Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Hiểu đúng về giáo dục giới tính cho trẻ tiểu học

Trước tiên, muốn giáo dục giới tính cho con hiệu quả, bạn phải hiểu giới tính là gì, tình dục là gì trước đã

Giáo dục giới tính không đơn giản chỉ là bộ phận cơ thể

Với nhiều bậc cha mẹ, giáo dục giới tính liên quan tới tính dục, đến bộ phận sinh dục hoặc quan hệ tình dục, do đó nhiều bà mẹ ngại dạy trẻ tiểu học về vấn đề  này vì cho rằng còn quá sớm để dạy con.

Giáo dục giới tính kỳ thực có phạm vi rất rộng. Nó liên quan đến vấn đề tâm trí và toàn bộ cơ thể. Chuyện giới tính,  tình dục còn bị quy định bởi giá trị, thái độ, hành vi, thay đổi thể chất, niềm tin, cảm xúc, tính cách và tinh thần của một người. Chuyện giới tính chịu ảnh hưởng và tác động bởi những khía cạnh văn hóa, chính trị, pháp luật và khía cạnh triết lý trong cuộc sống, cùng các vấn đề đạo đức, tôn giáo và tín ngưỡng

Với trẻ 6 tuổi đến 9 tuổi, chuyện giáo dục giới tính chỉ quay quanh các bộ phận cơ thể, cách vệ sinh cơ thể, sự khác nhau giữa bé gái và bé trai… Chỉ khi bước vào giai đoạn dậy thì, mối quan tâm về tình dục mới xuất hiện ở trẻ 11 tuổi, 12 tuổi. Theo các chuyên gia tâm lý, khi bước vào độ tuổi tiền dậy thì, trẻ thường quan tâm đến việc mình có sức hấp dẫn với bạn khác giới không . Việc thu hút sự chú ý của bạn trai/bạn gái sẽ quan trọng hơn việc quan tâm đến các hành động tình dục.

Tại sao cần giáo dục giới tính sớm cho trẻ

Tình dục, một phần trong giáo dục giới tính,  là một phần quan trọng của sức khỏe và hạnh phúc của một con người. Do vậy, việc giáo dục sức khỏe tình dục là chìa khóa cung cấp cho trẻ những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh

E ngại và phớt lờ câu hỏi về giới tính của trẻ, bạn đang không thực hiện một phần trách nhiệm giáo dục con đấy. Trẻ sẽ tìm hiểu thông tin từ những đứa trẻ khác hoặc qua nhiều nguồn thông tin như truyền hình, báo chí, Internet… Điều nguy hại là nhiều thông tin rối loạn và thiếu chính xác.

Giúp con hiểu về giới tính
Giúp con hiểu về giới tính trước khi xuất hiện hành vi tính dục tốt hơn con trẻ

Không được cha mẹ dạy dỗ, thảo luận về tình dục có thể dẫn trẻ đến với những hậu quả nghiêm trọng như quan hệ tình dục sớm, tổn thương do mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, bị lạm dụng…  Tổn hại tinh thần từ việc thiếu kiến thức giới tính, tình dục rất nghiêm trọng.

Giáo dục giới tính cho trẻ tiểu học càng sớm càng tốt

Tuỳ theo độ tuổi và mức độ quan tâm, cha mẹ cho con kiến thức về giới tính phù hợp. Trẻ tiểu học thường tò mò về những thay đổi của cơ thể mình hoặc bạn bè và sự khác nhau giữa bé trai và bé gái. Cha mẹ có thể bắt đầu bài học giới tính của mình bằng cách dạy cho trẻ biết tên của các bộ phận trên cơ thể, giải thích cặn kẽ cho trẻ vì sao cơ thể con trai khác con gái

Cho con tiếp cận kiến thức giáo dục giới tính sớm, sau này bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc giải thích hoặc hướng dẫn những vấn đề tế nhị cho con. Điều quan trọng cha mẹ cần nhớ là khi giáo dục trẻ là phải thực sự cởi mở, sẵn sàng trả lời khi trẻ có thắc mắc, không xem chuyện giới tính là cấm kỵ, là dơ bẩn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Trẻ 11 tuổi: Độ tuổi tâm lý bất ổn, thích chống đối

Ở tuổi 11, trẻ đối mặt một loạt thay đổi cơ thể và hooc-mon quan trọng, chuẩn bị cho tuổi dậy thì. Khả năng nhận thức ngày càng cao và có sự trưởng thành về mặt tình cảm.

Phát triển thể chất ở trẻ 11 tuổi

Sự phát triển thể chất ở trẻ 11 tuổi nhận biết rõ nhất ở các trẻ gái. Con gái tuổi teen của bạn có thể tăng 7-9cm chiều cao trong năm nay, kèm theo gia tăng trọng lượng mà chủ yếu là do cơ thể tích tụ chất béo. Con bắt đầu có vóc dáng nữ tính: eo thắt, phần ngực và hông rộng hơn. Trẻ nam sẽ bùng nổ tăng trưởng 2 năm sau đó.

Trẻ nam và nữ đều xuất hiện của lông chân và vùng lông dưới cánh tay. Hoạt động của tuyến mồ hôi tăng lên. Chất dầu sản sinh trên da có thể gây mụn trứng cá hoặc mùi cơ thể mạnh hơn.

Trẻ ăn nhiều hơn trong giai đoạn này do cơ thể cần nhiều năng lượng cho sự phát triển. Đáng chú ý là giai đoạn này trẻ có biểu hiện thèm ăn, nếu không kiểm soát dễ dẫn đến béo phì.

Khả năng nhận thức và ngôn ngữ

Trẻ 11 tuổi có khả năng học tập và áp dụng những kỹ năng được dạy dỗ trước đó. Con biết sử dụng tư duy trừu tượng, xem xét yếu tố động cơ hoặc lý luận giả thuyết đưa đến sự việc, nhưng chỉ mới theo tuyến tính thời gian chứ chưa phân tích được toàn diện. Cụ thể, trẻ có thể trả lời các câu hỏi “Ai, cái gì, ở đâu, khi nào” về sự việc, nhưng gặp khó khăn khi phải phân tích “Tại sao” lại có sự việc đó.

Trẻ 11 tuổi: Độ tuổi tâm lý bất ổn, thích chống đối
Trẻ 11 tuổi chưa hiểu cách nắm bắt thấu đáo vấn đề và trả lời câu hỏi “Tại sao” cho một sự việc, hiện tượng

Trẻ có thể đặt nhiều câu giả thuyết như “Nếu như… thì…”. Bạn có thể giúp con trở nên chủ động hơn bằng cách trao cho con những cơ hội tự ra quyết định liên quan đến chính cuộc sống của con.

Phát triển xúc cảm – xã hội tâm lý trẻ 10-12 tuổi

Trẻ 11 tuổi tự chịu trách nhiệm về bản thân, ít muốn nghe người lớn nhắc nhở về công việc thường ngày như vệ sinh cá nhân hay làm bài tập về nhà. Trẻ 11 tuổi đần có những thay đổi trái tính trái nết của độ tuổi teen. Để trẻ 11 tuổi nghe lời, sự nhiếc mắng và trách tội sẽ phản tác dụng, thay vào đó nên góp ý con bằng những lời nói nhẹ nhàng, hài hước và những cuộc trao đổi bình tĩnh, nghiêm túc.

Cách dạy con khi trẻ lên 11 tuổi
Cách dạy con khi trẻ lên 11 tuổi cần sự nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, tránh tạo cho trẻ cảm giác bạo lực và quát nạt có sức mạnh làm người khác nghe lời.

11 tuổi, trẻ ở giai đoạn tiền dậy thì. Con của bạn bắt đầu nhìn nhận, đánh giá qua cách nhìn, trang phục bề ngoài và nhóm bạn cùng trang lứa, cùng tầng lớp.

Con gái 11 tuổi
Con gái 11 tuổi muốn thể hiện sự nổi bật, dành nhiều thời gian hơn cho việc làm đẹp, và để ý đến những việc nhỏ như kiểu tóc bồng bềnh, kiểu quần áo đẹp đi chơi dã ngoại…

Đây là độ tuổi trẻ bắt đầu học trung học, nhiều trẻ cảm thấy rất háo hức với môi trường mới bận rộn chuyện học hành, sinh hoạt nhóm, bạn bè. Một số khác lại thấy áp lực. Môi trường mới này ít có sự hướng dẫn và dìu dắt hơn cấp tiểu học, nhu cầu học tập tăng lên và áp lực của bạn bè nhiều hơn, mà nguyên nhân là do những thay đổi tâm sinh lý của tuổi dậy thì.

4. Lời khuyên dành cho cha mẹ dạy trẻ 11 tuổi

Vào lứa tuổi này, sự gắn kết giữa bố mẹ và con đã trở nên lỏng lẻo hơn. Trẻ cảm thấy lúng túng hoặc xấu hổ khi bố mẹ thể hiện tình cảm với mình như trước đây: ôm hôn, vuốt tóc, bẹo má…. Phản ứng này càng rõ nét khi bố thể hiện tình cảm với con gái, hoặc mẹ với con trai.

Ở lứa tuổi này, trẻ sẽ có những lúc phải ở nhà một mình, hoặc về nhà trước khi cha mẹ đi làm về. Không có quy tắc tuyệt đối về độ tuổi trẻ hoàn toàn tự tin ở nhà một mình, tự chăm lo cho bản thân mình. Cha mẹ chỉ nên cho con ở một mình khi chắc chắn rằng con biết các quy tắc an toàn, cách giải quyết tình huống và biết nên nhờ ai hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp.

Hiếu thắng là đặc tính dễ nhận thấy ở trẻ tuổi teen. Trẻ thích là người dẫn đầu, khó lòng đối mặt với thất bại. Thái độ bình tĩnh của bố mẹ, giúp con phân tích điều sai trái, khuyến khích con học hỏi từ những sai lầm sẽ giúp trẻ có hành vi hợp lý để đối mặt với khó khăn của cá nhân.

trẻ tuổi tween.
Hiếu thắng là đặc tính dễ nhận thấy ở trẻ tuổi teen.

Bố mẹ thể hiện sự quan tâm trẻ ở độ tuổi 11 bằng cách sát sao với hoạt động của trẻ, mang lại cho con cảm giác tự hào vì bản thân mình đã nỗ lực bằng câu cổ vũ “Con đã rất cố gắng để vượt qua kỳ thi”, thay vì chỉ khen chung chung là Tuyệt vời hay Hoàn hảo. Việc này giúp con cảm nhận được trách nhiệm của mình, có lựa chọn tích cực và chủ động khi cha mẹ không kề bên hướng dẫn

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Trẻ 12 tuổi: Quá trình chuyển tiếp đến “Tuổi vị thành niên”

Ở tuổi 12, đứa con bé bỏng ngày nào đã rất trưởng thành, nhưng đôi khi vẫn có hành động ngờ nghệch như trẻ con. Đây có thể là khoảng thời gian khó khăn cho cha mẹ khi cố gắng trông chừng con, vừa khuyến khích con độc lập, tự có trách nhiệm với mình.

Phát triển thể chất

Ở tuổi này, con trẻ duyên dáng và hài hòa hơn so với thời thơ ấu. Nhưng ở ngưỡng cửa của tuổi vị thành niên, con sẽ lại có biểu hiện vụng về, đôi khi cộc lốc. Trong quá trình tăng trưởng về mặt thể chất, các bộ phận của cơ thể phát triển ở các mức khác nhau

12 tuổi là độ tuổi trung bình nữ giới bước vào tuổi dậy thì, bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Các bạn nam thì giọng nói bắt đầu thay đổi, xuất hiện nhiều lông hơn, dương vật và tinh hoàn phát triển.

Độ tuổi này hoặc đến năm sau, các bạn nam sẽ bắt kịp sự phát triển của các bạn nữ cùng lứa tuổi. Chiều cao trung bình của trẻ nam tăng khoảng 8-10 cm mỗi năm. Trọng lượng cơ thể gia tăng chủ yếu do tăng khối lượng cơ. Sau giai đoạn này, con của bạn gần như trở thành một chàng trai mạnh mẽ.

Trẻ 12 tuổi
Độ tuổi này hoặc đến năm sau, các bạn nam sẽ bắt kịp sự phát triển của các bạn nữ cùng lứa tuổi.

Giấc ngủ của trẻ tuổi tween thì lâu hơn trước đây, nguyên nhân do cơ thể cần tái tạo năng lượng nhiều hơn trong giai đoạn tăng trưởng. Một phần nữa là vì trẻ 12 tuổi tập trung sức lực cho việc học, làm bài tập và các hoạt động sau giờ học. Trẻ độ tuổi này cần ngủ 9,5 đến 10 giờ mỗi đêm.

trẻ tiền dậy thì
Ngủ đầy đủ rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ tiền dậy thì

Khả năng nhận thức và ngôn ngữ

Ở lứa tuổi này, hầu hết trẻ đều thích được có cơ hội để tự quyết định cho bản thân, chịu trách nhiệm về việc là của mình. Trẻ thích thể hiện kỹ năng và tài năng của mình nên tích cực tham gia vào các hoạt động giải trí, văn thể mỹ, hoạt động đội nhóm….

Trẻ 12 tuổi
Trẻ 12 tuổi thích thể hiện khả năng của mình trước tập thể lớp

Suy nghĩ của trẻ hợp lý hơn, và trẻ có thể giải quyết các khái niệm mang tính giả thuyết, chẳng hạn như như tưởng tượng ra những kết quả có thể xảy ra trong những hoàn cảnh cụ thể (ví dụ thi đậu sẽ được thưởng xe đạp, được lên lớp, sẽ học thêm ngoại ngữ…). Trẻ 12 tuổi đã biết tóm tắt các suy nghĩ lại, tập trung nhận định một vấn đề trên cơ sở đánh giá các hệ thống niềm tin khác nhau.

Phát triển cảm xúc – xã hội

Trẻ đối mặt với những khó chịu về tình dục trước khi sẵn sàng đối mặt với chuyện tình cảm: ngực nhô lớn làm trẻ tự ti, xấu hổ, ánh mắt người khác phái nhìn vào cơ thể… Vì vậy, trẻ em gái thường gặp các vấn đề trầm cảm, lo lắng, rối loạn ăn uống…

Trẻ 12 tuổi
Trẻ con tuổi này dễ gặp rối loạn ăn uống, gây thừa cân béo phì. Con gái tuổi tween biết quan tâm tới sắc vóc của mình.

Trẻ mười hai tuổi ít phụ thuộc vào cảm xúc với cha mẹ, tư duy và hành động độc lập hơn. Trẻ bắt đầu thực hiện hành vi theo quyết định riêng của mình và có nguyên tắc đạo đức, ứng xử riêng. Trẻ 12 tuổi cũng gắn kết với bạn bè nhiều hơn với gia đình, mặc dù vẫn chưa thoát khỏi sự che chở và ảnh hưởng của cha mẹ.

Lời khuyên dành cho cha mẹ

Trẻ trong tuổi tween này sẽ không dễ dàng cho các bậc cha mẹ, như giai đoạn “tiền khởi nghĩa” trước khi trẻ chính thức nổi loạn ở tuổi teen. Quá nhiều nguyên tắc và luật lệ đặt ra trong giai đoạn này giữa cha mẹ và con cái, dễ dẫn đến sự bực bội, đối đầu

Để tránh căng thẳng, cha mẹ chỉ nên thể hiện sức ảnh hưởng của mình vào việc học hành, chuyện tình cảm hoặc thái độ của con, và phớt lờ đi những việc ít quan trọng như trẻ chưa dọn phòng, trẻ chọn trang phục khác kỳ vọng cha mẹ..

Trẻ 12 tuổi
Ở độ tuổi 12, trẻ rất cần sự hướng dẫn, tâm tình của cha mẹ, từ chuyện quan hệ bạn bè đến giáo dục giới tính

Cố gắng cân bằng giữa quyền riêng tư và việc dạy bảo con về những thay đổi trên cơ thể. Cha mẹ nên khuyến khích con nói ra những lo lắng của con, quan tâm những chuyện “cảm nắng”, thần tượng ai đó, giáo dục giới tính cho con. Chia sẻ cho con hiểu về định kiến xã hội, vấn đề đạo đức của thanh thiếu niên, nhưng vẫn phải cho con cảm thấy con được tôn trọng.

Trẻ 12 tuổi luôn tự cho rằng mình đã lớn, có thể lo cho bản thân được, đôi lúc trẻ bỏ qua những dấu hiệu nguy hiểm. Đôi khi, dưới áp lực thể kiện với bạn cùng lứa, trẻ sẽ làm những việc liều lĩnh như thử hút thuốc, chơi trò mạo hiểm…

Bạn nên cho trẻ 12 tuổi tham gia các trò chơi mạo hiểm như leo núi, lặn sâu…, trên tinh thần hướng dẫn con tự kiểm soát mối nguy hiểm cho bản thân, tham gia chơi mạo hiểm có sự giám sát, giúp con thêm tự tin và học hỏi được kỹ năng sinh tồn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Cách trị mụn trứng cá tuổi tiền dậy thì

Mụn trứng cá ở trẻ tiền dậy thì thường khác với người lớn và trẻ sơ sinh. Mụn có thể nhiều hơn ở vùng trán, mũi, cằm nhưng sẽ mau lành hơn nếu điều trị sớm và đúng cách.

Tuy mụn trứng cá có thể xuất hiện sớm ngay từ khi trẻ mới vào lớp 1 nhưng với thông thường trong độ tuổi này trẻ chỉ bị mụn đầu đen và mụn đầu trắng, không bị viêm nhiễm nhiều. Mụn chấm đỏ chỉ thỉnh thoảng xuất hiện vùng trán và dọc cánh mũi.

Không đáng lo khi đang ở độ tuổi tiền dậy thì nhưng mụn xuất hiện sớm có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ sẽ bị mụn nặng hơn về sau nên cần điều trị sớm.

Nguyên nhân 

Có hai nguyên nhân chính gây mụn sớm ở trẻ đó là yếu tố di truyền và tác nhân môi trường.

-Yếu tố then chốt là di truyền: Nếu cả cha và mẹ đều bị mụn trứng cá, 3/4 các con có thể sẽ có mụn. Nếu chỉ có cha hoặc mẹ bị mụn trứng cá, 1/4 các con có thể sẽ có mụn.

-Tác nhân môi trường: Do trẻ ăn uống không điều độ, sử dụng quá nhiều thức ăn nhiều gia vị cay, chất ngọt, chất béo, cà phê… vì có thể kích thích tăng tiết bã nhờn gây nên các đợt bùng phát mụn viêm nhiễm nặng. Thức khuya xem phim, hay học bài gây căng thẳng đầu óc cũng gây ra mụn.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị mụn 

Ngoài các yếu tố di truyền khó tránh khỏi, bạn có thể hạn chế việc trẻ bị mụn sớm bằng cách áp dụng chế độ ăn uống hợp lý tăng cường Omega 3 và các loại vitamin cần thiết cho cơ thể trẻ.

-Cá : Cá hồi, cá ngừ, cá thu hay cá tuyết là những loại cá cung cấp lượng Omega 3 dồi dào cho cơ thể trẻ. Da được cung cấp chất béo và axit béo giúp ngăn ngừa việc hình thành mụn trứng cá và giúp mụn mau lành.

-Rau của và trái cây : Không cần để tới khi bị bệnh, trong thực đơn hằng ngày của trẻ bạn luôn cần có các loại rau củ và trái cây để cung cấp đầy đủ các loại  vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.

Riêng đối với trẻ bị mụn, thêm cà rốt, cà chua, khoai tây, bông cải xanh, táo, lê… để thêm vitamin A, C và các vitamin nhóm B5, sắt, canxi. Đây là những loại thực phẩm có thể kết hợp việc điều trị mụn hiệu quả.

-Thực phẩm nhiều kẽm: Hải sản, nấm hay các loại ngũ cốc chứa lượng kẽm dồi dào, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa và điều trị mụn hiệu quả, trả lại làn da sạch mụn nhanh chóng.

-Uống nhiều nước: Mỗi ngày trẻ cần uống từ 1-2 lít nước là đã góp phần giúp  giúp quá trình trao đỗi chất diễn ra tốt hơn và đào thải độc tố hiệu quả. Uống đủ nước giúp da dẻ mịn màng, dưỡng ẩm, loại bỏ chất thải, chất độc hại, ngăn ngừa mụn trứng cá hiệu quả.

Một số lưu ý 

-Không để trẻ tự ý nặn mụn sẽ làm nhiễm trùng da hoặc khiến mụn lây lan nhiều hơn.

-Trong thời gian bị mụn, trẻ cần kiêng các thức ăn ngọt, béo, nhiều gia vị cay và hạn chế dùng các loại sữa nguồn gốc động vật vì bệnh có liên quan đến yếu tố nội tiết.

-Không sử dụng thực phẩm quá nhiều đường vì có thể làm da mặt trở nên nhăn nheo, nhiều tàn nhang. Đường có tác động tới chất collagen trong cơ thể làm da chuyển màu nâu, xuất hiện các đốm lão hóa, đồng thời các sợi collagen bị kết dính khiến da nhăn và mất tính đàn hồi.

Ngay cả khi trưởng thành, trẻ cũng không thể ngăn mụn tấn công cơ thể. Các yếu tố như ăn uống, dinh dưỡng rất dễ ảnh hưởng làn da của trẻ. Thời điểm tiền dậy thì, mọc mụn trứng cá quá sớm sẽ ảnh hưởng tới tâm sinh lý trẻ. Bạn cần lưu ý quan tâm để trẻ không quá lo lắng.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 12- 13 tuổi

Ở độ tuổi thanh thiếu niên, con bạn cần nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ ở cả 5 nhóm dinh dưỡng. Lượng thực phẩm tiêu thụ sẽ tuỳ thuộc vào thể trạng và mức độ hoạt động của mỗi người. Trẻ em từ 12-13 tuổi nên ăn 2 phần trái cây, 5-6 phần rau củ, 3.5 phần sữa, 5-6 phần bánh mì, ngũ cốc, cơm, và 2.5 phần thịt, cá.

Các em cần uống nhiều nước lọc để đảm bảo sức khoẻ và giải khát tốt nhất, đặc biệt vào những ngày nóng nực hay khi hoạt động ra nhiều mồ hôi. Tránh các loại nước ngọt, nước trái cây, nước và sữa pha hương liệu, nước uống thể thao, nước tăng lực, trà và cà phê.

Gợi ý thực đơn dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ:

Nhóm thực phẩm: Trái cây, rau củ, ngũ cốc và cơm

Trái cây: Một khẩu phần gồm 1 trái táo hay chuối, cam, lê hoặc 2 trái mận hay kiwi , mơ hoặc 1 chén trái cây đóng hộp xắt miếng không đường.

tre tu 12- 13 tuoi
Dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.

Rau củ: Một khẩu phần bằng nửa củ: khoai tây, khoai lang, bắp hoặc nửa chén rau bông cải xanh, cải bó xôi, cà rốt, bí đỏ đã qua chế biến hoặc 1 chén xà lách hay rau lá xanh; hoặc nửa chén đậu (khô hay đóng hộp) đã qua chế biến.

Ngũ cốc và cơm: Một khẩu phần gồm 1 lát bánh mì hoặc nửa chén cơm, nui, mì hoặc nửa chén cháo hoặc 2/3 chén ngũ cốc lúa mì hoặc 1 bánh bông lan.

>>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bé: Chất béo

Nhóm thực phẩmSữa, đạm và một số thức ăn hạn chế

Sữa: Một khẩu phần bằng 1 ly 250ml sữa ít béo hoặc sữa đậu nành bổ sung canxi hoặc 2 lát phô mai hoặc 3/4 ly khoảng 200g yaourt hoặc nửa chén phô mai mềm.

Thịt, cá, trứng, đậu hạt: Một khẩu phần gồm 65g thịt bò nạc, cừu, bê, heo đã qua chế biến, một tuần chỉ nên ăn tối đa 455g hoặc 80g thịt gà nạc đã qua chế biến hoặc 100g phi lê cá hoặc 170g đậu hũ hoặc 2 cái trứng hoặc 30g đậu phộng, hạnh nhân, hạt hướng dương.

Các loại thực phẩm hạn chế: Không nên ăn thực phẩm có chất béo cao, nhiều đường và muối như bánh ngọt, bánh quy, bánh xốp và đồ chiên. Có thể dùng một lượng nhỏ từ 7-10g dầu, bơ chưa bão hoà để nấu ăn. Trẻ em dưới 18 tuổi không nên dùng đồ uống có cồn.

MarryBaby