Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

[Infographic] Tất tần tật về dậy thì sớm ở trẻ em

Bé bị dậy thì sớm

Dấu hiệu ở bé trai

Dấu hiệu ở bé gái

Thực trạng

Các dạng

Nguyên nhân

Phòng ngừa

Kêu gọi

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Áp lực đồng trang lứa (peer pressure) ảnh hưởng tâm lý như thế nào?

Vậy áp lực đồng trang lứa là gì? Nguyên nhân, cách nhận biết và cách vượt qua như thế nào? Cùng MarryBaby tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé!

1. Áp lực đồng trang lứa là gì?

Theo định nghĩa của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ – APA, áp lực đồng trang lứa (peer pressure) là khái niệm chỉ sự ảnh hưởng của bạn bè lên một người khiến họ cảm thấy phải hòa nhập; hoặc tuân theo quy tắc, kỳ vọng của tập thể.

Peer pressure có thể khiến bạn thấy bị áp lực; bị so sánh; hoặc phải thực hiện những hành vi mà một nhóm cho là phù hợp hoặc không phù hợp.

Áp lực đồng trang lứa có thể xuất phát từ chính nội tâm của bạn; hoặc do ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Tình trạng này có thể tạo ra những động lực tích cực; nhưng cũng có thể đánh gục tinh thần và thể chất của bạn.

2. Biểu hiện của áp lực đồng trang lứa là gì?

Tùy vào lứa tuổi và cách suy nghĩ ở mỗi giai đoạn, tình trạng áp lực đồng trang lứa sẽ có những biểu hiện khác nhau. Nhìn chung, khi bạn tự so sánh hoặc người khác so sánh bản thân bạn với người đồng trang lứa; nguy cơ bạn bị ảnh hưởng tiêu cực từ peer pressure là rất cao.

Những biểu hiện thường thấy khi bạn bị peer pressure:

  • Mất ngủ vì suy nghĩ quá nhiều.
  • Sa sút trong học tập và công việc.
  • Luôn so sánh mình với người khác.
  • Cảm thấy tự ti và không tin vào khả năng của bản thân.
  • Tự trách bản thân vì không cố gắng để được như các bạn.
  • Cố gắng thể hiện bản thân rằng mình không thua kém người khác.
  • Cạnh tranh không lành mạnh, gây áp lực tinh thần rằng mình phải giỏi nhất.
  • Luôn chịu một loại áp lực mang tên “phải cố gắng hơn nữa, hơn nữa”. Và đây là nguy cơ khiến một cá nhân dễ rơi vào trạng thái kiệt quệ (burn-out).

>> Cùng chủ đề: Dậy thì sớm ở trẻ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng Peer Pressure là gì?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng Peer Pressure là gì?

3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp lực đồng trang lứa

Nhiều cha mẹ thắc mắc rằng, tại sao một đứa trẻ phải chịu áp lực đồng trang lứa? Lý do là vì trẻ mong muốn được yêu thích; và trẻ thường nghĩ rằng đáp ứng kỳ vọng của bạn bè sẽ giúp hòa nhập tốt hơn.

Bên cạnh đó, nỗi lo của các bé là sợ bạn bè trêu chọc khi chúng không tương đồng với nhóm. Thành thử, chúng phải đi cùng với nhóm; hoặc phải học cách thực hiện các hành vi giống với nhóm.

Một số nguyên nhân khác:

  • Ảnh hưởng từ định kiến xã hội: Nhất là ở các nước phương Đông, người lớn ở thế hệ trước thường xuyên tạo áp lực cho các con bằng quan niệm “con nhà người ta”. 
  • Ảnh hưởng từ mạng xã hội: Đây là nơi thường xuyên đưa tin và đề cao những người thành công về tiền bạc; địa vị; ngoại hình,..
  • Chưa thấu hiểu bản thân: Về bản chất, những ai chưa thấu hiểu bản thân sẽ thường xuyên tự ghen tị, so sánh bản thân thấp hơn người khác,… Lý do là vì các em chưa có trải nghiệm sống; cũng như là chưa biết bản thân muốn gì.

Trong khi đó, mỗi người trong chúng ta sẽ có mục tiêu và tốc độ phát triển khác nhau. Nhưng ngặt nỗi, cũng chính chúng ta lại tự tạo áp lực cho bản thân bằng cách tự so sánh; tự đánh giá thấp chính mình; hay thậm chí là đặt kỳ vọng chưa phù hợp cho bản thân.

>>  Xem thêm: Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và cách ngăn ngừa

Vậy áp lực đồng trang lứa ảnh hưởng đến tâm lý như thế nào? Và có ưu nhược điểm gì không?

4. Áp lực đồng trang lứa ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực?

4.1 Ảnh hưởng tích cực của áp lực đồng trang lứa

Đây là dạng peer pressure mà khi bạn bè, đồng nghiệp của bạn ủng hộ; tán thành; hoặc tạo ra áp lực để bạn thực hiện những hành vi nhằm mang lại lợi ích cho bản thân bạn.

Nhờ vào sự cạnh tranh lành mạnh này, bạn sẽ có động lực để hành động ngay lập tức. Ví dụ:

  • Bạn và bạn của mình tạo áp lực cho nhau để cùng đi tập thể dục đều đặn.
  • Khuyến khích để cùng nhau tiết kiệm một khoảng tiền cho tương lai khi về già.
  • Thúy đẩy và cạnh tranh nhau về việc học tập, đạt điểm cao trong kỳ thi, thành tích công việc,…
  • Ngăn cản bạn thực hiện những hành vi bất hợp pháp; hoặc khi liên tục sử dụng chất kích thích.
  • Người bạn này là một hình mẫu để bạn phấn đấu mà không hề cảm thấy áp lực vì sự thua kém. Thay vào đó là cảm giác biết ơn vì đã đồng hành.

4.2 Ảnh hưởng tiêu cực của áp lực đồng trang lứa

Áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) là gì?
Áp lực đồng trang lứa có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực như đua đòi theo các thói quen không lành mạnh

Đây là tình trạng mà khi bạn liên tục phải chịu áp lực vì phải thực hiện một hành vi nào đó; với mong muốn được hòa nhập với đám đông và xã hội. 

Ví dụ như:

  • Bạn bị ép uống rượu, sử dụng ma túy hoặc quan hệ tình dục.
  • Trầm cảm, luôn cảm thấy lo lắng và áp lực vì tập thể quá xuất chúng.
  • Chất lượng cuộc sống bị suy giảm vì làm việc quá sức, nhưng không hiệu quả.
  • Đánh mất sự tự tin và tự tôn của bản thân khi phải chạy đua theo mục tiêu của người khác.
  • Vì muốn thể hiện bản thân không thua kém người khác, nên cá nhân dễ bị kích động khi bị ai đó khiêu khích.
  • Vì những áp đặt mong muốn từ xã hội và những người xung quanh nên bạn cố mang một mặt nạ để che đi, nên luôn cảm thấy mệt mỏi và áp lực.

>> Cùng chủ đề: Tác hại của việc hút thuốc lá điện tử ở tuổi dậy thì

5. Cách vượt qua áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure)

Áp lực đồng trang lứa có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn ngay lúc này. Chính vì vậy, để buông bỏ bớt gánh nặng từ peer pressure bạn cần:

5.1 Học cách hiểu bản thân

Học cách hiểu bản thân hay yêu bản thân (self-love) là bước đầu tiên để bạn có thể vượt qua các khó khăn nào trong cuộc sống.

Hiểu bản thân là cách để bạn biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu; đâu là điểm có thể khắc phục và cải thiện. Để từ đó, bạn không phải lo sợ khi nhìn thấy ai đó làm quá tốt còn mình thì không. Đơn giản là vì bạn đã làm tốt phần của mình.

5.2 Xây dựng sự quyết đoán

Bản lĩnh quyết đoán của bạn phần nào dựa trên mức độ hiểu bản thân. Nếu bạn đủ hiểu bản thân thì khó lòng mà ai có thể ép bạn làm điều bạn không thích; hoặc không muốn. Vì khi đó, bạn sẽ có đủ lý luận để phản biện và từ chối đối phương một cách thuyết phục.

5.3 Hãy có hành động cụ thể

Bạn có từng nghe câu qua nói: “You are what you do, not what you say you’ll do – Carl Gustav Jung”. Tạm hiểu là, bạn là những gì bạn làm, chứ bạn không phải là những gì bạn nói bạn sẽ làm.

Hành động hình thành thói quen. Thói quen hình thành tính cách. Và tính cách hình thành nên con người và cuộc đời bạn. Khi đó áp lực đồng trang lứa còn được bạn xem là một nguồn động lực vô hình thúc đẩy bạn hành động.

>> Xem thêm: Cha mẹ cần làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì?

5.4 Biết chọn bạn mà chơi

Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ loại áp lực này, bạn có thể phân loại và chọn lọc những thông tin trên mạng xã hội. Bạn có thể ưu tiên chọn theo dõi những người bạn, fanpage có những nội dung lành mạnh, giúp phát triển bản thân,..

Áp lực đồng trang lứa
Để vượt qua áp lực đồng trang lứa, hãy “chọn bạn mà chơi”

Tóm lại

Cho dù bạn ở bất cứ đâu, bất cứ độ tuổi nào, bạn vẫn sẽ chịu áp lực đồng trang lứa. Hiểu được điều đó, cách tốt nhất bạn có thể làm là tập dành thời gian cho bản thân bằng việc đọc sách; tập thể dục; và học tập kiến thức mới. Đồng thời hạn chế tiếp xúc với quá nhiều sự thành công của những bạn đồng trang lứa. 

Bài viết là tất cả những gì bạn có thể cần biết về áp lực đồng trang lứa là gì. Hãy tham gia cộng đồng MarryBaby ngay hôm nay để trực tiếp đặt câu hỏi với bác sĩ; giúp bạn giải tỏa khúc mắc về tình thần.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Tác hại của hút thuốc lá điện tử là gì? Các rủi ro cho trẻ dậy thì

Vậy hút thuốc lá điện tử có thật sự vô hại không? Tác hại của thuốc lá điện tử là gì? Bên dưới làn khói trắng là những tác hại mà cha mẹ ít khi được biết!

1. Thuốc lá điện tử là gì?

Thuốc lá điện tử (Vape) hoạt động tương tự như thuốc lá thông thường. Nhưng khác ở chỗ, thuốc lá điện tử là dùng nhiệt từ các viên pin để nung nấu tinh dầu; để tạo ra khói cho người hút. Trong tinh dầu có chứa chất tạo mùi và nicotine. 

Thuốc lá điện tử có nhiều hình dạng khác nhau. Và độ nặng của thuốc lá điện tử là dựa trên nồng độ nicotine có chứa trong dung dịch; cụ thể là tính theo phần trăm; hoặc bao nhiêu miligam trên mililit.

Tác hại của thuốc lá điện tử không chứa Nicotine là gì? Trường hợp dung dịch không chứa nicotine (các loại dung dịch biểu thị là 0% nicotine) thì vape vẫn có những chất tạo mùi có khả năng gây viêm tiểu phế quản.

2. Biểu hiện của người trẻ hút thuốc lá điện tử

biểu hiện của trẻ tuổi dậy thì hút thuốc lá điện tử
Biểu hiện và những tác hại của việc hút thuốc lá điện tử

Khi được hỏi về những biểu hiện của của người hút thuốc lá điện tử, đặc biệt là đối tượng trẻ vị thành niên; các bác sĩ chuyên khoa Nhi của BV Nhi Trung Ương nhận định như sau:

  • Dấu hiệu về sức khỏe: Biểu hiện sức khỏe thường thấy của người trẻ khi hút thuốc lá điện tử là ho thường xuyên, hơi thở ngắt quãng, hụt hơi. Nhìn chung là những biểu hiện về hô hấp.
  • Dấu hiệu về hành vi và cảm xúc: Trẻ hay cảm thấy lo âu, dễ cáu gắt, thậm chí trẻ sẽ có xu hướng tham gia các hành vi mạo hiểm,..

Những sự thật về thuốc lá điện tử:

  • Thuốc lá điện tử GÂY HẠI như thuốc lá truyền thống.
  • Thuốc lá điện tử GÂY NGHIỆN như thuốc lá truyền thống.
  • Thuốc lá điện tử KHÔNG THỂ GIÚP BẠN CAI THUỐC LÁ.

>> Cha mẹ xem ngay: Bố mẹ cần làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo?

3. Tác hại trầm trọng của thuốc lá điện tử đối với người trẻ

Tác hại của thuốc lá điện tử đối với trẻ dậy thì và thanh thiếu niên
Tác hại của thuốc lá điện tử đối với trẻ dậy thì và thanh thiếu niên

Tác hại trầm trọng của Nicontine trong thuốc lá điện tử là gây hại cho sự phát triển não bộ ở trẻ em, gây suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến trí tuệ do não bộ của trẻ chưa hoàn thiện. Thậm chí, nó có thể gây ra nguy cơ đau thắt ngực, suy tim, đột quỵ; suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng.

3.1 Tác hại gây viêm phổi, viêm tiểu phế quản

Các hóa chất như hương liệu được sử dụng trong thuốc lá điện tử có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trong đó, cụ thể là chất phụ gia tạo hương vị như diacetyl có thể gây viêm tiểu phế quản (popcorn lung).

Không những thế, tác hại của thuốc lá điện tử còn dẫn đến nhiều bệnh lý khác liên quan đến phổi, và hô hấp như: viêm phế quản; hen suyễn; phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD); viêm màng phổi,…

3.2 Ảnh hưởng trực tiếp đến não và suy giảm chức năng thận

Dung dịch có trong thuốc lá điện tử khi được nung nóng và bay hơi, khả năng cao sẽ bị nhiễm kim loại nặng từ cuộn dây kim loại được dùng để cấp nhiệt cho dung dịch. Từ đây, tác hại của thuốc lá điện tử cho cơ thể của người hút gần như là tiêu cực.

Kim loại nặng chính là chì. Khi lượng chì tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến não và thận của người hút thuốc lá điện tử.

>> Quan trọng: Trầm cảm ở tuổi dậy thì – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

3.3 Tác hại của thuốc lá điện tử là gây nghiện

Chất nicotine có trong thuốc lá điện tử sẽ khiến bạn bị nghiện. Khi hút trong thời gian dài, hàm lượng và nồng độ nicotine sẽ leo thang để phục vụ cho cảm giác thỏa mãn của bạn.

Nicotine không những gây nghiện mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn. Các cơ quan nội tạng bị hưởng nhiều là não; mạch máu; và hệ thống miễn dịch.

Có một suy nghĩ rất sai ở những người đang cai nghiện thuốc lá truyền thống là chuyển sang hút thuốc lá điện tử. Không những không thể cai nghiện mà họ còn nghiện thêm một loại chất kích thích khác. 

3.4 Nguy cơ thiết bị cháy nổ

Tác hại của việc hút thuốc lá điện tử là gia tăng nguy cơ bị tổn thương cơ thể do cháy nổ thiết bị.

Theo một báo cáo do Cơ quan cứu hỏa Hoa kỳ (U.S Fire Administration), khi họ tổng hợp 200 sự cố cháy nổ do thuốc lá điện tử gây ra trong 7 năm (2009 – 2016); kết quả cho thấy có 133 vụ gây thương tích nghiêm trọng do để thuốc lá điện tử trong túi.

3.5 Gây ngộ độc ở trẻ em

gây ngộ độc ở trẻ em
Tác hại của thuốc lá điện tử là gây hại cho cả người hút và mọi người xung quanh

Theo số liệu thống kê từ trung tâm chống độc ở Hoa Kỳ có tới 42% số người bị ngộ độc do hút thuốc lá điện tử. Một nửa trong số đó là trẻ em dưới 6 tuổi.

Chính vì những hương vị được dán nhãn như chocolate, cam, nho, dâu đã khiến mọi người nghĩ rằng đây là dung dịch tương đối an toàn vì có mùi dễ chịu. Tác hại của thuốc lá điện tử đến sức khỏe của người hút trực tiếp rất nghiêm trọng; và cả người hút gián tiếp (người hít khói).

3.6 Tăng nguy cơ bệnh tim

Nicotine có trong thuốc lá điện tử có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu; làm tăng nguy cơ đau tim; đột quỵ và thậm chí là mắc bệnh về tim mạch.

Trên thực tế, nghiên cứu còn cho thấy tác hại của thuốc lá điện tử đối với người hút là tăng gấp đôi nguy cơ bị bệnh tim; so với người bình thường.

3.7 Khiến hơi thở có mùi khó chịu

Tác hại trực tiếp của thuốc lá điện tử là khiến cho hơi thở của người hút bị nặng mùi. Vì hơi và khói được tạo ra từ thuốc lá điện tử có chứa các hạt nhỏ có thể gây kích ứng; và làm hỏng mô phổi. Khiến bạn dễ bị đau ngực hoặc gặp các vấn đề về hơi thở.

Hơi thở của bạn sẽ còn nặng mùi hơn nữa, nếu bạn đang hút cả hai loại thuốc lá điện tử và thuốc lá truyền thống.

>> Cha mẹ xem thêm: Cách dạy con gái tuổi dậy thì của người mẹ tâm lý

3.8 Rối loạn tâm trạng và dễ thay đổi cảm xúc

Trong năm 2018, Tổ chức kiểm soát & Phòng ngừa bệnh tật (CDC) đã ước tính có khoảng 3,6 triệu học sinh cấp 2 và học sinh cấp 3 sử dụng thuốc lá điện tử. Con số này đã tăng hơn 1 triệu người so với năm 2017. Các nhà nghiên cứu cho rằng; con số này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.

Tác hại của Nicotine trong thuốc lá điện tử có thể khiến người trẻ tuổi gặp nguy cơ rối loạn tâm trạng, giảm kiểm soát xung động và tác động tiêu cực đến các phần não chịu trách nhiệm về ghi nhớ và học tập.

Cho dù các thông tin về tác hại của thuốc lá điện tử có nhiều đến mấy; thì cũng khó có thể giúp cho người hút cảm thấy bừng tỉnh; cũng như biết quan tâm đến sức khỏe của họ hơn. Đặc biệt hơn là những bạn trẻ đang ở độ tuổi dậy thì; tuổi nổi loạn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

12 cách trị thâm mắt tuổi dậy thì hiệu quả từ thiên nhiên

Thật ra quầng thâm dưới mắt thường ít liên quan đến bệnh lý; phần lớn là biểu hiện của tình trạng cơ thể mệt mỏi. Để hiểu cách xử lý tình trạng này; cha mẹ sẽ cần hiểu nguyên nhân; để từ đó xác định cách trị thâm mắt trẻ tuổi dậy thì.

1. Nguyên nhân gây ra quầng thâm mắt ở tuổi dậy thì

Trước khi tìm cách chữa thâm quầng mắt cho trẻ ở tuổi dậy thì; mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng là gì. Vì có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra thâm quầng mắt ở tuổi dậy thì như di truyền, thiếu ngủ, xem màn hình quá lâu.

Sau đây là chi tiết về các nguyên nhân đó.

1.1 Di truyền

Trong một nghiên cứu về khả năng tăng sắc tố da vùng dưới mắt hay quanh hốc mắt (POH) của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI) năm 2022; các chuyên gia nhận thấy tình trạng mắt thâm quầng có thể do di truyền. Vì nếu người thân là ông, bà, cha, mẹ bị thâm mắt; các thế hệ con cháu cũng rất có thể gặp tình trạng tương tự. 

Cụ thể là ở Ấn Độ, sau nghiên cứu trên 200 người, họ nhận thấy có 47,5% nhóm người ở độ tuổi 16 – 25 tuổi thường gặp tình trạng gia tăng sắc tố da quanh hốc mắt do di truyền. Và trong số này; các chuyên gia còn nhận thấy có đến 81% trường hợp xảy ra ở nữ; và 19% còn lại là nam giới.

1.2 Thiếu ngủ

Tình trạng thức khuya dẫn đến thiếu ngủ là nguyên nhân hàng đầu làm cho mắt bị thâm quầng; không những ở trẻ tuổi dậy thì mà cả người lớn. Trong một nghiên cứu khác của NCBI, năm 2013 cho thấy; việc thiếu ngủ sẽ khiến cho khuôn mặt của trẻ tuổi dậy thì trông nhợt nhạt và xanh xao hơn. Khi đó, sắc tố da ở vùng dưới mắt bắt đầu xuất hiện rõ và sẫm màu hơn.

[key-takeaways title=””]

Vậy quầng thâm mắt do thiếu ngủ có hết không? Thật ra, khi ngủ đủ giấc trở lại, tình trạng sức khỏe sẽ tốt hơn và quầng thăm cũng bắt đầu mờ dần.

[/key-takeaways]

1.3 Tiếp xúc màn hình máy tính quá nhiều

Như cha mẹ cũng biết, kỷ nguyên công nghệ hiện đại lên ngôi; thời đại mà tất cả mọi người có thể trò chuyện, kết nối hay thậm chí là tham gia lớp học chỉ cần thông qua màn hình máy tính. Chính vì thế, một hội chứng có tên là “mỏi mắt kỹ thuật số – digital eye strain được ra đời. 

Tình trạng này sẽ tích tụ sự mệt mỏi cho đôi mắt. Lâu dần sẽ làm cho các mạch máu dưới mắt bắt đầu lộ rõ. Và kết quả là làm cho vùng da dưới mắt của người tiếp xúc trở nên sậm màu hơn; hay nói cách khác là trông như mắt bị thâm quầng. 

[key-takeaways title=””]

Quầng thâm mắt do tiếp xúc màn hình có tự hết không? Tương tự như việc thiếu ngủ, khi tiếp xúc màn hình máy tính quá lâu, cha mẹ sẽ cần hướng dẫn con cách cho mắt nghỉ ngơi với kỹ thuật 20 – 20 – 20. Tức là mỗi 20 phút làm việc; trẻ nên nhìn ra xa 20 feet (6 mét) trong 20 giây.

[/key-takeaways]

1.4 Dị ứng da

Theo thói quen, khi ngứa mắt, chúng ta sẽ dễ dùng tay để dụi mắt. Và từ đây mắt dễ bị sưng tấy và vùng thâm phía dưới mắt bắt đầu xuất hiện.

Cha mẹ có biết: Khi bị dị ứng da, cơ thể chúng ta sẽ tiết ra một chất có tên là Histamine; chất mà có thể sẽ gây ngứa và đỏ mắt. Và khi mắt bị ngứa theo thói quen chúng ta thường dụi mắt và khiến mắt dễ sưng và đỏ hơn.

1.5 Cơ thể bị thiếu nước

Uống ít nước hoặc thiếu nước là nguyên nhân phổ biến gây ra quầng thâm mắt ở tuổi dậy thì và cả người lớn. Khi cơ thể thiếu nước; vùng da dưới mắt sẽ bắt đầu xuất hiện dấu hiệu bị thâm và làm cho hốc mắt lõm sâu hơn.

1.6 Tiếp xúc nhiều với nắng

Tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời sẽ kích thích cơ thể tiết ra nhiều sắc tố da melanin. Và đó cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thâm quầng mắt ở tuổi dậy thì.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, tình trạng trẻ ở tuổi dậy thì bị thâm quầng mắt còn có liên quan đến tình trạng thiếu máu; hoặc do thói quen sinh hoạt; chế độ dinh dưỡng hay thậm chí là sử dụng chất kích thích.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì, bạn lơ là sẽ tội nghiệp con!

2. Cách trị thâm mắt tuổi dậy thì tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Để giải tỏa nỗi lo lắng về đôi mắt thâm của con; MarryBaby chia sẻ với phụ huynh cách trị quầng thâm mắt cho trẻ tuổi dậy thì ngay dưới đây. Những cách trị quầng thâm mắt tuổi dậy thì từ thành phần tự nhiên phổ biến bao gồm.

2.1 Cách trị thâm mắt tuổi dậy thì tại nhà – Nha đam

Cách trị thâm mắt tuổi dậy thì bằng nha đam
Cách trị thâm mắt tuổi dậy thì bằng nha đam

Trong nha đam có chất kháng viêm, kháng khuẩn; và bản chất nhiều nước tự nhiên. Nha đam giống như một chất dưỡng ẩm, chống lão hóa,.. Cách trị thâm mắt tại nhà cho trẻ tuổi dậy thì bằng nha đam là vô cùng tiện lợi và hiệu quả. 

[key-takeaways title=”Cách sử dụng nha đam để trị thâm mắt cho trẻ tuổi dậy thì”]

  • Chuẩn bị một miếng nha đam tươi 10 – 50g.
  • Dùng dao cắt nha đam thành từng lát mỏng và cho vào tủ lạnh khoảng 5 đến 10 phút.
  • Sau đó, đắp phần thịt nha đam đã đông lạnh lên vùng da dưới mắt từ 10 đến 15 phút mỗi ngày.

[/key-takeaways]

2.2 Cách trị thâm quầng mắt tuổi dậy thì hiệu quả – Dưa leo

Cách trị thâm mắt tuổi dậy thì tại nhà vừa hiệu quả; vừa rẻ tiền chính là dưa leo. Đắp dưa leo lên mắt không những giúp giảm thâm quầng mắt; còn giúp xoa dịu mắt sau khi khóc. 

[key-takeaways title=”Cách sử dụng dưa leo để trị thâm mắt ở tuổi dậy thì”]

  • Rửa sạch mặt bằng nước ấm và để khô tự nhiên trong 4-5 phút.
  • Chuẩn bị một quả dưa leo tươi (có thể để trong tủ lạnh cho mát).
  • Cắt dưa leo thành từng lát, sau đó đắp lên mắt từ 3 – 5 phút mỗi ngày.
  • Hoặc cũng có thể ép dưa leo dùng bông tẩy trang để thấm nước cốt và làm tương tự.

[/key-takeaways]

2.3 Cà chua

Cà chua chứa nhiều vitamin A và C có thể cấp ẩm; và giúp cho vùng da tiếp xúc được sáng hơn. Cách trị thâm mắt tại nhà bằng cà chua tương tự như dưa leo, cắt mỏng cà chua thành từng lát rồi đắp lên mặt trong 10 phút; thực hiện mỗi ngày cho đến khi quầng thâm phai đi.

[key-takeaways title=”Cách dùng cà chua để trị thâm mắt trẻ tuổi dậy thì:”]

  • Tương tự như cách đắp dưa leo
  • Hoặc có thể ép cà chua cùng với một thìa nước cốt chanh. Dùng nước hỗn hợp này thoa lên vùng da bên dưới mắt và nằm thư giãn đợi cho đến khi thấm và khô tự nhiên.

[/key-takeaways]

2.4 Cách trị thâm mắt tuổi dậy thì bằng trà túi lọc

Trà túi lọc
Cách trị thâm mắt tuổi dậy thì bằng trà túi lọc

Trong trà có chất chống oxy hoá, kháng viêm, tăng cường miễn dịch. Dùng túi lọc trà đã sử dụng bỏ vào tủ lạnh rồi lấy ra đắp lên vùng mắt để giảm thâm hiệu quả. Nếu được, phụ huynh có thể ưu tiên chọn trà xanh; hoặc có thể là trà bông cúc. Cách này đặc biệt thích hợp với những vết thâm quầng do con thức khuya.

[key-takeaways title=”Cách sử dụng trà túi lọc để trị thâm quầng mắt tuổi dậy thì do thức khuya”]

  • Chuẩn bị 2 túi trà đã qua sử dụng.
  • Đắp túi trà đã chuẩn bị lên mắt, đợi khoảng 15 đến 20 phút rồi rửa sạch.
  • Cách này thích hợp sử dụng 2-3 lần / tuần.

[/key-takeaways]

2.5 Cách trị thâm mắt tuổi dậy thì bằng nghệ và mật ong

Khi nhắc đến chất chống oxy hoá chắc hẳn không ai có thể bỏ qua mật ong, đi kèm với chất curcumin có trong nghệ sẽ giúp thúc đẩy quá trình hồi phục cho da một cách tuyệt vời.

[key-takeaways title=”Cách trị thâm mắt tại nhà cho trẻ tuổi dậy thì bằng nghệ và mật ong”]

  • Nghệ sau khi xây nhuyễn hoặc bột nghệ cho vào một ít mật ong rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Mỗi tối trước khi ngủ bôi hợp chất này lên quầng thâm mắt và để qua đêm.
  • Sau khi thức dậy các con đi rửa sạch mặt trở lại là được.
  • Con có thể làm từ 2-3 lần/tuần.

[/key-takeaways]

2.6 Cách trị thâm mắt tuổi dậy thì bằng Sữa tươi

Trong sữa tươi có hàm lượng vitamin A, E, B2 tác dụng ngăn ngừa lão hóa; hỗ trợ làm sáng mịn da, cấp ẩm; và xóa bỏ quầng thâm vùng mắt. Bên cạnh đó, sữa tươi còn chứa Axit lactic có thể giúp giảm sưng ở mắt.

[key-takeaways title=”Cách trị quầng thâm mắt tại nhà bằng sữa tươi như sau”]

  •  Dùng miếng bông thấm sữa đắp lên quanh mắt.
  • Giữ 5 – 10 phút, sau đó rửa sạch mặt lại với nước lạnh.
  • Con nên thực hiện ít nhất 3 lần mỗi tuần để thấy hiệu quả.

[/key-takeaways]

2.7 Khoai tây

Khoai tây chứa hoạt chất enzyme catecholase; khi được tác động trực tiếp trên bề mặt da sẽ giúp làm mát vết thâm quầng và thu gọn bọng mắt nếu kiên trì sử dụng. 

[key-takeaways title=”Cách trị thâm quầng mắt tuổi dậy thì tại nhà bằng khoai tây”]

  • Lột vỏ khoai tây, rửa sạch và cắt thành lát.
  • Đắp miếng khoai tây lên mắt trong 15 phút.
  • Hoặc có thể xay nhuyễn khoai tây. Dùng phần khoai tây đắp lên mắt với một miết khăn mỏng lót bên dưới trong 15 phút.
  • Con có thể làm 1 – 2 lần/tuần.

[/key-takeaways]

2.8 Bổ sung viên Vitamin E là cách trị thâm mắt tuổi dậy thì

Viên dầu vitamin E có thể giúp chống lão hóa, thu nhỏ bọng mắt; đồng thời làm sáng da để giảm thâm mắt hiệu quả. Loại vitamin này có bán phổ biến và cha mẹ có thể mua cho con tại bất ký hiệu thuốc sỉ, lẻ nào.

[key-takeaways title=”Cách sử dụng viên nén Vitamin E để trị thâm mắt tuổi dậy thì”]

  • Cắt 2 viên vitamin E cho vào bông thấm.
  • Đắp bông thấm lên mắt và giữa trong 5 – 15 phút; và sau đó rửa mặt sạch lại với nướ.
  • Có thể làm từ 2 – 3 lần mỗi tuần.

[/key-takeaways]

2.9 Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng
Cách trị thâm mắt tuổi dậy thì bằng lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng chứa nhiều canxi và vitamin A, E rất tốt cho da, đặc biệt là trị thâm quầng mắt cực hiệu quả. Mặt nạ trứng không chỉ giúp giảm quầng thâm mắt mà còn cung cấp độ ẩm cần thiết cho da.

[key-takeaways title=”Cách trị thâm mắt tuổi dậy thì bằng lòng trắng trứng”]

  • Chuẩn bị 1 hoặc 2 quả trứng (cha mẹ nên chọn trứng gà ta thay vì trứng công nghiệp).
  • Đập trứng vào chén nhỏ và dùng thìa hoặc rây để tách lòng trắng khỏi lòng đỏ.
  • Dùng nĩa hoặc máy đánh trứng, đánh tan phần lòng trắng cho đến khi nó nổi bọt trắng.
  • Bôi lớp lòng trắng trứng đã đánh bọt lên vùng da bị quầng thâm.
  • Để khô khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
  • Áp dụng 1-2 lần / tuần để đạt kết quả tốt nhất.

[/key-takeaways]

2.10 Cách trị thâm mắt tuổi dậy thì: Massage mắt

Sau khi áp dụng cách trị thâm mắt tại nhà kể trên, cha mẹ có thể hướng dẫn con massage vùng quanh mắt nhẹ nhàng bằng các ngón tay trong khoảng 5 phút để máu lưu thông tốt hơn, góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục cho mắt.

[key-takeaways title=”Cách trị thâm mắt tuổi dậy thì tại nhà bằng kỹ thuật massage đơn giản”]

  • Cho con làm lạnh ngón trỏ bằng nước đá.
  • Sau đó đặt ngón trỏ bên cạnh sóng mũi và bên dưới bọng mắt.
  • Lúc này hãy từ từ di chuyển ngón trỏ quanh vùng mắt bị thâm quầng.
  • Cách này có thể áp dụng kể cả khi mắt con đang bị sưng.

[/key-takeaways]

2.11 Dầu hạnh nhân và nước cốt chanh

Dầu hạnh nhân tự nhiên giúp cải thiện làn da nhạy cảm của trẻ đang ở lứa tuổi dậy thì, đặc biệt là vùng da quanh mắt. Sử dụng dầu hạnh nhân thường xuyên có thể giúp làm mờ quầng thâm mắt hiệu quả. Và để hiệu quả hơn, cha mẹ có thể tận dụng axit ascorbic có trong nước cốt chanh để làm giảm sưng và giảm thâm ở vùng da bên dưới mắt.

[key-takeaways title=”Cách sử dụng dầu hạnh nhân và nước chanh để trị thâm mắt tuổi dậy thì”]

  • Trộn khoảng một thìa cà phê dầu hạnh nhân và một vài giọt nước cốt chanh.
  • Bôi hỗn hợp nhẹ nhàng quanh vùng mắt.
  • Mát xa nhẹ nhàng vùng mắt khoảng 5 phút và nằm nghỉ ngơi chờ đến khi khô tự nhiên.
  • Rửa sạch lại với nước.

[/key-takeaways]

2.12 Ngủ đủ giấc là cách trị thâm mắt tuổi dậy thì

Cách trị và làm giảm thâm mắt tuổi dậy thì mà các con nên làm chính là ngủ đủ giấc. Việc thức khuya, lâu dần sẽ hình thành thói quen xấu và cũng từ đó, không chỉ mắt của con trông sẫm màu mà cả gương mặt cũng sẽ trở nên nhợt nhạt hơn.

Thay vào đó, các con nên xây dựng thói quen ngủ đúng giờ trở lại. Nếu chưa quen, cha mẹ có thể hướng dẫn con áp dụng những kỹ thuật thiền trước khi ngủ hoặc tập yoga trong ngày. Để đến đêm cơ thể sẽ dễ chìm vào giấc ngủ hơn.

>> Cha mẹ nên đọc thêm: Cách làm mắt hết sưng sau khi khóc nhanh nhất – Kể cả khi vừa khóc

3. Cách phòng ngừa tình trạng thâm mắt tuổi dậy thì

Cách phòng ngừa tình trạng thâm mắt tuổi dậy thì

Để tăng hiệu quả những cách trị thâm mắt tuổi dậy thì vừa nêu bên trên. Cha mẹ cũng nên lưu ý thêm những điều sau:

  • Xây dựng thói quen ngủ và thức đúng giờ.
  • Ăn uống lành mạnh. Uống thêm nước lọc và hạn chế ăn những món mặn hoặc sử dụng nhiều cafein.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dành cho tuổi dậy thì, tuổi teen.
  • Tránh tiếp xúc với các tình huống hoặc môi trường căng thẳng hoặc stress thường xuyên.
  • Đi khám bác sĩ da liễu khi nhận thấy những tình trạng da mặt bất ổn như nổi mụn trứng cá, bị thâm,..

Cuối cùng, điều mà MarryBaby muốn gửi đến cha mẹ, người đang tìm cách trị thâm mắt cho trẻ ở tuổi dậy thì là. Nếu là cha mẹ có con tuổi dậy thì, cha mẹ nên thường xuyên dành sự chú ý đến con không chỉ về ngoại hình, mà còn có cả sức khỏe tinh thần. Vì đây là độ tuổi con có nhiều thay đổi về mặt thể chất cũng như cách suy nghĩ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Dậy thì sớm ở trẻ: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa

Mỗi người trong chúng ta đều trải qua quá trình dậy thì. Thế nhưng, ở một trẻ em, quá trình dậy thì lại diễn ra sớm hơn so với tuổi. Vậy liệu việc dậy thì sớm ở trẻ có ảnh hưởng gì không, nguyên nhân, cách điều trị, ngăn ngừa là gì?

1. Dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ là gì?

Dậy thì sớm (Precocious puberty) là hiện tượng trẻ bắt đầu có những thay đổi về đặc tính sinh dục ở nhiều khía cạnh sớm hơn bình thường. Nếu các dấu hiệu dậy thì ở bé gái xuất hiện trước 8 tuổi; và các dấu hiệu dậy thì ở bé trai xuất hiện trước 9 tuổi thì được xem là hiện tượng dậy thì sớm. Các dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ bao gồm:

Ngoài ra, một số dấu hiệu dậy thì sớm có thể xảy ra với cả bé trai và bé gái bao gồm:

  • Phát triển quá nhanh.
  • Mọc lông mu, lông nách.
  • Mùi cơ thể như của người lớn.
  • Mọc mụn: Mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn bọc,…

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Dấu hiệu bắt đầu và kết thúc tuổi dậy thì nữ là gì? Mẹ cập nhật ngay nhé!

2. Đối tượng nào có nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ em?

Những đối tượng dưới đây có khả năng bị dậy thì sớm cao hơn các nhóm khác:

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Giảm cân tuổi dậy thì, hành trình khó khăn cần bố mẹ đồng hành

3. Nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ em

Bình thường, quá trình dậy thì bắt đầu khi não sản xuất hormone Gn-RH, kích thích tuyến yên tạo ra 2 hormone LH và FSH. Hai hormone LH và FSH kích thích buồng trứng sản sinh ra hormone estrogen; và tinh hoàn sản sinh testosterone liên quan đến sự tăng trưởng và các đặc tính tình dục ở nữ và nam. Estrogen và testoterone tạo ra những thay đổi về thể chất ở tuổi dậy thì.

Đối với trẻ nhỏ, khi một vấn đề trong cơ thể khiến cơ chế này khởi động quá sớm sẽ dẫn đến hiện tượng dậy thì sớm trung ương hoặc dậy thì sớm ngoại biên.

3.1 Dậy thì sớm trung ương ở trẻ

Nguyên nhân gây ra dậy thì sớm trung ương ở trẻ là do nồng độ GnRH trong cơ thể tăng quá cao, làm cho sự bài tiết của hormone sinh dục vượt quá mức bình thường. Hormone GnRH là hormone do tuyến yên tiết ra, có tác dụng phát tín hiệu cho các tuyến sinh dục nằm trong buồng trứng của bé gái và tinh hoàn của bé trai sản xuất các hormone giới tính chịu trách nhiệm về những thay đổi thể chất ở tuổi dậy thì.

Phần lớn các trường hợp này thường khó xác định được lý do. Trong đó, có một vài nguyên nhân phổ biến sau:

  • Có khối u trong não hoặc tủy sống.
  • Chịu tác động của bức xạ lên não và tủy sống.
  • Tổn thương ở các cơ quan của hệ thần kinh trung ương.
  • Suy giáp, tình trạng tuyến giáp không sản sinh đủ hormone.
  • Có các dị tật bẩm sinh của hệ thần kinh trung ương như khối u hoặc có ứ đọng dịch lỏng dư thừa.

3.2 Dậy thì sớm ngoại biên ở trẻ

Dậy thì sớm ngoại biên là do sự tăng cao nồng độ của hormone sinh dục như androgen và estrogen ở một số bộ phận của cơ thể như tinh hoàn, buồng trứng, tuyến thượng thận, tuyến yên. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này là:

  • Khối u buồng trứng.
  • U nang buồng trứng.
  • Có khối u ở tuyến thượng thận hoặc tuyến yên.
  • Tăng sản thượng thận bẩm sinh (một nhóm các rối loạn di truyền hiếm gặp do rối loạn tổng hợp hormone vỏ thượng thận).
  • Hội chứng McCune-Albright – một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến xương, da và nội tiết tố.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ như:

  • Béo phì
  • Do xạ trị
  • Tiêu thụ một số chất làm tăng nguy cơ dậy thì sớm
  • Tiếp xúc với hormone giới tính dưới dạng kem hoặc thuốc mỡ

4. Dậy thì sớm ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

4.1 Dậy thì sớm ảnh hưởng đến chiều cao ở trẻ em

chiều cao bị ảnh hưởng

Các bé dậy thì sớm có vẻ phát triển quá nhanh và cao so với các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, do trưởng thành quá sớm, xương sẽ ngừng phát triển và kết quả là bé thấp hơn so với những người phát triển một cách bình thường. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, bé có thể tối ưu được chiều cao của mình.

4.2 Ảnh hưởng đến tâm lý

dậy thì sớm ở trẻ

Dậy thì sớm có thể gây trầm cảm và căng thẳng tâm lý ở trẻ. Trẻ dễ dàng ý thức rõ về sự khác biệt của mình so với các bạn đồng trang lứa.

Để giúp con tránh căng thẳng khi có sự thay đổi này, bố mẹ cần trò chuyện với bé hoặc tạo cho bé cơ hội trò chuyện với một người đáng tin cậy hay thậm chí là chuyên gia tư vấn tâm lý nếu con thấy không thoải mái về cơ thể và những thay đổi xảy ra mà con đang phải đối mặt.

Điều này ảnh hưởng mạnh mẽ đến lòng tự trọng, tăng cao nguy cơ trầm cảm và lạm dụng thuốc. Ngoài ra, dậy thì sớm còn khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ lạm dụng tình dục cao.

4.3 Lạm dụng ma túy

Việc dậy thì sớm khiến trẻ bị ảnh hưởng tâm lý như lo lắng, tự ti, trầm cảm rất dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng chất cấm cấm ở trẻ em.

Ngoài ra, trẻ bước vào giai đoạn dậy thì khi còn quá nhỏ thường dễ rơi vào bẫy của tệ nạn ma túy hoặc các chất kích thích. Hút thuốc và uống rượu thường là những vấn đề phổ biến ở những trẻ dậy thì sớm.

4.4 Quan hệ tình dục sớm ở tuổi dậy thì

Việc trẻ phải đối mặt với giai đoạn dậy thì khi ở độ tuổi quá nhỏ cũng làm tăng nguy cơ quan hệ tình dục sớm. Các bé gái thường có quan hệ tình dục nhiều hơn các bé trai. Điều này làm tăng nguy cơ mang thai ở tuổi vị thành niên. Hệ quả kéo theo là tình trạng bỏ học, thất nghiệp và làm mẹ khi còn quá nhỏ.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Hướng dẫn dùng bao cao su an toàn – Kiến thức ba mẹ cần dạy khi trẻ đến tuổi vị thành niên

4.5 Gặp các vấn đề về vóc dáng

Những bé gái dậy thì sớm thường gặp các vấn đề về vóc dáng cơ thể. Điều này khiến trẻ cảm thấy thiếu tự tin hơn những trẻ khác. Tuy nhiên, với các bé trai thường không gặp vấn đề này.

5. Phương pháp điều trị và ngăn ngừa tình trạng dậy thì sớm ở trẻ

5.1 Cha mẹ cần chuẩn bị gì trước khi gặp bác sĩ?

Để thuận tiện cho việc chẩn đoán và chữa trị tình trạng dậy thì sớm ở trẻ; cha mẹ cần chuẩn bị chi tiết các thông tin trước buổi hẹn bác sĩ:

  • Viết ra tất cả các triệu chứng dậy thì sớm ở trẻ: Bao gồm cả những điểm bất thường mà cha mẹ cảm thấy có liên quan đến dậy thì sớm.
  • Liệt kê tất cả các loại thuốc, vitamin, thực phẩm bổ sung, thuốc bôi… mà bé đã sử dụng trong thời gian gần đây.
  • Ghi ra chi tiết những biến cố trong cuộc sống gần đây, bao gồm những việc như chuyển chỗ ở, stress…
  • Ghi ra chiều cao của các thành viên gia đình; bao gồm những người có chiều cao hạn chế khi trưởng thành.
  • Thu thập thông tin về các bệnh mà các thành viên trong gia đình đã từng gặp; bao gồm những trường hợp dậy thì sớm đã từng xảy ra trước đó.
  • Bảng ghi chép chiều cao, cân nặng của bé.
  • Danh sách những câu cần hỏi bác sĩ.

5.2 Cách điều trị dậy thì sớm ở trẻ

Khi trẻ có các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để điều trị. Nếu nguyên nhân là do có khối u ở tuyến thượng thận hoặc tuyến yên; bác sĩ sẽ can thiệp bằng phẫu thuật. Ngoài ra, bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng các loại thuốc để ức chế khối u. Các phương pháp này dù không thể ngăn hết các triệu chứng nhưng sẽ giúp giai đoạn dậy thì của trẻ diễn ra đúng độ tuổi.

Đối với tình trạng dậy thì sớm trung ương ở trẻ; bác sĩ sẽ cho trẻ tiêm thuốc GnRH hoặc LHRH (Luteinizing Hormone Releasing Hormone) hằng ngày hoặc 3–4 tuần/lần tùy thuộc vào nồng độ hormone trong cơ thể. Những loại thuốc này giúp ngăn ngừa việc sản xuất hormone ở tuyến yên.

Đối với loại thuốc này:

  • Xịt mũi – sử dụng mỗi ngày.
  • Bé sẽ được tiêm dưới da hằng ngày hoặc hằng tháng.
  • Bác sĩ cũng có thể cấy ghép một số ống nhỏ dưới da ở cánh tay để thuốc đi vào cơ thể.

Đôi khi thuốc này sẽ gây ra các phản ứng phụ như nhức đầu; hoặc có các dấu hiệu của giai đoạn mãn kinh như nóng trong người.

5.3 Ngăn ngừa dậy thì sớm ở trẻ như thế nào? 

ngăn ngừa dậy thì sớm

Dưới đây là một số biện pháp cha mẹ có thể thử để ngăn ngừa dậy thì sớm ở trẻ:

  • Cho trẻ vận động thường xuyên
  • Giữ cân nặng ổn định để giảm nguy cơ dậy thì sớm và các tình trạng khác liên quan đến béo phì và thừa cân, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2.
  • Tránh cho trẻ dùng thuốc nội tiết tố theo toa, thực phẩm chức năng hoặc các sản phẩm khác có thể chứa estrogen hoặc testosterone, trừ khi được bác sĩ kê đơn hoặc khuyến nghị.
  • Duy trì chế độ ăn khoa học với đầy đủ các nhóm thực phẩm. Chú ý cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, tránh ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, bơ…, không tẩm bổ quá mức, hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán chứa nhiều chất béo có thể khiến trẻ béo phì.

[inline_article id=263558]

Dậy thì sớm là hiện tượng trẻ phát triển tâm sinh lý qua sớm. Việc dậy thì sớm có thể khiến con tự ti với bạn bè và ảnh hưởng đến chiều cao, vóc dáng cũng như dễ rơi vào tệ nạn xã hội. Cha mẹ nên phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho trẻ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Tuổi dậy thì không nên làm gì? Lưu ý để bảo vệ sức khỏe

Vậy trẻ ở tuổi dậy thì nên và không nên làm gì? Cha mẹ lưu ý nhé!

1. Tuổi dậy thì ở nam và nữ là gì?

Dậy thì (puberty) là giai đoạn phát triển quá độ về sinh lý từ thời kỳ nhi đồng sang thời kỳ thành niên. Thực chất, đây là quá trình thay đổi thế chất của một đứa trẻ; là giai đoạn chuyển giao từ trẻ con sang người trưởng thành mà bất kỳ thiếu niên nào cũng trải qua.

2. Những điều trẻ tuổi dậy thì không nên làm là gì?

Điểm chung của trẻ ở tuổi dậy thì hiện nay, phần lớn các con sẽ dễ bị bao trùm bởi một cảm giác; có tên là “áp lực đồng trang lứa – Peer Pressure”. Vì sao chuyện này lại xảy ra?

Theo tờ thông tin của Đại Học UEH tại Việt Nam, cũng như trung tâm y tế Scripps Health nhận thấy một số nguyên nhân khiến tình trạng này có thể xảy ra là do:

  • Mạng xã hội; áp lực so sánh xã hội;
  • Khao khát hòa nhập với tập thể;
  • Sự mất kết nối với gia đình có thể đã đẩy con trẻ tới những hành vi kém lành mạnh.

Dù biết rằng, đôi khi áp lực cũng có thể là kim chỉ nam để con phấn đấu và đạt thành tích cao, nhưng có lẽ con số ấy vẫn còn ít.

2.1 Lạm dụng chất kích thích

Lạm dụng chất kích thích
Trẻ ở tuổi dậy thì không nên làm gì?

Một nghiên cứu theo dõi hành vi của học sinh tuổi dậy thì của Đại học Michigan (Hoa Kỳ); họ ghi nhận việc sử dụng rượu, bia và ma túy giảm nhiều so với hai thập kỷ trước.

Nhưng, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử (vaping) và cần sa lại trở nên phổ biến. Dù biết là không nên, nhưng trẻ ở tuổi dậy thì thường chọn làm gì đó bốc đồng để thể hiện sự háo thắng của bản thân.

[key-takeaways title=”Cha mẹ trẻ dậy thì nên làm gì?”]

Trẻ ở tuổi dậy thì không nên làm gì? Hẳn nhiên là trẻ không nên sử dụng rượu bia và các chất kích thích. Và việc cha mẹ cấm đoán, hay sử dụng kỷ luật với các con, lúc này sẽ là vô ích và thậm chí còn khiến con sa ngã hơn.

  • Thay vào đó, cha mẹ nên giữ liên lạc với con thường xuyên.
  • Chia sẻ và khuyến khích con đặt câu hỏi để hiểu về tác hại, lợi ích của các vấn đề.
  • Cha mẹ không nên sử dụng đòn roi và lớn tiếng.

[/key-takeaways]

2.2 Ăn uống không lành mạnh

Với lịch học dày đặc của con, việc sử dụng thức ăn nhanh gần như là lựa chọn có vẻ như là tốt nhất khi di chuyển giữa các lớp. Dù không muốn nói rằng, thói quen đặt đồ ăn online (thức ăn nhanh) của cha mẹ cũng là hành động để các con áp dụng theo.

[key-takeaways title=”Cha mẹ trẻ dậy thì nên làm gì?”]

Là cha mẹ, chúng ta không nên làm gì để trẻ ở tuổi dậy thì ăn uống lành mạnh?

[/key-takeaways]

2.3 Trẻ ở tuổi dậy thì không nên làm gì? Quan hệ tình dục sớm

Tại Việt Nam, cuộc khảo sát của Bộ giáo dục cùng với tổ chức y tế thế giới WHO, năm 2019, dựa trên 7.796 học sinh từ 81 trường trung học cơ sở và trung học phổ thông được lựa chọn ngẫu nhiên trên 21 tỉnh thành khác nhau, để kiểm tra sức khỏe và độ tuổi quan hệ tình dục ở học sinh tuổi dậy thì.

Kết quả cho thấy, có 5,24% học sinh cho biết đã từng quan hệ tình dục và tỷ lệ những người quan hệ tình dục trước 14 tuổi là 3,51%, cao hơn 2,37 lần so với 1,48% trong cuộc khảo sát tương tự với quy mô nhỏ hơn từ năm 2013.

[key-takeaways title=”Cha mẹ trẻ dậy thì nên làm gì?”]

Là cha mẹ, chúng ta cần làm gì để trẻ ở tuổi dậy biết là không nên quan hệ tình dục sớm?

[/key-takeaways]

2.4 Trẻ ở tuổi dậy thì nữ không nên làm gì? Phẫu thuật thẩm mỹ

"Trẻ
Con gái tuổi dậy thì không nên làm gì liên quan đến phẫu thuật thẩm mỹ

Trẻ ở tuổi dậy thì nữ không nên làm gì? Không nên phẫu thuật thẩm mỹ. Nhưng trên thực tế, các nền tảng mạng xã hội như TikTok, cho phép và ngầm khuyến khích người dùng sử dụng filter “trang điểm”; để trông thật chỉnh chu trước mặt công chúng. Đây là một phần cốt lõi của vấn đề, khiến người dùng một nỗi sợ là “luôn phải đẹp” trước khi hiện diện trước bất kỳ ai.

[key-takeaways title=”Cha mẹ trẻ dậy thì nên làm gì?”]

  • Cha mẹ cần cho con biết về thể trạng, cách chăm sóc bản thân.
  • Tạo cho con một không gian sống lành mạnh.
  • Ít phán xét về cơ thể dù con có “ít đẹp” hơn so với các bạn đồng trang lứa.

[/key-takeaways]

2.5 Một số vấn đề khác

Trong bài viết của Bệnh viện – Đại học The Science of Health, năm 2020, Tiến sĩ Lazebnik nói rằng; phần lớn trẻ ở tuổi dậy thì thường có những hành vi kém lành mạnh như:

  • Bắt chước bạn bè những hành vi xấu.
  • Tìm lỗi và phản kháng lại với cha mẹ.
  • Lợi dụng sức khỏe ở tuổi dậy thì và muốn biết khả năng sinh sản nên dễ nảy sinh ham muốn tình dục.
  • Trốn học, phá hoại tài sản hay thậm chí là tham gia bạo lực học đường.
  • Sợ béo phì, mặc dù cơ thể vẫn bình thường.
  • Sử dụng ngôn từ độc hại trên mạng xã hội.
  • Giấu gia đình những chuyện quan trọng; né tránh gia đình.

>> Đọc thêm: Cha mẹ nên và không nên làm gì khi trẻ ở tuổi dậy thì hỗn láo?

3. Cha mẹ nên làm gì cho con ở tuổi dậy thì?

Theo PGS.TS. Cao Tiến Đức, khuyên cha mẹ là khi trẻ có biểu hiện của các rối loạn tâm lý (như trầm cảm) ở lứa tuổi này cha mẹ nên gần gũi, tâm sự tìm cách giúp đỡ con. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tránh tiếp xúc với các loại phim ảnh, các trò chơi bạo lực hay văn hóa phẩm đồi trụy.

[key-takeaways title=”Những điều cha mẹ nên làm để hỗ trợ con ở tuổi dậy thì”]

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc Unicef đưa ra một số gợi ý cho cha mẹ khi có con đến tuổi dậy thì, để hỗ trợ sức khỏe tinh thần của con, bốn điều bao gồm:

  • Khuyến khích con chia sẻ cảm xúc.
  • Dành thời gian chơi với con.
  • Nếu có xung đột, hãy giải quyết cùng con.
  • Cha mẹ hãy làm gương; đặc biệt là tự chăm sóc bản thân và ăn uống lành mạnh.

[/key-takeaways]

Hy vọng bài viết đã giúp cha mẹ hiểu thêm về những điều mà trẻ ở tuổi dậy thì nên và không nên làm những gì, để có một giai đoạn lành mạnh thật sự.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì cho làn da căng mịn, sáng bóng

Vì lẽ này, mẹ nên biết những cách điều trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì phù hợp với tình trạng da của con; để trẻ lấy lại sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày.

1. Các dạng mụn trứng cá thường gặp ở tuổi dậy thì

Mẹ có biết, để biết cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì phù hợp; các chuyên gia khuyên chúng ta nên biết chính xác loại mụn đang xuất hiện trên da mặt của mình không?

Mụn ở tuổi dậy thì thường xuất hiện với nhiều dạng như:

  • Mụn đầu trắng: Tình trạng lỗ chân lông bị tắc bởi dầu và bã nhờn. 
  • Mụn đầu đen: Tình trạng lỗ chân bị tắc, nhưng vẫn hở trên bề mặt da và có màu sậm hơn các vùng da khác. 
  • Mụn sần, mụn mủ hoặc nốt sần: Đây là các loại mụn xuất hiện màu đỏ và sưng do viêm, hoặc nhiễm trùng các mô xung quanh vùng nang lông bị tắc. Chạm vào cảm giác cứng và gây đau.
  • U nang: Mụn nhọt sâu, có mủ.
  • Mụn bọc: mụn bọc được hình thành khi nang lông bị vỡ ở dưới đáy; và đẩy mụn lên bề mặt da. Mụn bọc có đặc điểm là sưng, đỏ, kích thước lớn, sờ vào thấy đau.

>> Cha mẹ tìm hiểu thêm: Hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

2. Hướng dẫn chi tiết cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì tại nhà

Vậy cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì là gì? Trên thực tế, mặc dù mẹ đã chăm sóc da mặt rất tốt nhưng vẫn không thể ngăn chặn việc bị mụn ở tuổi dậy thì. Dù là vậy, nhưng mẹ cho trẻ dậy thì có thể thử các cách như sau:

  • Cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì: Lấy khăn ấm và chườm lên nốt mụn trong 10 phút để kích đầu mụn lòi ra.
  • Sử dụng tăm bông ấn nhẹ nhằm giúp cồi mụn trồi ra hoặc dùng miếng dán có tác dụng hút mụn và để yên trong vòng 30 phút. Khi thấy miếng dán bị mờ dần; có nghĩa là nhân mụn đang được hút ra bên ngoài da mặt.
  • Sau đó tiếp tục dùng miếng dán mụn để bảo vệ vùng da vừa bị tổn thương
  • Không được sử dụng tay nặn mụn vì sẽ khiến nhiều vi khuẩn lây lan trên da.

Cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì tại nhà; mặc dù khá đơn giản, nhưng mẹ vẫn cần giúp trẻ dậy thì lưu ý một số cách sau để tránh làm viêm nhiễm:

  • Không chà mạnh vùng bị mụn.
  • Không nặn hoặc ấn lên vết thâm.
  • Hạn chế việc nhấc vai lên và chà vào da mặt, vì tay áo có thể có nhiều bụi và mồ hôi.

3. Cách trị mụn trứng cá dứt điểm ở tuổi dậy thì

Cách chữa mụn trứng cá dứt điểm ở tuổi dậy thì
Cách chữa mụn trứng cá dứt điểm ở tuổi dậy thì

Như vậy có thể thấy, việc trẻ dậy thì gặp tình trạng mụn ở tuổi dậy thì là khó có thể tránh khỏi do thay đổi hormone theo độ tuổi. Tuy nhiên, việc phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng là rất cần thiết. Và những lời khuyên sau đây có thể hữu ích cho trẻ dậy thì; bao gồm:

  • Nên rửa mặt nhẹ nhàng 2 lần/ngày. Nếu làm sạch quá nhiều, da mặt có thể bị khô và khiến da mặt tăng tiết bã nhờn và gây mụn nhiều hơn.
  • Sử dụng các sản phẩm không chứa dầu hoặc dược mỹ phẩm cho tuổi dậy thì (những sản phẩm không làm tắc nghẽn lỗ chân lông) trên da mặt.
  • Đừng bóp hoặc nặn mụn. Vì hành động này có thể đang tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn đi sâu hơn vào da; dẫn đến viêm nặng hơn và có thể để lại sẹo vĩnh viễn.

>>> Cha mẹ nên đọc thêm: Lần đầu có kinh nguyệt nên làm gì? Những lưu ý quan trọng

4. Cách dưỡng da trị mụn trứng cá tại nhà ở tuổi dậy thì

4.1 Làm sạch da

Việc đầu tiên và căn bản nhất trong chu trình dưỡng da là làm sạch da. Đây cũng là một cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì. Khi lỗ chân lông thông thoáng, sạch sẽ, mụn hoặc các vấn đề khác sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi.

Mẹ có thể cho trẻ dậy thì dùng nước ấm kết hợp sữa rửa mặt chứa 2% benzoyl peroxide. Cho một ít sửa rửa mặt ra lòng bàn tay cỡ hạt đậu, rửa 2 lần/ngày hoặc 3 lần nếu bạn vận động nhiều.

Bên cạnh việc làm sạch da mặt; trẻ dậy thì cần phải gội đầu mỗi ngày. Đặc biệt là các bạn gái ở tuổi dậy thì, vì khi dầu của tóc dính lên da mặt; sẽ là điều kiện thuận lợi cho mụn nổi lên tại vị trí đó.

4.2 Cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì: Sử dụng thuốc đặc trị

Thuốc đặc trị sẽ giúp triệt tiêu nốt mụn hoặc ổ mụn nhanh hơn. Mẹ nên mua cho trẻ dậy thì các sản phẩm đặc trị mụn có chứa 2% axit salicylic (BHA) để chấm lên các nốt mụn bọc. Nhớ là không thoa kem lên toàn da mặt; vì sẽ làm da bị khô căng.

4.3 Kem dưỡng ẩm

Cách chữa mụn trứng cá dứt điểm ở tuổi dậy thì

Cách chữa mụn trứng cá dứt điểm ở tuổi dậy thìVới trẻ dậy thì khi bị mụn, thông thường con thường sợ việc cấp ẩm cho da sẽ khiến da mặt bị mụn nhiều hơn. Ngược lại, việc dưỡng ẩm cho da lại tốt. Vì chúng ta đang cho da biết rằng không cần tiết thêm dầu để cấp ẩm. Việc dưỡng ẩm còn giúp da phục hồi nhanh hơn.

Bạn hãy chọn kem dưỡng ẩm có kết cấu lỏng; thấm nhanh và không gây nhờn da. Các sản phẩm này có ký hiệu bên ngoài như: “oil-free”, “non-comedogenic”, “non-acnegenic”.

4.4 Uống thật nhiều nước

Uống nhiều nước lọc nghe có vẻ nhàm chán, mặc dù việc uống đủ nước là cách điều trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì tự nhiên và dễ thực hiện nhất. Nhưng theo thói quen các bạn trẻ, các bạn thường thích uống trà sữa và các loại nước giải khát có gas hơn là nước lọc.

Dù muốn dù không, các bạn trẻ nên xây dựng thói quen uống nước lọc, hoặc chọn các loại nước ép trái cây ít đường. Nhờ vào thói quen tốt này, việc chăm sóc da mặt của các bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

>>> Cha mẹ xem ngay: 10 cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì cho con

5. Phương pháp thiên nhiên giúp trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Theo thông tin từ Bộ y tế, các bác sĩ chia sẻ 5 cách trị mụn trứng cá bằng phương pháp thiên nhiên cho trẻ tuổi dậy thì như sau:

5.1 Cách chữa trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì bằng Bột nghệ

cách chữa trị mụn tại nhà ở tuổi dậy thì bằng bột nghệ
Cách chữa trị mụn tại nhà ở tuổi dậy thì bằng bột nghệ

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 thìa bột nghệ; 3 thìa nước ấm sau đó hòa chúng với nhau.
  • Vệ sinh da mặt, rồi thoa hỗn hợp bột nghệ lên da.
  • Vừa thoa vừa kết hợp massage nhẹ nhàng để da thẩm thấu.
  • Khoảng 20 phút sau thì rửa mặt lại với sữa rửa mặt chiết xuất thiên nhiên.
  • Chỉ nên dùng cách này khoảng 3 lần/tuần.

5.2 Cách chữa mụn trứng cá tại nhà ở tuổi dậy thì bằng Mật ong

Cách thực hiện:

  • Rửa mặt sạch với nước ấm và thấm khô da.
  • Dùng một thìa mật ong nguyên chất thoa lên da và vỗ nhẹ.
  • Thư giãn khoảng 20 phút thì rửa mặt.
  • Lưu ý là không dùng mặt nạ mật ong, nghệ lên những vùng da dưới mí mắt.

5.3 Cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì bằng Nước cốt chanh

Cách thực hiện:

  • Tách lấy riêng 1 lòng trắng trứng gà, 2 muỗng nước cốt chanh và đánh bông để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
  • Thoa hỗn hợp này lên da sau khi đã vệ sinh da mặt và vỗ nhẹ nhàng.
  • Để mặt nạ trên da khoảng 15 phút thì rửa mặt lại với nước ấm.
  • Chỉ nên thực hiện cách này khoảng 2 lần/tuần.

5.4 Trị mụn trứng cá bằng Cà chua

Cách thực hiện:

  • Cà chua rửa sạch, cắt thành lát mỏng và cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 15 phút.
  • Làm sạch da mặt và thấm khô da, sau đó dùng cà chua đã thái sẵn đắp lên mặt.
  • Thư giãn với mặt nạ cà chua khoảng 20 phút và rửa mặt với nước mát.

5.5 Cách chữa trị mụn trứng cá bằng nha đam cho các bạn ở tuổi dậy thì 

cách chữa trị mụn tại nhà ở tuổi dậy thì bằng nha đam
Cách chữa trị mụn tại nhà ở tuổi dậy thì bằng nha đam

Cách thực hiện:

  • Dùng 1 lá nha đam cỡ vừa rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ và xay nhuyễn phần thịt.
  • Trộn nước ép nha đam với 2 muỗng sữa chua không đường và tạo thành hỗn hợp sệt.
  • Thoa hỗn hợp này lên da rồi vỗ nhẹ nhàng.
  • Để mặt nạ trên da khoảng 20 phút thì rửa sạch.

[key-takeaways title=””]

Thực sự để nhanh chóng dứt điểm tình trạng mụn trứng cá tuổi dậy thì, ngoài việc áp dụng phương pháp hỗ trợ cũng như các cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Các bạn trẻ cũng cần nâng cao kiến thức về cách chăm sóc da mặt. Không chỉ vệ sinh da thường xuyên mà còn phải hạn chế việc nặn phá mụn bừa bãi. Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và nếp sinh hoạt điều độ.

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách điều trị

Hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì thường xảy ra ở độ tuổi từ 10 đến 15 tuổi. Tình trạng này còn nặng hơn với một số loại da tăng tiết bã nhờn. Mụn trứng cá tuổi dậy thì thường kéo dài bao lâu? Có thể là từ 5 đến 10 năm, tình trạng bắt đầu thuyên giảm và biến mất ở đầu độ tuổi 20.

Độ tuổi dậy thì ở cả hai giới thường kéo dài như sau:

Tại sao ở tuổi dậy thì lại gặp hiện tượng có mụn trứng cá? Và chúng có thật sự tự hết theo thời gian không? Nội dung giải đáp cho bạn ngay bên dưới bài viết.

1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì là như thế nào? Về lý thuyết, khi bước vào tuổi dậy thì; một loại hormone giới tính là Androgen sẽ bắt đầu tiết ra nhiều hơn. Đến một mức nhiều hơn cần thiết; chúng bắt đầu thúc đẩy tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Chính vì nhiều bã nhờn hơn; đã khiến lỗ chân lông bị tắc và vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn Propionibacterium Acnes phát triển và gây mụn. 

Quá trình này chính xác được gọi là “hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì”.

Vậy tại sao tuổi dậy thì lại có mụn trứng cá? Thông thường, do sự thay đổi nội tiết tố hoặc khi dùng thuốc tránh thai, rối loạn kinh nguyệt và việc mang thai cũng có thể gây ra mụn trứng cá. 

Các tác nhân gây ra mụn trứng cá khác có thể bao gồm như:

  • Sử dụng kem dưỡng, thuốc nhuộm tóc, dầu dưỡng,…
  • Quần áo tiếp xúc trực tiếp với da cũng làm tình trạng mụn trứng cá trở nên trầm trọng hơn; đặc biệt là đối với mụn lưng và ngực.
  • Đổ nhiều mồ hôi trong quá trình tập thể dục; thời tiết nóng ẩm cùng với stress có thể khiến làn da thanh thiếu niên sản sinh nhiều dầu hơn.
  • Nếu cha mẹ của thanh thiếu niên từng bị mụn trứng cá; khả năng cao trẻ dậy thì cũng sẽ gặp tình trạng tương tự.

2. Các triệu chứng của mụn trứng cá

các triệu chứng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Các triệu chứng của mụn trứng cá ở tuổi dậy thì sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Mẹ có thể nhận thấy những dấu hiệu trên các vùng da của con có nhiều tuyến dầu như mặt, cổ, ngực, lưng và vai.

Những triệu chứng của hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì bao gồm:

  • Xuất hiện mụn mủ hoặc mụn u trên da.
  • Da nổi các nốt sần.
  • Da bị tắc lỗ chân lông, gây mụn nhọt, mụn đầu đen và mụn đầu trắng.
  • Mụn trứng cá ở dạng nhẹ nhất sẽ gây ra mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen. Đây cũng là là hai loại mụn dễ điều trị nhất.

Với mụn trứng cá nặng hơn, bạn có thể cần thuốc kê theo toa để giảm viêm, nhiễm khuẩn, sưng đỏ và mủ.

3. Mụn trứng cá tuổi dậy thì có tự hết không và kéo dài bao lâu?

Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì CÓ tự hết. Hầu hết các loại mụn phổ biến kể cả hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì cũng sẽ hết; nhưng cần thời gian. Một số tình trạng mụn thông thường sẽ tự lành sau 3 – 7 ngày; và trường hợp mụn bọc hoặc nặng hơn thì cần đến vài tuần để phục hồi. Bệnh viện MayoClinic khuyến khích người bị mụn nên gặp bác sĩ để điều trị sớm để có một làn da khỏe mạnh.

4. Điều trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì như thế nào?

4.1 Dùng thuốc theo toa

Thuốc thoa để trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì có thể ở dạng gel hoặc kem. Cách dùng thông thường là thoa một lớp lông mỏng trên da vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.

Các loại thuốc thoa trị mụn không kê đơn thường chứa Axit Salicylic hoặc Benzoyl Peroxide. Những chất này có khả năng chống viêm; đồng thời làm giảm lượng dầu thừa trên da. Những tác dụng này sẽ giúp bạn điều trị các nốt mụn hiện có và ngăn ngừa tình trạng mụn tái phát.

4.2 Dùng thuốc chuyên trị hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Dùng thuốc chuyên trị hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Thuốc uống nên được sử dụng theo chỉ định từ bác sĩ. Ba loại thuốc thường được dùng để điều trị mụn trứng cá bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Bác sĩ có thể kê toa cho trẻ dậy thì dùng thuốc kháng sinh hàng ngày; chẳng hạn như Tetracycline. Loại thuốc này có thể giúp chống lại vi khuẩn và nhiễm trùng từ trong ra ngoài. Thuốc kháng sinh cũng thường được kết hợp với các loại thuốc thoa để tăng hiệu quả điều trị.
  • Thuốc tránh thai: Việc điều chỉnh nồng độ hormone có thể giúp cải thiện mụn trứng cá cho một số phụ nữ (chống chỉ định với phụ nữ mang thai).
  • Isotretinoin: Isotretinoin là một loại thuốc mạnh trong nhóm Retinoid. Nó có tác dụng làm giảm kích thước của các tuyến dầu để giảm lượng dầu trên da. Và thường dùng cho trường hợp bị mụn trứng cá nặng.

4.3 Trị mụn theo liệu trình

Với tình trạng mụn trứng cá nặng; bác sĩ có thể tư vấn cho thanh thiếu niên dậy thì thực hiện các liệu trình như tiêm steroid, liệu pháp laser hoặc bào da vi phẫu.

4.4 Rửa mặt hai lần mỗi ngày

hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì
Rửa mặt nhẹ nhàng là cách điều trị và làm giảm hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì đó các bạn

Khi rửa mặt, mẹ nhắc con lưu ý không chà quá mạnh vào da mặt. Trẻ dậy thì nên dùng thêm sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm. Nếu có chơi thể thao, con cần rửa mặt ngay sau đó.

>>> Cha mẹ nên đọc thêm: Con gái tuổi dậy thì thích gì, bạn biết ngay để giúp con tránh cú sốc đầu đời!

4.5 Dùng sản phẩm dưỡng ẩm không chứa dầu

Một số trẻ sợ rằng việc dưỡng ẩm hoặc thoa bất cứ thuốc nào lên da sẽ làm mụn trứng cá trên da mặt thêm nghiêm trọng. Nhưng trên thực tế, việc dưỡng ẩm sẽ cho da biết là không cần tiết thêm bã nhờn để làm ẩm da. Ưu tiên chọn kem dưỡng ẩm có chứa Axit Hyaluronic.

4.6 Sử dụng mỹ phẩm có chứa Benzoyl peroxide hoặc Salicylic

Sử dụng mỹ phẩm có chứa Benzoyl peroxide hoặc Salicylic

Hai hợp chất này có khả năng giảm tiết bã nhờn và chống vi khuẩn gây mụn phát triển. Bên cạnh đó, để phát huy tối đa công dụng trẻ cần sử dụng cùng với kem dưỡng ẩm; vì hai hợp chất này có thể khiến da con bị khô khi sử dụng. Nhưng kết quả sẽ đến sau 4 – 6 tuần, mẹ giúp con hiểu rằng trẻ cần kiên trì sử dụng và theo dõi da thường xuyên.

>>> Mẹ tham khảo ngay: Mỹ phẩm cho tuổi dậy thì, chọn sao để bảo vệ da mặt?

4.7 Thay drap giường thường xuyên

Drap giường và áo gối là nơi thấm hút bã nhờn và mồ hôi của chúng ta. Nếu con không muốn da mặt của mình hấp thụ ngược lại chất này thì mẹ dặn trẻ thay chúng thường xuyên từ 1 – 2 lần/tuần.

4.8 Nhớ uống đủ nước

Uống đủ nước
Uống đủ nước sẽ làm thuyên giảm hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Đơn giản nhưng hiệu quả. Uống nước lọc mặc dù không giúp trẻ hết mụn ngay lập tức. Nhưng uống nước lọc chính là cách để làm giảm lượng đường trong máu; là nguyên nhân liên quan đến hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Thậm chí, nước còn giúp con giữ ẩm cho da để da giảm tiết bã nhờn và hoàn toàn tự nhiên và ít tốn kém.

>>> Mẹ có thể đọc thêm: 3 cách làm ngực to ở tuổi dậy thì, mẹ cập nhật ngay cho con gái nhé!

5. Cách ngăn ngừa hiện tượng mụn trứng cá tuổi dậy thì

Theo các chuyên gia, để ngăn ngừa mụn trứng cá ở tuổi dậy thì, bạn nên:

  • Rửa mặt hai lần một ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm.
  • Sử dụng mặt nạ dưỡng da từ thiên nhiên.
  • Không chạm vào hoặc cố gắng nặn mụn.
  • Tránh để da tiếp xúc với các bề mặt bám bụi bẩn, kể cả khẩu trang vải, khăn choàng, áo,…
  • Giữ sạch tóc và tránh để tóc bết tiếp xúc với da.
  • Tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời.
  • Nếu bạn cạo lông mặt, hãy dùng nước ấm để làm mềm lông và dùng dao cạo sạch, sắc.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng.
  • Hạn chế trang điểm.

>> Mẹ có thể xem thêm: Lần đầu có kinh nguyệt nên làm gì? Những lưu ý quan trọng

[inline_article id=299283]

Để làm thuyên giảm hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì; bạn cần dành nhiều thời gian chăm sóc da cũng như có chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, khi có dấu hiệu bất thường trên da, bạn hãy đến gặp các bác sĩ tư vấn để kịp thời điều trị nhé! Hy vọng nội dung trên đã giải thích phần nào về nguyên nhân và hiện tượng gây mụn trứng cá ở tuổi dậy thì.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

10 cách tăng chiều cao tối đa cho con ở tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì ít nhiều sẽ quyết định chiều cao của trẻ. Cha mẹ xem ngay 10 cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì hiệu quả, an toàn tại nhà dành cho các con ngay bên dưới nhé.

Chiều cao sẽ tăng như thế nào khi con tuổi dậy thì?

Di truyền là yếu tố quyết định khoảng từ 60 đến 80% chiều cao của trẻ. Phần còn lại sẽ thuộc về các yếu tố môi trường sống, dinh dưỡng và chế độ tập luyện.

Từ 1 tuổi cho đến khi dậy thì, mỗi năm; trung bình chiều cao của trẻ sẽ tăng khoảng 5cm. Khi bước vào giai đoạn dậy thì; trẻ có thể tăng đến 10cm mỗi năm. Tuy nhiên, con số này ở mỗi trẻ là khác nhau.

Sau khi bước qua tuổi dậy thì, việc tăng chiều cao tuổi dậy thì sẽ dừng lại, do đó, nếu bỏ qua “giai đoạn vàng” này, trẻ sẽ rất khó có thể tăng chiều cao ở tuổi trưởng thành.

Thời gian phát triển chiều cao ở nữ và nam giới sẽ khác nhau và bạn nữ thường dậy thì sớm hơn bạn nam từ 1 – 2 tuổi. Cụ thể:

10 cách tăng chiều cao tối đa cho con ở tuổi dậy thì

10 cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì cho các con
10 cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì cho các con

Để hormone tăng trưởng (HGH) được tiết ra nhiều và hoạt động hiệu quả, cần có sự hỗ trợ của rất nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học và chăm chỉ tập luyện.

1. Ăn bữa sáng đủ chất

Một bữa sáng đủ chất, đủ dinh dưỡng là điều mà hầu hết các bác sĩ đều khuyến cáo cha mẹ nên áp dụng cho con ở tuổi dậy thì. Một bữa sáng lành mạnh giúp con tăng tiến quá trình trao đổi chất và hấp thụ dưỡng chất tốt và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chiều cao.

Cách tăng chiều cao tuổi dậy thì đơn giản đó chính là xây dựng chế độ dinh dưỡng đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng gồm có: chất béo, chất đạm, vitamin, các loại khoáng chất, đặc biệt là canxi.
  • Cung cấp đủ 200 – 400 calo/ngày để có đủ năng lượng giúp phát triển về tinh thần và thể chất cho cả ngày hoạt động.

2. Cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì cho con là dinh dưỡng hợp lý

Cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì là chọn dinh dưỡng phù hợp
Cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì cho con là chọn nguồn dinh dưỡng tốt

Cách tăng chiều cao cho các con ở tuổi dậy thì là cha mẹ cần bổ sung các nhóm thực phẩm sau đây trong khẩu phần của các con:

  • Hải sản: Trong hải sản chứa hàm lượng Canxi dồi dào giúp kích thích tăng trưởng chiều cao. Vì vậy, bạn không nên bỏ qua thực phẩm này nhé, hãy thường xuyên ăn: cua, tôm, ốc, tép, nghêu, sò,..
  • Sữa: Sữa chính là nguồn cung cấp canxi tăng chiều cao cho tuổi dậy thì, giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra, sữa cũng rất giàu vitamin A, giúp bảo tồn canxi trong cơ thể và protein, từ đó xây dựng tế bào. Trẻ ở tuổi dậy thì nên uống từ 2 – 3 ly sữa mỗi ngày.
  • Thực phẩm từ sữa: như phô mai, sữa chua… rất giàu vitamin A, B, D, E, protein và canxi, những dưỡng chất đóng vai trò quan trong việc tăng chiều cao.
  • Thịt gà: là một trong những thực phẩm tăng chiều cao ở tuổi dậy thì mang đến cho cơ thể một lượng protein lớn để xây dựng các mô và cơ.
  • Trứng gà: chứa nhiều protein, khoáng chất và vitamin A, D, E và B. Mỗi quả trứng cung cấp khoảng 15% lượng protein cho cơ thể, mỗi tuần trẻ ở tuổi dậy thì nên ăn ít nhất 2 quả để tăng trưởng và phát triển tối ưu chiều cao tuổi dậy thì.
  • Rau xanh: chứa nhiều canxi và sắt, 2 khoáng chất quan trọng trong sự phát triển chiều cao. Không những vậy, ăn rau xanh thường xuyên còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và mang đến một vóc dáng thon gọn.

>> Cha mẹ xem thêm: 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho trẻ tuổi dậỵ thì mẹ ghi nhớ nhé!

3. Chia nhỏ các bữa ăn

Cách để tăng chiều cao ở tuổi dậy thì cho con là chia nhỏ các bữa ăn. Thay vì ăn 3 bữa lớn mỗi ngày, cha mẹ có thể chia thành 6 bữa nhỏ để kích hoạt quá trình trao đổi chất của con và giúp con hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Dinh dưỡng hợp lý cộng với cơ thể hấp thụ tốt sẽ giúp hormone tăng trưởng tiết ra nhiều hơn. Chia nhỏ các bữa ăn cũng là cách giảm cân và tăng chiều cao ở tuổi dậy thì.

4. Giữ cho cơ thể đủ nước

Đây là một trong những cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì đơn giản và tự nhiên nhất mà cha mẹ nên áp dụng cho các con. Nước có vai trò quan trọng trong việc giải độc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, tham gia các hoạt động của xương khớp. Đồng thời, hỗ trợ hấp thu các chất dinh dưỡng trong cơ thể của con.

Theo khuyến cáo đối với nam nên uống 2 lít; và với nữ là 1,5 lít mỗi ngày. 

Mẹo để đảm bảo cơ thể có đủ nước:

  • Uống nước lọc.
  • Uống nước canh hoặc súp.
  • Ăn nhiều trái cây mọng nước.
  • Uống sữa tách béo.

5. Chú ý đến các tư thế đi, đứng, ngồi

Việc đứng, ngồi, ngủ sai tư thế đều có thể ảnh hưởng đến hệ xương và gây ra các vấn đề như gù lưng, vẹo cột sống, khiến chiều cao không thể phát triển tối ưu. Do đó, cách để tăng chiều cao ở tuổi dậy thì là giữ thẳng lưng, vai khi ngồi học, đi đứng; không nằm sấp, nằm nghiêng khi ngủ là điều cực kỳ quan trọng.

6. Ngủ đủ giấc

Theo nghiên cứu của Tổ chức sức khỏe trẻ em KidsHealth kết luận rằng, trẻ ở tuổi dậy thì có thể cao thêm từ 14 – 25cm trong giai đoạn này. Trên thực tế, thiếu không làm con bị lùn đi, nhưng về lâu dài sẽ làm ức chế cơ thể sản sinh hormone tăng trưởng và nguy cơ khiến con trẻ bị béo phì.

Do đó theo khuyến cáo của MayoClinic, trẻ từ 13-18 tuổi nên ngủ từ 8-10 giờ mỗi ngày là cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì tự nhiên và dễ thực hiện.

7. Xây dựng thói quen tập thể thao

Rèn luyện thể thao thường xuyên
Rèn luyện thể thao là cách để tăng chiều cao ở tuổi dậy thì và sở hữu cơ thể khỏe mạnh

Cách lựa chon bài tập tăng chiều cao ở tuổi dậy thì cho nam và nữ phù hợp sẽ tăng khả năng giúp các con tăng thêm 5- 15cm chiều cao trong giai đoạn này.

Một số môn thể thao giúp tăng chiều cao ở trẻ tuổi dậy thì

  • Đu xà.
  • Bơi lội.
  • Bóng rổ.
  • Bóng chuyền.
  • Nhảy cao .
  • Nhảy xa.
  • Nhảy dây
  • Đạp xe.
  • Chạy bộ.
  • Cầu lông.
  • Tập yoga cũng là một cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì cho nữ tại nhà rất tốt.

>> Cha mẹ xem thêm: Những bài tập tăng chiều cao vượt trội ở tuổi dậy thì

8. Kiểm soát trọng lượng cơ thể

Kiểm soát trọng lượng cơ thể
Cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì là luôn theo dõi cân nặng

Đôi khi cha mẹ mong muốn các con phải ăn được nhiều thực phẩm để mau lớn và phần vì thương con. Tuy nhiên nếu dẫn đến tình trạng béo phì thì quả thật là không tốt. Bởi vì béo phì làm tăng áp lực lên xương và gây cản trở việc tăng trưởng chiều cao. Cha mẹ có thể đọc thêm bài viết cách giảm cân và tăng chiều cao cho con ở tuổi dậy thì; áp dụng tại nhà cho cả nam và nữ.

9. Tránh sử dụng chất kích thích

Cha mẹ nên thường xuyên để tâm đến các con, quan trọng là trong giai đoạn tuổi dậy thì. Hãy phân tích cho con biết mặt xấu; và mặt tốt của vấn đề, và đặc biệt nhạy cảm đối với các chất kích thích như rượu bia và các dạng khác.

Một nghiên cứu khác của Tổ chức sức khỏe trẻ em KidsHealth, các chuyên gia đã kết luận rằng, trẻ tuổi dậy thì thường sử dụng chất kích vì tò mò, muốn thể hiện là người lớn, giảm căng thẳng. Nhưng sẽ gây nghiện và có thể dẫn tới trầm cảm ở trẻ tuổi dậy thì.

Để hiểu tâm lý con tốt hơn; cha mẹ có thể tham khảo 16 điều nhất định phải dạy con gái tuổi mới lớn.

10. Tắm nắng mỗi ngày là cách tăng chiều cao cho con ở tuổi dậy thì tự nhiên

Tắm nắng thường xuyên
Cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì là tắm nắng để bổ sung Vitamin D

Trong một nghiên cứu của Viện nghiên cứu về ánh sáng mặt trời Sunlight Institute kéo dài một năm, khảo sát trên 118 trẻ em từ 14 quốc gia khác nhau. Kết quả cho thấy; những trẻ em có dành thời gian tắm nắng có tốc độ tăng trưởng tốt; thậm chí là xương chắc khỏe hơn. Cha mẹ hãy khuyến khích các con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời 5 đến 10 phút mỗi ngày; từ 6 đến 8 giờ sáng để hấp thụ nguồn Vitamin D cho xương nhé.

Với những cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì cho con ở trên; có lẽ cha mẹ đã thu về cho minh một mớ kiến thức hữu ích rồi đúng không? Hy vọng những bí quyết này sẽ giúp cho các con được phát triển và tăng trưởng tốt hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Những bài tập tăng chiều cao vượt trội ở tuổi dậy thì

Một nghiên cứu kết luận rằng trẻ có thể cao thêm từ 14 – 25cm trong suốt độ tuổi dậy thì. Do đó, cha mẹ đừng quá sốt sắng và so sánh chiều cao của con với bạn bè đồng trang lứa nhé! Thay vào đó, cha mẹ hãy tạo điều kiện và ủng hộ các con tham gia tập luyện những bài tập tăng chiều cao ở tuổi dậy thì một cách thường xuyên hơn.

1. Những bài tập đu xà giúp tăng chiều cao ở tuổi dậy thì

Những bài tập tăng chiều cao ở tuổi dậy thì cho nam nên chọn đó là bài tập đu xà. Bài tập giúp kích thích cột sống lưng được kéo dãn, đồng thời giúp con có một cách tay khỏe mạnh. Nếu con là một người thích thể thao ngoài trời, thì bài tập này rất phù hợp cho các con.

2. Bơi lội

Những bài tập tăng chiều cao ở tuổi dậy thì

Bài tập bơi lội giúp giảm áp lực lên cột sống. Và môi trường nước giúp cho các cơ xương khớp được thả lỏng và phát triển mà không phải chịu thêm lực tác động nào. Mặc dù nghiên cứu đã nói rằng môn bơi lội không giúp các con cao ngay tức thì. Nhưng sẽ giúp con có một thân hình thon dài,  khỏe mạnh và kích thích tăng chiều cao tự nhiên.

Cha mẹ hãy tạo điều kiện cho con tập luyện những bài tập tăng chiều cao ở tuổi dậy thì, đặc biệt là môn bơi lội với tần suất khoảng 3 – 5 tiếng mỗi tuần.

3. Bóng chuyền

Bóng chuyền đòi hỏi các hoạt động như bật nhảy, vươn vai, di chuyển linh hoạt. Chúng đều giúp cho cơ bắp và xương khớp của vận động, kích thích phát triển. Nhờ đó cột sống và tay chân được kéo giãn và các đĩa đệm được mở rộng tối đa. Các sụn gối cũng được tác động tích cực giúp tăng chiều cao nhanh chóng.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Tuổi dậy thì ở nam kéo dài bao lâu và cách bạn chuẩn bị cho con đây!

4. Bóng rổ là một trong những bài tập tăng chiều cao ở tuổi dậy thì

Những bài tập tăng chiều cao ở tuổi dậy thì
Những bài tập tăng chiều cao ở tuổi dậy thì cho nam

Những bài tập và động tác khi chơi bóng rổ giúp tăng chiều cao ở tuổi dậy thì rất tốt. Cụ thể là động tác bật nhảy, chạy và rê bóng,.. Khi chơi đòi hỏi vận động sự vận động toàn thân, đẩy nhanh lưu lượng máu đến các mô xương khớp; kích thích giải phóng hormone tăng trưởng (HGH) có lợi cho việc phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì của con. 

5. Nhảy cao

Nhảy cao là bài tập bật nhảy hết cỡ giúp kéo dài toàn bộ cơ thể và xương khớp. Ngoài ra nó cũng cần sức rướn của cột sống. Động tác bật nhảy cũng khiến cơ thể tiết nhiều hormone tăng trưởng có lợi cho chiều cao của trẻ.

6. Nhảy xa

Cũng giống như nhảy cao, động tác nhảy xa yêu cầu vận động linh hoạt của toàn bộ cơ xương khớp. Bài tập này làm tăng biên độ co duỗi của cơ bắp trong thời gian ngắn, kích thích tăng trưởng chiều cao ở tuổi dậy thì cho các con.

7. Những bài tập tăng chiều cao ở tuổi dậy thì: Nhảy dây

Nhảy dây khiến cơ chân và cột sống được tăng cường hoạt động sau mỗi lần bật nhảy. Nó giúp tăng cường cung cấp máu cho xương và tăng mật độ xương. Đồng thời vận động mạnh cũng giúp thúc đẩy các hormone tăng trưởng để phát triển chiều cao.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Con gái tuổi dậy thì thích gì, bạn biết ngay để giúp con tránh cú sốc đầu đời!

8. Chạy bộ

chạy bộ

Chạy bộ giúp duỗi thẳng cơ bắp chân, cơ hông và kéo dài cột sống. Ngoài ra nó cũng giúp sửa chữa các vi mô và tăng tính dẻo dai. Ngoài ra chạy bộ còn có lợi ích là sửa các tư thế sai một cách tự nhiên.

Khi vận động với cường độ nhất định, các tư thế xấu, vặn vẹo ảnh hưởng đến chiều cao sẽ được cải thiện dần. Nhờ đó mà độ dài của xương được tăng trưởng tốt.

9. Đạp xe

Những bài tập đạp xe sẽ giúp cách tăng chiều cao ở lứa tuổi dậy thì. Bài tập này tác động lên cơ chân và cơ hông là chủ yếu. Co giãn thường xuyên trong thời gian dài cũng kích thích tăng chiều cao cho trẻ.

10. Cầu lông

Bộ môn này chú trọng lực tay, vai, sự rướn của chân, lưng khi bật nhảy tung cầu và vươn người cứu cầu. Cầu lông là bài tập đối kháng sẽ kích thích tế bào vận động của trẻ hơn. Bạn cũng có thể tham gia để làm động lực cho bé.

>> Cha mẹ có thể thêm: Trẻ 11 tuổi: Độ tuổi tâm lý bất ổn, thích chống đối

11. Những bài tập yoga tăng chiều cao ở tuổi dậy thì

11.1 Tư thế cuộn người Pilates – Những bài tập yoga tăng chiều cao ở tuổi dậy thì

Tư thế cuộn người Pilates
Những bài tập yoga tăng chiều cao ở tuổi dậy thì cho nữ

Nếu đang tìm kiếm các bài tập giúp tăng chiều cao, bạn đừng bỏ qua tư thế cuộn người pilate.

Cách thực hiện:

  • Nằm thẳng lưng trên mặt sàn, đặt 2 tay duỗi dọc theo cơ thể, lòng bàn tay hướng xuống, giữ cố định.
  • Khép 2 chân lại, hướng thẳng lên trần nhà.
  • Từ từ uốn cong người, đưa 2 chân về phía đỉnh đầu đến khi chạm sàn hoặc đến khi không thể hạ chân xuống được nữa.
  • Giữ động tác trong khoảng 15-30 giây rồi từ từ trở về vị trí cũ.
  • Lặp lại động tác từ 3-5 lần.

11.2 Rắn hổ mang – Những bài tập yoga tăng chiều cao ở tuổi dậy thì

Rắn hổ mang (cobra) tư thế yoga
Những bài tập yoga tăng chiều cao ở tuổi dậy thì cho nữ

Căng cơ kiểu rắn hổ mang là một trong những bài tập tăng chiều cao ở tuổi dậy thì hiệu quả. Đây cũng được xem là một động tác yoga giúp cơ thể dẻo dai và linh hoạt hơn.

Cách thực hiện:

  • Nằm trên sàn nhà, úp mặt xuống đất.
  • Đặt 2 lòng bàn tay trên sàn nhà, song song với vai.
  • Giữ vững 2 chân, từ từ nâng cao người, ngửa đầu ra phía sau, cằm hướng lên càng cao càng tốt.
  • Hít thở đều trong quá trình tập.
  • Giữ động tác trong vòng 15-30 giây.
  • Lặp lại động tác từ 3-5 lần.

11.3 Mở khung xương chậu

Mở khung xương chậu
Những bài tập yoga tăng chiều cao ở tuổi dậy thì cho nữ

Đây cũng là bài tập tăng chiều cao khá đơn giản. Khi tập động tác này, bạn sẽ cảm thấy các cơ bị căng lên, làm tăng áp lực xuống cột sống và hông.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một chiếc thảm yoga.
  • Nằm thẳng trên tấm thảm, lưng tiếp giáp mặt thảm.
  • Đặt vai và cánh tay trên thảm.
  • Co đầu gối, dùng 2 tay nắm lấy 2 cổ chân, kéo về càng gần mông càng tốt.
  • Uốn cong lưng, đẩy xương chậu lên trên.
  • Giữ tư thế trong khoảng 15-30 giây rồi trở về.
  • Lặp lại động tác từ 3-5 lần.

>>> Đọc thêm: Dấu hiệu bé gái sắp có kinh nguyệt lần đầu, mẹ nên chỉ cho con

11.4 Bơi trên cạn

Bơi trên cạn

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 chiếc ghế cao, chắc chắn và 2 cục tạ nặng từ 1-2kg
  • Ngồi trên ghế, đặt 2 tạ vào 2 chân rồi co duỗi chân từ 10 -15 nhịp sao cho không làm rơi cục tạ
  • Bạn có thể dùng dây vải để buộc cố định tạ vào chân để dễ dàng hơn khi tập luyện
  • Thực hiện bài tập tăng chiều cao này khoảng 3 lần/ tuần.

11.5 Động tác đứng một chân

Đây là bài tập tăng chiều cao đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện ở mọi nơi; trong bất kỳ hoạt động nào như xem ti vi, chơi trong công viên hoặc trong khi làm việc.

Cách thực hiện:

  • Chọn một mặt phẳng.
  • Đứng 1 chân, 2 tay chắp lại, đưa thẳng lên cao và duỗi căng người hết mức có thể.
  • Giữ tư thế trong khoảng 15 – 30 giây.
  • Đổi bên và lặp lại động tác từ 3-5 lần.

12. Một số lưu ý để giúp các con tăng chiều cao ở tuổi dậy thì

Một số lưu ý

Ngoài những bài tập giúp tăng chiều cao ở tuổi dậy thì cho các con, cha mẹ có thể tác động thêm cho quá trình này diễn ra tốt hơn.

  • Ngủ đủ giấc 8 – 11 tiếng mỗi ngày.
  • Bổ sung thịt đỏ, cá và trứng trong bữa ăn.
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
  • Đi bộ dưới nắng mặt trời.
  • Chăm chỉ tham gia thể dục thể thao 3- 5 buổi mỗi tuần.

Bên cạnh những bài tập giúp tăng chiều cao ở tuổi dậy thì cho các con. Cha mẹ hãy luôn là nguồn động viên và ủng hộ các con chăm chỉ tập luyện nhé.