Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Điện thoại thông minh và sức khỏe trẻ tiểu học

Ở độ tuổi tiền dậy thì, trẻ có thể học hỏi một số ứng dụng từ các trang web trên điện thoại thông minh hay máy tính bảng. Tuy nhiên, nếu sử dụng thường xuyên các thiết bị di động sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.

Ảnh hưởng giấc ngủ

Đối với trẻ tiểu học, nếu có thói quen sử dụng smartphone, máy tính bảng đặc biệt nếu được sắm riêng thì việc “trốn” ba mẹ chơi điện tử, đọc sách… vào ban đêm là điều khó tránh khỏi.

Không chỉ bị lôi cuốn vào thiết bị mà điều này làm cho trẻ cảm thấy khó ngủ hơn. Ánh sáng phát ra từ màn hình gây ức chế hóc-môn melatonin (giúp trẻ có giấc ngủ ngon) lâu dần làm làm thay đổi chu kỳ sinh học tự nhiên của cơ thể.

Đồng hồ sinh học của trẻ bị thay đổi tiêu cực dưới tác động của điện thoại
Đồng hồ sinh học của trẻ bị thay đổi tiêu cực dưới tác động của điện thoại

Tăng khả năng béo phì

Ngồi lì một chỗ, với những đứa trẻ nghiện smartphone và máy tính bảng, chúng sẽ có xu hướng ngồi một chỗ để sử dụng các thiết bị công nghệ, nghĩa là sẽ hạn chế các hoạt động thể chất, dẫn đến khả năng bị tăng cân.

Dễ mắc các chứng bệnh về tâm thần

Theo các chuyên gia tâm lý, việc dành quá nhiều thời gian trên smartphone và máy tính bảng là một yếu tố làm gia tăng các chứng bệnh về tâm thần ở trẻ em, như tình trạng trầm cảm, lo âu rối loạn cảm xúc, thiếu tập trung, rối loạn tập trung, rối loạn hành vi…

Ngoài ra, trẻ em sử dụng Internet còn có thể rơi vào tình trạng bị bắt nạt trực tuyến, khi những hình ảnh của trẻ em được chia sẻ có thể phải nhận những lời bình luận tiêu cực, bị mang ra làm trò đùa… Từ đó làm ảnh hưởng tâm lý của trẻ, đặc biệt những đứa trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì.

Sóng điện từ của các thiết bị thông minh tác hại tới não của trẻ
Sóng điện từ của các thiết bị thông minh tác hại tới não của trẻ

Tính tình trở nên hung hăng hơn

Bởi vì trẻ em không thể tự học được sự đồng cảm khi sử dụng quá mức các thiết bị công nghệ, và nếu hình thành thói quen bắt nạt người khác trên Internet, chúng cũng sẽ xem việc bắt nạt người khác ở ngoài đời thực là bình thường.

Ngoài ra, hiện có nhiều trò chơi điện tử hay video trực tuyến với nội dung bạo lực, có thể khiến trẻ em trở nên hung hăng hơn và khiến trẻ em nghĩ rằng hành vi bạo lực là giải pháp đơn giản và thông thường để xử lý và giải quyết các vấn đề.

Nguy cơ nhiễm bệnh

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, màn hình smartphone và máy tính bảng chứa số lượng vi khuẩn thậm chí còn nhiều hơn nắp bồn cầu, và trong khi bồn cầu vẫn thường xuyên được tẩy rửa thì hầu như không ai có thói quen lau chùi màn hình smartphone. Do vậy, với những đứa trẻ sử dụng smartphone và máy tính bảng, đặc biệt trẻ em dưới 2 tuổi thường có thói quen cho tay vào miệng, việc lan truyền vi khuẩn từ màn hình thiết bị vào cơ thể chúng dễ dàng diễn ra, gây nên các nguy cơ tiềm tàng và các căn bệnh.

Giảm khả năng tập trung học tập

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng smartphone và máy tính bảng làm ảnh hưởng đến khả năng học hỏi của trẻ em vì nó làm sao lãng sự chú ý của chúng. Video và trò chơi trực tuyến cũng làm hạn chế sự sáng tạo và trí tưởng tượng mới chớm nở của trẻ và làm chậm sự phát triển của giác quan vận động và thị giác.

trẻ xem điện thoại
Cha mẹ đừng nên xem thường tác hại của thiết bị thông minh đến con trẻ, nên có hành động cụ thể để giảm thiểu tác hại này

Giải pháp hạn chế tác hại của thiết bị thông minh

Trước những tác hại khủng khiếp mà điện thoại di động có thể gây ra đối với trẻ nhỏ, các nhà khoa học khuyến cáo các bậc phụ huynh nên thực hiện những việc sau đây:

1. Đừng để con bạn dùng điện thoại di động hay bất kỳ một thiết bị không dây nào.

2. Hạn chế tối đa việc dùng điện thoại di động. Khi điện thoại đang bật, nó sẽ liên tục phát ra bức xạ, kể cả khi bạn không gọi điện, nên hãy tắt điện thoại đi nếu có thể.

3. Giảm thiểu hoặc ngừng sử dụng những thiết bị không dây khác. Cả điện thoại bàn di động cũng có thể là nguy cơ. Tốt nhất nên để máy chính ở cách xa bạn ít nhất ba căn phòng so với nơi bạn dành nhiều thời gian nhất, đặc biệt là phòng ngủ.

4. Không nên dùng điện thoại ở vùng sóng yếu, bởi sóng càng yếu thì điện thoại càng phải dùng nhiều năng lượng để truyền dẫn, từ đó sẽ phát ra nhiều bức xạ hơn.

5. Tránh mang điện thoại trên người, không để điện thoại dưới gối hay gần đầu trong lúc ngủ. Để điện thoại trong áo lót hay túi ngực ở gần tim chính là tự tìm đến rắc rối, đàn ông để điện thoại trong túi quần cũng dễ gây vô sinh.

6. Nơi nguy hiểm nhất, nếu nói về việc tiếp xúc với bức xạ, là khoảng 15cm xung quanh ăng ten phát. Vì vậy, khi điện thoại đang bật, đừng để bộ phận nào tiếp xúc với khu vực đó.

7. Hạn chế dùng điện thoại ở nơi công cộng vì nhiều người rất nhạy cảm với trường điện từ, đặc biệt là trẻ nhỏ, chúng mỏng manh hơn ta rất nhiều.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Tuổi mọc răng vĩnh viễn và những lưu ý

Cùng với việc nắm độ tuổi mọc răng vĩnh viễn, bạn cũng nên thường xuyên đưa trẻ đi khám nha sĩ (6 tháng/lần) để phát hiện ra các dấu hiệu bất thường và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất, giúp chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé yêu.

Tuổi mọc răng vĩnh viễn

Thông thường tuổi mọc răng vĩnh viễn sẽ diễn ra theo từng giai đoạn như sau:

Hàm trên

  • Răng cửa giữa mọc từ 7-8 tuổi
  • Răng cửa bên từ 8-9 tuổi
  • Răng nanh từ 11-13 tuổi
  • Răng cối nhỏ thứ nhất từ 10-11 tuổi
  • Răng cối nhỏ thứ hai từ 10-12 tuổi
  • Răng cối lớn thứ nhất 6-7 tuổi
  • Răng cối lớn thứ hai từ 12-13 tuổi
  • Răng cối lớn thứ ba từ 17-21 tuổi

Hàm dưới

  • Răng cửa giữa từ 6-7 tuổi
  • Răng cửa bên 7-8 tuổi
  • Răng nanh 9-10 tuổi
  • Răng cối nhỏ thứ nhất từ 10-12 tuổi
  • Răng cối nhỏ thứ hai từ 11-12 tuổi
  • Răng cối lớn thứ nhất 6-7 tuổi
  • Răng cối lớn thứ hai từ 11-13 tuổi
  • Răng cối lớn thứ ba từ 18-25 tuổi.

Trong suốt khoảng thời gian từ 6-12 răng vĩnh viễn lần lượt thay thế răng sữa, vì vậy thời kỳ này trẻ có răng hỗn hợp vừa răng sữa vừa răng vĩnh viễn. Răng cối lớn thứ ba hay còn gọi là răng khôn sẽ mọc sau cùng. Khi mọc răng này sẽ gây sốt, hoặc có nhiều biến chứng.

Những điều cần lưu ý

Thời kỳ trẻ có hàm răng hỗn hợp là lúc bạn cần chú ý tới sức khỏe của trẻ nhất. Mầm răng vĩnh viễn nằm ngay bên dưới chân răng sữa nên sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Một số điều cần lưu ý ở tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ:

  • Nếu trẻ có hiện tượng: răng vĩnh viễn đã mọc lên nhưng răng sữa chưa rụng đi hay răng vĩnh viễn mọc ở vị trí bất thường… bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến nha sĩ để được thăm khám và điều trị.
  • Trẻ cần đánh răng mỗi ngày sau thức dậy và trước khi đi ngủ để tránh sâu răng. Khi ăn xong, cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng.
  • Tuyệt đối không cho trẻ chạm tay vào phần lợi khi răng sữa đã rụng hoặc khi răng vĩnh viễn mới nhú lên; cắn đầu ngón tay hoặc bút chì… để tránh làm biến dạng răng và ảnh hưởng đến quá trình thay răng.
  • Bảo vệ chiếc răng hàm vĩnh viễn đầu tiên. Việc thay răng đã khiến lượng canxi trong cơ thể bị thiếu hụt và khả năng kháng axit chưa cao nên chiếc răng này dễ bị sâu răng. Một năm sau khi thay răng, nếu phát hiện chiếc răng này bị sâu trẻ cần được đi khám bác sĩ.
  • Tránh cho răng trẻ bị gẫy bởi các tác động ngoại lực. Nếu răng bị gãy, rụng, cần nhanh chóng tìm lại phần răng bị gãy, rửa sạch nếu bị bẩn rồi ngâm vào trong sữa tươi hoặc nước sạch. Sau đó ngay lập tức mang đến bệnh viện gần nhất thì có thể trồng lại chiếc răng đã gãy.
tuoi moc rang vinh vien 1
Tránh những tác động ngoại lực từ việc ăn uống tới va chạm là gãy răng
  • Không được tự ý nhổ răng cho trẻ tại nhà. Có nhiều gia đình vẫn giữ thói quen dân gian là nhổ bằng chỉ. Việc này dễ gây chảy máu chân răng và tạo nên một vết thương hở ở nướu răng. Nếu tay không sạch sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương này có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng. Nếu răng không tự rụng thì đưa trẻ tới phòng khám.
  • Một số trường hợp đặc biệt như răng vĩnh viễn mọc lệch do bị thiếu chỗ mọc lên, các nha sĩ sẽ chỉ định nhổ sớm hoặc mài bớt cạnh của răng sữa lân cận để chiếc răng vĩnh viễn đó mọc đúng vào vị trí. Hay trường hợp vĩnh viễn thay thế đã mọc lên nhưng răng sữa không tự rụng đi, nha sĩ sẽ chủ động nhổ răng sữa để răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ.

Tuổi mọc răng vĩnh viễn ở trẻ có thể xác định nhưng những lưu ý trong giai đoạn này là rất quan trọng là tiền đề cho hàm răng vĩnh viễn sau này. Tốt nhất nên đưa trẻ tới các phòng khám nha khoa để được hướng dẫn cụ thể và có biện pháp tốt nhất.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho trẻ tiểu học Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Những món ăn vặt cổng trường: Ngon nhưng độc hại

Chỉ cần hỏi một số học sinh, trong vòng 1 phút trẻ có thể cho bạn hàng loạt các món ăn vặt được bày bán trước cổng trường tiểu học: Xúc xích nướng, bánh tráng trộn, trà sữa trân châu, bắp rang bơ… với giá chỉ trên dưới 10.000 đồng. Những món ngon đường phố tuy ngon, ăn là nghiền nhưng tác hại đến sức khỏe cũng không nhỏ. Dưới đây là một số món trẻ cần tránh:

Đồ ăn cổng trường độc hại: Xúc xích

Không biết từ bao giờ đây đã là món ăn đường phố được nhiều trẻ Việt yêu thích. Từ nhà ra phố, từ quán ăn tới gánh rong ven đường đều bày bán xúc xích. Giống nhau về hình dáng và cách chế biến nhưng khác hoàn toàn về giá cả. Một cây xúc xích ở cổng trường chỉ có giá vài ngàn được chế biến từ nguyên liệu như thế nào ngay cả người bán đôi khi cũng không biết.

Xúc xích lề đường, rẻ, tiện nhưng không lợi
Xúc xích lề đường, rẻ, tiện nhưng không lợi

Xúc xích giàu năng lượng nhưng lại rất ít dinh dưỡng, không có lợi cho sức khỏe trong quá trình phát triển của trẻ. Vì trong xúc xích có hóa chất, chất phụ gia, chất bảo quản rất nhiều, buộc gan phải hoạt động rất nhiều lần để giải độc cho cơ thể. Chưa kể đến xúc xích được bán rong có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, được chế biến từ thịt ôi thiu dễ gây ngộ độc thực phẩm.

Bánh Snack (bim bim)

Bất kỳ ở đâu, trong trường, trên xe máy hay ở nơi vui chơi công cộng món ăn vặt này cũng được tất cả trẻ em yêu thích. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tính toán rằng: Nếu mỗi ngày ăn một gói bim bim thì trung bình một năm, cơ thể trẻ sẽ tồn tại thêm 5 lít dầu. Các chất béo chuyển hóa, muối, chất phụ gia… có trong snack dễ khiến thận bị quá tải, tim làm việc quá sức, trẻ dễ bị sâu răng, béo phì, lười ăn…

Ăn vặt cổng trường: Thịt bò cay siêu rẻ

Có những loại thịt bò cay cay, ngọt ngọt được bán với giá: 3 000 – 5.000 đồng. Làm một phép so sánh giản đơn nhất giá thịt bò Việt bán ở chợ tính từng lạng cũng trên 20.000 đồng thì chắc chắn nguyên liệu trong các gói bò kia không thể là bò.

Và Cục Quản lý nông, lâm, thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) đã đưa ra bản kết luận về các loại sản phẩm bò thơm cay này: Theo kết quả kiểm nghiệm, sản phẩm sườn bò này không có thịt nói chung và thịt bò nói riêng. Thành phần chính được ghi trên nhãn gồm bột mỳ, nước, dầu thực vật, đường, muối, ớt, bột gia vị, mỳ chính và phụ gia hương liệu.

Xí muội, ô mai không rõ nguồn gốc xuất xứ

Nếu các học sinh nam mê xúc xích thì nhiều bạn gái mê ô mai, xí muội được đóng gói nhỏ hoặc bán riêng lẻ mà không ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ. Khi kiểm nghiệm, các cơ quan chức năng liên quan cũng đã đưa công bố những loại sản phẩm có chứa chất cấm cyclamate và đường saccharin với hàm lượng vượt hơn 31 lần so với tiêu chuẩn của Việt Nam. Chất cyclamate được biết đến có thể gây ung thư gan, thận, phổi và tiểu đường.

Trà sữa trân châu

Trong danh sách các món ăn đường phố trước cổng trường cũng không thể không kể tên trà sữa trân châu. Thức uống này từ khi du nhập vào Việt Nam, đã tạo nên “cơn sốt” ở mọi tầng lớp không riêng gì trẻ tiểu học.

ăn vặt
Trà sữa là món ăn vặt yêu thích và phổ biến ở học đường song lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe của trẻ

Tuy nhiên, ly trà sữa 10.000 – 12.000 đồng lại không chứa sữa cũng không có trà. Thành phần của nó đa phần là kem béo pha lẫn với bột “trà” cùng với các chất phụ gia khác như hương liệu tinh dầu thơm, bột pha màu.

Không những không có chất dinh dưỡng mà món ăn vặt này chứa một lượng đường, chất béo bão hòa và acid béo chuyển hóa lớn, những thành phần này đều rất không tốt cho sức khỏe.

Đừng vì sự yêu thích hay đòi hòi của trẻ mà cho trẻ thưởng thức các món ăn vặt không rõ nguồn gốc ở trước cổng trường. Tác hại có thể không thấy ngay nhưng khi phát tác ngay cả bác sĩ cũng có thể “từ chối”.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Mẹ đã biết độ tuổi thay răng sữa của con?

Răng sữa được thay bằng răng vĩnh viễn là thời điểm đánh dấu một cột mốc phát triển quan trọng của trẻ. Hơn nữa, việc thay răng sữa đúng thời điểm cũng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và tính thẩm mỹ sau này. Vậy, mẹ đã biết độ tuổi thay răng sữa của con?

Độ tuổi thay răng sữa
Trình tự mọc và thay răng của mỗi trẻ đều khác nhau

1. Trẻ em thay răng sữa lúc mấy tuổi?

Quá trình thay răng trung bình của các bạn nhỏ diễn ra từ 6 -12 tuổi. Cũng có những trường hợp trẻ thay răng sớm hoặc muộn hơn bình thường một vài năm. Tuy nhiên, chiếc răng sữa cuối cùng luôn cần được rụng trong khoảng 12 đến 13 tuổi.

2. Thứ tự thay răng như thế nào?

Những chiếc răng sữa của con sẽ dần lung lay và thay chỗ cho răng trưởng thành. Thứ tự thay răng cũng tương tự như lúc mọc răng. Răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước. Nếu mẹ ghi lại thứ tự mọc răng sữa, mẹ hoàn toàn có thể dự đoán thứ tự rụng. Độ chính xác khá cao, mẹ nhé!

Nếu không nhớ thời gian mọc răng của trẻ, mẹ có thể tham khảo “thời khóa biểu” mọc răng thông thường của trẻ em như hình dưới đây.

Từng giai đoạn trẻ mọc răng

3. Răng sữa rụng muộn có sao không?

Răng sữa mọc muộn thì không vấn đề gì vì mọc càng muộn thì rụng càng sớm. Tuy nhiên việc răng sữa rụng muộn sau 13 tuổi thì lại đáng lưu ý. Răng sữa rụng muộn hoặc răng sữa bị sâu sẽ làm ảnh hướng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ. Đôi khi dẫn đến trường hợp răng vĩnh viễn mọc lệch, mọc sai hướng. Không chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, răng mọc lệch còn gây khó khăn trong việc ăn uống.

Nếu răng sữa đã đến lúc “chia tay” mà vẫn không có dấu hiệu lung lay, mẹ nên cho con tới gặp nha sĩ. Thông thường, chỉ cần quan sát nướu thôi, bác sĩ đã có thể xác định được tình hình và đưa ra lời khuyên hợp lý.

4. Xử lý sao khi răng vĩnh viễn mọc trễ?

Nếu răng sữa đã rụng lâu mà vẫn không thấy răng vĩnh viễn mọc lên, mẹ nên đưa con tới nha sĩ. Bác sĩ có thể nhìn nướu hoặc chụp X quang để xác định có hay không sự hiện diện của răng mầm, từ đó đưa ra những lời khuyên kịp thời và thích hợp.

[inline_article id=99003]

5. Răng sữa thay bao nhiêu cái? Răng sữa có thay hết không?

Tất cả răng sữa đều phải thay thể hết để trở thành răng vĩnh viễn. Từ răng cửa đến răng hàm, tất cả đều phải thay thành răng vĩnh viễn. Điểm khác nhau giữa chúng chỉ là thời gian diễn ra dài hay ngắn.

6. Có nên nhổ răng sữa tại nhà không?

Răng vĩnh viễn mọc lên sẽ làm cho răng sữa bị tiêu chân và lung lay. Trong trường hợp này, mẹ có thể tự theo dõi và nhổ cho bé. Tuy nhiên mẹ nên chờ đến lúc răng sữa lung lay thật nhiều rồi hãy “hành động”. Lưu ý, khi nhổ hãy dùng miếng gạc sạch lay sữa một cách nhẹ nhàng và lấy ra.

Mẹ tuyệt đối không nên dùng chỉ để nhổ hoặc dùng tay trực tiếp để nhổ. Cách này sẽ dễ làm chảy máu nướu răng và dễ tạo nên vết thương hở. Hơn nữa dùng tay hoặc chỉ là hoàn toàn không đảm bảo vệ sinh. Đưa tay vào miệng sẽ có khả năng gây nhiễm trùng và nhiễm khuẩn. Ngoài ra, nếu bé có mắc bệnh máu khó đông thì không nên nhổ tại nhà để tránh tai biến nguy hiểm.

Một số lưu ý mẹ cần biết khi bé trong độ tuổi thay răng sữa

  • Luôn theo dõi sát quá trình thay răng sữa của bé.
  • Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, đồ ăn ngọt, cứng trong giai đoạn thay răng
  • Trẻ mọc răng sẽ có cảm giác đau nhức khó chịu. Lúc này, mẹ nên cho bé ăn các món mềm, dễ tiêu như cháo, súp.
  • Dạy trẻ cách chăm sóc, vệ sinh những chiếc răng mới mọc
  • Những trường hợp răng sữa không tự rụng nhưng răng vĩnh viễn đã mọc, mẹ nên đưa bé đến nha sĩ để nhổ răng chủ động.

Trên đây là một vài câu hỏi thường gặp khi trẻ em vào độ tuổi thay răng sữa. Bên cạnh việc trang bị cho mình những kiến thức hữu ích về việc thay răng của bé, mẹ cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng trong giai đoạn bé thay răng.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Trẻ thay răng sớm có tốt không?

Mọc răng vĩnh viễn là một trong những cột mốc quan trọng nhất của trẻ. Bạn cần phải quan sát kỹ quá trình thay răng để có những điều chỉnh hợp lý cho trẻ có hàm răng xinh, nụ cười đẹp. Trẻ thay răng sớm có tốt không chính là nhờ vào sự quan sát đúng thời điểm của bạn.

Quy trình thay răng sữa

Từ 6-12 tuổi là giai đoạn vàng để trẻ thay răng sữa. Trẻ thay răng sớm thường bắt đầu từ 4 tuổi hay muộn hơn là khi trẻ lên 8 tuổi.

Thông thường, quy trình thay răng của trẻ sẽ theo thứ tự: Răng sữa nào mọc trước sẽ rụng trước. Nắm chắc quy luật này, bạn có thể đoán được thứ tự rụng và mọc răng vĩnh viễn ở trẻ.

Thứ tự thay răng hàm trên: Răng cửa giữa, răng cửa bên rồi đến răng tiền cối, răng nanh và các răng cối lớn. Răng hàm dưới có đảo trật tự một chút: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối.

Tùy thuộc vào mỗi vị trí của răng mà thời gian thay răng sẽ diễn ra ngắn hay dài. Ví dụ: răng một chân như răng cửa, răng nanh thì thời gian thay răng sẽ chỉ diễn ra trong vài tuần nhưng đối với răng nhiều chân như răng cối thì đòi hỏi thời gian lâu hơn, có thể từ 1 – 2 tháng. Các răng bị chèn ép bởi các răng khác sẽ thay lâu hơn.

Trẻ thay răng sớm có tốt không?

Nếu nắm được quy trình thay răng của trẻ, bạn sẽ bình tĩnh xử lý nếu có những bất thường xảy ra. Chuyện trẻ thay răng sớm hay muộn khi đó cũng không cần lo lắng vì không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ.

tre thay rang som co tot khong
Trẻ thay răng sớm hay muộn, nhanh hay chậm không quá ảnh hưởng tới sự phát triển

Nhiều gia đình cho rằng trẻ thay răng sớm là dấu hiệu của dậy thì sớm hay do bé uống sữa tươi nhiều. Các bác sĩ chuyên khoa tư vấn rằng đó không phải là vấn đề. Lịch thay răng, mọc răng của trẻ không mang tính tuyệt đối. Ở rất nhiều trẻ, trên cùng một hàm răng có thể sẽ có những cái mọc sớm, mọc chậm khác nhau, không theo quy trình mọc răng tiêu chuẩn nào cả.

Trong quá trình trẻ thay răng, ngoài việc cho bé đi khám răng định kỳ cần chú ý trong khẩu phần ăn của trẻ. Nên bổ sung thêm đa dạng các nhóm thức ăn, dùng nhiều thực phẩm có chứa canxi (sữa, thịt, cá, tôm cua, rau xanh…) giúp xương và răng của bé phát triển tốt.

Ở giai đoạn thay răng, có thể cho trẻ ăn các thức ăn dạng mềm như cháo, súp nhưng không phải là thường xuyên mỗi ngày, như thế sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hàm dưới. Các bác sĩ nha khoa thường sẽ khuyên bạn nên cho bé ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ và có độ cứng nhất định như: thịt bò, cà rốt, ngô, cần tây… Làm như vậy sẽ kích thích quá trình thay răng, giúp răng vĩnh viễn mọc lên dễ dàng hơn, đồng thời cũng thúc đẩy quá trình phát triển của nướu răng, xương hàm và xương mặt.

Những lưu ý khi trẻ thay răng sớm

Việc trẻ thay răng sớm có tốt không còn phụ thuộc vào những thói quen mà trẻ đang “sở hữu”. Cần hạn chế và loại bỏ dần những thói quen xấy ảnh hưởng tới quy trình thay răng tự nhiên ở trẻ như:

  • Hạn chế đồ ngọt, đồ cứng khó nhai, kẹo cao su.
  • Tránh chạm tay, lưỡi vào chỗ nướu bị trống.
  • Dạy trẻ cách chăm sóc sức khỏe răng miệng sau mỗi bữa ăn.
  • Thói quen mút tay, cắn bút… cũng cần phải loại bỏ.

Quy trình thay răng sớm hay muộn, nhanh hay chậm không phải là cơ sở để đánh giá sự phát triển khỏe mạnh hay nhiều bệnh của trẻ. Bạn chỉ cần quan tâm nhiều đến sự thay răng của trẻ, để trẻ có thể có một nụ cười đều đẹp về sau.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Bé bị sâu răng sữa: Xử ngay kẻo hại!

Răng sữa chỉ tồn tại vài năm sau đó sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Với suy nghĩ như vậy nên rất nhiều bậc phụ huynh lơ là, không chăm sóc cũng như hướng dẫn trẻ biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách.

Khoảng 85% trẻ em Việt Nam bị sâu răng sữa do ăn nhiều bánh kẹo hoặc do không chăm sóc răng miệng đúng cách. So với răng vĩnh viễn, bé bị sâu răng sữa thường phát triển nhanh hơn. Bắt đầu là những tổn thương ở bề mặt với vết trắng. Lúc này nếu không được xử lý, sâu răng sẽ tiếp tục phá hủy lớp men, lớp ngà răng và hình thành những lỗ sâu răng.

Bé bị sâu răng sữa, mẹ nên làm gì?
Bé bị sâu răng sữa cần được xử lý kịp thời để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Hậu quả khôn lường khi bé bị sâu răng sữa

Không giống như suy nghĩ của nhiều mẹ, răng sữa tuy có “tuổi thọ” ngắn ngủi nhưng lại có sức ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của răng vĩnh viễn cũng như sức khỏe thể chất của trẻ. Đặc biệt, với những bé mất răng sớm, trên 6 tuổi, sự tác động này càng thêm nghiêm trọng.

– Dưới mỗi răng sữa đều có một mầm răng vĩnh viễn chuẩn bị mọc. Vì vậy, nếu răng sữa bị sâu, vi khuẩn có thể làm hại đến nướu và mầm răng vĩnh viễn nằm ở dưới.

– Răng sữa có “nhiệm vụ” duy trì khoảng cách của các răng trên cung hàm để sau này răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Vì vậy, nếu bé bị sâu răng sữa, răng vĩnh viễn có thể mọc lệnh, mọc không đúng vị trí, ảnh hưởng xấu đến khớp cắn và xương hàm. Thậm chí, bé bị sún răng nhiều có thể tác động tiêu cực đến khả năng phát âm.

– Trong thời gian chờ răng vĩnh viễn mọc, răng sữa có nhiệm vụ giúp trẻ nhai, nghiền thức ăn. Bé bị sâu răng sữa có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn uống hàng ngày, làm tăng nguy cơ trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng.

– Không chỉ làm hại đến tất cả các răng, bé bị sâu răng sữa nếu không được điều trị đúng còn có thể gây hại đến tủy răng gây đau nhức. Trong một số trường hợp, tủy răng bị viêm nhiễm dẫn đến hoại tử, áp-xe răng. Nguy hiểm hơn, nhiễm trùng răng sữa có thể dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc nhiễm trùng mặt.

[inline_article id=151937]

Xử trí khi bé bị sâu răng sữa

Ngay khi phát hiện răng sâu, mẹ nên đưa bé đến nha sĩ để được thăm khám và điều trị ngay. Tùy thuộc mức độ sâu răng cũng như số tuổi răng, cách xử lý sẽ khác nhau.

Với những trường hợp răng sâu chưa đến lúc thay, nha sĩ sẽ cân nhắc tìm cách giữ lại răng cho bé. Thông thường, nha sĩ sẽ điều trị vết sâu, sau đó trám lại răng cho bé để vi khuẩn không tiếp tục ăn mòn răng. Những trường hợp răng sắp tới thời điểm rụng, bé có thể không cần phải trám răng mà có thể chờ để nhổ đi.

Phòng ngừa tình trạng sâu răng sữa ở trẻ em

– Ngăn ngừa ngay từ trong bụng mẹ

Ở giai đoạn thai kì, mẹ nên ăn những thực phẩm có lợi cho men rằng của bé sau này như các loại cua, cá, sò, ốc, tôm, sữa… Đây là những thực phẩm cung cấp rất nhiều canxi giúp cho lớp men răng của con yêu khi sinh ra sẽ không bị yếu và hạn chế sự tấn công của vi khuẩn.

– Vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày

Ngay khi bé mới mọc răng sữa, mẹ có thể giúp bé vệ sinh răng miệng bằng cách dùng gạc vệ sinh, nhúng vào nước muối ấm. Nhẹ nhàng vệ sinh răng miệng cho con thật kĩ lưỡng để tránh tình trạng bé bị sâu răng sữa.

Khi bé đến tuổi có thể sử dụng bàn chải và kem đánh răng, mẹ nên tập thói quen vệ sinh răng miệng cho bé bằng bàn chải. Lưu ý, dùng kem đánh răng cho trẻ em 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối trước khi bé đi ngủ.

[inline_article id=162182]

– Cho bé tắm nắng

Nắng sớm rất tốt cho sự phát triển của xương, đặc biệt là khi con còn nhỏ. Mẹ nên tạo điều kiện cho con yêu tắm nắng để chống còi xương, giúp xương hàm của con rắn chắc, phòng tránh hiện tượng răng mọc lệnh, yếu.

– Giúp bé hình thành thói quen tốt

Thói quen ngậm bình sữa, ăn nhiều đồ ngọt vào buổi tối là nguyên nhân làm bé bị sâu răng sữa mẹ nên giúp bé cưng thay đổi.

Ngoài ra, để đảm bảo tình trạng răng miệng của con yêu được tốt nhất, mẹ nên đưa con đến khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng cũng như có các biện pháp điều trị phù hợp.

Tìm hiểu về những cách điều trị sâu răng tận gốc qua bài viết sau đây.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Loạn thị có chữa được không?

Loạn thị có chữa được  không? Loạn thị có thể được khắc phục bằng cách đeo kính mắt hoặc điều trị khỏi bằng phẫu thuật.

Loạn thị là gì?

Cũng như cận thị hay viễn thị, loạn thị là một tật về mắt liên quan đến khúc xạ. Trẻ bị loạn thị, mắt thường có các kinh tuyến khúc xạ không đều nhau. Vật nhìn không in hình rõ nét trên võng mạc và nhìn mờ cả xa và gần.

Loạn thị có hai loại chính: Loạn thị giác mác và loạn thị thấu kính.

Nguyên nhân

Theo các chuyên gia nguyên nhân hàng đầu gây loạn thị ở trẻ tuổi tiền dậy là do do tiền sử gia đình loạn thị hoặc có các rối lọa khác về mắt như thoái hóa giác mạc…Loạn thị có thể xuất hiện từ lúc mới sinh nhưng tới khi trẻ bắt đầu đi học nhiều gia đình mới phát hiện được.

Loạn thị cũng có thể xuất hiện khi trẻ gặp các chấn thương về mắt khi nô đùa hoặc sau khi phẫu thuật các tật ở mắt như đục thủy tinh thể. Nếu trẻ bị loạn nhẹ mà đọc sách ở nơi ít ánh sáng hoặc xem tivi quá gần, nheo mắt khi xem điện thoại sẽ ngày càng nặng hơn.

loan thi co chua duoc khong
Loạn thị có thể do bẩm sinh hoặc các nguyên nhân ngoại động khác

Lý giải ở góc độ vật lý học, nguyên nhân gây loạn thị do giác mạc có hình dạng bất thường. Bình thường, bề mặt giác mạc có hình cầu. Khi bị loạn thị, giác mạc có độ cong không đều. Sự thay đổi độ cong bề mặt giác mạc làm hình ảnh của vật hội tụ thành nhiều đường tiêu trên võng mạc dẫn đến nhìn mờ nhòe, biến dạng hình ảnh.

Loạn thị có chữa được không?

Nếu trẻ được chuẩn đoán loạn thị ở độ tuổi tiền dậy thì, trước tiên bạn cần nhắc trẻ đeo kính thường xuyên để tránh dẫn đến nhược thị. Loạn thị thường có thể tăng theo tuổi.

Khi trẻ đến tuổi trưởng thành, có thể tới các bệnh viện chuyên khoa mắt để tiến hành phẫu thuật điều trị dứt điểm.

Kiểm soát loạn thị

Để kiểm soát loạn thị, bạn có thể áp dụng một số phương pháp như:

  • Khi học tập bằng máy tính hay đọc thêm sách, cứ khoảng 40 -60 phút mắt cần được nghỉ ngơi bằng cách chớp mắt, nhìn xa 20m, hoặc ngắm hoa lá, chim muông…
  • Góc học tập và nơi đọc sách phải đủ ánh sáng.
  • Ngồi thẳng khi học bài, đảm bảo khoảng cách từ mắt tới chữ là 25-30cm, từ mắt tới màn hình là 50-60cm.
  • Ở những nơi thiếu ánh sáng như máy bay, tàu, xe buổi đêm không nên đọc sách. Hạn chế xem tivi và tiếp xúc với điện thoại, máy tính.
  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho mắt và nhiều vitamin cung cấp thêm dưỡng chất thiết yếu cho mắt.
  • Cho trẻ đi khám mắt định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa.

Một số bài tập tốt cho mắt loạn thị

  • Thư giãn cơ mắt: Dùng ngón tay cái dựng thẳng trước mặt, ngang tầm mắt và cách mũi khoảng 10cm. Di chuyển ngón tay dần dần lên độ cao mà mắt không còn nhìn thấy được. Để ngón tay ở điểm mắt còn có thể nhìn thấy được trong vòng hai giây. Bài tập kéo dài trong 2 phút, thực hiện từ 2 – 4 lần một tuần.

Bài tập này giúp các cơ ở mắt cảm thấy ít căng thẳng, giảm các cảm giác đau đớn mắt do căng cơ, tốt cho trẻ bị loạn thị và những ai làm việc văn phòng nhiều.

  •  Đọc sách khoa học: Bắt đầu bằng cách đọc một cuốn sách trong khoảng vài phút, sau đó, nhìn sang một vật hoàn toàn khác biệt khoảng 1 phút. Tiếp tục đọc sách và nhìn vào vật khác. Lặp lại hoạt động này cho đến khi mỏi mắt thì thôi.
loan thi co chua duoc khong 1
Đọc sách một cách khoa học cũng sẽ hạn chế tăng đọ kính khi trẻ bị loạn thị
  •  Massage cầu mắt: Bài tập tốt cho những người đang bị loạn thị nặng. Cách thực hiện: Nhắm mắt lại và đặt hai đầu ngón giữa lên hai mắt. Dùng lực nhẹ nhàng để không gây nhiều đau đớn cho mắt. Massage nhẹ nhàng từ trái sang phải, lên xuống, xoay theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Mỗi một động tác thực hiện 10 lần, kéo dài trong khoảng một phút sẽ tốt cho thị lực.

Phòng bệnh hơn chưa bệnh vì không phụ huynh nào muốn trả lời câu hỏi: Loạn thị có chữa được không? Những cách phòng tránh các bệnh về mắt không khó và hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà được bạn nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Trẻ 10 tuổi: Thay đổi tâm sinh lý, mối quan hệ xã hội rõ rệt

Trẻ 10 tuổi vẫn cần sự hỗ trợ và bảo vệ của cha mẹ, tôn trọng ý kiến ​​của cha mẹ, mặc dù ở một số trẻ bắt đầu thể hiện sự khó chịu với những áp đặt của người lớn.

Phát triển thể chất và vận động

Ở độ tuổi 10, hầu hết trẻ kiểm soát tốt cả vận động thô và vận động tinh, quan tâm đến hoạt động đòi hỏi sự phối hợp giữa kỹ năng và sức mạnh, sự bền bỉ, khéo léo, tinh mắt và sự cân bằng.

Từ 10 – 12 tuổi, mỗi năm con sẽ rụng khoảng 4 chiếc răng, răng mới thay thế là răng vĩnh viễn của con và không còn mọc mới nữa. Chăm sóc răng miệng trong giai đoạn này tối quan trọng vì ảnh hưởng đến thẩm mỹ răng miệng cả đời.

Trẻ 10 tuổi
Chăm sóc răng miệng trong giai đoạn này tối quan trọng.

Trẻ vị thành niên bắt đầu phát triển thành phần cơ thể người lớn. Trẻ gái phát triển sớm hơn trẻ trai, và phát triển những dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì như núm vú nhú ra. Sự khởi phát tuổi dậy thì xảy ra trong khoảng từ 8 đến 14 tuổi, kỳ kinh nguyệt đầu tiên xuất hiện sau đấy khoảng hai năm. Một vài bé gái bắt đầu kinh nguyệt sớm nhất từ 9 – 10 tuổi.

Trẻ 10 tuổi có thể tự mình băng qua đường và tự đi đến điểm gần nhà mà không cần người lớn đi kèm. Trẻ kiểm soát tốt việc vận động bằng tay, viết chữ nhanh hơn và dễ đọc hơn, nét chữ đẹp và mang dấu ấn riêng. Các bức tranh vẽ của trẻ lên 10 chăm chút chi tiết và đẹp hơn. Các hoạt động vẽ tranh, may vá, chơi nhạc cụ rất được trẻ yêu thích.

Kỹ năng nhận thức và ngôn ngữ

Trẻ 10 tuổi hầu hết đều có khả năng ngôn ngữ như người trưởng thành, có thể trò chuyện cả ngày với bạn bè đồng lứa, với cô giáo và người khác. Trẻ thích thú sử dụng khả năng đọc viết của mình để viết thư, nói chuyện qua điện thoại.

Khả năng ngôn ngữ của trẻ
Khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển rất nhiều. Trẻ có thể trò chuyện với bạn bè suốt nhiều giờ liền, thay đổi đề tài liên tục

Sách báo dành cho tuổi thiếu nhi, các chủ đề phi tiểu thuyết được trẻ 10 tuổi yêu thích.Trẻ có thể sáng tác truyện bằng cách viết tay với nội dung đơn giản. Trong toán học, trẻ có khả năng cộng và trừ và bắt đầu xử lý phân số, tính nhân và chia.

Trẻ độ tuổi này đọc được những câu phức dài, đọc những cuốn sách dài nhiều chương.

Con của bạn bây giờ có thể lý luận, sử dụng logic, suy nghĩ về nguyên nhân và kết quả và lấy thông tin thu được trong một bối cảnh để sử dụng trong một ngữ cảnh khác. Tầm hiểu biết của trẻ vượt khỏi những đánh giá đơn giản như đúng-sai, đen-trắng. Trẻ nhận biết rằng nhiều hành động và sự kiện xảy ra trên thế giới cần diễn giải theo nhiều góc độ. Ví dụ việc một chú chó cướp miếng xúc xích là sai, nhưng đó là vì chú cần mang về nuôi lũ chó con của mình, đó lại là việc đúng.

Phát triển cảm xúc và quan hệ xã hội

Mối quan hệ của trẻ và bạn cùng giới tính ngày càng bền chặt và trở thành bạn thân nhất của nhau. Trẻ bắt đầu quan tâm tới bạn khác giới, dù chỉ mới biểu hiện bằng những hành vi làm bạn khác giới chú ý đến mình bằng cách vuốt tóc, khẽ chớp mắt (nữ), hoặc thể hiện sự mạnh mẽ, bảnh trai (nam). Ít trẻ thừa nhận điều này.

Nhận thức về cá nhân của trẻ dựa trên sự đánh giá của nhóm bạn đồng lứa, và một phần là do cảm giác về bản thân. Con có thể cảm nhận mình có đôi mắt đẹp, tóc dài, thành tích học tập cao, ăn nói dịu dàng nhỏ nhẹ nhờ khả năng kiểm soát cảm xúc…

Trẻ 10 tuổi là sự tiếp nối phát triển và ghi nhận ý kiến xung quanh của năm 9 tuổi, hình thành giá trị của mình theo đánh giá, chuẩn mực của cộng đồng (nhóm bạn, lớp học, mọi người xung quanh..). Giá trị này có giá trị định hướng sự hình thành hành vi, thái độ của trẻ hiện tại và tương lai.

Trẻ khác bắt đầu muốn vượt qua giới hạn, phớt lờ ý kiến của người lớn, làm việc dạy dỗ chúng khó khăn hơn. Điều quan trọng là phụ huynh phải tiếp tục thể hiện sức ảnh hưởng của mình lên con, cương quyết và rõ ràng trong việc dạy dỗ con, cho con cảm nhận cha mẹ tôn trọng con không có nghĩa con được quyền vượt qua những ranh giới về cách ứng xử, đạo đức…

Trẻ 10 tuổi
Trẻ có khuynh hướng phớt lờ ý kiến của cha mẹ nếu cảm thấy không có lợi cho mình, không hứng thú, hoặc không được cha mẹ thúc ép làm.

Cha mẹ cần làm gì để trẻ 10 tuổi phát triển hoàn thiện hơn

Bạn có thể giúp đỡ thúc đẩy trẻ học hành siêng năng và tận tâm, xây dựng thói quen học tập và tiếp thu kiến thức chủ động, khuyến khích trẻ đọc nhiều và đa dạng các chủ đề. Ở tuổi này, cha mẹ khó có thể áp đặt mong muốn của mình lên con, khi trẻ bắt đầu mầm mống “nổi loạn”. Tập cho con sự phản biện thông qua cách thảo luận, thương lượng để đạt mục đích, thay vì bằng cách gian giảo hoặc thiếu tôn trọng người khác.

Trẻ 10 tuổi
Cha mẹ cùng con đọc sách, xem phim, xem hội hoạ, kịch nói…

Đây cũng là thời điểm tốt cha mẹ cho con hiểu về quyền riêng tư của trẻ, bảo vệ trẻ khỏi sự xâm hại. Cha mẹ đưa ra thông điệp rõ ràng rằng không một người lớn nào có quyền nói chuyện hoặc chạm vào trẻ em khi trẻ cảm thấy không thoải mái, hoặc yêu cầu con giữ bí mật từ cha mẹ.

Thái độ và hành vi của trẻ 10 tuổi lúc này dần sẽ trở thành khuôn mẫu và con tiếp tục hành vi này vào những năm thiếu niên, đến lúc trưởng thành. Cha mẹ trong giai đoạn này phải làm gương tích cực cho con noi theo, ăn uống lành mạnh, trung thực, quan tâm và tôn trọng người khác.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Trẻ 9 tuổi: Giai đoạn nhận thức về phân biệt giới tính

Trẻ 9 tuổi là giai đoạn quan trọng học hỏi tinh thần trách nhiệm, đi cùng với cá tính ngày càng tự lập. Trẻ thích ứng tốt với các quy ước xã hội, có hành vi cư xử đúng mực trong hầu hết các tình huống.

Sự phát triển thể chất

Lên 9 tuổi, sự tăng trưởng thể chất bắt đầu phân tán rõ ràng giữa nam và nữ giới, đây là sự kích thích đầu tiên của tuổi dậy thì. Trẻ em cả hai giới vẫn tiếp tục tăng đều đặn về chiều cao và cân nặng. Đây là thời điểm trẻ có thể dễ bị tổn thương về ngoại hình bản thân và bắt đầu rối loạn ăn uống.

Trẻ 9 tuổi
Con gái 9 tuổi bước qua giai đoạn “bùng nổ” về chiều cao, các bạn gái giờ đây có thể cao hơn và nặng hơn nam giới cùng độ tuổi. Con bắt đầu biết chăm chút về ngoại hình và so sánh cách ăn mặc của mình với bạn khác.

Mặc dù tình bạn thân thiết rất quan trọng đối với sự phát triển lành mạnh của trẻ, nhưng áp lực của bạn bè có thể có ảnh hưởng lớn đến trẻ ở tuổi này. Điều quan trọng là phụ huynh phải nhận thức được, chẳng hạn con chơi với bạn đua đòi, hoặc bạn xấu. Cha mẹ cần thảo luận các nguy cơ tiềm ẩn cho con và có kế hoạch tốt nhất để giúp con tự bảo vệ khi hòa nhập vào cuộc sống tiền dậy thì này.

Kỹ năng nhận thức và ngôn ngữ

Theo độ tuổi này, bài phát biểu của trẻ 9 tuổi hầu như đạt được trình độ người lớn. Trẻ có thể hiểu và sử dụng từ vựng và cấu trúc câu phức tạp. Ở tuổi này, trẻ suy nghĩ độc lập hơn, lên kế hoạch tốt hơn, suy nghĩ nghiêm túc, và cải thiện việc ra quyết định và kỹ năng tổ chức.

Trẻ 9 tuổi
Trẻ 9 tuổi có lòng tự trọng cao, con bắt đầu phản kháng làm theo lời cha mẹ và nghiêng theo bạn bè.

Trẻ chín tuổi thường dành thời gian dài vào các hoạt động mà mình quan tâm. Trẻ hiểu rằng sự vật có thể được phân loại thành từng loại, chẳng hạn truyện có truyện tranh, truyện dài, truyện về lịch sử, khoa học… Và trẻ cũng biết lựa chọn 1 loại cho sở thích của mình.

Trẻ có thể thực hiện các phép toán như tổng cộng và trừ số tiền với nhiều chữ số, hiểu và sử dụng các phân số và tổ chức dữ liệu.

Trẻ em ở lứa tuổi này sẽ có thể trình bày chi tiết về các sự kiện và các chủ đề, đồng thời hoàn thành các dự án ở trường phức tạp hơn

Phát triển cảm xúc xã hội

Một số trẻ lên 9 cảm thấy áp lực hơn do có nhu cầu cạnh tranh và đạt được thành công, nhất là áp lực từ điểm số trong trường. Mặc dù ngày càng độc lập hơn về suy nghĩ và hành động, trẻ vẫn cần sự hỗ trợ và bảo bọc từ cha mẹ.

Trẻ 9 tuổi
Đến 9 tuổi, trẻ trưởng thành hơn về mặt tình cảm và có khả năng xử lý nỗi thất vọng của mình và đối phó với xung đột. Trẻ gặp sự thay đổi về tâm trạng và dễ bị tức giận, nhưng bắt đầu học cách đối phó và hồi phục lại từ những cảm xúc tiêu cực tốt hơn.

Trẻ ở lứa tuổi này thường quan tâm đến việc trở thành thành viên trong nhóm bạn phù hợp, khẳng định vai trò của bản thân bằng sự chân thành và nhận xét của bạn bè. Trẻ rất háo hức được thử thách trong những việc không có sự can thiệp của cha mẹ, như ngủ qua đêm tại nhà bạn thân.

Trẻ lên 9 tuổi bắt đầu chọn cho mình hình mẫu thần tượng, đó có thể là thầy giáo, huấn luyện viên thể thao. Việc chọn thần tượng này chịu ảnh hưởng của giới trẻ, bạn bè đồng trang lứa.

Cha mẹ làm gì để thúc đẩy sự phát triển toàn diện trẻ 9 tuổi

Trẻ ngày càng ý thức về xã hội, thể hiện ý kiến ​​về sự công bằng, giúp đỡ người khác và làm cho thế giới trở nên tốt hơn. Đây là một giai đoạn quan trọng để bắt đầu xây dựng và kiểm tra các giá trị hướng trẻ đi theo niềm tin và hành vi của người lớn. Cha mẹ có thể cung cấp đinh hướng quan trọng cho con bằng cách cung cấp hướng dẫn và mô hình hành vi thích hợp.

Trẻ 9 tuổi
Điều đặc biệt quan trọng là cha mẹ nên đảm bảo rằng trẻ 9 tuổi đang theo đuổi chế độ ăn uống cân bằng, ít món ăn vặt, tham gia vào các hoạt động thể chất ngoài trời đầy đủ.

Cha mẹ nên truyền đạt cho trẻ 9 tuổi ý thức về giá trị bản thân, giá trị và trách nhiệm để nâng cao khả năng chịu đựng áp lực của bạn bè. “Trang bị” cho con về mặt ý thức và trách nhiệm giúp con hành xử đúng đắn hơn khi bước vào đội tuổi dậy thì đầy… nổi loạn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Cách chữa cận thị nhẹ cho trẻ tiểu học

Một số triệu chứng cận thị ở trẻ bạn có thể dễ nhận thấy như nhìn mờ, không rõ vật ở xa, mỏi mắt khi đọc sách và hay tiến gần khi sử dụng sách báo hoặc xem tivi. Cách chữa cận thị nhẹ khi mới phát hiện các triệu chứng hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà bằng một số bài tập đơn giản.

Những bài tập tại nhà hiệu quả

1. Tập nhìn đồng hồ số

Phương pháp này giúp mắt trẻ có thể điều tiết hiệu quả hơn. Muốn thực hiện tốt, bạn nên mua một đồng hồ đơn giản, có rõ ràng các con số và không thêm các họa tiết để mắt trẻ không bị rối.

Cách thực hiện: Treo đồng hồ ở phòng ngủ của trẻ hoặc phòng sinh hoạt chung, nơi có nhiều không gian, ánh sáng và đủ yên tĩnh để trẻ tập luyện. Bắt đầu tập nhìn thẳng vào số 12, sau đó lần lượt nhìn xuống số 1, số 2, số 3… theo chiều kim đồng hồ. Sau khi xong 1 vòng, lại quay trở về nhìn số 12. Thực hiện liên tục 6 lần/ngày.

2. Tập nhìn những căn nhà trước mặt

cach chua can thi nhe 1
Tập cho nhìn những căn nhà xung quanh cũng là cách chữa cận thị nhẹ hiệu quả

Nếu không tiện thực hành tại nhà hoặc nhà bạn ở không đủ cao để có thể nhìn thấy các căn nhà trước mặt, bạn có thể cho trẻ thực hành ở một số nơi công cộng hoặc dạy trẻ tập ở trường học, nơi có không gian thoáng đãng hơn. Bài tập này sẽ giúp đôi mắt linh hoạt và tự có sự điều chỉnh phù hợp với cự ly.

Cách thực hiện: Trẻ đứng ở cửa sổ, bỏ kính, cố gắng nhìn xa khoảng 5-10 phút. Trước hết, chỉ cần nhìn căn nhà trước mặt, sau đó nhìn những căn nhà ở xa hơn. Khi đã quen, trẻ có thể tìm kiếm những chi tiết độc đáo ở những căn nhà ấy để tăng độ khó.

3. Tập nhìn những con số

Đây là phương pháp hiệu quả để điều chỉnh đôi mắt bị cận thị nhẹ của trẻ vì buộc đôi mắt phải chú ý và tập trung khiến gân mắt phải cử động không ngừng nên có tác dụng tốt trong việc làm giảm bệnh.

Cách thực hiện: Bạn ghi trên mặt giấy 3 con số rồi nhắc trẻ bỏ kính và đứng ra xa một khoảng đủ để nhìn rõ 3 con số. Nhìn khoảng 1 giây, trẻ bước ra sau 1 bước và lại nhìn. Thực hiện như thế đến lúc nào không còn nhìn rõ 3 số đó nữa. Tiếp tục viết thêm 3 số nữa và lặp lại hành động trên nhưng khoảng thời gian trẻ nhìn vào dãy số sẽ chỉ là 0,5 giây.

Những thói quen hữu ích

1. Tập thói quen thư giãn mắt

Đọc sách, xem tivi hay nhìn máy tính quá lâu sẽ khiến mắt nhanh bị mỏi. Khi đó, đôi mắt của trẻ cần được thư giãn. Và thói quen này giúp phòng tránh cận thị học đường cũng là cách chữa cận thị nhẹ hiệu quả.

cach chua can thi nhe 4
Mắt tập trung quá lâu vào sách hay tivi khiến mắt bị mỏi

Thư giãn mắt bằng những cách sau đây: Nhìn một vật gì đó cách xa 10-15m không quá lâu sau đó chuyển sang nhìn vật khác, nhìn ra khu vực khác. Đồng thời, kết hợp với kỹ thuật dùng hai lòng bàn tay úp trên hai hốc mắt cũng tạo được sự thư giãn.

2. Mát xa mắt

Bạn có thể dạy trẻ kỹ thuật này ngay cả khi trẻ không bị cận thị vì việc này giúp máu lưu thông tới các cơ quan làm việc của mắt. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ dùng các ngón tay để xoa quanh hốc mắt để cho các cơ quanh đó được làm việc và máu sẽ lưu thông tới. Lưu ý, không đè vào trực tiếp mắt sẽ không tốt cho mắt.

3. Không dùng kính

Với trẻ bị cận thị nhẹ, việc bỏ kính hoàn toàn trong một khoảng thời gian nào đó trong ngày rất quan trọng để tập cho mắt trở lại khả năng tự nhiên của nó.

Thực phẩm tốt cho mắt

cách chữa cận thị nhẹ bằng cà rốt

Những thực phẩm giàu vitamin A và khoáng chất sẽ tốt cho đôi mắt của trẻ, vừa chữa cận thị nhẹ vừa giảm khả năng cận thị.

  • Cà rốt: Loại củ này được  xem là một trong những thực phẩm giàu vitamin A tốt nhất cho mắt. Linh hoạt thực đơn nấu hằng ngày để trẻ “nạp” cà rốt thường xuyên hơn như: Canh sườn non hầm cà rốt, bò kho, cháo cà rốt với thịt và khoai tây hoặc xay sinh tố đều tốt.
  • Cá: Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu… giàu omega – 3 tốt cho võng mạc mắt. Đồng thời, giúp tạo “bức tường” bảo vệ các mạch máu nhỏ trong mắt.
  • Lòng đỏ trứng: Trứng là thực phẩm quen thuộc và được nhiều trẻ nhỏ yêu thích. Lòng đỏ trứng là nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Mỗi tuần bạn nên cho trẻ ăn 2-3 lòng đỏ đồng thời lập một thực đơn dinh dưỡng sử dụng nguyên liệu trứng để trẻ không cảm thấy ngán.

Khi trẻ có những triệu chứng cận thị và được bác sĩ xác nhận là bị cận thị nhẹ, bạn không cần quá lo lắng vì ở độ tuổi tiền dậy thì, mắt trẻ có khả năng phục hồi tốt nếu bạn biết áp dụng những cách chữa cận thị nhẹ hiệu quả.