Tác hại của bạo lực học đường không chỉ nằm ở vết thương trên cơ thể mà còn gây ra những tổn thương khác về mặt tinh thần; học hành sa sút; khủng hoảng quan hệ xã hội. Đó là những tác hại nguy hiểm mà chúng ta cần phải nhìn nhận.
Vậy bạo lực học đường để lại những tác hại ra sao? Cần làm gì để bảo vệ các em thoát khỏi vấn đề trên? Trong bài viết, chúng ta sẽ đi qua về thực trạng của vấn nạn bạo lực học đường tại Việt Nam; sau đó là những tác động đối với nạn nhân; người bắt nạt; gia đình và toàn xã hội nói chung.
Bạo lực học đường là gì?
Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc – UNESCO định nghĩa, bạo lực học đường là tất cả các hình thức bạo lực diễn ra trong và xung quanh trường học, đối tượng có liên quan đến nạn bạo lực học đường là giáo viên, học sinh và tất cả những người có thẩm quyền trong trường học. Hành vi bạo lực học đường bao gồm cả bắt nạt trực tiếp và gián tiếp thông qua mạng xã hội.
[summary title=””]
Căn cứ vào khoản 5 điều 2 của Nghị định 80/2017/NĐ-CP (*), bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập, bạo hành; làm tổn hại đến sức khỏe, thân thể; sỉ nhục, lăng mạ đến danh dự và nhân phẩm; tẩy chay, cô lập, ruồng rẫy và những hành động gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn học trong các tổ chức, cơ sở giáo dục.
(*) Nghị định 80/2017/NĐ-CP về môi trường giáo dục an toàn – Luật Việt Nam (đọc chi tiết).
[/summary]
Thực trạng bạo lực học đường hiện nay
Bạo lực học đường là sự ngược đãi có chủ ý và có hệ thống về tâm lý hoặc thể xác; bởi một học sinh hoặc một nhóm học sinh đối với một nhóm học sinh khác, những em không có khả năng tự bảo vệ mình.
Bạo lực học đường là tình trạng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều quốc gia khác. Theo báo cáo của cơ quan phòng chống tội phạm Liên hợp quốc; mỗi năm trên thế giới có khoảng 4-6 triệu học sinh có liên quan trực tiếp đến bạo lực học đường. Theo số liệu của UNICEF, trung bình cứ 3 em học sinh trong độ tuổi 13-15 thì có hơn 1 em bị bắt nạt.
Báo động tình trạng bạo lực học đường tại Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, trung bình trong một năm học, trên toàn quốc xảy ra hơn 1.600 vụ học sinh đánh nhau, trung bình mỗi ngày có 5 vụ học sinh đánh nhau.
Trong một thống kê khác cho biết, trong 5.200 học sinh thì có 1 vụ đánh nhau, và cứ trong 11.000 học sinh thì có 1 em bị buộc thôi học vì đánh nhau. Con số này còn chưa kể đến một số vụ án không được thống kê hoặc đã vượt quá giới hạn trong phạm vị pháp luật nhưng chưa được biết đến.
Một thống kê năm 2012 đăng tải trên Báo Công an Nhân dân, tình trạng bạo lực học đường ở Việt Nam đã tăng gấp 10 lần so với 10 năm trước đó. Con số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng, nhất là trong thời đại bùng nổ mạng xã hội.
Những vụ việc được báo cáo và biết đến chỉ được xem như “phần nổi của tảng băng trôi”. Có rất nhiều trường hợp bạo lực học đường; nhưng nạn nhân chỉ biết âm thầm chịu đựng tác hại của bạo lực học đường.
Bạo lực học đường không còn là xích mích, cự cãi qua lại giữa các em học sinh với nhau, mà còn kéo theo các bậc phụ huynh vào cuộc khiến mọi chuyện trở nên rắc rối… Bạo hành học đường này đã trở nên nghiêm trọng, để lại nhiều tác hại lâu dài.
>> Xem thêm: Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường
Tác hại của bạo lực học đường đối với nạn nhân
Tác hại của bạo lực học đường với sức khỏe thể chất
- Thương tích trên cơ thể là tác hại bạo lực học đường phổ biến và rõ ràng nhất. Người bắt nạt có thể sử dụng bạo lực; đánh nhau bằng tay không hoặc dùng công cụ. Vật hành hung như dép, guốc (28%); gậy gộc (8%), gạch đá (4%); thậm chí là dao lam, ống tuýp nước (0,7%). Mức độ gây thương tích tuỳ theo dụng cụ sử dụng.
- Nguy cơ tàn phế và mất mạng: Một điểm đáng lưu ý là bạo lực học đường thường xảy ra theo hình thức tập thể. Nạn nhân không chỉ bị “ăn hiếp” bởi một người mà là một nhóm người. Lúc này, hậu quả của bạo lực học đường lên thể chất nạn nhân là điều không ai có thể dự đoán. Có những trường hợp hậu quả của bạo lực học đường gây tàn phế; hoặc cướp đi mạng sống của bạn học.
Nhiều người cho rằng việc trẻ đi học và đánh nhau với bạn là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, những xô xát nhỏ sẽ có nguy cơ trở thành vết thương lớn.
Hậu quả của bạo lực học đường đối với tâm lý
Tác hại bạo lực học đường đối với tâm lý là rất lớn, vì bạo hành học đường có những hình thức trêu chọc; xô đẩy; ngáng chân; đe dọa; bịa chuyện nói xấu; tạo tin đồn; dè bỉu; bình phẩm ác ý về giới hoặc ngoại hình; cô lập; làm nhục.
Đối với tâm lý, tác hại để lại là:
- Khiến nạn nhân tự ngược đãi: Nếu những tổn thương trên cơ thể được nhìn thấy bằng mắt; tổn thương tinh thần là điều không thể thấy rõ. Trong một khảo sát, 18% số học sinh từng tự ngược đãi; và làm đau bản thân sau khi bị bắt nạt.
- Chịu những tổn thương về tinh thần, trẻ chán nản, cô đơn và suy sụp. Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó những kẻ bắt nạt có thể khiến các em bị stress; lo âu; trầm cảm và ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý.
Tác hại của bạo lực học đường lên sức khỏe tinh thần ngày càng phổ biến hơn trong thời đại công nghệ thông tin. Trước đây, bạo lực chủ yếu diễn ra bằng cách tiếp xúc trực tiếp. Ngày nay, mọi người có thể bạo lực nhau thông qua màn hình máy tính. Người bạo lực sẽ dùng câu chữ, hình ảnh, video hay các nội dung nhạy cảm để nhục mạ, bôi xấu nạn nhân. Tác hại của hình thức bạo lực học đường này nguy hiểm không kém gì hình thức “tác động vật lý”.
Nạn nhân của tác hại bạo lực học đường là các em học sinh. Ở độ tuổi chưa trưởng thành; các em dễ bị kích động; xấu hổ; nhạy cảm; và dễ có những hành động bộc phát trong trạng thái tinh thần không ổn định.
Tác hại của bạo lực học đường đối với thành tích học tập của con trẻ
Đây là tác hại của bạo lực học đường phổ biến. Khi thể chất bị tổn thương, tinh thần căng thẳng, việc học hành của trẻ tất nhiên sẽ bị ảnh hưởng. Trẻ sẽ sợ hãi việc đến trường, thậm chí trốn học. Từ đó dẫn đến học hành sa sút, ở lại lớp hoặc lưu ban. Hậu quả này của bạo lực học đường có thể kéo dài từ khi trẻ mầm non đi học cho đến lúc con vào học cấp 3.
>> Xem thêm: Tổn thương tâm lý tuổi dậy thì – Điều cha mẹ cần biết
Tác hại của bạo lực học đường đối với mối quan hệ bạn bè, gia đình, người xung quanh
Do xấu hổ, tự ti, nhiều trẻ không dám chia sẻ việc bị bạo hành với bất cứ ai, kể cả người thân. Nếu bị bạo hành dưới sự chứng kiến của nhiều người mà không nhận được sự giúp đỡ; trẻ sẽ thấy mất niềm tin vào những người xung quanh.
Lâu dần, tác hại của bạo lực học đường khiến nạn nhân trở nên khép kín, sống cô độc; từ chối chia sẻ và kết giao các mối quan hệ bên ngoài. Chính điều này sẽ khiến trẻ càng dễ bị bắt nạt; và chịu đựng hậu quả của bạo hành học đường nhiều hơn.
>> Cha mẹ có thể xem thêm: Cha mẹ cần làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo?
Tác hại của bạo lực học đường đối với người bạo hành
Bạo lực học đường không chỉ để lại tác hại khó lường cho nạn nhân, mà còn gây ra những vết thương cho cả người gây ra bạo lực. Khi hành hạ người khác, chính bản thân các em cũng đang bất ổn. Lâu dần, lối sống bạo lực sẽ làm sai lệch sự phát triển nhân cách.
Bạo lực học đường được xem là một nguyên nhân làm tăng tỷ lệ tội phạm tuổi vị thành niên. Theo thống kê của Bộ Công An, mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Trong đó, 17% là thanh thiếu niên từ 14 đến 18 tuổi.
Theo báo cáo của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, từ năm 2013 đến năm 2015, có hơn 25.00 vụ phạm pháp hình sự với 42.000 đối tượng. Trong đó hơn 75% là thanh niên và học sinh, sinh viên.
Hậu quả của bạo lực học đường đối với kẻ bắt nạt đó là càng dùng nắm đấm để giải quyết vấn đề; các em càng mất đi sự chân thiện trong bản tính. Khi bạo lực gây hậu quả nghiêm trọng và bị pháp luật trừng trị; các em sẽ gánh chịu hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến tương lai.
>> Cha mẹ có thể xem thêm: Tổn thương tâm lý tuổi dậy thì, điều cha mẹ cần cảnh giác!
Tác hại của bạo lực học đường đối với gia đình và xã hội
Hậu quả của bạo lực học đường không chỉ gói gọn giữa những học sinh với nhau. Gia đình và nhà trường phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để giải quyết vấn nạn này. Kể cả khi vụ việc được giải quyết xong, dư âm và những tổn thương không nhìn thấy được vẫn là câu chuyện dài về sau.
Bên cạnh đó, nếu không có biện pháp ngăn chặn, hậu quả của bạo lực học đường rất dễ gia tăng như một trào lưu. Thế hệ trẻ thường nhiều năng lượng, mong muốn chứng tỏ mình, và dễ bị kích động.
Nếu bạo lực học đường xảy ra tràn lan; nguy cơ hình thành một thế hệ trẻ bạo lực và vô cảm là điều có thể xảy ra. Lúc này, bạo lực học đường không chỉ là vấn nạn của học đường; mà đã trở thành tệ nạn của toàn xã hội.
>> Xem thêm: Tác hại của điện thoại với trẻ em
Ngăn chặn bạo lực học đường, chuyện không của riêng ai
Khi có bạo lực học đường xảy ra, thường có câu hỏi rằng trách nhiệm thuộc về ai. Là giáo dục gia đình, nhà trường hay xã hội? Đây là vấn nạn cần sự chung tay của cả cộng đồng.
Cha mẹ cần làm gì để bảo vệ con trước hậu quả của nạn bạo lực học đường?
Ngăn chặn tác hại của bạo lực học đường không phải là chuyện một sớm một chiều, cũng không phải chỉ cần một hai buổi học là đã có thể dạy xong.
Cha mẹ cần xây dựng gia đình lành mạnh, yêu thương, nói không với bạo lực. Giáo dục một đứa trẻ tốt nhất chính là trở thành tấm gương tốt. Một đứa trẻ lớn lên trong môi trường bạo lực sẽ có xu hướng bạo lực với người khác. Song song đó, cần dạy trẻ một số dấu hiệu nhận diện nguy cơ bạo lực cũng như những cách thức bảo vệ bản thân.
Ngoài ra, cha mẹ cần gần gũi, tạo niềm tin cho con cái. Trong trường hợp bị “bắt nạt”, trẻ sẽ tin tưởng chia sẻ và tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình.
Tuy nhiên, cha mẹ cần can thiệp đúng cách và chừng mực trong trường hợp phát hiện trẻ có liên quan đến bạo lực học đường. Nhiều phụ huynh chưa hiểu nội tình đã nôn nóng can thiệp bằng các biện pháp mạnh.
[key-takeaways title=””]
Cha mẹ nên tìm hiểu tâm tư của con trẻ, cũng như nguyên nhân vấn đề con đang gặp phải. Từ đó, gợi ý những hướng đi hợp lý để giúp con giải quyết tình hình. Nếu mâu thuẫn ngày càng lớn, có nguy cơ bạo lực học đường, phụ huynh nên kết hợp với nhà trường để xử lý vụ việc.
[/key-takeaways]
Trách nhiệm của cộng đồng
Một trong những nguyên nhân khiến bạo lực nói chung và bạo lực học đường lên ngôi đó là sự thờ ơ của xã hội. Nhất là khi thấy học sinh đánh nhau; người xung quanh thường cho rằng đây là việc bình thường của con trẻ. Chính thái độ thờ ơ của những người chứng kiến đã khiến nạn nhân không dám lên tiếng.
Chúng ta cần bỏ những suy nghĩ rằng trẻ con đi học đánh nhau là chuyện bình thường để ngăn chặn hậu quả của bạo lực học đường. Có thể, lúc bắt đầu xích mích chỉ là sự việc nhỏ. Nhưng nếu không giải quyết kịp thời, vụ việc có thể trở nên nghiêm trọng và để lại hậu quả nặng nề. Dập một đốm lửa nhỏ lúc nào cũng dễ hơn cứu một trận hỏa lớn.
Trong thời đại mạng xã hội phát triển, thông tin rất dễ bị phát tán và lan truyền với tốc độ nhanh chóng. Khi giải quyết bạo lực học đường, cần cân nhắc đến việc bảo vệ quyền riêng tư cho con trẻ. Các em còn cả một tương lai phía trước. Đừng vì một hành động bộc phát khiến sự việc đi quá xa, gây hậu quả lâu dài.
Kết luận
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, bạo lực học đường không chỉ xảy ra ngoài đời thực mà còn xuất hiện trên mạng trực tuyến.
Hiện tượng bắt nạt trực tuyến đáng báo động xảy ra phổ biến trên toàn thế giới. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ học sinh bị bắt nạt trực tuyến có xu hướng ngày càng gia tăng. Kết quả từ các nghiên cứu đã cho thấy lứa tuổi 10 đến 18 tuổi là lứa tuổi có nguy cơ cao; và tỷ lệ lớn là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến
Một khảo sát khác cho kết quả 64% học sinh từng bị bắt nạt tại trường. Tuy nhiên, có đến 40% học sinh không báo cáo với thầy cô hoặc phụ huynh để giải quyết hậu quả của bạo lực học đường.
Hậu quả của bạo lực học đường cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc bởi nó ảnh hưởng trực tiếp lên các em học sinh, thế hệ tương lai của đất nước. Chúng ta cần nhận thức được tính chất nghiêm trọng của bạo lực học đường; cùng chung sức để góp phần xây dựng một môi trường học tập lành mạnh.