Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Đặc điểm tâm lý trẻ 8 – 10 tuổi mà cha mẹ cần biết để hiểu con

Tâm lý trẻ 8 -10 tuổi bắt đầu xem trọng tình bạn và hướng dần sự chú ý sang các mối quan hệ bạn bè thay vì chỉ biết tới gia đình. Cho tới khi bước vào bậc trung học, trẻ vẫn học cách làm thế nào để chơi với bạn. Đồng thời học cách điều chỉnh hành vi phù hợp với phép tắc xã hội.

Sự phát triển tâm lý, cảm xúc và tính cách của trẻ từ 8 – 10 tuổi

Đặc điểm tâm lý của trẻ 8 – 10 tuổi

Sự phát triển tâm lý của trẻ 8 – 10 tuổi biểu hiện qua việc bé ngày càng có ý thức độc lập cao hơn, cùng sự tự tin để giải quyết vấn đề và chấp nhận rủi ro. Khi đạt cột mốc 8 – 10 tuổi, trẻ sẽ có tâm lý tự đánh giá bản thân và có thể tự cười với chính mình.

Một phần trong quá trình phát triển cảm xúc xã hội và tình cảm của trẻ 8 – 10 là ngày càng trở nên độc lập với cha mẹ và anh chị em. Trẻ cũng thích được đánh giá là thông minh và hiểu biết.

Đặc điểm tư duy và ngôn ngữ trẻ 8 – 10 tuổi

Trẻ 8 tuổi có khả năng tư duy logic, suy nghĩ trừu tượng tốt hơn nhiều so với vài năm trước đó. Trẻ có thể giải quyết các vấn đề phức tạp hơn và hiểu được nhiều khía cạnh của vấn đề hơn.

Tuy nhiên, trẻ còn thiếu kinh nghiệm và có thể cảm thấy bối rối khi gặp phải những vấn đề mới. Đó là lý do điều quan trọng cần nhớ khi cha mẹ tìm hiểu về sự phát triển tâm lý của trẻ 8 tuổi, con sẽ rất cần nhận được sự giúp đỡ cha mẹ.

Đặc điểm tính cách trẻ 8 – 10 tuổi

  • Dành nhiều thời gian nói chuyện với bạn bè đồng trang lứa
  • Phát triển tình bạn lâu dài và bắt đầu cảm thấy áp lực đồng trang lứa.
  • Học cách hợp tác trong nhóm và trò chơi; không thích chơi một mình.
  • Bắt đầu phát triển tinh thần thể thao, học hỏi về chiến thắng và thất bại.
  • Thích thú với các hoạt động nhóm và trò chơi nhóm dựa trên sở thích chung.
  • Phát triển năng lực trong các trò chơi cạnh tranh và các môn thể thao đồng đội.
  • Bắt đầu phát triển quan điểm của riêng mình, đôi khi khác với ý tưởng của cha mẹ.
  • Sử dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề, đàm phán và thỏa hiệp với các bạn bè đồng lứa.
  • Trở nên nhạy cảm với những gì người khác nghĩ về trẻ và cần sự chấp thuận của người lớn.
  • Trở nên nhiệt tình để giải quyết bất cứ điều gì và sẽ làm việc chăm chỉ để phát triển một kỹ năng.
  • Có xu hướng khắt khe, chỉ trích hiệu quả công việc của bản thân trẻ và bắt đầu đánh giá bản thân.
  • Phát triển khả năng cạnh tranh—muốn trở thành người đầu tiên và giỏi nhất, và làm mọi việc đúng đắn.
  • Thể hiện sự độc lập ngày càng tăng, dẫn đến mối quan tâm với các quy tắc có thể dẫn đến sự hách dịch.
  • Thể hiện sự quan tâm đến việc trưởng thành hơn và có thể bắt đầu giải quyết nhiều trách nhiệm và thói quen hơn.

Sự phát triển cảm xúc ở trẻ 8 – 10 tuổi

  • Có thể khá nhạy cảm và quá kịch tính.
  • Có thể thay đổi cảm xúc nhanh chóng.
  • Có thể bày tỏ những cảm xúc tinh tế và trải qua những khoảnh khắc tức giận hoặc thất vọng.
  • Có thể trở nên chán nản, điều này có thể dẫn đến sự nhút nhát trong các buổi biểu diễn trước đông người.
Đặc điểm tâm lý, tính cách trẻ 8 tuổi
Đặc điểm tâm lý, tính cách trẻ 8 – 10 tuổi đó là ưa thích hoạt động nhóm và ưu tiên bạn bè

[inline_article id=298983]

Cách đồng hành cùng con trong giai đoạn phát triển tâm lý trẻ 8 tuổi

Quá trình trẻ đấu tranh để khẳng định cái tôi riêng có thể biểu hiện sự ngang ngạnh. Trẻ bắt đầu biết đòi hỏi những gì con thích, hoặc tranh cãi với gia đình, bạn bè để bảo vệ quan điểm của mình.

Đừng vội đánh giá tiêu cực về thái độ của con

Cha mẹ cần hiểu rằng sự khẳng định cái tôi này giúp con vận dụng kỹ năng tư duy cao hơn, khả năng ngôn ngữ linh hoạt hơn và tăng khả năng tập trung khi tìm mọi lý lẽ biện bạch cho mình.

Muốn hỗ trợ con trẻ trong độ tuổi này, cha mẹ nên lắng nghe tích cực về mục tiêu, tình cảm của con, luôn bên cạnh cổ vũ con nỗ lực tới cùng có tới khi đạt được mục tiêu, đừng quên nhắc con về giới hạn và ranh giới không được vượt qua.

[summary title=””]

Ví dụ mục tiêu con muốn đạt thành tích cao thể thao là tốt, cần cổ vũ, nhưng nếu con muốn đạt điều đó bằng mọi cách kể cả việc chơi xấu thì hoàn toàn không được.

[/summary]

Bên cạnh chứ không kiểm soát con

Thay vì kiểm soát con, cha mẹ nên định hướng cho con học cách tự kiểm soát bản thân. Một số cách nhẹ nhàng dạy con tự quyết định: Dành cho con khoản ngân sách nho nhỏ để lựa chọn áo quần hợp phong cách con, cho con quyền chọn thực đơn khi gia đình đi ăn, cho con quyền lựa chọn các hoạt động ngoài trời.

Trẻ bước vào tuổi lên 10, tình cảm giữa con và bạn bè đồng giới rất thân thiết, thậm chí sẽ có lúc con có biểu hiện ghen khi bạn thân của mình lại đột nhiên chơi thân với một bạn khác. Tuy nhiên, biểu hiện tình cảm này không đáng ngại và không thể hiện xu hướng tình dục của con khi bước vào tuổi vị thành niên.

Cách dạy và hiểu con 8 – 10 tuổi

  • Nói chuyện với con: Cha mẹ ưu tiên nói chuyện với con về mọi việc, kể cả việc con đang làm tốt và việc con làm chưa tốt. Ở độ tuổi này con sẽ cố gắng thử làm mọi thứ theo ý con, nên cha mẹ hãy trò chuyện với con càng nhiều càng tốt.
  • Thiết lập ranh giới: Cha mẹ hãy cho con biết những điều mà con được phép và không được phép làm là gì. Ngoài ra cha mẹ cũng cần cho con biết rằng cha mẹ đang mong đợi ở con điều gì. Về mặt tâm lý, trẻ sẽ hành động đúng đắn hơn khi biết chính xác là con nên làm gì.
  • Tích cực và tôn trọng: Khi tiếp cận một vấn đề với con, cha mẹ hãy dành cho con sự tôn trọng. Không la hét, không chỉ trích con, nhất là ở nơi đông người. Khi đó con sẽ hiểu được sự tôn trọng là gì và học theo cách của cha mẹ.
  • Giải thích và hướng dẫn: Khi con gặp phải vấn đề hoặc có thắc mắc, cha mẹ hãy giải thích một vấn đề càng logic, càng có tính liên kết, tổng quát càng tốt. Cha mẹ không nên đưa ra những lời giải thích khó hiểu, chung chung, hư cấu…
  • Tạo khoảng không cho con: Nếu con phạm lỗi, cha mẹ hãy để con một mình, yêu cầu con ngồi suy nghĩ lại hành động của con thay vì chỉ ra cho con.
  • Bên cạnh con: Quan trọng nhất chính là cùng con giải quyết vấn đề. Hãy đứng về phía con để cùng con giải quyết khó khăn của chính con.
  • Tạo cơ hội cho con phát triển kỹ năng xã hội: Cha mẹ động viên và khuyến khích con tham gia vào các hoạt động ở trường, câu lạc bộ hoặc các hoạt động tình nguyện. Đó chính là cơ hội để con được tiếp xúc và va chạm thực tế.

>> Xem thêm: Cột mốc phát triển của trẻ tiểu học bố mẹ cần biết

Cách đồng hành cùng trẻ trong giai đoạn này

Một số dấu hiệu tâm lý bất thường ở bé 8 – 10 tuổi

Các dấu hiệu cho thấy trẻ 8 – 10 tuổi có vấn đề tâm lý bao gồm:

  • Nỗi buồn dai dẳng, kéo dài từ ít nhất 2 tuần trở lên.
  • Trẻ thu rút, không tham gia hoạt động xã hội với bạn bè và gia đình.
  • Nói về hoặc có hành động làm tổn thương chính mình, nói về cái chết hoặc về tự tử.
  • Thay đổi rất nhanh và rất mạnh tâm trạng, hành vi và tích cách. Có thể rất dễ trở nên cáu gắt.
  • Thay đổi thói quen ăn uống, giảm cân không chủ đích, khó ngủ hoặc thường xuyên gặp ác mộng.
  • Thường xuyên đau đầu hoặc đau bụng, khó tập trung dẫn đến những thay đổi đáng kể trong kết quả học tập.

[key-takeaways title=”Một số bệnh thường gặp ở trẻ”]

[/key-takeaways]

Kết luận

Cha mẹ nên đồng cảm, hiểu được tâm lý trẻ 8 – 10 tuổi, khuyến khích con nói ra suy nghĩ của mình về bạn bè.

Việc lắng nghe và đồng hành cùng con trong giai đoạn này sẽ tạo tiền đề vững mạnh để con trở thành một người lớn lành mạnh và tận hưởng cuộc sống.

[recommendation title=””]

Chuyên mục ‘Cột mốc phát triển’ đăng tải những nội dung xoay quanh các cột mốc phát triển quan trọng mà trẻ cần được chăm sóc và chăm sóc cẩn thận.

[/recommendation]

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Phát triển nhận thức trẻ em từ 6 – 11 tuổi: Học tập quyết định

Sự phát triển của trẻ là tiến trình tăng trưởng thể chất, tư duy và cảm xúc từ lúc mới sinh đến 18 tuổi. Do đó, quá trình đầu của sự phát triển này – giai đoạn trẻ tiểu học từ 6- 11 tuổi, rất quan trọng trong việc phát triển nhận thức trẻ em.

Đặc điểm phát triển tư duy trẻ em tiểu học

Những cấu tạo nhận thức mới chủ yếu do hoạt động học tập mang lại. Đồng thời, các yếu tố tri giác, sự tập trung, phát triển trí nhớ… quay trở lại phục vụ cho học tập. Và được hình thành dần dần với chính quá trình hình thành của quá trình hoạt động học tập.

a) Sự phát triển của tri giác

  • Đầu lớp 1, trẻ 6 tuổi chưa biết phân tích có hệ thống những thuộc tính và phẩm chất của các đối tượng tri giác.
  • Trình độ tri giác phát triển nhờ vào những hành động học tập có mục đích, có kế hoạch.
  • Ở trẻ lớp 4, lớp 5 tính tổng thể của tri giác dần dần nhường chỗ cho tri thức.

b) Sự phát triển của sự tập trung

  • Trẻ lớp 2, lớp 3 biết chú ý vào tài liệu học tập cũng như vào việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
  • Đến lớp 4. lớp 5 trẻ còn biết phân phối chú ý với những dạng hoạt động khác nhau.
  • Tính chủ định của chú ý, tri giác là những nét nhận thức trẻ em ở lứa tuổi này.
Phát triển nhận thức trẻ em từ 6 - 11 tuổi
Hoạt động học tập dần dần hình thành sự phát triển tư duy, nhận thức của trẻ

c) Sự phát triển của trí nhớ

  • Ghi nhớ có chủ định được hình thành và phát triển dần trong quá trình học tập và được hình thành rõ nét ở trẻ lớp 3.
  • Hai hình thức ghi nhớ chủ định và ghi nhớ không chủ định tồn tại song song, chuyển hóa, bổ sung cho nhau.
  • Ở những năm cuối của giai đoạn này, trí nhớ có sự tham gia tích cực của ngôn ngữ.

d) Sự phát triển của tưởng tượng

Chủ yếu là phát triển tưởng tượng tái tạo cụ thể như sau:

  • Lớp 1 – 2, tưởng tượng còn nghèo nàn có khi chưa phù hợp với đối tượng.
  • Lớp 3, trẻ bắt đầu hình dung được một cách trọn vẹn, đầy đủ hơn.
  • Đến cuối cấp, tưởng tượng của trẻ phát triển theo xu hướng rút gọn và khái quát hơn. Đặc điểm này được phát triển song song với ghi nhớ có ý nghĩa.

e) Sự phát triển của tư duy

 Giai đoạn 1 (6 – 7 tuổi): Tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế.

  • Trẻ học chủ yếu bằng phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu dựa trên các đối tượng hoặc những hình ảnh trực quan.
  • Những khái quát của trẻ về sự vật hiện tượng ở giai đoạn này chủ yếu dựa vào những dấu hiệu cụ thể nằm trên bề mặt của đối tượng hoặc những dấu hiệu thuộc công dụng và chức năng.
  • Tư duy còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tổng thể.
  • Tư duy phân tích bằng đầu hình thành nhưng còn non yếu.

Giai đoạn 2 ( 8 – 12 tuổi ): Tư duy trực quan hình tượng

  • Trẻ nắm được các mối quan hệ của khái niệm.
  • Những thao tác về tư duy như phân loại, phân hạng tính toán, không gian, thời gian,.. được hình thành và phát triển mạnh.

Đến cuối giai đoạn 2, tư duy ngôn ngữ bắt đầu hình thành.

Phát triển nhận thức trẻ em từ 6 - 11 tuổi
Năng lực tư duy của trẻ còn bị hạn chế vì trẻ chủ yếu tư duy dựa trên quan sát thực tế. Trẻ tiểu học gặp khó khăn trong tư duy trừu tượng.

2. Sự phát triển nhân cách của trẻ

a) Ảnh hưởng từ hoạt động học tâp: Là môi trường chủ yếu phát triển nhân cách trẻ

  • Trẻ tự điều khiển mình tuân theo những điều “cần phải làm” chứ không phải theo ý muốn chủ quan. Nhờ có tính chủ định đối với mọi hành vi, trẻ dần dần nắm được những chuẩn mực đạo đức, những qui tắc hành vi.
  • Cuối tuổi cấp tiểu học, hành vi, lời đánh giá của bạn bè có ý nghĩa rất lớn trong việc nhìn nhận và đánh giá bản thân của trẻ làm cơ sở cho tính tự đáng giá ở trẻ.
  • Hình ảnh của người lớn đặc biệt là của giáo viên có ý nghĩa rất to lớn trong việc giáo dục cho trẻ.

b) Ảnh hưởng của hoạt động lao động

Những công việc tự phục vụ bản thân và giúp đỡ gia đình đã làm hình thành những kỹ năng lao động, kỹ năng vạch kế hoạch, mục tiêu cho hành động và tạo điều kiện cho những rung cảm, tình cảm tốt đẹp đối với lao động.

Sự phát triển nhân cách - tâm lý trẻ em
Sự phát triển nhân cách của trẻ độ tuổi này chịu nhiều ảnh hưởng của bạn bè, tập thể

c) Ảnh hưởng của hoạt động đội nhóm:

Dưới ảnh hưởng của tiêu chuẩn, nội qui, quyền lợi chung của tập thể trẻ phát triển được:

  • Tính tự lập.
  • Tình cảm trách nhiệm.
  • Mối quan tâm, đồng cảm với người khác.
  • Rèn luyện kĩ năng giao tiếp.

Phát huy tính tích cực xã hội, điều kiện hình thành nhân cách mang đậm nét xã hội nơi trẻ tiểu học. Nhận thức trẻ em tiểu học phát triển qua quá trình dài sự tích tụ kiến thức, hình thành các công cụ tư duy. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu phần nào quá trình này và có tác động tích cực đến sự phát triển nhận thức của con.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Cách dạy trẻ buộc dây giày giúp phát triển não bộ ra sao?

Thông thường, việc cho trẻ tự buộc dây giày sẽ tốn nhiều thời gian nên các bậc cha mẹ thường làm thay con. Bạn sẽ bỏ qua lợi ích giúp con gia tăng vận động nếu bỏ qua cách dạy trẻ buộc dây giày

cách dạy trẻ buộc dây giày
Các bậc phụ huynh nên tập cho trẻ biết cách buộc dây giày, có thể giúp cho trẻ tự lập, tăng tính kiên nhẫn và tăng kỹ năng vận động tinh cho trẻ

Buộc dây giày mang lại nhiều lợi ích không ngờ

Muốn dạy con, đầu tiên, bạn phải xác định được trẻ có đến độ tuổi giai đoạn tiểu học thích hợp để học cách buộc dây giày hay chưa. Điều này khá dễ dàng đối với người lớn nhưng đối với trẻ con đó là một việc làm vô cùng khó khăn.

Thông thường, bé gái có sự “trưởng thành” sớm hơn bé trai. Nếu bạn quan sát thấy trẻ có dấu hiệu quan tâm và chú ý đến quần áo, giày dép của mình thì đã đến lúc trẻ học cách buộc dây giày.

Đừng nên ép buộc trẻ và hối thúc trẻ trong quá trình học tập. Điều này không mang lại cho bạn kết quả mong muốn mà sẽ làm cho trẻ cảm thấy chán nản và bị áp lực, không thể tiếp thục kiên nhẫn học tập.

Một vài bé học nhanh hơn các bé khác bạn  nên dành cho con mình thêm một chút thời gian để trẻ sẵn sàng tiếp thu được điều mới mẻ này. Ép buộc trẻ sẽ chỉ làm mọi việc xấu đi.

Giúp con học cách buộc dây giày, bạn đã giúp trẻ phát triển sự khéo léo của các cơ của ngón tay. Việc này mang lại rất nhiều hiệu quả cho trẻ mà bạn không nghĩ tới

Một số lợi ích của việc buộc dây giày:

  • Giúp cho trẻ học tính tự lập
  • Tăng tính kiên nhẫn
  • Tăng kỹ năng vận động tinh
  • Cải thiện kỹ năng viết

Công dụng của việc này cũng giống như cho trẻ chơi với đất sét hoặc xâu chuỗi hạt hoặc chơi đùa cùng các mảnh ghép Lego, giúp bàn tay trẻ thêm linh hoạt, uyển chuyển, tiến tới phát triển sự khéo léo.

Cách buộc dây giày
Cách buộc dây giày nghe có vẻ đơn giản nhưng lại là một kỹ thuật vô cùng tỉ mỉ với nhiều cách thắt phong phú

Cách tốt nhất để dạy trẻ cột dây giày là minh họa cho trẻ. Lấy giày của trẻ để ở phía trước trẻ, và giày của bạn ở phía trước bạn.

Hãy để trẻ nhìn kỹ cách bạn cột dây giày của bạn, bạn làm thật chậm rãi và cẩn thận cho trẻ quan sát. Sau đó khuyến khích trẻ bắt chước bạn và cùng làm song song với bạn. Cùng làm với trẻ cho đến khi trẻ hiểu được và tự mình buộc được dây giày.

Buộc dây giày
Biến công việc này này trò chơi, trò thách đố sẽ giúp con nhanh chóng nắm bắt kỹ năng và làm tốt việc tự buộc dây giày cho mình.

Biến nó thành một trò chơi. Thay vì chăm chăm vào mục đích rằng tự buộc dây giày là một việc quan trọng với trẻ, bạn hãy tận dụng cơ hội này để chơi với chúng. Thay vì ép trẻ chăm chăm vào đôi giày, bạn nên chú ý vào cảm xúc của trẻ. Nếu trẻ cảm thấy chán nản hãy tìm ra trò chơi khác để đánh lạc hướng trẻ.

Các bước giúp cho trẻ học được cách buộc dây giày

  • Bước 1: So cho 2 phần dây dài bằng nhau, sau đó cột chéo 2 dây vào nhau thành một nút thắt

  • Bước 2: Nắm 1 đầu dây, tạo một vòng dây nhỏ hình tai thỏ. Tương tự, dây bên kia cũng gập vào tạo hình tai thỏ.

  • Bước 3: Đặt chồng 1 “tai thỏ” lên trên “tai” kia, bắt chéo “tai thỏ” và luồn vào giữa hai tai, thắt chặt lại. Cố gắng giữ cho 2 tai thỏ đều nhau cho đẹp, và thắt chặt tay để dây giày đừng bung ra.

Cách dạy trẻ buộc dây giày hiệu quả là cha mẹ ngồi bên con, buộc dây giày cho mình để con quan sát và làm theo. Làm từng bước, bạn có thể đọc to từng công đoạn theo vần điệu, như một bài đồng dao cột dây giày. Con sẽ hứng thú với việc này hơn.

Nhi Huynh

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Tuổi mọc răng vĩnh viễn và những lưu ý

Cùng với việc nắm độ tuổi mọc răng vĩnh viễn, bạn cũng nên thường xuyên đưa trẻ đi khám nha sĩ (6 tháng/lần) để phát hiện ra các dấu hiệu bất thường và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất, giúp chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé yêu.

Tuổi mọc răng vĩnh viễn

Thông thường tuổi mọc răng vĩnh viễn sẽ diễn ra theo từng giai đoạn như sau:

Hàm trên

  • Răng cửa giữa mọc từ 7-8 tuổi
  • Răng cửa bên từ 8-9 tuổi
  • Răng nanh từ 11-13 tuổi
  • Răng cối nhỏ thứ nhất từ 10-11 tuổi
  • Răng cối nhỏ thứ hai từ 10-12 tuổi
  • Răng cối lớn thứ nhất 6-7 tuổi
  • Răng cối lớn thứ hai từ 12-13 tuổi
  • Răng cối lớn thứ ba từ 17-21 tuổi

Hàm dưới

  • Răng cửa giữa từ 6-7 tuổi
  • Răng cửa bên 7-8 tuổi
  • Răng nanh 9-10 tuổi
  • Răng cối nhỏ thứ nhất từ 10-12 tuổi
  • Răng cối nhỏ thứ hai từ 11-12 tuổi
  • Răng cối lớn thứ nhất 6-7 tuổi
  • Răng cối lớn thứ hai từ 11-13 tuổi
  • Răng cối lớn thứ ba từ 18-25 tuổi.

Trong suốt khoảng thời gian từ 6-12 răng vĩnh viễn lần lượt thay thế răng sữa, vì vậy thời kỳ này trẻ có răng hỗn hợp vừa răng sữa vừa răng vĩnh viễn. Răng cối lớn thứ ba hay còn gọi là răng khôn sẽ mọc sau cùng. Khi mọc răng này sẽ gây sốt, hoặc có nhiều biến chứng.

Những điều cần lưu ý

Thời kỳ trẻ có hàm răng hỗn hợp là lúc bạn cần chú ý tới sức khỏe của trẻ nhất. Mầm răng vĩnh viễn nằm ngay bên dưới chân răng sữa nên sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Một số điều cần lưu ý ở tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ:

  • Nếu trẻ có hiện tượng: răng vĩnh viễn đã mọc lên nhưng răng sữa chưa rụng đi hay răng vĩnh viễn mọc ở vị trí bất thường… bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến nha sĩ để được thăm khám và điều trị.
  • Trẻ cần đánh răng mỗi ngày sau thức dậy và trước khi đi ngủ để tránh sâu răng. Khi ăn xong, cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng.
  • Tuyệt đối không cho trẻ chạm tay vào phần lợi khi răng sữa đã rụng hoặc khi răng vĩnh viễn mới nhú lên; cắn đầu ngón tay hoặc bút chì… để tránh làm biến dạng răng và ảnh hưởng đến quá trình thay răng.
  • Bảo vệ chiếc răng hàm vĩnh viễn đầu tiên. Việc thay răng đã khiến lượng canxi trong cơ thể bị thiếu hụt và khả năng kháng axit chưa cao nên chiếc răng này dễ bị sâu răng. Một năm sau khi thay răng, nếu phát hiện chiếc răng này bị sâu trẻ cần được đi khám bác sĩ.
  • Tránh cho răng trẻ bị gẫy bởi các tác động ngoại lực. Nếu răng bị gãy, rụng, cần nhanh chóng tìm lại phần răng bị gãy, rửa sạch nếu bị bẩn rồi ngâm vào trong sữa tươi hoặc nước sạch. Sau đó ngay lập tức mang đến bệnh viện gần nhất thì có thể trồng lại chiếc răng đã gãy.
tuoi moc rang vinh vien 1
Tránh những tác động ngoại lực từ việc ăn uống tới va chạm là gãy răng
  • Không được tự ý nhổ răng cho trẻ tại nhà. Có nhiều gia đình vẫn giữ thói quen dân gian là nhổ bằng chỉ. Việc này dễ gây chảy máu chân răng và tạo nên một vết thương hở ở nướu răng. Nếu tay không sạch sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương này có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng. Nếu răng không tự rụng thì đưa trẻ tới phòng khám.
  • Một số trường hợp đặc biệt như răng vĩnh viễn mọc lệch do bị thiếu chỗ mọc lên, các nha sĩ sẽ chỉ định nhổ sớm hoặc mài bớt cạnh của răng sữa lân cận để chiếc răng vĩnh viễn đó mọc đúng vào vị trí. Hay trường hợp vĩnh viễn thay thế đã mọc lên nhưng răng sữa không tự rụng đi, nha sĩ sẽ chủ động nhổ răng sữa để răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ.

Tuổi mọc răng vĩnh viễn ở trẻ có thể xác định nhưng những lưu ý trong giai đoạn này là rất quan trọng là tiền đề cho hàm răng vĩnh viễn sau này. Tốt nhất nên đưa trẻ tới các phòng khám nha khoa để được hướng dẫn cụ thể và có biện pháp tốt nhất.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho trẻ tiểu học Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Những món ăn vặt cổng trường: Ngon nhưng độc hại

Chỉ cần hỏi một số học sinh, trong vòng 1 phút trẻ có thể cho bạn hàng loạt các món ăn vặt được bày bán trước cổng trường tiểu học: Xúc xích nướng, bánh tráng trộn, trà sữa trân châu, bắp rang bơ… với giá chỉ trên dưới 10.000 đồng. Những món ngon đường phố tuy ngon, ăn là nghiền nhưng tác hại đến sức khỏe cũng không nhỏ. Dưới đây là một số món trẻ cần tránh:

Đồ ăn cổng trường độc hại: Xúc xích

Không biết từ bao giờ đây đã là món ăn đường phố được nhiều trẻ Việt yêu thích. Từ nhà ra phố, từ quán ăn tới gánh rong ven đường đều bày bán xúc xích. Giống nhau về hình dáng và cách chế biến nhưng khác hoàn toàn về giá cả. Một cây xúc xích ở cổng trường chỉ có giá vài ngàn được chế biến từ nguyên liệu như thế nào ngay cả người bán đôi khi cũng không biết.

Xúc xích lề đường, rẻ, tiện nhưng không lợi
Xúc xích lề đường, rẻ, tiện nhưng không lợi

Xúc xích giàu năng lượng nhưng lại rất ít dinh dưỡng, không có lợi cho sức khỏe trong quá trình phát triển của trẻ. Vì trong xúc xích có hóa chất, chất phụ gia, chất bảo quản rất nhiều, buộc gan phải hoạt động rất nhiều lần để giải độc cho cơ thể. Chưa kể đến xúc xích được bán rong có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, được chế biến từ thịt ôi thiu dễ gây ngộ độc thực phẩm.

Bánh Snack (bim bim)

Bất kỳ ở đâu, trong trường, trên xe máy hay ở nơi vui chơi công cộng món ăn vặt này cũng được tất cả trẻ em yêu thích. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tính toán rằng: Nếu mỗi ngày ăn một gói bim bim thì trung bình một năm, cơ thể trẻ sẽ tồn tại thêm 5 lít dầu. Các chất béo chuyển hóa, muối, chất phụ gia… có trong snack dễ khiến thận bị quá tải, tim làm việc quá sức, trẻ dễ bị sâu răng, béo phì, lười ăn…

Ăn vặt cổng trường: Thịt bò cay siêu rẻ

Có những loại thịt bò cay cay, ngọt ngọt được bán với giá: 3 000 – 5.000 đồng. Làm một phép so sánh giản đơn nhất giá thịt bò Việt bán ở chợ tính từng lạng cũng trên 20.000 đồng thì chắc chắn nguyên liệu trong các gói bò kia không thể là bò.

Và Cục Quản lý nông, lâm, thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) đã đưa ra bản kết luận về các loại sản phẩm bò thơm cay này: Theo kết quả kiểm nghiệm, sản phẩm sườn bò này không có thịt nói chung và thịt bò nói riêng. Thành phần chính được ghi trên nhãn gồm bột mỳ, nước, dầu thực vật, đường, muối, ớt, bột gia vị, mỳ chính và phụ gia hương liệu.

Xí muội, ô mai không rõ nguồn gốc xuất xứ

Nếu các học sinh nam mê xúc xích thì nhiều bạn gái mê ô mai, xí muội được đóng gói nhỏ hoặc bán riêng lẻ mà không ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ. Khi kiểm nghiệm, các cơ quan chức năng liên quan cũng đã đưa công bố những loại sản phẩm có chứa chất cấm cyclamate và đường saccharin với hàm lượng vượt hơn 31 lần so với tiêu chuẩn của Việt Nam. Chất cyclamate được biết đến có thể gây ung thư gan, thận, phổi và tiểu đường.

Trà sữa trân châu

Trong danh sách các món ăn đường phố trước cổng trường cũng không thể không kể tên trà sữa trân châu. Thức uống này từ khi du nhập vào Việt Nam, đã tạo nên “cơn sốt” ở mọi tầng lớp không riêng gì trẻ tiểu học.

ăn vặt
Trà sữa là món ăn vặt yêu thích và phổ biến ở học đường song lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe của trẻ

Tuy nhiên, ly trà sữa 10.000 – 12.000 đồng lại không chứa sữa cũng không có trà. Thành phần của nó đa phần là kem béo pha lẫn với bột “trà” cùng với các chất phụ gia khác như hương liệu tinh dầu thơm, bột pha màu.

Không những không có chất dinh dưỡng mà món ăn vặt này chứa một lượng đường, chất béo bão hòa và acid béo chuyển hóa lớn, những thành phần này đều rất không tốt cho sức khỏe.

Đừng vì sự yêu thích hay đòi hòi của trẻ mà cho trẻ thưởng thức các món ăn vặt không rõ nguồn gốc ở trước cổng trường. Tác hại có thể không thấy ngay nhưng khi phát tác ngay cả bác sĩ cũng có thể “từ chối”.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Mẹ đã biết độ tuổi thay răng sữa của con?

Răng sữa được thay bằng răng vĩnh viễn là thời điểm đánh dấu một cột mốc phát triển quan trọng của trẻ. Hơn nữa, việc thay răng sữa đúng thời điểm cũng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và tính thẩm mỹ sau này. Vậy, mẹ đã biết độ tuổi thay răng sữa của con?

Độ tuổi thay răng sữa
Trình tự mọc và thay răng của mỗi trẻ đều khác nhau

1. Trẻ em thay răng sữa lúc mấy tuổi?

Quá trình thay răng trung bình của các bạn nhỏ diễn ra từ 6 -12 tuổi. Cũng có những trường hợp trẻ thay răng sớm hoặc muộn hơn bình thường một vài năm. Tuy nhiên, chiếc răng sữa cuối cùng luôn cần được rụng trong khoảng 12 đến 13 tuổi.

2. Thứ tự thay răng như thế nào?

Những chiếc răng sữa của con sẽ dần lung lay và thay chỗ cho răng trưởng thành. Thứ tự thay răng cũng tương tự như lúc mọc răng. Răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước. Nếu mẹ ghi lại thứ tự mọc răng sữa, mẹ hoàn toàn có thể dự đoán thứ tự rụng. Độ chính xác khá cao, mẹ nhé!

Nếu không nhớ thời gian mọc răng của trẻ, mẹ có thể tham khảo “thời khóa biểu” mọc răng thông thường của trẻ em như hình dưới đây.

Từng giai đoạn trẻ mọc răng

3. Răng sữa rụng muộn có sao không?

Răng sữa mọc muộn thì không vấn đề gì vì mọc càng muộn thì rụng càng sớm. Tuy nhiên việc răng sữa rụng muộn sau 13 tuổi thì lại đáng lưu ý. Răng sữa rụng muộn hoặc răng sữa bị sâu sẽ làm ảnh hướng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ. Đôi khi dẫn đến trường hợp răng vĩnh viễn mọc lệch, mọc sai hướng. Không chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, răng mọc lệch còn gây khó khăn trong việc ăn uống.

Nếu răng sữa đã đến lúc “chia tay” mà vẫn không có dấu hiệu lung lay, mẹ nên cho con tới gặp nha sĩ. Thông thường, chỉ cần quan sát nướu thôi, bác sĩ đã có thể xác định được tình hình và đưa ra lời khuyên hợp lý.

4. Xử lý sao khi răng vĩnh viễn mọc trễ?

Nếu răng sữa đã rụng lâu mà vẫn không thấy răng vĩnh viễn mọc lên, mẹ nên đưa con tới nha sĩ. Bác sĩ có thể nhìn nướu hoặc chụp X quang để xác định có hay không sự hiện diện của răng mầm, từ đó đưa ra những lời khuyên kịp thời và thích hợp.

[inline_article id=99003]

5. Răng sữa thay bao nhiêu cái? Răng sữa có thay hết không?

Tất cả răng sữa đều phải thay thể hết để trở thành răng vĩnh viễn. Từ răng cửa đến răng hàm, tất cả đều phải thay thành răng vĩnh viễn. Điểm khác nhau giữa chúng chỉ là thời gian diễn ra dài hay ngắn.

6. Có nên nhổ răng sữa tại nhà không?

Răng vĩnh viễn mọc lên sẽ làm cho răng sữa bị tiêu chân và lung lay. Trong trường hợp này, mẹ có thể tự theo dõi và nhổ cho bé. Tuy nhiên mẹ nên chờ đến lúc răng sữa lung lay thật nhiều rồi hãy “hành động”. Lưu ý, khi nhổ hãy dùng miếng gạc sạch lay sữa một cách nhẹ nhàng và lấy ra.

Mẹ tuyệt đối không nên dùng chỉ để nhổ hoặc dùng tay trực tiếp để nhổ. Cách này sẽ dễ làm chảy máu nướu răng và dễ tạo nên vết thương hở. Hơn nữa dùng tay hoặc chỉ là hoàn toàn không đảm bảo vệ sinh. Đưa tay vào miệng sẽ có khả năng gây nhiễm trùng và nhiễm khuẩn. Ngoài ra, nếu bé có mắc bệnh máu khó đông thì không nên nhổ tại nhà để tránh tai biến nguy hiểm.

Một số lưu ý mẹ cần biết khi bé trong độ tuổi thay răng sữa

  • Luôn theo dõi sát quá trình thay răng sữa của bé.
  • Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, đồ ăn ngọt, cứng trong giai đoạn thay răng
  • Trẻ mọc răng sẽ có cảm giác đau nhức khó chịu. Lúc này, mẹ nên cho bé ăn các món mềm, dễ tiêu như cháo, súp.
  • Dạy trẻ cách chăm sóc, vệ sinh những chiếc răng mới mọc
  • Những trường hợp răng sữa không tự rụng nhưng răng vĩnh viễn đã mọc, mẹ nên đưa bé đến nha sĩ để nhổ răng chủ động.

Trên đây là một vài câu hỏi thường gặp khi trẻ em vào độ tuổi thay răng sữa. Bên cạnh việc trang bị cho mình những kiến thức hữu ích về việc thay răng của bé, mẹ cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng trong giai đoạn bé thay răng.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Chứng mất tập trung của trẻ: Dấu hiệu nhận biết, biểu hiện tâm lý

Một nghiên cứu phát hiện ra rằng, thời gian tập trung của trẻ từ 6 – 8 tuổi chỉ có khoảng 8 phút, tập trung tối đa không quá 13 phút. Chứng mất tập trung của trẻ tiểu học, không duy trì sự chú ý được lâu là điều hoàn toàn bình thường.

Nguyên nhân của sự mất tập trung

Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân là do đại não của mỗi con người đều có một thời kỳ hoạt động trong trạng thái hưng phấn rất ngắn ngủi. Thời kỳ hưng phấn của đại não trẻ con chỉ tồn tại trong mười mấy phút. Khi lên lớp hoặc học bài ở nhà, trẻ 6 – 8 tuổi không tập trung, hay nghịch ngợm, nói chuyện cùng bạn bè đều xuất phát từ chứng mất tập trung này.

Nội dung chương trình học khô khan và nặng nề, những hạn chế về năng lực sư phạm và tâm lý của giáo viên thì cũng có những yếu tố góp phần vào việc làm trẻ kém tập trung trong việc học.

Trẻ tiểu học từ 6 – 8 tuổi có thói quen sinh hoạt và học tập từ cấp mầm non, ham chơi hơn ham học.

Sự lơ là mất tập trung của con trẻ từ nhiều nguyên nhân:

  • Thiếu tính kỷ luật: Trẻ thiếu kiên định để theo đuổi công việc tới cùng, chỉ chọn những việc theo con là thuận lợi và hấp dẫn. Có rất nhiều trò chơi, hoạt động hấp dẫn cuốn hút trẻ hơn chuyện học hành, do vậy đừng vội khó chịu khi thấy con có triệu chứng này.
  • Tính chủ quan: Trẻ tiểu học suy nghĩ còn đơn giản, ngây thơ và chưa đánh giá hết kết quả công việc. Trẻ háo hức sáng tạo, thông minh, cá tính, nhưng nhanh thường đi kèm với ẩu. Tính chủ quan thúc đẩy sự mất tập trung, con trẻ có thể mất phong độ trong thể thao, hiệu quả học tập.
  • Thiếu phương pháp học tập, làm việc kỷ luật và khoa học: Tính kỷ luật và nghiêm túc tạo cho trẻ môi trường rèn luyện tốt, hình thành kỹ năng học tập khoa học.
chứng mất tập trung của trẻ
Một số trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý cũng có mức tập trung kém

Các biểu hiện mất tập trung giảm chú ý ở trẻ:

  • Không thể tập trung vào quá nhiều chi tiết, bất cẩn khi làm bài tập
  • Khó duy trì khả năng chú ý trong công việc và vui chơi
  • Trẻ biểu hiện không lắng nghe người khác dù đang trực tiếp nói chuyện
  • Khó khăn trong việc tuân theo hướng dẫn của người lớn, không thể hoàn tất bài vở ở trường
  • Khó tham gia vào các hoạt động cần tính tổ chức
  • Miễn cưỡng tham gia vào các hoạt động đòi hỏi sự chú ý lâu dài (như học thêm năng khiếu, tham gia hội nhóm hướng đạo…)
  • Thường làm lạc mất đồ dùng học tập, đồ chơi và quần áo
  • Dễ bị phân tâm bởi việc đang xảy ra xung quanh
  • Quên các công việc được giao theo thời khóa biểu.
Chứng mất tập trung của trẻ
Khi thấy trẻ tiểu học mất tập trung vào chuyện học, cha mẹ, thầy cô la mắng càng làm trẻ ngán chuyện học. Bạn cần bình tĩnh rèn giũa con vào khuôn phép, tập cho con tính kỷ luật.

Thay đổi nội dung và hình thức học tập thường xuyên, dùng dụng cụ học tập sinh động và trực quan, rèn con vào kỷ luật… Đó là những cách hiệu quả giúp hạn chế chứng mất tập trung của trẻ trong giai đoạn tiểu học.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Trẻ thay răng sớm có tốt không?

Mọc răng vĩnh viễn là một trong những cột mốc quan trọng nhất của trẻ. Bạn cần phải quan sát kỹ quá trình thay răng để có những điều chỉnh hợp lý cho trẻ có hàm răng xinh, nụ cười đẹp. Trẻ thay răng sớm có tốt không chính là nhờ vào sự quan sát đúng thời điểm của bạn.

Quy trình thay răng sữa

Từ 6-12 tuổi là giai đoạn vàng để trẻ thay răng sữa. Trẻ thay răng sớm thường bắt đầu từ 4 tuổi hay muộn hơn là khi trẻ lên 8 tuổi.

Thông thường, quy trình thay răng của trẻ sẽ theo thứ tự: Răng sữa nào mọc trước sẽ rụng trước. Nắm chắc quy luật này, bạn có thể đoán được thứ tự rụng và mọc răng vĩnh viễn ở trẻ.

Thứ tự thay răng hàm trên: Răng cửa giữa, răng cửa bên rồi đến răng tiền cối, răng nanh và các răng cối lớn. Răng hàm dưới có đảo trật tự một chút: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối.

Tùy thuộc vào mỗi vị trí của răng mà thời gian thay răng sẽ diễn ra ngắn hay dài. Ví dụ: răng một chân như răng cửa, răng nanh thì thời gian thay răng sẽ chỉ diễn ra trong vài tuần nhưng đối với răng nhiều chân như răng cối thì đòi hỏi thời gian lâu hơn, có thể từ 1 – 2 tháng. Các răng bị chèn ép bởi các răng khác sẽ thay lâu hơn.

Trẻ thay răng sớm có tốt không?

Nếu nắm được quy trình thay răng của trẻ, bạn sẽ bình tĩnh xử lý nếu có những bất thường xảy ra. Chuyện trẻ thay răng sớm hay muộn khi đó cũng không cần lo lắng vì không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ.

tre thay rang som co tot khong
Trẻ thay răng sớm hay muộn, nhanh hay chậm không quá ảnh hưởng tới sự phát triển

Nhiều gia đình cho rằng trẻ thay răng sớm là dấu hiệu của dậy thì sớm hay do bé uống sữa tươi nhiều. Các bác sĩ chuyên khoa tư vấn rằng đó không phải là vấn đề. Lịch thay răng, mọc răng của trẻ không mang tính tuyệt đối. Ở rất nhiều trẻ, trên cùng một hàm răng có thể sẽ có những cái mọc sớm, mọc chậm khác nhau, không theo quy trình mọc răng tiêu chuẩn nào cả.

Trong quá trình trẻ thay răng, ngoài việc cho bé đi khám răng định kỳ cần chú ý trong khẩu phần ăn của trẻ. Nên bổ sung thêm đa dạng các nhóm thức ăn, dùng nhiều thực phẩm có chứa canxi (sữa, thịt, cá, tôm cua, rau xanh…) giúp xương và răng của bé phát triển tốt.

Ở giai đoạn thay răng, có thể cho trẻ ăn các thức ăn dạng mềm như cháo, súp nhưng không phải là thường xuyên mỗi ngày, như thế sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hàm dưới. Các bác sĩ nha khoa thường sẽ khuyên bạn nên cho bé ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ và có độ cứng nhất định như: thịt bò, cà rốt, ngô, cần tây… Làm như vậy sẽ kích thích quá trình thay răng, giúp răng vĩnh viễn mọc lên dễ dàng hơn, đồng thời cũng thúc đẩy quá trình phát triển của nướu răng, xương hàm và xương mặt.

Những lưu ý khi trẻ thay răng sớm

Việc trẻ thay răng sớm có tốt không còn phụ thuộc vào những thói quen mà trẻ đang “sở hữu”. Cần hạn chế và loại bỏ dần những thói quen xấy ảnh hưởng tới quy trình thay răng tự nhiên ở trẻ như:

  • Hạn chế đồ ngọt, đồ cứng khó nhai, kẹo cao su.
  • Tránh chạm tay, lưỡi vào chỗ nướu bị trống.
  • Dạy trẻ cách chăm sóc sức khỏe răng miệng sau mỗi bữa ăn.
  • Thói quen mút tay, cắn bút… cũng cần phải loại bỏ.

Quy trình thay răng sớm hay muộn, nhanh hay chậm không phải là cơ sở để đánh giá sự phát triển khỏe mạnh hay nhiều bệnh của trẻ. Bạn chỉ cần quan tâm nhiều đến sự thay răng của trẻ, để trẻ có thể có một nụ cười đều đẹp về sau.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Ngôn ngữ ở trẻ tiểu học: Khả năng tự đọc, tự học, đánh vần, tự khám phá

Bắt đầu vào lớp 1, trẻ tiểu học tiếp cận với ngôn ngữ viết, bên cạnh ngôn ngữ nói thuần thục từ những năm đầu đời. Kết thúc tiểu học, trẻ sử dụng ngôn ngữ viết thuần thục, dần hoàn thiện về chính tả, ngữ pháp.

Ngôn ngữ ở trẻ tiểu học thể hiện ở khả năng tự đọc, tự học, tự khám phá nhận thức thế giới xung quanh, và từ đó tự khám phá bản thân.

Ngôn ngữ giúp trẻ tiếp cận thế giới xung quanh

Trẻ 6 tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Môi trường thay đổi: đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý thời gian liên tục từ 30 – 35 phút. Chuyển từ hiếu kỳ, tò mò sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám phá.

Bước vào môi trường học đường thực sự, trẻ tiểu học phải học cách kiềm chế dần tính hiếu động, bộc phát, chuyển thành tính kỷ luật, nền nếp, chấp hành nội quy học tập. Phát triển độ tinh nhạy và sức bền vững của các thao tác tinh khéo của đôi bàn tay để tập viết,…

Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Ngôn ngữ ở trẻ tiểu học
Thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ tiểu học, ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Để trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này, cha mẹ và thầy cô hướng trẻ vào việc đọc các loại sách báo bằng hình vẽ hoặc chữ viết văn học, có thể là sách văn học, truyện tranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng,….đồng thời cũng có thể kể cho trẻ nghe hoặc tổ chức các cuộc thi kể truyện đọc thơ, viết báo, viết truyện, dạy trẻ cách viết nhật kí,… Tất cả đều có thể giúp trẻ có được một vốn ngôn ngữ phong phú và đa dạng.

>> Nên chọn trường tiểu học nào cho con?

Khả năng tập trung và ghi nhớ hạn chế

Ở đầu tuổi tiểu học, trẻ hứng thú tiếp nhận kiến thức mới, nhưng khả năng kiểm soát và chú ý của trẻ còn thấp. Trẻ 6 tuổi, 7 tuổi quan tâm đến giờ học hấp dẫn, với dụng cụ học tập nhiều màu sắc, trực quan sinh động, có nhiều tranh ảnh, trò chơi…. Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập.

Ở cuối tuổi tiểu học, trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. Trẻ có thể học thuộc bài thơ ngắn, thuộc bài hát theo yêu cầu cô đặt ra. Nhận thức của trẻ bắt đầu tự phân định yếu tố thời gian để làm việc gì đó. Chẳng hạn trẻ biết tự phân thời gian làm bài tập ở nhà trong 2 tiếng đồng hồ, hoặc tự định cho mình 30 phút để học thuộc bài.

Ngôn ngữ ở trẻ tiểu học
Cha mẹ và thầy cô nên chú ý giao cho trẻ tiểu học những việc thu hút sự chú ý của con, linh động theo từng độ tuổi đầu hay cuối tuổi tiểu học.

Ở đầu tiểu học, con trẻ nhớ chủ yếu đựa vào trực quan hình ảnh, càng về sau trí nhớ đến từ từ ngữ mới mạnh dần lên.

  • Trẻ lớp 1, lớp 2 chủ yếu ghi nhớ máy móc, chưa biết cách khái quát  hóa vấn đề để dễ hiểu dễ nhớ, chưa biết lấy mốc thời gian để ghi nhớ sự kiện.
  • Giai đoạn lớp 4,5, quá trình ghi nhớ có chủ định phát triển.

Để giúp con trẻ tập trung sự chú ý và ghi nhớ tốt hơn, cha mẹ có thể giúp con khái quát hóa vấn đề, biết đâu là nội dung quan trọng cần ghi nhớ. Phương pháp bản đồ tư duy của Tony Buzan là một trong những cách học lý thú và có tính khái quát hóa cao, giúp trẻ tiếp cận việc học tốt hơ.

Tất cả đều là thử thách của trẻ, muốn trẻ vượt qua được tốt những điều này thì phải cần có sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội dựa trên sự hiểu biết về tri thức khoa học.

(Theo Trung tâm N-T)

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Tâm lý của trẻ: Sự phát triển nhân cách, tình cảm giai đoạn tiểu học

Lứa tuổi trẻ tiểu học là giai đoạn con ngây thơ, trong sáng nhất, trước khi trải nghiệm đủ sắc thái của cuộc sống. Bởi vậy, người ta hay bảo “Trẻ em như búp trên cành.  Biết ăn ngủ, học hành là ngoan”. Trong giai đoạn này, tâm lý của trẻ phong phú và mở rộng dần các mối quan hệ xã hội.

Đời sống tình cảm của trẻ tiểu học

Đời sống tình cảm của trẻ tiểu học tuy đơn giản nhưng rất phong phú, đa dạng với các mối quan hệ, sự quan tâm cơ bản là mang tính tích cực.

Đây là lứa tuổi trẻ bắt đầu mở rộng các mối quan hệ xã hội, phát triển nhận thức, tư duy và chuyển từ giai đoạn từ quan sát trực quan sang tích góp kinh nghiệm. Giáo dục tình cảm cho các em ở lứa tuổi này đóng một vai trò hết sức quan trọng, tảng cho những tình cảm của các em sau này.

Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật hiện tượng. Trẻ tiểu học có khả năng kiềm chế cảm xúc còn non nớt. Con trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, trẻ dễ khóc và cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư… Tình cảm dễ thay đổi và chưa bền vững.

Trẻ tiểu học
Trẻ tiểu học tình cảm chưa bền vững, trẻ dễ cười dễ khóc thất thường

Giáo dục nhận thức tình cảm cho trẻ tiểu học cần sự tế nhị và khéo léo.  Muốn dạy trẻ về lòng tốt, sự hiếu thảo, biết giữ lời hứa…, bạn không thể chỉ tỉ tê bằng lời nói như kiểu “mưa dầm thấm đất”. Thay vào đó, nên dẫn dắt trẻ từ hình ảnh trực quan sinh động, lồng ghép với bài học về nhân cách, tình cảm, đạo đức…

Tốt nhất, nên cho trẻ xem những câu chuyện ngụ ngôn, cổ tích hình ảnh nhiều màu sắc, dạy  về điều tốt. Các trò chơi nhập vai, đóng các tình huống cụ thể giúp con và bạn bè đồng lứa hiểu rõ hơn về ý nghĩa bài học.

Quá trình nhận thức, phát triển tình cảm, nhân cách gắn liền phát triển năng khiếu. Trẻ tiểu học thể hiện suy nghĩ, tình cảm của mình thông qua các tác phẩm tranh vẽ, nặn tượng, cắt giấy…

Bên cạnh chuyện học, cha mẹ nên duy trì cho trẻ đeo đuổi các lớp vẽ, nhạc, kỹ thuật… , giúp con vừa phát triển năng khiếu vừa củng cố tình cảm tích cực.

Tâm lý của trẻ
Vẽ tranh, làm thơ, làm văn vừa giúp trẻ phát triển năng khiếu, vừa là cơ sở xây dựng tình cảm, hình thành nhân cách cho trẻ

Sự phát triển nhân cách của trẻ tiểu học

Khi mới bước vào môi trường học tập cấp tiểu học, trẻ nhút nhát, rụt rè, hoặc có em rất mạnh dạn, chủ động. Nhưng sau vài năm, nét tính cách riêng của trẻ dần hình thành ổn định và phát triển thành nhân cách.

Quá trình phát triển nhân cách
Quá trình phát triển nhân cách sẽ hoàn thiện cùng quá trình nhận thức trưởng thành.

Sự hình thành nhân cách của trẻ tiểu học mang đặc điểm:

  • Hồn nhiên và chính thể: Trẻ bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng
  • Tính tiềm ẩn: nhân cách của trẻ tiểu học lúc này chưa được bộc lộ rõ rệt, cần có tác động để bộc lộ và phát triển
  • Tính cách đang hình thành: Quá trình này đòi hỏi khoảng thời gian lâu dài, phát triển cùng sự phát triển về thể chất và nhận thức…

Trẻ tiểu học như hạt giống mọc trên đất lành. Nếu hiểu được tâm lý của trẻ, chăm bón đúng tính cách, con sẽ hình thành nhân sinh quan tích cực, nhân cách tốt đẹp, trở thành người con ngoan trò giỏi.