Trẻ giai đoạn tiểu học có những bước phát triển về tâm sinh lý và thể chất rất đặc biệt. Phụ huynh cần theo dõi kỹ trong giai đoạn này để chăm sóc, giáo dục trẻ toàn diện hơn. Trong đó các cột mốc phát triển, Dinh dưỡng và những lưu ý quan trọng sẽ giúp bạn chăm sóc bé thuận lợi hơn.
Các cột mốc phát triển của trẻ giai đoạn tiểu học
Trẻ giai đoạn tiểu học sẽ bắt đầu từ lúc 6 tuổi đến 10 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ có sự phát triển vượt trội về thể chấc, con bạn đã biến hình từ một đứa trẻ mũm mĩm thành một học sinh mới với thân hình rắn chắc hơn.
1. Bé 6 tuổi phát triển như thế nào?
Tỷ lệ mỡ trong cơ thể thấp nhất so với các lứa tuổi nên nhìn trẻ có vẻ gầy ốm. Mỗi tháng cân nặng của bé 6 tuổi tăng từ 100g – 150g. Chiều cao bé trai 6 tuổi mỗi tháng tăng khoảng 0.5cm/tháng.
Chiều cao:
- Chiều cao bé trai 6 tuổi: 111,2– 121cm; trung bình: 116cm
- Bé gái: 109,7 – 119,6cm; trung bình: 115,1cm
Cân nặng:
- Bé trai: 18,4 – 24,6kg; trung bình: 20,5kg
- Bé gái: 17,3 – 22,9kg, trung bình: 20,2kg
2. Trẻ 7 tuổi phát triển như thế nào?
Trẻ 7 tuổi cũng có sự tăng trưởng rất nhanh. Trung bình, ở độ tuổi này, chiều cao trẻ 7 tuổi có thể tăng từ 5 đến 6,5cm/năm.
Chiều cao:
- Bé trai: 118– 124,8cm; trung bình: 121,7cm
- Bé gái: 118,3 – 123,4cm; trung bình: 120,8cm
Cân nặng:
- Bé trai: 19,2– 25,3kg; trung bình: 22,5kg
- Bé gái: 18,8 – 24,3kg, trung bình: 22,4kg
3. Trẻ 8 tuổi phát triển như thế nào?
Khi được 8 tuổi, trẻ sẽ có quá trình phát triển cơ thể dưới dạng tăng cân từ 2 – 3kg, đồng thời chiều cao của trẻ tăng lên 7,5cm.
Chiều cao:
- Bé trai: 124– 130,1cm; trung bình: 127,3cm
- Bé gái: 122,2 – 129,3cm; trung bình: 126,6cm
Cân nặng:
- Bé trai: 20,6– 27,3kg; trung bình: 25,4kg
- Bé gái: 19,9 – 26,2kg, trung bình: 25kg
Tuy nhiên, điều này thực sự có thể khác nhau đối với mỗi đứa trẻ. Thông thường, trẻ từ 8 tuổi đã bắt đầu chú ý đến chiều cao và cân nặng của bản thân.
Ở độ tuổi này, con bạn vẫn có thể mọc răng vĩnh viễn sau khi răng sữa bắt đầu rụng từng chiếc một.
4. Sự phát triển cơ thể của một đứa trẻ 9 tuổi
Bước vào giai đoạn 9 tuổi, sự phát triển thể chất của trẻ em gái rõ ràng hơn sự phát triển về thể chất của trẻ em trai. Sự phát triển của trẻ 9 tuổi này được đánh dấu bằng sự gia tăng chiều cao và cân nặng ở bé gái nhanh hơn so với bé trai.
Chiều cao:
- Bé trai: 128– 135,9cm; trung bình: 132,6cm
- Bé gái: 126,2 – 132,8cm; trung bình: 131,5cm
Cân nặng:
- Bé trai: 24,3– 30,2kg; trung bình: 28,1kg
- Bé gái: 23,6– 29,8kg, trung bình: 28,1kg
5. Sự phát triển cơ thể của một đứa trẻ 10 tuổi
Nhiều trẻ sẽ bắt đầu trải qua giai đoạn tăng trưởng vượt bậc khi lên đến lớp năm. Các bé gái có xu hướng phát triển với tốc độ nhanh hơn và có thể đột nhiên thấy mình cao hơn các bé trai cùng tuổi.
Chiều cao:
- Bé trai: 132,9– 139,2cm; trung bình: 137,8cm
- Bé gái: 133,6– 140cm; trung bình: 138,6cm
Cân nặng:
- Bé trai: 26,4– 33,2kg; trung bình: 31,2kg
- Bé gái: 27,8– 33,9kg, trung bình: 31,9kg
Dinh dưỡng cho trẻ giai đoạn tiểu học
Trẻ giai đoạn tiểu học từ 6 tới 10 tuổi là giai đoạn cơ thể đang phát triển mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Bên cạnh đó, đây còn là giai đoạn tích luỹ dưỡng chất để trẻ chuẩn bị đến với quá trình dậy thì.
Thiếu hụt chất ở bất kỳ thành phần nào cũng có thể gây ảnh hưởng tới tầm vóc và trí lực trẻ. Tuy nhiên cha mẹ cần chú ý cho trẻ ăn khoa học bởi nếu cho ăn nhiều những nhóm dinh dưỡng cần hạn chế rất dễ gây thừa cân, béo phì, còn nếu trẻ ăn ít sẽ ít cân, hay ốm, mệt mỏi, ảnh hưởng tới hoạt động vui chơi, học tập.
Giai đoạn của lứa tuổi học sinh từ 6 tới 10 tuổi có nhu cầu về năng lượng và chất đạm khác nhau. Vì vậy cha mẹ nên biết để đảm bảo trẻ được đảm bảo về dinh dưỡng:
- 6 tuổi: Năng lượng 1600g, chất đạm 36g/ngày
- 7– 10 tuổi: Năng lượng 1800g, chất đạm 40g
Lứa tuổi này trẻ đã hoàn toàn ăn cùng với gia đình, tuy nhiên các bà mẹ cần lưu ý một số điểm sau:
- Cho trẻ giai đoạn tiểu học ăn no và nhiều vào bữa sáng (để tránh ăn quà vặt ở đường phố, hoặc một số trẻ ăn quá ít, nhịn sáng sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, thậm chí hạ đường huyết trong giờ học).
- Nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, tránh ăn một vài loại nhất định.
- Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, để tránh táo bón, đồng thời cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
- Ăn đúng bữa, không ăn vặt, không ăn bánh, kẹo, nước ngọt trước bữa ăn
- Không nên nấu thức ăn quá mặn, tập thói quen ăn nhạt.
- Không nên ăn quá nhiều bánh kẹo, nước ngọt vì dễ bị sâu răng. Ðến bữa ăn nên chia suất ăn riêng cho trẻ, để tránh ăn quá ít hoặc quá nhiều.
- Tập thói quen uống nước kể cả khi không khát, lượng nước nên uống một ngày 1 lít.
- Giáo dục cho trẻ thói quen vệ sinh ăn uống: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
- Số bữa ăn: nên chia 4 bữa 1 ngày, 3 bữa chính một bữa phụ.
Chăm sóc trẻ tiểu học và những điều bố mẹ cần biết
Trong giai đoạn tiểu học bố mẹ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt để trẻ phát triển toàn diện. Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, ảnh hưởng của gia đình đến sức khỏe của trẻ còn quan trọng hơn bao giờ hết:
1. Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ
Việc đảm bảo một chế độ ăn uống điều độ vô cùng quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho các cơ quan và mô để cơ thể có thể hoạt động một cách hiệu quả. Nếu không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, trẻ sẽ dễ nhiễm bệnh, nhiễm trùng, mệt mỏi và tiếp thu kém hiệu quả.
Để đảm bảo khẩu phần ăn của trẻ giai đoạn tiểu học cân đối, hợp lí theo yêu cầu sau:
- Đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng.
- Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng cân đối, hợp lí.
- Cân đối thành phần các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.
- Cân đối Vitamin và khoáng chất.
Để trẻ dễ hấp thu và hứng thú khi ăn bố mẹ nên cho ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và chia làm nhiều bữa nhỏ, đa dạng hóa bữa ăn với nhiều loại thực phẩm khác nhau, thay đổi cách chế biến để trẻ ăn được nhiều.
Bên cạnh đó, bố mẹ cần đảm bảo đủ lượng nước uống cho trẻ trong ngày. Nhu cầu nước của cơ thể phụ thuộc rất lớn vào thời tiết và hoạt động của trẻ. Mỗi ngày trẻ cần khoảng 1,6 -2 lít nước (Bao gồm nước uống và nước trong thức ăn).
[inline_article id=226589]
2. Duy trì chế độ sinh hoạt hằng ngày và đảm bảo giấc ngủ đầy đủ
Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng xấu đến vận động và tập trung trong ngày của trẻ. Vì vậy bố mẹ cần cho con ngủ đủ giấc trong ngày. Trẻ 3-5 tuổi mỗi ngày ngủ khoảng từ 11 đến 14 tiếng.
Buổi trưa nên tập cho trẻ ngủ khoảng từ 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng. Buổi tối không nên cho trẻ chơi quá khuya, trẻ nên ngủ vào khoảng lúc 9h tối. Bố mẹ nên tạo không gian thoáng mát, yên tĩnh trong phòng ngủ, nên trò chuyện hoặc kể chuyện cho con dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.
Dù trẻ ở nhà cùng bố mẹ hoặc gửi cho ông bà thì bố mẹ nên lập một lịch sinh hoạt cho trẻ. Ví dụ: Buổi sáng không nên cho trẻ dậy muộn quá tạo thói quen không tốt vì dậy muộn làm cho trẻ uể oải và lười hoạt động.
Vì vậy, nên tập cho trẻ giai đoạn tiểu học dậy sớm trước 7h 30p, cùng bố, mẹ hoặc ông , bà tập một bài thể dục nhẹ nhàng để cho trẻ thư thái và sảng khoái. Dậy sớm sẽ không ảnh hưởng đến các bữa ăn sáng, trưa và tối của trẻ.
3. Giữ vệ sinh sạch sẽ
Để đảm bảo vệ sinh đồng thời giảm bớt nguy cơ lây nhiễm Covid-19, chăm sóc trẻ tốt hơn, bố mẹ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh. Nơi sinh hoạt của các bé phải được tiệt trùng, lau chùi thường xuyên.
Bên cạnh đó, bố mẹ có thể hạn chế nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc bề mặt bằng cách vệ sinh các đồ dùng, đồ chơi của bé, những vị trí nhiều người chạm vào như tay nắm cửa, nên dùng chất cồn hoặc dung dịch kháng khuẩn để loại bỏ tối đa các loại virus, vi khuẩn bám vào.
Đồng thời, giữ vệ sinh cá nhân cũng là một biện pháp quan trọng để chăm sóc trẻ hiệu quả.
4. Đảm bảo nhu cầu vui chơi và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi học
Ngoài việc ăn, ngủ, vệ sinh thì bố mẹ cũng nên tổ chức hoạt động vui chơi và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi học. Trẻ giai đoạn tiểu học có sự tiến bộ vượt bậc về nhận thức, tâm lý, tình cảm đặc biệt là các vấn đề tiền dậy thì.
Giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh tiểu học cần phải có phương pháp phù hợp qua từng giai đoạn. Chúng ta nên có cái nhìn thoải mái và tư duy mở để con mình được trải nghiệm nhiều hơn.
Nhiều chuyên gia đánh giá cao các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi học dưới đây để phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng cho con mình:
- Kỹ năng tự phục vụ bản thân: Đây là kỹ năng cơ bản trẻ cần phải học để độc lập được trong cuộc sống. Bạn nên trang bị cho trẻ những kỹ năng đơn giản nhất như tự ăn cơm, tự mặc quần áo và tự tắm rửa. Phụ huynh không nên quá bận tâm mà nên để trẻ tự làm những gì chúng thích, chỉ nên hỗ trợ khi trẻ gặp khó khăn. Tốt nhất nên hướng dẫn trẻ tuần tự từng bước một để trẻ tập quen dần và có thể tự phục vụ chính mình.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Nên dạy trẻ giai đoạn tiểu học biết những kỹ năng hợp tác với người khác và tinh thần đồng đội khi làm việc nhóm. Làm việc nhóm nhiều sẽ giúp trẻ phát triển những kỹ năng xã hội cần thiết, biết cách xây dựng và duy trì mối quan hệ. Tôi luôn tạo cơ hội cho con cái tham gia các hoạt động ngoài trời như cắm trại, các trò chơi lành mạnh khác.
- Kỹ năng quản lý cảm xúc: Tâm lý trẻ 6 tuổi trở lên thường rất nhạy cảm với môi trường chúng tiếp xúc mỗi ngày, nên chúng ta nên có giải pháp giúp trẻ tự quản lý cảm xúc của chúng. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia tâm lý học hàng đầu trên thế giới, người có chỉ số EQ càng cao họ càng dễ thành công trong cuộc sống. Yếu tố cảm xúc đóng vai trò khá quan trọng trong việc phát triển của trẻ, tạo tiền đề để trẻ nhận thức về bản thân mình.
- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng nhất mà học sinh tiểu học cần được nhà trường và phụ huynh giáo dục càng sớm càng tốt. Có nhiều hình thức giao tiếp khác nhau mà trẻ cần được giáo dục trong giai đoạn này như: giao tiếp bằng lời nói, giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng ngôn từ tùy vào tình huống sao cho phù hợp.
- Kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Thông thường trẻ em không biết được cách xử lý tình huống nguy hiểm, do đó cần phải để trẻ học được cách tự bảo vệ chính mình khi gặp nguy hiểm.
5. Giáo dục giới tính cho trẻ tiểu học
Theo chuyên gia y khoa Nội tiết, trẻ bắt đầu dậy thì trong khoảng 8-13 tuổi ở nữ và nam từ 9 đến 14 tuổi. Nhưng đối với trẻ dậy thì sớm, sự phát triển của các dấu hiệu sinh dục thứ phát xuất hiện trước 8 tuổi ở trẻ nữ và trước 9 tuổi ở trẻ nam.
Phụ huynh cần dành nhiều thời gian quan sát, để ý đến các biểu hiện cơ thể và tâm lý trẻ 6 tuổi trở lên. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là cần trang bị cho trẻ giai đoạn tiểu học các kiến thức về giới tính.
Hãy dành thời gian bên trẻ, thủ thỉ với trẻ đâu là những giới hạn mà những người xung quanh được phép và không được đụng chạm vào các bộ phận cơ thể của mình. Đó mới là điều giúp ích cho trẻ tốt nhất, thay vì cứ để trẻ phát triển một cách tự nhiên.
Nhìn chung trẻ giai đoạn tiểu học có rất nhiều vấn đề cần bố mẹ quan tâm, theo dõi sâu sát để chăm sóc tốt hơn. Chúc các bé gia đình bạn sẽ phát triển hoàn thiện và tốt nhất.
Trung Minh