Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Tâm lý trẻ 6 tuổi và cách giải quyết những vấn đề thường gặp

Từ khi bước vào giai đoạn này, trẻ bắt đầu khám phá được bản thân, nhận biết được thái độ của những người xung quanh, biết vui buồn khi đạt được kết quả tốt hay xấu. Tuy nhiên, sự nhận thức của các em chỉ ở mức độ đơn giản, vì thế, khó tránh khỏi sẽ nảy sinh nhiều vấn đề hơn khi các em phải đối mặt và thích nghi với những thay đổi to lớn. Tâm lý trẻ 6 tuổi có bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc này?

Tâm lý trẻ 6 tuổi 1
6 tuổi là độ tuổi khi tính cách của con bạn bắt đầu tỏa sáng và chúng sẽ đưa kỹ năng làm cha mẹ của bạn đến một trải nghiệm mới và đáng nhớ

Tâm lý thay đổi theo từng độ tuổi

Dường như mỗi năm phát triển của con trẻ lại đi kèm với một thách thức mới dành cho các bậc phụ huynh. Vì vậy, việc tìm hiểu và trang bị thông tin để kịp thời “ứng phó” cho từng giai đoạn khôn lớn của trẻ chắc chắn sẽ mang lại một lợi thế không nhỏ khi chăm sóc và nuôi dạy con cái, đặc biệt là ở thời điểm trẻ bắt đầu tiến trình hình thành nhân cách cho mình.

Có nghiên cứu cho rằng học sinh 6 tuổi bắt đầu phát triển kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng viết và hiểu các khái niệm trừu tượng hơn. Đây là thời điểm trẻ tích cực giao tiếp với thế giới xung quanh chúng thay vì chỉ quan sát và phản ứng.

Vì được tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều hơn khi bước chân vào môi trường học đường, tâm sinh lý của trẻ sẽ có những biến đổi lớn theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Đây là lúc trẻ cần có sự hướng dẫn từ gia đình, nhà trường để có thể kịp thời điều chỉnh hành vi của mình.

[remove_img id= 16746]

Tâm lý trẻ 6 tuổi: Tự tin và tự ti

Thông thường đứa trẻ ở độ tuổi này khá tò mò và hoạt bát khi chúng bắt đầu đi học, tiếp xúc với môi trường và “gánh vác” vai trò hoàn toàn mới. Trẻ phải làm quen với thầy cô, bạn bè, với việc học hành nghiêm túc và có sự cạnh tranh hơn thời mẫu giáo nên có cả sự háo hức lẫn e dè.

Nếu trẻ được quan tâm đúng mực, dạy bảo và khích lệ bằng những lời khen nhiều hơn chê, trẻ sẽ “phá kén”, tự tin phát triển và thích nghi. Ngược lại, nếu trẻ bị áp lực do cha mẹ so sánh với bạn bè, hay kì vọng vào trẻ quá nhiều rồi la rầy, thúc ép. Hoặc, không kịp thời hỗ trợ trẻ khi chúng gặp khó khăn trong việc học hay các mối quan hệ, thì trẻ sẽ tự ti, thu mình sâu hơn vào “chiếc kén” của mình.

Điều quan trọng ở giai đoạn này chính là cha mẹ, thầy cô cần cân nhắc lời nói khi muốn nhận xét về trẻ. Người lớn không nên khen ngợi hay chê trách trẻ quá mức trước mặt người lạ để tránh cho trẻ có những suy nghĩ không đúng về bản thân từ đó dẫn đến thái độ tự tin hoặc tự ti quá mức.

Tâm lý trẻ 6 tuổi: Hiếu động và thụ động

Tâm lý trẻ 6 tuổi 2
Tính hiếu động là đặc điểm nổi bật trong tâm lý học trẻ em 6 tuổi, cái gì bé cũng muốn tìm hiểu, muốn khám phá, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết mức năng lượng của đứa trẻ 6 tuổi lớn đến nhường nào

Như đã đề cập ở trên, trẻ lên 6 có tính tò mò rất mạnh, điều này dẫn đến việc trẻ trở nên hiếu động không thôi. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần khéo léo gợi mở cũng như kiềm chế từ từ. Hướng trẻ chuyển từ hiếu kỳ, tò mò mọi thứ sang trạng thái ham hiểu biết, hứng thú khám phá những điều có ích, tính kỷ luật, nề nếp, chấp hành nội quy học đường.

Đặc biệt, ở môi trường được học nhiều mới lạ, đôi khi trẻ bối rối trong việc thích nghi nên có thể trở nên thụ động, rụt rè. Cha mẹ cần lưu ý đến trạng thái tâm lý của con, tâm sự và chia sẻ với trẻ nhiều hơn, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể do nhà trường tổ chức.

Quan trọng nhất, tìm hiểu ngọn ngành lý do tại sao trẻ lại trở nên thụ động như vậy. Các bậc phụ huynh nên cổ vũ, kiên trì giảng giải, không nên chỉ ừ hữ để cho qua chuyện.

Vâng lời và thách thức

Do phải đối mặt với nhiều điều mới mẻ nên khi lên 6, tâm lý trẻ có sự thay đổi khá thất thường. Đôi lúc chúng vô cùng đáng yêu và nghe lời người lớn răm rắp, đôi lúc chúng lại bướng bỉnh chỉ làm theo ý mình với thái độ gây hấn và thách thức.

Cảm xúc không ổn định ở trẻ lên 6 đôi khi gây khó chịu cho người lớn. Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn trưởng thành cần phải có để trẻ nhận biết đúng-sai và điều chỉnh thái độ của mình cho phù hợp dưới sự hỗ trợ và chỉ bảo của người lớn.

Hãy nhớ, trẻ ở độ tuổi này đã sở hữu cái tôi khá lớn và biết dùng sự chống đối để đòi hỏi quyền lợi cho mình. Vì vậy, người lớn cần phải khéo léo, linh hoạt giữa mềm mỏng và nghiêm khắc để “uốn nắn” trẻ làm theo yêu cầu của mình.

Vị tha và ích kỷ

Tâm lý trẻ 6 tuổi 3
Trẻ 6 tuổi thiếu kỹ năng kiềm chế cảm xúc, trẻ dễ xúc động và xuất hiện tình trạng chống đối người lớn. Tuy nhiên, chỉ cần dùng tình thương và sự kiên nhẫn, người lớn sẽ dễ dàng “hóa giải” trạng thái tiêu cực này

Mỗi một đứa trẻ đều như tờ giấy trắng, rất trong sáng và hồn nhiên. Tuy vậy, trong quá trình phát triển, về mặt tâm lý sẽ dần hình thành nên trạng thái xung đột hai chiều. Điều này được minh chứng ở một số hành vi, ví dụ như có lúc trẻ sẽ có lòng vị tha, trắc ẩn nhưng cũng có lúc trẻ trở nên ích kỷ, chỉ biết đến lợi ích của mình.

Đây là lúc phụ huynh cần cố gắng kiềm chế, không nổi giận và trách mắng hay ra lệnh cho trẻ. Nên hướng dẫn trẻ học cách chia sẻ, giải quyết hợp lý các tình huống cũng như thể hiện cảm xúc một cách đúng đắn. Cha mẹ nên khuyến khích và khen ngợi khi trẻ bắt đầu có những hành vi ứng xử tốt.

Lòng nhân ái, vị tha là hành trang quý giá, là nền móng của những mối quan hệ tốt đẹp sau này. Vì thế, nhất thiết phải trang bị cho trẻ, nhất là khi trẻ đang ở trong giai đoạn phát triển nhân cách hết sức quan trọng này.

[remove_img id= 11186]

Dạy dỗ một đứa trẻ khi chúng bắt đầu bước chân vào tiểu học là một việc không dễ dàng. Phụ huynh cần cân bằng giữa việc học kiến thức với việc chuẩn bị nền tảng cần thiết để trẻ bước vào cuộc sống ngoài xã hội. Đó là khả năng điều chỉnh cảm xúc, kiềm chế bốc đồng, khả năng tập trung, đồng cảm với người khác, đạo đức, sự hiếu học…

Vậy nên, các bậc làm cha mẹ hãy kiên nhẫn bảo ban, nắm bắt tâm lý trẻ 6 tuổi. Bởi chỉ có hiểu và sát cánh cùng con mới có thể giúp con vươn ra bầu trời rộng lớn ngoài kia với phong thái tự tin và đúng đắn nhất.

Thủy Lâm

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, làm sao để cha mẹ hiểu thấu?

Từ mầm non phát triển thành một cái cây trưởng thành hoàn hảo không chỉ cần thời gian, mà còn cần cả sự quan tâm và chăm sóc tận tình của người vun xới. Trồng cây cũng như “trồng” người, nắm bắt được bản chất theo từng thời kỳ, gia đình và thầy cô sẽ dễ dàng trong việc chỉ bảo, hỗ trợ và uốn nắn các “mầm non”  để nuôi dậy con trẻ  phát triển toàn diện. Với nhiều cha mẹ khó khăn nhất có lẽ là việc nắm bắt đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, lứa tuổi vừa mới chập chững vào đời. Vì sao lại thế, cùng đi tìm lời giải bạn nhé!

đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học 1
Ở lứa tuổi tiểu học, các em trở thành một học sinh đúng nghĩa, chứ không còn là một em bé mẫu giáo “học mà chơi, chơi mà học” nữa

Học sinh tiểu học ở trong độ tuổi từ 6-11 tuổi, hoặc có thể hơn, tùy từng quốc gia. Đây là độ tuổi các em chuyển tiếp từ thời thơ ấu sang thời niên thiếu, một sự chuyển tiếp rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, giúp các em hình thành nhân cách, năng lực trí tuệ và cả thể chất.

Bước vào lứa tuổi này, các em sẽ có những mối quan hệ xã hội mới bên ngoài gia đình, qua đó, các em sẽ hình thành nên bản sắc cá nhân, đồng thời cũng phác họa được hình ảnh tự thân, hoàn thiện nhân cách cùng với tiến trình phát triển của mình.

Tuy nhiên, học sinh tiểu học vẫn còn rất non nớt, chưa đủ nhận thức, khả năng phân biệt đúng – sai,… nên các em luôn cần sự thấu hiểu tâm lý và sự giúp đỡ một cách phù hợp của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội.

[remove_img id= 4275]

Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học như thế nào?

Trong sáu năm đầu tiên của cuộc đời, các em tìm hiểu môi trường xung quanh qua bản năng và các giác quan của mình. Ở giai đoạn tiếp theo, đứa trẻ từ 6-11 tuổi sẽ tiếp cận thế giới thông qua cả lý trí và suy nghĩ. Do đó, đây là độ tuổi của những câu hỏi, trẻ có vô số câu hỏi đặt ra cho người lớn và cần câu trả lời hợp lý, không lấp liếm hay qua loa.

Đối với học sinh tiểu học, các em có trí nhớ trực quan phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ. Ví dụ các em sẽ mô tả về một chú chim bồ câu dễ dàng hơn sau khi xem hình ảnh hơn là nghe định nghĩa bằng lời nói rằng chim bồ câu thuộc họ chim, có hai cái cánh, biết đẻ trứng…

Vì vậy, trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học có đồ dùng, tranh ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn, có trò chơi hoặc có cô giáo dịu dàng.Ngoài ra, trẻ vẫn còn thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định, có tính hiếu động và dễ xúc động. Trẻ nhớ rất nhanh nhưng quên cũng rất nhanh.

Khi nói về đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, vấn đề tình thân, tình bạn,… cũng là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ ở lứa tuổi này. Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó gắn kết nhận thức với hoạt động của trẻ em. Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ em nhận thức tốt và thúc đẩy các em hoạt động đúng đắn.

Ở lứa tuổi này, đời sống xúc cảm, tình cảm của các em khá phong phú, đa dạng và cơ bản là mang trạng thái tích cực. Các em bỡ ngỡ, lạ lẫm nhưng cũng nhanh chóng bắt nhịp làm quen với bạn mới, bạn cùng lớp. Trẻ tự hào vì được gia nhập Đội, hãnh diện vì được cha mẹ, thầy cô đánh giá cao hay giao cho những công việc cụ thể. Các em đã biết điều khiển tâm trạng của mình, thậm chí còn biết che giấu khi cần thiết.

Nhìn chung, học sinh tiểu học thường có tâm trạng vô tư, sảng khoái, vui tươi, đó cũng là những điều kiện thuận lợi để giáo dục cho các em những chuẩn mực đạo đức cũng như hình thành những phẩm chất trí tuệ cần thiết.

Lựa chọn cách dạy phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học

đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học 2
Yêu thương một cách nhẫn nại và tôn trọng là điều quan trọng cần có để giúp các bé phát triển sự tự tin và nhân cách tốt đẹp

Cảm giác có sự quan tâm và tôn trọng cá nhân là điều quan trọng hàng đầu cho sự phát triển lành mạnh của đứa trẻ ở bậc tiểu học. Đây cũng là vấn đề quan trọng khi bàn về đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học.

Thông thường khi dạy trẻ, người lớn thường có bốn cách biểu hiện, đó là độc tài, ngược đãi, nuông chiều và yêu thương. Độc tài là khi bạn nhất định bắt buộc con trẻ phải làm theo ý mình mà không giải thích hay thuyết phục trẻ khi gặp sự phản kháng.

Ngược đãi là dùng bạo lực thể chất hay bạo lực ngôn ngữ đối với những sai phạm của trẻ, thậm chí ngay cả khi trẻ không có lỗi mà chỉ do người lớn “giận cá chém thớt”.

Nuông chiều lại là cách biểu hiện thái quá của lòng thương con, răm rắp làm theo yêu cầu của con và dung túng cho trẻ khi chúng làm điều sai trái. Cả ba trạng thái này đều là trạng thái tiêu cực và thiếu lành mạnh.

Vậy thì bạn phải làm sao với đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học? Hãy nhớ nằm lòng cách biểu hiện đúng đắn nhất khi đối diện với trẻ ở độ tuổi này, đó chính là trạng thái thứ tư: yêu thương.

Những gì bạn cần là kiên nhẫn “bắc” một nhịp cầu hết sức tế nhị để giao tiếp với tâm hồn bé bỏng, non nớt của các em. Đừng nghiêm túc và khô khan quá, bạn nên học cách mở chuyện hỏi han các em bằng ngôn ngữ và cách thức của chính các em. Khi cảm nhận được bầu không khí thoải mái, các em mới dễ bộc lộ những tâm sự, những suy nghĩ của mình mà không hề e dè, giấu giếm, sợ người lớn la rầy, quy tội và chế giễu.

[remove_img id= 4277]

Ngoài ra, trong độ tuổi này, trẻ có thể bộc lộ các năng khiếu như thơ, ca, hội họa… khi đó, các bậc phụ huynh cần tinh ý để phát hiện và bồi dưỡng kịp thời cho trẻ, giúp trẻ vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không làm thui chột năng khiếu của trẻ.

Hơn thế nữa, việc khuyến khích các em tham gia vào những chương trình vui chơi, thi thố ngoài trường học cũng có thể cung cấp một môi trường khác biệt. Tại môi trường đó, trẻ em có thể học hỏi thêm về bản thân và thế giới xung quanh, giúp các em khám phá cơ hội tạo nên phiên bản thành công riêng của bản thân.

Khi đã hiểu được những đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, cha mẹ hay thầy cô giáo tuyệt đối không được nóng vội. Nên dùng sự kiên nhẫn, tình yêu thương và những lời lẽ dạy bảo nhẹ nhàng, hợp tình hợp lý để hướng trẻ định hình nhân cách tốt đẹp. Cách hiệu quả nhất, bản thân cha mẹ và thầy cô nên là những tấm gương sáng, là những hình mẫu thực tế cho nhân cách tốt đẹp ấy để con trẻ dễ dàng noi theo.

Thủy Lâm

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Năm học mới 2017 – 2018: Bộ sách giáo khoa lớp 5 cho trẻ

MarryLiving chia sẻ thông tin đến bậc phụ huynh mức giá của bộ sách giáo khoa lớp 5 được biên soạn theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bộ sách giáo khoa chính là tài liệu để học sinh hệ thống hóa kiến thức được giảng dạy và học tập trên lớp. Cuối cấp học tiểu học, lớp 5 là giai đoạn các em chịu nhiều áp lực cả kiến thức lẫn tâm lý. Kiến thức không chỉ gói gọn trong chương trình lớp 5 mà học sinh còn phải ôn tập cả kiến thức lớp 4.

Bộ sách giáo khoa lớp 5
Bộ sách giáo khoa lớp 5

Bộ sách giáo khoa lớp 5 bao gồm cả sách bài tập được sử dụng trong giảng dạy và học tập trong toàn quốc. So với chương trình sách giáo khoa lớp 5 của năm học cũ thì chương trình học của trẻ trong năm 2017 – 2018 không có gì thay đổi, vẫn giữ nguyên số môn học.

Danh mục trọn bộ

Tổng số môn học lớp 5 theo chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo có 8 môn, bao gồm: Tiếng Việt, toán, khoa học, lịch sử và địa lý, âm nhạc, mỹ thuật, đạo đức, kỹ thuật. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần mua cho trẻ những quyển vở bài tập phục vụ quá trình học như: vở bài tập tiếng Việt, vở bài tập toán, vở bài tập khoa học, vở bài tập lịch sử, vở bài tập đạo đức, vở tập vẽ, bài tập toán, thực hành kỹ thuật, vở bài tập địa lý…

[remove_img id=19131]

Danh mục trọn bộ sách giáo khoa lớp 5 được cập nhật mới nhất với giá bán niêm yết trong năm học mới 2017 – 2018 sắp tới đây như sau:

STT TÊN SÁCH GIÁ BÁN (đồng)
1 Toán 5 10.700
2 Tiếng Việt 5/1 13.000
3 Tiếng Việt 5/2 12.700
4 Khoa học 5 11.000
5 Lịch sử và Địa lí 5 10.000
6 Âm nhạc 5 4.000
7 Mỹ thuật 5 8.200
8 Đạo đức 5 3.800
9 Kĩ thuật 5 4.900
10 Vở bài tập Toán 5/1 8.200
11 Vở bài tập Toán 5/2 9.600
12 Vở bài tập Tiếng Việt 5/1 9.600
13 Vở bài tập Tiếng Việt 5/2 8.200
14 Vở bài tập Khoa học 5 8.000
15 Vở bài tập Lịch Sử 5 4.500
16 Vở bài tập Đạo đức 5 4.000
17 Vở tập Vẽ 5 13.900
18 Bài tập Toán 5 10.800
19 Thực hành Kĩ thuật 5 4.800
20 Vở bài tập Địa lý 5 4.500
21 Luyện viết chữ 5 3.800

TỔNG CỘNG: 168.200

Vì đây là lớp cuối cấp 1, tiền đề cho trẻ vào cấp 2, phụ huynh cần định hướng và cho con phát triển năng khiếu cá nhân, yêu thích môn học nào để khuyến khích trẻ phát huy tiềm năng của mình. Bồi dưỡng thêm cho trẻ hứng thú với môn học ngoại ngữ hay tham gia các cuộc thi phù hợp với lứa tuổi và trình độ. Tăng cường bồi dưỡng ý thức tự giác học tập và hoàn thành bài vở của trẻ.

Môn Tin học “lạ mà quen”

Chương trình môn tin học ở bậc tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số 50/2003/QĐ-BGDĐT ngày 30/10/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Đối với cấp tiểu học thì việc học trên máy tính hiện nay là điều không còn quá sớm. Đây là môn học tự chọn mà trẻ có thể tự do thực hành trên máy tính (không bắt buộc) với các nội dung chủ yếu sau:

  • Làm quen với việc sử dụng máy vi tính, sử dụng những thiết bị thông dụng: thiết bị vào ra chính (chuột, bàn phím); sử dụng thiết bị ngoại vi thông dụng (đĩa và ổ đĩa mềm, đĩa và ổ đĩa CD, …)
  • Sử dụng phương tiện giao tiếp phổ biến (bảng chọn, icon)
  • Sử dụng phần mềm trò chơi mang tính giáo dục
  • Khai thác phần mềm hỗ trợ việc dạy học những môn khác nhau
  • Sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản; sử dụng phần mềm đồ họa
  • Học tập thông qua hoạt động trong một vi thế giới (LOGO) với mức độ tương tác trực tiếp tốt mà không thiên về dạy học lập trình; bước đầu làm quen với Internet…
Bộ sách giáo khoa lớp 5 cho bé
Cuốn sách Cùng học tin học – quyển 3 dành cho học sinh lớp 5

Môn học này giúp học sinh có hiểu biết ban đầu về Tin học và ứng dụng của Tin học trong đời sống và học tập, có khả năng sử dụng máy tính điện tử trong việc học những môn học khác, trong hoạt động, trong vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và tạo điều kiện để trẻ thích ứng với đời sống xã hội hiện đại; bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng công cụ tin học.

[remove_img id=18223]

Hy vọng với thông tin trên, các bậc phụ huynh sẽ biết cách chuẩn bị trọn bộ sách giáo khoa lớp 5 cho con, giúp con học trên lớp và bổ sung kiến thức bằng sách tham khảo hiệu quả.

N.Ngân

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Cho trẻ đi ngủ sớm: Lợi ích đủ đường!

Đi ngủ sớm tập thành thói quen sinh hoạt hàng ngày rất tốt cho sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ, đặc biệt trẻ trong độ tuổi đi học. Không chỉ mang lại sự minh mẫn, ngủ sớm và đủ giấc giúp trẻ phát triển tối ưu, tránh nhiều bệnh lý khác.

Cùng MarryBaby khám phá những lợi ích cho sức khỏe trẻ tiểu học do việc ngủ sớm mang lại.

Lợi ích của việc đi ngủ sớm
Lợi ích của việc đi ngủ sớm

Lợi ích của việc đi ngủ sớm

Cơ thể phóng thích nhiều hormone tăng trưởng

Trẻ đi ngủ sớm, các cơ quan trong cơ thể chìm vào trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn. Trẻ thức dậy sẽ sảng khoái và tỉnh táo, tăng khả năng tập trung trong học tập.

Các nhà khoa học nghiên cứu và thấy rằng khi ngủ, hormone tăng trưởng sản sinh nhiều hơn, đặc biệt khi trẻ ngủ say. Đi ngủ sớm giúp trẻ có giấc ngủ sâu hơn, hormone tăng trưởng tiết ra nhiều hơn.

Phát triển trí não

Các nhà khoa học cho rằng “bộ não buổi sáng” rất quan trọng với trẻ. Đây là thuật ngữ cho việc trẻ dậy sớm, vận động vào buổi sáng. Não được kích thích và phát triển thông qua sự tiếp xúc của 5 giác quan như nghe, nhìn, ngửi, sờ, nếm. Tinh thần và cơ thể vì vậy khỏe mạnh hơn.

Chất dẫn truyền thần kinh serotonin quan trọng của não bộ, có tác dụng giúp điều hòa nhiệt độ, điều khiển tình cảm, nuôi dưỡng cảm xúc… Khi được dậy sớm, đón ánh ban mai, hít thở không khí trong lành, serotonin nuôi dưỡng cảm xúc đẹp, mang lại cảm giác an toàn tươi trẻ cho con yêu.

Muốn có “bộ não buổi sáng”, trẻ phải ngủ sớm, ngủ đủ giấc. Nếu ngủ quá ít, cơ thể được nghỉ ngơi ít hơn dẫn tới mệt mỏi, ảnh hưởng tới trí nhớ của trẻ.

Tăng sức đề kháng

Chìm vào giấc ngủ sớm giúp cơ thể khỏe mạnh, các cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi đủ giấc sẽ khỏe mạnh hơn. Điều này giúp gia tăng sức đề kháng cho cơ thể, trẻ ít mệt mỏi và ít bệnh hơn.

Bên cạnh đó, vi khuân gây bệnh hoạt động mạnh nhất vào ban đêm. Ngủ sớm giúp cơ thể trẻ tăng cường hoạt tính kháng bệnh và tăng sức đề kháng.

Tránh béo phì

Tập cho con đi ngủ sớm, cha mẹ sẽ giúp con tránh được việc ăn thêm bữa khuya. Mỗi bữa ăn của trẻ cách nhau khoảng 4 tiếng đồng hồ. Nếu con ăn chiều vào 17 giờ, thời gian cho con đi ngủ trễ nhất là 21 giờ. Con sẽ ngủ ngon mà không có cảm giác đói hoặc tức bụng vì đi ngủ với cái bụng no nê.

Việc tránh ăn đêm cũng giúp trẻ hạn chế lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể, tránh béo phì vì dư năng lượng.

Tránh trầm cảm

Khi ngủ sớm, cơ thể trẻ sản sinh serotanin, kiểm soát được cảm xúc, mang cho con trẻ cảm giác thoải mái, tích cực. Ngược lại, ngủ muộn quá làm cơ thể không nhận được serotonin dẫn tới tình trạng trầm cảm, bực dọc và khó kiểm soát cảm xúc cá nhân.

Đừng bỏ qua giai đoạn cơ thể thải độc

cách đi ngủ sớm
Cách đi ngủ sớm: Cho trẻ học bài, làm bài sớm để 9 giờ là có thể đi ngủ

Buổi tối là khoảng thời gian hệ thống miễn dịch bài tiết các chất độc hại. Đây cũng là khoảng thời gian hồi phục của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Thời gian từ 1-3 giờ sáng là lúc gan hoạt động mạnh nhất để bài tiết các chất độc hại. Càng ngủ sâu trong thời gian này càng hỗ trợ gan loại trừ các độc tố trong cơ thể.

Các nhà khoa học nhận thấy rằng: Vào buổi tối, cơ thể cần thư giãn và nghỉ ngơi từ 21 giờ. Sau khi ngủ 1-2 tiếng đồng hồ, trẻ sẽ chìm vào giấc ngủ sâu. Cơ chế đồng hồ sinh học thải độc diễn ra như sau:

  • Từ 21-23 giờ: Hệ miễn dịch (bạch cầu lympho) bài độc (đào thải chất độc).
  • Từ 23–1 giờ: Gan bắt đầu bài độc, cần tiến hành trong khi ngủ say.
  • Từ 1–3 giờ: Mật tiến hành bài độc, tiến hành trong giấc ngủ say.
  • Từ 3–5 giờ: Thời gian bài độc của phổi. Đây là lý do người đang mắc bệnh ho dữ dội vào lúc này.
  • Từ 5–7 giờ: Thời gian ruột già bài độc. Chúng ta hay đi toilet vào khoảng thời gian này.
  • Từ 7–9 giờ: Ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất, cho nên cần phải ăn sáng trong thời gian này.

Rõ ràng đi ngủ sớm mang lại lợi ích toàn diện cho sự phát triển cơ thể và trí não của trẻ. Trong giai đoạn tiểu học, dù bài vở có nhiều, cha mẹ cũng nên chú ý và buộc con đi ngủ sớm. Điều này có lợi cho con nhiều hơn điểm số và thành tích.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Bí quyết làm đẹp cho con gái yêu bằng nguyên liệu thiên nhiên

Đừng nghĩ tới khi con bước vào tuổi teen hay trưởng thành mới cần chăm sóc. Mẹ có thể giúp con xinh như hoa hậu khi trưởng thành. Bí quyết là làm đẹp cho con gái yêu từ nguyên liệu thiên nhiên. Các biện pháp làm đẹp này cũng là cách giúp chăm sóc sức khỏe làn da và mái tóc bé con.

Dầu dừa giúp con có làn da trắng

Dầu dừa có chứa vitamin E, K và các khoáng chất, giúp tóc và da của bé khỏe mạnh. Đặc biệt, làn da của con sẽ trắng hồng nếu bạn thường xuyên dùng dầu dừa massage cho con. Bạn có thể sử dụng một ít dầu dừa massage cho con gái trước khi đi tắm. Tinh chất dầu dừa thấm sâu vào da, chờ 20-30 phút mới tắm. Nhờ vậy, da bé sẽ hồng hào, trắng sáng, mịn màng.

Bạn lưu ý chọn mua dầu dừa nguyên chất, tránh các loại dầu kém chất lượng gây ảnh hưởng làn da của con. Cách nhận biết dầu dừa nguyên chất khá đơn giản, bạn cho chai dầu dừa vào ngăn mát tủ lạnh, từ 30 phút đến 1 tiếng. Dầu dừa nguyên chất sẽ đông đặc lại. Nếu chai dầu dừa không đông đặc, hoặc chỉ đặc lại bề mặt, đó là loại dầu đã pha hoặc sử dụng chất bảo quản, không nguyên chất.

Cách làm dầu dừa tại nhà
Sử dụng dầu dừa nguyên chất để an toàn cho làn da của con

Muốn con gái có hàng lông mi dày, cong vút khi trưởng thành, bạn có thể dùng bông tăm thấm dầu dừa, quét lên đường chân mày khi con ngủ. Dầu dừa sẽ giúp dưỡng lông mi của bé, mềm mại và hiệu quả.

Mỗi tháng một lần, bạn có thể ủ tóc cho con bằng dầu dừa. Khi lớn, bé sẽ có mái tóc dày và mượt mà. Đó là bí quyết làm đẹp mà người Ấn Độ áp dụng lâu nay.

Ngoài ra, mẹ cho con ăn nhiều cà chua, uống nước cà chua ép, ăn yaourt cũng là cách để con trắng da. Lycopene trong cà chua có tác dụng làm trắng da, cải thiện làn da sạm đen do ảnh hưởng của nắng lên đến 40%. Cha mẹ cũng nhớ cho trẻ uống nhiều nước để có làn da đẹp. Cơ thể được cung cấp nước uống đầy đủ sẽ giúp da tươi tắn.

Massage cơ thể bằng dầu oliu

Dầu oliu chứa nhiều loại axit có lợi cho sức khỏe như axit oleic, axit palmitic và các axit béo khác. Sử dụng dầu oliu làm dầu massage cho trẻ tiểu học, các hợp chất có trong dầu giúp dưỡng ẩm, tái tạo lớp mô chết, giúp làn da con trẻ khỏe mạnh và mịn màng.

Nếu trẻ bị viêm da tiết bã da đầu (chứng cradle cap), bạn nên ủ dầu oiu trên tóc và da đầu trẻ, để 30-45 phút. Sau đó, bạn massage da đầu và gội đầu cho con. Dầu oliu sẽ giúp con giảm các chứng viêm da tiết bã này. Chú ý, để dầu oliu không bết trên tóc, mẹ gội lại tóc cho con bằng dầu gội trẻ em với nước ấm.

Dầu oliu cũng giúp kích thích các tế bào dưới da, giúp da con gái mịn màng, hồng hào hơn.

dầu oliu
Gội đầu hoặc tắm lại bằng mỹ phẩm dịu nhẹ dành riêng cho con sau khi ủ bằng dầu oliu, tránh cảm giác bết dính trên tóc và da

Cho con tắm sữa tươi

Người Việt Nam chuộng con gái có làn da trắng hồng. Muốn được điều này, việc tắm sữa tươi kết hợp một số loại “mỹ phẩm” thiên nhiên như tinh bột nghệ, cam, dâu… sẽ giúp con gái yêu của bạn. Axit lactic trong sữa giúp da trắng mịn màng và nuôi dưỡng làn da.

Để gia tăng tác dụng, bạn hòa nước cam hoặc 1 thìa tinh bột nghệ (không dùng bột nghệ, làm da có màu vàng) vào sữa. Vitamin C trong quả cam giúp làn da trắng mịn.

tắm cho trẻ
Tắm sữa tươi không đòi hỏi bạn đổ đầy bồn sữa, rất tốn kém. Bạn chỉ cần 200ml sữa không đường cho vào thau nhỏ, dùng khăn dấp sữa lên làn da của con

Nếu kết hợp với bột nghệ, cam tươi, dâu tươi, bạn chỉ cần cho cùng sữa tươi vào chậu nhỏ, dùng khăn dấp lên khắp người con, đợi 1-2 phút cho thấm rồi tiếp tục dấp cho tới khi hết sữa trong chậu. Rửa lại bằng nước ấm, không dùng thêm xà phòng hoặc sữa tắm.

Khi tắm sữa và cam/nghệ, làn da trẻ tiểu học mỏng manh có khả năng bắt nắng. Mẹ nhớ lưu ý dặn con đội mũ, mặc áo dài tay khi ra nắng. Và nhớ là luôn thoa kem chống nắng khi cho con ra đường.

Càng gần tới tuổi dậy thì, con gái tuổi teen sẽ xuất hiện các triệu chứng biến đổi thể chất. Lúc này, việc chăm sóc làn da, mái tóc càng nên được quan tâm hơn.

Chú ý chăm sóc răng miệng cho con

Ông bà xưa có câu: “Cái răng cái tóc là gốc con người”. Muốn con tạo ấn tượng đẹp với người khác, cha mẹ đừng bỏ qua bước chăm sóc răng miệng cho trẻ. Việc này bắt đầu từ khi răng của con bắt đầu mọc. Giữ cho răng lợi sạch sẽ sẽ giúp răng mọc đều, trắng đẹp.

Hạn chế cho con ăn kẹo, thức ăn ngọt, bột đường. Nếu có, nên cho con súc miệng bằng nước hoặc đánh răng để loại bỏ thức ăn thừa trong miệng.

Sau giai đoạn thay răng sữa, cha mẹ nên đưa con đến phòng khám răng 6 tháng/lần để khám định kỳ, trám răng sâu kịp thời. Không để tình trạng sâu răng nặng nề hơn, làm con mất răng. Bạn phải mất rất nhiều tiền để khắc phục tình trạng răng miệng của con nếu không quan tâm vệ sinh đúng cách cho con.

Đến 12-13 tuổi, khi răng trưởng thành của con đã mọc hết, cha mẹ có thể cân nhắc cho con đeo niềng răng để khắc phục tình trạng hô, móm, răng mọc lệch.

Không bỏ qua vẻ đẹp mái tóc

Người Ấn Độ có mái tóc dài, dày và óng mượt là do các bà mẹ người Ấn thường xuyên ủ dầu dừa cho con gái từ khi còn nhỏ. Bạn nên học theo mẹo này. Dùng ít dầu dừa massage tóc cho con, ủ trong 10-15 phút, sau đó gội lại với dầu gội. Dầu dừa có tác dụng nhiều tác dụng với sắc đẹp như làm tóc sáng bóng, dày và rất khỏe mạnh, ít bị gãy rụng.

Mặt nạ tóc khác cũng rất tốt cho bé là ủ tóc với bia. Bia có độ pH thấp, protein cao, cung cấp dưỡng chất cho mái tóc của bé. Thường xuyên làm điều này, con sẽ có mái tóc dày óng ả.

Khi gội đầu cho con, bạn nên dùng nước lạnh, nước mát, đừng dùng nước quá nóng. Nước nóng làm tổn hại keratin trên tóc của con, làm tóc khô và mọc yếu hơn.

Chú ý cải thiện chiều cao và cân nặng cho con gái

Vấn đề chiều cao và cân nặng cho con gái cần được quan tâm, tránh việc con quá dư dinh dưỡng sinh ra béo phì. Con sẽ thiếu tự tin, đánh mất nhiều cơ hội trong cuộc sống.

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ ăn của con cần đầy đủ chất theo khuyến cáo từ tháp dinh dưỡng cho trẻ. Chú trọng bổ sung nhiều rau, hoa quả có màu đỏ – vàng – xanh vì tốt cho sự phát triển thị lực của con. Hải sản, sữa, thịt, trứng, cá… rất cần để con phát triển chiều cao tối ưu.

Khuyến khích con chơi thể thao

Vận động ngay khi vào tiểu học giúp con phát triển chiều cao tốt. Các môn thể thao thích hợp cho chiều cao như bơi lội, bóng rổ, thể dục nhịp điệu… Thể thao cũng giúp con kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Ngủ đúng giờ

Trẻ cần một thời gian hợp lý cho cơ thể nghỉ ngơi, nạp và sản xuất hormone tăng trưởng. Bạn nên cho con ngủ 10-13 giờ/ngày. Trẻ em đến tuổi đi học và trước tuổi dậy thì nên ngủ từ 10-12 giờ/ngày. Trẻ em từ 13 tuổi trở lên cần 8,5-9,5 giờ/ngày.

Ngủ sâu giúp kích thích sản xuất hormone tăng trưởng chiều cao, ngủ đủ sâu vào ban đêm giúp da bé tươi sáng, khỏe mạnh. Vào ban đêm là thời gian để tái tạo lại tế bào da nhanh hơn so với ban ngày. Tế bào da tái tạo với tốc độ nhanh hơn gấp đôi trong khoảng thời gian từ 23 giờ đêm đến 4 giờ sáng.

Bột gạo

Bột gạo không chỉ là nguyên liệu làm đẹp thiên nhiên cho phụ nữ. Nguyên liệu tự nhiên và mềm dịu này cũng hiệu quả trong việc làm đẹp cho con gái tuổi tiểu học của bạn. Thi thoảng, bạn có thể cho con ngâm tắm nước bột gạo thay cho các sản phẩm hóa chất.

Đơn giản hơn, bạn có thể dạy con chắt nước cơm lại, để dành rửa mặt hàng ngày. Chăm chỉ tắm cho trẻ bằng bột gạo, con sẽ có làn da trắng hồng mịn màng. Làn da khỏe mạnh cũng giúp con hạn chế tình trạng mụn trứng cá khi bước vào tuổi dậy thì.

Dạy con làm đẹp không đồng nghĩa với việc cho con gái chưng diện và sử dụng mỹ phẩm từ sớm bạn nhé. Làm đẹp cho con gái ngay khi con còn học tiểu học là cách mẹ dạy con cách tự chăm sóc bản thân, vệ sinh cơ thể hàng ngày. Bạn nên giải thích rõ cho con việc chăm sóc bản thân này, tránh việc con dùng mỹ phẩm và trang điểm như người lớn, có thể tác động không tốt tới làn da mỏng manh của con.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Chiều cao và cân nặng của trẻ 6 tuổi bao nhiêu là chuẩn?

Mỗi đứa trẻ có mốc trưởng thành và phát triển khác nhau. WHO đã đưa ra bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 5 tuổi (từ 6-12 tuổi), giúp bạn theo dõi sự phát triển của trẻ, từ đó có sự điều chỉnh trong chế độ dinh dưỡng, luyện tập và sinh hoạt phù hợp nhất cho trẻ.

1. Chiều cao và cân nặng của trẻ 6 tuổi

Dựa vào Bảng chiều cao và cân nặng của trẻ chuẩn WHO, chiều cao và cân nặng của trẻ 6 tuổi có sự khác biệt giữa bé trai và bé gái. Theo đó, bé gái nặng 20,2kg và cao 115,1cm; bé trai nặng 20,5kg và cao 116cm.

Tuy nhiên, đây chỉ là chỉ số tham khảo; cha mẹ đừng quá lo lắng khi con không theo chuẩn chung nhé. Để giúp cha mẹ xác định nguy cơ suy dinh dưỡng; béo phì hay thấp còi ở trẻ; cha mẹ hãy dựa vào chỉ số sau đây:

Đối với bé gái 6 tuổi:

  • Nguy cơ Suy dinh dưỡng khi dưới 15,3kg; và Béo phì khi trên 27,8kg.
  • Nguy cơ Thấp lùn khi dưới 104,9cm; và Phát triển chiều cao vượt trội khi trên 125,4cm.

Đối với bé trai 6 tuổi:

  • Nguy cơ Suy dinh dưỡng khi dưới 15,9kg; và Béo phì khi trên 27,1kg.
  • Nguy cơ Thấp lùn khi dưới 106,1cm; và Phát triển chiều cao vượt trội khi trên 125,8cm.

Khi thấy chiều cao và cân nặng của trẻ 6 tuổi thuộc diện nguy cơ; cha mẹ cho bé đi kiểm tra với bác sĩ để xác định vấn đề và can thiệp kịp thời nhé.

>> Xem thêm: Các cột mốc phát triển của trẻ 6 tuổi

2. Cách chiều cao và cân nặng trẻ 6 tuổi đạt chuẩn

2.1 Tăng cường tập thể dục

Theo CDC Hoa Kỳ, trẻ nên tập thể dục hoặc vận động thể chất ít nhất 1 tiếng mỗi ngày. Việc này không chỉ đảm bảo chiều cao và cân nặng của trẻ 6 tuổi đạt chuẩn; mà còn tốt cho sức khỏe của trẻ.

Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ chơi vận động và làm gương bằng cách xây dựng lối sống năng động cho chính mình. Đồng thời, đăng ký lớp học bơi cho trẻ vừa giúp bé học kỹ năng an toàn; vừa giúp bé hoạt động thể chất.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị điện tử, tivi, máy tính bảng, v.v. Và CDC Hoa Kỳ cũng khuyến khích gia đình không nên để tivi trong phòng ngủ của bé.

Tăng cường cho bé luyện tập thể dục

2.2 Chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống healthy cần đầy đủ và cân bằng các nhóm dưỡng chất: đạm; tinh bột; béo; chất xơ và vitamin, khoáng chất. Sau đây là những thực phẩm tốt cho từng nhóm chất:

  • Tinh bột: Bánh mì nguyên hạt, cơm, mì ống, ngũ cốc ăn liền, bánh quy giòn.
  • Chất đạm: Thịt bò, thịt lợn, cá, gia cầm, trứng.
  • Chất béo lành mạnh: Các loại dầu cá, cá hồi hoặc dầu ô liu.
  • Chất xơ, vitamin, khoáng chất: Trái cây (táo, chuối, cam, nho, dâu) và rau có lá màu xanh.

>> Xem thêm: 7 cách giảm cân cho trẻ em béo phì an toàn, hiệu quả

2.3 Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cơ thể trẻ tạo ra Vitamin D; và điều này giúp phát triển xương, ngăn ngừa bệnh tật và giúp hệ thần kinh khỏe mạnh. Tất cả sẽ hỗ trợ sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ 6 tuổi tốt.

Không những vậy, quá trình sản sinh Vitamin D cũng tạo ra serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh thúc đẩy chức năng não; cải thiện tâm trạng và gia tăng hạnh phúc.

2.4 Tập luyện thói quen đi ngủ đúng giờ

Giấc ngủ là thời gian để cơ thể trẻ phục hồi và nạp lại năng lượng cũng như lưu giữ thông tin mà trẻ đã học được trong suốt cả ngày.

Trong các giai đoạn của giấc ngủ; năng lượng của cơ thể trẻ được phục hồi; quá trình tăng trưởng và sửa chữa diễn ra; đồng thời giải phóng các hormone phát triển não bộ quan trọng.

Do đó, để đảm bảo chiều cao cân nặng của trẻ 6 tuổi đạt theo chuẩn. Cha mẹ đừng quên chăm sóc giấc ngủ kỹ cho con nhé.

>> Xem thêm: Lưu ý khi tiêm hormone tăng trưởng chiều cao cho con

3. Hướng dẫn cách xác định BMI để theo dõi cân nặng của trẻ 6 tuổi

BMI (Body Mass Index) là chỉ số mà các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó. Chỉ số này cho xác định một người có bị béo phì, thừa cân hay suy dinh dưỡng không.

3.1 Định nghĩa BMI

Chỉ số khối cơ thể – thường được biết đến với chữ viết tắt BMI (Body Mass Index) – được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người. Chỉ số này do nhà bác học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra năm 1832.

Chỉ số này có thể giúp xác định trẻ bị béo phì hay bị suy dinh dưỡng thông qua số liệu về hình dáng, chiều cao và cân nặng của trẻ 6 tuổi.

Diễn giải: Chỉ số của bảng tổng hợp cho thấy trẻ 6:10 với chỉ số 15,4-119,9cm nghĩa là trẻ 6 tuổi 10 tháng; chỉ số BMI là 15,4 và cao 1m199.

Chỉ số cân nặng không thể hiện trong bảng này. Nhưng từ công thức BMI, cha mẹ có thể biết cân nặng thế nào là phù hợp với chiều cao của trẻ 6 tuổi. Với chỉ số trên, trẻ có cân nặng 19,3kg là phù hợp.

3.2 Cách tính chỉ số BMI cho trẻ 6 tuổi

Chỉ số BMI được tính như sau: BMI = (trọng lượng cơ thể)/ (Chiều cao)²

  • Trọng lượng cơ thể: tính bằng kg.
  • Chiều cao cơ thể: tính bằng cm.

Cha mẹ nên đo các chỉ số cơ thể của trẻ 6 tuổi định kỳ và đối chiếu với bảng chiều cao cân nặng này; xác định xem con mình phát triển đúng hướng chưa nhé.

>> Xem thêm: Cách tính chỉ số BMI ở trẻ em đơn giản cho từng độ tuổi

Trong giai đoạn này, con yêu có những lúc tròn trịa, nặng ký nhưng tuyệt đối không áp dụng chế độ ăn kiêng cho trẻ vào giai đoạn này. Con cần bổ sung dinh dưỡng để phát triển toàn diện.

Hy vọng qua bài viết, cha mẹ đã biết rõ hơn chiều cao cân nặng của trẻ 6 tuổi. Đồng thời, biết cách chăm sóc con trong giai đoạn này để trẻ phát triển một cách toàn diện và tối ưu nhất.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Tâm lý trẻ 7 tuổi, cách dạy trẻ 7 tuổi bướng bỉnh, không nghe lời

Trong bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ một số những kiến thức cần thiết để cha mẹ hiểu rõ hơn về tâm lý của trẻ 7 tuổi, đồng thời chỉ ra một số nguyên nhân vì sao trẻ 7 tuổi thường bướng bỉnh, thường muốn làm ngược lại lời hướng dẫn của cha mẹ. 

Tâm lý trẻ 7 tuổi phát triển ra sao?

Để hiểu được tâm lý của trẻ 7 tuổi, cha mẹ cần nắm được những cột mốc phát triển của con ở giai đoạn này.

Theo Tổ chức Nuôi dạy Trẻ em – Raising Children Network, dưới đây là những điểm chính mà cha mẹ cần biết khi trẻ đang ở trong giai đoạn từ 6 – 8 tuổi:

  • Đây là độ tuổi mà trẻ đi học nên con muốn thể hiện sự độc lập
  • Khả năng suy nghĩ, nghe hiểu và bộc lộ cảm xúc được thể hiện rõ hơn.
  • Trẻ có thêm nhiều mối quan hệ xã hội như bạn bè, thầy cô, hàng xóm…
  • Trẻ đặt nhiều câu hỏi và sẵn sàng tranh luận, bày tỏ quan điểm của mình.

[summary title=””]

Đây là độ tuổi mang tính cột mốc, nên trẻ sẽ có nhiều thay đổi so với trước đó, cả về thể chất, suy nghĩ, khả năng tập trung, hành vi, cảm xúc và trẻ cũng tích cực tham gia các hoạt động nhiều hơn.

[/summary]

Do đó, ngoài trường hợp con luôn vâng lời cha mẹ thì cũng có những bé nảy sinh tâm lý chống đối, không nghe lời, dễ giận… Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ 7 tuổi nảy sinh tâm lý không nghe lời cha mẹ?

Nguyên nhân trẻ 7 tuổi bướng bỉnh, không nghe lời

Thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bướng bỉnh, chống đối và không vâng lời cha mẹ. Dưới góc nhìn của tâm lý học, các nguyên nhân điển hình bao gồm:

Trẻ không nghe lời do khủng hoảng tâm lý

Khi nhắc đến khủng hoảng tâm lý ở trẻ 7 tuổi, hầu hết các chuyên gia tâm lý đều dựa vào các học thuyết Tâm lý học phát triển. Trong số đó điển hình là ‘Lý thuyết phát triển nhận thức’ của Nhà Tâm lý học Jean Piaget (1896 – 1980).

Theo lý thuyết của nhà tâm lý học Jean Piaget, sự phát triển tâm lý sẽ diễn ra trong 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn vận động cảm giác (Sensorimotor): Trẻ từ 0 – 2 tuổi
  • Giai đoạn tiền thao tác (Preoperational): Trẻ từ 2 – 7 tuổi
  • Giai đoạn thao tác cụ thể (Concrete operational): Trẻ từ 7 – 12 tuổi
  • Giai đoạn thao tác chính thức (Formal operational): Trẻ từ 12 tuổi trở lên.

Giai đoạn trẻ từ 7 – 12 tuổi là giai đoạn mà trẻ tư duy có logic hơn, hiểu được hình thức bên ngoài và tính chất của vấn đề. Ví dụ, trẻ biết được tính chất của cục đất sét, dù nó có bị nhào nặn đến thay hình đổi dạng thì nó vẫn là cục đất sét.

Dựa vào khả năng hiểu biết của mình mà trẻ sẽ sẵn sàng ‘lý luận’ để bảo vệ quan điểm của mình. Nên sẽ là điều dễ hiểu khi trẻ 7 tuổi nảy sinh tâm lý muốn phản đối và không vâng lời. Sự phản đối và không nghe lời này của trẻ xuất phát từ việc trẻ nhận thấy sự mâu thuẫn của vấn đề khi chưa được giải thích rõ ràng.

[incline_article id=315301]

Trẻ không vâng lời do sự kỳ vọng của cha mẹ

Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ không vâng lời có thể là vì sự kỳ vọng của cha mẹ. Có thể là trẻ đã đủ ngoan, đủ vâng lời, nhưng với cha mẹ như thế vẫn là chưa đủ nên vẫn luôn nhìn trẻ với hình dáng của một đứa trẻ nghịch ngợm không nghe lời cha mẹ.

Trẻ không nghe lời vì trẻ thật sự không muốn

Ngoài ra, theo góc nhìn của triết học cho rằng, con người ta luôn theo đuổi hạnh phúc và sự tự do. Đứa trẻ cũng không ngoại lệ, chúng không muốn bị ràng buộc, không muốn tuân thủ, nên trông có vẻ như chúng đang không vâng lời.

Nguyên nhân tâm lý trẻ 7 tuổi không nghe lời
Trẻ không nghe lời cha mẹ, tỏ ra chống đối có thể là vì con không muốn bị gò ép. Theo các nhà triết học thì đây là bản chất mong muốn được tự do của con người, cả người lớn hay trẻ em đều có.

[key-takeaways title=”Một số bệnh thường gặp ở trẻ:”]

[/key-takeaways]

Trẻ 7 tuổi có những hành vi nghịch ngợm nào?

Hành vi của mỗi đứa trẻ thường khác nhau và phụ thuộc vào các yếu tố như: môi trường sống, cách giáo dục, cột mốc phát triển về mặt thể chất, suy nghĩ, cảm xúc… Tuy nhiên, dù là có sự khác nhau ở mỗi trẻ, nhưng cũng sẽ có một số điểm chung nhất định.

Một số hành vi nghịch ngợm và chống đối thường gặp ở trẻ 7 tuổi:

  • Nói dối: Đây là một trong những vấn đề phổ biến ở trẻ 7 tuổi. Dù đôi khi việc nói dối không nhằm mục đích xấu mà là vì trẻ không phân định được cái nào đúng, cái nào sai. Do đó cha mẹ cũng nên xem xét và đánh giá hoàn cảnh một cách khách quan trước khi giáo dục con.
  • Thách thức, chống đối: Trẻ phớt lờ và không thực hiện theo những gì cha mẹ mong đợi ở con. Lý do có thể là vì trẻ đang muốn thiết lập lại ranh giới và quyền hạn giữa con và cha mẹ.
  • Cảm xúc thay đổi đột ngột: Trẻ em ở độ tuổi này thường có những thay đổi về mặt cảm xúc. Lý do là vì trẻ đang ở độ tuổi chuyển giao giữa tuổi thơ và thanh thiếu niên, nên nảy sinh sự mâu thuẫn tâm lý và cảm xúc bên trong của trẻ.
  • Cơn giận: Đây là một trong những thay đổi điển hình ở tâm lý trẻ 7 tuổi. Trẻ thể hiện sự tức giận bằng cách cãi lại, khóc, thất vọng, bốc đồng, oan ức…Tuy nhiên điều này là hoàn toàn bình thường ở độ tuổi này. Chỉ khi trẻ tức giận một cách mất kiểm soát thì khi đó mới cần đến sự can thiệp và trợ giúp của cha mẹ.

Tâm lý trẻ 7 tuổi

Cách dạy trẻ 7 tuổi khi con bướng bỉnh, không nghe lời

Dưới đây là một số lời khuyên dành cho cha mẹ để dạy bảo trẻ, khi con đang ở độ tuổi mà có những sự thay đổi về tâm lý, cảm xúc và hành vi.

  • Nói chuyện với con: Cha mẹ ưu tiên nói chuyện với con về mọi việc, kể cả việc con đang làm tốt và việc con làm chưa tốt. Ở độ tuổi này con sẽ cố gắng thử làm mọi thứ theo ý con, nên cha mẹ hãy trò chuyện với con càng nhiều càng tốt.
  • Thiết lập ranh giới: Cha mẹ hãy cho con biết những điều mà con được phép và không được phép làm là gì. Ngoài ra cha mẹ cũng cần cho con biết rằng cha mẹ đang mong đợi ở con điều gì. Về mặt tâm lý, trẻ sẽ hành động đúng đắn hơn khi biết chính xác là con nên làm gì.
  • Tích cực và tôn trọng: Khi tiếp cận một vấn đề với con, cha mẹ hãy dành cho con sự tôn trọng. Không la mắng, không chỉ trích con, nhất là ở nơi đông người. Khi đó con sẽ hiểu được sự tôn trọng là gì và học theo cách làm ủa cha mẹ.
  • Giải thích và hướng dẫn: Khi con gặp phải vấn đề hoặc có thắc mắc, cha mẹ hãy giải thích một vấn đề càng logic, càng có tính liên kết, tổng quát càng tốt. Cha mẹ không nên đưa ra những lời giải thích khó hiểu, chung chung, hư cấu…
  • Tạo khoảng không cho con: Nếu con phạm lỗi, cha mẹ hãy để con một mình, yêu cầu con ngồi suy nghĩ lại hành động của con thay vì chỉ ra cho con.
  • Bên cạnh con: Quan trọng nhất chính là cùng con giải quyết vấn đề. Hãy đứng về phía con để cùng con giải quyết khó khăn của chính con.
Cách dạy trẻ 7 tuổi bướng bỉnh
Dạy trẻ 7 tuổi khi con bướng bỉnh bằng cách nói chuyện với con, bên cạnh con, giải thích và hướng dẫn cho con sẽ mang đến cho con cảm giác an toàn và sẵn sàng lắng nghe hơn. Lưu ý, cha mẹ cũng nên thể hiện sự tôn trọng với con.

Kết luận

Tóm lại, trong giai đoạn này tâm lý trẻ 7 tuổi sẽ có sự thay đổi về mặt suy nghĩ, cảm xúc và hành vi. Việc này khiến cha mẹ gặp không ít khó khăn trong việc thấu hiểu con và giáo dục con. 

Qua đó mới thấy, để hiểu một đứa trẻ ở độ tuổi thay đổi mang tính cột mốc là một điều hoàn toàn không dễ làm và đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của cha mẹ. Hy vọng nội dung bài viết đã hỗ trợ được cha mẹ phần nào trong việc hiểu tâm lý của trẻ 7 tuổi.

[summary title=””]

Chuyên mục ‘Cột mốc phát triển’ đăng tải những nội dung xoay quanh các cột mốc phát triển quan trọng mà trẻ cần được chăm sóc và chăm sóc cẩn thận. Mời bạn ghé thăm chuyên mục để đọc tiếp các bài viết hữu ích của MarryBaby!

[/summary]

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Tổ chức sinh nhật tại nhà cho trẻ tiểu học

Đa số các trẻ trước ngày sinh nhật của mình đều nhắc: “mẹ ơi sắp đến ngày sinh nhật của con đấy” rồi thì “mẹ cho con mời bạn này… bạn kia … nhé”… Để không phụ sự háo hức của các bé, phụ huynh chúng ta cũng nên lên kế hoạch tổ chức sinh nhật cho con trẻ.

Lý do nên tổ chức sinh nhật cho trẻ tại nhà

Có hai địa điểm để tổ chức tiệc cho trẻ đó là: tổ chức tại nhà và tổ chức tại nhà hàng. Ngày nay các dịch vụ tại nhà hàng đang dần trở thành xu hướng chung của các gia đình bởi tính tổ chức chuyên nghiệp, lại đỡ tốn công sức của phụ huynh. Thế nhưng nếu bạn có thể dành chút thời gian để lên kế hoạch làm sinh nhật tại nhà cho trẻ thì bữa tiệc sẽ ấm cúng hơn, lại tiết kiệm chi phí.

Tổ chức sinh nhật
Thổi nến mừng tuổi mới bên bạn bè là hạnh phúc của con trẻ

Lên kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bé

Có một số câu hỏi bạn sẽ phải giải quyết: Khi nào thì bữa tiệc sẽ được tổ chức? Nó sẽ kéo dài bao lâu? Lịch trình ra sao? Cần chuẩn bị gì cho buổi tiệc? Bạn hãy trả lời tất cả các câu hỏi trên để có một kế hoạch chi tiết cho bữa tiệc sinh nhật.

Kiểm tra lịch của bạn để chắc chắn rằng bữa tiệc không trùng với lịch học hay các hoạt động quan trọng khác của con. Nếu trùng, hãy cố gắng sắp xếp hợp lí nhất để tiệc sinh nhật vẫn diễn ra mà không phải hủy bỏ các hoạt động khác.

Chọn chủ đề sinh nhật cho bé

Điều này là không bắt buộc nhưng việc chọn một chủ đề nhất định cho mỗi năm sẽ giảm sự nhàm chán và tăng niềm phấn khích cho cả chủ nhân lẫn các khách mời

Mẹ hãy dựa vào sở thích của con để chọn chủ đề phù hợp, hãy trang trí phòng tiệc theo màu sắc mà trẻ thích: từ phông nền, đến bánh sinh nhật, màu mũ sinh nhật, màu bóng bay, màu hoa,… có thể lấy các nhật vật hoạt hình mà trẻ yêu thích làm chủ đề sinh nhật. Bạn đừng quá chú trọng vào việc mua đồ ăn, thức uống… mà hãy chú trọng việc trang trí không gian buổi tiệc để tạo ra một môi trường khiến trẻ thích thú nhất.

chủ đề sinh nhật
Chọn chủ đề sinh nhật để buổi tiệc thêm màu sắc

Các bước tổ chức sinh nhật tại nhà cho con trẻ

Đặt bánh hoặc tự làm bánh sinh nhật cho con

Một buổi tiệc sinh nhật sẽ mất hoàn toàn ý nghĩa nếu thiếu đi chiếc bánh sinh nhật. Để khoảnh khắc thổi nến, cắt bánh chúc mừng tuổi mới cho trẻ thật ý nghĩa, bạn hãy chịu khó đầu tư ý tưởng cho chiếc bánh sinh nhật trở nên cực kỳ bắt mắt và ngon miệng. Tiêu chí hàng đầu để bạn lựa chọn mẫu bánh sinh nhật cho trẻ là đáng yêu và bắt mắt. Màu sắc và hình dạng của bánh sinh nhật cũng nên phù hợp với chủ đề buổi tiệc.

Mua đồ trang trí

Hãy dựa vào chủ đề của buổi tiệc để mua đồ trang trí thích hợp, bạn có thể mua đĩa và cốc giấy, làm đồ trang trí handmade cho buổi tiệc thêm đôc đáo. Nếu có thể, bạn nên dẫn trẻ đi mua đồ trang trí, để trẻ chọn lựa những đồ trang trí trẻ thích và cùng trẻ trang trí phòng tiệc thật đặc sắc.

Chuẩn bị thức ăn

Bạn cần lưu ý chuẩn bị những món ăn khoái khẩu của bé, nếu là tiệc ngọt nên chuẩn bị các đồ ăn không quá cầu kì như hoa quả, thạch rau câu, bánh ngọt, kẹo. Cho một bữa tiệc mặn, bạn có thể làm món nướng BBQ, các trẻ sẽ rất thích xúc xích nướng và khoai tây chiên.

Chuẩn bị đồ uống

Bạn có thể sử dụng các loại nước ép hoa quả, nước chanh những thứ đồ uống nhẹ nhàng và bổ dưỡng thay vì những loại đồ uống có ga.

Khách mời/ Thiệp mời

Hãy nhớ lên danh sách khách mời gồm bạn của trẻ cùng các phụ huynh đi kèm (điều này giúp giảm thiểu áp lực trông trẻ cho bạn cũng như tăng cường tính giao lưu giữa bạn và các phụ huynh khác)

Bạn cần lên danh sách khách mời từ sớm để biết cần không gian rộng bao nhiêu, bao nhiêu ghế và bao nhiêu thức ăn… lưu ý nên gửi thiếp mời hoặc thông báo về bữa tiệc trước khoảng 1 tuần để khách mời có thời gian thu xếp có mặt đông đủ. Cuối cùng, đừng quên thông báo cho khách mời thời gian bắt đầu và kết thúc bữa tiệc, địa chỉ.

Tổ chức trò chơi

Trong các bữa tiệc sinh nhật thì nhu cầu vui chơi của trẻ cao hơn nhu cầu ăn uống. Để làm cho bữa tiệc của trẻ thêm phần vui vẻ và đáng nhớ cũng như giúp cho các trẻ có thêm những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ cùng với các bạn; mẹ có thể tổ chức thêm các trò chơi nhỏ mà ba mẹ sẽ chính là những quản trò để khuấy động không khí thêm phần náo nhiệt, vui nhộn.

Phát quà cho những vị khách nhí

Hầu hết các trẻ đều có xu hướng thích chơi hơn là thích ăn. Vì vậy, khi đã chơi thoả thích trong bữa tiệc sinh nhật, ắt hẳn trẻ sẽ rất vui khi được nhận những gói quà mang về nhà.

Vì số lượng bạn mà mẹ mời đến dự buổi sinh nhật con không quá nhiều, nên mẹ có thể làm tốt việc này. Nếu cẩn thận và có thời gian, mẹ có thể gói trước từng gói quà bao gồm: bánh kẹo và trái cây có thắt những chiếc nơ hoặc dây ruy băng xinh xắn.

Nếu mẹ bận và cũng không có quá nhiều thời gian thì chỉ cần chuẩn bị một ít túi ni lông và để quà vào đó giống như một lời cảm ơn vì các vị khách nhí đã đến dự sinh nhật của con mình. Chắc chắn mẹ sẽ được đánh giá là một người mẹ chu đáo.

Quà nho nhỏ
Quà nho nhỏ nhưng sẽ làm quan khách nhí thích mê tơi

Trên đây là các bước để tồ chức sinh nhật cho trẻ tại nhà. Mỗi một sự kiện trong gia đình đều có ý nghĩa riêng của nó. Với ngày sinh nhật con, đó là ngày đánh dầu sự trưởng thành của con khi sang tuổi mới. Ngày chúng ta có thể tạo cho con những kỷ niệm đáng nhớ trong đời. Vì vậy, hãy tổ chức một bữa tiệc sinh nhật tại nhà vừa vui vẻ vừa ý nghĩa cho bé. Đó không chỉ là cách ba mẹ thể hiện tình yêu của mình đối với con mà còn phần nào xây dựng nên văn hoá gia đình trong tương lai.

Bích Hưng

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Trẻ 6 tuổi: Những cột mốc phát triển về tâm lý và thể chất

Vậy cha mẹ đã biết, trẻ 6 tuổi sẽ phát triển và đạt đến những cột mốc nào chưa? Nếu cha mẹ cũng đang tìm hiểu về các cột mốc phát triển của trẻ 6 tuổi thì mời cha mẹ đọc tiếp nội dung sau đây.

Sự phát triển thể chất của trẻ 6 tuổi

Khi trẻ bước sang tuổi thứ 6, cha mẹ có thể sẽ thấy con phát triển và bỗng cao lớn hơn nhiều so nhiều so với một năm trước đó. Cha mẹ biết không, thông thường trẻ trong giai đoạn từ 6 – 12 tuổi, mỗi năm con có thể sẽ tăng thêm từ 6 – 7 cm chiều cao và nặng hơn từ 2 – 3 kg.

[key-takeaways title=”Khả năng vận động của trẻ 6 tuổi:”]

  • Nhảy dây, lái xe đạp
  • Tích cực tham gia các hoạt động và ham chơi
  • Con có khả năng kiểm soát hành vi, chuyển động của cơ thể tốt hơn.
  • Con có thể phối hợp các cử động tay chân, con hoàn toàn có thể tự đánh răng và làm một số việc vệ sinh cá nhân mà không cần cha mẹ hỗ trợ nữa.

[/key-takeaways]

Giai đoạn này đánh dấu cột mốc quan trọng cho sự tăng trưởng vượt trội về mặt thể chất và khả năng vận động của con. 

Đối với cha mẹ, trẻ ở giai đoạn 6 tuổi hoặc ở bất kỳ độ tuổi nào, việc quan trọng nhất đó chính là con phát triển bình thường và khỏe mạnh, chứ không phải là ‘con phải phát triển theo tiêu chuẩn’. Vì thời điểm phát triển ở mỗi đứa trẻ là khác nhau, nhưng cũng có trường hợp cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con không cao lớn như các bé cùng trang lứa. Tuy nhiên cũng sẽ có một số dấu hiệu cho thấy trẻ bị chậm phát triển mà nội dung bài viết có nhắc đến bên dưới.

Sự phát triển suy nghĩ của trẻ 6 tuổi

Trẻ ở độ tuổi này có thể tập trung chú ý lâu hơn so với một vài năm trước đó. Ngoài ra con còn hiểu và phân biệt được các khái niệm thời gian như hôm nay, ngày mai, hôm qua, bốn mùa thay đổi, bắt đầu biết nhận diện sự khác nhau giữa các mặt chữ.

Con bắt đầu biết suy nghĩ chủ động để hiểu được như thế nào là đúng hoặc sai, hiểu được ý kiến của cha mẹ và của con. Điều này giúp con kết nối tốt hơn với mọi người xung quanh, đặc biệt là với các bạn cùng lứa mà con tiếp xúc.

[key-takeaways title=”Cột mốc phát triển quan trọng”]

  • Tăng khả năng tập trung
  • Có suy nghĩ kỹ hơn trước khi nói và hành động
  • Phân biệt sự khác biệt giữa hai sự vật và hiện tượng tốt hơn.

[/key-takeaways]

Cột mốc phát triển của trẻ 6 tuổi

Sự phát triển về cảm xúc của trẻ 6 tuổi

Chính vì hiểu được suy nghĩ của bản thân và mọi người xung quanh nên con cũng thường xuyên bộc lộ cảm xúc hơn. Tuy nhiên, theo thông tin từ Raising Children Network, mặc dù trẻ biết bộc lộ cảm xúc nhưng con sẽ thường kìm nén, đặc biệt là cảm xúc tức giận và buồn bã. Do đó, cha mẹ cũng nên tạo không gian và hướng dẫn con cách bày tỏ cảm xúc, kể cả đó là cảm xúc gì. 

Sự phát triển về mặt suy nghĩ và cảm xúc ở trẻ 6 tuổi đã thúc đẩy con muốn tự lập hơn, nhưng con vẫn cần đến sự quan tâm của cha mẹ, để con giữ được kết nối với gia đình và người thân. Ở giai đoạn này, trẻ thích được cha mẹ động viên, khen thưởng về những điều con làm được. Đồng thời con cũng bắt đầu biết sợ, sợ bị la mắng, chỉ trích, sợ thất bại, sợ bị hù dọa.

[key-takeaways title=”Cột mốc phát triển quan trọng”]

  • Thích thể hiện các kỹ năng của mình
  • Cải thiện các kỹ năng tự kiểm soát
  • Bộc lộ và duy trì cảm xúc ổn định.

[/key-takeaways]

Sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ 6 tuổi

Điểm đặc trưng của sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp ở trẻ 6 tuổi là con nói rất nhiều, luyên thuyên cả ngày và thậm chí là nói một mình.

Điểm sáng trong việc phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của con là con nói được một câu dài, đủ ý. Đôi lúc con còn ngồi nói chuyện với người lớn, mặc dù con vẫn gặp khó khăn trong việc trình bày, biểu đạt hoặc kể lại một câu chuyện nào đó. Đây là giai đoạn mà con tiếp thu và học từ vựng mới rất nhanh, mỗi ngày con có thể học từ 5 – 10 từ vựng mới.

Con cũng hiểu được những câu chuyện cười và chuyện hài của người lớn. Con nghe, học và bắt chước để kể lại và giỡn lại. Chính vì vậy mà cha mẹ và người thân cần chú ý hơn đến việc kể những câu chuyện cho trẻ, tránh con học theo những cách dùng từ ngữ không phù hợp.

[key-takeaways title=”Cột mốc phát triển quan trọng”]

  • Hoạt ngôn
  • Tiếp thu từ vựng mới rất nhanh, ba mẹ nên tham khảo thêm cách dạy từ vựng tiếng Anh cho trẻ sao cho hiệu quả
  • Nghe và hiểu được những câu chuyện dài và có thể liên kết các ý lại với nhau.

[/key-takeaways]

Sự phát triển nhận thức xã hội của trẻ 6 tuổi

Ở độ tuổi này, con quan tâm nhiều đến tình bạn và tinh thần đội nhóm nên con thường sẽ muốn được bạn bè và mọi người yêu mến. Ngoài ra, con cũng biết suy nghĩ về tương lai, muốn thể hiện sự tập lập và trưởng thành của bản thân thông qua việc tự làm một vài thứ trong khả năng của bản thân.

Do đó, theo khuyến nghị của Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh – CDC, để hỗ trợ tốt cho sự phát triển nhận thức xã hội của con, cha mẹ nên:

  • Hỏi con về những người bạn trong lớp của con, khuyến khích con kể về các bạn.
  • Chia sẻ thêm với con về những câu chuyện có liên quan đến sự tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng.
  • Cha mẹ chủ động trao đổi với thầy cô trong trường học, để hai bên hiểu hơn về cách giảng dạy và sự mong đợi trong việc giáo dục một đứa trẻ.
  • Tạo điều kiện cho con đối mặt với nhiều thử thách, khuyến khích con tự giải quyết vấn đề và tự vượt qua.
  • Khi có cơ hội hãy để con tham gia các hoạt động cộng đồng, đội nhóm như tham gia một đội bóng, câu lạc bộ văn nghệ hoặc bất kỳ cơ hội làm tình nguyện viên nào.

[key-takeaways title=”Cột mốc phát triển quan trọng”]

  • Mong muốn cho thấy sự độc lập của mình.
  • Chú ý nhiều hơn tới tình bạn và tinh thần đồng đội
  • Mong muốn được chấp nhận và yêu thích bởi các bạn và mọi người xung quanh.

[/key-takeaways]

Sự phát triển nhận thức xã hội của trẻ 6 tuổi
Giai đoạn 6 tuổi là thời điểm mà con muốn thể hiện kỹ năng và năng lực của bản thân

Những cột mốc phát triển khác

Giai đoạn trẻ 6 tuổi là thời điểm mà con chuẩn bị vào lớp một hoặc đã được đi học các lớp mầm non trước đó. Đây là giai đoạn mà con sẽ phải tập làm quen với những quy luật, quy định, luật lệ mới do thầy cô và trường học đưa ra.

Điểm tốt là con sẽ lễ phép hơn với người lớn, với cha mẹ, với thầy cô và biết tôn trọng bạn bè. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi việc thỉnh thoảng con mệt mỏi sau một ngày dài đi học và cảm thấy buồn nếu gặp vấn đề với các bạn khác trong lớp.

[key-takeaways title=”Các cột mốc phát triển khác”]

  • Biết sử dụng các chữ cái để ghép thành tên của trẻ
  • Biết trả lời họ và tên, địa chỉ nhà, ngày sinh hoặc tên ba tên mẹ nếu được hỏi
  • Trẻ hiểu được vì sao con phải tuân thủ các quy tắc và các luật lệ ở lớp học.

[/key-takeaways]

Điều cha mẹ nên làm để hỗ trợ trẻ 6 tuổi phát triển tối đa

Đọc đến đây chắc hẳn cha mẹ đã hiểu được rõ hơn về các mốc phát triển của trẻ 6 tuổi. Sau đây là những điều cha mẹ nên làm để tạo điều kiện cho con được phát triển tốt nhất.

  • Khuyến khích con hoạt động thể chất: Cha mẹ rủ con hoạt động thể thao cùng, chơi đá bóng, cầu lông, đạp xe, đi bộ…
  • Tập cho con làm công việc nhà: Một vài việc đơn giản mà một đứa trẻ 6 tuổi có thể làm là xếp quần áo của con, phụ ba mẹ dọn đồ ăn ra bàn, lau bàn sau khi ăn… Dạy con cách hợp tác với cha mẹ trong các việc hàng ngày.
  • Để con tự do: Tạo cho con không gian và thời gian để con được chơi tự do, bất kể là chơi ngoài trời, trong nhà, sân vận động hay bất cứ đâu.
  • Dành thời gian chất lượng cho con: Thời gian bên con bao lâu không quan trọng bằng việc khoảng thời gian đó có chất lượng hay không. Cha mẹ hãy nói chuyện với con, khuyến khích con đặt câu hỏi, trả lời con, hỏi lại con để con tập lý luận…

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng đặc biệt lưu ý, nếu trẻ có những biểu hiện dưới đây chứng tỏ trẻ đang gặp phải vấn đề liên quan đến sự phát triển của con.

  • Ngôn ngữ, giao tiếp: Trẻ chậm hiểu, chậm nói, không thể nói thành câu trọn vẹn và cũng không kịp hiểu các ý của cha mẹ trong những câu giao tiếp bình thường.
  • Cảm xúc, hành vi: Con thờ ơ, ít bộc lộ cảm xúc hoặc nổi cơn thịnh nộ bộc phát khi không đạt được điều mình muốn. Trẻ khó kết nối với mọi người xung quanh; không tương tác với người khác.
  • Hoạt động hàng ngày: Trẻ khó ngủ, không thể ngủ xuyên đêm, quậy phá một cách bất thường hoặc cũng có thể gọi là nói mà không nghe lời; xuất hiện nhiều hành vi thách thức/phản kháng… 
Cha mẹ nên làm gì để hỗ trợ trẻ 6 tuổi phát triển
Cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ tham gia làm việc nhà, tham gia các hoạt động trong ngày nhiều hơn

Câu hỏi thường gặp

Trẻ 6 tuổi nặng bao nhiêu kí-lô (kg)?

Theo Tổ chức Y tế thế giới – WHO, cân nặng chiều cao của trẻ 6 tuổi đạt chuẩn là:

  • Cân nặng đạt chuẩn của bé gái 6 tuổi là 20.2kg (trung bình).
  • Cân nặng đạt chuẩn của bé trai 6 tuổi là 20.5kg (trung bình).

[summary title=””]

Tổ chức sức khỏe trẻ em – CHOC Health Hub, khuyến nghị cha mẹ không nên ép trẻ ăn hoặc uống quá nhiều các loại vitamin bổ sung để tăng chiều cao, tăng cân, tăng trí thông minh… vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Việc cha mẹ chấp nhận con như con vốn là (vô điều kiện) là cách tốt nhất để con phát triển lòng tự trọng một cách lành mạnh và hun đúc cho sự kết nối sâu sắc giữa con và cha mẹ. 

[/summary]

[inline_article id=319649]

Làm sao để biết là một đứa trẻ 6 tuổi đang phát triển bình thường?

Dấu hiệu của một đứa trẻ phát triển bình thường là trẻ ăn uống bình thường, ngủ đủ giấc, thường xuyên vận động và không mắc các bệnh lý đặc biệt.

[key-takeaways title=”Một số bệnh thường gặp ở trẻ:”]

[/key-takeaways]

Về chiều cao và cân nặng của trẻ ở độ tuổi này, cha mẹ vui lòng tham khảo ‘bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của bé từ 0 – 18 tuổi theo WHO’.

Làm sao để biết con phát triển bình thường
Trẻ khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, vui chơi bình thường là dấu hiệu cho thấy con phát triển bình thường

Kết luận

Trẻ 6 tuổi là giai đoạn quan trọng mà con bắt đầu phát triển vượt trội về mặt thể chất và hiểu biết hơn về mặt nhận thức xã hội. Hiểu được tầm quan trọng của cột mốc phát triển ở trẻ 6 tuổi sẽ giúp cha mẹ ý thức được nhiều hơn trong việc giáo dục, nuôi dạy và chăm sóc con.

Nội dung bài viết đã cung cấp cho cha mẹ những thông tin quan trọng để cha mẹ có thể hiểu rõ hơn về sự phát triển của trẻ, cụ thể là khi con bước sang độ tuổi này.

[recommendation title=””]

Chuyên mục ‘Cột mốc phát triển’ đăng tải những nội dung xoay quanh các cột mốc phát triển quan trọng mà trẻ cần được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục một cách cẩn thận.

[/recommendation]

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Điện thoại thông minh và sức khỏe trẻ tiểu học

Ở độ tuổi tiền dậy thì, trẻ có thể học hỏi một số ứng dụng từ các trang web trên điện thoại thông minh hay máy tính bảng. Tuy nhiên, nếu sử dụng thường xuyên các thiết bị di động sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.

Ảnh hưởng giấc ngủ

Đối với trẻ tiểu học, nếu có thói quen sử dụng smartphone, máy tính bảng đặc biệt nếu được sắm riêng thì việc “trốn” ba mẹ chơi điện tử, đọc sách… vào ban đêm là điều khó tránh khỏi.

Không chỉ bị lôi cuốn vào thiết bị mà điều này làm cho trẻ cảm thấy khó ngủ hơn. Ánh sáng phát ra từ màn hình gây ức chế hóc-môn melatonin (giúp trẻ có giấc ngủ ngon) lâu dần làm làm thay đổi chu kỳ sinh học tự nhiên của cơ thể.

Đồng hồ sinh học của trẻ bị thay đổi tiêu cực dưới tác động của điện thoại
Đồng hồ sinh học của trẻ bị thay đổi tiêu cực dưới tác động của điện thoại

Tăng khả năng béo phì

Ngồi lì một chỗ, với những đứa trẻ nghiện smartphone và máy tính bảng, chúng sẽ có xu hướng ngồi một chỗ để sử dụng các thiết bị công nghệ, nghĩa là sẽ hạn chế các hoạt động thể chất, dẫn đến khả năng bị tăng cân.

Dễ mắc các chứng bệnh về tâm thần

Theo các chuyên gia tâm lý, việc dành quá nhiều thời gian trên smartphone và máy tính bảng là một yếu tố làm gia tăng các chứng bệnh về tâm thần ở trẻ em, như tình trạng trầm cảm, lo âu rối loạn cảm xúc, thiếu tập trung, rối loạn tập trung, rối loạn hành vi…

Ngoài ra, trẻ em sử dụng Internet còn có thể rơi vào tình trạng bị bắt nạt trực tuyến, khi những hình ảnh của trẻ em được chia sẻ có thể phải nhận những lời bình luận tiêu cực, bị mang ra làm trò đùa… Từ đó làm ảnh hưởng tâm lý của trẻ, đặc biệt những đứa trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì.

Sóng điện từ của các thiết bị thông minh tác hại tới não của trẻ
Sóng điện từ của các thiết bị thông minh tác hại tới não của trẻ

Tính tình trở nên hung hăng hơn

Bởi vì trẻ em không thể tự học được sự đồng cảm khi sử dụng quá mức các thiết bị công nghệ, và nếu hình thành thói quen bắt nạt người khác trên Internet, chúng cũng sẽ xem việc bắt nạt người khác ở ngoài đời thực là bình thường.

Ngoài ra, hiện có nhiều trò chơi điện tử hay video trực tuyến với nội dung bạo lực, có thể khiến trẻ em trở nên hung hăng hơn và khiến trẻ em nghĩ rằng hành vi bạo lực là giải pháp đơn giản và thông thường để xử lý và giải quyết các vấn đề.

Nguy cơ nhiễm bệnh

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, màn hình smartphone và máy tính bảng chứa số lượng vi khuẩn thậm chí còn nhiều hơn nắp bồn cầu, và trong khi bồn cầu vẫn thường xuyên được tẩy rửa thì hầu như không ai có thói quen lau chùi màn hình smartphone. Do vậy, với những đứa trẻ sử dụng smartphone và máy tính bảng, đặc biệt trẻ em dưới 2 tuổi thường có thói quen cho tay vào miệng, việc lan truyền vi khuẩn từ màn hình thiết bị vào cơ thể chúng dễ dàng diễn ra, gây nên các nguy cơ tiềm tàng và các căn bệnh.

Giảm khả năng tập trung học tập

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng smartphone và máy tính bảng làm ảnh hưởng đến khả năng học hỏi của trẻ em vì nó làm sao lãng sự chú ý của chúng. Video và trò chơi trực tuyến cũng làm hạn chế sự sáng tạo và trí tưởng tượng mới chớm nở của trẻ và làm chậm sự phát triển của giác quan vận động và thị giác.

trẻ xem điện thoại
Cha mẹ đừng nên xem thường tác hại của thiết bị thông minh đến con trẻ, nên có hành động cụ thể để giảm thiểu tác hại này

Giải pháp hạn chế tác hại của thiết bị thông minh

Trước những tác hại khủng khiếp mà điện thoại di động có thể gây ra đối với trẻ nhỏ, các nhà khoa học khuyến cáo các bậc phụ huynh nên thực hiện những việc sau đây:

1. Đừng để con bạn dùng điện thoại di động hay bất kỳ một thiết bị không dây nào.

2. Hạn chế tối đa việc dùng điện thoại di động. Khi điện thoại đang bật, nó sẽ liên tục phát ra bức xạ, kể cả khi bạn không gọi điện, nên hãy tắt điện thoại đi nếu có thể.

3. Giảm thiểu hoặc ngừng sử dụng những thiết bị không dây khác. Cả điện thoại bàn di động cũng có thể là nguy cơ. Tốt nhất nên để máy chính ở cách xa bạn ít nhất ba căn phòng so với nơi bạn dành nhiều thời gian nhất, đặc biệt là phòng ngủ.

4. Không nên dùng điện thoại ở vùng sóng yếu, bởi sóng càng yếu thì điện thoại càng phải dùng nhiều năng lượng để truyền dẫn, từ đó sẽ phát ra nhiều bức xạ hơn.

5. Tránh mang điện thoại trên người, không để điện thoại dưới gối hay gần đầu trong lúc ngủ. Để điện thoại trong áo lót hay túi ngực ở gần tim chính là tự tìm đến rắc rối, đàn ông để điện thoại trong túi quần cũng dễ gây vô sinh.

6. Nơi nguy hiểm nhất, nếu nói về việc tiếp xúc với bức xạ, là khoảng 15cm xung quanh ăng ten phát. Vì vậy, khi điện thoại đang bật, đừng để bộ phận nào tiếp xúc với khu vực đó.

7. Hạn chế dùng điện thoại ở nơi công cộng vì nhiều người rất nhạy cảm với trường điện từ, đặc biệt là trẻ nhỏ, chúng mỏng manh hơn ta rất nhiều.