Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Ngôn ngữ ở trẻ tiểu học: Khả năng tự đọc, tự học, đánh vần, tự khám phá

Bắt đầu vào lớp 1, trẻ tiểu học tiếp cận với ngôn ngữ viết, bên cạnh ngôn ngữ nói thuần thục từ những năm đầu đời. Kết thúc tiểu học, trẻ sử dụng ngôn ngữ viết thuần thục, dần hoàn thiện về chính tả, ngữ pháp.

Ngôn ngữ ở trẻ tiểu học thể hiện ở khả năng tự đọc, tự học, tự khám phá nhận thức thế giới xung quanh, và từ đó tự khám phá bản thân.

Ngôn ngữ giúp trẻ tiếp cận thế giới xung quanh

Trẻ 6 tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Môi trường thay đổi: đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý thời gian liên tục từ 30 – 35 phút. Chuyển từ hiếu kỳ, tò mò sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám phá.

Bước vào môi trường học đường thực sự, trẻ tiểu học phải học cách kiềm chế dần tính hiếu động, bộc phát, chuyển thành tính kỷ luật, nền nếp, chấp hành nội quy học tập. Phát triển độ tinh nhạy và sức bền vững của các thao tác tinh khéo của đôi bàn tay để tập viết,…

Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Ngôn ngữ ở trẻ tiểu học
Thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ tiểu học, ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Để trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này, cha mẹ và thầy cô hướng trẻ vào việc đọc các loại sách báo bằng hình vẽ hoặc chữ viết văn học, có thể là sách văn học, truyện tranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng,….đồng thời cũng có thể kể cho trẻ nghe hoặc tổ chức các cuộc thi kể truyện đọc thơ, viết báo, viết truyện, dạy trẻ cách viết nhật kí,… Tất cả đều có thể giúp trẻ có được một vốn ngôn ngữ phong phú và đa dạng.

>> Nên chọn trường tiểu học nào cho con?

Khả năng tập trung và ghi nhớ hạn chế

Ở đầu tuổi tiểu học, trẻ hứng thú tiếp nhận kiến thức mới, nhưng khả năng kiểm soát và chú ý của trẻ còn thấp. Trẻ 6 tuổi, 7 tuổi quan tâm đến giờ học hấp dẫn, với dụng cụ học tập nhiều màu sắc, trực quan sinh động, có nhiều tranh ảnh, trò chơi…. Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập.

Ở cuối tuổi tiểu học, trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. Trẻ có thể học thuộc bài thơ ngắn, thuộc bài hát theo yêu cầu cô đặt ra. Nhận thức của trẻ bắt đầu tự phân định yếu tố thời gian để làm việc gì đó. Chẳng hạn trẻ biết tự phân thời gian làm bài tập ở nhà trong 2 tiếng đồng hồ, hoặc tự định cho mình 30 phút để học thuộc bài.

Ngôn ngữ ở trẻ tiểu học
Cha mẹ và thầy cô nên chú ý giao cho trẻ tiểu học những việc thu hút sự chú ý của con, linh động theo từng độ tuổi đầu hay cuối tuổi tiểu học.

Ở đầu tiểu học, con trẻ nhớ chủ yếu đựa vào trực quan hình ảnh, càng về sau trí nhớ đến từ từ ngữ mới mạnh dần lên.

  • Trẻ lớp 1, lớp 2 chủ yếu ghi nhớ máy móc, chưa biết cách khái quát  hóa vấn đề để dễ hiểu dễ nhớ, chưa biết lấy mốc thời gian để ghi nhớ sự kiện.
  • Giai đoạn lớp 4,5, quá trình ghi nhớ có chủ định phát triển.

Để giúp con trẻ tập trung sự chú ý và ghi nhớ tốt hơn, cha mẹ có thể giúp con khái quát hóa vấn đề, biết đâu là nội dung quan trọng cần ghi nhớ. Phương pháp bản đồ tư duy của Tony Buzan là một trong những cách học lý thú và có tính khái quát hóa cao, giúp trẻ tiếp cận việc học tốt hơ.

Tất cả đều là thử thách của trẻ, muốn trẻ vượt qua được tốt những điều này thì phải cần có sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội dựa trên sự hiểu biết về tri thức khoa học.

(Theo Trung tâm N-T)

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Tâm lý của trẻ: Sự phát triển nhân cách, tình cảm giai đoạn tiểu học

Lứa tuổi trẻ tiểu học là giai đoạn con ngây thơ, trong sáng nhất, trước khi trải nghiệm đủ sắc thái của cuộc sống. Bởi vậy, người ta hay bảo “Trẻ em như búp trên cành.  Biết ăn ngủ, học hành là ngoan”. Trong giai đoạn này, tâm lý của trẻ phong phú và mở rộng dần các mối quan hệ xã hội.

Đời sống tình cảm của trẻ tiểu học

Đời sống tình cảm của trẻ tiểu học tuy đơn giản nhưng rất phong phú, đa dạng với các mối quan hệ, sự quan tâm cơ bản là mang tính tích cực.

Đây là lứa tuổi trẻ bắt đầu mở rộng các mối quan hệ xã hội, phát triển nhận thức, tư duy và chuyển từ giai đoạn từ quan sát trực quan sang tích góp kinh nghiệm. Giáo dục tình cảm cho các em ở lứa tuổi này đóng một vai trò hết sức quan trọng, tảng cho những tình cảm của các em sau này.

Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật hiện tượng. Trẻ tiểu học có khả năng kiềm chế cảm xúc còn non nớt. Con trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, trẻ dễ khóc và cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư… Tình cảm dễ thay đổi và chưa bền vững.

Trẻ tiểu học
Trẻ tiểu học tình cảm chưa bền vững, trẻ dễ cười dễ khóc thất thường

Giáo dục nhận thức tình cảm cho trẻ tiểu học cần sự tế nhị và khéo léo.  Muốn dạy trẻ về lòng tốt, sự hiếu thảo, biết giữ lời hứa…, bạn không thể chỉ tỉ tê bằng lời nói như kiểu “mưa dầm thấm đất”. Thay vào đó, nên dẫn dắt trẻ từ hình ảnh trực quan sinh động, lồng ghép với bài học về nhân cách, tình cảm, đạo đức…

Tốt nhất, nên cho trẻ xem những câu chuyện ngụ ngôn, cổ tích hình ảnh nhiều màu sắc, dạy  về điều tốt. Các trò chơi nhập vai, đóng các tình huống cụ thể giúp con và bạn bè đồng lứa hiểu rõ hơn về ý nghĩa bài học.

Quá trình nhận thức, phát triển tình cảm, nhân cách gắn liền phát triển năng khiếu. Trẻ tiểu học thể hiện suy nghĩ, tình cảm của mình thông qua các tác phẩm tranh vẽ, nặn tượng, cắt giấy…

Bên cạnh chuyện học, cha mẹ nên duy trì cho trẻ đeo đuổi các lớp vẽ, nhạc, kỹ thuật… , giúp con vừa phát triển năng khiếu vừa củng cố tình cảm tích cực.

Tâm lý của trẻ
Vẽ tranh, làm thơ, làm văn vừa giúp trẻ phát triển năng khiếu, vừa là cơ sở xây dựng tình cảm, hình thành nhân cách cho trẻ

Sự phát triển nhân cách của trẻ tiểu học

Khi mới bước vào môi trường học tập cấp tiểu học, trẻ nhút nhát, rụt rè, hoặc có em rất mạnh dạn, chủ động. Nhưng sau vài năm, nét tính cách riêng của trẻ dần hình thành ổn định và phát triển thành nhân cách.

Quá trình phát triển nhân cách
Quá trình phát triển nhân cách sẽ hoàn thiện cùng quá trình nhận thức trưởng thành.

Sự hình thành nhân cách của trẻ tiểu học mang đặc điểm:

  • Hồn nhiên và chính thể: Trẻ bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng
  • Tính tiềm ẩn: nhân cách của trẻ tiểu học lúc này chưa được bộc lộ rõ rệt, cần có tác động để bộc lộ và phát triển
  • Tính cách đang hình thành: Quá trình này đòi hỏi khoảng thời gian lâu dài, phát triển cùng sự phát triển về thể chất và nhận thức…

Trẻ tiểu học như hạt giống mọc trên đất lành. Nếu hiểu được tâm lý của trẻ, chăm bón đúng tính cách, con sẽ hình thành nhân sinh quan tích cực, nhân cách tốt đẹp, trở thành người con ngoan trò giỏi.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Nhận thức của trẻ tiểu học: Sự phát triển tâm sinh lý, tình cảm

Từ bậc học mầm non chuyển sang tiểu học, trẻ không chỉ tiếp cận môi trường học tập mới mẻ mà cũng đổi môi trường sống: hòa nhập cộng đồng lớn hơn, với nhiều hoạt động hơn. Nhận thức của trẻ tiểu học hình thành dựa vào sự quan sát thế giới xung quanh

Trẻ tiểu học hội nhập cộng đồng xã hội căn bản

Ở bậc mầm non, hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi. Sang đến cấp 1, hoạt động của trẻ tiểu học đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập.

Môi trường học đường không chỉ có hoạt động học tập, trẻ tiểu học tiếp cận với nhiều hoạt động khác

  • Hoạt động vui chơi: Trẻ thay đổi đối tượng vui chơi từ chơi với đồ vật sang các trò chơi vận động. Từ việc chơi một mình, trẻ dần chơi với bạn bè theo tinh thần hợp tác.
  • Hoạt động lao động: Trẻ tham gia lao động tập thể ở trường lớp như trực nhật, trồng cây, trồng hoa, làm vệ sinh môi trường…
  • Hoạt động xã hội: Các em đã bắt đầu tham gia vào các phong trào của trường, của lớp và của cộng đồng dân cư, như tham gia đoàn đội, nhóm hướng đạo sinh…
Nhận thức của trẻ tiểu học
Bước vào môi trường học tập, sinh hoạt mới, trẻ tiểu học bước vào cộng đồng xã hội cơ bản. Sự thay đổi môi trường này ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức và tư duy của trẻ

Khác biệt với bé mầm non, con trẻ tuổi tiểu học không còn thụ động chờ sự chăm sóc của cha mẹ, thầy cô. Trẻ chập chững từng bước trở thành thành viên nhỏ của gia đình và xã hội

Vai trò của trẻ:

  • Trong gia đình, trẻ tiểu học là một thành viên tích cực, có thể tham gia các công việc trong gia đình như phụ giúp việc nhà, chăm em, lên kế hoạch du lịch, chuẩn bị các ngày Lễ Tết…
  • Ngoài xã hội, trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội mang tính tập thể như tham gia hoạt động khu phố, thành viên của một tổ chức tôn giáo, đội kịch hoặc nhóm năng khiếu
  • Trong lớp học, trẻ tiểu học thay đổi về phương thức học tập, trẻ có ý thức học tập nghiêm túc hơn, tập trung chú ý ngày càng gia tăng, dần mở rộng quan hệ với bạn bè, thầy cô.
Nhận thức của trẻ tiểu học
Trẻ dần đóng góp nhiều công sức vào mái ấm gia đình, giúp đỡ công việc nhà, lên kế hoạch đón Tết cùng cha mẹ

Sự phát triển quá trình nhận thức của trẻ tiểu học

Nhận thức cảm tính

Các cơ quan cảm giác của trẻ tiểu học đang trong quá trình hoàn thiện: Thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác… Về mặt tri giác, trẻ tiểu học dựa trên sự trải nghiệm, gắn với trực quan sinh động, không mang tính ổn định và ít quan tâm tới chi tiết.

Muốn trẻ tập trung học, giáo viên phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác.

Đến cuối cấp tiểu học, tri giác của trẻ bắt đầu mang tính xúc cảm, có phương hướng và mục đích rõ ràng. Nhờ dó, trẻ biết lập kế hoạch hoc tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập theo mức độ khác nhau..

Các cơ quan nhận thức lý tính và cảm tính của trẻ tiểu học đều đang phát triển. Giai đoạn đầu, muốn làm toán, trẻ phải vận dụng thanh tre, ngón tay để đếm. Dần dà, tư duy cụ thể trở thành tư duy trừu tượng, bé có thể tính nhẩm mà không cần đếm.

nhan thuc cua tre tieu hoc 3
Trẻ học làm tính

Nhận thức lý tính

  • Về mặt tư duy: Trẻ chuyển dần từ tư duy cụ thể sang trừu tượng khái quát. Tới lớp 4, lớp 5, trẻ biết khái quát hóa khái niệm, lý luận. Nhưng trẻ tiểu học chưa biết phân tích, tổng hợp kiến thức.
  • Trí tưởng tượng: Trí tưởng tượng của trẻ tiểu học phong phú và dồi dào nhờ vào sự trải nghiệm, và thông qua ngôn ngữ tiếp cận được nhiều nguồn chuyện kể hơn.

Trong giai đoạn đầu, trí tưởng tượng trẻ đơn giản và dễ thay đổi. Cuối cấp tiểu học, trí tưởng tượng của trẻ phát triển tương đối hơn, đủ làm cơ sở cho trẻ vẽ, làm văn miêu tả mà không cần trực tiếp nhìn thấy đối tượng.

Muốn trẻ tiểu học phát huy khả năng tư duy, cha mẹ và giáo viên phải linh hoạt lồng ghép bài học của trẻ thành những hình ảnh đầy màu sắc, có cảm xúc, đặt những câu hỏi mang tính gợi mở.

Nhận thức của trẻ tiểu học dần dà phát triển đa dạng hơn dựa vào sự quan sát, thực nghiệm. Ở độ tuổi này, trí tưởng tượng là vốn quý mà cha mẹ cần nuôi dưỡng để nhận thức của con phong phú hơn, hình thành óc sáng tạo cho trẻ sau này.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Bé bị sâu răng sữa: Xử ngay kẻo hại!

Răng sữa chỉ tồn tại vài năm sau đó sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Với suy nghĩ như vậy nên rất nhiều bậc phụ huynh lơ là, không chăm sóc cũng như hướng dẫn trẻ biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách.

Khoảng 85% trẻ em Việt Nam bị sâu răng sữa do ăn nhiều bánh kẹo hoặc do không chăm sóc răng miệng đúng cách. So với răng vĩnh viễn, bé bị sâu răng sữa thường phát triển nhanh hơn. Bắt đầu là những tổn thương ở bề mặt với vết trắng. Lúc này nếu không được xử lý, sâu răng sẽ tiếp tục phá hủy lớp men, lớp ngà răng và hình thành những lỗ sâu răng.

Bé bị sâu răng sữa, mẹ nên làm gì?
Bé bị sâu răng sữa cần được xử lý kịp thời để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Hậu quả khôn lường khi bé bị sâu răng sữa

Không giống như suy nghĩ của nhiều mẹ, răng sữa tuy có “tuổi thọ” ngắn ngủi nhưng lại có sức ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của răng vĩnh viễn cũng như sức khỏe thể chất của trẻ. Đặc biệt, với những bé mất răng sớm, trên 6 tuổi, sự tác động này càng thêm nghiêm trọng.

– Dưới mỗi răng sữa đều có một mầm răng vĩnh viễn chuẩn bị mọc. Vì vậy, nếu răng sữa bị sâu, vi khuẩn có thể làm hại đến nướu và mầm răng vĩnh viễn nằm ở dưới.

– Răng sữa có “nhiệm vụ” duy trì khoảng cách của các răng trên cung hàm để sau này răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Vì vậy, nếu bé bị sâu răng sữa, răng vĩnh viễn có thể mọc lệnh, mọc không đúng vị trí, ảnh hưởng xấu đến khớp cắn và xương hàm. Thậm chí, bé bị sún răng nhiều có thể tác động tiêu cực đến khả năng phát âm.

– Trong thời gian chờ răng vĩnh viễn mọc, răng sữa có nhiệm vụ giúp trẻ nhai, nghiền thức ăn. Bé bị sâu răng sữa có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn uống hàng ngày, làm tăng nguy cơ trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng.

– Không chỉ làm hại đến tất cả các răng, bé bị sâu răng sữa nếu không được điều trị đúng còn có thể gây hại đến tủy răng gây đau nhức. Trong một số trường hợp, tủy răng bị viêm nhiễm dẫn đến hoại tử, áp-xe răng. Nguy hiểm hơn, nhiễm trùng răng sữa có thể dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc nhiễm trùng mặt.

[inline_article id=151937]

Xử trí khi bé bị sâu răng sữa

Ngay khi phát hiện răng sâu, mẹ nên đưa bé đến nha sĩ để được thăm khám và điều trị ngay. Tùy thuộc mức độ sâu răng cũng như số tuổi răng, cách xử lý sẽ khác nhau.

Với những trường hợp răng sâu chưa đến lúc thay, nha sĩ sẽ cân nhắc tìm cách giữ lại răng cho bé. Thông thường, nha sĩ sẽ điều trị vết sâu, sau đó trám lại răng cho bé để vi khuẩn không tiếp tục ăn mòn răng. Những trường hợp răng sắp tới thời điểm rụng, bé có thể không cần phải trám răng mà có thể chờ để nhổ đi.

Phòng ngừa tình trạng sâu răng sữa ở trẻ em

– Ngăn ngừa ngay từ trong bụng mẹ

Ở giai đoạn thai kì, mẹ nên ăn những thực phẩm có lợi cho men rằng của bé sau này như các loại cua, cá, sò, ốc, tôm, sữa… Đây là những thực phẩm cung cấp rất nhiều canxi giúp cho lớp men răng của con yêu khi sinh ra sẽ không bị yếu và hạn chế sự tấn công của vi khuẩn.

– Vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày

Ngay khi bé mới mọc răng sữa, mẹ có thể giúp bé vệ sinh răng miệng bằng cách dùng gạc vệ sinh, nhúng vào nước muối ấm. Nhẹ nhàng vệ sinh răng miệng cho con thật kĩ lưỡng để tránh tình trạng bé bị sâu răng sữa.

Khi bé đến tuổi có thể sử dụng bàn chải và kem đánh răng, mẹ nên tập thói quen vệ sinh răng miệng cho bé bằng bàn chải. Lưu ý, dùng kem đánh răng cho trẻ em 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối trước khi bé đi ngủ.

[inline_article id=162182]

– Cho bé tắm nắng

Nắng sớm rất tốt cho sự phát triển của xương, đặc biệt là khi con còn nhỏ. Mẹ nên tạo điều kiện cho con yêu tắm nắng để chống còi xương, giúp xương hàm của con rắn chắc, phòng tránh hiện tượng răng mọc lệnh, yếu.

– Giúp bé hình thành thói quen tốt

Thói quen ngậm bình sữa, ăn nhiều đồ ngọt vào buổi tối là nguyên nhân làm bé bị sâu răng sữa mẹ nên giúp bé cưng thay đổi.

Ngoài ra, để đảm bảo tình trạng răng miệng của con yêu được tốt nhất, mẹ nên đưa con đến khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng cũng như có các biện pháp điều trị phù hợp.

Tìm hiểu về những cách điều trị sâu răng tận gốc qua bài viết sau đây.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Loạn thị có chữa được không?

Loạn thị có chữa được  không? Loạn thị có thể được khắc phục bằng cách đeo kính mắt hoặc điều trị khỏi bằng phẫu thuật.

Loạn thị là gì?

Cũng như cận thị hay viễn thị, loạn thị là một tật về mắt liên quan đến khúc xạ. Trẻ bị loạn thị, mắt thường có các kinh tuyến khúc xạ không đều nhau. Vật nhìn không in hình rõ nét trên võng mạc và nhìn mờ cả xa và gần.

Loạn thị có hai loại chính: Loạn thị giác mác và loạn thị thấu kính.

Nguyên nhân

Theo các chuyên gia nguyên nhân hàng đầu gây loạn thị ở trẻ tuổi tiền dậy là do do tiền sử gia đình loạn thị hoặc có các rối lọa khác về mắt như thoái hóa giác mạc…Loạn thị có thể xuất hiện từ lúc mới sinh nhưng tới khi trẻ bắt đầu đi học nhiều gia đình mới phát hiện được.

Loạn thị cũng có thể xuất hiện khi trẻ gặp các chấn thương về mắt khi nô đùa hoặc sau khi phẫu thuật các tật ở mắt như đục thủy tinh thể. Nếu trẻ bị loạn nhẹ mà đọc sách ở nơi ít ánh sáng hoặc xem tivi quá gần, nheo mắt khi xem điện thoại sẽ ngày càng nặng hơn.

loan thi co chua duoc khong
Loạn thị có thể do bẩm sinh hoặc các nguyên nhân ngoại động khác

Lý giải ở góc độ vật lý học, nguyên nhân gây loạn thị do giác mạc có hình dạng bất thường. Bình thường, bề mặt giác mạc có hình cầu. Khi bị loạn thị, giác mạc có độ cong không đều. Sự thay đổi độ cong bề mặt giác mạc làm hình ảnh của vật hội tụ thành nhiều đường tiêu trên võng mạc dẫn đến nhìn mờ nhòe, biến dạng hình ảnh.

Loạn thị có chữa được không?

Nếu trẻ được chuẩn đoán loạn thị ở độ tuổi tiền dậy thì, trước tiên bạn cần nhắc trẻ đeo kính thường xuyên để tránh dẫn đến nhược thị. Loạn thị thường có thể tăng theo tuổi.

Khi trẻ đến tuổi trưởng thành, có thể tới các bệnh viện chuyên khoa mắt để tiến hành phẫu thuật điều trị dứt điểm.

Kiểm soát loạn thị

Để kiểm soát loạn thị, bạn có thể áp dụng một số phương pháp như:

  • Khi học tập bằng máy tính hay đọc thêm sách, cứ khoảng 40 -60 phút mắt cần được nghỉ ngơi bằng cách chớp mắt, nhìn xa 20m, hoặc ngắm hoa lá, chim muông…
  • Góc học tập và nơi đọc sách phải đủ ánh sáng.
  • Ngồi thẳng khi học bài, đảm bảo khoảng cách từ mắt tới chữ là 25-30cm, từ mắt tới màn hình là 50-60cm.
  • Ở những nơi thiếu ánh sáng như máy bay, tàu, xe buổi đêm không nên đọc sách. Hạn chế xem tivi và tiếp xúc với điện thoại, máy tính.
  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho mắt và nhiều vitamin cung cấp thêm dưỡng chất thiết yếu cho mắt.
  • Cho trẻ đi khám mắt định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa.

Một số bài tập tốt cho mắt loạn thị

  • Thư giãn cơ mắt: Dùng ngón tay cái dựng thẳng trước mặt, ngang tầm mắt và cách mũi khoảng 10cm. Di chuyển ngón tay dần dần lên độ cao mà mắt không còn nhìn thấy được. Để ngón tay ở điểm mắt còn có thể nhìn thấy được trong vòng hai giây. Bài tập kéo dài trong 2 phút, thực hiện từ 2 – 4 lần một tuần.

Bài tập này giúp các cơ ở mắt cảm thấy ít căng thẳng, giảm các cảm giác đau đớn mắt do căng cơ, tốt cho trẻ bị loạn thị và những ai làm việc văn phòng nhiều.

  •  Đọc sách khoa học: Bắt đầu bằng cách đọc một cuốn sách trong khoảng vài phút, sau đó, nhìn sang một vật hoàn toàn khác biệt khoảng 1 phút. Tiếp tục đọc sách và nhìn vào vật khác. Lặp lại hoạt động này cho đến khi mỏi mắt thì thôi.
loan thi co chua duoc khong 1
Đọc sách một cách khoa học cũng sẽ hạn chế tăng đọ kính khi trẻ bị loạn thị
  •  Massage cầu mắt: Bài tập tốt cho những người đang bị loạn thị nặng. Cách thực hiện: Nhắm mắt lại và đặt hai đầu ngón giữa lên hai mắt. Dùng lực nhẹ nhàng để không gây nhiều đau đớn cho mắt. Massage nhẹ nhàng từ trái sang phải, lên xuống, xoay theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Mỗi một động tác thực hiện 10 lần, kéo dài trong khoảng một phút sẽ tốt cho thị lực.

Phòng bệnh hơn chưa bệnh vì không phụ huynh nào muốn trả lời câu hỏi: Loạn thị có chữa được không? Những cách phòng tránh các bệnh về mắt không khó và hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà được bạn nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Đặc điểm phát triển của trẻ 6 tuổi: Tâm sinh lý, nhận thức, tư duy

Trẻ lên 6 có thể làm được rất nhiều việc mà bạn không ngờ tới. Theo tiến trình phát triển bình thường, đặc điểm phát triển của trẻ 6 tuổi có những biểu hiện sau đây

Đặc điểm phát triển của trẻ 6 tuổi về cảm xúc xã hội

  • Chơi với bạn cùng giới và đồ chơi theo giới tính
  • Hiểu quan điểm của người khác và hoà nhập vào cộng đồng bằng cách thiết lập hành vi phù hợp với việc kết bạn mới
  • Biết chia sẻ với người khác
  • Bắt chước thế giới người lớn bằng trò chơi đóng vai
  • Hiểu về lòng tự trọng, lòng biết ơn, xấu hổ, lo lắng, ganh tị
  • Tự nói với bản thân để bình tĩnh hơn trước sự việc gì đó
  • Tuân theo luật lệ
  • Có nhiều nỗi sợ: sợ chó, sợ ma, sợ sấm sét…
Trẻ 6 tuổi khám phá thế giới bên ngoài qua hình ảnh người lớn
Trẻ 6 tuổi khám phá thế giới bên ngoài qua hình ảnh người lớn. Do vậy, các con rất thích các trò chơi hóa thân, chơi đồ hàng và giả làm bố mẹ.

2. Cảm xúc cá nhân

  • Tự chải tóc
  • Tự biết xỉ mũi
  • Gấp quần áo
  • Cột dây giày với sự giúp đỡ của người lớn
  • Sử dụng dao được dù lọng cọng
  • Nhìn chăm chú vào người khác khi trò chuyện và khi nghe giảng trên lớp
  • Tự xử lý nhiều vấn đề trong lớp học, phản ứng nhanh và tập trung vào công việc đang làm.
trẻ 6 tuổi rất thích kết bạn mới
Háo hức khám phá thế giới mới, trẻ 6 tuổi rất thích kết bạn mới. Dần dần, mối quna hệ bạn bè ngày càng quan trọng với con

3. Vận động ở trẻ 6 tuổi

Vận động thô

  • Nhảy dây từng chân một
  • Ném và chụp quả bóng nhỏ chính xác
  • Nhảy suốt được 15m
  • Vụt vợt khi chơi vũ cầu
  • Chạy được xe đạp 2 bánh mà không cần bánh phụ
  • Kiểm soát được cân bằng khi chơi đùa, chạy nhảy
  • Mang vác được vật cồng kềnh
  • Tự tin tham gia các hoạt động phong trào trong lớp học và sân chơi
trẻ 6 tuổi sẽ rất nhanh học được cách đi xe đạp
Trẻ 6 tuổi có thể gỡ 2 bánh phụ ra khi chạy, dù con chạy chưa rành, có thể vẫn phải chống chân khi đi xe đạp. Nhưng trẻ 6 tuổi sẽ rất nhanh học được cách đi xe đạp 2 bánh và các vận động phức tạp hơn

Vận động tinh

  • Sử dụng bút chì thuần thục để viết, vẽ và tô màu bằng cách di chuyển ngón tay
  • Vẽ hình người đầy đủ các tính năng cơ thể, có chú ý đến hình dạng và chi tiết
  • Sử dụng kéo khéo léo để cắt nhiều hình dạng
  • Gấp và cắt giấy thành hình dáng
  • Cầm viết chì, cọ giữa ngón cái và ngón trỏ
  • Vẽ được nhiều hình học, như 3 đường thẳng song song, đường xéo
  • Viết được tên và nhiều từ khác
  • Sử dụng thành thục nhiều công cụ và chất liệu bằng tay, như làm thủ công, như nặn đất sét
  • Có thể tự cột dây giày

4. Ngôn ngữ và Giao tiếp

  • Nói và hiểu hơn 8000 từ
  • Nói được những phụ âm r, v, th…
  • Nói năng dần lưu loát với ngữ pháp đúng, thứ tự rõ ràng và câu tuân theo cấu trúc
  • Nhớ nhiều bài hát và giai điêu trên tivi
  • Sử dụng số nhiều, các thì thích hợp và câu hỏi
  • Bắt chước tiếng lóng và từ chửi thề. Thích nói chuyện hay hát trong phòng tắm.
  • Thể hiện cảm xúc cá nhân trong từng ngữ cảnh giao tiếp cụ thể, chẳng hạn bực và to tiếng khi bị giành đồ chơi, hào hứng khi có chuyện vui.
  • Nhận ra được chữ cái và âm thanh

Nhận thức

  • Biết về màu sắc, kích thước và phân biệt được to nhỏ
  • Bắt đầu hiểu khái niệm tương đương, ví dụ  bình chứa ngắn và rộng, hoặc cao và hẹp đều chứa được cùng một lượng nước bằng nhau
  • Phân biệt được cao – thấp, lớn-bé, toàn phần – một phần
  • Hiểu được khác niệm thời gian: hôm nay, ngày mai, hôm qua
  • Nhận biết các mùa trong năm và những ngày lễ lớn
  • Sắp xếp các vật thể từ nhỏ nhất đến lớn nhất, bé nhất tới cao nhất, nhẹ nhất tới nặng nhất.
  • Hiểu được rằng lượng của một vật vẫn giữ nguyên dù thay đổi hình dáng,  ví dụ: một nắm đất sét là cùng một lượng khi được làm phẳng, hoặc khi nước được đổ vào bình cao bình rộng đều có lượng nước như nhau
  • Gọi đúng tay trái – tay phải
  • Hiểu đơn vị cơ bản nhất của tiền tệ: Đồng

Dựa vào đặc điểm phát triển của trẻ 6 tuổi bên trên, các bậc cha mẹ có thể đối chiếu với con mình xem con có phát triển đúng theo tiêu chuẩn không, đồng thời có hướng điều chỉnh thích hợp.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Đặc điểm phát triển của trẻ 7 tuổi – 8 tuổi: Trí não, giao tiếp xã hội

Trẻ 7 tuổi linh hoạt hơn trẻ 6 tuổi. Để biết sự phát triển tương ứng và phù hợp của trẻ 7 tuổi, bạn có thể đối chiếu bảng đánh giá đặc điểm phát triển của trẻ 7 tuổi – 8 tuổi sau đây

1. Cảm xúc xã hội

  • Tham gia những trò chơi tuân thủ luật lệ
  • Tự giải quyết mâu thuẫn không cần sự can thiệp của người lớn
  • Hiểu được sở thích và sức mạnh của bạn bè
  • Mong muốn được có góc không gian riêng: góc học tập, tủ quần áo riêng
  • Tham gia các hoạt động và môn thể thao đồng đội
  • thức yêu cầu và suy nghĩ riêng của người khác.
  • Học cách trò chuyện với bạn: thương lượng, tranh luận, lắng nghe, cách bắt đầu và kết thúc cuộc trò chuyện
  • Có bạn học đồng giới
  • Thích tham gia câu lạc bộ đội nhóm
Dac diem phat trien cua tre 7 tuoi 3
Các trò chơi có tính luật lệ như đá bóng, kéo co, đội kịch… được trẻ độ tuổi này ưa thích

2. Cá nhân/ Xã hội

  • Thể hiện sự độc lập trong việc chăm sóc bản thân
  • Dùng dao để cắt, trét bơ
  • Biểu hiện khiêm tốn, nhận thức và phát triển cảm giác riêng tư
  • Có trách nhiệm trong công việc hàng ngày, như dọn bàn, dọn giày dép
  • Tự lựa chọn trang phục phù hợp
  • Hiểu và làm theo lịch trình hàng ngày: dậy đi học, về nhà tắm rửa, học bài
  • Nhận thức về cơ thể, sự tăng trưởng của bản thân, so sánh mình với bạn bè
  • Hình thành quan điểm riêng về giá trị đạo đức và thái độ
  • Nhìn chăm chú vào người khác khi trò chuyện và khi nghe giảng trên lớp
  • Tự xử lý nhiều vấn đề trong lớp học, phản ứng nhanh và tập trung vào công việc đang làm.
  • Tự cột dây giày một mình

3. Kỹ năng vận  động

Vận động thô

  • Chạy xe đạp 2 bánh
  • Phối hợp vận động kỹ thuật, như chơi nhảy lò cò chẳng hạn
  • Bắt được quả banh tennis bằng 1 tay
  • Chạy lên xuống cầu thang
  • Đạt được nhiều điểm nhấn quan trọng về thể chất
  • Các động tác ném, đá, đấm gãy gọn và sắc nét
  • Tự tin tham gia các hoạt động tập thể trên lớp và ngoài sân chơi
  • Nhảy qua dây cao cách mặt đất khoảng 30cm

Vận động tinh

  • Cầm nắm và dùng viết chì dễ dàng, di chuyển ngón tay để viết, vẽ tốt thay vì phải di chuyển cả cánh tay và cổ tay như trước đây.
  • Viết chữ cái alphabet và số từ 1-20
Đặc điểm phát triển của trẻ 7 tuổi - 8 tuổi
Cổ tay linh hoạt, trẻ viết nhanh với nét chữ cứng cáp hơn
  • Viết chữ theo mẫu chính xác (viết từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, nét bút ngược chiều kim đồng hồ)
  • Dần dần viết chữ nhỏ hơn, với kích thước và khoảng cách chữ đều nhau hơn
  • Cắt được các mảnh không xác định hình dáng, dùng keo dán chính xác
  • Ý thức được bên trái – bên phải
  • Thiết lập ánh nhìn khi giao tiếp với người khác
  • Sao chép nhiều hình dạng phức tạp hơn bằng cách sử dụng các đường cong
  • Sử dụng thành thục nhiều công cụ và chất liệu, tự tay làm thủ công tay
  • Vẽ người với đầy đủ các bộ phận, thêm các phụ kiện như quần áo, đồ trang sức, nón mũ…

4. Đặc điểm phát triển của trẻ 7 tuổi về Nhận thức

  • Hiểu được từ đồng nghĩa – trái nghĩa
  • Hiểu và làm theo được các hướng dẫn từng bước (khoảng 5 bước)
  • Hiểu các khái niệm trong lớp học
  • Hiểu được cuộc trao đổi của những đứa trẻ khác
  • Hiểu và làm theo các quy tắc về ngữ pháp trong hội thoại và văn bản]
  • Hiểu được ngày trong tuần
  • Hiểu được thời gian và cách báo giờ
  • Hiểu về các tháng và mùa trong năm
Đặc điểm phát triển của trẻ 7 tuổi - 8 tuổi
Trẻ 7-8 tuổi có thể thoải mái trao đổi và phản ứng nhanh với thông tin từ người đối thoại
  • Tự đọc sách
  • Bắt tay vào việc được phân cho tới khi hoàn tất
  • Hiểu các khái niệm về không gian và thời gian theo những cách hợp lý và thực tế, ví dụ: Một năm là một thời gian dài, 100 km là xa
  • Học cách sử dụng quy định chung và kiến thức để xử lý thông tin. Ví dụ trẻ hiểu được “Đọc đoạn giới thiệu để biết cách chơi trò này”. Đọc xong, trẻ tìm được cách giải trò chơi
  • Hiểu được một từ có cách đọc riêng và được thể hiện bằng con chữ
  • Bắt đầu nắm bắt các khái niệm về bảo tồn ví dụ: Hình dạng của một thùng chứa không nhất thiết phản ánh số lượng nó có thể trữ
  • Đoán được từ bỏ trống bằng cách sử dụng kiến thức ngữ pháp, ví dụ Người thợ sơn…. cầu thang, điền vào từ “ngã”
  • Sử dụng logic phức tạp để cố gắng tìm hiểu sự việc, ví dụ tìm đồ chơi thất lạc, trẻ sẽ cố nhớ món đồ chơi cầm sang nhà bạn, rồi xem tivi để quên trên ghế…
  • Khả năng đặt giả thuyết và giải quyết vấn đề, dù các vấn đề này không phải đang diễn ra ngay trước mặt trẻ
  • Cộng và trừ số nhiều chữ số; Học phép nhân và chia
  • Đọc được số có 3 chữ số, ví dụ hiểu 437 là bốn trăm ba mươi bảy
  • Đếm ngược từ 20 tới 1
  • Học được cách lọc thông tin dài và xác định ý nào quan trọng
  • Làm theo các chỉ dẫn khá phức tạp và ít lặp lại

5. Ngôn ngữ và Giao tiếp

  • Có thể nói và hiểu hơn 15.000 từ
  • Giao tiếp hiệu quả trong lớp học và ngoài sân chơi công cộng
  • Sử dụng điệu bộ để miêu tả khi giao tiếp
  • Biết sử dụng điện thoại để giao tiếp
  • Nói lưu loát và miêu tả được sự vật phức tạp
  • Đọc to rõ
  • Hiểu được ngữ pháp và các thì
  • Mô tả về nhân vật và địa điểm sử dụng ngôn ngữ chính xác và phức tạp hơn
  • Sử dụng cử chỉ để minh họa các cuộc hội thoại
  • Viết thư cho bạn bè và gia đình bao gồm nhiều miêu tả có tính sáng tạo và chi tiết
  • Sử dụng các ngôn ngữ bí mật hoặc ngôn ngữ mật mã với bạn bè
  • Dùng câu phức và câu ghép thành thục

Đây là bảng theo dõi toàn diện đặc điểm phát triển của trẻ 7 tuổi – 8 tuổi. Nếu đến độ tuổi này, con của bạn có những biểu hiện không đạt như sự phát triển chung này, bạn nên theo dõi kỹ lưỡng để giúp con phát triển kịp theo đà của trẻ khác.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Trẻ 10 tuổi: Thay đổi tâm sinh lý, mối quan hệ xã hội rõ rệt

Trẻ 10 tuổi vẫn cần sự hỗ trợ và bảo vệ của cha mẹ, tôn trọng ý kiến ​​của cha mẹ, mặc dù ở một số trẻ bắt đầu thể hiện sự khó chịu với những áp đặt của người lớn.

Phát triển thể chất và vận động

Ở độ tuổi 10, hầu hết trẻ kiểm soát tốt cả vận động thô và vận động tinh, quan tâm đến hoạt động đòi hỏi sự phối hợp giữa kỹ năng và sức mạnh, sự bền bỉ, khéo léo, tinh mắt và sự cân bằng.

Từ 10 – 12 tuổi, mỗi năm con sẽ rụng khoảng 4 chiếc răng, răng mới thay thế là răng vĩnh viễn của con và không còn mọc mới nữa. Chăm sóc răng miệng trong giai đoạn này tối quan trọng vì ảnh hưởng đến thẩm mỹ răng miệng cả đời.

Trẻ 10 tuổi
Chăm sóc răng miệng trong giai đoạn này tối quan trọng.

Trẻ vị thành niên bắt đầu phát triển thành phần cơ thể người lớn. Trẻ gái phát triển sớm hơn trẻ trai, và phát triển những dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì như núm vú nhú ra. Sự khởi phát tuổi dậy thì xảy ra trong khoảng từ 8 đến 14 tuổi, kỳ kinh nguyệt đầu tiên xuất hiện sau đấy khoảng hai năm. Một vài bé gái bắt đầu kinh nguyệt sớm nhất từ 9 – 10 tuổi.

Trẻ 10 tuổi có thể tự mình băng qua đường và tự đi đến điểm gần nhà mà không cần người lớn đi kèm. Trẻ kiểm soát tốt việc vận động bằng tay, viết chữ nhanh hơn và dễ đọc hơn, nét chữ đẹp và mang dấu ấn riêng. Các bức tranh vẽ của trẻ lên 10 chăm chút chi tiết và đẹp hơn. Các hoạt động vẽ tranh, may vá, chơi nhạc cụ rất được trẻ yêu thích.

Kỹ năng nhận thức và ngôn ngữ

Trẻ 10 tuổi hầu hết đều có khả năng ngôn ngữ như người trưởng thành, có thể trò chuyện cả ngày với bạn bè đồng lứa, với cô giáo và người khác. Trẻ thích thú sử dụng khả năng đọc viết của mình để viết thư, nói chuyện qua điện thoại.

Khả năng ngôn ngữ của trẻ
Khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển rất nhiều. Trẻ có thể trò chuyện với bạn bè suốt nhiều giờ liền, thay đổi đề tài liên tục

Sách báo dành cho tuổi thiếu nhi, các chủ đề phi tiểu thuyết được trẻ 10 tuổi yêu thích.Trẻ có thể sáng tác truyện bằng cách viết tay với nội dung đơn giản. Trong toán học, trẻ có khả năng cộng và trừ và bắt đầu xử lý phân số, tính nhân và chia.

Trẻ độ tuổi này đọc được những câu phức dài, đọc những cuốn sách dài nhiều chương.

Con của bạn bây giờ có thể lý luận, sử dụng logic, suy nghĩ về nguyên nhân và kết quả và lấy thông tin thu được trong một bối cảnh để sử dụng trong một ngữ cảnh khác. Tầm hiểu biết của trẻ vượt khỏi những đánh giá đơn giản như đúng-sai, đen-trắng. Trẻ nhận biết rằng nhiều hành động và sự kiện xảy ra trên thế giới cần diễn giải theo nhiều góc độ. Ví dụ việc một chú chó cướp miếng xúc xích là sai, nhưng đó là vì chú cần mang về nuôi lũ chó con của mình, đó lại là việc đúng.

Phát triển cảm xúc và quan hệ xã hội

Mối quan hệ của trẻ và bạn cùng giới tính ngày càng bền chặt và trở thành bạn thân nhất của nhau. Trẻ bắt đầu quan tâm tới bạn khác giới, dù chỉ mới biểu hiện bằng những hành vi làm bạn khác giới chú ý đến mình bằng cách vuốt tóc, khẽ chớp mắt (nữ), hoặc thể hiện sự mạnh mẽ, bảnh trai (nam). Ít trẻ thừa nhận điều này.

Nhận thức về cá nhân của trẻ dựa trên sự đánh giá của nhóm bạn đồng lứa, và một phần là do cảm giác về bản thân. Con có thể cảm nhận mình có đôi mắt đẹp, tóc dài, thành tích học tập cao, ăn nói dịu dàng nhỏ nhẹ nhờ khả năng kiểm soát cảm xúc…

Trẻ 10 tuổi là sự tiếp nối phát triển và ghi nhận ý kiến xung quanh của năm 9 tuổi, hình thành giá trị của mình theo đánh giá, chuẩn mực của cộng đồng (nhóm bạn, lớp học, mọi người xung quanh..). Giá trị này có giá trị định hướng sự hình thành hành vi, thái độ của trẻ hiện tại và tương lai.

Trẻ khác bắt đầu muốn vượt qua giới hạn, phớt lờ ý kiến của người lớn, làm việc dạy dỗ chúng khó khăn hơn. Điều quan trọng là phụ huynh phải tiếp tục thể hiện sức ảnh hưởng của mình lên con, cương quyết và rõ ràng trong việc dạy dỗ con, cho con cảm nhận cha mẹ tôn trọng con không có nghĩa con được quyền vượt qua những ranh giới về cách ứng xử, đạo đức…

Trẻ 10 tuổi
Trẻ có khuynh hướng phớt lờ ý kiến của cha mẹ nếu cảm thấy không có lợi cho mình, không hứng thú, hoặc không được cha mẹ thúc ép làm.

Cha mẹ cần làm gì để trẻ 10 tuổi phát triển hoàn thiện hơn

Bạn có thể giúp đỡ thúc đẩy trẻ học hành siêng năng và tận tâm, xây dựng thói quen học tập và tiếp thu kiến thức chủ động, khuyến khích trẻ đọc nhiều và đa dạng các chủ đề. Ở tuổi này, cha mẹ khó có thể áp đặt mong muốn của mình lên con, khi trẻ bắt đầu mầm mống “nổi loạn”. Tập cho con sự phản biện thông qua cách thảo luận, thương lượng để đạt mục đích, thay vì bằng cách gian giảo hoặc thiếu tôn trọng người khác.

Trẻ 10 tuổi
Cha mẹ cùng con đọc sách, xem phim, xem hội hoạ, kịch nói…

Đây cũng là thời điểm tốt cha mẹ cho con hiểu về quyền riêng tư của trẻ, bảo vệ trẻ khỏi sự xâm hại. Cha mẹ đưa ra thông điệp rõ ràng rằng không một người lớn nào có quyền nói chuyện hoặc chạm vào trẻ em khi trẻ cảm thấy không thoải mái, hoặc yêu cầu con giữ bí mật từ cha mẹ.

Thái độ và hành vi của trẻ 10 tuổi lúc này dần sẽ trở thành khuôn mẫu và con tiếp tục hành vi này vào những năm thiếu niên, đến lúc trưởng thành. Cha mẹ trong giai đoạn này phải làm gương tích cực cho con noi theo, ăn uống lành mạnh, trung thực, quan tâm và tôn trọng người khác.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Trẻ 9 tuổi: Giai đoạn nhận thức về phân biệt giới tính

Trẻ 9 tuổi là giai đoạn quan trọng học hỏi tinh thần trách nhiệm, đi cùng với cá tính ngày càng tự lập. Trẻ thích ứng tốt với các quy ước xã hội, có hành vi cư xử đúng mực trong hầu hết các tình huống.

Sự phát triển thể chất

Lên 9 tuổi, sự tăng trưởng thể chất bắt đầu phân tán rõ ràng giữa nam và nữ giới, đây là sự kích thích đầu tiên của tuổi dậy thì. Trẻ em cả hai giới vẫn tiếp tục tăng đều đặn về chiều cao và cân nặng. Đây là thời điểm trẻ có thể dễ bị tổn thương về ngoại hình bản thân và bắt đầu rối loạn ăn uống.

Trẻ 9 tuổi
Con gái 9 tuổi bước qua giai đoạn “bùng nổ” về chiều cao, các bạn gái giờ đây có thể cao hơn và nặng hơn nam giới cùng độ tuổi. Con bắt đầu biết chăm chút về ngoại hình và so sánh cách ăn mặc của mình với bạn khác.

Mặc dù tình bạn thân thiết rất quan trọng đối với sự phát triển lành mạnh của trẻ, nhưng áp lực của bạn bè có thể có ảnh hưởng lớn đến trẻ ở tuổi này. Điều quan trọng là phụ huynh phải nhận thức được, chẳng hạn con chơi với bạn đua đòi, hoặc bạn xấu. Cha mẹ cần thảo luận các nguy cơ tiềm ẩn cho con và có kế hoạch tốt nhất để giúp con tự bảo vệ khi hòa nhập vào cuộc sống tiền dậy thì này.

Kỹ năng nhận thức và ngôn ngữ

Theo độ tuổi này, bài phát biểu của trẻ 9 tuổi hầu như đạt được trình độ người lớn. Trẻ có thể hiểu và sử dụng từ vựng và cấu trúc câu phức tạp. Ở tuổi này, trẻ suy nghĩ độc lập hơn, lên kế hoạch tốt hơn, suy nghĩ nghiêm túc, và cải thiện việc ra quyết định và kỹ năng tổ chức.

Trẻ 9 tuổi
Trẻ 9 tuổi có lòng tự trọng cao, con bắt đầu phản kháng làm theo lời cha mẹ và nghiêng theo bạn bè.

Trẻ chín tuổi thường dành thời gian dài vào các hoạt động mà mình quan tâm. Trẻ hiểu rằng sự vật có thể được phân loại thành từng loại, chẳng hạn truyện có truyện tranh, truyện dài, truyện về lịch sử, khoa học… Và trẻ cũng biết lựa chọn 1 loại cho sở thích của mình.

Trẻ có thể thực hiện các phép toán như tổng cộng và trừ số tiền với nhiều chữ số, hiểu và sử dụng các phân số và tổ chức dữ liệu.

Trẻ em ở lứa tuổi này sẽ có thể trình bày chi tiết về các sự kiện và các chủ đề, đồng thời hoàn thành các dự án ở trường phức tạp hơn

Phát triển cảm xúc xã hội

Một số trẻ lên 9 cảm thấy áp lực hơn do có nhu cầu cạnh tranh và đạt được thành công, nhất là áp lực từ điểm số trong trường. Mặc dù ngày càng độc lập hơn về suy nghĩ và hành động, trẻ vẫn cần sự hỗ trợ và bảo bọc từ cha mẹ.

Trẻ 9 tuổi
Đến 9 tuổi, trẻ trưởng thành hơn về mặt tình cảm và có khả năng xử lý nỗi thất vọng của mình và đối phó với xung đột. Trẻ gặp sự thay đổi về tâm trạng và dễ bị tức giận, nhưng bắt đầu học cách đối phó và hồi phục lại từ những cảm xúc tiêu cực tốt hơn.

Trẻ ở lứa tuổi này thường quan tâm đến việc trở thành thành viên trong nhóm bạn phù hợp, khẳng định vai trò của bản thân bằng sự chân thành và nhận xét của bạn bè. Trẻ rất háo hức được thử thách trong những việc không có sự can thiệp của cha mẹ, như ngủ qua đêm tại nhà bạn thân.

Trẻ lên 9 tuổi bắt đầu chọn cho mình hình mẫu thần tượng, đó có thể là thầy giáo, huấn luyện viên thể thao. Việc chọn thần tượng này chịu ảnh hưởng của giới trẻ, bạn bè đồng trang lứa.

Cha mẹ làm gì để thúc đẩy sự phát triển toàn diện trẻ 9 tuổi

Trẻ ngày càng ý thức về xã hội, thể hiện ý kiến ​​về sự công bằng, giúp đỡ người khác và làm cho thế giới trở nên tốt hơn. Đây là một giai đoạn quan trọng để bắt đầu xây dựng và kiểm tra các giá trị hướng trẻ đi theo niềm tin và hành vi của người lớn. Cha mẹ có thể cung cấp đinh hướng quan trọng cho con bằng cách cung cấp hướng dẫn và mô hình hành vi thích hợp.

Trẻ 9 tuổi
Điều đặc biệt quan trọng là cha mẹ nên đảm bảo rằng trẻ 9 tuổi đang theo đuổi chế độ ăn uống cân bằng, ít món ăn vặt, tham gia vào các hoạt động thể chất ngoài trời đầy đủ.

Cha mẹ nên truyền đạt cho trẻ 9 tuổi ý thức về giá trị bản thân, giá trị và trách nhiệm để nâng cao khả năng chịu đựng áp lực của bạn bè. “Trang bị” cho con về mặt ý thức và trách nhiệm giúp con hành xử đúng đắn hơn khi bước vào đội tuổi dậy thì đầy… nổi loạn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Sự phát triển của trẻ 6 tuổi: Vận động và thể chất

Sự phát triển của trẻ 6 tuổi tăng trưởng chậm lại nhưng dần đi vào ổn định, cho tới khi bước vào những thay đổi của tuổi dậy thì sớm. Trong khi đó, những khả năng mới dần dần tích luỹ tạo ra kỹ năng cần thiết cho tuổi trưởng thành.

Điều bạn cần lưu ý là trẻ không phát triển dựa theo thời gian biểu cố định. Tốc độ trưởng thành của mỗi đứa trẻ biến đổi rất đa dạng, và con của bạn có thể đạt đạt đến một số giai đoạn sớm hơn hay chậm hơn những trẻ khác cùng độ tuổi.

Trẻ 6 tuổi
Sự phát triển của trẻ 6 tuổi dễ nhận thấy so với tuổi mầm non. Con có thể cao hơn tuổi trước 4-6cm

Sự phát triển của trẻ 6 tuổi về chiều cao, cân nặng

Nói chung, trong thời thơ ấu của trẻ, từ 6 tuổi đến 12 tuổi, trẻ em có thể phát triển cân nặng ở các mức độ khác nhau, bạn có thể mong đợi con của bạn tăng khoảng 2 – 3kg cân và 4 – 6cm chiều cao mỗi năm.

Ở tuổi này, chiếc răng sữa đầu tiên có thể rụng đi. Trẻ sẽ có nhiều bức ảnh khoe chiếc răng sún, rất đáng yêu. Bạn nên nói cho con hiểu răng sữa rụng sớm chứng tỏ con đang phát triển nhanh hơn so với bạn mình, và sẽ có răng mới sớm hơn.

[remove_img id=4941]

Tầm nhìn và sự vận động dần thành thạo

Trẻ 6 tuổi có có tầm nhìn như sắc nét như là một người lớn, tăng nhận thức về cơ thể, khả năng cân bằng tốt hơn. Khả năng phối hợp chuyển động, tức kỹ năng vận động cùng lúc nhiều nhóm cơ thể hiện sắc nét hơn. Theo lứa tuổi này, trẻ 6 tuổi có thể nhảy, nhảy chân sáo, nhảy cò cò, kết hợp đi bộ cân bằng trên những bậc thềm thấp.

Trẻ 6 tuổi cũng có thể bắt bóng bằng tay mà không còn phải ôm ghì vào ngực như khi còn nhỏ. Tuổi này, con cũng có thể bắt đầu dạy con đi xe đạp mini không bánh phụ, dù có thể con trẻ lúc này chỉ biết chống chân và dùng chân đẩy khi chạy xe. Dần dà, con sẽ học được cách giữ thăng bằng và chạy xe đạp tốt hơn

Hầu hết trẻ 6 tuổi đều có thể phân biệt trái – phải. Trẻ kiểm soát tốt các thao tác phức tạp trong dải kỹ năng vận động. Trẻ có thể viết, vẽ chính xác hơn, và thể hiện được ý tưởng cho người khác hiểu. Trẻ tự thay quần áo thuần thục, biết cách mang giày, mang vớ cho mình dù đó là loại vớ ren khá phiền phức.

Khả năng vận động
Khả năng vận động và cân bằng ở trẻ 6 tuổi tốt hơn, vững vàng hơn.

Trẻ cũng thích những trò giải trí phức tạp hơn như tạo ra bức tranh vẽ chi tiết, xây dựng các hình khối có cấu trúc phức tạp bằng gạch nhựa, đồ chơi Lego, chơi ghép hình phức tạp…

Trẻ 6 tuổi chơi lego

Cha mẹ làm gì để hỗ trợ sự phát triển thể chất trẻ 6 tuổi?

Phòng ngừa tai nạn cho con

Vừa chia tay môi trường mầm non và bước vào con đường học tập, trẻ 6 tuổi hiếu động và tò mò đưa đến việc gia tăng nguy cơ tai nạn. Bố mẹ nên duy trì việc giám sát và cảnh giác con về nguy cơ gây thương tích cho con, chẳng hạn khi con tham gia giao thông, đi dã ngoại, leo núi…

 

Vấn đề cần lưu ý: Giữ trọng lượng phù hợp

Một khi trẻ ở tuổi đi học, cơ hội tập thể dục và các hoạt động ngoài trời đã giảm đi rất nhiều. Điều này làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em, được định nghĩa là trọng lượng cơ thể cao hơn 20% so với mức tối ưu cho trẻ cùng tuổi và chiều cao. Trẻ béo phì có nhiều khả năng thừa cân khi đến tuổi trưởng thành, do đó giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng đối với sức khoẻ cả đời người.

Ngoài ra, trẻ em thừa cân thường bị trêu chọc hoặc bắt nạt, tự ti, kỹ năng xã hội kém và khó hoà nhập với nhóm. Trẻ có thể bị kỳ thị, bị bắt nạt, hoặc phát triển khó khăn trong học tập, và cuối cùng là dễ bị tổn thương trước các vấn đề về hành vi, lo lắng hoặc trầm cảm.

Trẻ 6 tuổi tập thể thao
Khuyến khích trẻ tiểu học tham gia các môn thể thao, phòng ngừa béo phì thừa cân, đồng thời gia tăng vận động

Chương trình tập thể dục mỗi ngày và hoạt động ngoài trời phải được đặt lên hàng quan trọng để đảm bảo sự phát triển của trẻ 6 tuổi hoàn thiện. Bố mẹ cũng nên là tấm gương tốt cho trẻ 6 tuổi về lối sống lành mạnh, ăn uống thức ăn bổ dưỡng nhiều rau ít năng lượng, lập chế độ ăn chung cho cả nhà.

Mẹ nên chú ý tránh các món ăn vặt chứa nhiều dầu mỡ như bánh ngọt, thức ăn nhanh, nước ngọt…, cho trẻ dùng trong vài dịp thôi nhưng phải thật hạn chế. Có như vậy, sự phát triển của trẻ tiểu học mới ổn định, hạn chế béo phì.