Trẻ thường bị cảm cúm, cảm lạnh việc ngâm chân bằng lá lốt sẽ giúp giữ ấm chân, tạo điều kiện cho quá trình lưu thông máu được dễ dàng và giúp chân được thoải mái. Nhờ vậy mà trẻ dễ ngủ.
Về cơ bản ngâm chân giúp đường máu vận chuyển trong cơ thể được khai thông, điều chỉnh huyết áp, loại bỏ hàn khí (khí lạnh) và chất độc, vì vậy trẻ tránh được nhiều bệnh tật, ngủ ngon hơn và đôi chân luôn được khỏe mạnh.
Nguyên tắc ngâm chân
Ngâm chân nên kéo dài khoảng 10 -15 phút. Không nên ngâm chân trước và sau khi ăn một tiếng. Khoảng 21 – 22h trong ngày bạn có thể cho trẻ ngâm chân.
Với trẻ đang tập ngâm chân, nên áp dụng nguyên tắc tăng dần nhiệt độ từ lúc mới ngâm cho đến khi trẻ cảm thấy cơ thể ấm lên. Sau khi ngâm, bạn cần nhắc trẻ lau khô để đảm bảo không có nước đọng lại ở kẽ bàn chân gây khó chịu. Mực nước cho vào chậu ngâm cần trên mắt cá chân khoảng 10 đến 15cm.
Tác dụng ngâm chân bằng lá lốt
Cùng với hoa hồng, muối, gừng, ngâm chân bằng lá lốt được khuyến khích sử dụng hằng ngày. Khi ngâm chân nước lá lốt, độc tố trong cơ thể sẽ được rút bớt ra nên toàn cơ thể sẽ đỡ nhức mỏi.
Các mạch máu sau khi được được thẩm thấu các tinh chất từ lá lốt sẽ lưu tốt hơn. Ngoài ra, phương pháp ngâm chân này giúp bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, tim mạch…giảm đau đớn hiệu quả.
Công thức làm nước ngâm chân
Để nấu nước ngâm chân bằng lá lốt cho cả nhà, bạn có thể sử dụng công thức sau:
Nguyên liệu
20g cây lá lốt( bao gồm rễ, thân và lá)
Muối biển dạng hạt
Thực hiện
Rửa thật sạch các bộ phận của cây, để ráo nước, cắt thành những đoạn nhỏ khoảng 5cm
Sau đó đun 1,5 lít nước sôi, bỏ phần lá lốt vừa cắt vào nồi đun cho tới khi nước sôi lại, đun sôi trong 5 phút rồi tắt bếp
Cho chút muối hạt vào nồi nước lá lốt, để muối tự tan ra trong nước. Lưu ý phải sử dụng loại muối biển chứ phải phải muối nấu ăn hàng ngày, cũng có thể dùng loại muối dạng bột để pha nước ngâm chân
Để nước nguội bớt rồi đổ ra chậu, sau đó 2 ngâm chân trong khoảng 10-15 phút, khi nước nguội có thể đổ thêm nước nóng vào ngâm tiếp.
Bạn cũng có thể mát xa chân cho trẻ để tăng thêm hiệu quả:
- Một tay giữ gót chân, tay kia giữ các đầu ngón chân và quay bàn chân 5 lần theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Một tay giữ các ngón chân, tay kia sử dụng ngón cái ấn dọc theo lòng bàn chân. Ấn mạnh phần phía cuối ngón chân cái, di chuyển tới giữa lòng bàn chân, tiếp theo là phần xương bàn chân. Lặp lại với tất cả các ngón còn lại.
- Tiếp tục xoa bóp phần phía dưới mu bàn chân. Ấn mạnh, xoay quanh mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Lặp lại động tác 2 lần. Vuốt dài, mạnh từ mắt cá chân tới các ngón chân.
- Tiếp theo, massage hai bên đùi và cẳng chân. Xoa bóp với những động tác trượt miết dài, chắc và mạnh giúp cho đôi chân ấm lên và các mạch máu lưu thông tốt hơn.
Cần lưu ý, khi ngâm chân trẻ cần được bổ sung nước ấm để giữ cơ thể được ấm áp. Ngoài lá lốt bạn có thể kết hợp sử dụng ngải cứu, gừng tươi, sả với nước ấm để ngâm chân. Mỗi nguyên liệu khoảng 20g, cách nấu và sử dụng như nấu nước lá lốt.
Thói quen chỉ có thể có được khi được tập và hình thành từ khi còn nhỏ, vì vậy, cùng với trẻ ngâm chân mỗi tối là một cách để bạn dạy trẻ ngâm chân bằng lá lốt cũng như các loại thảo dược là rất tốt.