Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường hiện nay vẫn chưa nhận được sự nhiều sự quan tâm từ phía người lớn; và bạo lực học đường vẫn đang là một vấn nạn bỏ ngỏ từ khá lâu tại Việt Nam.
1. Tầm quan trọng khi hiểu nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường
Theo thông tin từ Bộ giáo dục và đào tạo, đã có 1600 vụ đánh nhau trong và ngoài trường chỉ trong một năm học. Theo báo cáo từ Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm; người phạm tội hiện đang có xu hướng trẻ hóa; với nhiều đối tượng phạm pháp hình sự nằm ở độ tuổi còn đi học.
Đây là một con số đáng báo động; cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh đối với việc bảo vệ con trẻ khỏi những tai nạn đến từ bạo lực học đường. Giống như những quốc gia khác; nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường vẫn chưa được xác định cụ thể để có thể có những hành động giải quyết triệt để.
Bất kỳ một đứa trẻ nào cũng có thể trở thành nạn nhân của bạo lực học đường; hoặc người gây bạo lực học đường. Vì thế, việc nhận thức được những nguyên nhân bạo lực học đường sẽ giúp cha mẹ có thể thấu hiểu và đồng hành với con trẻ; giúp các em tránh khỏi vấn nạn này.
>> Cha mẹ có thể xem thêm: Hậu quả của bạo lực học đường: Những tổn thương khó xóa nhòa
2. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường phổ biến
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường có thể chia thành 4 nhóm bao gồm:
- (1) Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường: Nguyên nhân từ gia đình làm ảnh hưởng tâm lý của trẻ; trẻ sống trong gia đình thường xuyên căng thẳng, cãi vã….
- (2) Nguyên nhân của bạo lực học đường do tâm lý tuổi dậy thì: Tính hiếu thắng; mâu thuẫn trong quá trình đi học
- (3) Nguyên nhân khách quan dẫn đến bạo lực học đường: Nhóm nguyên nhân từ nhà trường với hình thức kỷ luật không phù hợp; bị bạn bè lôi kéo
- (4) Nguyên nhân của bạo lực học đường đến từ xã hội: Tiếp xúc với môi trường bạo lực; không có cơ hội tham gia vào các tổ chức, câu lạc bộ lành mạnh.
Sau đây là phân tích chi tiết về từng nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến bạo lực học đường.
2.1. Tác động của gia đình là nguyên nhân của bạo lực học đường
Tác động từ gia đình cũng được xem là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
Ảnh hưởng từ gia đình là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường:
- Cha mẹ lạm dụng chất kích thích hoặc rượu
- Cha mẹ lạm dụng và bỏ bê con trẻ thời thơ ấu
- Thiếu tình cảm gắn bó với cha mẹ hoặc người chăm sóc
- Môi trường gia đình căng thẳng không được giải quyết triệt để
- Cha mẹ mắc các rối loạn tâm lý không được điều trị làm gia tăng căng thẳng giữa cha mẹ và con cái
- Thiếu sự giám sát, nên thanh thiếu niên dễ tham gia các băng nhóm; sử dụng chất kích thích và có các hành vi chống đối xã hội.
- Sự kỷ luật không nhất quán, bao gồm kỷ luật quá khắc nghiệt và quá dễ dãi. Xem thêm bài viết phương pháp dạy con không đòn roi để có cách dạy ứng xử với con phù hợp hơn.
[inline_article id=292729]
2.2. Tâm lý của tuổi dậy thì là nguyên nhân bạo lực học đường
Yếu tố tâm lý của tuổi dậy thì là điều đáng chú ý khi nói đến nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường. Sau đây là một số những nguyên nhân có thể dẫn đến bạo lực học đường liên quan đến hành xử hung hăng của tuổi dậy thì:
- Trẻ từng có hành vi hung hăng
- Trẻ từng trải nghiệm bị lạm dụng; bỏ bê và chấn thương tâm lý
- Thanh thiếu niên có chỉ số IQ thấp; không có nhiều nhận thức hoặc rối loạn học tập. Thiếu chú ý và bị tăng động cũng là những yếu tố nguy cơ.
- Tham gia vào hoạt động bất hợp pháp như sử dụng ma túy và rượu bia;
- Gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần và đau khổ về cảm xúc. Nhưng cần lưu ý là hầu hết thanh thiếu niên mắc bệnh tâm thần không trở nên bạo lực.
- Trẻ từng tiếp xúc hoặc chứng kiến bạo lực. Nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc liên tục với bạo lực trong gia đình và cộng đồng sẽ bình thường hóa trải nghiệm bạo lực.
Với những trường hợp này; sự giáo dục và chăm sóc tinh thần cho trẻ từ phụ huynh là một điều cần thiết.
[recommendation title=””]
>> Cha mẹ có thể xem thêm:
- Con gái tuổi dậy thì thích gì, bạn biết ngay để giúp con tránh sốc nhé!
- Tuổi dậy thì không nên làm gì? Lưu ý để bảo vệ sức khỏe
[/recommendation]
2.3. Ảnh hưởng từ môi trường học tập là nguyên nhân xảy ra bạo lực học đường
Ảnh hưởng từ môi trường học tập; cụ thể là các quy luật trong nhà trường cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ở trẻ em:
- Cách xử lý những vấn đề kỷ luật, hạnh kiểm của trường chưa thật sự thỏa đáng.
- Thanh thiếu niên bỏ học dễ có hành vi bạo lực và trở thành nạn nhân của bạo lực.
- Trẻ nhận những tổn thương về mặt tinh thần tại trường. Ví dụ như bị dè bỉu, không được bạn bè chấp nhận.
[key-takeaways title=””]
Giáo viên nên làm gì khi học sinh đánh nhau? Khi học sinh đánh nhau, giáo viên cần thực hiện các bước sau:
- Đảm bảo an toàn: Can thiệp kịp thời, cách ly học sinh, kiểm tra tình hình.
- Tìm hiểu nguyên nhân: Nói chuyện riêng, lắng nghe, giữ thái độ bình tĩnh.
- Giải quyết vấn đề: Hướng dẫn giải quyết mâu thuẫn bằng lời nói, giáo dục hậu quả của bạo lực, áp dụng kỷ luật phù hợp.
- Phối hợp với phụ huynh: Thông báo sự việc, nhờ sự hỗ trợ.
- Phòng ngừa bạo lực học đường: Giáo dục kỹ năng sống, tạo môi trường học tập thân thiện, phối hợp các ban ngành liên quan.
Lưu ý: Giữ bí mật thông tin, tôn trọng học sinh, làm gương cho học sinh.
[/key-takeaways]
[inline_article id=320522]
2.4. Các yếu tố xã hội góp phần vào nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường
Một số các nguyên nhân xã hội dẫn đến bạo lực học đường cũng cần được cha mẹ lưu tâm:
- Kết giao với những người bạn phạm tội và học theo
- Các mô tả trên phương tiện truyền thông về hành vi bất hợp pháp
- Ít tham gia vào các hoạt động có tổ chức; như câu lạc bộ hoặc thể thao
- Tin tức tiêu cực có thể khiến thanh thiếu niên cảm thấy lo sợ về sự an toàn của mình; khiến các em sử dụng những biện pháp cực đoan để phòng vệ.
Ảnh hưởng từ cộng đồng nơi thanh thiếu niên sinh sống:
- Các cộng đồng có nhà ở không đạt tiêu chuẩn; và sự suy giảm kinh tế có thể góp phần làm cho thanh thiếu niên cảm thấy như xã hội không quan tâm đến mình. Đôi khi, các em thể hiện sự tức giận của mình thông qua bạo lực.
- Ít sự gắn kết với cộng đồng cũng góp phần làm cho thanh thiếu niên thiếu cảm giác thân thuộc; và có thể dẫn đến gia tăng tội phạm và bạo lực.
- Khi thanh thiếu niên chứng kiến bạo lực trong khu phố của họ; hoặc họ trở thành nạn nhân của tội phạm bạo lực; họ có nhiều khả năng trở thành người phạm tội.
[inline_article id=332498]
3. Biểu hiện của bạo lực học đường cha mẹ cần lưu tâm
3.1 Biểu hiện của trẻ là nạn nhân của bạo lực học đường
Thấu hiểu được nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường đã có thể giúp cha mẹ hướng dẫn con trẻ cách bảo vệ bản thân khỏi bạo lực học đường.
Tuy nhiên, sự thật là bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể trở thành nạn nhân của bạo lực học đường; và cha mẹ không thể theo dõi con trẻ trong thời gian đến trường. Điều đáng lo ngại chính là tại Việt Nam; đa số trẻ có xu hướng sợ hãi; không dám chia sẻ tình trạng của mình với cha mẹ cho đến khi quá trễ.
Do vậy, chính cha mẹ cũng cần tự chủ động quan sát trẻ để có thể kịp thời tìm thấy những dấu hiệu, hành vi bất thường của trẻ.
TRẺ BỊ BẮT NẠT trên trường học sẽ có biểu hiện của bạo lực học đường như:
- Khó ngủ, mất ngủ thường xuyên.
- Tập vở, vật dụng cá nhân bị mất hoặc bị phá hoại.
- Có dấu hiệu giả bệnh nhằm không phải đến trường.
- Thói quen ăn uống thay đổi như bỏ ăn hoặc ăn quá nhiều.
- Gặp những vấn đề sức khỏe như rụng tóc, đau đầu, đau bụng thường xuyên.
- Có các hành vị tự hại bản thân; tệ nhất là có suy nghĩ tự sát; hoặc có biểu hiện muốn tự tử.
- Có những vết thương thể chất mà chính trẻ không thể giải thích được. Các vết trầy, bầm tím không thuộc các vị trí do bất cẩn gây ra.
>> Cha mẹ có thể xem: Trẻ 12 tuổi: Quá trình chuyển tiếp đến ‘Tuổi vị thành niên’
3.2 Biểu hiện của trẻ là người bạo lực học đường
Bên cạnh việc bảo vệ để con không trở thành nạn nhân của bạo lực học đường; cha mẹ cũng cần quan sát các biểu hiện của trẻ khi nghi ngờ trẻ là người bạo lực học đường. Trong trường hợp bố mẹ có con là người bạo lực học đường; cần xem xét lại những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường của trẻ; và có những hành động phù hợp để ngăn chặn trẻ tiếp tục hành vi này.
TRẺ LÀ NGƯỜI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG sẽ có những biểu hiện như:
- Trẻ ngày càng trở nên hung hăng.
- Có bạn bè là người bạo lực học đường.
- Thường xuyên bị đưa đến văn phòng kiểm điểm.
- Không có trách nhiệm về các hành động của mình.
- Dễ tham gia vào các mẫu thuẫn bằng thể xác hoặc lời nói.
- Có xu hướng đổ lỗi cho người khác hoặc không thừa nhận lỗi sai của mình.
- Có những vật dụng mới hoặc tiền mà không thể giải thích được lý do có được.
[inline_article id=227418]
4. Cách giúp cha mẹ ngăn ngừa tình trạng bạo lực học đường cho trẻ
Nhằm hạn chế các nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường cho con trẻ; cha mẹ cần ưu tiên không để trẻ trở thành một trong những trường hợp thuộc về nguyên nhân bạo lực học đường. Ba mẹ hãy áp dụng các điều dưới đây:
- Tập trung giáo dục nhân cách cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, tránh tình trạng nuông chiều quá mức.
- Luôn luôn theo dõi hành vi, biểu hiện và tính cách của trẻ để có thể nhận ra những bất thường của trẻ kịp thời.
- Chủ động tạo ra một môi trường thân thiện và lành mạnh cho con tại nhà; giúp con có cơ hội tiếp cận với những điều tốt đẹp, chuẩn mực.
- Cho trẻ tham gia những hoạt động, môn thể thao tăng cường thể lực. Giúp trẻ có những khả năng tự phòng vệ cơ bản trong những trường hợp xấu.
- Luôn luôn lắng nghe các câu chuyện của trẻ. Cho trẻ một sự quan tâm vừa đủ; cũng như khiến trẻ cảm giác an toàn; và tin tưởng để có thể chia sẻ với bố mẹ về những câu chuyện ở trường.
>> Cha mẹ có thể xem thêm: Cách dạy con gái tuổi dậy thì của người mẹ tâm lý
[inline_article id=294085]
Bạo lực học đường đang là một vấn đề nhức nhối; khi những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Tuy nhiên, cha mẹ cần chủ động tạo ra một môi trường giáo dục và phát triển lành mạnh cho con bằng cách dành nhiều thời gian để quan tâm và chăm sóc con. Đồng thời, hình thành cho trẻ tư duy lành mạnh bằng thông qua các sinh hoạt trong gia đình và hướng dẫn cho trẻ cách tự bảo vệ chính mình.