Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Rụng tóc ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách khắc phục

Bình quân trẻ có thể mất hơn 100 sợi tóc mỗi ngày. Tại sao tóc lại rụng nhiều như thế? Điều này khiến mẹ và trẻ đều hoang mang. Nguyên nhân dẫn đến rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì rất đa dạng, từ thói quen chăm sóc tóc thiếu khoa học, chế độ dinh dưỡng bất hợp lý cho đến cả những nguyên do bệnh lý. Điều quan trọng là bạn nên tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì để có biện pháp giúp con thoát khỏi “cơn ác mộng” mang tên rụng tóc nhé!

Điểm mặt nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì liên quan bệnh lý

Có phải trước tình hình rụng tóc ở trẻ em 7 tuổi, rụng tóc ở trẻ em 10 tuổi và cả triệu chứng rụng tóc nhiều ở nữ giới, nam giới tuổi dậy thì, bạn luôn thắc mắc rụng tóc nhiều là bệnh gì? Tóc rụng nhiều nguyên nhân là gì?

1. Trẻ bị rụng tóc từng mảng (alopecia areata)

Tóc rụng nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Rụng tóc từng mảng là một bệnh tự miễn và cũng là nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì. Bệnh xảy ra do hệ miễn dịch nhận “nhầm” nang tóc là “kẻ thù” của cơ thể nên đã tấn công. Trẻ mắc bệnh thường có những mảng hói nhỏ trên đầu, kích thước to nhỏ khác nhau ở dạng hình tròn hoặc bầu dục; móng tay có đốm trắng, bị rỗ hoặc nổi mề đay và đôi khi trẻ có thể than phiền vì bị ngứa hay đau nhức ở vùng da đầu không có tóc.

Cho đến nay, y học vẫn chưa có cách điều trị rụng tóc từng mảng triệt để. Người bệnh sẽ phải sử dụng thuốc mỡ, tiêm hoặc thoa kem dưỡng có thành phần corticoid theo chỉ định của bác sĩ. Nếu điều trị đúng tiến độ, hầu hết triệu chứng rụng tóc nhiều ở nữ giới, nam giới tuổi dậy thì sẽ được khắc phục. Trẻ bị rụng tóc tuổi dậy thì từng mảng sẽ mọc tóc lại trong vòng 1 năm.

2. Nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì là do nấm da đầu (tinea capitis)

Nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì

Sở dĩ trẻ bị nhiễm nấm là do sức đề kháng của con không tốt, cộng với những yếu tố khác như thời tiết thay đổi, trẻ đi học dùng chung đồ cá nhân với các bạn (đặc biệt là lược, mũ).

Đặc điểm nhận dạng trẻ bị nấm da đầu là con có biểu hiện ngứa, thường xuyên gãi đầu, da dầu sưng đỏ đôi khi trông như có vảy, tóc rụng quá nhiều hoặc trên tóc xuất hiện những hạt tròn cỡ hạt kê màu nâu sẫm hoặc đen có thể dùng tay tuốt ra như trứng chấy. Một số trường hợp trẻ còn có thể bị sốt hoặc nổi hạch bạch huyết.

Cách khắc phục rụng tóc trong trường hợp này như sau: Vì có nhiều chủng nấm tóc gây bệnh khác nhau nên bác sĩ sẽ phải lấy mẫu phân lập để chẩn đoán. Cách chữa rụng tóc ở tuổi dậy thì đối với trường hợp này thông thường sẽ là uống thuốc kháng nấm trong vòng 8 tuần kèm theo kết hợp dùng một số loại dầu gội đặc trị.

3. Nội tiết tố thay đổi

“Thủ phạm” thường gặp của chứng rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì là do hormone Dihydrotestosterone (DHT) tăng lên đột ngột ở cả nam và nữ. Nguyên nhân khiến hormone này tăng lên là do sự mất cân bằng của hormone testosterone. Bởi dưới sự trợ giúp của một loại enzyme nằm trong tuyến dầu của tóc, testosterone sẽ chuyển thành DHT. Sau đó, DHT sẽ thu nhỏ các nang tóc, khiến tóc rụng.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Ngực của con gái phát triển như thế nào ở tuổi dậy thì?

4. Chứng nghiện nhổ lông, tóc (trichotillomania)

Nguyên nhân gây rụng tóc ở nữ giới hay nguyên nhân rụng tóc ở nam tuổi dậy thì không loại trừ chứng nghiện nhổ lông, tóc.

Đây là một dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là độ tuổi vị thành niên, dậy thì. Do vậy mà nó được xếp vào một trong những nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì. Bệnh đặc trưng bởi việc trẻ thường xuyên tự bứt tóc khỏi da đầu dù biết là rất đau nhưng vẫn không thể kìm chế lại được.

Hội chứng này để lại một số hậu quả như nhiễm trùng, tổn thương da đầu vĩnh viễn. Nếu không sớm phát hiện và điều trị, bệnh sẽ tiến triển thành chứng nghiện ăn tóc (trichotillophagia) gây tích tụ tóc ở dạ dày dẫn đến đau bụng. Nhổ tóc có mọc lại không? Thật may vì trẻ mắc bệnh có thể chữa khỏi nhờ áp dụng liệu pháp thay đổi tâm lý hành vi kết hợp cùng các bài tập hỗ trợ cảm xúc nếu bạn phát hiện sớm không để bé gây tổn thương da đầu vĩnh viễn.

5. Nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì do trẻ bị rụng tóc kiểu telogen (telogen effluvium)

Về lý thuyết, telogen là một phần trong chu kỳ phát triển bình thường của tóc. Vào giai đoạn telogen, tóc sẽ bước vào trạng thái nghỉ và ngưng phát triển, sau đó những sợi tóc cũ rụng đi để tạo điều kiện cho tóc mới mọc thay thế. Thông thường, chỉ có 10–15% số nang tóc bước vào giai đoạn này.

Ở trẻ tóc bị rụng nhiều kiểu telogen, nhiều nang tóc sẽ chuyển sang giai đoạn telogen hơn. Điều này đồng nghĩa thay vì chỉ rụng 100 sợi tóc mỗi ngày, trẻ em bị rụng tóc nhiều gấp đôi, gấp ba số đó. Hệ quả là tóc mỏng dần rồi dẫn đến hói. Tóc rụng nhiều kiểu telogen thường xảy ra sau một biến cố, chẳng hạn sốt rất cao, phẫu thuật, tổn thương về tinh thần… Sau khi phục hồi khỏi những vấn đề này, tóc của trẻ sẽ mọc lại (kéo dài khoảng 6 tháng đến 1 năm).

6. Nguyên nhân gây rụng tóc và cách chữa trị do thiếu hụt dinh dưỡng

thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì

Vì sao bị rụng tóc? Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng đảm bảo cơ thể khỏe mạnh toàn diện. Việc thiếu hụt các vitamin và khoáng chất là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì. Rụng tóc còn là biểu hiện của chứng rối loạn ăn uống hoặc phản ánh trẻ bị thiếu chất do phải ăn chay trường.

Theo đó, nếu thiếu hụt các dưỡng chất như sắt, kẽm, niacin (vitamin B3), biotin (vitamin B7, protein cùng các axit amin thiết yếu, tóc sẽ rất dễ bị khô, giòn, thậm chí các nang tóc có thể bị viêm đến mức không thể mọc tóc mới. Điều quan trọng cần làm lúc này là xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối dinh dưỡng cho trẻ.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 12- 13 tuổi

7. Nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì do trẻ mắc bệnh suy giáp

Tuyến giáp ở phần cổ đảm nhiệm vai trò giải phóng hormone giúp kiểm soát sự trao đổi chất của cơ thể. Ở trẻ bị suy giáp, tuyến giáp không sản sinh đủ hormone cần để duy trì các hoạt động bình thường.

Các triệu chứng của bệnh bao gồm: tăng cân, táo bón, mệt mỏi và cả khô và rụng tóc nữa. Tình trạng rụng tóc sẽ chấm dứt khi trẻ được điều trị bằng liệu pháp hormone. Nhưng sẽ mất ít nhất vài tháng để trẻ mọc tóc trở lại.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ em bị tóc bạc sớm là bệnh gì? Cách điều trị tận gốc cho trẻ

Một số nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì không liên quan bệnh lý

nhuộm tóc ở tuổi dậy thì là nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì

Ngoài những nguyên do thuộc bệnh lý, trẻ bị rụng tóc còn có thể bắt nguồn bởi những vấn đề sau:

  • Rụng tóc do lực ma sát: Nguyên nhân rụng tóc ở nữ hay nam tuổi dậy thì có thể do thói quen khi ngủ. Trẻ dụi đầu quá nhiều vào gối hoặc ga trải giường cũng dễ bị rụng tóc.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp: Các sản phẩm kém chất lượng, nhiều hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc sẽ làm suy yếu các nang tóc, lâu dần khiến tóc gãy rụng nhiều.
  • Ảnh hưởng từ việc tạo kiểu tóc: Nhiều bạn trẻ thời nay vì muốn hợp mốt nên đã uốn, duỗi, nhuộm tóc khá thường xuyên. Nên nhớ, nhiệt độ cao từ quá trình sấy, ép tóc cộng thêm việc xử lý hóa chất sẽ khiến da đầu trở nên kích ứng, bị tổn thương gây rụng tóc.
  • Cột tóc quá chặt: Nguyên nhân gây rụng tóc nhiều ở nữ còn có thể do các bạn gái tuổi teen thường hay cột tóc kiểu đuôi ngựa, thắt bím hay búi nhiều vòng trên đầu. Việc này rất dễ khến chân tóc bị kéo căng, suy yếu rồi dẫn đến rụng tóc.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Nguyên nhân khiến tóc rụng nhiều bao gồm cả việc dùng thuốc điều trị mụn trứng cá hoặc bệnh lý liên quan đến tuyến giáp lâu dài cũng là nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Dậy thì thành công là gì? Bì quyết gì giúp con dậy thì thành công không lo rụng tóc?

Làm sao để hết rụng tóc ở tuổi dậy thì?

Vậy là bạn đã biết rõ nguyên nhân rụng tóc nhiều ở nữ giới và nam giới tuổi dậy thì. Vậy tóc rụng nhiều phải làm thế nào? Làm sao để hết rụng tóc ở tuổi dậy thì? Cách ngăn ngừa rụng tóc ra sao? Để con có mái tóc đẹp, suôn mượt tự nhiên, bạn nên chú ý những vấn đề này nhé!

  • Chọn dầu gội phù hợp với da đầu của trẻ, nên ưu tiên loại có nguồn gốc tự nhiên, dịu nhẹ.
  • Tuyệt đối không đổi dầu gội liên tục vì da đầu trẻ không kịp thích nghi sẽ dễ sinh ra gàu.
  • Nên để tóc khô tự nhiên, tránh sấy tóc ở nhiệt độ cao nếu không cần thiết.
  • Trường hợp rụng tóc do tác dụng phụ của thuốc, chỉ cần ngưng dùng thuốc một thời gian là sẽ khỏi ngay hoặc bố mẹ có thể yêu cầu bác sĩ đổi thuốc cho con sang loại ít phản ứng phụ hơn.
  • Không chạy theo trào lưu uốn, nhuộm, thay đổi kiểu tóc liên tục và cũng không nên buộc tóc quá chặt.

>> Xem thêm: Dấu hiệu bắt đầu và kết thúc tuổi dậy thì nữ là gì? Mẹ cập nhật ngay nhé!

Mong rằng những chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì và có các biện pháp phòng ngừa để con thoát khỏi “nỗi ám ảnh” này!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

7 lý do mẹ nên chế biến sinh tố rau củ giảm cân cho trẻ tuổi dậy thì

Sinh tố rau củ giảm cân có thể giúp trẻ tuổi dậy thì giữ vóc dáng cân đối mà vẫn bổ sung được những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

sinh tố rau củ giảm cân

Quan niệm ăn càng nhiều, dinh dưỡng càng cao quả thực hết sức sai lầm. Bởi lẽ, thực phẩm cũng sẽ vô giá trị nếu chúng không mang lại dinh dưỡng cho cơ thể. Để có lối sống khỏe mạnh cho trẻ và hạn chế mắc bệnh béo phì, bạn cần thiết lập một chế độ ăn uống cân đối.

Theo đó, bữa phụ xen kẽ với các bữa chính trong ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chúng thúc đẩy sự trao đổi chất để tạo năng lượng bổ sung cho con, nhưng làm sao để đạt mức vừa đủ? MarryBaby chia sẻ 7 lý do chứng minh rằng một cốc sinh tố rau củ có thể là lựa chọn thay thế tuyệt vời cho những bữa ăn phụ cầu kỳ khác.

1. Sinh tố rau củ cho trẻ có thể chế biến nhanh chóng

sinh tố rau củ giảm cân

Cuộc sống ngày càng bận rộn, con người có xu hướng ưa chuộng những lựa chọn nhanh gọn hơn. Sinh tố rau quả chính là “ứng viên” tiềm năng cho tiêu chí bữa sáng đơn giản, dễ thực hiện.

Bạn chỉ tốn chưa đầy 10 phút để làm ra một cốc sinh tố mát lành, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, thoát khỏi những bữa ăn nặng nề, đầy dầu mỡ khó tiêu. Mẹ có thể chuẩn bị sẵn các loại rau quả mình muốn sử dụng trước thay vì phải “vắt óc” suy nghĩ nên ăn hay nấu gì cho bữa phụ.

2. Sinh tố rau củ mang lại nguồn năng lượng vừa đủ và giàu chất xơ

Với một buổi sáng có biết bao bài vở chồng chất, chắc chắn trẻ sẽ cần đến một nguồn năng lượng đủ để “chinh phục” mọi thử thách. Một bữa ăn sáng no bụng là chìa khóa để duy trì hoạt động trong ngày.

Tuy nhiên, con trẻ tuổi dậy thì vẫn cần những buổi ăn phụ để bổ sung năng lượng kịp thời. Và lúc này, một ly sinh tố rau củ giảm cân nhờ giàu chất xơ tự nhiên này sẽ giúp trẻ cảm thấy no mà không có cảm giác nặng bụng.

3. Giữ nước cho cơ thể

Giữ nước cho cơ thể

Tất cả chúng ta đều được khuyên nên uống 1,5-2 lít nước/ngày, đảm bảo nhu cầu cần thiết của cơ thể.

Thay vì chỉ uống những cốc nước đơn điệu, tại sao bạn không đổi vị cho con bằng món sinh tố rau củ. Việc duy trì thói quen uống nước vào buổi ăn phụ sẽ là nền tảng để bạn bảo vệ sức khỏe của trẻ tuổi dậy thì.

4. Giảm tình trạng viêm

Sinh tố rau củ chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp chống lại tình trạng viêm, giúp trẻ khắc phục tình trạng mụn ở tuổi dậy thì. Ngoài ra, nó còn là giải pháp tự nhiên đối phó với vấn đề đầy hơi ở nhiều người. Để tình trạng khó chịu này không “quấy rầy” con mình, mẹ hãy vào bếp làm một cốc sinh tố rau củ giảm cân với chuối, cải bó xôi, bơ và húng quế.

5. Cải thiện sự tập trung

Cải thiện sự tập trung

Hẳn là ai cũng trải qua cảm giác mệt mỏi, thèm được ngủ khi ăn quá no. Một bữa ăn phụ nặng nề thậm chí còn khiến trẻ cảm thấy lờ đờ, khó chịu không thể tập trung học hành hiệu quả. Đó là lý do một ly sinh tố xanh mát sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo.

Thêm vào đó, các dưỡng chất từ rau quả sẽ “thổi bay” tình trạng “sương mù não”. Thuật ngữ này dùng để diễn tả sự mất tập trung hay có cảm giác lơ mơ, quá tải.

6. Sinh tố rau củ giúp kiểm soát cơn thèm ăn của trẻ

Việc ăn uống không khoa học trong buổi ăn phụ có thể khiến nhiều trẻ cảm thấy bị thiếu năng lượng vào cuối ngày. Điều này khả năng cao sẽ dẫn đến cơn thèm ăn xuất hiện. Một khi cung cấp đủ lượng dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể, cảm giác này sẽ dần “tan biến” đi. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu trẻ chịu khó làm theo thói quen dùng sinh tố rau củ vào mỗi bữa ăn phụ.

7. Mang lại làn da trắng sáng tự nhiên

sinh tố rau củ giảm cân giúp da trắng sáng

Bạn có biết rằng những loại thực phẩm có màu xanh lá thường rất tốt cho da hay không? Nhiều nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ rau xanh hằng ngày có làn da căng mịn và trắng sáng hơn rất nhiều.

Việc khởi đầu ngày mới với một cốc sinh tố rau quả giảm cân cũng sẽ giúp các “công chúa” nhà bạn sớm sở hữu làn da đáng mơ ước như vậy đấy!

Gợi ý 2 cách làm sinh tố rau củ quả cực lành mạnh

1. Sinh tố rau củ giảm cân thần tốc từ cần tây

Nhắc đến sinh tố rau củ giảm cân là phải kể đến sinh tố cần tây. Theo các chuyên gia, cần tây là loại rau sở hữu nguồn dinh dưỡng phong phú, đặc biệt lại rất hạn chế calo nên sẽ là lựa chọn sáng suốt cho những ai cần một bữa sáng đủ đầy nhưng vẫn muốn vòng eo thon gọn. Để giảm độ hăng của cần tây, mẹ có thể thêm táo vào công thức.

Cách làm như sinh tố rau củ giảm cân này như sau:

  • Cần tây (1 – 2 cây) rửa sạch, bỏ lá, chỉ lấy phần cọng. Táo có thể rửa qua nước muối rồi thái thành từng miếng nhỏ
  • Cho cả cần tây và táo vào máy xay với 150ml sữa tươi không đường
  • Xay đến khi hỗn hợp mịn thì cho ra cốc rồi dùng ngay

2. Sinh tố cải bó xôi, bơ, chuối và lạc (đậu phộng)

sinh tố bơ chuối

Trong các loại sinh tố rau củ thì đây là loại vừa giúp thanh lọc cơ thể, bổ sung năng lượng mà còn khá vừa miệng nữa. Nguyên liệu để làm ra thức uống này tất nhiên là phải có cải bó xôi, bơ, chuối và bơ đậu phộng. Ngoài ra, một số nguyên liệu phụ khác bao gồm sữa tươi không đường (loại ít béo), một ít hạt hạnh nhân cùng đá viên.

Cách thực hiện sinh tố rau củ giảm cân này như sau:

  • Đầu tiên là cho sữa vào máy xay trước
  • Kế đến cho một quả bơ và nửa cây rau cải bó xôi đã rửa sạch, cắt nhỏ vào
  • Sau cùng là cho một quả chuối, 1 thìa cà phê bơ đậu phộng và một ít hạnh nhân vào xay đều hỗn hợp rồi đổ ra ly thưởng thức ngay

Nếu trẻ thích dùng lạnh, bạn có thể thêm vào một ít đá viên trước khi kết thúc công thức.

Trên đây là 7 lý do bạn nên cho trẻ dùng sinh tố rau củ vào mỗi buổi sáng, cùng một vài công thức thú vị dành cho bạn. Cùng chia sẻ thêm với MarryBaby những bí quyết giúp con yêu sẵn sàng cho một ngày mới nhé!

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Tự sướng ở tuổi dậy thì có vô sinh không? Cách tự sướng an toàn cho trẻ

Cơ thể trẻ ở tuổi dậy thì có những thay đổi mạnh mẽ về nội tiết tố, hormone sinh dục… Những thay đổi này khiến cơ thể xuất hiện ham muốn bạn tình một cách tự nhiên ở cả nam và nữ giới. Tự sướng là cách để trẻ khám phá cơ thể, giải tỏa nhu cầu sinh lý mà không cần quan hệ tình dục. Vậy tự sướng ở tuổi dậy thì có vô sinh không?

1. Tự sướng là gì?

[key-takeaways title=”Tự sướng là gì?”]

Tự sướng là tiếng lóng được dùng để chỉ hành vi thủ dâm (Masurbation) hoặc hình thức tự kích thích bộ phận sinh dục để tạo ra khoái cảm, thỏa mãn nhu cầu sinh lý.

[/key-takeaways]

Thực chất, thủ dâm là một trong những cách giúp trẻ đang ở độ tuổi dậy thì tìm hiểu bản thân, cũng như giải tỏa nhu cầu sinh lý mà không cần phải quan hệ tình dục. Nhưng nếu trẻ liên tục thủ dâm ở tần suất quá nhiều, có thể dẫn đến nghiện thủ dâm và làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của con.

Tự sướng ở tuổi dậy thì có vô sinh không

Vậy con gái tự sướng ở tuổi dậy thì có sao không? Hay con trai tự sướng ở tuổi dậy thì có vô sinh không? Mời bạn đọc tiếp ngay sau đây!

2. Tự sướng ở tuổi dậy thì có vô sinh không?

Tự sướng ở tuổi dậy thì có vô sinh không? Câu trả lời là KHÔNG! Cho đến nay, chưa có bằng chứng khoa học nào cho rằng việc thủ dâm sẽ khiến trẻ ở tuổi dậy thì bị vô sinh hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

2.1 Con trai tự sướng ở tuổi dậy thì có tác hại gì không?

[summary title=””]

Con trai tự sướng ở tuổi dậy thì có bị vô sinh không? Câu trả lời là KHÔNG! Về bản chất, thủ dâm sẽ giúp các bạn nam ở tuổi dậy thì giải tỏa sinh lý một cách lành mạnh. Tuy nhiên, cha mẹ cần biết về tần suất thủ dâm ở nam giới vừa phải để chia sẻ với các con.

[/summary]

Về mặt y khoa, nam giới nên xuất tinh để làm sạch ống dẫn tinh theo chu kỳ 5-18 ngày/ lần.

Bên cạnh đó, việc tự sướng cũng là một cách thỏa mãn sinh lý an toàn. Trong trạng thái hưng phấn, trẻ cũng được giảm stress, và “giải phóng bớt năng lượng tích tụ” bên trong, đưa cơ thể về trạng thái cân bằng.

[inline_aritcle id=309675]

2.1 Con gái tự sướng ở tuổi dậy thì có vô sinh không?

Con gái tự sướng ở tuổi dậy thì có vô sinh không? Tương tự đối với bé trai, con gái tự sướng ở tuổi dậy thì KHÔNG gây vô sinh. Không những thế, thủ dâm còn mang lại một số lợi ích sức khỏe, đồng thời cải thiện chất lượng giấc ngủ.

3. Tác hại khi trẻ ở tuổi dậy thì tự sướng quá mức

Mặc dù tự sướng ở tuổi dậy thì không gây vô sinh, nhưng nếu các con bắt đầu lạm dụng và tự sướng với tần nhiều, thậm chí là bị nghiện thủ dâm. Lúc đó, từ lợi ích sẽ chuyển sang tác hại, và bắt đầu ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể.

Tác hại của việc tự sướng quá mức ở bé trai:

Tác hại của việc tự sướng quá mức ở nữ giới tuổi dậy thì:

  • Nguy cơ bị tổn thương vùng kín.
  • Gây viêm âm đạo, nếu không vệ sinh kỹ tay hoặc đồ chơi tình dục.
  • Viêm âm đạo và các tình trạng bệnh lý khác, có thể làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.

[summary title=””]

Thêm một điều quan trọng nữa, việc tự sướng thường xuyên có thể khiến con nảy sinh quan niệm lệch lạc về tình dục; ảnh hưởng tới cảm xúc hôn nhân về sau.

[/summary]

[inline_article id=83797]

4. Hướng dẫn tự sướng đúng cách cho trẻ tuổi dậy thì

Hướng dẫn cách thủ dâm an toàn

Nếu con tự sướng 1-2 lần/tuần thì tần suất này vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, nếu tần suất này ảnh hưởng lên sức khỏe, tiến độ học tập thì trẻ cần tiết chế.

4.1 Cách tự sướng đối với nam giới ở tuổi dậy thì

  • Rửa tay sạch sẽ để tránh bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục.
  • Dùng tay nắm nhẹ vào thân dương vật sau đó di chuyển nhẹ nhàng lên xuống.
  • Sau đó tăng tốc độ ma sát cho đến khi đạt cực khoái và xuất tinh.

>> Cha mẹ xem thêm: Cha mẹ cần làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì?

4.2 Cách tự sướng đối với trẻ dậy thì nữ giới

  • Rửa tay hoặc đồ chơi tình dục sạch sẽ trước khi thủ dâm
  • Mát-xa nhẹ phần mu; rồi đưa ngón tay lướt xung quanh thành môi của cô bé.
  • Cọ xát hoặc vuốt ve âm vật. Có thể xòe ngón tay trỏ và ngón giữa thành chữ V rồi trượt lên xuống xung quanh thành âm vật.
  • Hãy tự tìm một nhịp điệu khiến cơ thể phấn khích.
  • Có thể chuyển động ngón tay nhanh và mạnh hơn khi âm vật ướt hoặc sau khi cho gel bôi trơn lên; Tạo áp lực lên âm vật theo cảm xúc của bạn cho đến khi lên đỉnh.

>> Cùng chủ đề: Cách thủ dâm ở nữ giới để nuông chiều ham muốn an toàn

Tự sướng là cách giải tỏa sinh lý bình thường ở tuổi dậy thì. Do đó, cha mẹ không nên lên án hành động này trước mặt con. Thay vào đó, cha mẹ cần tìm hiểu để biết tự sướng ở tuổi dậy thì có vô sinh không hay có ảnh hưởng gì không; Hướng dẫn trẻ cách thủ dâm sao cho an toàn. Ba mẹ cũng có thể chia sẻ với con về đời sống tình dục, bộ phận sinh dục của nữ giới và nam giới để tạo cảm giác thoải mái, gần gũi với trẻ về các chủ đề tình dục.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Dậy thì thành công là gì? Cách giúp con dậy thì thành công, tự tin

Vậy dậy thì thành công có ý nghĩa gì? Dấu hiệu dậy thì thành công ở nam và nữ có khác nhau không? Mời cha mẹ đọc tiếp nội dung để biết cách hỗ trợ con dậy thì thành công hiệu quả nhé.

1. Dậy thì thành công là gì?

Dậy thì là là cột mốc đánh dấu sự chuyển tiếp từ tuổi teen sang tuổi trưởng thành của một đứa trẻ, và dậy thì thành công cũng tương tự như vậy. Dậy thì thành công có hàm ý rằng, đứa trẻ này đã phát triển rất ngoạn mục, mọi thứ đều tốt lên, từ ngoại hình cho đến nội hàm.

Trước khi tìm hiểu cách để giúp trẻ dậy thì thành công là gì thì cha mẹ cần nắm được độ tuổi dậy thì của bé trai và bé gái là bao nhiêu.

2. Độ tuổi dậy thì ở nam và nữ

  • Độ tuổi dậy thì ở bé trai (nam): thường bắt đầu từ 9-14 tuổi và kéo dài trong khoảng 4-5 năm. Đây là thời điểm cơ thể phát triển mạnh mẽ với những thay đổi như giọng nói trầm hơn, phát triển cơ bắp, và xuất hiện mùi cơ thể.
  • Độ tuổi dậy thì ở bé gái (nữ): Đối với bé gái, độ tuổi dậy thì thường bắt đầu sớm hơn, từ khoảng 8-13 tuổi, kéo dài khoảng 3-4 năm. Những dấu hiệu nhận biết bé gái đang ở độ tuổi dậy thì là vòng 1 tăng kích thước, có kinh nguyệt, thay đổi vóc dáng, tăng chiều cao…

[key-takeaways title=””]

Mặc dù độ tuổi này là độ tuổi trung bình để cha mẹ tham khảo, do sự phát triển và môi trường sống của mỗi bé là khác nhau. Tuy nhiên, nếu bé phát triển sớm hơn độ tuổi này thì khả năng cao là bé gặp phải hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ (early puberty).

[/key-takeaways]

2.1 Dấu hiệu dậy thì thành công ở nam là gì?

  • Thay đổi giọng nói: Giọng trầm và vỡ tiếng là dấu hiệu đặc trưng.
  • Mọc lông cơ thể: Lông mu và lông nách mọc nhiều và dày hơn.
  • Xuất hiện mụn trứng cá: Do thay đổi hormone, dễ dẫn đến mụn ở mặt và cơ thể.
  • Sự phát triển của cơ thể: Chiều cao và cơ bắp phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là tăng chiều cao trung bình từ 7-8cm mỗi năm.
  • Sự phát triển của cơ quan sinh dục: Tinh hoàn, dương vật phát triển và có hiện tượng xuất tinh khi ngủ (mộng tinh).
  • Một số dấu hiệu khác: Mùi cơ thể nồng hơn, đổ mồ hôi nhiều, phần ngực hơi to lên.

[key-takeaways title=”Dậy thì thành công ở nam”]

Khi một bé trai sau khi dậy thì được gọi là ‘dậy thì thành công’ có nghĩa là, đứa bé trai ấy đã trưởng thành về nhiều mặt, điển hình như vẻ ngoài cao to, đẹp trai, phong độ, phong thái tự tin và trông đàn ông hơn so với thời tuổi teen.

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: Tập gym ở tuổi dậy thì có bị lùn không? Tập gì tăng chiều cao?

2.2 Dấu hiệu dậy thì thành công ở nữ là gì?

  • Sự phát triển của vòng 1: Ngực bắt đầu lớn hơn, phát triển đầy đặn.
  • Kinh nguyệt: Xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên, thường từ 2-3 năm sau dấu hiệu dậy thì đầu tiên. Âm đạo tiết dịch màu trắng, ẩm ướt và nhạy cảm với sự đụng chạm.
  • Thay đổi vóc dáng: Hông mở rộng, tạo dáng cân đối với vòng eo thon gọn, chiều cao có thể tăng từ 5 – 7,5cm trong vòng từ 1 – 2 năm.
  • Mụn trứng cá và mùi cơ thể: Mụn xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố.
  • Mọc lông cơ thể: Lông mu và lông nách mọc dày và nhiều hơn, có thể có một ít mép.
  • Một số dấu hiệu khác: Đổ mồ hôi nhiều, mùi cơ thể nồng hơn, đầu ti to ra và mềm, một bên vú có thể phát triển trước một vài tháng so với bên còn lại.

[key-takeaways title=”Dậy thì thành công ở nữ”]

Dậy thì thành công ở nữ có nghĩa là một đứa bé gái sau độ tuổi dậy thì trở nên xinh đẹp, quyến rũ và trông tự tin hơn rất nhiều. Sự thay đổi ở mức độ ngoạn mục, khiến những người xung quanh trầm trồ khen ngợi.

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: Trẻ uống nhiều sữa có gây dậy thì sớm không?

3. Cách giúp trẻ dậy thì thành công là gì?

Để giúp trẻ dậy thì thành công, cha mẹ cần chú trọng các yếu tố sau:

3.1 Chế độ ăn uống hợp lý

Đảm bảo chế độ ăn giàu dinh dưỡng, tập trung vào protein, canxi và các loại vitamin như A, C, D để hỗ trợ phát triển chiều cao và sức khỏe toàn diện của con. Đồng thời khuyên con hạn chế ăn các thực phẩm nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ và chất béo không tốt, vì có thể khiến con bị béo phì.

3.2 Thói quen uống đủ nước mỗi ngày

Nước giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và là cách giúp làn da sạch mụn trong giai đoạn trẻ ở tuổi dậy thì. Bên cạnh đó, việc uống đủ nước giúp hạn chế bớt mụn, giúp làn da đẹp và mịn hơn.

3.3 Xây dựng thói quen tập thể dục thể thao

Tuổi dậy thì là thời điểm vàng cuối cùng để trẻ phát triển chiều cao, do đó cha mẹ nên khuyến khích con tập thể dục thể thao nhiều hơn. Các môn thể thao giúp con tăng trưởng chiều cao tối ưu như là bóng rổ, bơi lội, nhảy dây, tập yoga, tập giãn cơ hoặc tập street workout.

3.4 Ngủ đúng giờ, đủ giấc

Hãy đảm bảo con ngủ đủ 8 – 9 tiếng mỗi ngày, vì đây là thời điểm cơ thể phát triển mạnh mẽ. Để làm tốt điều đó, cha mẹ cũng nên khuyến khích con ngủ sớm và hạn chế sử dụng điện thoại di động trước khi ngủ, để con ngủ ngon và sâu giấc hơn.

>> Xem thêm: Tuổi dậy thì không nên làm gì? Lưu ý để bảo vệ sức khỏe

4. Mẹo hỗ trợ tâm lý giúp con dậy thì thành công

4.1 Thường xuyên tâm sự cùng con

Khuyến khích trẻ chia sẻ suy nghĩ của mình. Hãy chọn những thời điểm thích hợp và trao đổi với con về những thay đổi trong cơ thể.

4.2 Trấn an và giải thích sự thay đổi cơ thể

Trấn an con về những thay đổi bất thường, chẳng hạn như sự phát triển của ngực hoặc mùi cơ thể mới. Con cần hiểu rằng đây là một phần tự nhiên của quá trình trưởng thành.

Đối với bé trai, cha mẹ cũng nên giải thích cho về kích thước của bìu và dương vật sẽ thay đổi như thế nào; tương tự với bé gái cũng vậy, cha mẹ cần hướng dẫn con cách chọn áo ngực cũng như cách chăm sóc vùng kín khi có kinh nguyệt.

4.3 Giúp con tự tin trong việc sử dụng mạng xã hội

Hướng dẫn trẻ dùng mạng xã hội một cách tích cực, tránh bị ảnh hưởng bởi những hình ảnh tiêu cực về hình thể hay bị bắt nạt trực tuyến.

4.4 Tạo cho trẻ cảm giác độc lập

Con cần có không gian riêng và bắt đầu phát triển khả năng tự ra quyết định. Đây cũng là thời điểm phù hợp để cha mẹ chuyển từ vai trò người giám sát sang vai trò hỗ trợ và tư vấn cho con.

4.5 Dạy con cách chăm sóc bản thân

Bên cạnh chăm sóc da mặt và vóc dáng, trẻ nên được hướng dẫn cách chọn trang phục và tự tin với hình thể của mình. Kể từ khi con bước vào tuổi teen, cha mẹ nhớ nhắc con vệ sinh thân thể, đặc biệt là rửa mặt sạch và vệ sinh bộ phận sinh dục.

Dậy thì thành công là gì?
Dạy con cách tự chăm sóc bản thân là điều kiện để con phát triển và dậy thì thành công

Câu hỏi thường gặp

1. Khi nào cha mẹ cần đưa trẻ đi khám trong tuổi dậy thì?

Cha mẹ cần đưa trẻ đên gặp bác sĩ hoặc chuyên gia nếu con có dấu hiệu chậm phát triển (hoặc phát triển quá sớm) khi ở độ tuổi dậy thì. Sức khỏe tinh thần của con không được ổn định, có biểu hiện bất thường như hung hăng quá mức, tự cô lập bản thân, sự thay đổi đột ngột về cảm xúc hoặc con đột nhiên sử dụng các chất kích thích…

Bên cạnh đó, khi đề cập đến bộ phận sinh dục cha mẹ cần sử dụng đúng thuật ngữ để con hiểu và tránh cảm giác ngại ngùng. Cụ thể đối với bé trai là dương vật, bìu, tinh hoàn, tinh dịch; với bé gái là âm đạo, tử cung, vú, đầu ti, lông mu, kinh nguyệt, buồng trứng…

2. Các yếu tố nào gây ảnh hưởng đến quá trình dậy thì?

Dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt và thói quen vận động là các yếu tố có tác động lớn đến quá trình dậy thì của con. Bên cạnh đó còn có yếu tố chăm sóc và nuôi dạy của gia đình, nhà trường và cả bạn bè đồng trang lứa của con.

3. Dậy thì thành công là gì đối với con?

Đối với trẻ, dậy thì thành công không chỉ là sự thay đổi về mặt ngoại hình mà còn là sự tự tin, sẵn sàng bước vào tuổi trưởng thành với tư duy và thái độ tích cực.

Dậy thì thành công là gì đối với con?
Đối với trẻ dậy thì thành công là con trở thành phiên bản mà con cảm thấy tự hào

Kết luận

Hy vọng với nội dung bài viết này, cha mẹ đã phần nào hiểu rõ dậy thì thành công là gì và cách giúp con trở nên tự tin và phát triển khỏe mạnh hơn trong giai đoạn chuyển giao từ tuổi teen lên tuổi trưởng thành.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tuổi dậy thì ở nam Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Cách dạy con trai tuổi dậy thì cha mẹ tâm lý nên biết

Khi một bé trai bước sang tuổi vị thành niên, mẹ có thể nhận thấy rằng các phương pháp giáo dục tại nhà trước đó đã không còn hiệu quả như trước nữa. Lúc này, con sẽ không còn ríu rít bên bạn sớm, tối. Thay vào đó, chàng trai lại muốn được riêng tư nhiều hơn. Đôi khi con có thể đặt ra nhiều câu hỏi bất ngờ cho cha mẹ.

Lứa tuổi này, con đang bắt đầu tiến đến hình ảnh của một người đàn ông và cần được ba mẹ đối xử với mình như một người trưởng thành. Vậy một người mẹ nên làm gì khi con trai dậy thì? MarryBaby xin chia sẻ cách dạy con trai tuổi dậy thì, mẹ hãy theo dõi nhé.Cách dạy con trai tuổi dậy thì

1. Hỏi xem con cần gì?   

Mẹ nên nói chuyện với con trai rằng: “Con có cảm thấy cần thay đổi điều gì ở trường học hoặc ở nhà không?” hoặc: “Con có muốn đề nghị điều gì không?”. Lắng nghe suy nghĩ và ý kiến ​​của con là chìa khóa để giúp mẹ nắm bắt được tâm lý con trẻ ở tuổi dậy thì.

Nếu con cảm thấy khó nói, mẹ có thể đưa con đi dạo hoặc đi đến một quán cà phê yên tĩnh. Khi ngồi cạnh nhau và trò chuyện như hai người bạn, con sẽ dễ mở lòng với mẹ hơn.

2. Cách dạy con trai tuổi dậy thì: Cho con tự chủ nhiều hơn

Khi con trai lớn hơn và thể hiện mình là người có trách nhiệm, mẹ cần cho con tự chủ ngày càng nhiều hơn. Ví dụ như mẹ có thể đưa cho con một danh sách các công việc hàng tuần và để cậu bé tự quản lý thời gian của mình. Điều này sẽ tạo nên điều kỳ diệu về thái độ và trách nhiệm của con đối với cuộc sống. 

3. Hãy để bố tham gia vào việc hướng dẫn cho con

Khi bước vào tuổi thiếu niên, trẻ thường có xu hướng bướng bỉnh nên không dễ dàng nghe theo lời của mẹ. 

Thật sự sai lầm nếu mẹ nổi nóng hoặc tự ái mắng, phạt con. Một bà mẹ thông minh sẽ không “chiến đấu” một mình, bạn nên lôi kéo chồng cùng tham gia vào việc dạy dỗ “cậu bé nổi loạn”. Bố đã từng trải qua tuổi dậy thì nên sẽ có kinh nghiệm nắm bắt tâm lý tuổi mới lớn, cũng như có cách để khiến con phải nghe lời.  Cách dạy con trai tuổi dậy thì

4. Giúp con có thêm trải nghiệm 

Điều quan trọng mẹ cần làm tiếp theo là mang đến cho con cơ hội được trải nghiệm thực tế. Ví dụ như mẹ có thể khuyến khích con làm bồi bàn tại một quán cà phê quen, tham gia vào các nhóm thiện nguyện hoặc tham gia vào một câu lạc bộ thể thao. Đây là những việc sẽ giúp con có thêm trải nghiệm và kỹ năng giao tiếp xã hội.

5. Ngừng việc giục con đi ngủ sớm mỗi tối

Thanh thiếu niên cần học và làm nhiều thứ riêng tư hơn vào buổi tối, vì vậy mẹ nên cho phép con ngủ muộn hơn trước đây. Khi có thêm thời gian để làm việc riêng của mình, con sẽ cảm thấy đang được mẹ đối xử như một người trưởng thành.

6. Khuyến khích con hoạt động thể chất

Ở tuổi dậy thì, con trai sẽ phát triển thể chất rất rõ rệt. Đây cũng là lúc quan trọng để mẹ dạy cho con về việc chăm sóc và rèn luyện thể chất. 

Mẹ hãy khuyến khích con luyện tập các môn thể thao đồng đội để đốt cháy năng lượng, ngăn ngừa tình trạng béo phì, ví dụ như chơi bóng rổ, bóng đá, bơi lội cùng bố hoặc bạn bè. Tất cả đều giúp con tăng cường thể lực và khả năng tương tác của mình.

Mẹ nên giúp con đặt ra các mục tiêu trong việc luyện tập thể chất, ví dụ như có mặt trong đội tuyển bóng rổ của trường.Cách dạy con trai tuổi dậy thì

7. Giúp con khám phá sở thích và tài năng của bản thân

Thay vì chỉ để con học tất cả các môn phổ thông ở trường thì mẹ hãy để ý hoặc hỏi xem con thích học môn năng khiếu nào khác. Mẹ hãy khuyến khích con theo đuổi sở thích riêng của mình để con tự khám phá bản thân. 

8. Cách dạy con trai ở tuổi dậy thì: Thể hiện sự tôn trọng 

Nếu mẹ muốn con trai biết thể hiện sự tôn trọng đối với mọi người thì không gì tốt hơn là việc cha mẹ làm gương tốt để con học theo. Con trai cũng khao khát được tôn trọng như cha mẹ. Đây cũng là cách tốt nhất để giúp cha mẹ phát triển mối quan hệ thân thiết với một chàng trai tuổi teen.

9. Đối xử với con trai như một người đàn ông 

Bất cứ khi nào có thể, mẹ hãy bắt đầu đối cách đối xử với con trai như một người đàn ông. Ví dụ như mẹ hãy giao cho con những việc khó làm hoặc nhờ cậu bé giúp bạn nhiều việc nặng mà trước đây chỉ thuộc về bố.

Hãy để con tự làm các công việc được giao thay vì mẹ vội vàng trợ giúp như trước kia. Mẹ cũng nên thường xuyên nói cho con biết mẹ muốn con làm gì, thay vì để cậu bé phải tự đoán mò.Cách dạy con tuổi dậy thì

10. Mẹ bớt lo lắng  

Phụ nữ thường cả nghĩ, hay lo lắng và quan trọng hóa vấn đề, nhất là khi bạn đã làm một người mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn tiếp tục áp dụng thói quen này khi dạy dỗ, chăm sóc con trai mới lớn thì rất nhiều khả năng bạn sẽ khiến con cảm thấy bị kiểm soát, không được mẹ tin tưởng hoặc không được tôn trọng. Vì vậy, học cách buông bỏ, thả lỏng tâm trí, bình tĩnh và tin tưởng con sẽ giúp mẹ có thể thân thiết với con hơn. 

[inline_article id=20816]

Tuổi dậy thì của con trai có nhiều sự thay đổi cả về thể chất lẫn tâm, sinh lý. Trong số đó, sự thay đổi mạnh mẽ nhất về tâm lý của con đó chính là việc trẻ muốn được tự lập, muốn được người khác đối xử với mình như một người lớn. Cho nên, nếu mẹ càng áp đặt, kiểm soát, con sẽ càng có xu hướng chống đối, xa cách. Hy vọng những cách dạy con trai tuổi dậy thì mà MarryBaby đã chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp mẹ giáo dục con tốt hơn cũng như có thể trở thành người bạn con luôn tin tưởng. 

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Dậy thì muộn có đáng lo không? Mẹ tâm lý nên biết điều này

Dậy thì muộn phản ánh điều gì ở trẻ? Có phải con bạn phát triển chậm hoặc trẻ đang gặp phải vấn đề về sinh lý? Mẹ nên tìm hiểu điều này sớm để giúp con dậy thì đúng cách nhé!Dậy thì muộn

Trẻ dậy thì sớm hay dậy thì muộn cũng đều khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Chắc hẳn bạn sẽ có nhiều nỗi băn khoăn về vấn đề này như con tôi dậy thì muộn có phải là điều xấu không? Tại sao con tôi dậy thì muộn?…

Marry Baby xin chia sẻ các thông tin về vấn đề dậy thì muộn ở nam giớidậy thì muộn ở nữ giới để giúp mẹ an tâm về sự phát triển của con trẻ nhé.

I. Dậy thì muộn ở nam

1. Ở con trai, dậy thì muộn là gì?

Con trai có thể bắt đầu dậy thì vào những thời điểm khác nhau, song có khoảng 95% dậy thì ở độ tuổi từ 9-14. Ở tuổi 14, nếu con trai chưa có dấu hiệu dậy thì, trường hợp này có thể coi là hiện tượng dậy thì muộn.

2. Các biểu hiện dậy thì muộn ở nam giới

Bình thường, con trai sẽ có các dấu hiệu dậy thì như sự mở rộng của tinh hoàn, sự phát triển của dương vật và lông mu. 

Tuổi dậy thì của con trai xảy ra khi tuyến yên bắt đầu sản xuất nhiều hơn hai hormone luteinizing (gọi là LH) và hormone kích thích nang trứng (gọi là FSH) khiến tinh hoàn phát triển và sản xuất hormone testosterone nam. Sự phát triển hormone mạnh mẽ thường bắt đầu một năm hoặc hơn một năm sau khi bộ phận sinh dục bắt đầu mở rộng, thường là vào năm 15 tuổi.

3. Nguyên nhân gây dậy thì muộn ở nam

Dậy thì muộn ở nam giới thường do các nguyên nhân phổ biến sau:

  • Do yếu tố di truyền, điều này có nghĩa là nếu mẹ, bố hoặc cả bố và mẹ dậy thì muộn thì nhiều khả năng con trai cũng dậy thì muộn.
  • Trường hợp mắc các bệnh mãn tính như bệnh viêm ruột, bệnh hồng cầu hình liềm hoặc xơ nang cũng khiến con trai dậy thì muộn.
  • Thiếu hụt hormone dậy thì LH và FSH, gọi là thiếu hụt gonadotropin bị cô lập (IGD). Hội chứng này thường xuất hiện bẩm sinh và có dấu hiệu nổi bật như dương vật nhỏ hơn bình thường.
  • Đã từng phẫu thuật tinh hoàn hoặc điều trị ung thư trước tuổi dậy thì.

    dậy thì muộn
    Dậy thì muộn ở nam có nhiều nguyên nhân

4. Các dấu hiệu và triệu chứng dậy thì muộn ở nam giới

Dậy thì muộn ở con trai thường có các dấu hiệu và triệu chứng như sau:

  • Dương vật và tinh hoàn không phát triển trước tuổi 14. Thông thường, tinh hoàn bắt đầu phát triển từ lúc dương vật vẫn còn nhỏ. Các dấu hiệu dậy thì khác sẽ xuất hiện trong 6-12 tháng tiếp theo tính từ mốc 14 tuổi.
  • Có chiều cao thấp hơn so với các bạn cùng lứa. Tuy nhiên, con trai vẫn có thể bắt kịp chiều cao với các bạn vào năm 18 tuổi.
  • Mắc hội chứng kallmann (IGD) dẫn đến khứu giác kém.
  • Tinh hoàn có vấn đề.

5. Cách chẩn đoán tình trạng dậy thì muộn ở nam 

Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng này ở nam bằng các phương pháp sau: 

  • Kiểm tra thể chất.
  • Làm một số xét nghiệm để xác nhận các nguyên nhân gây dậy thì muộn không phải do tinh hoàn như xét nghiệm testosterone, LH và FSH. Mức testosterone ở người trưởng thành dao động khoảng 250-800ng/dL. Hầu hết các bé trai bị dậy thì muộn có nồng độ testosterone dưới 40.
  • Chụp X-quang bàn tay và cổ tay để xác định tuổi xương. Đây là yếu tố giúp bác sĩ dự đoán chiều cao của người trưởng thành.

6. Cách điều trị chứng dậy thì muộn ở nam giới

Việc dậy thì chậm hơn bạn bè một vài năm là bình thường và không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu con trai dậy thì quá muộn thì cha mẹ nên cho con điều trị bằng cách phương pháp sau: 

  • Bác sĩ sẽ tiêm testosterone trong vài tháng với liều lượng và số lượng tiêm khác nhau để giúp con trai tăng chiều cao, cân nặng, phát triển dương vật và lông mu.
  • Các nghiên cứu cho thấy một liệu trình testosterone ngắn sẽ không có tác dụng đối với chiều cao của người trưởng thành nhưng sẽ cho phép trẻ cao nhanh hơn.
  • Nếu bị mắc chứng IGD hoặc tổn thương tinh hoàn, bác sĩ sẽ cho trẻ điều trị bằng testosterone với liều sẽ tăng dần theo thời gian. Ngay cả đến khi trưởng thành, con trai vẫn phải tiếp tục điều trị bằng phương pháp này.

    dậy thì muộn
    Nếu trẻ dậy thì quá muộn thì cần điều trị y tế

II. Dậy thì muộn ở nữ

1. Ở con gái, dậy thì muộn là gì?

Con gái dậy thì khi cơ thể bắt đầu sản xuất hai hormone luteinizing (gọi là LH) và hormone kích thích nang trứng (gọi là FSH), khiến buồng trứng mở rộng và bắt đầu sản xuất estrogen. 

Sự tăng trưởng của con gái bắt đầu ngay sau khi ngực phát triển và chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên xuất hiện. Một cô gái chưa bắt đầu phát triển vú từ năm 13 tuổi được coi là dậy thì muộn.

2. Các biểu hiện dậy thì muộn ở nữ

  • Cơ thể phát triển chiều cao thấp hơn bạn cùng lứa
  • Ngực không có dấu hiệu phát triển
  • Không xuất hiện lông mu
  • Chưa có kinh nguyệt

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng dậy thì chậm trễ ở nữ

Con gái dậy thì chậm so với lứa tuổi thường do các nguyên nhân phổ biến sau: 

  • Do yếu tố di truyền, điều này có nghĩa là nếu cha mẹ từng dậy thì muộn thì con gái cũng bị dậy thì muộn
  • Giảm mỡ cơ thể gây ra việc dậy thì muộn ở con gái
  • Vận động viên thể dục dụng cụ, vũ công ba lê và vận động viên bơi lội
  • Mắc chứng chán ăn
  • chế độ ăn kiêng cực đoan
  • Mắc bệnh mãn tính
  • Buồng trứng có vấn đề như phát triển không đúng cách hoặc bị tổn thương
  • Thiếu hormone tuyến yên LH và FSH, còn được gọi là gonadotropin
  • Điều trị ung thư

    Dậy thì muộn
    Có nhiều nguyên nhân khiến con gái dậy thì muộn

4. Cách chẩn đoán tình trạng dậy thì muộn ở nữ 

Bác sĩ nội tiết có thể yêu cầu con gái làm những điều sau để chẩn đoán tình trạng dậy thì chậm. 

  • Làm xét nghiệm máu để đo nồng độ LH, FSH và estradiol. Nếu có nồng độ LH và FSH rất cao sẽ cho thấy buồng trứng của con gái không hoạt động tốt.
  • Nếu nguyên nhân bệnh suy buồng trứng không rõ ràng, bác sĩ sẽ thực hiện một nghiên cứu nhiễm sắc thể hoặc karyotype. Nếu LH, FSH và estradiol đều ở mức thấp, nguyên nhân dậy thì muộn có thể xuất phát từ việc giảm mỡ hoặc cơ thể bị thiếu hụt LH và FSH vĩnh viễn.
  • Có thể làm xét nghiệm MRI nếu con gái bị thiếu hụt nhiều hormone tuyến yên
  • Chụp X-quang tay để xác định tuổi xương

5. Cách điều trị chứng dậy thì muộn ở nữ giới 

Con gái có thể điều trị tình trạng này bằng các phương pháp sau: 

  • Trường hợp dậy thì muộn do giảm mỡ cơ thể: Con gái chỉ cần bỏ chế độ ăn kiêng và ăn uống nhiều hơn để tăng cân.
  • Trường hợp bị suy buồng trứng nguyên phát hoặc thiếu hụt gonadotropin vĩnh viễn: Con gái cần điều trị estrogen lâu dài bằng cách uống viên nén estradiol hàng ngày hoặc thoa ngoài da hai lần trong một tuần và tăng liều lượng theo thời gian.
  • Sau 12-18 tháng điều trị estrogen, con gái sẽ sử dụng hormone thứ hai là progestin.

[inline_article id=22253]

III. Những câu hỏi thường gặp về chứng dậy thì muộn ở con trai và con gái

Mẹ có thể tham khảo các câu hỏi thường gặp sau để có thêm thông tin về việc con bị dậy thì chậm hơn so với bạn bè cùng trang lứa nhé.

1. Con tôi đã phát triển lông mu và mùi cơ thể, nhưng vẫn không phát triển vú. Tôi có nên quan tâm không?

Trả lời: Con bạn có thể có lông mu và mùi cơ thể nhưng không phát triển vú vẫn bị coi là dậy thì muộn. Bởi vì sự phát triển của vú và lông mu là hai quá trình riêng biệt, được kích hoạt bởi các hormone khác nhau. Hormone kích thích phát triển vú quan trọng hơn hormone kích thích mọc lông đối với việc dậy thì của trẻ.

dậy thì muộn 6
Trẻ không phát triển ngực vào độ tuổi dậy thì có phải là đang bị dậy thì muộn?

2. Tôi có nên lo lắng về việc con mình bị dậy thì chậm không? 

Trả lời: Trong phần lớn các trường hợp, cha mẹ không cần phải lo lắng về điều này. Bởi vì trẻ dậy thì muộn là bình thường, ngoại trừ khi con bị mắc bệnh nan y.

3. Việc dậy thì muộn có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ không? 

Trả lời: Việc dậy thì muộn có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sau này. Đặc biệt, trẻ bị mắc hội chứng IGD có xu hướng không phát triển nhiều trong quá trình tăng trưởng như bạn bè. Điều này có thể khiến trẻ có thân hình nhỏ hơn ở tuổi trưởng thành.

4. Dậy thì chậm có hại không? 

Trả lời: Việc này chỉ có hại trong trường hợp trẻ bị mắc bệnh lý như bệnh nan y hoặc bệnh về tinh hoàn, buồng trứng.

5. Con tôi dậy thì bị muộn nhưng khi bước vào thời kỳ dậy thì, quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn bình thường phải không? 

Trả lời: Điều đó có thể. Trẻ bị IGD đôi khi trải qua tuổi dậy thì với tốc độ nhanh hơn một chút.

6. Việc dậy thì bị muộn có ảnh hưởng đến khả năng sinh con không? 

Trả lời: Điều đó còn phụ thuộc và các nguyên nhân gây ra việc dậy thì muộn của con bạn. Nếu dậy thì muộn do chứng IGD, trẻ thường không bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, nếu do mắc bệnh ảnh hưởng đến hormone thì khả năng sinh sản của trẻ có thể bị tác động.  

dậy thì muộn
Dậy thì muộn có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Việc dậy thì muộn có thể gây ra một số vấn đề về thể chất và tâm lý cho trẻ như chậm phát triển chiều cao, cơ quan sinh dục. Điều này có thể gây ra tâm lý lo lắng, tự ti cho con. Ngoài ra, trẻ dậy thì chậm hơn lứa tuổi còn có thể báo hiệu một vài chứng bệnh mà con có thể gặp phải như bệnh nan y, bệnh về tinh hoàn hoặc buồng trứng. Do đó, cha mẹ cần chú ý đến con hơn khi trẻ bắt đầu bước vào tuổi dậy thì nhé. 

Hanako

Categories
Sự phát triển của trẻ Tuổi dậy thì nữ Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Mỹ phẩm cho tuổi dậy thì, chọn sao để bảo vệ da con trẻ?

Mỹ phẩm cho tuổi dậy thì không chỉ ảnh hưởng ở tuổi thanh thiếu niên mà còn tác động tới sức khỏe và vẻ đẹp làn da về lâu dài. Vì thế, Marry Baby mách bạn những lưu ý khi chọn mỹ phẩm cho trẻ ở độ tuổi này nhé!

Mỹ phẩm cho tuổi dậy thì

Tuổi thiếu niên mang đến cho trẻ những lần “đầu tiên” vô vùng thú vị và bỡ ngỡ như buổi hẹn hò đầu tiên, lần mua áo ngực đầu tiên, kỳ kinh nguyệt đầu tiên… Nhưng riêng với làn da, các hormone đã “đánh úp” gây ra bao điêu đứng cho làn da như da bị nhờn, nổi mụn…

May mắn thay, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các nhà khoa học và bác sĩ da liễu…, mỹ phẩm cho tuổi dậy thì ngày càng phong phú để giúp trẻ giải quyết một số vấn đề về da đang xuất hiện lần “đầu tiên”. Chính các mỹ phẩm mà con trẻ sử dụng khi thanh thiếu niên sẽ quyết định phần nào sức khỏe và vẻ đẹp làn da về sau này.

Ở độ tuổi teen, các tế bào da phân chia mạnh và nhanh. Nhờ vậy, làn da lúc này căng mịn, sáng, đẹp, mềm mại. Do đó, bạn cần bảo vệ làn da ở mức tối đa để giúp tế bào phát huy hết khả năng. Làn da trẻ trung của thời niên thiếu chính là nền tảng duy trì sức khỏe cho giai đoạn các tế bào da phát triển chậm lại sau 30 tuổi.

Nói cách khác, sự chăm sóc da chu đáo ở giai đoạn tuổi đậy thì sẽ giúp trẻ kéo dài “tuổi thanh xuân” cho làn da, khiến nếp nhăn và đốm nâu chậm xuất hiện.

Người lớn có đủ kinh nghiệm và cả điều kiện tài chính để biết cần chăm sóc da thế nào cho tốt. Tuy nhiên, với lứa tuổi mới lớn, mỹ phẩm cho tuổi dậy thì sẽ xa lạ đối với trẻ vì lần đầu sử dụng. Hôm nay, Marry Baby sẽ mách bạn những điều cơ bản cần ghi nhớ để tư vấn cho con trẻ.

1. Rửa mặt

vệ sinh cá nhân cho trẻ rửa mặt

Nguyên tắc vàng đối với các loại sữa rửa mặt dành cho mọi lứa tuổi chính là chọn loại đơn giản nhất có thể.

Đối với sữa rửa mặt, một ngách của mỹ phẩm cho tuổi dậy thì này, bạn chỉ cần chọn sản phẩm chứa chất tẩy nhẹ nhàng. Nhờ đó, trẻ không hoặc ít bị “bào mòn” hàng rào bảo vệ da.

Nếu da con bị nhờn, bạn nên hướng dẫn trẻ chọn sữa rửa mặt tạo bọt, giúp làm sạch dầu hoặc sản phẩm có axit salicylic để chống lại mụn trứng cá. Bác sĩ da liễu cũng khuyên trẻ nên dùng nước tẩy trang micellar. Bước này giúp làm sạch bụi bẩn và chuẩn bị tốt cho các bước dưỡng tiếp theo giúp bảo vệ làn da khỏe mạnh.

2. Dưỡng với serum

Làn da thiếu niên cũng cần những chất dưỡng như da người lớn. Đối với mỹ phẩm cho tuổi dậy thì, cụ thể là loại dưỡng với serum thì bạn nên chọn loại có chất chống oxy hóa.

Các chuyên gia về da gợi ý rằng những loại dưỡng chứa vitamin C hoặc serum vitamin C đáp ứng yêu cầu này. Chúng giúp da chống lại ô nhiễm và còn làm sáng da. Với những sản phẩm không chứa vitamin C, bạn cần thận trọng khi sử dụng để tránh trường hợp gây tắc nghẽn lỗ chân lông.

canxi cho trẻ 1

3. Dưỡng có retinoids

Rất nhiều những lời khuyên dành cho việc chăm sóc da khi bước vào độ tuổi ba mươi là chọn sản phẩm dưỡng có chứa retinoids (dẫn xuất vitamin A). Tuy nhiên, dẫn xuất vitamin A này không chỉ dành riêng cho độ tuổi 30 mà còn cực kỳ hiệu quả đối với tuổi dậy thì.

Tuổi dậy thì là giai đoạn đỉnh cao của việc sản xuất collagen. Nhờ đó, việc sử dụng sản phẩm có chứa retinoids lúc này đặc biệt có hiệu quả tốt hơn so với độ tuổi 30 và tạo được sức ảnh hưởng lâu dài hơn. Ngoài ra, retinoids cũng giúp trị mụn trứng cá. Vì vậy, hãy xem bước này là một công cụ hữu ích bảo vệ làn da trong ngắn hạn lẫn dài hạn.

4. Dưỡng ẩm

Trong số các mỹ phẩm cho tuổi dậy thì, kem dưỡng ẩm cũng là sản phẩm cần chú ý. Bạn nên hướng dẫn bé chọn loại có kết cấu nhẹ thay vì loại kem đặc.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại sữa dưỡng, các bé có thể chọn loại kết cấu này vì nó dễ thẩm thấu và không gây cảm giác nặng nề. Bên cạnh đó, hãy chọn các sản phẩm không chứa dầu (cho dù da khô, nhờn hoặc hỗn hợp) thì đây vẫn là chọn lựa tốt nhất.

[inline_article id=225912]

5. Kem chống nắng, một trong số những mỹ phẩm cho tuổi dậy thì được dùng thường xuyên

Nói đến mỹ phẩm cho tuổi dậy thì, chắc chắc bạn không thể bỏ sót kem chống nắng. Các bé nên dùng loại có chỉ số SPF phù hợp với hoạt động trong ngày.

Với các hoạt động không ra nắng quá nhiều, sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 vào mỗi buổi sáng là bước quan trọng trong thói quen bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và ánh sáng xanh. Bạn nên tập cho trẻ thói quen sử dụng kem chống nắng để giúp hạn chế những tác hại lâu dài cho làn da.

Uyên Hồ

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Bé gái 4 tuổi xuất hiện kinh nguyệt, cảnh báo tình trạng trẻ dậy thì sớm

BS Trần Kỳ, Trưởng khoa khám bệnh, bệnh viện tỉnh Hàng Châu (TQ)  cho biết: Tại đây mỗi ngày đều phải tiếp đón rất nhiều bệnh nhân nhí, đều đến khám với nguyên nhân dậy thì sớm. Đa số các bệnh nhi bị dậy thì sớm đều phải đến điều trị. Do điều kiện sống tăng cao, dinh dưỡng dư thừa, ăn nhiều thực phẩm chứa estrogen không kiểm soát dẫn đến hiện tượng phổ biến này.

Đáng ngại chuyện bé gái 4 tuổi xuất hiện kinh nguyệt

Vào một ngày đầu tháng trước, khi bà nội của bé Mông Mông tắm cho bé thì nhìn thấy máu chảy ở thân dưới. Nghĩ rằng bé bị trầy xước cơ thể hoặc va chạm đâu đó bị thương chảy máu nên bà cũng không quan tâm nhiều.

Sang tháng vừa rồi, bà thấy bé tiếp tục bị ra máu lần 2, sờ thấy ngực bé nổi cục cứng, bà đã hốt hoảng nghĩ đến việc cô bé đang trong thời kỳ dậy thì. Ngay ngày hôm sau, bố mẹ bé đã phải đưa con đi đến bệnh viện tỉnh để khám.

trẻ dậy thì sớm 1
Tỷ lệ trẻ dậy thì sớm hiện nay ngày càng tăng cao

Theo các bác sĩ, kết quả kiểm tra cộng hưởng từ cho thấy không có bất thường hoặc tổn thương trong tuyến yên của Mông Mông. Tuy nhiên hình ảnh siêu âm cho thấy tử cung và buồng trứng của bé đã bắt đầu phát triển và có đặc trưng của sự phát triển cơ quan sinh dục.

Theo bác sĩ Trần, trước mắt có thể chẩn đoán bé bị phát triển thừa các chất kích thích tố trong cơ thể gây ra dậy thì, trong ngắn hạn, buộc phải tìm ra nguyên nhân gốc rễ để điều trị.

Tình trạng trẻ dậy thì sớm ngày càng phổ biến

Tìm hiểu qua tình hình, bác sĩ cho rằng thời gian gần đây, có rất nhiều bệnh nhân nhỏ tuổi phải nhập viện để điều trị dậy thì sớm. Mỗi ngày có khoảng 100 trường hợp khám tại bệnh viện này, cao gấp hàng chục lần so với thời điểm 7-8 năm trước.

Bác sĩ Trần Kỳ nhấn mạnh, tại bệnh viện tỉnh nơi ông làm việc được xem là vùng kinh tế khá phát triển, phát triển công nghiệp nhanh, môi trường sống cũng có nhiều thay đổi.

Khi điều kiện nuôi dạy con tốt lên, trẻ em ăn uống quá dư thừa dinh dưỡng, dẫn đến béo phì và dậy thì sớm. Ngoài ra, môi trường ô nhiễm cũng là nguyên nhân liên quan đặc biệt đến trẻ dậy thì sớm.

Cảnh báo nguy cơ “Trẻ lớn quá nhanh, trưởng thành lùn thấp”

Khi trẻ bị dậy thì sớm, việc giáo dục cho trẻ về giới tính không kịp thời, dẫn đến trẻ có các vấn đề về tâm lý. Nó tạo nên những tổn thương tinh thần ẩn, điều này không tốt cho sự phát triển sức khỏe.

Sau đó, việc dậy thì sớm cũng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Ban ngày khó tập trung cao độ vào việc học tập, trí lực suy giảm, trí nhớ kém.

trẻ dậy thì sớm 3
Khi trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm, mẹ cần đưa đi khám ngay

Mặc dù chưa có nghiên cứu chi tiết khẳng định việc dậy thì sớm chắc chắn sẽ lão hóa sớm hơn. Tuy nhiên về lý thuyết thì các cơ quan trên cơ thể phát triển sớm sẽ có sự ảnh hưởng đến tuổi thọ tương lai.

Bác sĩ Trần Kỳ ví dụ, nữ giới có số lượng trứng tương đối cố định, tức khoảng 400 quả trong suốt đời người. Nếu như xuất hiện kinh nguyệt sớm thì tất nhiên sẽ sớm mãn kinh. Sau đó tử cung sẽ bị lão hóa sớm hơn những người vẫn còn trứng khi lớn tuổi.

Làm thế nào để có thể phòng tránh dậy thì sớm cho trẻ?

Hạn chế sử dụng sữa bột

Bác sĩ Trần cho biết, điều đầu tiên trong việc phòng tránh dậy thì sớm chính là khuyến khích cho trẻ bú sữa mẹ. Trong trường hợp phải bổ sung sữa ngoài, mẹ nên chọn lượng sữa bột phù hợp.

Chị em nên cố gắng chọn một số loại sữa khác nhau cho trẻ uống xen kẽ. Bé nên uống một lượng sữa vừa đủ, ví dụ trẻ em nhỏ ở tuổi mẫu giáo nên uống mỗi ngày 1 bình khoảng 150ml.

trẻ dậy thì sớm 2
Bên cạnh uống sữa bột thì thức ăn nhanh cũng làm trẻ tăng cân và dậy thì sớm

Không dùng hoa quả trái mùa

Hạn chế ăn thực phẩm trái mùa vì những món này thường được sản xuất và nuôi trồng với quy trình công nghiệp. Nó sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc thức ăn chăn nuôi công nghiệp và có chất kích thích.

Không nên ăn hoa quả và rau xanh trái vụ, hàng bảo quản lâu ngày. Trên thị trường có rất nhiều những thực phẩm trái cây bắt mắt, màu sắc tươi sáng, nhưng những loại quả này có thể có chất bảo quản không nên cho trẻ ăn.

Không uống thực phẩm chức năng

Bác sĩ Trần cũng phản đối việc nhiều cha mẹ cho trẻ uống thực phẩm chức năng. Ông khuyến khích mọi người nên cho trẻ ăn uống tự nhiên, bình thường, không nên bổ sung dinh dưỡng quá mức.

Bé nên ăn những thực phẩm tự nhiên để bổ sung dinh dưỡng như canxi hoặc vitamin thay vì sử dụng viên thuốc uống chứa những chất này.

[inline_article id=196528]

Ngủ và tập luyện điều độ

Ngoài ra, ngủ đủ giấc là một điều kiện cần thiết cho việc phát triển chiều cao. Mỗi ngày nên cho trẻ ngủ từ khung giờ 22 -23h đến 6h sáng hôm sau. Đây là thời điểm cơ thể tiết hormone tăng trưởng khá cao, thời điểm tốt để thúc đẩy phát triển xương.

Làm đúng và đủ một số bài tập thể dục để giúp bé tăng chiều cao, những động tác thể dục đơn giản có thể tập tại nhà thuận tiện và hiệu quả.

Thông thường, tỉ lệ dậy thì sớm ở bé trai và bé gái hiện nay được ghi nhận là 1:10, nghĩa là trong cứ có 1 trẻ trai bị dậy thì sớm thì có tới 10 trẻ gái dậy thì sớm. Tại Việt Nam theo TS.BS Huỳnh Thoại Loan, số bệnh nhi đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 khám và được chẩn đoán dậy thì sớm có xu hướng gia tăng.

Phần lớn trẻ mắc bệnh dậy thì sớm được cha mẹ phát hiện đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 điều trị khi trẻ được 4-5 tuổi. Trong khoảng 3 năm gần đây, bệnh viện Nhi T.Ư cũng đã điều trị cho khoảng 450 trẻ em có biểu hiện dậy thì sớm.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

18 quyển sách tâm lý trẻ tuổi dậy thì hữu ích giúp con vượt tuổi “ẩm ương”

Sách tâm lý trẻ tuổi dậy thì giúp cả cha mẹ và con cái hiểu về trẻ hơn, vượt qua giai đoạn này một cách lành mạnh và thành công “cập bến” trưởng thành.

Gợi ý sách tâm lý trẻ tuổi dậy thì MarryBaby đề cập hy vọng giúp bạn trang bị “vũ khí” hiểu biết để thành công hơn trong “cuộc chiến dạy con”.

Sách tâm lý trẻ tuổi dậy thì dành cho bố mẹ

1. Bí Kíp Dạy Con Từ 9-12 Tuổi

Sách nhìn nhận nhiều vấn đề trong tâm lý tuổi teen, và đòi hỏi trách nhiệm nuôi dạy con của cha mẹ chứ không phó mặc nhà trường.

Quyển “bí kíp” đặt ra những thắc mắc sát sườn: Cho con tiền tiêu vặt tốt không? Làm sao con có động lực học tập? làm sao khi con bị bắt nạt?…. Sau đó giải quyết chúng tuần tự.

Chắc chắn bạn sẽ thấy hình ảnh của bạn và của con trong cuốn sách. Cuốn sách sẽ giúp bạn nhận ra những vấn đề mà lâu nay bạn thiếu sót, đồng thời giúp gợi ý các quy tắc linh động thích ứng với từng lứa tuổi, tính cách.

Sách tâm lý trẻ tuổi dậy thì

2. Sách tâm lý trẻ tuổi dậy thì: Cuộc chiến tuổi dậy thì

Sách tâm lý trẻ tuổi dậy thì 2

Sách tâm lý trẻ tuổi dậy thì: Cuộc chiến tuổi dậy thì do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa (đang công tác tại Bộ môn Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc Gia Hà Nội) viết, như lời tự sự của người mẹ trong quá trình cùng con trưởng thành.

Sách gồm 4 chương, trong đó nội dung chính tập trung ở chương ba: “Cuộc chiến với tuổi dậy thì”. Bạn sẽ gặp chính mình và con với những thay đổi tâm sinh lý của con, hoặc những sự cố như nghiện game, con bắt đầu có tình cảm với bạn khác giới, đánh nhau với bạn cùng trường…

Giọng kể hài hước cùng sự tinh tế, khéo léo trong cách giải quyết vấn đề của tác giả là một gợi ý cho các bậc phụ huynh.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trầm cảm ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả ngay tại nhà

3. Sách tâm lý trẻ tuổi dậy thì: Viết Cho Con Đang Tuổi Dậy Thì

“Con bạn đang bắt đầu leo lên chuyến phà chông chênh để đến bến trưởng thành. Hãy làm người chỉ huy giỏi, nguyên tắc và linh động để giúp con vượt qua những dòng xoáy bất ngờ của dòng sông.

Hãy sát cánh cùng con để con phà không bị mất lái, không bị nước cuốn trôi. Với những chia sẻ trong cuốn sách này, hi vọng cha mẹ cùng con về đích an toàn, thành công và hạnh phúc.” – trích dẫn của tác giả Võ Thị Minh Huệ, vốn là một chuyên gia tâm lý và viết sách cho trẻ tuổi dậy thì.

Với góc nhìn của một chuyên gia và trải nghiệm của người mẹ có con trong giai đoạn dậy thì, quyển sách giúp bố mẹ thấu hiểu những khó khăn của con trong giai đoạn tuổi này. Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm để con vượt qua giai đoạn này thật an toàn? Sách tâm lý trẻ tuổi dậy thì 3

4. Sách dậy thì cho cha mẹ bé trai: Thấu Hiểu Con Trai Tuổi Dậy Thì

Con trai trong độ tuổi dậy thì đang hoàn thiện dần về tính cách, giai đoạn quá độ của một đứa trẻ sang người trưởng thành. Rất nhiều vấn đề xảy ra với con trai: Vỡ giọng, thay đổi ngoại hình, sinh lý phát triển…

Cậu bé dễ thương ngày nào sẽ sa sút tinh thần vì học hành, vì tình cảm… Hành vi cũng quay ngoắt và lạ lẫm hơn. Làm sao để đối mặt với giai đoạn này của trẻ?

Cuốn sách nêu ra các hành vi, sự việc ví dụ cụ thể và đưa ra lời khuyên giúp bố mẹ thấu hiểu hơn các chàng trai trong độ tuổi dậy thì.Sách tâm lý trẻ tuổi dậy thì 4

5. Sách tâm lý tuổi dậy thì cho cha mẹ bé gái: Thấu Hiểu Con Gái Tuổi Dậy Thì

Tương tự, cô con gái xinh xắn đáng yêu và ngoan ngoãn ngày nào đột nhiên trở thành người lớn. Con không còn muốn chia sẻ với bố mẹ, dành nhiều thời gian cho bạn bè hơn.

Thay đổi về vóc dáng, hormone làm con không kiểm soát được những hành vi của mình, tâm lý con gái rất khó nắm bắt. Con sẽ tự ti khi cơ thể thiếu hoàn hảo, bối rối trước một anh chàng nào đó…

Trước những thay đổi lớn của con gái bạn chắc hẳn sẽ không ít bối rối, đau đầu. Cuốn sách mang đến kiến thức con gái lứa tuổi này để có những phương pháp giúp con vượt qua giai đoạn dậy thì tốt nhất.

6. Sách tâm lý trẻ tuổi dậy thì: Bí Quyết Thương Lượng Tuổi Dậy Thì

sách dạy con
Sách tâm lý trẻ tuổi dậy thì: Bí Quyết Thương Lượng Tuổi Dậy Thì

Dậy thì là khoảng thời gian “con diều”, nghĩa là các con dù rất muốn “bứt” thì vẫn cần “có dây”, và bố mẹ phải “thả dây có kiểm soát” đúng khoảng cách, đúng lúc… nếu muốn cho con mình bay cao. Cả nhà đều phải học cách làm quen với sự phát triển và thay đổi cả về sinh lý lẫn tâm lý của con diều ấy.
Quá trình này, muốn tránh tối đa những mâu thuẫn, tranh cãi, căng thẳng, cả người đã lớn và những người đang lớn đều rất cần kỹ năng thương lượng. Thương lượng là để tránh xung đột và có lợi nhuận tối đa.

7. Sách tâm lý trẻ tuổi dậy thì: Lời Mẹ Gửi Con Gái

Cha mẹ nào cũng đều từng trải qua giai đoạn dậy thì, ai cũng đều từng phải đối mặt với những đứa con đầy những “rắc rối trưởng thành”. Thứ cảm giác ấy chắc chắn là sự đan xen giữa vui mừng và lo âu.
Vui mừng vì con chúng ta đã bắt đầu khôn lớn, nhưng “tuổi dậy thì” là một giai đoạn thật sự mẫn cảm; làm thế nào để giao tiếp với con, làm thế nào giúp con vượt qua giai đoạn này một cách thuận lợi vẫn luôn là bài toán khó đối với các bậc cha mẹ.
80 lời mẹ gửi con gái là 80 câu hỏi mà con gái gửi cho mẹ, 80 bức thư chan chứa tình yêu thương mẹ gửi cho con gái; là những lời tâm sự ấm áp nhất của người mẹ dành tặng cho những thiếu nữ mới lớn.

Sách tâm lý dành cho trẻ tuổi dậy thì

1. Sách tâm lý cho trẻ tuổi dậy thì: Thắc Mắc Của Tuổi Mới Lớn

Nếu thiếu cung cấp kiến thức, biện pháp giáo dục đúng đắn, trẻ sẽ ảnh hưởng không nhỏ về tâm sinh lý. Ngược lại, kiến thức trôi nổi trên mạng thiếu kiểm soát cũng dễ phát sinh tiêu cực trong lúc dạy dỗ con. Đây là bộ sách hay cho thiếu niên cần thiết mà cha mẹ nệ cho con cái đọc.

Cuốn sách này giúp các em nhận thức đúng đắn, hiểu và ứng xử đúng với những thông tin trên. Sách giúp trang bị những kiến thức hữu ích bước qua giai đoạn dậy thì đầy thách thức. Qua những mẩu chuyện, những tình huống gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em. Trang bị những kiến thức đúng đắn, lành mạnh về giới tính từ đó có ý thức, trách nhiệm hơn với bản thân.Sách tâm lý trẻ tuổi dậy thì 10

2. Sách tâm lý trẻ tuổi dậy thì: Nhật ký tuổi teen

“Nhật ký tuổi teen” dành cho các bé gái tuổi mới lớn của tác giả Julia V.Taylor – chuyên viết sách cho tuổi teen của Mỹ. Sách dành riêng cho độc giả là những cô gái đang tuổi mới lớn, bỡ ngỡ với những thay đổi của bản thân cả về cơ thể lẫn tâm lý.

Julia V. Taylor đã viết Nhật ký tuổi teen nhằm hướng dẫn các cô gái trẻ biết cách tự chấp nhận và yêu thương bản thân.

Được trình bày như một cuốn sổ nhật ký với những câu hỏi thú vị cùng nhiều hoạt động tích cực được đặt ra, các em gái có thể điền vào khoảng trống câu trả lời của chính mình, chia sẻ suy nghĩ của mình. Từ đó, các em gái có suy nghĩ tích cực về bản thân hơn. Sách tâm lý trẻ tuổi dậy thì 7

3. Kỹ năng sống an toàn dành cho tuổi teen

Cuốn sách Kỹ Năng Sống An Toàn Dành Cho Tuổi Teen trang bị cho các em cách tự bảo vệ mình thông qua những ví dụ thực tế, sinh động, ngôn ngữ ngắn gọn, cách viết khoa học, kiến thức và kỹ năng thiết thực

Tặng con sách này, bố mẹ không chỉ giúp các em học cách đề phòng nguy hiểm mà còn cần dạy các em cách tự bảo vệ khi đối mặt với tình huống nguy hiểm. Khi có tai nạn xảy ra, hầu hết mọi người chỉ biết phản ứng một cách tiêu cực, nhưng nếu vận dụng những kỹ năng thoát hiểm, các em có thể cứu sống mình chỉ trong gang tấc.

4. Sách tâm lý trẻ tuổi dậy thì: Dám Mơ Ước Để Trưởng Thành

Tâm lý trẻ tuổi teen luôn cần một tấm gương để noi theo, nên đừng vội bực khi con tôn thờ thần tượng.

Cuốn sách này mang đến những tấm gương đời thường nhưng biết ước mơ và khao khát thực hiện. Sách khuyến khích các bạn trẻ ước mơ và theo đuổi đến cùng ước mơ đ.

Cuốn sách rất cần thiết với các bạn trong lứa tuổi dậy thì. Hãy đọc cuốn sách và có những suy nghĩ thật tích cực dán mơ ước, dám thực hiện. Luôn tin vào chính mình và vươn đến những điều tốt đẹp, cao cả. Cuốn sách hay dành cho thiếu niên.Sách tâm lý trẻ tuổi dậy thì 8

5. Sách tâm lý cho trẻ tuổi dậy thì: Tôi có thể

Câu chuyện trong sách được viết từ chuyện có thật của các bạn học sinh, sinh viên. Lối kể chuyện chân thành về lòng can đảm, bao dung, sự trung thực, tính bản lĩnh… mang lại động lực cho trẻ tuổi teen.

Sách giúp bạn trẻ xác định lại những chân giá trị trong cuộc sống, khi xung quanh các bạn đầy những thách thức cám dỗ của tuổi trẻ. Thông điệp: sống đẹp trong từng ý nghĩ, lời nói và nhất là hành vi. Giúp các bạn trẻ vững vàng hơn trong cuộc sống, thành công hơn. Sách tâm lý trẻ tuổi dậy thì 9

6. Sách tâm lý cho trẻ tuổi dậy thì: Cẩm Nang Tuổi Dậy Thì Dành Cho Bạn Gái

Bước vào tuổi dậy thì, các bạn gái sẽ dần cảm nhận được những biến đổi cả về tâm lí và sinh lí. Những biến đổi đó không chỉ khiến bạn gái cảm thấy bất ngờ thú vị mà còn làm các bạn thấy tò mò, xấu hổ, cùng với một chút bỡ ngỡ, lo lắng. Biết bao nhiêu điều các bạn muốn biết, cần biết nhưng lại ngại ngùng không dám hỏi cha mẹ, thầy cô.Sách hay cho tuổi dậy thì là gì? 10 cuốn sách đầy đủ và bổ ích nhấtThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Sách hay cho tuổi dậy thì là gì? 10 cuốn sách đầy đủ và bổ ích nhất

Những câu hỏi đó dần trở thành một dấu hỏi lớn mà mỗi bạn giấu kín trong lòng, chỉ dám nhỏ to tâm sự cùng bạn bè thân thiết nhất thôi.

Tất cả những vấn đề trên đều được gói gọn trong cuốn sách tâm lý cho trẻ tuổi dậy thì này.

>> Mẹ có thể tham khảo: Con gái tuổi dậy thì thích gì, bạn biết ngay để giúp con tránh cú sốc đầu đời!

7. Sách tâm lý cho trẻ tuổi dậy thì: Những Cô Gái Mỹ – Mạng Xã Hội Và Cuộc Sống Thầm Kín Của Tuổi Dậy Thì

Xã hội hiện nay tràn ngập những ứng dụng mạng. Con người thay vì tham gia các hoạt động ngoài trời, thay vì đọc sách để gia tăng kiến thức thì lại dành hàng tiếng đồng hồ chỉ để sử dụng các mạng xã hội Facebook, Snapchat, Instagram…
Có thật họ đang cố gắng “kết nối với mọi người”? Hay thực tế chỉ muốn “sống ảo”, chìm vào những ảo mộng của bản thân? Không ít người nghiện mạng xã hội đã bị ám ảnh bởi những ngôi sao và sự nổi tiếng, càng ngày càng yêu bản thân quá đà, làm mọi thứ có thể để tự quảng bá bản thân.
Chắc hẳn bạn không còn lạ gì việc bạn bè quanh mình cứ cố phải tạo ra một con người trực tuyến hoàn hảo, làm những thứ phù phiếm chỉ để tăng sự nổi tiếng trên thế giới ảo. Đối với họ, “Tài năng không còn quan trọng để trở nên nổi tiếng nữa. Hay nói cách khác, những yếu tố tạo nên tài năng đã thay đổi rồi. Đã đến lúc chúng ta trở nên nổi tiếng đơn thuần vì sự nổi tiếng mà thôi.”

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Hậu quả của bạo lực học đường: Những tổn thương khó xóa nhòa

8. Sách tâm lý cho trẻ tuổi dậy thì: Candy Book – Bí Mật Tuổi Dậy Thì

sách cho cha mẹ
Sách tâm lý cho trẻ tuổi dậy thì: Candy Book – Bí Mật Tuổi Dậy Thì

Sách tâm lý cho trẻ tuổi dậy thì “Bí mật tuổi dậy thì” là một tập truyện nằm trong bộ truyện tranh đặc sắc dành cho lứa tuổi học trò Candy Book. Câu chuyện lần này kể về những trải nghiệm của cô bé Nam Da Li khi chớm bước vào tuổi dậy thì với những tò mò, băn khoăn, trăn trở,… Đọc xong cuốn truyện này, bạn sẽ có được lời giải đáp cho những câu hỏi mà thường ngày chúng ta không dám hỏi bố mẹ hoặc thầy cô.
Các bạn sẽ nhận ra rằng tuổi dậy thì không có gì phải xấu hổ và sợ hãi cả mà trái lại, nó là một thời kỳ đáng tự hào trong cuộc đời mỗi người.

9. Sách tâm lý cho trẻ tuổi dậy thì: Cẩm nang tuổi dậy thì dành cho bạn trai

Cho dù có là cậu bé vô tư đến thế nào đi chăng nữa thì chắc hẳn khi bước vào tuổi dậy thì các em cũng sẽ cảm nhận và chú ý đến những biến đổi về tâm sinh lí của bản thân và thấy chúng cũng vô cùng rắc rối.
Trong khi rất nhiều chuyện mới chỉ hiểu biết nửa vời, các em đã phải đối diện với nhiều vấn đề như chuyện cơ thể dậy thì, chuyện quan hệ tình cảm hay những trách nhiệm mà giới tính của các em phải gánh vác, thậm chí còn phải đối diện với những mối nguy hiểm và cám dỗ xấu xa.
Cuốn sách tâm lý cho trẻ tuổi dậy thì này sẽ giải đáp những thắc mắc xoay quanh thay đổi bất thường của bạn trai, giúp bạn tự tin khi bước vào độ tuổi dậy thì.

10. Cẩm Nang Con Trai Tuổi Dậy Thì – Những Khúc Mắc Tâm Lí

Tác giả gửi mong muốn tới độc giả của cuốn sách này là những chàng trai bước vào tuổi dậy thì sẽ được lớn lên trong tâm thế thoải mái tự tin và đàng hoàng tiến bước.
”Những khúc mắc tâm lí của các teen nam tuổi dậy thì được chuyên gia giải đáp thỏa đáng trong cuốn sách này, giúp các chàng trai của chúng ta trở nên vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng, vừa quyết đoán vừa mềm mỏng.

11. Sách tâm lý cho trẻ tuổi dậy thì: Tuổi dậy thì không gì phải sợ

Với kinh nghiệm của một Chuyên viên tâm lý, một người mẹ đã và đang trải qua thử thách với tuổi dậy thì của con mình, thông qua cuốn sách này, tác giả Võ Thị Minh Huệ sẽ giúp cho trẻ hiểu những thay đổi của tuổi dậy thì.
Đồng thời, cuốn sách cũng đồng hành cùng bố mẹ để thấu hiểu những khó khăn của con mình hơn và cùng thiết lập những nguyên tắc giúp mối quan hệ bố mẹ con cái nhẹ nhàng, thắm thiết.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bố mẹ cần làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo?

Hy vọng, 18 quyển sách tâm lý trẻ tuổi dạy thì trên sẽ nâng cao hơn nữa sự thấu hiểu giữa cha mẹ với con cái, trang bị cho bạn kiến thức cùng con vượt qua giai đoạn tuổi dậy thì nhẹ nhàng.

[inline_article id=263558]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Muốn dạy con cách sống tự lập, cha mẹ tránh can thiệp sâu vào đời sống của con

Sự tự lập của trẻ xây dựng trên nền tảng ban đầu là tự do cảm xúc. Trẻ cần được tự do thể hiện cảm xúc yêu-ghét, biết điều gì làm con hạnh phúc hoặc bất hạnh. Trải nghiệm của chính con cần được tôn trọng. Cha mẹ nên hiểu mình không thể định đoạt và điều khiển được niềm vui, nỗi buồn của con.

[remove_img id=8760]

Cha mẹ không thể ban mãi cho con niềm vui

Cha mẹ có mối quan hệ gần gũi tự nhiên với con cái và yêu con vô điều kiện. Khi con khóc, chúng ta ngay lập tức xuất hiện xem con có nguy hiểm gì không. Con buồn bã, chúng ta sẵn sàng chìa tay ôm ấp con.

Chúng ta muốn gánh cho con hết những cảm giác lo lắng, buồn bã, nhưng liệu trên suốt đường đời, chúng ta có bên con 24/24 để làm điều đó? Không! Vì vậy, tốt nhất dạy con cách sống tự lập, đương đầu với những nỗi buồn, thất bại học cách đánh bại chúng, học cách kiểm soát cảm xúc của mình.

Dạy trẻ cách sống tự lập

Cha mẹ chẳng tạo cho con lòng tự trọng

Bạn giàu có, sẵn sàng mua cho con những món đồ đắt giá, theo học những ngôi trường danh giá cao cấp. Bạn nghĩ rằng chừng đó đã đủ mang lại cho con sự tự tin và lòng tự trọng cao?

Trong mắt bạn, con là đứa trẻ tuyệt vời nhất. Bạn không ngần ngại tặng con những lời khen có cánh, rằng con rất tài năng, con xinh đẹp. Bạn nghĩ sự cổ vũ của bạn đã mang lại cho con sự tự tin?

Tất cả đều sai lầm. Lòng tự trọng, sự tự tin của con trẻ được xây dựng từ những kỹ năng sống của con trẻ. Dạy cho trẻ thực hiện các nhiệm vụ đầy thử thách, trang bị cho con đủ kỹ năng. Con sẽ làm thất bại nhiều lần, trải nghiệm nỗi buồn, sau đó vượt qua hạn chế bản thân và chiến thắng… Chỉ khi đó, trải qua quá trình tự mình thực hành và trải nghiệm, lòng tự trọng của con dần được xây dựng.

Thay vì ôm ấp khen ngợi con, thay vì cho con vật chất, hãy tập cho trẻ tự chăm lo cho cuộc sống của mình. Tỷ phú Mỹ Bill Gates có giá trị tài sản lên đến hàng tỷ đô la, nhưng ông dành phần lớn cho từ thiện, chỉ cho con phần ít. Các con của ông phải học cách tự lập, đó chính là tài sản lớn nhất mà cha mẹ dành cho con cái.

[remove_img id=40000]

Cha mẹ không thể kết bạn thay con

Ngay khi con còn bò lẫm chẫm, bé đã có nhu cầu kết bạn với bạn đồng lứa chứ không phải chỉ chơi với cha mẹ. Chúng ta có thể thu xếp đưa con đến công viên chơi đùa, để con quen bạn bè. Trẻ biết cách tự kết bạn với người con thích chứ không dưới sự chỉ đạo của người lớn.

“Mẹ, con mới kết bạn với bạn kia tuyệt vời lắm!”, khi con thốt ra câu này chứng tỏ con có sự độc lập trong suy nghĩ và hành động. Bạn không thể kiểm soát, kết bạn thay con, muốn con chơi với bạn này mà không chơi với bạn kia.

Điều bạn có thể làm là quan sát và cổ vũ tình bạn của con, sắp xếp cho con chỗ chơi đùa với bạn, đặt pizza cho chúng cùng ăn, tổ chức các buổi dã ngoại để con vui đùa cùng bạn..

Không can thiệp, cho trẻ tự học cách sống tự lập

Trong quá trình lớn lên của con, cha mẹ thường chia sẻ với con món quà tự nhiên, đó có thể là niềm vui từ âm nhạc, thể thao, giải câu đố, phim ảnh… Thông thường, chúng ta vẫn tự cho mình cái quyền là người dẫn đường, vì chúng ta có kinh nghiệm hơn.

Cha mẹ đã có quá nhiều quyền trong cuộc sống của con trẻ. Nếu tự cho mình cái quyền làm huấn luyện viên, là người quản lý của con, bạn đã vô tình tước đi của con học cách sống độc lập.

Khi con tham gia chơi bóng đá, học nhảy aerobic, bạn đừng can thiệp sâu vào thành tích của con bằng cách đề nghị huấn luyện viên nên làm điều này điều nọ theo suy nghĩ của bạn. Cho con, huấn luyện viên và đồng đội của con không gian riêng và sự tôn trọng, hãy để họ tự quyết định cách chơi, chấp nhận sự thất bại (nếu có) của con, và chia sẻ niềm vui khi con chiến thắng.

Dạy trẻ cách sống tự lập 4

Chúng ta không thể bảo vệ con 24/24, hãy dạy con cách tự ứng phó

Chẳng ai không lo lắng cho sự an toàn của con trẻ, khi rình rập quanh con luôn là những bất trắc khó ngờ. Với nhiều cha mẹ người Việt, họ sẽ để con ở yên trong nhà, không muốn cho con ra đường chơi, chấp nhận cho trẻ chúi mặt vào smartphone, xem tivi miễn sao được an toàn.

Trẻ cần 12 giờ đồng hồ vui chơi mỗi tuần. Cha mẹ đừng ngăn cản con chơi đùa trên thảm cỏ, ngoài sân, đừng sợ bẩn và nguy cơ con bị trầy xước khi chơi ngoài trời. Tốt nhất, tập cho con kỹ năng ứng phó các tình huống nguy hiểm, kỹ năng sơ cấp cứu và khả năng phán đoán để tránh tai nạn.

Muốn dạy các kỹ năng này, đừng vì sợ hãi mà nhốt con trong nhà mà hãy cho trẻ ra sân, trải nghiệm thực tế và tự học cách bảo vệ bản thân mình.

Chúng ta không thể tự tạo ra sự độc lập cho con

Bạn đoan chắc không ít lần bối rối khi nghe bé cưng nhà mình trách “Sao mẹ quên gói phần cơm trưa vào túi đi học của con”, “Sao mẹ không chuẩn bị cái này cho con”…

Quá chăm chút cho con, trẻ sẽ mất kỹ năng tổ chức sắp xếp cuộc sống, ỷ lại và thụ động. Trẻ cần gì phải biết chăm sóc bản thân khi cha mẹ đã quá quan tâm và làm hết những gì con cần.

Dạy trẻ cách sống tự lập 3

Mỗi đứa trể cần thực hành thường xuyên để hình thành sự tự lập. Cha mẹ cũng cần thực hành nhiều lần để tập cho con cách sống tự lập, đừng đau lòng hoặc nóng ruột khi thấy con chưa làm được việc hoàn hảo như mình kỳ vọng. Tốt nhất cha mẹ đứng ở khoảng cách vừa đủ để quan sát con, nhưng cũng đủ xa để đừng can thiệp vào tất cả mọi việc của trẻ.