Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Tại sao bố mẹ không hiểu con? Cách tái kết nối với con yêu ở độ tuổi dậy thì

Tại sao bố mẹ không hiểu con? Đây dường như là câu nói quá đỗi quen thuộc sau những cuộc trò chuyện hoặc cãi vã giữa bố mẹ và con tuổi dậy thì. Trên thực tế, con trong giai đoạn dậy thì có nhiều sự thay đổi thể chất, cảm xúc và hành vi khiến đôi khi bố mẹ không hiểu con cái của mình; hoặc thậm chí “không nhận ra con”.

Trong bài viết, bố mẹ sẽ hiểu những lý do tại sao bố mẹ không hiểu con; và những phương pháp để giúp bố mẹ tái kết nối với con của mình.

Tại sao bố mẹ không hiểu con tuổi dậy thì?

1. Khoảng cách thế hệ giải thích tại sao bố mẹ không hiểu con

cách dạy con nghe lời
Khoảng cách thế hệ là một trong những lý do lớn giải thích tại sao bố mẹ không hiểu con

Khoảng cách thế hệ là sự khác biệt, sự thay đổi trong lối sống, thói quen, quan niệm, tư tưởng, v.v. giữa những người sống trong những thời điểm khác nhau; với nhịp độ và bối cảnh xã hội riêng biệt.

Sự khác biệt về văn hóa giữa các thế hệ sẽ lớn dần khi bố mẹ trở nên đồng nhất với cái cũ, tương tự, quen thuộc, truyền thống và cái đã biết. Trong khi thanh thiếu niên của họ (sau này) trở nên bị cuốn hút và ảnh hưởng bởi cái mới, khác biệt, xa lạ, và chưa được thử qua.

Những bậc cha mẹ không thể kết nối sự khác biệt về văn hóa, thế hệ bằng lòng quan tâm; thậm chí phớt lờ hoặc chỉ trích con; sẽ có nguy cơ để những khác biệt này làm rạn nứt mối quan hệ; và đó là lý do lớn giải thích tại sao bố mẹ không hiểu con.

>> Bố mẹ có thể quan tâm 7 dấu hiệu nhận biết trẻ có chỉ số EQ cao

2. Con đang trong giai đoạn muốn kết nối với bạn bè nhiều hơn

Theo học thuyết phát triển của Chuyên gia tâm lý/Nhà phân tâm học Erik Erikson, tuổi dậy thì là giai đoạn con mong muốn tạo dựng kết nối với bạn bè đồng trang lứa. Thông qua đó, con có thể học cách thể hiện bản sắc cá nhân của mình. Đây cũng là lý do lớn tại sao bố mẹ không hiểu con; vì giao tiếp giữa cha mẹ-con cái bị ngắt quãng.

Con dậy thì cần cảm thấy thân thuộc và được các bạn đồng trang lứa chấp thuận. Tình bạn có thể là một sự hỗ trợ tuyệt vời và có thể đảm bảo chống lại các mối quan hệ tiêu cực chẳng hạn như những kẻ bắt nạt. Học các kỹ năng kết bạn tích cực có thể giúp cho con cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn. Vì vậy, hạnh phúc của con là trở thành một người bạn tuyệt vời của ai đó; và có nhóm bạn tốt hỗ trợ chúng.

Vì lẽ đó, trong giai đoạn này, con có thể tập trung nhiều hơn để xây dựng kết nối với bạn bè trên trường lớp. Thay vì chia sẻ, gần gũi với bố mẹ như giai đoạn tiền dậy thì hoặc nhỏ hơn. Nhu cầu này của con có thể là một nguyên nhân giải thích tại sao bố mẹ không hiểu con.

3. Tại sao bố mẹ không hiểu con? Rào cản của công nghệ

rào cản của công nghệ
Tại sao bố mẹ không hiểu con? Hãy nhìn vào thói quen sử dụng công nghệ của bố mẹ!

Nếu muốn biết tại sao bố mẹ không hiểu con, bố mẹ hãy nhìn lại thói quen sử dụng công nghệ. Với lịch trình công việc bận rộn và danh sách làm việc dài đằng đẵng; bố mẹ dường như luôn phải mang theo, kiểm tra điện thoại mọi lúc. Điều này thậm chí tạo điều kiện để bố mẹ kiểm tra email, lướt mạng xã hội dễ dàng chỉ với một hoặc hai thao tác đơn giản.

Đây sẽ là những khoảnh khắc bố mẹ bị phân tâm; và hành động này khiến con hiểu rằng thời gian bố mẹ dành cho con không có giá trị (mặc dù bản thân bố mẹ không nghĩ như vậy).

>> Bố mẹ đã biết 15 cách dạy con của người Do Thái đào tạo trẻ thành thiên tài chưa? Tìm hiểu ngay!

4. Không hiểu nhu cầu về sự riêng tư của con

Một trong những cột mốc phát triển quan trọng của lứa tuổi dậy thì đó là con cần rời xa bố mẹ; khẳng định sự độc lập và nuôi dưỡng nhu cầu riêng tư, sự tự chủ của mình. Trong quá trình chuyển đổi, nhiều bố mẹ có thể cảm thấy sốc vì con dường như không chia sẻ, kể chuyện nhiều với bố mẹ.

Trong lúc này, việc săm soi hành động của con không phải là một ý kiến hay; và thậm chí còn dẫn đến những tác động ngược như trốn học, nói dối, che giấu, v.v. Hệ quả sau cùng là khiến cho bố mẹ với con ngày càng xa nhau; và câu hỏi tại sao bố mẹ không hiểu con dường như càng khiến bố mẹ đau đầu.

5. Không có thời gian dành cho nhau là nguyên nhân lớn tại sao bố mẹ không hiểu con

Việc không có đủ thời gian chất lượng giữa bố mẹ với con cũng thúc đẩy sự mất kết nối. Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy, việc bố mẹ dành thời gian chất lượng cho trẻ vị thành niên thúc đẩy khả năng học tập, nuôi dưỡng mối quan hệ cha mẹ-con cái bền chặt hơn.

6. Tại sao bố mẹ không hiểu con? Bố mẹ so sánh con với thời thơ ấu của họ

Khi được hỏi tại sao bố mẹ không hiểu con? Tiến sĩ Tâm lý Laura Athey-Lloyd cho biết: “Khi cha mẹ so sánh thời thơ ấu hoặc trải nghiệm ông bà nuôi dạy bố mẹ lúc còn nhỏ với con; điều đó có thể tạo ra cảm giác mất kết nối.”

Ví dụ: con chia sẻ rằng chúng cảm thấy bị bắt nạt ở trường; bố mẹ trả lời rằng mình chưa bao giờ bị bắt nạt; hoặc bố mẹ trả lời ai cũng bị hết mà; và ngay lập tức đề nghị con bỏ qua. Nhiều bố mẹ có thể nói thêm rằng trẻ em ngày nay nhạy cảm hơn nhiều so với thế hệ trước. Điều này khiến con cảm thấy ngốc nghếch, bị hiểu lầm và đơn độc.

>> Mách bố mẹ Phương pháp giáo dục Steiner để giúp nuôi dạy con thành tài

Cách tái kết nối với con tuổi dậy thì

1. Kể con nghe câu chuyện của chính con khi bố mẹ không hiểu con cái

khi bố mẹ không hiểu con cái
Khi bố mẹ không hiểu con cái, Những câu chuyện thời thơ ấu sẽ cách giúp con cởi mở với bố mẹ

Một trong những cách để phụ huynh không chật vật với câu hỏi tại sao bố mẹ không hiểu con đó là chia sẻ kỷ niệm vui nhộn, đáng yêu, hoặc tuyệt vời của con lúc bé. Thanh thiếu niên thích nghe những câu chuyện về bản thân và con sẽ không thể nhịn được cười trước những trò hề thời thơ ấu của mình.

Mỗi câu chuyện bố mẹ kể sẽ cho phép con phát triển ý thức về bản thân; gắn kết sâu sắc hơn với gia đình, cảm nhận được tình yêu của bố mẹ và cho con cảm giác được thuộc về.

2. Cho con sự tự do giúp tháo gỡ nỗi lo tại sao bố mẹ không hiểu con

Một trong những lý do tại sao bố mẹ không hiểu con đó là nhiều phụ huynh có xu hướng trông chừng con mình 24/7. Trên thực tế, vấp ngã và mắc sai lầm là một phần rất lớn của quá trình trưởng thành. Điều này không có nghĩa là bố mẹ cho phép con đi những nơi dành cho người trưởng thành; nhưng việc con muốn tham gia một bữa tiệc hoặc đi hẹn hò là một phần bình thường của độ tuổi thanh thiếu niên.

Đây có lẽ là thách thức lớn nhất đối với bố mẹ, nhưng các bậc phụ huynh cần giữ bình tĩnh, hít thở sâu để xua tan nỗi lo âu về con. Sau đó, bố mẹ có thể chia sẻ với con rằng bố mẹ thấy lo lắng; và cần con cho thêm thông tin để an tâm hơn.

Hãy ngồi xuống, và đặt câu hỏi về kế hoạch của con; để bố mẹ giảm nhẹ phần nào những mối lo tràn ngập trong tâm trí.

>> Bố mẹ tham khảo ngay 27 kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi cần học

3. Yêu thương con dậy thì vô điều kiện

Khi thanh thiếu niên biết rằng cha mẹ yêu thương con, con cảm thấy mình có giá trị và ý nghĩa. Nhưng bố mẹ cần phải phân biệt giữa tình yêu có điều kiện và vô điều kiện.

Tình yêu có điều kiện đòi hỏi con phải hành xử theo một cách cụ thể hoặc phải đạt được kết quả nhất định. Nếu bố mẹ bày tỏ tình yêu của mình chỉ sau khi con trai nhận bằng khen học sinh giỏi; hoặc con gái tự nấu ăn, dọn dẹp phòng ốc; trẻ vị thành niên sẽ nhận ra con chỉ xứng đáng với tình yêu của bố mẹ với một số điều kiện nhất định. Đây là một dạng tình yêu không lành mạnh; và có thể gây nhiều áp lực cho trẻ.

Tình yêu vô điều kiện, có nghĩa là bố mẹ yêu con mình “bất chấp” những điều con chưa hoàn thiện, những thiếu sót và những khiếm khuyết của con. Đó là vòng tay qua vai và nói với con rằng: “Con đã cố gắng hết sức. Bố mẹ tự hào về cách con đã cố gắng.” Tình yêu vô điều kiện nói với con rằng: “Con không cần phải làm gì để khiến mẹ yêu con hơn. Con sẽ không bao giờ đánh mất tình yêu của bố mẹ.”

4. Tại sao bố mẹ chưa hiểu con? Có lẽ vì chưa dành thời gian chất lượng cho con

bố mẹ không hiểu con? dành thời gian chất lượng cho con
Dành cho con thời gian chất lượng sẽ giúp bố mẹ không còn phải đau đầu với câu hỏi tại sao bố mẹ không hiểu con nữa!

Nhiều lúc, bố mẹ sẽ có cảm giác như con đang đẩy bố mẹ ra xa; nhưng chúng thực sự khao khát được một lần gặp gỡ và kết nối với cha mẹ. Một khi bố mẹ đã tìm hiểu về sở thích và những mối quan tâm của con; hãy đề xuất với con về việc thực hiện cùng nhau và để con quyết định xem con muốn làm gì.

Khi trẻ tuổi dậy thì cảm thấy ngột ngạt và bị quản lý quá chặt; con có thể trở nên bực mình và muốn tránh xa bố mẹ. Nhưng nếu con cảm thấy hứng thú với việc bố mẹ dành thời gian để làm những gì chúng thích; con sẽ cho bố mẹ cơ hội để kết nối sâu sắc hơn. Bố mẹ cũng cần tìm hiểu về ngôn ngữ yêu thương của con và cách con thể hiện, đón nhận tình cảm từ người xung quanh.

Sự kết nối cần có thời gian; cũng giống như mọi thứ khác trong cuộc sống. Thay vì đau đầu với câu hỏi tại sao bố mẹ không hiểu con. Hãy kiên nhẫn, cởi mở và thực tế; bố mẹ sẽ thấy rằng việc nuôi dạy con cái ở tuổi thiếu niên không quá đáng sợ.

5. Khi bố mẹ không hiểu con cái, hãy học cách đón nhận cảm xúc của con

Cho con hiểu rằng, những cảm xúc của con đáng được lưu tâm, là quan trọng và cần được thấu hiểu; không phải chối bỏ. Đồng thời, bố mẹ cũng để con hiểu rằng con là cá thể độc nhất, với vô vàn những điều độc đáo con có thể tạo ra cho thế giới; theo cách con yêu thích.

>> Con lười học? Bố mẹ xem thêm Lời khuyên từ Chuyên gia giáo dục để con chăm chỉ hơn nhé!

6. Lắng nghe và đồng cảm để ngừng đặt câu hỏi tại sao bố mẹ không hiểu con

Khi bố mẹ không hiểu con cái, hãy bắt đầu tìm hiểu sở thích của con cũng như cuộc sống xã hội và trường học của chúng. Nếu bố mẹ thấy mình hoàn toàn không biết gì về môi trường xung quanh con; hãy đặt câu hỏi. Chìa khóa quan trọng giúp con cởi mở hơn là tìm ra điểm chung.

Nói về cuộc sống của chính bố mẹ; các mối quan hệ và công việc. Bố mẹ không cần phải giả vờ rằng bố mẹ cũng đang trải qua mọi thứ mà con đang trải qua; nhưng cảm giác tương đồng có thể tạo nên điều kỳ diệu cho tình cảm cha mẹ-con cái. Nếu bố mẹ dường như không kết nối với con với bất kỳ điều gì, đừng hoảng sợ. Đây là cơ hội tốt để im lặng và chỉ lắng nghe.

Nếu bố mẹ muốn biết về con và lý do tại sao con lại hình thành tính cách như vậy. Bố mẹ phải thực sự lắng nghe những gì con nói. Tương tác với con, đặt câu hỏi về những gì con đã nói và đừng ngắt lời nếu con nói những điều bố mẹ không thích hoặc không đồng ý. Tư duy cởi mở là rất quan trọng nếu bố mẹ muốn xây dựng lòng tin và chứng minh rằng bố mẹ sẽ không từ chối con người của con.

Qua bài viết, hy vọng các bậc phụ huynh đã hiểu tại sao bố mẹ không hiểu con. Đồng thời, nắm trong tay những cách để vun đắp tình cảm giữa cha mẹ và con cái.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tuổi dậy thì nữ Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Ngực của con gái phát triển như thế nào ở tuổi dậy thì?

Ngực của con gái phát triển như thế nào ở tuổi dây thì và sau khi dậy thì? Dưới đây là những thông tin hữu ích giúp mẹ và bé hiểu hơn về sự phát triển của ngực con gái tuổi dậy thì để có cách hướng dẫn trẻ chăm sóc vòng 1 đúng cách.

Ngực của con gái phát triển như thế nào?

1. Cấu tạo bộ ngực của phụ nữ

Trước khi tìm hiểu ngực của con gái phát triển như thế nào mẹ cần biết cấu tạo của bộ phận này. Bộ ngực của phụ nữ quan trọng nhất là tuyến vú đây cũng là điểm khác biệt với cơ ngực của nam giới. Phần lớn vú là mô liên kết, mô mỡ và dây chằng Cooper. Mỡ có chức năng bảo vệ đồng thời làm cho cặp vú mịn màng quyến rũ.

ngực của con gái phát triển như thế nào
Ngực của con gái phát triển như thế nào? Hình ảnh ngực ở tuổi dậy thì

Vú nằm trên cơ ngực và bám chức kéo dài từ đôi xương sườn thứ 2 tới đôi xương sườn thứ 6 trong vị trí giải phẫu học. ¼ vú đi xéo lên đến cuối nách. Một lớp mỏng mô vú kéo dài từ  xương đòn trên đến đôi xương sườn thứ 7 hoặc 8 phía dưới và từ giữa đến cơ lưng vì vậy nó cũng được nâng đỡ bởi các cơ này.

Nằm trong vú là các tiết sữa; có nhiều thùy, mỗi vú có từ 10-20 ống dẫn sữa dẫn sữa từ thùy đến núm vú, mỗi ống có lỗ thoát riêng. Khi bạn gái dậy thì hệ thống tạo sữa bắt đầu phát triển nhưng chưa sản xuất sữa. Khi mang thai hệ thống này bắt đầu hoang thiện và hoạt động.

2. Ngực của con gái phát triển như thế nào?

Nhiều người cho rằng ngực bé gái sẽ phát triển trong giai đoạn dậy thì nhưng điều này không đúng lắm. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, ngực của trẻ đã phát triển. Do đó, núm vú và hệ thống ống dẫn sữa đã xuất hiện trong cơ thể vào thời điểm bé chào đời.

Khi lớn lên, bên trong ngực trẻ sẽ có những thay đổi, đầu tiên là sự hình thành của các thùy, sau đó là sự phát triển của tuyến vú. Mỗi tuyến vú chứa khoảng từ 15 đến 24 thùy. Sự thay đổi nội tiết tố ở giai đoạn dậy thì là cách để kích hoạt các tuyến này.

>> Mẹ có thể tham khảo: Dậy thì sớm ở trẻ: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa

Ngực con gái phát triển đến bao nhiêu tuổi?

1. Giai đoạn 1 (8 – 12 tuổi)

Ngực con gái phát triển đến bao nhiêu tuổi? Ở giai đoạn này, núm vú chỉ mới bắt đầu nhú lên và xuất hiện một quầng tròn màu hồng. Quá trình này thường diễn ra trong một thời gian khá dài. Do đó, mẹ thường chỉ nhận thấy trẻ có sự thay đổi về chiều cao, cân nặng hoặc xuất hiện các nốt mụn.

2. Ngực của con gái phát triển như thế nào ở giai đoạn 2 (13 tuổi)

Ở độ tuổi này, vòng ngực của trẻ sẽ nhô cao ra và phát triển dần thành bầu ngực. Lúc này, quầng tròn màu hồng sẽ phát triển rộng ra và nhạy cảm hơn. Đây được coi là một trong những bước đệm quan trọng đối với sự phát triển của “núi đôi” ở giai đoạn này.

3. Giai đoạn 3 (14 tuổi)

Ngực con gái phát triển đến bao nhiêu tuổi? “Núi đôi” sẽ nhú lên rõ ràng hơn trên khuôn ngực của trẻ. Lúc này, ngực được nâng cao hơn một chút và quầng tròn màu hồng lại được mở ra tiếp. Lúc này, mẹ nên mua cho trẻ những chiếc áo ngực đầu tiên và dạy trẻ cách chăm sóc “núi đôi” cẩn thận.

ngực của con gái phát triển như thế nào
Ngực của con gái phát triển như thế nào, ngực con gái phát triển đến bao nhiêu tuổi là vấn đề phụ huynh cần quan tâm

4. Ngực của con gái phát triển như thế nào ở giai đoạn 4 (15 – 16 tuổi)

Đây là khoảng thời gian “núi đôi” tăng kích cỡ rõ rệt nhất cùng với sự thay đổi của toàn bộ cơ thể. Lúc này trẻ có thể cảm thấy đau nhức và mệt mỏi.

>> Bạn có thể tham khảo: 7 Điều cần lưu ý khi xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15

5. Giai đoạn sau dậy thì (16 tuổi trở đi)

Đây là giai đoạn “núi đôi” sẽ phát triển tối đa và toàn diện. Lúc này, bạn hãy thường xuyên cho trẻ ăn những loại thực phẩm tốt cho ngực như sữa đậu nành, dâu tây, trứng gà, rau xanh…

Ngực con gái phát triển đến khi nào? Ngực phát triển đến năm bao nhiêu tuổi? Khi nào ngực ngừng phát triển? Đây cũng là thắc mắc rất thường gặp.

Có thể nói, gần như tới độ khoảng 17 tới 18 tuổi, ngực của bạn sẽ đạt tới độ phát triển tối đa. Mặc dù vậy, nhiều trường hợp do tác động tốt của việc ăn uống hay luyện tập mà tới hơn 20 tuổi, thậm chí có người đến 25 tuổi vẫn có dấu hiệu của sự phát triển vòng một. Dưới đây sẽ là chi tiết quá trình phát triển của ngực con gái ở từng độ tuổi.

>> Mẹ có thể tham khảo: Lần đầu có kinh nguyệt nên làm gì? Những lưu ý quan trọng

Thắc mắc thường gặp bên cạnh vấn đề ngực của con gái phát triển như thế nào

1. Ngực phát triển không đều có phải là hiện tượng bình thường?

Điều này hoàn toàn bình thường bởi hai vú của trẻ có thể phát triển với tốc độ khác nhau. Thậm chí, tình trạng này vẫn có thể xuất hiện ngay cả khi trẻ đã vượt qua hết các giai đoạn phát triển.

Ngực con gái tuổi dậy thì có kích thước không đồng đều không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu trẻ cảm thấy không tự tin, bạn có thể khuyên trẻ dùng thêm một miếng lót ở phía bên ngực nhỏ hơn.

2. Ngực con gái tuổi dậy thì xuất hiện khối u liệu có phải là dấu hiệu ung thư?

Trong giai đoạn dậy thì, các tuyến bên trong “núi đôi” sẽ bắt đầu phát triển nhanh hơn nên khi chạm vào trẻ sẽ thấy có một cục cứng bên trong.

Đây hoàn toàn là dấu hiệu bình thường và sẽ biến mất khi vượt qua giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu sau khi vượt qua giai đoạn dậy thì mà “núi đôi” vẫn còn những khối u lạ thì mẹ hãy đưa trẻ đi khám.

Trong giai đoạn dậy thì, mẹ nên chú ý đến việc giáo dục trẻ về những thay đổi của cơ thể. Điều này sẽ giúp mối quan hệ giữa bạn và trẻ được cải thiện, trẻ sẽ thường xuyên chia sẻ những khó chịu về thể chất và những mối nghi ngờ của mình với mẹ đấy.

3. Ngực của con gái phát triển như thế nào? Tại sao trẻ hay bị đau ngực tuổi dậy thì?

Tình trạng đau ngực ở tuổi dậy thì, đặc biệt là khi tắm, khi nằm sấp là điều bình thường và không có gì phải lo lắng. Nguyên nhân là do trong thời gian này, cơ thể sẽ giải phóng nhiều hormone nữ như estrogen và progesterone. Những hormone này sẽ làm cho mô vú phát triển khiến vùng da xung quanh căng ra, gây đau nhức vòng 1.

Trẻ cũng có thể thấy đau nhức ở vùng ngực vào thời gian đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Những cơn đau này là do sự thay đổi nội tiết tố.

4. Tại sao ngực không phát triển ở tuổi dậy thì?

Ngực của con gái phát triển như thế nào và tại sao ngực chậm hoặc không phát triển? Ngực không phát triển ở tuổi dậy thì có thể là do 3 nguyên nhân sau:

  • Dinh dưỡng – Ăn gì để ngực phát triển? Chế độ dinh dưỡng nghèo nào, ăn uống thiếu chất có thể là nguyên nhân khiến ngực không phát triển. Nếu do nguyên nhân này, bạn chỉ cần cung cấp cho trẻ một chế độ ăn khoa học, cân bằng với các thực phẩm tốt cho sự phát triển của ngực như sữa đậu nành, dâu tây, trứng gà, rau xanh…
  • Rối loạn nội tiết: Khi các hormone nữ bị rối loạn trong giai đoạn dậy thì, vòng 1 sẽ chậm phát triển và kéo theo đó là chu kỳ kinh nguyệt không ổn định.
  • Thói quen sinh hoạt: Thức khuya, dùng chất kích thích, nằm sấp khi ngủ… là những nguyên nhân khiến vòng 1 kém phát triển. Ngoài ra, nếu mặc quá ngực quá chật, hay ngồi khom lưng cúi đầu cũng khiến vòng 1 phát triển không tốt.

>> Mẹ có thể tham khảo: Cách tăng vòng 1 ở tuổi dậy thì cực kỳ hiệu quả mẹ nào cũng nên biết!

5. Tại sao trên ngực con gái tuổi dậy thì lại xuất hiện những vết rạn da màu hồng?

ngực của con gái phát triển như thế nào
Bé gái tuổi dậy thì cần theo dõi kỹ sự phát triển của bộ ngực

Khi mô vú phát triển, vùng da xung quanh phải căng ra để phù hợp với kích thước ngày càng tăng của “núi đôi”. Tuy nhiên, đôi lúc, da căng ra không đủ nhanh, khiến các vết rạn xuất hiện.

Tình trạng này xảy ra ở rất nhiều trẻ. Do đó, nếu thấy trẻ có những vết rạn này, bạn cũng không cần quá lo lắng. Theo thời gian, các vết rạn này sẽ tự động biến mất.

>> Mẹ có thể tham khảo: Rạn da tuổi dậy thì có hết không? Làm sao để làm mờ

6. Chăm sóc vòng 1 như thế nào cho tốt?

Sau khi đã biết ngực con gái phát triển đến bao nhiêu tuổi, ngực con gái của con gái phát triển như thế nào; bạn nên biết cách chăm sóc cho vòng 1 phát triển tốt và đầy đặn:

  • Để kích thích vòng 1 phát triển nên cần chú trọng ăn các loại như: trứng gà, chân giò, đu đủ, táo, đào, lê và các sản phẩm chế biến từ đậu nành,… hàng ngày.
  • Thực hiện các bài tập, chẳng hạn chống đẩy, tập tạ, cơ ngực sẽ thúc đẩy ngực săn chắc.
  • Massage nhẹ nhàng cho bầu ngực tại nhà theo đúng kỹ thuật.

Một số lưu ý khác trong quá trình phát triển của ngực ở trẻ gái

Khi ngực phát triển, bé gái sẽ có cảm giác ngứa râm ran hoặc đau tại vùng này. Bên nào đang phát triển nhanh thì bên đó sẽ bị đau nhức hơn. Nếu gặp tình trạng ngực quá căng tức và đau tốt nhất nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Nếu có hiện tượng “đảo ngược núm vú”- tức là núm vú tụt vào trong thì điều này hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tình trạng này chỉ gây ra cản trở khi phụ nữ đến giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.

Trường hợp nếu núm vú của bạn đang bình thường nhưng bỗng nhiên bị tụt vào trong thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân.

Các bậc phụ huynh nên chú ý đến việc giáo dục cho trẻ về những thay đổi của cơ thể khi bước vào giai đoạn dậy thì, để trẻ bớt bỡ ngỡ và lo lắng cũng như kiểm soát được những hiện tượng bất thường trong quá trình phát triển của trẻ.

Giai đoạn dậy thì là giai đoạn trung gian chuyển mình từ trẻ con sang người lớn ở trẻ, do đó cha mẹ nên dành thời gian quan tâm và chăm sóc con nhiều hơn.

Trên đây là những thông tin xung quanh vấn đề ngực của con gái phát triển như thế nào? Nếu phát hiện những bất thường khi con có dấu hiệu dậy thì sớm bé gái, cha mẹ nên cho con đi khám để nhận được tư vấn của bác sĩ, từ đó giúp điều chỉnh lối sống, sinh hoạt để bảo vệ sự phát triển lành mạnh cho con theo đúng lứa tuổi.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Á tính là gì? Làm sao để nhận biết người á tính

Có những người có cảm thấy khó khăn khi đối tượng đang tìm hiểu muốn gần gũi với mình bằng nụ hôn, những cái ôm hay thậm chí làm chuyện ấy? Nếu trẻ thường xuyên có cảm giác này, bố mẹ hãy đặt câu hỏi á tính là gì và con mình có phải là người á tính hay không?

Người á tính là gì?

Khuynh hướng tính dục á tính là gì? Á tính hay còn gọi là demisexual là một xu hướng tính dục mà một người bị hấp dẫn về mặt tình dục với những người họ có mối liên hệ tình cảm gần gũi.

Nói cách khác, những người á tính chỉ cảm thấy sự hấp dẫn tình dục sau khi đã gắn kết về mặt tình cảm với một ai đó. Tình cảm này không hẳn là tình yêu mà có thể là tình bạn bè.

Các xu hướng tính dục khác như đồng tính, lưỡng tính hay toàn tính chỉ giới tính của đối tượng gây hứng thú về mặt tình cảm hay tình dục cho bạn. Trong khi đó, á tính lại chỉ bản chất mối quan hệ giữa hai người chứ không nhắm tới giới tính của đối phương.

á tính là gì
Á tính là gì? Đây là một khuynh hướng tình dục đặc biệt của con người

Người á tính – Demisexual không hẳn sẽ bị thu hút về mặt tình dục với tất cả những ai có tình cảm thân thiết với họ. Tương tự như các cô gái dị tính không cảm thấy thu hút về mặt tình dục với tất cả các chàng trai, nhóm người này cũng chỉ bị hấp dẫn bởi một số người thân thiết nhất định.

Tuy có một số điểm chung nhưng người á tính khác với người vô tính. Người vô tính gần như không cảm thấy thu hút tình dục với ai, trong khi nhóm demisexual cũng có cảm xúc với một số ít người thân thiết với mình.

Có ý kiến cho rằng không chỉ người á tính mà ai cũng cần thời gian để tìm hiểu đối phương trước khi có hứng thú về mặt tình dục với họ. Thực tế cho thấy có rất nhiều người có cảm xúc với người khác rất nhanh dù chưa thật sự thân thiết. Đây có thể là lý do dẫn đến những câu chuyện tình yêu từ cái nhìn đầu tiên hay thậm chí là… tình một đêm!

Cảm xúc của người á tính

Dù hiếm khi thấy bị cuốn hút về mặt tình dục nhưng người á tính cũng có thể cảm thấy bị thu hút ở một số mặt khác với mọi người. Họ vẫn có thể cảm thấy:

  • Muốn làm bạn với người khác
  • Muốn kết nối cảm xúc với ai đó
  • Bị thu hút vì ngoại hình của một ai đó
  • Muốn bước vào một mối quan hệ tình cảm
  • Muốn chạm, ôm ấp hay vuốt ve người khác

Một số người á tính cũng có thể thủ dâm hay quan hệ với người mình không thật sự cảm thấy thu hút về mặt tình dục. Họ có thể thực hiện các hành vi này vì muốn có con, muốn có khoái cảm, muốn có cảm giác mới, muốn thân mật hơn với người khác…

á tính là gì
Người á tính có khó cảm xúc tình dục với người lạ

Những biểu hiện của người á tính

Á tính là gì và có biểu hiện thế nào? Mỗi người á tính đều có một số biểu hiện khác nhau. Họ có thể tự coi bản thân thuộc nhóm người này nếu thấy mình có một số biểu hiện như sau:

  • Hiếm khi cảm thấy bị thu hút tình dục với người lạ hoặc người mới quen sơ: Nhiều người sẵn sàng bước vào một mối quan hệ dù chưa thật sự có tình cảm khăng khít với đối phương. Thế nhưng, bạn lại thích xây dựng tình bạn bền chặt trước khi bước vào một mối quan hệ hơn.
  • Mức độ gắn kết tình cảm ảnh hưởng đến việc họ có thấy người kia hấp dẫn hay không: Bạn thường phải mất thời gian tìm hiểu đối phương và chỉ cảm thấy bị thu hút về mặt tình dục với người mình đã thật sự thân thiết. Bạn cũng không hứng thú với việc quan hệ tình dục với người bạn không biết rõ, ngay cả khi người kia có ngoại hình đẹp hay tính cách thú vị.
  • Họ thường không thấy hứng thú ngay lập tức với các mối quan hệ thể xác: Bạn cho rằng quan hệ thể xác không phải một nhu cầu sinh lý cần giải quyết mà là cách thể hiện sự gắn kết trong tâm hồn của hai người. Vì thế, bạn thường không thích tán tỉnh người khác và cũng không hứng thú với tình một đêm. Với bạn, tình cảm với một ai đó là vô cùng quan trọng và thiêng liêng.

Các biểu hiện trên chỉ là tương đối nên bạn vẫn có thể tự định hướng giới tính cho mình là người á tính dù không có đầy đủ mọi dấu hiệu. Ngược lại, bạn có thể không xếp bản thân vào nhóm người này dù có đủ các biểu hiện kể trên.

Á tính là gì và những lầm tưởng và quan niệm sai lầm

Á tính là gì và làm sao phân biệt họ? Á tính không có nghĩa là ai đó thận trọng hay sợ hãi tình dục. Những người á tính chỉ đơn giản là không cảm thấy hấp dẫn tình dục với những người mới.

Á tính cũng không liên quan đến niềm tin đạo đức hoặc tôn giáo về tình dục. Đó là một xu hướng tình dục, không phải là một sự lựa chọn.

Người ta cũng lầm tưởng rằng tình dục á tính là một dấu hiệu của ham muốn tình dục thấp. Khi những người lưỡng tính đang trong một mối quan hệ tình dục, họ sẽ có những mức độ ham muốn tình dục khác nhau.

á tính là gì
Người á tính thường bị nhầm lẫn với người vô tính nhưng đây là 2 bản dạng giới khác nhau

Một số có thể quan hệ tình dục thường xuyên, trong khi những người khác có thể không. Á tính chỉ đề cập đến kiểu hấp dẫn mà người đó cảm thấy chứ không phải mức độ thường xuyên quan hệ tình dục của họ.

Một quan niệm sai lầm phổ biến cho rằng những người lưỡng tính cần phải yêu một ai đó để cảm thấy hấp dẫn về mặt tình dục. Đồng tính luyến ái đòi hỏi sự kết nối, nhưng đối với nhiều người, đó có thể là tình bạn thân thiết hoặc một kiểu quan hệ phi lãng mạn khác.

Nếu họ chỉ chọn quan hệ tình dục với những người mà bạn đã quen biết từ lâu hoặc có mối quan hệ thân thiết, họ không nhất thiết phải là người đồng tính luyến ái. Á tính không phải là một sở thích thông thường – nó thúc đẩy sự hấp dẫn đến trước các cuộc gặp gỡ tình dục.

Á tính là gì? Người á tính tuy mất nhiều thời gian để cảm thấy thu hút về mặt tình dục với ai đó nhưng cảm xúc của họ lại rất chân thành. Đây cũng là một xu hướng tính dục khi trưởng thành, trẻ có thể cân nhắc để định hình bản thân nếu thấy các nhóm khác không phù hợp với mình.

Xem thêm:

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Rạn da tuổi dậy thì có hết không? Làm sao để làm mờ vết rạn?

Ở độ tuổi dậy thì, các bạn trẻ sẽ trải qua những giai đoạn phát triển vượt bậc, mang tính nhảy vọt. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của những bộ phận trên cơ thể đôi khi khiến làn da không thể “bắt kịp”. Lúc này, các sợi collagen và elastin đàn hồi dưới da bắt đầu đứt gãy, từ đó dẫn đến tình trạng rạn da. Vậy dấu hiệu rạn da tuổi dậy thì là gì và rạn da tuổi dậy thì có hết không? Mời bố mẹ cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

6 dấu hiệu rạn da ở trẻ dậy thì

Tình trạng rạn da có xu hướng xuất hiện ở những khu vực phát triển nhanh và tích tụ nhiều mỡ trong tuổi dậy thì như bụng, ngực, mông, đùi, chân… Màu sắc, hình dáng và mức độ nghiêm trọng của các vết rạn sẽ thay đổi khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi bé. Trẻ có thể đã bị rạn da tuổi dậy thì nếu trên da xuất hiện:

  • Các vệt lõm, cạnh hình uốn lượn
  • Các đường sọc chạy dọc trên da
  • Các vệt có màu sáng hoặc đã phai màu
  • Các vệt phát triển thành mảng trên da
  • Vệt có màu hồng, đỏ hoặc tím
  • Vệt màu đen hoặc xanh

Rạn da tuổi dậy thì có hết không?

Như đã đề cập, vết rạn chính là biểu hiện của những tổn thương xảy ra khi liên kết giữa các sợi đàn hồi dưới da bị đứt gãy. Lúc mới hình thành, vết rạn thường có màu hồng, đỏ, tím hoặc nâu, tương tự như các tổn thương thường thấy trên da. Qua thời gian, chúng sẽ dần lành lại và tạo thành các vết sẹo mờ có màu trắng hoặc bạc.

Giống với các tổn thương để lại sẹo khác, vết sẹo hình thành do rạn sẽ mờ dần theo thời gian nhưng khó biến mất hoàn toàn. Vì vậy, việc chủ động ngăn ngừa và điều trị rạn da từ khi chúng vừa mới chớm là điều vô cùng cần thiết. Bố mẹ có thể giúp con hạn chế rạn da ở tuổi dậy thì bằng cách kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh tình trạng tăng cân quá nhanh trong một thời gian ngắn. Để làm được điều đó, bạn nên cùng trẻ xây dựng một chế độ luyện tập và ăn uống lành mạnh. Đồng thời, việc sử dụng dầu dưỡng trị rạn sẽ giúp ngăn ngừa và làm giảm đáng kể tình trạng này.

- Rạn da tuổi dậy thì có hết không?

Làm sao để giảm rạn da tuổi dậy thì?

Ngoài tìm hiểu “Rạn da tuổi dậy thì có hết không?”, bố mẹ chắc hẳn cũng rất quan tâm đến việc làm thế nào để giảm rạn da tuổi dậy thì hiệu quả. Trên thực tế, các vết rạn chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ chứ không gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, nếu trẻ không gặp phải các triệu chứng đáng lo ngại khác đi kèm như tăng cân nhanh, bầm tím trên da… thì không nhất thiết phải điều trị rạn da. Tuy nhiên, nếu tình trạng rạn da gây ảnh hưởng đến tâm lý của bé, bố mẹ có thể tham khảo một số biện pháp giúp hạn chế và làm mờ vết rạn như:

Liệu pháp ánh sáng và laser

Các liệu pháp này thường dùng tia laser hoặc tia hồng ngoại để tác động đến các cấu trúc nằm sâu dưới da, giúp kích thích sản sinh collagen và elastin, hai loại sợi protein đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ, tạo độ đàn hồi cho da.

Kỹ thuật siêu mài mòn da

Liệu pháp này sử dụng một thiết bị đặc biệt để thổi các tinh thể lên bề mặt da và mài mòn một lớp da mỏng. Điều này có thể kích thích sự phát triển của các tế bào da mới, giúp tăng độ đàn hồi cho làn da.

Dù đã có nhiều công nghệ mới ra đời giúp hạn chế và làm mờ vết rạn hiệu quả, bác sĩ da liễu thường không khuyến cáo bố mẹ lựa chọn các liệu pháp trên cho trẻ dậy thì vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Nguyên nhân chính là vì lúc này, cơ thể trẻ vẫn không ngừng tăng trưởng, do đó vết rạn mới có thể tiếp tục xuất hiện trên da, trong khi các vết rạn cũ đang dần mờ đi.

Thay vì những liệu pháp kể trên, bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng các loại dầu trị rạn có chứa dưỡng chất tự nhiên để giúp ngăn ngừa và làm mờ các vết rạn da hình thành trong giai đoạn dậy thì.

Cách trị rạn da tuổi dậy thì tại nhà bằng các dưỡng chất tự nhiên

Rạn da tuổi dậy thì có hết không? Massage với dầu trị rạn có thể làm mờ vết rạn

Các nghiên cứu cho thấy, việc massage thường xuyên với dầu trị rạn trong nhiều tháng có tác dụng làm giảm rạn da, đẩy nhanh quá trình chữa lành và làm mờ sẹo rạn. Đặc biệt, bố mẹ nên lựa chọn cho con các loại dầu trị rạn với nhiều dưỡng chất tự nhiên, không chứa các loại hóa chất có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm của trẻ.

Dưới đây là một số dưỡng chất có tác dụng trị rạn, làm mờ sẹo rạn tự nhiên mà bạn có thể tham khảo:

  • Tinh dầu oải hương: Tinh dầu oải hương có khả năng thúc đẩy quá trình sản sinh collagen và hình thành các kết cấu nâng đỡ dưới da, giúp vết rạn mau lành và ít để lại sẹo. Đồng thời, loại tinh dầu này cũng giúp làm dịu cảm giác châm chích và viêm ngứa tại các vùng da bị ảnh hưởng.
  • Tinh dầu hương thảo: Với các hoạt chất chống oxy hóa và chống viêm tự nhiên, tinh dầu hương thảo có thể giúp làm giảm tình trạng kích ứng da và cải thiện khả năng lưu thông máu, hỗ trợ đưa máu và dưỡng chất đến các khu vực bị rạn da để kích thích sản sinh mô mới, làm lành và mờ sẹo nhanh hơn.
  • Tinh dầu cúc xu xi: Cúc xu xi chứa nhiều hợp chất chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên, giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy, kích ứng da ở khu vực bị rạn và đẩy nhanh quá trình làm lành, tái tạo da mới.
  • Tinh dầu cúc La Mã: Tinh dầu cúc La Mã cho thấy tác dụng rõ rệt trong việc làm liền các vết nứt và rạn trên bề mặt da. Đồng thời, loại tinh dầu này còn có khả năng làm mềm và làm dịu da hiệu quả.
  • Vitamin E: Là thành phần quen thuộc trong các sản phẩm dưỡng da, vitamin E có khả năng chống oxy hóa và bảo vệ các cấu trúc dưới da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời, đồng thời giúp tăng độ đàn hồi của da và ngăn ngừa rạn da hiệu quả.
  • Vitamin A: Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích quá trình sản sinh collagen và tái tạo làn da, giúp da thêm săn chắc, khỏe mạnh và hạn chế sẹo do rạn gây nên.

Bố mẹ nên lựa chọn và khuyến khích con sử dụng dầu dưỡng chứa các dưỡng chất tự nhiên để ngăn ngừa và làm mờ vết rạn ngay từ khi chúng vừa xuất hiện. Hãy massage nhẹ nhàng các khu vực bị rạn với dầu dưỡng mỗi ngày 2 lần và kiên trì sử dụng trong ít nhất 3 tháng.

Mong rằng, bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Rạn da tuổi dậy thì có hết không?” và biết cách “xử lý” ngay khi vết rạn mới xuất hiện. Việc chủ động ngăn ngừa và hạn chế rạn da bằng các phương pháp đơn giản như duy trì cân nặng hợp lý, dùng dầu trị rạn có chứa các dưỡng chất tự nhiên… sẽ giúp trẻ “dẹp bay” nỗi lo rạn da tuổi dậy thì.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Rạn nứt da ở tuổi dậy thì: Nỗi niềm khó nói của các bạn tuổi teen!

Vậy tình trạng rạn nứt da ở tuổi dậy thì là gì, các yếu tố làm tăng nguy cơ rạn da ở trẻ tuổi teen và làm thế nào để ngăn ngừa sự hình thành của các vết rạn đáng ghét trên da? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!

Tại sao trẻ bị rạn nứt da ở tuổi dậy thì?

Lớp hạ bì nằm ngay dưới da có chứa các sợi đàn hồi cho phép da căng giãn khi cơ thể phát triển. Tuy nhiên, nếu cơ thể phát triển quá nhanh, làn da bị kéo căng đột ngột có thể khiến các sợi đàn hồi bị đứt gãy, tạo thành những vết rách trên bề mặt da mà chúng ta hay gọi là vết rạn. Các vết rách này sẽ làm lộ mạch máu ở bên dưới da. Đây cũng là lý do vì sao vết rạn thường có màu đỏ hoặc tím khi mới hình thành. Qua thời gian, các mạch máu co lại, đồng thời lớp mỡ màu trắng nhạt bên dưới da lộ rõ hơn. Lúc này, vết rạn sẽ chuyển sang màu trắng bạc và dần trở thành sẹo mờ.

Bất kỳ yếu tố nào khiến làn da bị căng giãn quá mức đều có thể là nguyên nhân dẫn đến rạn da. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến gây rạn nứt da ở tuổi dậy thì là:

  • Sự thay đổi hormone trong cơ thể
  • Sự phát triển nhảy vọt của cơ bắp và các bộ phận
  • Sự tăng cân nhanh chóng, đột ngột

Tuy nhiên, việc một bạn trẻ có bị rạn da hay không cũng như mức độ trầm trọng của các vết rạn sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại da, yếu tố di truyền, độ đàn hồi của da cũng như nồng độ cortisol trong cơ thể trẻ. Cortisol là một loại hormone được sản sinh ở tuyến thượng thận có khả năng làm tăng độ đàn hồi của các sợi protein trên da.

Tình trạng rạn da tuổi dậy thì thường xuất hiện ở vị trí nào?

Nam giới có thể bị rạn nứt da ở thắt lưng tuổi dậy thì

Vết rạn có thể xuất hiện ở những vị trí mà da bị kéo căng quá mức hoặc tích trữ nhiều mỡ khi trẻ dậy thì. Trong đó, các vị trí dễ bị rạn da nhất là:

  • Bụng
  • Ngực
  • Bắp tay
  • Mông
  • Đùi
  • Vai (thường gặp ở các bạn có tập thể hình)

Các bạn nam tuổi dậy thì thường bị rạn da ở mông, thắt lưng và đầu gối. Những vết rạn ở thắt lưng có xu hướng phát triển vắt ngang qua lưng. Trong khi đó, các bạn nữ thường bị rạn da ở mông, ngực, đùi và bắp chuối. Khoảng 40% nam giới, đặc biệt là các bạn nam thường xuyên tập luyện thể thao, và 70% nữ giới sẽ bị rạn da trong giai đoạn dậy thì.

Yếu tố khiến trẻ dễ bị rạn nứt da ở tuổi dậy thì hơn bạn bè

Tăng hoặc giảm cân đột ngột làm tăng nguy cơ rạn nứt da ở tuổi dậy thì

Rạn da là một tình trạng hết sức phổ biến xảy ra ở tuổi dậy thì. Dù ai cũng có khả năng gặp phải tình trạng này, một số yếu tố dưới đây sẽ làm tăng nguy cơ khiến trẻ dễ bị rạn da hơn bạn bè cùng trang lứa:

  • Giới tính nữ
  • Gia đình có người từng bị rạn da
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Tăng hoặc giảm cân đột ngột
  • Dùng thuốc có chứa corticosteroid trong thời gian dài
  • Mắc các tình trạng như hội chứng Cushing, Marfan hoặc Ehlers-Danlos

Cách phòng ngừa rạn nứt da ở tuổi dậy thì

Để hạn chế tối đa nguy cơ rạn da, các bạn trẻ nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, tập luyện thể thao phù hợp để giữ cho cân nặng ổn định, không tăng hoặc giảm đột ngột. Đồng thời, trẻ cũng nên áp dụng các phương pháp để bảo vệ da và ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện rạn. Dưới đây là một số cách hạn chế rạn nứt da hiệu quả mà các bạn trẻ có thể áp dụng khi bước vào độ tuổi dậy thì.

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, điều độ

Chế độ ăn giúp giảm nguy cơ rạn nứt da ở tuổi dậy thì

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng giúp trẻ dậy thì kiểm soát cân nặng và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho da. Các loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho sự phát triển của cơ thể lẫn làn da bao gồm: Rau xanh, trái cây – đặc biệt là dâu và bơ, thịt nạc, cá, ngũ cốc. Đây là những thực phẩm có khả năng kích thích tăng sinh collagen, sợi protein quan trọng giúp tăng độ đàn hồi và tính co giãn cho làn da, nhờ đó da ít bị căng rách khi cơ thể tăng trưởng quá nhanh.

Đồng thời, trẻ cũng nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm chế biến sẵn, nước có ga và bánh kẹo nhiều đường. Đường dư thừa trong cơ thể sẽ phá hủy collagen, khiến vết rạn dễ hình thành hơn.

Uống đủ nước

Các cơ quan trên cơ thể cần được cung cấp đủ nước để hoạt động hiệu quả và da cũng không ngoại lệ. Việc uống đủ nước sẽ giúp giữ cho làn da luôn dẻo dai, khỏe mạnh, ít có nguy cơ bị kéo giãn, rạn nứt khi cơ thể phát triển nhanh chóng trong độ tuổi dậy thì.

Vận động thường xuyên

Tập luyện và vận động thường xuyên sẽ giúp giữ cho cơ thể của các bạn tuổi teen luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa đáng kể nguy cơ tăng cân đột ngột trong độ tuổi dậy thì. Không những vậy, việc tập thể dục cũng làm tăng lưu lượng máu đến da, có thể giúp da phục hồi và tái tạo nhanh hơn, ngay cả khi bị rạn nứt da ở tuổi dậy thì.

Dùng kem chống nắng

Tia UV có thể gây tổn hại đến các cấu trúc nâng đỡ dưới da, làm tăng nguy cơ rạn da và khiến tình trạng các vết rạn trở nên tệ hơn. Ngoài việc dùng kem chống nắng, các bạn trẻ cũng nên mặc thêm áo khoác mỏng và đội nón mỗi khi ra ngoài để bảo vệ làn da mỏng manh tuổi mới lớn.

Dùng dầu chống rạn hàng ngày

Dầu chống rạn không chỉ dành cho mẹ bầu mà còn giúp ngừa rạn nứt da ở tuổi dậy thì

Dầu chống rạn không chỉ dành cho phụ nữ mang thai mà cũng có hiệu quả ngăn ngừa và làm giảm rạn da ở độ tuổi dậy thì. Các loại dầu chống rạn da thường bao gồm nhiều thành phần giúp cấp ẩm, tăng độ đàn hồi cho da, ngăn cản vết rạn mới hình thành và làm mờ vết rạn cũ. Đồng thời, nhiều sản phẩm còn chứa các hoạt chất giúp giảm ngứa và kích ứng ở vùng da bị rạn.

Khi lựa chọn dầu chống rạn da cho trẻ dậy thì, bố mẹ nên cân nhắc đến các sản phẩm có thành phần tự nhiên 100%, không chứa các chất hóa học, chất tạo mùi có khả năng gây kích ứng làn da nhạy cảm của trẻ. Một số nhóm dưỡng chất tự nhiên mang lại nhiều lợi ích trong việc chống rạn nứt da ở tuổi dậy thì, bao gồm:

  • Nhóm gốc dầu như dầu đậu nành, dầu hạt hướng dương, dầu hoa rum: Có khả năng dưỡng ẩm, phục hồi hàng rào bảo vệ da và giúp cải thiện cấu trúc da.
  • Nhóm chuyên dầu như dầu hạt jojoba, dầu hạt chia, dầu hạt lựu: Nhóm dưỡng chất này hỗ trợ quá trình tái tạo da, giúp cải thiện tình trạng rạn da và làm mờ sẹo hiệu quả.
  • Nhóm vitamin như vitamin E hoặc vitamin A: Các loại vitamin này thúc đẩy quá trình tái tạo da và giúp ngăn ngừa sự hình thành sẹo rạn. Đặc biệt, nhiều sản phẩm dầu trị rạn bổ sung vitamin có nguồn gốc từ các loại dầu tự nhiên như dầu mầm lúa mì, dầu hạt tầm xuân… nên rất an toàn cho da của trẻ.
  • Nhóm tinh dầu thiên nhiên như tinh dầu oải hương, hoắc hương, hương thảo, cúc vạn thọ: Các loại tinh dầu này có chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa, từ đó giúp giảm tình trạng kích ứng, làm sáng đều màu da và rất phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ dậy thì.
  • Nhóm chống viêm như hợp chất bisabolol chiết xuất từ cây cúc La Mã: Các hợp chất này có tính chống viêm và kháng khuẩn nhẹ, giúp làm dịu da, giảm mức độ nhạy cảm và kích ứng của da.
  • Nhóm chống oxy hóa như hợp chất tocopherol chiết xuất từ dầu đậu nành và dầu hạt hướng dương: Các chất chống oxy hóa sẽ giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, cải thiện hệ miễn dịch của da, đẩy nhanh tốc độ tái tạo da mới, làm mờ rạn và sẹo rạn.

Rạn nứt da ở tuổi dậy thì là hiện tượng rất phổ biến vì đây là giai đoạn mà các bạn tuổi teen có những bước phát triển nhảy vọt về mặt thể chất. Đừng lo sợ hay tự ti khi phát hiện các vết rạn trên cơ thể. Thay vào đó, bố mẹ và trẻ nên tập trung vào việc yêu thương, chăm sóc làn da vì đó là cách ngăn ngừa và kiểm soát rạn da hiệu quả nhất.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Bật mí thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì giúp trẻ cao lớn vượt trội

Do đó, để trẻ có thể tăng trưởng tốt nhất về chiều cao, việc xây dựng khẩu phần ăn phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Mẹ có thể lên thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì theo gợi ý sau đây từ MarryBaby mẹ nhé!

Khi nào trẻ bước vào tuổi dậy thì?

Tùy theo tốc độ phát triển, tình trạng thể chất của trẻ và các yếu tố khác mà độ tuổi dậy thì ở mỗi trẻ sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, cột mốc dậy thì trung bình ở các bé gái là từ khoảng 11 tuổi và ở các bé trai là từ khoảng 12 tuổi. 

Các bé gái sẽ thường kết thúc tuổi dậy thì của mình vào khoảng 14 tuổi và các bé trai sẽ kết thúc tuổi dậy thì vào khoảng 15-16 tuổi.

Sự thay đổi đáng kinh ngạc về chiều cao ở tuổi dậy thì

Việc có thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì phù hợp vô cùng quan trọng bởi trong suốt giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ có nhiều cơ hội để cải thiện tầm vóc của mình. Theo đó, chiều cao của trẻ tăng trung bình khoảng 6cm mỗi năm trong suốt những năm đầu đời. Sau đó là giai đoạn tăng trưởng chậm hơn một ít ngay trước tuổi dậy thì. Khi bắt đầu dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ tăng nhanh khoảng 8cm/năm.

Tốc độ tăng trưởng cao nhất về chiều cao ở các bé gái thường xảy ra vào khoảng 6-12 tháng trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt và sau đó sẽ chậm lại đáng kể. Sau chu kỳ kinh nguyệt, các bé gái thường có thể cao thêm khoảng 5-7 cm.

Tuổi dậy thì của các bé trai thường chậm hơn so với các bé gái khoảng 2 năm và cũng thường kéo dài hơn so với trẻ em gái. Thông thường, tốc độ tăng trưởng cũng như thời gian dậy thì của trẻ sẽ tạo nên sự chênh lệch chiều cao trung bình giữa nam và nữ trưởng thành là 11-13 cm. 

thực đơn ăn uống tăng chiều cao

Các dưỡng chất cần thiết trong thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì cho trẻ

Để trẻ có thể có chiều cao vượt bậc, khi lên thực đơn ăn uống tăng chiều cao cho trẻ trong độ tuổi dậy thì, mẹ cần lưu ý giúp trẻ cân bằng giữa các nhóm chất sau:

Canxi

Một trong những thành phần quan trọng nhất đối với sự phát triển về chiều cao của trẻ trong giai đoạn tuổi dậy thì chính là canxi. Thiếu hụt canxi có thể dẫn đến tình trạng tăng trưởng chậm và dẫn đến loãng xương, dễ gặp các vấn đề về xương khớp sau tuổi trưởng thành.

[inline_article id=233445]

Chất đạm (Protein)

Chất đạm là một dưỡng chất có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển về chiều cao của trẻ trong giai đoạn dậy thì. Mỗi ngày, mẹ cần bổ sung cho bé khoảng 70-80g chất đạm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. 

Khi lên thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì, mẹ nên cân bằng giữa hai nguồn đạm là đạm động vật và đạm thực vật mẹ nhé!

Sắt – khoáng chất cần thiết trong thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì

Thiếu hụt sắt có thể khiến cơ thể thiếu máu và ảnh hưởng chung đến sự phát triển của trẻ trong giai đoạn dậy thì.

Vitamin D

Cũng như canxi, vitamin D có tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển xương khớp của trẻ, giúp xương chắc khỏe hơn, cứng cáp hơn và thúc đẩy quá trình tăng chiều cao ở trẻ.

Vitamin C

Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn cũng như giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế các loại bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

>>> Bạn có thể xem thêm: 7 thực phẩm chứa vitamin C, sánh với cam, giúp tăng sức đề kháng chống virus corona

Lysin

Lysin giúp cung cấp acid amin để trẻ có thể cải thiện chiều cao trong giai đoạn dậy thì. Do đó, khi lên thực đơn ăn uống tăng chiều cao cho trẻ, mẹ nên chú ý bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa lysin mẹ nhé.

thực đơn tăng chiều cao sau tuổi dậy thì

Thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì

Salad gà

Món salad gà sẽ giúp cung cấp hàm lượng protein từ thịt gà để phát triển cơ bắp và vóc dáng của trẻ. Hơn nữa, salad còn có canxi, sắt, magie và kali để trẻ có thể cao lớn hơn, khỏe mạnh hơn. 

Một điểm cộng khác của món salad gà chính là món ăn này rất giàu chất xơ, giúp trẻ hạn chế tình trạng táo bón, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Cá hồi áp chảo sốt chanh dây

Nếu mẹ chưa biết nên chế biến món ăn nào, lên thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì như thế nào, hãy thử ngay món cá hồi áp chảo dùng kèm với sốt chanh dây mẹ nhé!

Cá hồi là nguồn cung cấp omega-3, một dưỡng chất tương đối quan trọng đối với sức khỏe của con. Món cá hồi béo áp chảo với phần da giòn nhẹ kết hợp cùng sốt chanh dây chua ngọt sẽ kích thích vị giác của trẻ, giúp con có một món ăn ngon miệng và có lợi đối với sự phát triển chiều cao của con.

Sữa chua trái cây

Sữa và các chế phẩm từ sữa chứa có chứa hàm lượng canxi vô cùng dồi dào. Do đó, mẹ có thể thử cho con dùng sữa chua trái cây như một món tráng miệng hoặc món ăn xế để hỗ trợ con trong quá trình phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì. Hơn nữa, nếu chọn các loại trái cây như kiwi, dâu tây, việt quất,… thì mẹ còn có thể bổ sung một lượng vitamin C giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ phát triển một cách tốt nhất.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Top 6 thực phẩm cần có trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13

Trong bài viết sau đây MarryBaby sẽ bật mí những thực phẩm mẹ nên bổ sung trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13 của con. Mẹ cùng khám phá xem đó là những thực phẩm nào mẹ nhé!

Tuổi dậy thì – giai đoạn quan trọng để trẻ cải thiện tầm vóc

Tuổi dậy thì là thời điểm cơ thể con bạn có nhiều thay đổi trên cơ thể, đặc biệt là về chiều cao. Thông thường, tuổi dậy thì sẽ là 11 tuổi đối với trẻ em gái và 12 tuổi đối với trẻ em trai. Quá trình dậy thì sẽ kéo dài một vài năm và kết thúc ở tuổi 14 với trẻ em gái và và 15-16 tuổi đối với trẻ em trai.

Trong giai đoạn dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ có sự thay đổi chóng mặt. Cụ thể, trẻ có thể cao hơn đến 8-12cm/năm. Khi trẻ 13 tuổi – độ tuổi dậy thì, một lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa.

>>> Bạn có thể xem thêm: Tuổi dậy thì là gì và những vấn đề bố mẹ có con từ 10-15 tuổi cần lưu ý

Nguyên tắc dinh dưỡng trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13

Các chuyên gia dinh dưỡng và nhi khoa cho biết, việc có một thực đơn giúp tăng chiều cao khi trẻ tròn 13 tuổi cùng với các nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý chính là chìa khóa để trẻ có đôi chân dài, cứng cáp và khỏe mạnh. Khi xây dựng thực đơn ăn uống tăng chiều cao cho trẻ ở độ tuổi 13, mẹ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Uống nhiều nước: Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất khi xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh chính là uống đủ nước. Việc uống đủ lượng nước mà cơ thể cần có thể giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ lợi ích từ chế độ dinh dưỡng và các bài tập. Do đó, mẹ nên khuyến khích trẻ uống đủ 1.5-2 lít nước mỗi ngày.
  • Bữa sáng lành mạnh: Một thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13 lành mạnh và hợp lý cần tập trung vào bữa ăn sáng nhiều hơn bởi bữa sáng sẽ giúp thúc đẩy sự trao đổi chất bên trong cơ thể trẻ. Quá trình trao đổi chất diễn ra sẽ giúp trẻ hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng có trong bữa ăn, từ đó phát triển chiều cao tốt hơn.
  • Ăn đúng giờ, đủ dinh dưỡng: Để trẻ có thể phát triển chiều cao tối đa, nên xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13 phù hợp, cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất thiết yếu, không bỏ qua bất kỳ một nhóm dưỡng chất nào, đặc biệt là canxi, protein, vitamin D và các khoáng chất. Ngoài ra, nên chú ý đến từng bữa ăn, đảm bảo ăn đủ 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ mỗi ngày. Việc chia nhỏ bữa ăn có thể giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, hạn chế tình trạng tích trữ chất béo và giúp tăng chiều cao dễ dàng hơn.

thực đơn ăn uống tăng chiều cao

Cần bổ sung thực phẩm nào trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13 của trẻ?

Trứng

Trứng có hàm lượng dinh dưỡng cao và rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ. Bên trong trứng (đặc biệt là trứng gà) có chứa hàm lượng protein, canxi và vitamin rất cao để không chỉ hỗ trợ trẻ tăng chiều cao mà còn giúp trẻ cải thiện sức đề kháng tổng thể.

Thực phẩm giàu protein từ động vật

Protein là thành phần đặc biệt quan trọng để trẻ tăng trưởng chiều cao. Mẹ có thể lên thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13 cho trẻ với các món ăn từ thịt gà, thịt bò, cá ngừ, cá hồi,… mẹ nhé!

Đậu nành

Để lên thực đơn tăng chiều cao hiệu quả, mẹ nên chú ý cân bằng giữa nguồn protein động vật và protein thực vật. Trong đó, đậu nành là một trong những nguồn cung cấp lượng protein thực vật vô cùng dồi dào. Hơn nữa, đậu nành cũng rất dễ tìm và có thể chế biến thành nhiều món ăn, thức uống khác nhau để kích thích vị giác của trẻ, giúp trẻ ngon miệng hơn.

Trái cây và rau củ quả tươi

Các loại rau xanh, rau mầm, củ quả tươi và các loại trái cây, chẳng hạn như cà rốt, đu đủ, bông cải hoặc rau bó xôi rất giàu vitamin A có lợi với sự phát triển xương và mô cho trẻ. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm các loại trái cây có múi, các loại quả mọng như bưởi, cam, dâu tây, việt quất, kiwi,… vào thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13 bởi các loại trái cây này có chứa hàm lượng vitamin C cao, giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và tốt cho hệ miễn dịch của trẻ.

Đặc biệt, bổ sung trái cây và rau củ quả còn giúp cung cấp chất xơ để ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp hấp thu các dưỡng chất khác tốt hơn. 

thực đơn tăng chiều cao hiệu quả

Bột yến mạch

Các món ăn từ bột yến mạch như cháo yến mạch cá hồi, bánh yến mạch socola, bánh mì yến mạch nguyên cám,… có chứa hàm lượng protein cao nhưng lượng chất béo rất thấp. Do đó, mẹ có thể bổ sung các món ăn này vào thực đơn tăng chiều cao cho trẻ để giúp trẻ có thể cao lớn vượt trội.

Sữa và thực phẩm làm từ sữa

Sữa và các chế phẩm làm từ sữa, chẳng hạn như phô mai, bơ, sữa chua, váng sữa,… đều chứa một lượng lớn canxi có lợi đối với sự tăng trưởng chiều cao ở trẻ trong giai đoạn dậy thì. Hơn nữa, nhóm thực phẩm này còn chứa vitamin A giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

Với 6 nhóm thực phẩm trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13 này, trẻ có thể cải thiện chiều cao của mình trong giai đoạn vàng. Vì thế, hãy áp dụng ngay và chế biến cho trẻ những món ăn ngon, hiệu quả trong việc phát triển thể chất của con mẹ nhé!

>>> Bạn có thể xem thêm: 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

7 Điều cần lưu ý khi xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15

Vì thế, việc xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 phù hợp là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ. Khi lên thực đơn cho con, mẹ cần lưu ý những vấn đề gì? Cùng MarryBaby khám phá ngay trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

Vai trò của dinh dưỡng đối với việc phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì ở mỗi trẻ thường sẽ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em sẽ bước vào giai đoạn dậy thì trong khoảng từ 11 tuổi (đối với trẻ em gái) và 12 tuổi (đối với trẻ em trai) và kết thúc khi trẻ được khoảng 15-16 tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ sẽ có nhiều sự thay đổi trên cơ thể, chẳng hạn như chiều cao tăng đáng kể, các bé gái bắt đầu xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt hằng tháng, các bé trai có giọng trầm hơn (hay còn gọi là hiện tượng bể giọng),…

Trong quá trình trẻ phát triển chiều cao vào độ tuổi dậy thì, việc xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dinh dưỡng là yếu tố chiếm đến 32% khả năng tác động đến chiều cao của trẻ. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhất, cao hơn cả yếu tố di truyền (23%) và rèn luyện (22%).

Top 7 điều mẹ cần lưu ý khi xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15

thực đơn tăng chiều cao trong 1 tuần

Cần cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất

Khi nhắc đến vấn đề tăng chiều cao cho trẻ, nhiều người chỉ tập trung vào các loại thực phẩm chứa canxi. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm bởi một thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 nói riêng và độ tuổi dậy thì nói chung cần cân bằng giữa 4 nhóm dưỡng chất: chất đạm – tinh bột – chất béovitamin và các khoáng chất khác.

>>> Bạn có thể xem thêm:

Không bổ sung quá nhiều canxi

Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, cải xoăn,… vào trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 của trẻ chính là chìa khóa giúp trẻ có thể cải thiện chiều cao của mình một cách hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng trong giai đoạn từ 14-18 tuổi, cơ thể của trẻ chỉ cần 1.300mg canxi/ngày mà thôi.

Việc bổ sung canxi quá mức cần thiết có thể gây táo bón, thậm chí dẫn đến tình trạng sỏi thận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 phải có đầy đủ 3 bữa chính

Một trong những nguyên tắc ăn uống quan trọng nhất để đảm bảo trẻ có thể phát triển toàn diện về thể chất và trí não chính là không bỏ bữa. Mỗi ngày, trẻ cần ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. 

Mẹ tuyệt đối không nên để trẻ bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng vì điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ trong giai đoạn dậy thì.

Đa dạng hóa các loại thực phẩm và món ăn của trẻ

Một lưu ý cho mẹ khi xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 cho trẻ chính là nên hạn chế cho trẻ ăn một món ăn hoặc một loại thực phẩm liên tục trong nhiều ngày.  Thay vào đó, cần thường xuyên thay đổi các món ăn, đa dạng hóa các loại thực phẩm để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể thử bày trí theo nhiều cách khác nhau để tạo cảm hứng cho con trong việc ăn uống.

Lên thực đơn dựa trên nhu cầu của trẻ

Một thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 chuẩn chính là thực đơn phù hợp với nhu cầu – sở thích của trẻ. Mẹ nên dựa trên thể trạng của trẻ để xác định con cần bổ sung những nhóm chất nào.

Ngoài ra, nên ưu tiên lựa chọn các món ăn mà trẻ thích vì điều này sẽ giúp trẻ có thể ăn ngon hơn.

Không có thực đơn tăng chiều cao trong 1 tuần

Việc tăng chiều cao ở trẻ trong giai đoạn tuổi dậy thì là một hành trình dài và cần có sự kiên nhẫn. Sẽ không thể có bất kỳ sự thay đổi ngắn nào chỉ trong 1-2 tuần. Do đó, mẹ nên đồng hành cùng trẻ và giúp trẻ kiên nhẫn, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để chờ đợi kết quả sau một khoảng thời gian thay đổi chế độ ăn uống mẹ nhé!

thực đơn ăn uống tăng chiều cao

Dinh dưỡng không phải là tất cả

Tuy một thực đơn ăn uống tăng chiều cao phù hợp có thể hỗ trợ trẻ cải thiện chiều cao của mình như mong đợi nhưng điều này không đồng nghĩa với việc dinh dưỡng là tất cả những gì trẻ cần để có thể phát triển thể chất.

Để trẻ có thể cải thiện chiều cao của mình, bên cạnh việc xây dựng cho con thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 phù hợp, mẹ nên khuyến khích trẻ có lối sống lành mạnh:

  • Tập thể dục thể thao: Các hoạt động như bóng đá, cầu lông, bơi lội, tập yoga, chạy bộ,… đều có thể giúp trẻ cải thiện chiều cao hiệu quả.
  • Ngủ sớm và ngủ đủ giấc: Trong khoảng 22 giờ đến 1 giờ, tuyến yên sẽ sản xuất nội tiết tố tăng trưởng và giúp xương được phát triển tốt nhất. Do đó, mẹ nên nhắc nhở trẻ đi ngủ sớm, ngủ đúng giờ để tăng chiều cao tốt hơn. 
  • Uống đủ nước: Nước đưa các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể. Do đó, việc uống đủ nước sẽ giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất từ các món ăn trong thực đơn mà mẹ xây dựng cho con, từ đó giúp trẻ cải thiện chiều cao của mình.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích: Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể của trẻ, làm chậm quá trình phát triển và khiến trẻ không thể cải thiện chiều cao như ý muốn. Mẹ nên hướng dẫn trẻ cụ thể về tác hại của việc sử dụng các chất kích thích để tránh trẻ tò mò và dùng thử.

15 tuổi – cuối giai đoạn dậy thì, trẻ vẫn có thể cao hơn nếu có một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Do đó, đừng bỏ qua các lưu ý để có thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 chuẩn chỉnh nhất cho con yêu mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17 cần bổ sung những thực phẩm gì?

Vậy ở độ tuổi 17, trẻ cần bổ sung thêm những loại thực phẩm nào? Hãy cùng MarryBaby xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17 cho trẻ mẹ nhé!

Các nguyên nhân khiến trẻ thấp còi, chiều cao phát triển kém hơn

“Bố mẹ có chiều cao kém thì trẻ có thể cao hay không? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ? Vì sao trẻ trông có vẻ thấp hơn so với bạn bè của mình?” là những điều mà bố mẹ quan tâm trong hành trình chăm sóc bé.

Trước khi tìm hiểu về thực đơn ăn uống tăng chiều cao, mẹ cần điểm qua các yếu tố khiến trẻ chậm phát triển về chiều cao. Các yếu tố này bao gồm:

  • Yếu tố di truyền (chiếm 23%): Thông thường, những đứa trẻ có bố mẹ, người thân trong gia đình không quá cao sẽ rất khó để có được chiều cao vượt trội hơn gia đình của mình.
  • Yếu tố dinh dưỡng (chiếm 32%): Một chế độ dinh dưỡng không phù hợp, ăn uống các loại thực phẩm không lành mạnh có thể khiến tốc độ phát triển về chiều cao ở trẻ bị chậm lại.
  • Yếu tố rèn luyện, vận động (chiếm 22%): Nếu trẻ ít vận động, tập thể dục, trẻ sẽ khó có thể phát triển chiều cao như bạn bè cùng trang lứa.

Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý rằng, nếu đã xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, có thực đơn giúp tăng chiều cao riêng biệt, trẻ cũng thường xuyên rèn luyện và không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi yếu tố di truyền nhưng trẻ vẫn thấp hoặc tăng chiều cao chậm thì đây có thể là dấu hiệu trẻ đang gặp các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như: thiếu hụt hormone, thiếu máu, rối loạn cơ xương,…

Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17

Nên bổ sung các dưỡng chất nào để trẻ có thể tăng chiều cao vượt trội?

Để giúp trẻ cải thiện chiều cao của mình, mẹ nên xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống bổ sung các dưỡng chất cần thiết. Trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17, cần cân bằng giữa các dưỡng chất sau đây:

  • Canxi: Canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên phần lớn cấu trúc của xương và răng, giúp xương cứng cáp, chắc khỏe và hỗ trợ tăng chiều cao nhanh chóng. Từ 14-18 tuổi, trẻ cần khoảng 1.300mg canxi mỗi ngày.

>>> Bạn có thể xem thêm: 8 cách đơn giản giúp tăng cường canxi tự nhiên

  • Chất đạm (protein): Protein có thể kích thích hormone tăng trưởng bên trong cơ thể, từ đó giúp trẻ cải thiện chiều cao của mình. Từ 14-18 tuổi, mỗi ngày trẻ nên bổ sung khoảng 45g protein (ở trẻ gái) và 65g protein (ở trẻ trai).
  • Sắt: Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu, từ đó khiến trẻ bị chậm tăng trưởng và gặp nhiều vấn đề về sức khỏe khác.
  • Vitamin C: Vitamin C không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể mà còn giúp hấp thụ sắt tốt hơn. Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17 của trẻ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa vitamin C.
  • Lysin: Thiếu hụt Lysin có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt acid amin giúp trẻ tăng chiều cao. Do đó, điều quan trọng là mẹ cần đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung Lysin cho trẻ.

Canxi tăng chiều cao

Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17 & những thực phẩm nên bổ sung

Mẹ có thể đa dạng các món ăn để kích thích vị giác của trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và hấp thụ tốt hơn. Trong các món ăn mà mẹ chế biến, nên chú ý để bổ sung các loại thực phẩm như:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Cơ thể chúng ta có thể hấp thu đến 30% canxi từ sữa và các chế phẩm từ sữa. Mẹ có thể khuyến khích trẻ uống sữa mỗi ngày để cải thiện chiều cao của mình.
  • Trứng: Trứng là một nguồn cung cấp chất đạm vô cùng dồi dào. Vì thế, với thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17 của trẻ, mẹ có thể bổ sung thêm một vài món ăn từ trứng, chẳng hạn như trứng ốp la ăn cùng bánh mì, trứng hấp kiểu Nhật, trứng chiên thịt bằm,…
  • Thịt gà: Các món ăn từ thịt gà có thể giúp trẻ bổ sung lượng protein cần thiết đối với sự phát triển của trẻ về chiều cao. Ngoài ra, thịt gà còn chứa vitamin B12, chất béo, chất sắt,… để xương chắc khỏe và cứng cáp hơn.
  • Các loại quả mọng: Để bổ sung vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17 của trẻ nên có thêm các món ăn được chế biến từ quả mọng, chẳng hạn như món yogurt dâu tây, sinh tố việt quất hay cho trẻ dùng trái cây tươi mẹ nhé.
  • Các loại cá: Các loại cá có thể giúp cung cấp Lysin mà cơ thể trẻ đang thiếu hụt, từ đó giúp con cải thiện chiều cao tốt hơn.
  • Rau củ quả: Rau củ quả, đặc biệt là rau lá xanh có chứa hàm lượng sắt, magie, kali và vitamin cực cao. Thường xuyên ăn các loại rau củ quả có thể giúp trẻ phát triển chiều cao và tăng mật độ xương để cao lớn, khỏe mạnh hơn.
  • Các loại đậu: Một trong những loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17 của trẻ chính là các loại đậu, chẳng hạn như đậu nành, đậu phộng, đậu Hà Lan,… Các loại đậu không chỉ chứa nhiều protein mà còn chứa hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất cực cao để trẻ phát triển tốt nhất.
  • Yến mạch: Các món ăn từ yến mạch cũng là một gợi ý cho mẹ khi lên thực đơn ăn uống tăng chiều cao cho trẻ. Bên trong yến mạch có chứa hàm lượng mangan, photpho, chất sắt, selen, kẽm, vitamin B1,… cực cao, có lợi cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
Tập luyện hỗ trợ tăng chiều cao
Tập luyện hỗ trợ tăng chiều cao cho tuổi dậy thì.

Gợi ý thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17

Bữa sáng: Vào bữa sáng, mẹ có thể chế biến một số món ăn nhanh nhưng vẫn đảm bảo dưỡng chất như sữa chua với trái cây tươi, sinh tố trái cây, bánh mì nướng ăn cùng trứng và phô mai, các loại ngũ cốc,… 

Bữa trưa: Bữa trưa của trẻ sẽ không còn nhàm chán với các món ăn ngon như mỳ ý phô mai rau củ, cá hồi nấu canh chua, thịt bò xào ớt chuông hành tây, gà chiên phô mai, canh rau củ thập cẩm,…

Bữa tối: Mẹ chưa biết nên bổ sung món ăn tối nào vào thực đơn tăng chiều cao cho con? Một số gợi ý cho mẹ gồm có mực nhồi thịt hấp, đậu Hà lan xào thập cẩm, cháo yến mạch trứng gà, gà chiên phô mai,…

Bữa xế: Sau bữa trưa, mẹ có thể cho trẻ dùng thêm bữa xế với các món ăn vặt ngon như bánh flan, kem chuối, yogurt hoa quả, hoa quả dầm,…

Với những gợi ý trên, mẹ đã có thể xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17 cho trẻ rồi phải không nào? Hãy nhanh chóng chế biến các món ăn ngon và hấp dẫn cho trẻ để trẻ có thể phát triển trong cuối giai đoạn dậy thì này mẹ nhé!

Học bơi cũng là một cách giúp trẻ tăng chiều cao vượt trội. Hãy tham khảo cách dạy bơi cho trẻ ở bên dưới nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

10 thực phẩm cần có trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18

Khi xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18, mẹ nên bổ sung thêm 10 loại thực phẩm sau đây để giúp bé có một cú “lội ngược dòng” ngoạn mục và thay đổi chiều cao của mình tốt hơn.

18 tuổi còn có thể tăng chiều cao được không?

Một sai lầm mà nhiều người thường xuyên mắc phải đó chính là cho rằng 18 tuổi không còn có thể tăng chiều cao. Vì thế, chẳng cần phải nghiên cứu thực đơn ăn uống tăng chiều cao để làm gì.

Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ phát triển một cách vượt bậc và bắt đầu phát triển chậm hơn ở gần cuối giai đoạn dậy thì. Cho đến khi đạt 25-30 tuổi thì chiều cao sẽ dừng phát triển.

Do đó, tuy vào 18 tuổi, trẻ không còn tăng trưởng quá nhiều về chiều cao nhưng nếu kiên trì xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao cũng như xây dựng lối sống lành mạnh thì vẫn có thể có sự cải thiện về mặt chiều cao.

>>> Bạn có thể xem thêm: Hội chứng tuổi dậy thì và những vấn đề chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì bố mẹ cần biết

Vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển về chiều cao của trẻ

thực đơn tăng chiều cao có dinh dưỡng gì

Chiều cao được ảnh hưởng bởi 3 yếu tố chính: dinh dưỡng, di truyền và rèn luyện. Trong đó, dinh dưỡng là yếu tố chính (chiếm đến 32%) so với 2 yếu tố còn lại (23% và 22%) tác động đến chiều cao của trẻ.

Do vậy, việc xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18 phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định trẻ có thể cải thiện chiều cao của mình hay không. 

Ngoài ra, lợi ích của việc ăn uống đầy đủ chất chính là não bộ của trẻ dậy thì phát triển tốt hơn, học tập đạt kết quả cao hơn. Mẹ quan tâm có thể xem chi tiết về các loại thực phẩm bổ não cho trẻ.

Các loại thực phẩm nên có trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18

Các nhóm dưỡng chất cần thiết

Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18 cần đảm bảo có thể cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất sau đây: canxi, vitamin D3, mangan, protein và một số khoáng chất khác. Đây đều là những chất dinh dưỡng cần thiết để đẩy nhanh sự phát triển của xương và sụn khớp, hỗ trợ chiều cao của con phát triển nhanh hơn.

Ngoài ra, việc bổ sung các dưỡng chất này trong thực đơn của trẻ còn giúp kích thích cơ thể sản sinh hormone tăng trưởng và collagen tuýp 2 – các yếu tố cần thiết để trẻ có một đôi chân dài đáng mơ ước.

Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18

Để giúp trẻ có thể cải thiện chiều cao của mình, mẹ có thể gợi ý trẻ bổ sung thêm các loại thực phẩm sau đây:

  • Tôm: Tôm có chứa rất nhiều canxi, selen, chất béo, omega-3,… có lợi đối với sự phát triển của trẻ. 
  • Khoai lang: Một trong những thực phẩm có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển về chiều cao chính là khoai lang. Khoai lang chứa nhiều vitamin A và chất xơ để duy trì hệ đường ruột khỏe mạnh, giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng hỗ trợ tăng chiều cao tốt hơn. Hơn nữa, với hàm lượng chất xơ dồi dào, khoai lang cũng giúp cải thiện tình trạng táo bón, không gây tăng cân. Do đó, mẹ có thể khuyến khích trẻ bổ sung khoai lang vào thực đơn giảm cân và tăng chiều cao của mình.
  • Cá hồi: Tuổi 18, trẻ ăn gì để tăng chiều cao? Câu trả lời chính là…. cá hồi! Cá hồi chứa nhiều omega-3 thúc đẩy quá trình tạo xương, duy trì hệ xương khỏe mạnh.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa, sữa chua, phô mai,… đều là những thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao vô cùng hiệu quả. Nhóm thực phẩm này có chứa hàm lượng canxi và vitamin D cực lớn, giúp xương phát triển nhanh hơn. Bên cạnh đó, sữa và các chế phẩm từ sữa còn còn có chứa protein, vitamin nhóm B, DHA,… giúp phát triển trí não, tăng cường sức khỏe tổng thể, hỗ trợ tăng chiều cao.
  • Trứng: Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18 của trẻ nhất định không thể thiếu các món ăn từ trứng bởi bên trong trứng có chứa rất nhiều protein, canxi và các loại vitamin đặc biệt có lợi đối với sự phát triển của hệ xương.

thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18 cần có trứng

  • Thịt gà: Thịt gà có chứa hàm lượng protein rất cao, kích thích cơ bắp và các hormone tăng chiều cao phát triển mạnh mẽ. Do đó, trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18, mẹ có thể gợi ý trẻ dùng thêm các món như salad ức gà sốt sữa chua, gà xào nấm gừng, ức gà cuộn phô mai,…
  • Các loại đậu: Một gợi ý khác để trẻ có thể kéo dài đôi chân của mình ở tuổi 18 chính là các loại đậu như đậu nành, đậu phộng đều có tác dụng đặc biệt đối với việc cải thiện chiều cao ở giai đoạn tuổi dậy thì.

[inline_article id=261728]

  • Rau lá xanh: Rau lá xanh như bắp cải, cải xoăn, rau bina,… không chỉ bổ sung chất xơ mà còn là nguồn cung cấp canxi, sắt, magie và kali cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là sự tăng trưởng về chiều cao. Mặt khác, rau củ nói chung còn có tác dụng giảm cân an toàn cho trẻ dậy thì.
  • Hạt hạnh nhân: Một gợi ý khác cho bữa xế của trẻ trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18 chính là hạnh nhân. Hạnh nhân có chứa rất nhiều protein, mangan, chất béo lành mạnh. Do đó, hạt hạnh nhân không chỉ giúp tăng chiều cao mà còn giúp trẻ duy trì cân nặng hợp lý, tránh tình trạng tăng cân béo phì khiến con mất tự tin.
  • Các loại quả mọng: Loại trái cây nào có thể giúp trẻ tăng chiều cao? Đó chính là các loại quả mọng như mâm xôi, dâu tây, việt quất,… vì nhóm thực phẩm này có chứa hàm lượng lớn canxi để hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh, tránh viêm nhiễm, kích thích quá trình sản sinh và tổng hợp collagen để cải thiện sức khỏe xương khớp.

>>> Bạn có thể xem thêm: Dậy thì thành công là gì? Giúp con trai làm được điều này mẹ nhé!

18 tuổi, trẻ vẫn có thể cao hơn một vài cm nếu được xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Do đó, mẹ hãy xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18 phù hợp để có thể giúp con có được chiều cao lý tưởng mẹ nhé!