau giờ học là trứng gà, các loại hạt như đậu hà lan, đậu phộng, hạnh nhân, bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt kèm theo một ít sữa hay nước ép.

Nếu con của bạn thích đồ ăn ngọt, hãy tìm những lựa chọn thay thế, có thể là những món ngọt có giá trị dinh dưỡng như bánh yến mạch, những que bánh làm từ lúa mạch, hoặc quả đào chín…

Không nên cấm con bạn ăn bánh snack hay bánh quy, chỉ là hạn chế chúng đến mức tối đa có thể. Đôi lúc, chính bạn cũng không thể đảm bảo mình đủ thời gian để làm một bữa nhẹ cho bé, nên có một ít bánh cookies hay bánh xốp trong bếp cũng không phải là ngày tận thế.

 

Bữa ăn dinh dưỡng buổi chiều
Những gợi ý cho một bữa ăn dinh dưỡng buổi chiều

Đặt ở một nơi dễ thấy

Thật lý tưởng khi dành riêng một vị trí trong tủ lạnh để hay trên bàn trong nhà bếp cho những món ăn nhẹ. Trẻ sẽ tự biết thức ăn ở đâu và bớt đi quanh quẩn trong bếp.

Lên kế hoạch trước

Chuẩn bị thêm một bữa ăn dù nhỏ và đơn giản cũng sẽ khiến bạn mất thêm thời gian, nên tốt nhất, hãy chuẩn bị một danh sách các món bạn sẽ làm.

Cho phép bé con lên kế hoạch và chọn lựa bữa ăn nhẹ cho mình khi đi mua sắm cùng bạn. Điều này giúp cho bé biết được thứ gì làm nên những bữa ăn ngon miệng đó và cả cho bé một chút sự tự lập nữa.

Ngoài những bí quyết trên, bạn cũng cần chú ý đến số lượng đồ ăn. Một lượng đồ ăn vừa phải, hợp lý sẽ giúp bé bớt mệt mỏi, đồng thời vẫn đảm bảo cho một bữa tối đầm ấm của cả gia đình.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho trẻ tiểu học Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 4- 8 tuổi

Trẻ em ở độ tuổi từ 4 đến 8 cần nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ ở cả 5 nhóm dinh dưỡng. Lượng thực phẩm tiêu thụ sẽ tuỳ thuộc vào thể trạng và mức độ hoạt động của mỗi trẻ. Trong thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày, trẻ nên có một phần trái cây, bốn phần rau củ, một đến hai phần sữa, bốn phần bánh mì, ngũ cốc hoặc cơm và một phần thịt, cá.

Các em cần uống nhiều nước lọc để đảm bảo sức khoẻ và giải khát tốt nhất, đặc biệt vào những ngày nóng nực hay khi hoạt động ra nhiều mồ hôi. Tránh các loại nước ngọt, nước trái cây, nước và sữa pha hương liệu, nước uống thể thao và nước tăng lực.

Gợi ý thực đơn dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ:

Nhóm thực phẩm: Trái cây, rau củ, ngũ cốc và cơm

Trái cây: Một khẩu phần gồm 1 trái táo hay chuối, cam, lê hoặc 2 trái mận hay kiwi , mơ hoặc 1 chén trái cây đóng hộp xắt miếng không đường.

tre tu 4- 8 tuoi 1
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện hơn.

Rau củ: Một khẩu phần bằng nửa củ: khoai tây, khoai lang, bắp hoặc nửa chén rau bông cải xanh, cải bó xôi, cà rốt, bí đỏ đã qua chế biến hoặc 1 chén xà lách hay rau lá xanh; hoặc nửa chén đậu (khô hay đóng hộp) đã qua chế biến.

Ngũ cốc và cơm: Một khẩu phần gồm 1 lát bánh mì hoặc nửa chén cơm, nui, mì hoặc nửa chén cháo hoặc 2/3 chén ngũ cốc lúa mì hoặc 1 bánh bông lan.

>>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bé: Chất béo

Nhóm thực phẩm: Sữa, đạm và một số thức ăn hạn chế

Sữa: Một khẩu phần bằng 1 ly 250ml sữa ít béo hoặc sữa đậu nành bổ sung canxi hoặc 2 lát phô mai hoặc 3/4 ly khoảng 200g yaourt hoặc nửa chén phô mai mềm.

Thịt, cá, trứng, đậu hạt: Một khẩu phần gồm 65g thịt bò nạc, cừu, bê, heo đã qua chế biến, một tuần chỉ nên ăn tối đa 455g hoặc 80g thịt gà nạc đã qua chế biến hoặc 100g phi lê cá hoặc 170g đậu hũ hoặc 2 cái trứng hoặc 30g đậu phộng, hạnh nhân, hạt hướng dương.

Các loại thực phẩm hạn chế: Không nên ăn thực phẩm có chất béo cao, nhiều đường và muối như bánh ngọt, bánh quy, bánh xốp và đồ chiên. Có thể dùng một lượng nhỏ từ 7-10g dầu, bơ chưa bão hoà để nấu ăn.

MarryBaby