Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

8 cách tăng chiều cao cho trẻ 10 tuổi

Cách tăng chiều cao cho trẻ 10 tuổi là điều cha mẹ có con phát triển ở giai đoạn này luôn quan tâm. Để con cao lớn tối ưu như mong muốn, bạn cần để ý nhiều hơn đến chế độ ăn và việc tập luyện thể thao của trẻ trong cuộc sống hàng ngày.

 

Không có bí quyết nào giúp con trẻ tăng chiều cao vượt bậc chỉ trong một đêm. Trên thị trường online có nhiều loại thuốc được quảng cáo rầm rộ nói về việc phát triển chiều cao cho bé chỉ trong một thời gian ngắn. Song điều này thật không đáng tin vì chưa có nhiều tác dụng thực tế.

Ngược lại, việc sử dụng những loại thuốc không kê đơn và không đảm bảo có thể dẫn tới ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Thậm chí, việc này còn có thể ngăn cản sự phát triển tự nhiên của các bé nữa. Do đó, phụ huynh cần cẩn trọng khi cho con sử dụng các loại thuốc/ thực phẩm bổ sung, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng nhé!

Khi trẻ mới 10 tuổi, quá trình tăng chiều cao sẽ vẫn còn dễ dàng. Quá trình này cần bạn và con kiên trì, nỗ lực thực hiện các cách tăng chiều cao cho trẻ 10 tuổi trong một thời gian dài để thấy kết quả cuối cùng. Do đó, đừng quá nôn nóng, hãy nhớ rằng “dục tốc, bất đạt”, bạn nhé. Hãy cùng Marry Baby điểm qua những cách làm sau đây để giúp con tăng trưởng chiều cao tốt nhất.

1. Cách tăng chiều cao cho trẻ 10 tuổi: Chế độ ăn cân bằng

Bước đầu tiên để có chiều cao tối ưu chính là áp dụng chế độ ăn cân bằng. Nếu muốn có thân hình cao lớn khi trưởng thành thì bây giờ các bé phải tránh xa những thực phẩm như burger, nước ngọt và khoai tây chiên. Thay vì để con bị các loại thức ăn vặt thiếu dưỡng chất, vitamin…, bạn nên hướng trẻ sang chế độ ăn uống khoa học, cần đủ protein, chất béo, carbohydrate… Chế độ ăn uống đúng không chỉ giúp con phát triển nhanh mà còn có cơ thể khỏe mạnh.

Vì đang ở độ tuổi phát triển cần đầy đủ các dưỡng chất nên con không phải kiêng khem quá mức. Các con có thể ăn đủ các món trong chừng mực và tuyệt đối không ăn những thực phẩm có chứa carbohydrate và chất béo cùng một lúc. Ngoài ra, trẻ cũng cần tránh xa các loại carbohydrate đơn có trong bánh, kẹo, pizza, nước có gas và bánh ngọt.

Việc cung cấp cho cơ thể đầy đủ protein nạc (thịt gia cầm trắng, đậu nành, sữa và các chế phẩm từ sữa…) là một phần cơ bản của chế độ ăn uống lành mạnh. Những protein nạc này sẽ giúp các con xây dựng cơ bắp, tăng cường xương và kích thích cơ thể phát triển.

Ngoài ra để phát triển chiều cao, trẻ cũng cần phải bổ sung thức ăn có nhiều vitamin D và canxi. Các loại rau màu xanh và các chế phẩm từ sữa là những nguồn thực phẩm cung cấp lượng canxi dồi dào cho cơ thể. Bên cạnh đó, kẽm (có nhiều trong mầm lúa mì, hạt bí, đậu phộng, cua và bí ngô…) cũng là một chất cần thiết trong việc kích thích cơ thể tăng trưởng.

2. Cách tăng chiều cao cho trẻ 10 tuổi: Bài tập kéo dãn cơ thể

Các bài tập kéo dãn cơ thể là một trong những cách hiệu quả nhất để tăng chiều cao cho con. Các bài tập này thường rất đơn giản và dễ thực hiện nên các bé có thể tập mỗi ngày và tập bất kỳ khi nào bé muốn.

Bài tập đầu tiên và dễ dàng nhất là bé đứng dựa lưng vào tường. Các bé giơ hai tay lên đầu và cố gắng vươn tay xa nhất có thể để kéo dãn phần cánh tay và lưng trên. Lúc này hai bàn chân bé cố định trên mặt đất, không cần nhón chân. Kế tiếp, bé ngồi xổm xuống, đầu ngón chân nhón. Động tác này sẽ giúp bé kéo căng các cơ ở chân. Bài tập này có thể thực hiện 10 lần mỗi ngày.

Một bài tập khác mà bạn có thể hướng dẫn con tập là để bé ngồi trên sàn, hai chân tách ra với độ rộng ngang vai. Bé cong eo, gập người lại, đưa tay về phía trước, duỗi người sao cho các ngón tay chạm được ngón chân bên trái. Sau đó thì bé quay lại vị trí ban đầu và lặp lại để ngón tay chạm ngón chân bên phải. Các con có thể thực hiện mỗi bên chân 4 lần như vậy mỗi ngày. Bài tập này giúp kéo dài cột sống của trẻ, đồng thời giúp cải thiện tư thế, tránh những ảnh hưởng xấu lên cột sống của các con.

3. Bài tập đu xà ngang

Bài tập đu xà có hiệu quả tốt trong việc kéo dài và duỗi thẳng cột sống của con. Đây cũng là một bài tập tuyệt vời để thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ thể. Do đó, bạn nên khuyến khích con trẻ tập bài tập này. Nếu trong nhà không có xà ngang để chơi thì các bé hoàn toàn có thể đến công viên chơi cùng bạn bè. Việc chơi cùng các trẻ khác như vậy càng làm cho trẻ thêm hứng thú, yêu thích chơi bộ môn này và tập luyện thường xuyên hơn.

4. Cách tăng chiều cao cho trẻ em 10 tuổi: Bài tập yoga

Các bài tập yoga như Surya Namaskar (tư thế chào mặt trời) rất có ích trong việc giúp tăng chiều cao của trẻ. Các tư thế trong bài tập này cho phép cơ thể được kéo dãn hoàn toàn, do đó kích thích phát triển chiều cao. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu bài tập, hãy đảm bảo các con đã biết hít thở đúng cách trong yoga để tối ưu hóa hiệu quả của bài tập.

Ngoài ra, bạn cũng có thể xem xét Chakrasana (tư thế bánh xe), một bài tập yoga khác có tác dụng giúp con bạn kéo dài toàn bộ cơ thể. Để bắt đầu bài tập, bé cần nằm ngửa trên thảm tập, hai chân cách xa nhau với khoảng cách rộng bằng vai. Từ từ cong hai đầu gối, đẩy hông và mông lên cao. Hai tay chống ngang vai, cong khuỷu tay và nâng vai lên cao. Cả cơ thể lúc này tạo thành chữ U. Các con cố gắng giữ ở tư thế này càng lâu càng tốt. Sau đó từ từ hạ cơ thể xuống, trở về tư thế ban đầu.

5. Cách tăng chiều cao cho trẻ 10 tuổi: Nhảy dây

Nhảy dây là hoạt động mà các trẻ em rất yêu thích. Bạn có thể khuyến khích các con tập luyện bài tập này thường xuyên để giúp phát triển chiều cao. Khi nhảy dây, cơ thể của con được kéo căng, tất cả các bộ phận đều phải phối hợp với nhau. Ngoài ra, việc nhún nhảy liên tục sẽ tác động tới sụn khớp và xương, giúp chúng phát triển tốt. Như vậy, cơ thể con sẽ cao hơn.

6. Cách tăng chiều cao cho trẻ em 10 tuổi: Chạy bộ

Chạy bộ là bài tập hữu ích, không chỉ cho trẻ con mà còn cả cho người lớn. Để con trẻ phát triển cao hơn, bạn hãy khuyến khích con chạy bộ mỗi ngày. Bạn cũng có thể đồng hành cùng con để có những trải nghiệm vui vẻ cũng như thắt chặt hơn tình cảm gia đình.

7. Cách tăng chiều cao cho trẻ em 10 tuổi: Bơi lội

Bơi lội cũng là một bài tập tuyệt vời để giúp trẻ phát triển chiều cao. Ngoài ra, bài tập này còn giúp bé vận động toàn cơ thể, thông qua đó, giúp gia tăng sức bền và sự khỏe mạnh của cơ thể.

8. Mang tạ mắt cá chân

Đây là một bài tập khác rất hữu ích trong việc giúp tăng chiều cao cho trẻ 10 tuổi. Mục đích của bài tập này là kéo dài phần thân dưới của cơ thể. Sụn giữa hai đầu gối chịu tác động liên tục và kéo dài ra, giúp con bạn cao hơn.

Để thực hiện bài tập này, bé chỉ cần đeo tạ hoặc bao cát xung quanh hai mắt cá chân và thực hiện các động tác co duỗi. Hãy sử dụng tạ hoặc bao cát có trọng lượng nhỏ khi mới bắt đầu bài tập. Trọng lượng tạ có thể được tăng dần khi bé đã quen với bài tập. Đừng bắt đầu với trọng lượng quá lớn vì có thể gây chấn thương cho bé.

Chiều cao của con trẻ là một trong những vấn đề mà các bậc phụ huynh vô cùng quan tâm. Ở một mức độ nào đó thì chiều cao cũng là một loại thước đo cho thấy sự khỏe mạnh của con trẻ. Tuy nhiên, quá trình giúp con cao lớn và trưởng thành cần nhiều thời gian và sự kiên trì. Khi các bé 10 tuổi, đây là giai đoạn tốt để con tích lũy sức bật và phát triển vượt trội ở những năm kế tiếp. Cha mẹ hãy làm theo 8 hướng dẫn trên để giúp con có chiều cao tốt nhất nhé.

Thùy Trang 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho trẻ tiểu học Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Thực đơn bữa trưa đến trường dành riêng cho bé “ghiền” đồ Âu

Thực đơn bữa trưa cho trẻ đi học

Đắt đỏ, không đảm bảo vệ sinh, không hợp khẩu vị… là những cụm từ xuất hiện trong đầu nhiều bà mẹ khi nghĩ đến bữa ăn trưa của con ở căn tin hay hàng quán trước cổng trường. Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, bạn có thể tự chuẩn bị những hộp cơm trưa xinh xắn cho con mang theo đi học. Nếu chưa có ý tưởng gì, mời bạn tham khảo qua thực đơn bữa trưa của Marry Baby nhé!

Tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng là nguyên nhân khiến trẻ khó tập trung, học hành kém hiệu quả. Do vậy để tránh điều này xảy ra, mẹ cần chú trọng hơn nữa đến chất lượng bữa ăn của con, nhất là khâu chuẩn bị cơm trưa cho bé ở trường nếu mẹ không đăng ký cho con ăn trưa tại trường cùng các bạn.

Ngoài những món Việt thuần túy, thỉnh thoảng bạn cũng nên thay đổi khẩu vị cho bé bằng thực đơn bữa trưa kiểu Âu hấp dẫn. Chắc chắn rằng những gợi ý dưới đây sẽ làm “thỏa mãn” vị giác của trẻ.

5 ý tưởng về thực đơn bữa trưa lành mạnh cho trẻ

Hẳn nhiều mẹ cũng ngại chuẩn bị cơm trưa cho con vì không có nhiều thời gian. Tuy nhiên, với những món ăn dưới đây, bạn chỉ cần mất chưa đầy 30 phút là đã có ngay bữa trưa cho trẻ vừa ngon vừa đủ chất. Điều thú vị là các món ăn này thích hợp với trẻ ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ lớn nữa đấy!

1. Sandwich giăm bông thịt gà − thực đơn bữa trưa cho những ngày bận rộn

thực đơn bữa trưa cho trẻ đi học bánh sandwich

Sandwich là lựa chọn an toàn cho bạn khi không có thời gian nấu nướng các món cầu kỳ. Hơn nữa, bạn có thể tùy ý biến tấu sandwich thành món ăn chay hay mặn đều được. Dẫu được xếp vào nhóm thức ăn nhanh (fast food) nhưng món ăn này vẫn cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho cơ thể.

Thay vì làm ra những chiếc bánh kẹp ngồn ngộn thịt chỉ trông đã ngấy, mẹ có thể khơi dậy “cơn thèm ăn” của trẻ bằng việc sáng tạo ra những cách trang trí ngộ nghĩnh.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Gà luộc, giăm bông đã thái lát sẵn từ trước (mỗi loại khoảng 200 – 300 gram)
  • 2 – 3 lát sandwich nướng
  • Rau quả thái lát (có thể dùng hành tây, dưa chuột, cà rốt, cà chua tùy chọn)
  • Một thìa cà phê bơ
  • 2 miếng phô mai
  • Sốt mayonnaise (không bắt buộc)
  • Hạt tiêu xay (không bắt buộc)
  • Muối.

Cách thực hiện

Đầu tiên, bạn phết bơ đều vào mặt trong 2 lát sandwich. Sau đó, bạn cho một lát phô mai để làm nhân ở giữa, rồi thêm thịt gà, giăm bông cùng các loại rau quả. Trường hợp nếu trẻ ăn chay, các mẹ không cần cho thịt.

Để thêm phần hương vị, mẹ đừng quên cho vào một ít sốt mayonnaise. Chỉ một vài bước đơn giản và mẹ đã có ngay bữa ăn trưa nhanh gọn, đủ chất cho trẻ.

2. Gà bít tết món ăn trưa hấp dẫn không thể chối từ

gà bít tết ăn kèm rau củ

Thịt gà là một trong những món ăn trưa khoái khẩu của trẻ. Đặc biệt, những món chế biến từ gà lại rất giàu protein và tốt cho sức khỏe. Trong đó, ức và thịt đùi gà là hai bộ phận giàu dinh dưỡng mà mẹ nên cho trẻ ăn.

Mặt khác, việc kết hợp thêm các loại rau, đậu sẽ giúp trẻ bớt ngấy hơn khi ăn. Hàm lượng cao chất xơ trong các loại thực phẩm này còn mang lại tác dụng phòng ngừa táo bón hiệu quả. Một điểm cộng nữa cho món gà bít tết này là mọi nguyên vật liệu đều có thể chuẩn bị sẵn từ tối hôm trước.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Gà nướng (nên chọn phần ức và lọc bỏ xương)
  • 6 – 7 lát khoai tây luộc
  • Một nắm đậu Hà Lan luộc
  • 4 – 5 lát cà rốt luộc
  • Muối và hạt tiêu để nêm nếm vừa ăn

Cách thực hiện

Ức gà đem nướng trong lò vi sóng hoặc nướng vỉ đều được. Thịt sau khi nướng nên cắt thành từng miếng theo hình khối lập phương để tiện cho trẻ dùng (nhất là với các bé bậc tiểu học) và dễ đặt vào trong hộp cơm trưa hơn.

Bạn xếp đều khoai tây, cà rốt cùng đậu Hà Lan đã luộc sẵn, thái lát vào trong hộp cơm. Bạn có thể thêm một ít muối hoặc tiêu cho vừa ăn. Nếu ở trường có lò vi sóng, bố mẹ hãy hướng dẫn con cách sử dụng thiết bị này để hâm lại thức ăn.

3. Súp bí đỏ thịt bò ngon tuyệt hảo

thực đơn bữa trưa cho trẻ súp bí đỏ

Nếu bạn đang tìm ý tưởng cho thực đơn bữa trưa của trẻ, tại sao không thử làm món súp bí đỏ? Loại rau ăn quả này khá giàu chất chống oxy hóa, beta-carotene có tác dụng phòng ngừa một số bệnh tiềm ẩn.

Không những thế, thịt bò với hàm lượng cao axit amin giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Cũng như gà bít tết, món ăn này khá dễ thực hiện và bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị nguyên liệu từ hôm trước.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 30 – 50 gram thịt bò tùy vào lứa tuổi của bé
  • 20 – 40 gram bí đỏ
  • 1 củ hành nhỏ
  • 1 thìa cà phê bơ
  • 1 thìa cà phê kem tươi
  • Nước xương hầm.

Cách thực hiện

Thịt bò và bí đỏ đem xay nhỏ. Mẹ hãy chuẩn bị chảo và cho bơ vào đun chảy, kế đến thêm hành tây xắt nhỏ xào cho dậy mùi. Cho thịt bò vào đảo cùng với hành một lát rồi mới thêm bí đỏ đã thái nhỏ vào xào tiếp.

Sau khi thịt bò chín, mẹ đổ nước xương hầm xâm xấp mặt rồi đậy nắp chảo đun với lửa vừa cho tới khi thấy bí nở mềm là được. Nấu xong, mẹ cho tất cả vào máy xay sinh tố trộn đều thành hỗn hợp mịn, có thể nêm nếm gia vị lại cho vừa miệng. Công đoạn cuối, mẹ thêm kem tươi, khuấy đều và đun sôi hỗn hợp trong khoảng 20 giây nữa là được.

4. Trứng cuộn kiểu Pháp

trứng cuộn kiểu Pháp

Có lẽ trứng là món mà trẻ không bao giờ biết chán. Điều lôi cuốn trẻ nằm ở việc mẹ có thể dùng trứng để chế biến thành nhiều món khác nhau. Trứng cuộn là món ăn trưa vô cùng dễ làm mà không tốn quá nhiều công sức chuẩn bị.

Trứng cũng là nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho trẻ. Để đỡ ngấy hơn, bạn có thể kết hợp thêm bánh mì hoặc khoai tây nghiền. Thực đơn bữa trưa sẽ vô cùng phong phú nếu mẹ biết cách làm ra nhiều món ngon từ trứng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 2 – 3 quả trứng gà
  • 1 thìa nước tinh khiết
  • 1 nhúm muối ăn
  • Hạt tiêu (tùy ý)

Cách thực hiện

Đầu tiên, bạn đập phần trứng đã chuẩn bị vào bát, thêm nước, muối và tiêu rồi dùng đũa đánh đều trứng. Chuẩn bị một chiếc chảo chuyên rán trứng ốp la, bật lửa to, thêm bơ vào đun chảy và tráng đều khắp mặt chảo.

Khi thấy bơ vàng, bạn cho trứng vào chảo, để yên cho trứng đặc lại, nổi bọt trên bề mặt. Trứng chín khá nhanh nên nếu muốn thêm nhân, mẹ hãy cho ngay vào lúc này. Sau đó, mẹ cầm cán chảo xóc chảo về phía mình liên tục hoặc dùng xẻng nấu ăn gập trứng lại để thành cuộn. Nếu cầm cám chảo xóc, mẹ nên tiếp tục xóc chảo cho đến khi trứng cuộn lại ở cạnh chảo.

5. Mì ống

mì ống rau củ

Sẽ thật thiếu sót nếu không đề cập đến mì ống trong thực đơn bữa trưa cho trẻ đến trường. Điều thú vị trong món ăn này bạn có thể kết hợp nhiều loại rau, củ, quả tốt cho sức khỏe. Nhờ vậy, trẻ sẽ nhận được đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết. Bạn có thể trổ tài làm món ăn này trong dịp trẻ đi học lại sau dịch sắp tới.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Mì ống
  • Cà rốt thái nhỏ, đậu Hà Lan, ớt chuông đã nấu chín (tùy chọn)
  • Trứng cuộn và ức gà luộc
  • 2 – 3 cốc nước
  • Gia vị nêm nếm

Cách thực hiện

Luộc mì trong chảo lớn cho đến khi chín mềm. Phần rau, củ, trứng và thịt gà, mẹ thái miếng vừa ăn rồi cho vào chảo trộn chung với mì đã nấu chín. Trộn đều các thành phần và nêm nếm lại cho vừa khẩu vị. Để hấp dẫn hơn, mẹ có thể trang trí với một ít sốt mayonnaise.

Những điều cần lưu ý khi chuẩn bị thực đơn bữa trưa cho trẻ

Một vài điểm lưu ý nho nhỏ khi làm món ăn trưa cho trẻ bao gồm:

  • Nên sử dụng hộp đựng thức ăn giữ nhiệt để giữ cho món ăn thật thơm ngon. Nhiều mẹ kỹ hơn có thể dùng giấy bạc gói xung quanh hộp.
  • Tránh nấu các món không thể để lâu trong một thời gian dài.
  • Hạn chế làm các món nước, nhiều sốt vì trẻ còn nhỏ không cẩn thận có thể làm bẩn quần áo của mình.
  • Nếu bạn không có thời gian để nấu vào buổi sáng, tốt hơn hết hãy chuẩn bị vào tối hôm trước và bảo quản trong tủ lạnh.
  • Một vài món ăn trưa phải được làm nguội trước khi đặt vào hộp đựng, nếu không chúng có thể nhanh bị hỏng ngay.

Rõ ràng, con đường ngắn nhất để chạm đến trái tim là đi qua chiếc dạ dày. Bạn hãy thể hiện tình yêu với con bằng cách chuẩn bị những món ăn thật ngon từ những gợi ý về thực đơn bữa trưa của Marry Baby nhé!

Marry Baby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Trẻ đi học lại sau dịch, làm thế nào để con có hứng đến trường?

chuẩn bị cho trẻ đi học lại

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán “dài nhất lịch sử” vì dịch bệnh, hẳn là các bé sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong việc bắt nhịp khi trở lại trường. Hiểu được vấn đề này, Marry Baby chia sẻ đến bạn một vài gợi ý nho nhỏ để giúp trẻ đi học lại cảm thấy hứng khởi hơn.

Việc quay trở lại trường dường như là “nỗi ám ảnh” với không ít bé nhỏ. Nhất là ở lứa tuổi mầm non, tiểu học, chỉ mới nghe “sắp phải đi học” là nhiều bé lăn ra ăn vạ, khóc nhè khiến phụ huynh vô cùng mệt mỏi.

Bởi lẽ, việc tách con ra khỏi những hoạt động vui chơi, thư giãn vốn dĩ đã quen thuộc trong suốt hơn 3 tháng qua là điều chẳng dễ dàng gì. Do vậy, để con mau chóng quen với nhịp sinh hoạt mới trong việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ đi học lại, bố mẹ có thể tham khảo qua những lời khuyên sau đây.

Lý giải vì sao trẻ có tâm lý lười đi học lại sau kỳ nghỉ dài

trẻ lười đi học sau dịch

Thật khó để đưa trẻ quay trở lại guồng học tập khi mà những thói quen ở trường dần biến mất để nhường chỗ cho sự tự do vui chơi, không phải thức dậy đúng giờ trong suốt kỳ nghỉ dài. Do vậy, trẻ thường đâm ra chán nản, lười quay trở lại trường học hơn.

Ngoài lý do trên, các chuyên gia tâm lý khi nghiên cứu ở nhóm đối tượng trẻ học mẫu giáo cũng nhận thấy một số bé cảm thấy sợ đến trường vì bị trêu chọc, bị bắt nạt, bỏ rơi… Trẻ lớn hơn nữa thì lại sợ thi cử, sợ những áp lực đến từ giáo viên… Những ngày nghỉ với trẻ dường như là “thiên đường” khi các bé không phải đối mặt với những nỗi lo trên.

Bố mẹ làm gì để “chữa bệnh” lười học của con đây?

Để giúp trẻ lấy lại hứng khởi khi đến trường, điều quan trọng là bố mẹ nên là người bạn đồng hành cùng con, hãy tham gia vào việc chuẩn bị mọi thứ cần thiết cùng trẻ. Một số lời khuyên dưới đây có thể hữu ích với bạn:

1. Giúp trẻ thiết lập lại đồng hồ sinh học

thiết lập lại đồng hồ sinh học giúp trẻ đi học lại dễ hơn

Hơn 3 tháng dài nghỉ học tại nhà để tránh dịch, những thói quen học tập hằng ngày của trẻ cũng đã bị xáo trộn không ít. Cộng thêm với việc đôi khi trẻ được phép thỏa sức thức khuya, dậy muộn, ăn uống không đúng giờ giấc lại khiến bố mẹ thêm vất vả hơn trong việc đốc thúc con đến trường.

Đành rằng việc nuông chiều để con thoải mái trong những ngày nghỉ là điều dễ hiểu nhưng hệ quả của việc này lại khá phiền phức. Để tái lập lại trật tự sinh hoạt như cũ, bạn có thể lên kế hoạch bằng cách:

  • Liệt kê tất cả những công việc phải làm mỗi ngày để chuẩn bị cho trẻ đến trường. Đó có thể là chuẩn bị quần áo, bữa sáng của con, soạn sách vở…
  • Hỏi trẻ về những gì con có thể tự làm được hoặc những khó khăn con đang gặp phải khi phải quay lại trường. Có như vậy, bạn mới dễ dàng sắp xếp thời gian biểu phù hợp.

Vào khoảng 3 – 4 ngày trước khi trẻ đi học lại, bạn nên điều chỉnh nhịp sinh hoạt của con cho phù hợp. Đặc biệt phải quan tâm hơn nữa đến thời gian ngủ của trẻ. Theo đó, trẻ 5 – 13 tuổi nên ngủ khoảng 9 – 11 giờ mỗi ngày, con số này sẽ rơi vào tầm 8 – 10 giờ với trẻ 14 – 17 tuổi. Để thuận tiện hơn, bạn có thể đặt báo thức hoặc giao hẹn thời gian thức dậy trước với con. Điều này sẽ làm cho trẻ không bị bất ngờ trước việc thay đổi thời gian liên tục.

2. Trò chuyện cùng con về chuyện quay trở lại trường

Để xốc lại tinh thần cho trẻ thì không thể thiếu bước chuẩn bị tâm lý. Với các bé nhỏ, bạn hãy tận dụng khoảng thời gian trước khi ngủ để trò chuyện với con. Đây là khoảng thời gian tuyệt vời nhất vì bé sẽ không bị phân tâm bởi bất kỳ điều gì. Chính vì vậy, những tâm tư nguyện vọng của cha mẹ sẽ được bé ghi nhớ dễ hơn.

Một cỗ máy muốn hoạt động trơn tru cũng cần có thời gian khởi động và trẻ con cũng vậy nên bạn hãy từng bước đề cập với con về chuyện sắp quay lại trường học. Bạn có thể gợi lại cho con những kỷ niệm về thầy cô, bạn bè, hỏi bé về những hoạt động yêu thích ở lớp hay gợi cho bé nói về người bạn mà con hay chơi cùng… Với các bé đã lớn hơn một chút, đôi khi bạn cũng nên chia sẻ thêm về những hồi ức ngày còn đi học của mình. Nhờ vậy mà trẻ sẽ dễ cởi mở hơn và bộc bạch nhiều điều mà có lẽ bạn cũng sẽ bất ngờ đấy!

3. Tạo cảm giác trường học là mái nhà thứ 2 dành cho con

mua quần áo cho trẻ đi học lại

Cảm giác thuộc về trường học có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập, cũng như niềm vui của trẻ. Nắm được điều này, các bậc phụ huynh hãy tạo điều kiện cho con bằng cách khéo léo động viên, khuyến khích trẻ đi học lại. Để làm được điều này, có một số mẹo nhỏ mà Marry Baby gợi ý đến bạn như:

  • Chuẩn bị một ít bánh, quà để chia cho các bạn và khuyến khích trẻ kể về quãng thời gian nghỉ lễ của mình.
  • Nếu có điều kiện, hãy mua thêm cho trẻ bộ đồ dùng học tập hay món đồ mà trẻ thích, chẳng hạn như đôi giày mới, chiếc áo khoác đẹp… Điều này sẽ giúp trẻ thêm phần hào hứng muốn đến trường ngay để khoe với bạn bè.
  • Thưởng cho con những món quà nho nhỏ sau những cố gắng học tập của trẻ. Đôi khi bạn chỉ cần nấu món ăn hoặc mua một món đồ chơi mà trẻ thích.

4. Cùng con chuẩn bị bài vở để trở lại trường

Một nỗi lo chung của các bậc phụ huynh là sợ con nghỉ lâu quên hết bài vở, nhất là với các bé còn nhỏ mới học lớp 1. Chính vì vậy, bạn cần lên kế hoạch học tập cụ thể cho trẻ, thường xuyên nhắc nhở con ôn bài đừng để nước đến chân mới nhảy.

Trong giai đoạn này, song song với việc học online (nếu có) bạn vẫn nên hướng dẫn con ôn bài từng ít một. Tuy nhiên, bạn cần tuyệt đối tránh gây áp lực hay bắt bé phải làm nhiều bài tập một lúc. Với những bài tập đã được giao từ trước, bạn hãy khuyến khích con nên làm từ bài dễ nhất hay các môn học mà bé thích trước. Có như vậy, trẻ sẽ không cảm thấy ngán ngẩm với đống bài vở chồng chất. Trường hợp trẻ có điều gì chưa rõ, bạn nên giải thích giúp bé hoặc nhờ đến sự hỗ trợ từ giáo viên.

Để tăng thêm hứng thú học tập, bạn có thể khuyến khích con làm mới bàn học bằng cách lau dọn, sắp xếp lại sách vở và đặt lên đó một vài món đồ mà bé yêu thích. Điều này cũng sẽ tạo không khí mới mẻ, kích thích trẻ muốn “lao” ngay vào bàn học.

5. Đảm bảo con có sức khỏe tốt

chuẩn bị bữa trưa cho trẻ đi học lại

Sau kỳ nghỉ dài được thỏa sức tự do ăn ngủ, khả năng tập trung để tiếp thu bài vở của trẻ cũng giảm đi đáng kể. Vì vậy, sẽ rất khó để trẻ có thể “thu nạp” kiến thức vào đầu ngay được.

Để tránh tình trạng này xảy ra, ngoài việc hỗ trợ con ôn lại kiến thức, làm bài tập về nhà, bạn nên có biện pháp để đảm bảo sức khỏe cho con. Cụ thể, trẻ cần được đảm bảo dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh. Cận đến ngày “tựu trường”, bạn không nên cho phép trẻ ngủ muộn.

Việc trẻ đi học lại sau thời gian giãn cách xã hội để tránh dịch cũng khiến nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng. Để đảm bảo an toàn, bạn nên trang bị cho bé những vật dụng cần thiết như khẩu trang, găng tay y tế, xà phòng rửa tay hoặc dạng gel khô để con sử dụng. Với học sinh bán trú, nếu có thể, mẹ nên chuẩn bị cơm trưa cho trẻ tại nhà để đảm bảo vệ sinh. Đồng thời, bạn cần nhắc nhở con không sử dụng chung đồ dùng với các bạn học. Để rõ hơn, mời bạn tham khảo thêm bài viết: 6 thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân phụ huynh nên rèn cho trẻ.

Nhiều phụ huynh thường có suy nghĩ rằng việc con lười học như vậy chỉ diễn ra vài ngày rồi hết. Điều này khá là sai lầm và ảnh hưởng đến đến kết quả học tập của con. Thay vào đó, hãy luôn dành mọi thời gian quan tâm đến trẻ để bé không cảm thấy cha mẹ đang bỏ lơ mình. Hy vọng rằng những lời khuyên trên đây sẽ góp phần tạo động lực để trẻ đi học trở lại với tâm lý hứng khởi.

Marry Baby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

6 thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân phụ huynh nên rèn cho trẻ

chải tóc để giữ vệ sinh cho trẻ

Trẻ nhỏ thường có xu hướng khám phá mọi thứ xung quanh thông qua những cái chạm tay và không phải bất cứ thứ gì bé chạm vào cũng đều an toàn. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, cha mẹ cần rèn cho con cách giữ gìn vệ sinh cá nhân ngay từ nhỏ.

Sự thật là tay nắm cửa, thức ăn, chậu cây cảnh, kể cả đồ chơi của trẻ đều tiềm ẩn nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Thói quen thường cho tay vào miệng của trẻ nhỏ vô tình tạo cơ hội cho những mầm bệnh này xâm nhập vào cơ thể.

Trong bài viết dưới đây, Marry Baby sẽ cùng thảo luận với bạn về tầm quan trọng, cũng như mẹo để khắc sâu những thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ. Đừng bỏ lỡ nhé!

Sự cần thiết của việc giáo dục cách giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ

Chúng ta đều biết rằng trong giai đoạn phát triển, hệ miễn dịch của trẻ còn khá non nớt. Do vậy, sức chống đỡ bệnh tật và khả năng thích ứng với các điều kiện bên ngoài của trẻ cũng rất kém. Trong khi đó, bất cứ khi nào trẻ chạm vào các bề mặt hoặc vật dụng xung quanh thì những vi khuẩn, virus gây bệnh có thể bám lên tay, từ đó lây nhiễm vào cơ thể trẻ rồi gây bệnh.

Mặt khác, so với người lớn, trẻ không nhận thức tốt vai trò của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân. Chính vì lẽ đó, để đảm bảo sức khỏe của con trẻ, việc dạy các bé cách vệ sinh cá nhân và tuân thủ thực hành điều này đúng cách ngay từ nhỏ là điều vô cùng quan trọng.

Các thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân mà phụ huynh có thể dạy cho con

1. Giữ gìn vệ sinh trong vấn đề ăn uống

giữ gìn vệ sinh cá nhân khi ăn uống

Thói quen ăn uống không lành mạnh chính là nguyên nhân đưa đến tình trạng ngộ độc thực phẩm ở trẻ. Do vậy, làm cha mẹ, bạn cần phải đảm bảo việc vệ sinh an toàn thực phẩm thật tốt.

Khi dạy con về vấn đề vệ sinh trong ăn uống, bạn nên bắt đầu với những điều cơ bản và hãy giúp con hình dung sơ bộ tác hại của vi khuẩn, virus đến sức khỏe. Đồng thời, bạn cũng cần dạy trẻ về những con đường mà vi trùng có thể xâm nhập vào cơ thể, nhấn mạnh vào những thói quen có thể giúp trẻ phòng ngừa bệnh.

Dưới đây là những điều bạn nên rèn luyện cho trẻ ngay từ những buổi đầu:

  • Không được ho, hắt hơi vào thực phẩm hay bất kỳ người nào khác. Khi ho, bé nên quay sang một hướng khác để tránh phát tán mầm bệnh vào thức ăn hoặc người đối diện. Luôn rửa tay thật kỹ với xà phòng diệt khuẩn trước và sau bữa ăn, sau khi ho và hắt hơi.
  • Thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh cần đi đôi với việc bảo quản thực phẩm đúng cách. Do đó, bạn hãy dạy con cách trữ thức ăn, lấy và cho thức ăn vào tủ lạnh. Ngoài ra, hãy giúp trẻ hiểu được đâu là loại cần trữ lạnh và đâu là thực phẩm lưu trữ được ở nhiệt độ phòng.
  • Trong quá trình dùng bữa, cần chuẩn bị cho trẻ khăn giấy hoặc một chiếc khăn sạch để lau tay.

2. Rửa tay đúng cách giúp gìn vệ sinh cá nhân hiệu quả

rửa tay bằng xà phòng

Các chuyên gia y tế đã khuyến cáo việc rửa tay thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh như tiêu chảy thường gặp ở trẻ. Do đó, bạn hãy hướng dẫn con rửa tay đúng cách theo các bước rửa tay chuẩn sau đây:

  • Bước 1: Làm ướt tay bằng nước sạch. Thoa dung dịch nước rửa tay hoặc thoa bánh xà phòng vào lòng bàn tay, sau đó chà hai lòng bàn tay vào nhau.
  • Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.
  • Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón tay.
  • Bước 4: Chà, xoay mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
  • Bước 5: Bàn tay này nắm, vặn nhẹ ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
  • Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa lại tay bằng nước sạch và lau khô.

Thói quen rửa tay nên được lặp lại nhiều lần mọi lúc mọi nơi. Bạn có thể tập cho trẻ làm quen với việc này mỗi khi chúng:

  • Sau khi sử dụng nhà vệ sinh.
  • Sau khi chơi đùa bên ngoài.
  • Phụ giúp mẹ làm việc nhà.
  • Chạm vào vật nuôi hay tiếp xúc với chất thải của vật nuôi.
  • Tiếp xúc với một người bị ốm.
  • Trẻ ho hoặc hắt hơi.
  • Trước và sau khi dùng bữa…

3. Vệ sinh giấc ngủ cho trẻ (sleep hygiene)

rèn luyện thói quen ngủ đúng giờ cho trẻ

Vai trò của giấc ngủ khá quan trọng với cả trẻ em lẫn người lớn. Bởi khi ngủ, cơ thể trải qua giai đoạn khôi phục lại năng lượng sau một ngày dài.

Khái niệm vệ sinh giấc ngủ có lẽ còn khá mới lạ ở Việt Nam nhưng nó đã được giới thiệu rộng rãi từ năm 1970 tại nhiều nước trên thế giới. Không như những cách giữ gìn vệ sinh cá nhân khác, vệ sinh giấc ngủ tập trung vào những cách thức nhằm mục đích thúc đẩy chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Bên cạnh việc can thiệp này, bạn có thể dạy trẻ tầm quan trọng của giấc ngủ để bé duy trì tốt thói quen nghỉ ngơi của mình.

Các chuyên gia về lĩnh vực nhi khoa cho rằng, trẻ nhỏ cần dành ít nhất 10 giờ mỗi ngày để ngủ. Dựa vào những thông tin trên, bạn có thể tập cho con có thói quen ngủ nghỉ tốt bằng cách:

  • Tránh để trẻ ngủ quá nhiều giờ vào ban ngày. Vì điều này có thể khiến bé trằn trọc, khó ngủ vào ban đêm.
  • Giường là nơi để ngủ, không phải chỗ để xem tivi, chơi game hoặc làm bài tập về nhà. Các bậc phụ huynh cần nghiêm khắc với con vấn đề này nhé!
  • Tạo không gian yên tĩnh, thư thái để trẻ dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Lời khuyên là bạn có thể dùng đèn mờ hoặc mở các bài hát ru nhẹ nhàng.
  • Giữa các thiết bị báo động hoặc gây tiếng ồn lớn xa khỏi nơi trẻ nằm.
  • Rèn cho con đi ngủ vào đúng thời gian cố định trong ngày.

4. Vệ sinh dây thanh âm cho trẻ

giữ gìn vệ sinh cá nhân bằng cách bảo vệ thanh âm

Vấn đề vệ sinh thanh âm cũng là một phần trong các thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân mẹ nên tập cho trẻ. Chúng ta thường nhận thấy hầu hết trẻ em hay có xu hướng la hét hết mức có thể. Tuy nhiên, nếu bỏ qua và không chú ý, vô tình điều này khiến dây thanh âm của con bạn bị căng quá mức và tệ hơn là dẫn đến hỏng thanh quản.

Dưới đây là một số cách bạn có thể giúp con hiểu và đối phó tốt với tình trạng này:

  • Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước.
  • Hạn chế để bé uống nước lạnh hoặc ăn kem quá thường xuyên.
  • Khuyến khích con nói bằng một tông giọng khi trò chuyện.
  • Việc trẻ hắng giọng có thể gây ảnh hưởng đến cách phát âm của chúng. Vì vậy, mẹ nên ngăn con làm việc này.
  • Không để trẻ la hét hay thì thầm quá nhiều vì điều này cũng sẽ khiến dây thanh âm bị căng.

5. Vệ sinh răng miệng

giữ gìn vệ sinh cá nhân đánh răng

Việc vệ sinh răng miệng là một trong các thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân quan trọng hàng đầu. Bởi lẽ, nếu không được chăm sóc đúng cách, trẻ có thể bị sâu răng, hôi miệng và các vấn đề về răng miệng khác.

Răng có chắc khỏe thì trẻ mới tiêu hóa thức ăn tốt. Hơn nữa, răng cũng đóng vai trò trong việc hỗ trợ phát triển việc phát âm của trẻ. Một số biện pháp dưới đây bạn có thể áp dụng để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ:

  • Đảm bảo trẻ đánh răng ít nhất hai lần một ngày.
  • Luôn sử dụng bàn chải dành riêng cho trẻ vì chúng nhỏ hơn và “thân thiện” với vùng nướu đang phát triển.
  • Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, mẹ có thể dùng khăn sạch, mềm để vệ sinh vùng nướu cho con. Khi bé bắt đầu mọc răng, lúc này mới có thể dùng bàn chải mềm và một ít nước để vệ sinh răng miệng cho trẻ.
  • Bé có thể bắt đầu dùng kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ khi được hai tuổi.
  • Không nên cho trẻ ngậm đồ ngọt quá lâu trong miệng hay uống sữa trong khi ngủ vì dễ gây sâu răng.
  • Trẻ từ 6 tuổi có răng lung lay, mẹ nên để bé lúc lắc cái răng để răng rơi ra tự nhiên giúp con không bị đau hay chảy máu nhiều.

Dạy trẻ cách chải răng đúng

Với những ai lần đầu làm cha mẹ thì những thông tin dưới đây có thể sẽ rất hữu ích. Ngoài ra, bạn có thể làm gương cho con bằng việc chải răng cùng trẻ. Chắc chắn rằng bé sẽ thấy rất hứng thú khi thực hiện điều này cùng bố mẹ đấy!

Cách chải răng đúng:

  • Giữ bàn chải ở góc 45 độ so với nướu.
  • Di chuyển bàn chải xoay tròn trên từng chiếc răng thật nhẹ nhàng.
  • Đảm bảo bàn chải chạm đến các bề mặt răng của bé (khu vực ngoài, trong, mặt trên của răng và vùng nướu xung quanh).
  • Để làm sạch bề mặt bên trong triệt để, bạn có thể giữ bàn chải theo chiều dọc và di chuyển lên xuống.
  • Dùng mặt chải lưỡi chà nhẹ bề mặt lưỡi để loại bỏ vi khuẩn.

Bạn cũng có thể hướng dẫn con dùng chỉ nha khoa để phòng ngừa sâu răng hiệu quả như sau:

  • Lấy khoảng 45 – 50 cm chỉ nha khoa và quấn 2 đầu vào hai ngón tay giữa.
  • Sau đó nhẹ nhàng để chỉ nha khoa lọt vào kẽ răng và kéo nhẹ để lấy các mảng thức ăn thừa ra.
  • Thực hiện với từng kẽ răng cả hàm trên và hàm dưới.

6. Chăm sóc tóc cho trẻ

gội đầu để giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ

Trong vấn đề giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ, cha mẹ cũng không nên quên việc chăm sóc tóc. Vệ sinh tóc kém có thể gây ra các vấn đề như gàu, chấy và nhiễm trùng da đầu. Đặc biệt trẻ sẽ dễ mắc phải những tình trạng trên khi nô đùa với bạn bè ở bên ngoài.

Để hạn chế điều này, bạn cần dạy con cách chăm sóc tóc và da đầu như sau:

  • Gội đầu cho bé ít nhất hai lần một tuần để loại bỏ dầu nhờn và bụi bẩn trên tóc.
  • Khi trẻ đủ lớn để tự gội đầu cho mình, bạn vẫn cần giám sát hoặc hỗ trợ bé thoa dầu gội hoặc xả nước thật sạch.
  • Cần có biện pháp điều trị ngay nếu phát hiện trẻ có chấy trên da đầu.
  • Với bé gái, mẹ nên hướng dẫn con buộc tóc gọn gàng.
  • Nhắc nhở con không đội chung mũ với bạn bè của mình.

Marry Baby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Thảo dược thiên nhiên cho trẻ: đâu là loại an toàn?

các loại thảo dược thiên nhiên

Chúng ta đang có xu hướng dùng thảo dược để phòng, chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe. Trên lý thuyết, thảo dược thiên nhiên được cho là lành tính. Song, với trẻ nhỏ thì không phải bất cứ loại cây, trái… nào cũng phù hợp. Đó là lý do bạn cần hiểu hơn về vấn đề này để không mắc sai lầm khi chăm bé.

Câu chuyện cho trẻ dùng thuốc là một đề tài luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt từ phụ huynh. Tuy nhiên, đối với các loại thuốc thông thường, nếu bạn sử dụng không hợp lý vẫn có thể gây ra những tác dụng phụ có hại cho sức khỏe bé. Hơn nữa, một số loại còn bị chống chỉ định dùng trên đối tượng trẻ em, chẳng hạn như aspirin.

Điều này làm cho thảo dược trở thành một thay thế an toàn hơn các loại thuốc trên. Đây cũng là lý do mà nhiều người muốn tìm hiểu và lựa chọn thảo dược thiên nhiên để trị bệnh khi chẳng may con bị ốm.

Song thực tế, việc dùng thảo dược cho trẻ không thực sự an toàn và công hiệu. Bài viết dưới đây sẽ là “kim chỉ nam” trong việc lựa chọn thảo dược an toàn cho con. Bạn đừng bỏ qua nhé!

Khi nào và vì sao lại nên cho trẻ dùng thảo dược thiên nhiên?

Thảo dược – vốn hiểu nôm na là những loại thực vật hoặc các bộ phận của chúng được dùng để làm thuốc chữa bệnh hoặc hỗ trợ điều trị một vấn đề sức khỏe nào đó. Thảo dược thiên nhiên gần như có ở quanh ta. Chúng có thể là những cây trồng trong vườn hoặc đôi khi là những gia vị cho bữa ăn ngon.

Với trẻ em, việc dùng thảo dược sẽ giúp cơ thể “đối phó” tốt với những chứng bệnh thông thường như cảm cúm, đau bụng. Ngoài ra, chúng cũng có thể làm dịu bớt cơn đau do mọc răng ở trẻ. Thậm chí, một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như thủy đậu và sởi… thảo dược cũng có thể hỗ trợ tốt.

Quay lại vấn đề trên, bạn có thể dùng thảo mộc ngay khi trẻ có dấu hiệu bị ốm hoặc sử dụng hằng ngày để tăng cường sức đề kháng. Mẹ cần biết là cơ thể trẻ em khá nhạy cảm, có thể phản ứng nhanh với các loại thảo mộc này. Vì vậy, nếu được dùng đúng cách, chúng sẽ thích ứng và cho tác dụng tốt.

Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể tận dụng phần hoa, hạt, quả mọng, quả hạch, lá, thân hay rễ cây. Lưu ý, cần tuân theo hướng dẫn cụ thể vì mỗi bộ phận của dược liệu có thể khác nhau về hoạt chất và công dụng.

Cách sử dụng thảo dược thiên nhiên cho trẻ

Với trẻ em, việc dùng thuốc có khi là “một cơn ác mộng”. Song đối với thảo dược, bạn lại có thể “giấu” chúng vào trong mỗi bữa ăn của con mình.

Một cách dễ dàng hơn để trẻ dùng thảo dược là bạn có thể nấu lên rồi cho con tắm. Với phương pháp tắm thì đã có nhiều hướng dẫn hoặc bài thuốc khác nhau được các chuyên gia nghiên cứu và đưa ra. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn an tâm về vấn đề này.

Một vài loại siro hay rượu thuốc chiết xuất từ thảo mộc hiện nay cũng có mặt trên thị trường. Trong số đó có nhiều loại dùng cho điều trị một vài triệu chứng đường hô hấp ở trẻ mà bạn có thể dễ dàng tìm mua và sử dụng.

Hướng dẫn mẹ cách để tắm cho con bằng thảo dược thiên nhiên

tắm cho trẻ bằng thảo dược thiên nhiên

Rất đơn giản, những gì bạn cần chuẩn bị là:

  • 1/4 chén thảo dược khô hoặc một nửa chén nếu sử dụng thảo dược tươi
  • Khoảng 2 lít nước nóng
  • Một chiếc nồi hoặc thố lớn có nắp đậy

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, bạn đem cho phần thảo mộc đã chuẩn bị vào chiếc nồi, sau đó cho nước nóng vào và ngâm trong khoảng 45 phút. Suốt quá trình ngâm cần dùng nắp đậy lại.
  • Hết thời gian bạn lọc lại phần thảo dược và lấy phần nước ngâm cho vào trong bồn hoặc chậu nước tắm của bé.
  • Để trẻ ngâm mình trong nước tắm ít nhất 10 phút mới có tác dụng.

Mách mẹ các loại thảo dược thiên nhiên an toàn cho trẻ

Dưới đây là những loại thảo dược thiên nhiên tốt và an toàn để có thể dùng cho trẻ:

1. Cúc kim tiền (Calendula)

thảo dược thiên nhiên cúc kim tiền

Cúc kim tiền hay còn gọi là cúc Địa Trung Hải là loại thảo dược thiên nhiên dễ trồng và được ứng dụng rất nhiều trong ngành mỹ phẩm và làm đẹp. Bên cạnh đó, loài hoa này còn rất hữu dụng trong một số vấn đề về da như chàm, viêm và sưng đỏ da, da khô ngứa cũng như các vết thương, vết do côn trùng cắn

Ngoài ra, calendula cũng mang lại đặc tính chống nấm hiệu quả, đồng thời làm dịu và chữa lành hầu hết mọi bệnh liên quan đến nấm da.

Trong trường hợp nếu bé bị hăm tã, tưa miệng, cứt trâu… thì sử dụng cúc kim tiền sẽ có hiệu quả tốt.

Cách sử dụng

Dùng hoa cúc nấu nước tắm và cho bé ngâm mình khoảng 10 phút. Bạn cũng có thể tìm thêm một vài công thức với cúc calendula để làm ra các loại kem hoặc lotion ngoài da khác nhau. Một điều thú vị là cúc kim tiền cũng có thể được sử dụng để làm nguyên liệu cho các món ăn nữa đấy!

2. Đông trùng hạ thảo

Trong số các loại thảo dược khác nhau dành cho trẻ thì đông trùng hạ thảo được biết đến với tác dụng cải thiện hệ miễn dịch và đồng thời làm giảm nhẹ các triệu chứng như cảm lạnh, cảm cúm thậm chí là chứng nhiễm trùng tai.

Trường hợp ngay khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu bị bệnh, nếu cho trẻ dùng đông trùng hạ thảo thì sẽ giúp giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số chuyên gia khuyên rằng nên cho trẻ dùng đông trùng hạ thảo trong mùa cúm sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi dịch bệnh.

Cách sử dụng

Nếu sử dụng đông trùng hạ thảo dạng lỏng, bạn nên dùng theo giọt theo khuyến cáo của loại sản phẩm. Ngoài ra, cũng có thể dùng các loại thảo mộc khô hoặc tươi. Lưu ý là bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng nên dùng cho trẻ.

3. Hoa cúc La Mã (Chamomile)

cúc La Mã

Có thể nói, đây là loại thảo dược thiên nhiên khá phổ biến nên có sẵn trong nhà. Trong số các loại kể trên thì cúc La Mã mang lại tác dụng làm dịu và thư giãn thần kinh rất hiệu quả.

Ngoài ra, loại thảo dược này cũng giúp củng cố hệ tiêu hóa, xua tan cơn đau bụng, giảm sự lo âu, đồng thời cũng giải quyết tốt các chứng bệnh phổ biến khác ở trẻ như đau bụng, trào ngược axit, khó tiêu

Dịch chiết cúc La Mã khi bôi ngoài da còn đem lại tác dụng giúp vết thương mau lành và làm dịu da khi bị kích ứng.

Cách sử dụng

Bạn nên nấu nước tắm với cúc La Mã để cho trẻ ngâm mình trước khi đi ngủ. Ngoài ra, loại thảo dược này khi pha trà sẽ đem lại mùi vị rất thơm ngon và trợ tiêu hóa tốt.

4. Hoàng Kỳ (Astragalus)

Cũng như đông trùng hạ thảo, hoàng kỳ cũng được biết đến với tác dụng giúp cải thiện miễn dịch cho trẻ. Đây là yếu tố rất quan trọng để bảo vệ con bạn trước những mầm bệnh bên ngoài.

Cách sử dụng

Thêm một lát rễ hoàng kỳ vào một ấm pha trà hoặc cho vào trong các món súp, hầm hay đơn giản hơn bạn có thể bỏ vào cơm để nấu chung. Bản thân rễ không được khuyến cáo tiêu thụ, nhưng nó có thể giải phóng ra các hoạt chất có lợi cho sức khỏe trong quá trình được đun sôi.

5. Elderberries: cơm cháy đen

thảo dược thiên nhiên quả cơm cháy đen

Được mệnh danh là loài cây của xứ thần tiên, đây là loại berry mà được lứa tuổi học trò tại các nước Âu Mỹ khá ưa thích.

Ngoài hương vị thơm ngon đặc trưng, loại quả cơm cháy đen này rất tốt trong việc phòng và chữa bệnh. Đặc biệt là các vấn đề như cảm lạnh, ho, nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Hoa từ loài cây cơm cháy đen cũng được nhiều người sử dụng để chữa chứng nghẹt mũi nặng.

Cách sử dụng

Trên thị trường hiện nay cũng có nhiều sản phẩm siro chiết xuất từ cây cơm cháy đen để bổ trợ hệ miễn dịch. Thêm nữa, bạn có thể tìm mua hoa để nấu nước tắm cho bé tương tự như các loại thảo dược trên.

Điều quan trọng mà mẹ cần lưu ý trước khi cho con sử dụng bất kỳ loại thảo dược thiên nhiên nào là cần chắc chắn trẻ không bị dị ứng với nó, sử dụng đúng liều lượng. Nếu không chắc chắn, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia về dược liệu để tránh xảy ra những tác động bất lợi đến trẻ.

Marry Baby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho trẻ tiểu học Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Vô vàn lợi ích thiết thực khi mẹ tập cho trẻ ăn hành lá

bé ăn hành lá

Có thể nói, hành lá là một gia vị rất dỗi quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày của chúng ta. Thế nhưng, nhiều bậc phụ huynh khi bắt đầu cho con ăn dặm lại không tập cho con ăn hành lá. Hệ quả là khi trẻ lớn, không ít bé tìm cách gạt loại gia vị này ra khỏi bữa ăn của mình. Bạn đừng nên xem nhẹ việc này bởi lẽ tác dụng của hành lá với sức khỏe là nhiều không tưởng đấy!

Hành lá là gia vị rất phổ biến ở khắp châu Á. Nó có một hương vị khá đặc trưng và là nguyên liệu cần thiết làm nên nét văn hóa ẩm thực đặc trưng trong các món ăn Việt như phở, bún, miến, canh…

Việc thêm gia vị này vào các món ăn không chỉ làm gia tăng thêm hương vị, làm cho món ăn thêm phần bắt mắt và hấp dẫn hơn mà còn mang lại rất nhiều các lợi ích sức khỏe khác nhau, đặc biệt là với trẻ em. Vì vậy, các bà mẹ hãy tham khảo ngay những thông tin hữu ích trong bài viết sau để hiểu hơn về tác dụng của hành lá nhé!

Lượng dinh dưỡng dồi dào trong hành lá mà có thể bạn chưa biết

tác dụng của hành lá

Phần lớn tác dụng của hành lá đều bắt nguồn từ các yếu tố dinh dưỡng tiềm ẩn bên trong. Thế nhưng, điều đáng buồn là loại gia vị này lại ít được chú trọng.

Hành lá được biết là có hàm lượng calo thấp, nhưng bù lại rất dồi dào chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu khác.

Theo thống kê, một chén hành lá khoảng 100g xắt nhỏ có chứa khoảng:

  • Calo: 32
  • Carbohydrate: 7,3g
  • Protein: 1,8g
  • Chất béo: 0,2g
  • Chất xơ: 2,6g
  • Folate (axit folic): Khoảng 64 microgram
  • Các vitamin như vitamin A, E, K, vitamin C và các khoáng chất như kali, mangan, canxi, magie, sắt…

11 tác dụng của hành lá với sức khỏe con trẻ

Dưới đây là những lợi ích thú vị của hành lá khi thêm gia vị này vào các món ăn cho trẻ:

1. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Bệnh tim mạch là mối lo của nhiều người bởi lẽ nó là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam hiện nay. Thật may mắn là hành lá chính là cứu cánh cho các vấn đề tim mạch.

Khi tiêu thụ, hành lá giúp cân bằng mức lipid huyết trong cơ thể, đồng thời điều tiết quá trình oxy hóa cholesterol, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Ngoài ra, một số vấn đề tim mạch cũng có thể được hạn chế nhờ vào các vitamin C và chất chống oxy hóa có trong phần lá xanh của hành.

Bên cạnh đó, loại gia vị này cũng chứa vitamin K – hoạt chất giúp phòng ngừa cứng động mạch bằng cách ngăn canxi lắng đọng trên thành mạch máu. Việc ăn hành lá cũng mang lại tác dụng cải thiện lưu lượng máu và nồng độ hemoglobin trong cơ thể.

2. Chống viêm và chống nhiễm khuẩn

Hệ miễn dịch của trẻ em còn non yếu nên con dễ đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn. Nhờ vào tác dụng của hành lá, vấn đề này sẽ không còn là mối lo. Bởi lẽ, các hoạt chất trong hành giúp ngăn sự xâm nhập của các vi khuẩn như E. coli, salmonella… Hơn nữa, nó còn có khả năng ngăn ngừa viêm bàng quang và bệnh lao rất hiệu quả.

Không chỉ vậy, trong hành lá còn có những hợp chất giúp ngăn chặn các enzyme gây ra tình trạng viêm. Từ đó, hạn chế cơn đau gây ra do một số bệnh như cảm, viêm đường hô hấp.

3. Bảo vệ thị lực của trẻ

tác dụng của hành lá bảo vệ mắt

Hành là một nguồn carotenoids và vitamin A tuyệt vời giúp bảo vệ mắt khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng mất thị lực.

Vitamin A giúp ngăn ngừa chứng mù đêm, tăng cường sức khỏe giác mạc và bảo vệ các tế bào của mắt. Đồng thời các chất chống oxy hóa khác nhau có trong hành giúp ngăn ngừa các vấn đề về mắt như khô mắt, thoái hóa điểm vàng và khuyết tật thị lực.

4. Điều hòa quá trình trao đổi chất

Sự hiện diện của một số hợp chất trong hành lá có thể cải thiện sự trao đổi chất và củng cố hiệu quả của cơ thể trong việc hấp thu các nguyên tố đa lượng.

Đặc biệt là nếu thường xuyên ăn hành thì tình trạng táo bón và đầy hơi sẽ nhanh chóng được cải thiện đấy! Vì thế, mẹ nên kết hợp gia vị này vào mỗi bữa ăn nếu như trẻ đang phải trải qua chứng táo bón khó chịu.

Một mẹo nhỏ là bạn lấy phần gốc hành và một lát gừng, đem giã nát với vài hạt muối ăn rồi nặn thành hình tròn dẹt. Tiếp đến hấp cách thủy cho nóng rồi áp vào rốn để giảm triệu chứng táo bón ở trẻ. Cách này cũng hiệu nghiệm với các mẹ bầu nữa nhé!

5. Ngăn ngừa các biến chứng dạ dày

Tác dụng của hành lá cũng rất có lợi đối với các vấn đề tiêu hóa mà trẻ thường gặp. Nó hoạt động như một phương thuốc tự nhiên để ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy và một số biến chứng dạ dày khác. Thêm vào đó, hành lá cũng cải thiện sự thèm ăn giúp trẻ ăn uống điều độ hơn.

Một thông tin vô cùng thú vị khác là nếu ăn hành 3 lần trong một tuần, bạn sẽ làm giảm thiểu nguy cơ bị ung thư dạ dày đi rất nhiều lần. Nhất là khi hành lá nấu chung với các món thịt, nó sẽ làm giảm lượng carninogens là chất có hại sản sinh trong quá trình đun nấu.

6. Giảm lượng đường trong máu

Thêm một tác dụng nữa của hành lá là các hợp chất lưu huỳnh trong thành phần gia vị này giúp làm giảm lượng đường trong máu. Điều này được thực hiện bằng cách tăng mức độ insulin cần thiết cho việc vận chuyển đường trong máu đến các tế bào trong cơ thể để sử dụng.

Với những mẹ bầu thì đây cũng là một lợi ích đáng quý. Bởi lẽ việc tiêu thụ hành lá một cách hợp lý sẽ bảo vệ bà bầu khỏi chứng tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý nguy hiểm.

7. Phòng ngừa nguy cơ ung thư

Loại gia vị này có chứa một số thành phần làm giảm sự phát triển của một số loại ung thư nhất định. Cụ thể, hành lá là một nguồn dồi dào lưu huỳnh (rất có lợi cho sức khỏe tổng thể) và các hợp chất như allyl sulfide cùng các flavonoid giúp ngừa ung thư, đồng thời chống lại các enzyme sản xuất ra tế bào ung thư.

8. Cải thiện mật độ xương

tác dụng của hành lá giúp xương chắc khỏe

Tác dụng này của hành lá đến từ thành phần vitamin K và C. Đây là hai loại vitamin cực kỳ quan trọng trong quá trình tăng trưởng của xương ở trẻ nhỏ.

Vitamin C là tác nhân kích thích quá trình tổng hợp collagen (thành phần giúp cho xương được chắc khỏe). Trong khi vitamin K lại đóng vai trò chính trong việc duy trì mật độ xương. Vitamin K còn giúp canxi hấp thụ vào xương tốt hơn, tránh hiện tượng canxi lắng đọng ở các thành mạch máu hay mô mềm trong cơ thể.

9. Hành lá có thể được sử dụng để điều trị hen suyễn

Hợp chất quercetin trong hành lá cung cấp các lợi ích như kháng viêm và kháng lại tác động của histamine (tác nhân kích hoạt các phản ứng dị ứng). Vì vậy, việc sử dụng hành lá cũng được xem là một phương thuốc tại nhà để điều trị chứng viêm khớp và hen suyễn.

10. Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Tác dụng của hành lá còn giúp thúc đẩy các chất độc hại thoát ra ngoài thông qua bài tiết mồ hôi, đồng thời giữ cho lưu lượng máu được lưu thông tốt hơn. Ngoài ra, vitamin C giúp tăng sức đề kháng và thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ.

11. “Siêu” thân thiện với mọi món ăn

Hành lá vô cùng giàu dinh dưỡng, có hương vị thơm đặc trưng và là một gia vị tuyệt vời cho bất kỳ món ăn nào. Bạn có thể thêm hành lá vào các món như: trứng rán, salad, bánh mì nước, các món súp cho trẻ…

Liệu tác dụng của hành lá có gây hại cho trẻ hay không?

trồng hành lá

Những mặt hạn chế khi cho trẻ dùng hành lá là vô cùng hiếm gặp. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp người lớn bị viêm gan hoặc tử vong do tiêu thụ hành lá đã bị nhiễm độc. Do vậy, tốt nhất là nên rửa kỹ hành lá dưới vòi nước chảy nhiều lần và chỉ cho trẻ ăn hành lá đã được nấu chín.

Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc việc tự trồng hành lá trong các chậu cây cảnh để dùng. Hành lá tương đối dễ trồng, bạn gieo hạt vào chậu đất ẩm, đặt ở nơi có mái che hoặc bóng mát. Việc này sẽ hạn chế rủi ro lá hành bị nắng táp, phần thân lá bị uốn hoặc gãy.

Hành lá có thể phát triển quanh năm, mặc dù chất lượng tốt nhất sẽ là ở thời điểm cuối xuân. Khi thu hoạch, bạn nên loại bỏ những cây có phần lá bị hư hại, nấm mốc…

Lưu ý một điều bạn không nên tưới nước quá nhiều trong lúc chăm bón kẻo hành bị ngập úng khiến cây bị chết hoặc chậm phát triển.

Mách mẹ công thức làm món rau mầm ăn kèm với vừng và hành lá

rau mầm ăn kèm hạt vừng hành lá

Món ăn này chắc chắn sẽ là gợi ý tuyệt vời để bạn thay đổi khẩu vị cho cả nhà dịp cuối tuần:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Cải mầm Brussels: 300g
  • Giá đỗ: 250g
  • Hành lá: 1 bó nhỏ
  • Dầu mè: 1 thìa súp
  • Gừng: 1 miếng cỡ ngón tay cái
  • Mật ong: khoảng 1 thìa súp
  • Nước tương: 2 thìa súp
  • Hạt vừng rang thơm: 1 thìa súp

Cách thực hiện:

  • Cải mầm rửa sạch, vẩy ráo.
  • Gừng bào sạch vỏ, rửa sạch, thái thành sợi mỏng.
  • Giá đỗ nhặt bỏ vỏ đậu và cọng giá hư, úng, rửa sạch, vẩy ráo.
  • Hành lá cắt bỏ gốc, nhặt bỏ phần lá già, rửa sạch, vẩy ráo.
  • Chuẩn bị một chiếc chảo lớn làm nóng dầu sẵn. Tiếp đến bạn cho gừng và cải mầm Brussels vào, đảo đều để thấm dầu trong khoảng 5 – 6 phút đến khi hơi ngả màu. Có thể thêm một chút nước trong khi nấu để ngăn rau khỏi bị dính.
  • Cho giá đỗ, hành lá, mật ong và nước tương vào sau xào trong 1 phút. Cuối cùng rắc phần hạt vừng đã chuẩn bị lên và dùng ngay.

Trên đây là tất cả những tác dụng của hành lá và có lợi cho sức khỏe của trẻ. Hy vọng rằng các bậc phụ huynh có cái nhìn tốt hơn về loại gia vị này, cũng như giúp con làm quen với đa dạng các món ăn khác nhau để tránh tình trạng bé sẽ kén ăn sau này nhé!

Marry Baby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho trẻ tiểu học Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Vòng xoắn bệnh lý ở trẻ, dễ phòng khó chữa và bí quyết từ chuyên gia

vòng xoắn bệnh lý

Vòng xoắn bệnh lý “ngáng đường” phát triển của trẻ

Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng, trong 30 năm qua, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ chỉ giảm đi một nửa, từ 59,7% xuống 26%. Các bác sĩ cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Những nguyên nhân này thường song hành với nhau, nguyên nhân nọ kéo theo nguyên nhân kia tạo nên vòng xoắn bệnh lý ở trẻ nhỏ.

Cụ thể trẻ bị tiêu chảy, viêm phổi sẽ ăn kém; hấp thu chất, vitamin, muối khoáng kém do đó, không có khả năng sinh ra kháng thể để bảo vệ cơ thể cũng như enzim để hấp thu tốt thức ăn. Một khi hệ thống miễn dịch kém thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn, tần suất nhiều hơn các trẻ khác. Thực tế là khi trẻ ốm, cha mẹ có tâm lý: càng cố cho con ăn càng nhiều càng tốt để bù đắp. Thế nhưng trong giai đoạn này trẻ không có cảm giác thèm ăn, hoặc không có khả năng hấp thụ. Trẻ mệt mỏi, suy dinh dưỡng, sút cân tạo thành vòng luẩn quẩn, mãi không phát triển được, PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy cho biết.

Ở góc độ Nhi khoa, các bệnh nhiễm trùng nhìn thấy trước mắt như tiêu chảy, viêm phổi… dễ khiến trẻ dễ suy dinh dưỡng, khả năng chống đỡ kém khiến bệnh dễ quay trở lại. Với các bệnh mãn tính khác, trẻ dễ mắc bệnh vặt, đau m liên miên, chiều cao, cân nặng vì thế phát triển kém hơn các trẻ bình thường. Từ đó có thể thấy vòng xoắn xảy ra ở nhiều bệnh, trước mắt, lâu dài, ảnh hưởng đến cả vấn đề cải tạo giống nòi, đặc biệt trong 2 năm đầu đời vòng xoắn bệnh lý lúc nào cũng có thể xảy ra.

Chủ động phòng bệnh dễ dàng từ khuyến cáo của chuyên gia

Để giúp bé ít ốm vặt, phát triển thể chất tốt, các chuyên gia khuyên mẹ nên bổ sung cho trẻ một chế độ ăn uống đa dạng, đủ chất, cân đối cũng bổ sung các vi chất quan trọng phù hợp với tình trạng thực tế của con.

  • Về dinh dưỡng từ thực phẩm: Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ theo yêu cầu khuyến nghị sẽ giúp cho hệ miễn dịch hoạt động tốt, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Với cách này, bố mẹ cần lựa chọn và chế biến đủ 8 nhóm thực phẩm bao gồm: bột đường (gạo, mỳ, bánh mỳ); đạm (thịt, cá trứng sữa, đậu đỗ); rau xanh (2 nhóm: rau màu xanh thẫm, củ quả vàng và một số loại rau khác); chất béo…

vòng xoắn bệnh lý 1

  • Ở những trẻ có nguy cơ cao, ngoài đảm bảo dinh dưỡng, việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng như vitamin D, kẽm, canxi… cũng đặc biệt quan trọng.

Gần đây các nhà khoa học đã tìm ra nhóm dưỡng chất tăng cường sức đề kháng với Immune alpha được chiết suất từ thành của nấm men và Colustrum (sữa non) giúp kích thích tạo ra và nuôi dưỡng các tế bào miễn dịch tại đường ruột. Bên cạnh đó, bộ 3 dưỡng chất gồm vitamin D3, MK7, canxi nano còn có tác động tích cực trong việc bổ sung, vận chuyển canxi đến tổ chức xương, giúp canxi lắng đọng ở mô mềm được luân chuyển đến đúng vị trí, hỗ trợ trẻ phát triển chiều cao, xương và răng chắc khỏe. Thật may những dưỡng chất cần thiết này đều có trong Pre – Vipteen 2 – thực phẩm chức năng giúp tăng sức đề kháng, giảm ốm vặt cho trẻ.

Pre – Vipteen 2 dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, hỗ trợ bổ sung canxi và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát triển chiều cao, giúp xương và răng phát triển chắc khỏe cho trẻ em đang phát triển. Đặc biệt cho các trẻ hay ốm vặt hoặc mắc một số bệnh mãn tính, các bệnh đường hô hấp trên cần phải tăng cường sức đề kháng và sức khỏe toàn diện. Ngoài ra, magie, kẽm trong Pre – Vipteen 2 còn cần thiết cho sự trao đổi chất, DHA, Axit Folic hỗ trợ phát triển trí não, Immune alpha tăng cường sức đề kháng và bổ sung kháng thể từ sữa non.

  • Ngoài khả năng miễn dịch, tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa còn là biện pháp hữu hiệu để giúp con dự phòng và thoát khỏi vòng xoắn bệnh lý.

Dưới 2 tuổi là thời điểm hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện khiến trẻ dễ gặp phải các vấn đề rối loạn tiêu hóa. Để khắc phục tình trạng này, mẹ cần tăng số lượng đội quân lợi khuẩn (Probiotics) và chất xơ hòa tan (Prebiotics) trong niêm mạc ruột để có thể cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp hỗ trợ kích thích quá trình tiêu hóa, phân giải thức ăn và tăng cường hấp thu dưỡng chất cho trẻ.

Với men vi sinh Golden Lab, mẹ có thể tìm thấy cả Probiotics và Prebiotics giúp hỗ trợ trẻ ăn ngon miệng, tăng hấp thu dưỡng chất. Golden Lab được phân lập từ Kim chi Hàn quốc và chất xơ hòa tan, đặc biệt được bào chế theo công nghệ bao kép Lab2Pro giúp các lợi khuẩn không bịtác động bởi môi trường hay dịch vị axit dạ dày, dịch mật trong quá trình bảo quản và sử dụng giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng hấp thu dưỡng chất.

Sản phẩm Công dụng

Pre-Vipteen 2

  • Bộ ba dưỡng chất Canxi nano, D3, MK7 giúp bổ sung Canxi, vận chuyển Canxi vào tận xương và răng. Phát triển chiều cao, giúp xương và răng phát triển chắc khỏe. Điều trị còi xương, chậm lớn.
  • Nhóm dưỡng chất tăng cường sức đề kháng với Immune alpha, Colustrum (sữa non) giúp kích thích tạo ra và nuôi dưỡng các tế bào miễn dịch tại đường ruột, giúp trẻ có hệ đề kháng khoẻ mạnh.

Golden Lab

  • Men vi sinh Golden Lab chứa cả 2 loại Probiotics và Prebiotics giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng hấp thu dưỡng chất. Men vi sinh phân lập từ Kim chi Hàn Quốc, nguồn gốc tự nhiên, an toàn cho bé.
  • Bào chế theo công nghệ bao kép Lab2Pro giúp các lợi khuẩn không bị tác động bởi môi trường hay dịch vị axit dạ dày, dịch mật trong quá trình bảo quản và sử dụng.

Liên hệ: 1900 1259 (giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi về hòm thư: [email protected] để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì khoa học và hiệu quả

MarryBaby chia sẻ trong bài viết này các thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì. Nhưng để giúp trẻ béo phì giảm cân hiệu quả, ba mẹ cần biết được nguyên nhân khiến trẻ bị thừa cân. Bên cạnh chế độ ăn uống, thì việc sinh hoạt cũng là yếu tố quan trọng giúp con thoát khỏi béo phì ở trẻ. Hãy tham khảo bài viết này nhé!

Nguyên nhân dẫn đến thừa cân ở trẻ

Trước khi tìm hiểu về thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì, chúng ta cần biết nguyên nhân dẫn đến béo phì ở trẻ em. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thừa cân béo phì là tình trạng mỡ được tích lũy quá mức hoặc không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng béo phì ở trẻ em là sự mất cân bằng năng lượng thu nạp và tiêu thụ.

Ngoài ra bệnh viện Mayo Clinic tại Mỹ còn cho biết, do lối sống ít hoạt động nhưng nạp quá nhiều calo từ thức ăn và đồ uống là nguyên nhân chính gây béo phì ở trẻ em. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền và nội tiết tố cũng là những nguyên nhân hàng đầu gây ra việc thừa cân ở trẻ.

>> Mẹ có thể xem thêm: 3 lời khuyên đắt giá khi sử dụng vitamin tổng hợp cho bé

Thực đơn giảm cân cho trẻ theo Viện Dinh dưỡng quốc gia Hà Nội

Thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì 1:

Sáng: Bánh mì kẹp giò lụa

  • ½ bánh mì
  • 20g giò lụa
  • 100g dưa leo
  • 150ml sữa đậu nành

– Trưa:

  • Cơm 2 lưng chén (100g gạo)
  • 100g cá kho
  • 200g rau muống luộc
  • 200g dưa hấu

– Buổi xế chiều: Sữa đậu nành (200ml sữa và 5g đường)

– Tối:

  • Cơm 2 lưng chén (100g gạo)
  • Đậu hũ viên thịt hấp: ½ bìa đậu và 20g thịt vai
  • Canh cua mồng tơi: 30g cua và 100g rau mồng tơi
  • Trái lê 200g
trẻ béo phì
Thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì đơn giản nhưng hiệu quả.

Thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì 2:

– Sáng: Phở bò

  • 100g bánh phở
  • 30g thịt bò
  • 150ml sữa đậu nành

– Trưa:

  • Cơm 2 lưng chén (100g gạo)
  • 100g cá kho
  • 200g rau muống luộc
  • 1 trái cam

– Buổi xế chiều: Sữa đậu nành (200ml sữa và 5g đường)

– Tối:

  • Cơm 2 lưng chén (100g gạo)
  • 30g thịt gà luộc
  • 200g bí xanh luộc
  • ½ trái dứa

[inline_article id=280193]

Những lưu khi xây dựng thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì

  • Mẹ có thể làm đa dạng thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì bằng cách thay đổi các nguyên liệu. Nhưng mẹ nhớ vẫn giữ nguyên khối lượng các thực phẩm cho mỗi bữa ăn.
  • Cho trẻ ăn nhiều, rau, quả chín và thực phẩm giàu chất xơ.
  • Hạn chế cho trẻ dùng các thực phẩm chế biến sẵn hoặc giàu chất béo như xúc xích, thịt hộp, bơ, thịt mỡ…
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Nếu uống sữa thì không nên uống sữa đặc; nên uống sữa không đường hoặc sữa bột tách bơ (với trẻ lớn). Còn trẻ đang bú mẹ vẫn duy trì bú mẹ.
  • Khi xây dựng thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì, mẹ hạn chế cho trẻ ăn các món quay, xào. Nhưng nên cho trẻ ăn các món luộc và hấp.
  • Mẹ chú ý cho trẻ ăn đều, không bỏ bữa. Đặc biệt đừng để trẻ quá đói rồi mới cho ăn, vì trẻ sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn.
  • Mẹ nên cho trẻ ăn nhiều vào bữa sáng để tránh ăn vặt, giảm bớt khẩu phần ăn vào buổi trưa và tối.

Hy vọng với những lưu ý khi xây dựng thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì sẽ giúp ích cho mẹ. Việc giảm cân là một cuộc chiến đòi hỏi sự kiên trì của mẹ và bé. Vì thế, mẹ hãy cố gắng giúp trẻ giảm cân thành công và tăng cường các hoạt động thể chất để đốt cháy calo nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Trẻ khó ngủ ở độ tuổi mầm non và tiểu học, mẹ phải làm sao?

Ở độ tuổi mầm non và tiểu học, mỗi ngày cần được ngủ từ từ 9-12 tiếng. Giấc ngủ rất quan trọng với trẻ trong giai đoạn này, góp phần phát triển chiều cao, cân nặng và giúp trẻ thông minh hơn.

Nếu trong độ tuổi trẻ đang lớn mà xảy ra vấn đề tình trạng khó ngủ, mất ngủ, bố mẹ cần tìm hiểu ngay để giúp bé kịp thời.

Giấc ngủ của của trẻ theo từng độ tuổi

Trẻ nhỏ từ 4 – 6 tuổi nên ngủ 12 tiếng/ngày là điều cần thiết, đi ngủ từ 8h tối, một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa càng tốt. Lớn hơn một chút từ 6 – 12 tuổi nên ngủ 10 tiếng/ngày, thậm chí 8h là đủ.

Nếu trẻ nhỏ thiếu ngủ, không chỉ khiến tinh thần giảm, hệ miễn giảm, còn ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Nhưng thời gian ngủ cũng không thể quá dài, nếu quá 12 tiếng, có thể gây béo phì.

trẻ khó ngủ 1
Trẻ từ 4 – 10 tuổi thường khó ngủ do các nguyên nhân về tâm lý

Trong 12 năm đầu đời, giấc ngủ hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của bé. Trong thời gian ngủ, các hormone tăng trưởng sẽ được giải phóng giúp kích thích não bộ của bé phát triển.

Đồng thời giấc ngủ còn giúp bé cao hơn, ăn uống ngon miệng, nâng cao khả năng tập trung và có hệ miễn dịch tốt hơn. Bởi vậy việc ngủ sâu và ngủ đủ giấc vô cùng quan trọng với trẻ nhỏ.

Nguyên nhân trẻ khó ngủ ở độ tuổi mầm non và tiểu học

Nguyên nhân trẻ 4 – 6 tuổi khó ngủ

Ở độ tuổi này, trẻ mất ngủ có rất nhiều nguyên nhân như: Thiếu hụt vitamin D và canxi, thiếu các vi chất (kẽm, magie), trẻ mắc bệnh đường hô hấp trên (viêm VA mũi mạn tính) làm trẻ ngạt mũi…

Bé có thể gặp những nỗi sợ vô hình do trí tưởng tượng phong phú (Sợ ma, sợ quái vật, sợ những nhân vật trong phim hoạt hình…)

Điều này cũng đơn giản và dễ hiểu, đó là tâm lý phổ biến chung của con trẻ. Cha mẹ đừng làm toáng lên quát tháo con vì những nhân vật này không có thật.

trẻ khó ngủ 2
Những nỗi sợ vô hình trong độ tuổi này có thể làm trẻ khó ngủ

Với một số bé ở tuổi này, việc chuyển từ ngủ cùng phòng với bố mẹ sang ngủ phòng riêng không phải là đơn giản. Nếu vậy bạn thử nằm cạnh con cho đến khi bé ngủ.

Tuy nhiên việc này có thể trở thành một thói quen khó bỏ. Hoặc bạn cứ một lúc lại ghé qua kiểm tra con cho đến khi bé ngủ, trong khoảng vài tuần.

Nguyên nhân trẻ 6 – 12 tuổi khó ngủ

Theo các cuộc điều tra của tiến sĩ Weissbluth và của Đại học Stanford (Mỹ), ở lứa tuổi này, trẻ thường ngủ muộn hơn và ít hơn các lứa tuổi trước.

Phần lớn trẻ 6 – 12 tuổi đi ngủ trước hoặc sau 9 giờ tối (thường là trong khoảng từ 7,30 đến 10 giờ). Tổng thời gian ngủ khoảng 9-12 giờ. Nhìn chung, lứa tuổi trước dậy thì cần 9h30- 10 giờ ngủ để duy trì sự tỉnh táo trong ngày.

Vấn đề thực sự của lứa tuổi này là căng thẳng đầu óc (nhức đầu) do học nhiều, ham chơi, ngủ ít hay ngủ thiếu. Phương án điều trị là cho trẻ ngủ và nghỉ ngơi cho đủ, nhất là trong các kỳ thi.

[inline_article id=182432]

Trẻ tuổi mầm non và tiểu học bị khó ngủ và cách xử lý

Cách dỗ trẻ 4 – 6 tuổi ngủ

Điều đầu tiên là cha mẹ cần lưu ý đến những điều sau. Nếu làm tốt các điều này, con sẽ hình thành một nếp ngủ tốt và chất lượng như:

  • Tạo chuỗi thói quen trước giờ đi ngủ để cơ thể bé hình thành phản xạ với việc đi vào giờ ngủ.
  • Cho con ngủ và thức dậy theo một giờ cố định.
  • Phòng ngủ của trẻ sơ sinh nên yên tĩnh và có thể sử dụng tiếng ồn trắng để tạo cảm giác an toàn cho con.
  • Xây dựng nếp sinh hoạt cố định cho con vào ban ngày.
  • Khi ngủ nên giảm ánh sáng (tắt đèn, kéo rèm, …) và để con tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày.
  • Cho trẻ tắm nắng thường xuyên để giảm tình trạng thiếu vitamin D
trẻ khó ngủ 3
Tạo một không gian thoải mái và vỗ về nhẹ nhàng sẽ giúp bé ngủ ngon

Dạy trẻ 6 – 12 tuổi thói quan ngủ đúng giờ

Ở độ tuổi này, về cơ bản trẻ nhỏ không gặp trở ngại về giấc ngủ, chỉ cần tạo môi trường tốt là được.

  • Trước khi ngủ không được ăn vặt
  • Phòng ngủ không được để đèn quá sáng hoặc âm nhạc quá to
  • Tốt nhất đặt thời gian biểu cho trẻ, hối thúc bé ngủ đúng giờ
  • Đảm bảo không gian ngủ lý tưởng
  • Cho trẻ ngủ đúng giờ , đủ giấc cả ban ngày lẫn ban đêm
  • Tạo một tâm lý thoải mái, hoàn toàn thư giãn để trẻ an tâm mà đi vào giấc ngủ
  • Vận động, tập thể dục thể thao là một trong những cách giúp bé ngủ ngon hơn

Giấc ngủ được xem như một “nguyên liệu” cần thiết cho quá trình phát triển não bộ của trẻ. Khi ngủ, cơ thể trẻ được nghỉ ngơi, hình thành hệ miễn dịch, ghi chép các dữ liệu thông tin vào bộ nhớ.

Con ngủ ngon và chất lượng bao giờ cũng ổn định về tâm trạng và cảm xúc hơn. Đặc biệt, việc học hỏi, tư duy của các bé có giấc ngủ ngon cũng trở nên nhạy bén hơn các trẻ khó ngủ rất nhiều.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Uống sữa vào thời gian nào để tăng chiều cao vượt trội?

Nhiều bố mẹ lăn tăn không biết uống sữa vào thời gian nào để tăng chiều cao một cách tối ưu nhất. Trong bài viết, MarryBaby sẽ giải đáp thắc mắc này. Đồng thời, chia sẻ về cách uống sữa để tăng chiều cao vượt trội cho trẻ.

Vai trò của sữa đối với chiều cao của trẻ

Trước khi biết uống sữa vào thời gian nào để tăng chiều cao; bố mẹ cần hiểu cách sữa giúp trẻ tăng chiều cao. Câu trả lời bắt nguồn từ giá trị dinh dưỡng của thực phẩm từ sữa này.

Sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như canxi; giúp làm tăng sự phát triển cũng như giữ cho xương phát triển mạnh mẽ. Vitamin A trong sữa giúp xương hấp thụ canxi tốt hơn. Bên cạnh đó, sữa cũng là một nguồn protein, kali, kẽm rất tốt, giúp tăng trưởng tế bào trong cơ thể con. Một số sản phẩm sữa cũng được tăng cường vitamin D.

Sữa cũng kích thích sản xuất một loại hormone tăng trưởng giống insulin 1 (IGF-1). Hormone IGF-1 này liên quan mật thiết đến sự tăng trưởng và phát triển của mô xương và cơ của trẻ em.

Sữa là một trong những lựa chọn hợp lý và tiện lợi của nhiều gia đình để có được chất dinh dưỡng giúp thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng đây không phải là thực phẩm duy nhất giúp gia tăng chiều cao; với những trẻ bị dị ứng sữa; bố mẹ hoàn toàn có thể bổ sung các dưỡng chất giúp con tăng trưởng bằng nhóm thực phẩm khác.

uống sữa vào thời gian nào để tăng chiều cao
Trước khi biết uống sữa vào thời gian nào để tăng chiều cao, cha mẹ cần hiểu vai trò của sữa với con.

Trẻ uống sữa bao nhiêu là đủ?

Không chỉ biết uống sữa vào thời gian nào để tăng chiều cao; bố mẹ cũng cần lưu tâm đến lượng sữa phù hợp cho từng độ tuổi mỗi ngày.

Dù sữa giúp tăng chiều cao rất tốt nhưng nếu trẻ uống quá nhiều sữa trong 1 ngày đôi khi cũng không mang lại lợi ích gì; thậm chí còn có thể gây ra phản ứng ngược.

Theo khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, tùy từng lứa tuổi, trẻ sẽ có liều lượng sữa phù hợp mỗi ngày:

  • Trẻ dưới 1 tuổi: chỉ được uống sữa mẹ hoặc sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh.
  • Trẻ trên 1-2 tuổi: uống từ 480ml – 720ml sữa nguyên kem mỗi ngày.
  • Trẻ trên 2-5 tuổi: uống từ 480ml – 600ml sữa ít béo hoặc tách béo mỗi ngày.

Uống sữa vào thời gian nào để tăng chiều cao?

Chiều cao là kết quả của sự phát triển xương. Và các nghiên cứu cho thấy rằng lượng sữa trẻ thu nạp hàng ngày có thể giúp tăng đáng kể mật độ xương khoáng; tăng cường hình thành xương và ngăn chặn tình trạng mất khối lượng xương thường gặp.

Tùy theo từng thời điểm uống mà cơ thể trẻ sẽ hấp thu lượng dinh dưỡng nhiều hay ít và phát huy tốt hay không.

Theo Ayurveda, hệ thống y tế truyền thống của Ấn Độ, thời gian tốt nhất để uống sữa cho trẻ em là vào buổi sáng. Vì đây là thời điểm thúc đẩy sự phát triển của xương và răng ở trẻ em. Đồng thời, uống sữa vào buổi sáng tạo ra nguồn Riboflavin tuyệt vời; giúp trẻ hoạt bát và lanh lợi. Không những vậy, trẻ sẽ hấp thu tốt hơn Vitamin A (giúp tăng khả năng miễn dịch); và Vitamin B12 (thúc đẩy sản xuất hồng cầu).

Trên thực tế, buổi chiều cũng là thời điểm thích hợp khi cha mẹ thắc mắc nên uống sữa vào thời gian nào để tăng chiều cao. Để trẻ uống sữa vào buổi chiều có thể làm giảm cơn đói; tăng cường sự tỉnh táo và năng lượng. Nhưng tốt hơn hết, trẻ nên uống cách bữa ăn chính từ 1-2h.

Ngoài việc biết, uống sữa vào thời gian nào để tăng chiều cao. Cha mẹ cũng cần lưu ý thêm không nên cho trẻ uống các loại sữa trước 3 bữa ăn chính; điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn, làm cho trẻ no và lười ăn.

uống sữa tăng chiều cao
Uống sữa vào thời gian nào để tăng chiều cao? Buổi sáng là câu trả lời cho cha mẹ!

Các loại sữa phát triển chiều cao cho trẻ cha mẹ không nên bỏ qua

Song song với thắc mắc, uống sữa vào thời gian nào để tăng chiều cao. Cha mẹ hẳn cũng muốn biết thêm loại sữa hỗ trợ sự phát triển của trẻ tốt nhất. Sau đây là gợi ý dành cho cha mẹ.

Sữa tươi

Sữa tươi giàu canxi và protein có lợi cho sự phát triển của xương. Do đó bổ sung sữa tươi mỗi ngày giúp cung cấp lượng lớn canxi cho cơ thể để tác động tích cực đến sự phát triển chiều cao.

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, trong 1 lít sữa tươi có chứa đến 1.200mg hàm lượng canxi và các khoáng chất khác như protein, vitamin, sắt, kẽm, đồng, boron… có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn.

Bên cạnh đó, lactoza trong sữa tươi cũng giúp cơ thể hấp thu canxi tốt.

Sữa đậu nành

Sữa đậu nành được chiết xuất và tinh chế từ đậu nành, với hàm lượng dinh dưỡng cao bao gồm: Canxi, protein, vitamin và các khoáng chất cần thiết để tăng chiều cao và sức sống.

Sữa đậu nành có tác dụng lớn cho việc phát triển chiều cao của trẻ đang trong độ tuổi tăng trưởng; đặc biệt tăng sức dẻo dai cho trẻ thường xuyên hoạt động nhờ tác dụng ô-xy hóa và tăng trưởng của cơ xương, hỗ trợ kéo dài nhanh hơn.

Sữa đậu nành cũng giàu vitamin D giúp cải thiện sự phát triển xương.

Sữa chua

Là một chế phẩm từ sữa, có tác dụng tăng cường miễn dịch và cung cấp canxi cho quá trình phát triển chiều cao (Một lọ sữa chua chứa 370mg canxi).

Bên cạnh đó, canxi trong sữa chua còn cung cấp một lượng lớn vitamin D và đường lactose đi kèm giúp cho cơ thể hấp thu canxi tối đa. Mỗi ngày trẻ nên dùng 2 hộp sữa chua để cao hơn và khỏe hơn.

Để tăng chiều cao hiệu quả, mỗi ngày bạn nên cho trẻ ăn 2 hũ sữa chua.

Đến đây, hẳn cha mẹ đã biết uống sữa vào thời gian nào để tăng chiều cao; và hiểu loại sữa phù hợp cho con mình.

Mẹo bổ sung cách tăng chiều cao cho trẻ

Mẹo bổ sung cách tăng chiều cao cho trẻ
Ngoài hiểu uống sữa vào thời gian nào để tăng chiều cao, cha mẹ kết hợp với một số mẹo tăng trưởng sau nhé!

Để có thể tăng chiều cao cho trẻ hiệu quả, ngoài việc nắm bắt uống sữa vào thời gian nào để tăng chiều cao; cha mẹ nên có những hoạt động đi kèm ngay dưới đây để có thể phát triển chiều cao nhanh hơn:

  • Ngủ đủ giấc mỗi ngày. Thời gian ngủ phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ.
  • Trẻ nên ngủ trước 22h đêm để tuyến yên có thể sản sinh ra hormone tăng trưởng tốt nhất. Khoảng thời gian từ 22h đêm đến 2h sáng cũng là thời điểm vàng cho sự phát triển chiều cao.
  • Vận động cơ thể thường xuyên với các bài tập có tác dụng giãn cơ như: bơi lội, nhảy dây, bóng chuyền… hỗ trợ phát triển chiều cao tốt nhất.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là bổ sung những sản phẩm hỗ trợ giúp phát triển chiều cao, tốt cho xương như: canxi nano, vitamin D3, MK7, kẽm, mangan, đồng… giúp phát triển chiều cao tối đa. Đặc biệt chondroitin thúc đẩy phát triển nhanh lớp sụn tiếp hợp và DHA giúp tăng khối lượng xương. Từ đó giúp trẻ cao lên tự nhiên.

Việc áp dụng một chế độ ăn uống phù hợp kết hợp bổ sung các loại sữa hằng ngày cũng giúp trẻ có được một chiều cao lý tưởng. Ngoài sữa, bố mẹ cũng cần nhắm vào chế độ dinh dưỡng cân bằng cho trẻ bao gồm đầy đủ chất đạm, chất béo và carbohydrate, vitamin và khoáng chất cùng với lượng calo đủ hấp thụ.

Hi vọng với những thông tin trên, cha mẹ đã có thêm nhiều gợi ý để chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Chúc các bé luôn mạnh khỏe và có một chiều cao mơ ước!

Học bơi cũng là một cách giúp trẻ tăng chiều cao vượt trội. Hãy tham khảo cách dạy bơi cho trẻ ở bên dưới nhé!