Categories
Sự phát triển của trẻ Tuổi dậy thì ở nam Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Xuất tinh sớm ở tuổi dậy thì có sao không? Cần làm gì?

Vậy xuất tinh sớm ở tuổi dậy thì có sao không, có ảnh hưởng đến trẻ nhiều như thế nào? Cách điều trị và phòng ngừa là gì? Cấu trả lời ở ngay đây.  

1. Xuất tinh sớm là gì?

Trước khi biết xuất tinh sớm ở tuổi dậy thì có sao không, cha mẹ cũng cần biết xuất tinh sớm là gì. 

Xuất tinh sớm (Premature Ejaculation) là một dạng rối loạn chức năng tình dục xảy ra khi nam giới đạt cực khoái; và xuất tinh ra tinh dịch sớm hơn mong muốn. Xuất tinh sớm thường xảy ra trước hoặc ngay sau khi quá trình thâm nhập và quan hệ. 

2. Nguyên nhân gây xuất tinh sớm ở tuổi dậy thì

Xuất tinh sớm ở tuổi dậy thì là do đâu? Có sao không? Xuất tinh sớm ở tuổi dậy thì có thể xuất phát từ nguyên nhân vật lý, hóa học và tâm lý, cảm xúc.

Nguyên nhân vật lý, hóa học:

  • Dị tật bẩm sinh.
  • Rối loạn cương dương.
  • Tác dụng phụ của thuốc.
  • Thức khuya dẫn đến tinh trùng yếu.
  • Do dương vật nhạy cảm với kích thích.
  • Mức serotonin hoặc dopamine (chất hóa học trong não có liên quan đến ham muốn và hưng phấn tình dục) thấp.
  • Trẻ gặp một vấn đề về nội tiết tố với nồng độ oxytocin; các mức hormone khác có vai trò trong chức năng tình dục bao gồm hormone luteinizing (LH), prolactin và hormone kích thích tuyến giáp (TSH).

Nguyên nhân tâm lý, cảm xúc:

  • Thủ dâm quá độ.
  • Quan hệ tình dục sớm.
  • Bị kích thích tình dục.
  • Căng thẳng, mệt mỏi.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cha mẹ cần làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì?

3. Xuất tinh sớm ở tuổi dậy thì có sao không?

Xuất tinh sớm ở tuổi dậy thì có sao không là lo lắng của nhiều bậc phụ huynh; cũng như trẻ em nam khi bước vào giai đoạn tuổi dậy thì. Xuất trinh sớm có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho trẻ.

3.1 Xuất tinh sớm ở tuổi dậy thì có sao không – Ảnh hưởng đến tâm lý

xuất tinh sớm ở tuổi dậy thì có sao không

Xuất tinh sớm ở tuổi dậy thì có sao không thì điều đầu tiên phải nhắc tới những ảnh hưởng về mặt tâm lý. Thời điểm này tâm lý trẻ em nam vẫn chưa hoàn thiện; chưa có độ chín chắn trong tâm lý; vì vậy mà việc xuất tinh sớm khiến các em lo lắng, lẩn tránh, ngại tiếp xúc hay giao tiếp với mọi người.

Tâm lý tự ti, mặc cảm, né tránh quan hệ với bạn gái là điều dễ thấy ở những trẻ em nam xuất tinh sớm ở tuổi dậy thì.

>> Cha mẹ cần biết: Trầm cảm ở tuổi dậy thì – Cách điều trị

3.2 Xuất tinh sớm ở tuổi dậy thì có sao không – Ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản sau này

Thời điểm dậy thì các cơ quan sinh dục đang đi vào giai đoạn phát triển để hoàn thiện. Xuất tinh sớm ở tuổi dậy thì có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ quan sinh dục như dương vật, bao quy đầu, tuyến tiền liệt hay niệu đạo hoặc gây các bệnh viêm nhiễm.

3.3 Xuất tinh sớm ở tuổi dậy thì có sao không – Có nguy cơ bị di tinh

Di tinh là hậu quả dễ xảy ra do xuất tinh sớm ở trẻ em nam trong độ tuổi dậy thì. Di tinh là hiện tượng xuất tinh khi không quan hệ tình dục và không đạt được khoái cảm.

3.4 Xuất tinh sớm ở tuổi dậy thì có sao không – Di chứng đến khi trưởng thành

ảnh hưởng đến tuổi trưởng thành

Xuất tinh sớm khi ở tuổi dậy thì không được điều trị sẽ không tự khỏi mà vẫn tiếp tục duy trì đến khi nam giới trưởng thành. Lúc này sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng quan hệ tình dục với bạn đời cũng như khả năng sinh sản của nam giới.

Xuất tinh sớm ở tuổi dậy thì có sao không thì câu trả lời là có. Xuất tinh sớm có thể là một trải nghiệm khó chịu cho trẻ trong quá trình phát triển khi trưởng thành. Tuy nhiên, tin tốt là nó thường có thể được khắc phục!

>> Mẹ tham khảo: Trẻ em bị tóc bạc sớm là bệnh gì? Cách điều trị tận gốc cho trẻ

4. Làm thế nào để điều trị xuất tinh sớm ở tuổi dậy thì?

Xuất tinh sớm ở tuổi dậy thì là hiện tượng sinh lý bình thường sẽ tự mất đi sau một vài ngày. Nhưng nếu chúng diễn ra thường xuyên và không khỏi, trẻ cần được điều trị bằng cách:

  • Điều trị tâm lý với bác sĩ tâm thần cho trường hợp trẻ căng thẳng, lo lắng kéo dài
  • Dùng phương pháp bắt đầu và dừng lại: Cho trẻ kích thích dương vật đến khi đạt cực khoái. Sau đó, kiểm soát sự hưng phấn dừng lại trong 30s. Lặp lại 3 hoặc 4 lần trước khi đạt cực khoái. 
  • Dùng thuốc tây điều trị xuất tinh sớm nam giới; nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Dùng phương pháp tiểu phẫu điều chỉnh dây lưng dương vật.

[inline_article id=292729]

5. Cách ngăn ngừa xuất tinh sớm ở tuổi dậy thì

Để không phải lo lắng xuất tinh sớm ở tuổi dậy thì có sao không; cha mẹ cần ngăn ngừa con mắc xuất tinh sớm bằng cách:

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, ăn uống khoa học kết hợp với chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn.
  • Không nên cho trẻ sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các đồ uống có ga.
  • Gia đình và nhà trường cần giáo dục giới tính cho trẻ từ trước thời kỳ bước vào tuổi dậy thì.
  • Sự quan tâm tinh tế từ bố mẹ sẽ giúp việc nhận biết các triệu chứng xuất tinh sớm ở trẻ trong độ tuổi dậy thì; và cũng giúp trẻ dễ dàng chia sẻ khi có những dấu hiệu bất thường từ đó dễ dàng điều chỉnh từ khi xuất tinh sớm ở tuổi dậy thì mới xuất hiện.
  • Hạn chế tình trạng xem phim khiêu dâm, sách báo có nội dung không lành mạnh.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hàng ngày khi tắm cần vệ sinh kỹ cơ quan sinh dục.
  • Không nên mặc quần áo lót quá chật hay bó sát.
  • Hạn chế tình trạng thủ dâm, nếu có thủ dâm cần tìm hiểu kỹ cách thức thủ dâm một cách an toàn.

>> Mẹ tham khảo: Tuổi dậy thì không nên làm gì? Lưu ý để bảo vệ sức khỏe

Hy vọng với những thông tin về xuất tinh ở tuổi dậy thì ở trên sẽ giúp các cha mẹ bớt lo lắng cho sức khỏe của con, không còn bâng khuâng tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “Xuất tinh sớm ở tuổi dậy thì có sao không” nữa.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tuổi dậy thì ở nam Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Cha mẹ cần làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì?

Có một câu hỏi, nhưng bao hàm nhiều vấn đề bên trong, cụ thể là “là cha mẹ, tôi phải làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì?”. Mặc dù, cha mẹ cũng từng trải qua độ tuổi này; nhưng sự khác biệt của thế hệ nhiều  lúc vẫn gây bối rối và không biết làm gì khi đứa con trai; con gái đến tuổi dậy thì.

Vốn dĩ, văn hóa thay đổi, xã hội thay đổi; cha mẹ cũng cần có sự thay đổi và hiểu biết để có thể dạy con đúng cách.

1. Khi nào con trai vào độ tuổi dậy thì?

Nhìn chung, con trai sẽ bắt đầu dậy thì trong khoảng từ 9 – 13 tuổi (kéo dài từ 2 – 5 năm). Và quá trình này sẽ kết thúc khi con trai ở độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi. 

Bên cạnh độ tuổi, cha mẹ cần biết có những yếu tố khác; cũng làm thay đổi quá trình tuổi dậy thì của con trai, cụ thể như:

  • Gen di truyền.
  • Sức khỏe thể chất. Một đứa trẻ có sức khỏe và hệ miễn dịch tốt có thể phát triển vượt trội hơn, và ngược lại.
  • Hormone giới tính.
  • Môi trường sống và thói quen rèn luyện sức khỏe.

2. Con trai sẽ có những thay đổi thể chất như thế nào?

Khi vào tuổi dậy thì, các con có khuynh hướng lo lắng bởi sự thay đổi đột ngột của cơ thể. Những cảm xúc ban đầu của con thường thấy là khó xử; không biết làm gì, xấu hổ,… Và những thay đổi thể trạng ở bé trai bao gồm:

  • Tinh hoàn và da bìu tăng kích thước.
  • Lông mọc nhiều hơn ở mặt và các bộ phận khác.
  • Phát triển chiều cao, tay và chân dài hơn.
  • Tăng kích thước dương vật.
  • Xuất tinh lần đầu tiên (sau khi tinh hoàn phát triển được 1 năm).
  • Thay đổi tông giọng (trầm hơn).
  • Sưng đau ở vùng ngực do sự thay đổi nội tiết tố (đây chỉ là tình trạng tạm thời).

Với sự thay đổi thể chất như vậy, con trai dậy thì cũng trải qua nhiều căng thẳng. Do đó, cha mẹ hãy làm những gì cha mẹ có thể để giúp con trai vượt qua khủng hoảng tuổi dậy thì.

3. Phương pháp dạy con trai ở tuổi dậy thì

Cha mẹ nên làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì?
Cha mẹ nên làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì?

Phương pháp dạy nuôi dạy con có ảnh hưởng đến các con như thế nào? Từ lâu, các nhà tâm lý học đã quan tâm đến việc cha mẹ dạy dỗ sẽ ảnh hưởng trong suốt quá trình phát triển của con như thế nào.

Trong những năm đầu của thập niên 1960, nhà tâm lý học Diana Baumrind đã thực hiện một nghiên cứu trên 100 trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo. Thông qua sự quan sát từ các buổi phỏng vấn với cha mẹ, với những phương pháp nuôi dạy khác nhau, bà đã nhận định được một số khía cạnh quan trọng của việc nuôi dạy con bao gồm:

  • Phương pháp kỷ luật.
  • Tình thương và chăm sóc.
  • Phong cách giao tiếp.
  • Kỳ vọng về sự trưởng thành cũng như quyền kiểm soát con.

Theo đó, nhằm giải đáp thắc mắc “cha mẹ nên làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì”; MarryBaby có những gợi ý sau, cha mẹ cùng đọc nhé.

3.1 Cha mẹ cần làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì đột ngột thay đổi thể trạng?

Khi con trai đến tuổi dậy thì, và đột ngột thay đổi thể trạng; cha mẹ không nên làm ầm ĩ hoặc cố giải thích cho con theo cách cha mẹ từng trải qua. Thay vào đó, cha mẹ cần đặt câu hỏi; hoặc ngược lại là khuyến khích các con đặt câu hỏi trước những vấn đề của bản thân.

Mỗi trẻ sẽ có mỗi cột mốc dậy thì khác nhau, trường hợp con trai dậy thì muộn hoặc sớm hơn, cha mẹ đừng quá lo lắng. Tốt hơn hết, cha mẹ nên đưa con trai đi thăm khám bác sĩ để tình trạng không làm ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển của con.

3.2 Hướng dẫn con trai tự biết làm gì để chăm sóc bản thân khi đến tuổi dậy thì?

Một dấu hiệu dễ thấy của tuổi dậy thì nữa đó là, hiện tượng mụn trứng cá. Song, các tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn; làm cho mùi cơ thể trở nên nồng hơn, đặc biệt là ở nách và bẹn. 

Cha mẹ nên hướng dẫn con trai tự chăm sóc bản thân với các cách như:

  • Dạy con cách sử dụng lăn khử mùi
  • Khuyến khích con tắm thường xuyên
  • Xây dựng thói quen mặc quần lót cho con (ưu tiên vải cotton thoáng mát)

3.3 Làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì? Giáo dục giới tính

Tiến sĩ Ngô Xuân Điệp – Trưởng khoa Tâm lý Đại học Sư phạm TPHCM nhận định rằng; ở độ tuổi từ 12 – 18, các cha mẹ cần phải cởi mở hết cỡ với trẻ về các vấn đề giới tính, tình dục.

Hãy nói với con trẻ hết về chuyện yêu đương, bao cao su, phòng tránh thai, phòng tránh bệnh lây lan qua đường tình dục, thậm chí là tư thế quan hệ; hay như thế nào là mối quan hệ lành mạnh và không lành mạnh.

Tuy nhiên trên thực tế chỉ khoảng 5% đến 6% các gia đình thông thoáng chuyện này.

>> Cha mẹ nên đọc thêm: Giáo dục giới tính là gì?

3.4 Làm gì để con trai an toàn trên mạng xã hội khi đến tuổi dậy thì? 

An toàn mạng xã hội
Làm gì để con trai an toàn trên mạng xã hội khi đến tuổi dậy thì?

TikTok, Facebook, Twitter, Instagram và các nền tảng mạng xã hội khác giúp các con; thậm chí là các bậc phụ huynh giữ liên lạc với nhau; dù ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, điều quan trọng là cha mẹ cần biết phải làm gì để bảo vệ con trước sân chơi tưởng chừng là lành mạnh; nhưng cũng có tác động tiêu cực nếu không sử dụng đúng cách.

Tờ tin của Đại học Carnegie Mellon chia sẻ cách để chúng ta giữ an toàn trên mạng xã hội bao gồm:

  • Cân nhắc giảm bớt số lượng bài đăng.
  • Không nên gắn thẻ vị trí của mình.
  • Tận dụng các tính năng “quyền riêng tư”.
  • Nhận biết và bài trừ các nội dung tiêu cực.
  • Sử dụng ngôn từ văn minh.

>> Đọc thêm: Cha mẹ nên làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì hỗn láo?

4. Cha mẹ cần làm gì khi tuổi dậy thì của con trai đến sớm hoặc muộn hơn?

Cha mẹ cần làm gì khi tuổi dậy thì của con trai đến sớm hoặc muộn hơn?
Cha mẹ cần làm gì khi tuổi dậy thì của con trai đến sớm hoặc muộn hơn?

Khi nhận thấy dấu hiệu dậy thì trước 9 tuổi (dậy thì sớm); cha mẹ hãy liên hệ bác sĩ để thăm khám cho con. Điều này có thể báo hiệu một vấn đề về tuyến yên; hoặc vấn đề thần kinh. Bác sĩ sẽ đánh giá và đưa ra chẩn đoán khi nghi ngờ có vấn đề

Song, cha mẹ cũng nên thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm của con, để kịp thời nắm bắt những thay đổi của con trong quá trình học tập, đặc biệt là tính cách, tâm lý, hành vi tuổi dậy thì ở con trai.

[key-takeaways title=””]

Vậy nên, vấn đề không chỉ là cha mẹ nên làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì? Mà cha mẹ cần hiểu thêm tính cách, tâm lý tuổi dậy thì ở con trai, cũng như phương pháp dạy con trai ở tuổi dậy thì. Hy vọng MarryBaby đã góp phần trong việc cung cấp thông tin cho cha mẹ.

[/key-takeaways]

Categories
Tuổi dậy thì ở nam Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Hiểu tâm lý tuổi dậy thì ở con trai để dạy con thành người

Hiểu tâm lý tuổi dậy thì ở con trai sẽ tạo một nền tảng tốt để nuôi dạy cậu con cưng của bố mẹ trở thành người đàn ông trưởng thành và đĩnh đạc.

Nếu bố mẹ đang loay hoay với những câu hỏi con trai dậy thì như thế nào, tâm lý tuổi dậy thì ở con trai ra sao, tính cách con trai tuổi dậy thì thế nào và cách dạy con trai ở tuổi dậy thì là gì hay nên làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì; bài viết sau sẽ hỗ trợ bố mẹ trả lời những thắc mắc trên.

Thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì ở con trai

1. Thay đổi thể chất

Hành vi của trẻ tuổi dậy thì đa phần sẽ bị chi phối bởi nội tiết tố và sự thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì ở con trai. Tuổi dậy thì của con trai thường bắt đầu từ 10 đến 14 tuổi và kết thúc ở độ tuổi 16 đến 18. Con trai dậy thì có những đặc điểm sau:

  • Chiều cao tăng nhanh, có thể lên đến 10cm mỗi năm, xuất hiện cơ bắp và tình trạng vỡ giọng (giọng trầm và khàn hơn).
  • Thay đổi về cảm xúc và hành vi trong mối quan hệ với bạn khác giới và các vấn đề liên quan đến tình dục.
  • Não bộ vẫn đang tiếp tục phát triển, khu vực não chịu trách nhiệm phán đoán và ra quyết định vẫn đang xây dựng và sẽ “hoàn thiện” khi trẻ được 20 tuổi.

Ở độ tuổi này, tâm lý tuổi dậy thì ở con trai hay tâm lý tuổi dậy thì bé trai cũng trở nên thất thường hơn. Các bé trai rất dễ bị thay đổi xung động và cảm xúc. Điều này khiến cho cha mẹ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nắm bắt tâm lý tuổi dậy thì ở con trai.

Trong nội dung tiếp theo bố mẹ sẽ hiểu rõ hơn về những thay đổi trong cảm xúc và suy nghĩ của con trai dậy thì.

tâm lý tuổi dậy thì ở con trai
Tâm lý tuổi dậy thì ở con trai có nhiều sự thay đổi bố mẹ cần lưu tâm!

2. Thay đổi trong cảm xúc và suy nghĩ

Cảm xúc trong tâm lý tuổi dậy thì ở con trai bao hàm rất nhiều cung bậc khác nhau:

  • Con trai dậy thì của bố mẹ có thể bộc lộ những cảm xúc mạnh mẽ và mãnh liệt. Tâm trạng của cậu con trai dường như không thể dự đoán được. Những thăng trầm trong cảm xúc này một phần là do não bộ của con vẫn đang học cách kiểm soát và thể hiện cảm xúc theo cách trưởng thành.
  • Con trai dậy thì nhạy cảm với người khác. Khi con lớn hơn, chúng sẽ đọc và hiểu cảm xúc của người khác tốt hơn.
  • Thay đổi nhận thức về bản thân. Lòng tự trọng của con trai dậy thì thường bị ảnh hưởng bởi cách nghĩ của con về vẻ ngoài. Khi con phát triển tâm lý tuổi dậy thì ở con trai, chúng có thể cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình. Con cũng có thể so sánh cơ thể của mình với cơ thể của bạn bè cùng trang lứa.
  • Hành xử bốc đồng. Kỹ năng ra quyết định trong tâm lý tuổi dậy thì ở con trai vẫn đang phát triển và chúng vẫn đang học rằng: đôi khi, hành động có hậu quả và thậm chí là rủi ro.

>> Bố mẹ có thể quan tâm Tại sao bố mẹ không hiểu con? Cách tái kết nối với con yêu ở độ tuổi dậy thì

3. Thay đổi trong tương tác xã hội

Tâm lý tuổi dậy thì ở con trai có nhiều sự thay đổi dẫn đến cách con trai dậy thì tương tác với mọi người xung quanh cũng sẽ có những khác biệt:

  • Khao khát sự độc lập: Con muốn tự quyết định về nơi con đi, cách con di chuyển, thời gian con dành cho ai và tiêu tiền vào việc gì.
  • Muốn nhận nhiều trách nhiệm hơn: Theo sự phát triển tâm lý tuổi dậy thì ở con trai, con có thể muốn đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn cả ở nhà và ở trường. Ví dụ như nấu bữa tối mỗi tuần một lần hoặc tham gia hội thao của trường.
  • Mong muốn có nhiều trải nghiệm mới: Con trai dậy thì có khả năng tìm kiếm những trải nghiệm mới. Điều này là bình thường khi con khám phá các giới hạn và khả năng của bản thân. Nhưng do bộ não của tuổi thiếu niên đang phát triển; con đôi khi có thể gặp khó khăn trong việc suy tính về những hậu quả và rủi ro trước khi chúng thử một điều gì đó mới.
  • Phát triển sự thấu hiểu bản thân và giá trị cá nhân: Các cậu thanh thiếu niên bận rộn tìm hiểu xem họ là ai và họ phù hợp với nơi nào trên thế giới. Bố mẹ có thể nhận thấy con thử những thứ mới như phong cách quần áo, âm nhạc, nghệ thuật hoặc các nhóm bạn. Tâm lý tuổi dậy thì ở con trai thời gian này bắt đầu phát triển hệ giá trị và đạo đức cá nhân mạnh mẽ hơn. Con sẽ thắc mắc nhiều điều hơn. Lời nói và hành động của bố mẹ sẽ giúp hình thành ý thức về đúng và sai của con.
  • Bạn bè của con dậy thì đóng vai trò vô cùng quan trọng: Bạn bè đồng trang lứa thường ảnh hưởng nhiều đến tâm lý tuổi dậy thì ở con trai; đặc biệt là hành vi, ngoại hình, sở thích, ý thức và lòng tự trọng của con trai dậy thì. Bố mẹ vẫn có ảnh hưởng lớn đến những thứ lâu dài như lựa chọn nghề nghiệp, giá trị và đạo đức của con.
  • Bị ảnh hưởng bởi phương tiện truyền thông: Internet và phương tiện truyền thông xã hội có thể ảnh hưởng đến cách con giao tiếp với bạn bè và học hỏi về thế giới. Chúng có nhiều lợi ích cho sự phát triển tâm lý tuổi dậy thì ở con trai, nhưng cũng có một số rủi ro. Trò chuyện với con là cách tốt nhất để bảo vệ con khỏi những rủi ro trên mạng xã hội và đảm bảo an toàn cho Internet của chúng.
thay đổi trong tương tác xã hội
Tâm lý tuổi dậy thì ở con trai: Bạn bè sẽ là mối bận tâm lớn của con!

Hiểu tâm lý tuổi dậy thì ở con trai: Cách giúp con vượt qua khủng hoảng tuổi dậy thì

1. Làm gương để tâm lý tuổi dậy thì ở con trai phát triển tốt

Bố mẹ có thể là một hình mẫu cho các mối quan hệ tích cực với bạn bè, con cái, đối tác và đồng nghiệp của mình. Con sẽ học được từ việc quan sát các mối quan hệ có sự tôn trọng, đồng cảm và giải quyết xung đột một cách tích cực.

Bố mẹ cũng có thể làm gương trong việc xử lý và đối mặt với những cảm xúc, tâm trạng khó chịu và sự xung đột. Ví dụ: sẽ có lúc bố mẹ cảm thấy cáu kỉnh, mệt mỏi và khó gần. Thay vì tránh né con hoặc gây ra một cuộc tranh cãi, bố mẹ có thể nói, “Bố/mẹ đang mệt mỏi và cố gắng vượt qua. Hiện tại, bố mẹ không thể nói chuyện mà không buồn bực. Mình có thể trò chuyện sau được không?”

>> Bố mẹ có thể xem Mách mẹ bí quyết xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 14

2. Kết bạn với bạn bè của con

Làm quen với bạn bè của con bạn và khiến chúng được chào đón trong nhà sẽ giúp bố mẹ duy trì các mối quan hệ xã hội của con mình. Nó cũng cho thấy rằng bố mẹ hiểu bạn bè của con quan trọng như thế nào đối với con. Từ đó, giúp phát triển tâm lý tuổi dậy thì ở con trai tốt hơn.

Nếu bố mẹ lo lắng về bạn bè của con mình, bố mẹ có thể hướng dẫn con mình đến các nhóm bạn bè khác. Nhưng cấm kết bạn hoặc chỉ trích bạn bè của con có thể phản tác dụng. Tức là, con có thể muốn dành nhiều thời gian hơn cho nhóm bạn mà bố mẹ cấm.

[inline_article id=291196]

3. Lắng nghe để hiểu tâm lý tuổi dậy thì ở con trai

Lắng nghe tích cực có thể là một cách mạnh mẽ để củng cố mối quan hệ của bạn với con trong những năm tháng này.

Để lắng nghe một cách tích cực, bố mẹ cần dừng việc đang làm khi con muốn nói. Nếu bố mẹ đang lúng túng điều gì đó, hãy dành thời gian khi bố mẹ có thể lắng nghe. Tôn trọng cảm xúc và ý kiến của con và cố gắng hiểu quan điểm của chúng; ngay cả khi quan điểm đó không giống với quan điểm của bố mẹ.

lắng nghe để thấu hiểu con trai dậy thì
Bố mẹ cần học cách lắng nghe chủ động để hiểu tâm lý tuổi dậy thì ở con trai

4. Cởi mở với con về cảm xúc của bố mẹ

Nói cho con biết cảm xúc của bố mẹ trước những hành xử của con sẽ giúp con trai dậy thì học cách đọc và phản ứng với cảm xúc. Điều này tạo thói quen cho con biết cách kết nối tích cực và mang tính xây dựng với mọi người xung quanh.

>> Bố mẹ cần biết 16 điều nhất định phải dạy con gái tuổi mới lớn

5. Tập trung vào những điều tích cực để nuôi dưỡng tâm lý tuổi dậy thì lành mạnh ở con trai

Khi bố mẹ nói về các mối quan hệ, tình dục và giới tính một cách cởi mở và không phán xét với con; điều đó có thể thúc đẩy sự tin tưởng giữa hai bên; và đồng thời nuôi dưỡng tâm lý tuổi dậy thì ở con trai lành mạnh. Nhưng tốt nhất bố mẹ nên tìm những thời điểm hàng ngày khi bố mẹ có thể dễ dàng trao đổi vấn đề này hơn là dạy bảo con phải làm gì.

Khi những khoảnh khắc này xuất hiện, bố mẹ thường nên tìm hiểu những gì con mình đã biết. Rồi sau đó, bố mẹ hãy chỉnh sửa những thông tin sai lệch và đưa ra sự thật. Bố mẹ cũng có thể sử dụng các cuộc trò chuyện này để nói về hành vi tình dục phù hợp và những thứ như sự đồng thuận, hành vi gửi tin nhắn tình dục và nội dung khiêu dâm. Và cho con biết bố mẹ luôn sẵn sàng nói về những câu hỏi hoặc mối quan tâm.

[inline_article id=269976]

6. Trò chuyện và thấu hiểu tâm lý tuổi dậy thì ở con trai

Tâm sinh lý tuổi dậy thì ở con trai có đặc điểm gì? Đa phần, các bé trai tuổi dậy thì thường không muốn gần gũi cha mẹ, ít khi chịu chia sẻ và có xu hướng giấu kín “tâm tư” của bản thân. Bên cạnh đó, con trai tuổi dậy thì cũng rất khó để diễn đạt những cảm xúc. Tuy nhiên, thay vì bực bội vì bị con trai “phớt lờ” mỗi khi hỏi han, quan tâm, bố mẹ hãy kiên nhẫn và áp dụng thử những cách dạy con trai ở tuổi dậy thì sau:

  • Đặt ra những câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng để trẻ trả lời từng câu
  • Cách dạy con trai ở tuổi dậy thì: Đừng giao tiếp bằng mắt quá nhiều. Mặc dù giao tiếp bằng mắt thường được khuyến khích nhưng với con trai tuổi teen, đây có thể là dấu hiệu của sự đe dọa hay áp đảo.
  • Làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì? Trò chuyện với trẻ khi đang cùng làm một điều gì đó chẳng hạn như chơi trò chơi, đi bộ, chuẩn bị bữa ăn… Khi vừa làm vừa nói chuyện, trẻ sẽ dễ dàng chia sẻ hơn.
  • Khi nói chuyện với trẻ, bạn phải thật bình tĩnh, đừng để cảm xúc chiếm ưu thế. Thể hiện sự tức giận hoặc thất vọng có thể khiến trẻ càng “thu mình” và không muốn tìm đến bạn khi gặp khó khăn.
  • Hãy cho trẻ thời gian. Đừng thất vọng nếu con không thay đổi hành vi hoặc thái độ ngay lập tức. Hãy để trẻ tiếp nhận thông tin và sau đó xử lý.
trò chuyện với con trai dậy thì
Tâm lý tuổi dậy thì ở con trai: Trò chuyện là chìa khóa để kết nối với con!

7. Biết cách đặt giới hạn rõ ràng

Bố mẹ cần đặt ra giới hạn và quy tắc dựa trên các giá trị chung về sự an toàn, sức khỏe, chẳng hạn các vấn đề về thời gian chơi game, xem tivi, những việc được phép làm và không được làm. Bố mẹ cũng cần giải thích cho con trai tuổi dậy thì hiểu tại sao lại có những quy định này và những điều này chỉ được áp dụng khi trẻ đã hiểu và đồng ý.

Đồng thời, bố mẹ cũng đưa ra hậu quả mà trẻ phải đối mặt khi vi phạm các nguyên tắc đã đặt ra. Chẳng hạn trẻ sẽ phải về nhà sớm hoặc làm việc nhà, bị cắt tiền tiêu vặt. Tránh trừng phạt quá nghiêm khắc khi trẻ làm sai hoặc có hành vi không tốt. Vì đây không phải là cách phát triển tâm lý tuổi dậy thì ở con trai hiệu quả. Bởi trẻ có thể cảm thấy bực bội, khó chịu và ngày càng xa lánh bố mẹ.

>> Bố mẹ xem thêm 15+ cách dạy con trai bướng bỉnh không cần đòn roi

8. Dạy con trai dậy thì cách chịu trách nhiệm

Để trẻ tự chịu trách nhiệm về những hành vi mình gây ra, ngoài ra, bố mẹ cũng nên dạy trẻ về tinh thần trách nhiệm. Cung cấp các thông tin cơ bản về việc chăm sóc bản thân cũng là cách dạy con trai ở tuổi dậy thì. Bố mẹ có thể chia sẻ nhẹ nhàng hoặc nếu không có thể tìm sách để trẻ đọc.

Hướng trẻ đến một lối sống lành mạnh, tập thể thao thường xuyên và chú ý nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để phát triển và tăng chiều cao tốt nhất.

Cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển tâm lý tuổi dậy thì ở con trai tốt nhất. Do đó, việc tìm ra cách dạy con trai ở tuổi dậy thì phù hợp là điều cực kỳ quan trọng để trẻ dễ dàng vượt qua những “khủng hoảng” tuổi dậy thì và trở thành một chàng trai mạnh mẽ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tuổi dậy thì ở nam Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Hướng dẫn dùng bao cao su an toàn – Kiến thức ba mẹ cần dạy khi trẻ đến tuổi vị thành niên

Đến một độ tuổi nhất định, trẻ sẽ bắt đầu tò mò với những kiến thức về giới tính. Đó là lúc mà ba mẹ nên đồng hành cùng con và dạy con những điều đúng đắn, tránh để trẻ tiếp cận với những thông tin sai lệch và gây nên những hậu quả đáng tiếc. Trong đó, hướng dẫn dùng bao cao su an toàn cũng là một trong những “bài học” quan trọng mà ba mẹ không nên bỏ qua.

Vì sao ba mẹ cần hướng dẫn dùng bao cao su cho trẻ đến tuổi vị thành niên?

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới với khoảng 300.000 ca phá thai ở độ tuổi vị thành niên mỗi năm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là hiện nay trẻ em dễ dàng tiếp cận với những cảnh sex trên tivi và YouTube. Điều này khiến trẻ em và thanh thiếu niên nhận được thông điệp rằng quan hệ tình dục là một chuyện bình thường.

Trong khi đó, nhiều bố mẹ chỉ dạy con rằng “chuyện ấy” là một điều tồi tệ ở lứa tuổi của con mà không giải thích để trẻ hiểu rõ và cách tạo ra ranh giới với bạn bè khác giới. Bố mẹ gần như không cho con tiếp cận các bài học giáo dục giới tính.

Những cuộc trò chuyện về “con chim” và “con bướm” cũng không được đề cập ở nhà. Đó là lý do khiến trẻ càng tò mò và tự tìm hiểu theo kiểu của chúng, dẫn đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn tăng cao.

hướng dẫn dùng bao cao su
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới

Nếu bố mẹ không dành thời gian để giúp con học cách sắp xếp, hiểu và quản lý cảm xúc tình dục, trẻ sẽ không được chuẩn bị tốt. Chúng sẽ ngại chia sẻ những vấn đề tình dục của mình với bố mẹ và cuối cùng sẽ làm theo cách của chúng.

>> Tham khảo thêm: 27 kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi để con sẵn sàng cho giai đoạn dậy thì

Độ tuổi nào phù hợp để ba mẹ bắt đầu giáo dục giới tính và hướng dẫn dùng bao cao su cho trẻ?

Không bao giờ là quá sớm nhưng có thể quá muộn khi giáo dục giới tính cho trẻ. Ngày nay, chuyện học sinh tuổi teen trở thành bố mẹ cũng khá phổ biến. Điều này để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bé gái và tâm sinh lý của cả hai khi trẻ chưa có đủ khả năng để có thể nuôi dạy con tốt.

Để tránh tình huống xấu có thể xảy ra, ngoài việc bạn giáo dục giới tính cho con, bạn còn cần dạy con cách dùng bao cao su nữa. Vậy bao nhiêu tuổi thì ba mẹ có thể hướng dẫn dùng bao cao su cho trẻ được?

Có khoảng 20 – 25% học sinh lớp 8 sẽ quan hệ tình dục. Vì vậy, bạn nên trang bị đầy đủ kiến thức cho trẻ trước độ tuổi này. Hướng dẫn trẻ cách đeo bao cao su không đồng nghĩa với việc bạn khuyến khích con quan hệ tình dục. Nhưng nếu con làm điều đó trước 16 tuổi, con cũng đã được trang bị đủ kiến thức để tránh mang thai ngoài ý muốn.

>> Tham khảo thêm: Cách sử dụng bao cao su nữ và 6 lợi ích tuyệt vời!

Làm thế nào để ba mẹ hướng dẫn dùng bao cao su cho con?

Khi con bạn lên cấp hai, trẻ có thể nghe rất nhiều về tình dục, bao cao su,… nhưng trẻ sẽ không bao giờ kể cho bạn nghe. Nếu chúng ở cùng bạn bè, khi gặp những mẩu quảng cáo nhạy cảm, chúng có thể chỉ trỏ, đăng lên Instagram và cười khúc khích. Nhưng khi ở với bố mẹ, chuyện gì sẽ xảy ra? Trẻ sẽ làm mọi thứ để ngăn cho bạn không nhìn thấy mẩu quảng cáo đó và tránh nói chuyện về nó.

hướng dẫn dùng bao cao su
Trẻ thường có xu hướng lảng tránh những vấn đề nhạy cảm khi ngồi với bố mẹ

Nếu con không “đá động” gì đến chuyện này với ba mẹ, hãy chủ động có một buổi nói chuyện thật sự nghiêm túc mà ở đó, bạn nói cho con biết chiếc “áo mưa” là gì, tại sao cần có chúng và cách sử dụng như thế nào.

Để hướng dẫn dùng bao cao su cho trẻ, bạn hãy cho trẻ xem bao cao su trước. Sau đó dạy con cách đặt bao cao su vào một vật có hình dạng dương vật như quả chuối hay dưa leo.

Quá trình này có thể sẽ hơi ngượng nhưng thật sự nếu chỉ diễn tả bằng miệng thì trẻ sẽ không thể hình dung đúng được, tốt nhất vẫn là nên thực hành và làm thử với vật mẫu.

Cách bước hướng dẫn dùng bao cao su cho con

>> Tham khảo thêm: Cách chọn bao cao su, chuyện tưởng dễ mà khó, tưởng khó mà dễ!

1. Hướng dẫn dùng bao cao su

  • Mở bao, kiểm tra chiều cuốn của bao rồi đặt bao lên đầu dương vật
  • Tống hết không khí trong bao ra ngoài để ngăn ngừa bao cao su bị rách giữa chừng do sự ma sát của các bong bóng khí
  • Giữ đầu bao cao su bằng một tay, tay còn lại cuốn bao dọc xuống gốc dương vật, chú ý chừa một đoạn khoảng 0,5 – 1 cm ở đầu bao để chứa tinh dịch khi xuất tinh
  • Vuốt thêm lần nữa để đẩy bớt không khí ra ngoài
  • Có thể bôi thêm chất bôi trơn bên ngoài bao cao su

2. Hướng dẫn trẻ cách tháo bao cao su

Cách tháo bao cao su:

  • Tay giữ gốc dương vật và nhẹ nhàng tháo bao cao su ra khỏi dương vật để tinh dịch không đổ ra ngoài
  • Thắt phần dưới của bao cao su lại rồi mới bỏ vào thùng rác. Không được bỏ trong bồn vệ sinh hoặc sàn nhà tắm
  • Không tái sử dụng bao cao su
  • Vệ sinh dương vật bằng xà phòng và nước trước khi tiếp tục những hành động âu yếm khác

Lưu ý là sau khi xuất tinh, cần phải rút dương vật ra khỏi âm đạo lúc dương vật còn cứng. Nếu để dương vật mềm và thu nhỏ lại rồi mới rút thì bao cao su có thể bị tuột ra.

3. Cách giải quyết khi gặp sự cố với bao cao su

Sự cố thường gặp nhất với bao cao su là bao cao su bị rách hoặc bị tuột trong khi quan hệ. Lúc này, người nam cần rút dương vật ra ngay lập tức. Nếu tinh dịch đã xâm nhập vào âm đạo thì sau đó, cả 2 cần tìm tới biện pháp tránh thai khẩn cấp.

Nếu tinh dịch chỉ bị rỉ ra ngoài thì cần rửa sạch với xà phòng và nước, thay bao cao su khác rồi mới tiếp tục cuộc yêu.

>> Tham khảo thêm: Tác hại của thuốc tránh thai khẩn cấp, liệu có hay không?

hướng dẫn dùng bao cao su
Hướng dẫn dùng bao cao su cho trẻ là một trong những bài học quan trọng mà ba mẹ cần dạy cho con

Vừa rồi là chi tiết hướng dẫn dùng bao cao su để ba mẹ có thể dạy con một cách đầy đủ và thiết thực nhất. Khi kết thúc câu chuyện, bạn hãy cho trẻ biết rằng bố mẹ luôn vui và sẵn sàng trao đổi với con về những chuyện thầm kín. Hy vọng rằng con sẽ hỏi bố mẹ bất cứ khi nào có vấn đề gì không hiểu và không nên tự tìm hiểu để tránh tiếp cận những thông tin sai lệch.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tuổi dậy thì ở nam Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Cách dạy con trai tuổi dậy thì cha mẹ tâm lý nên biết

Khi một bé trai bước sang tuổi vị thành niên, mẹ có thể nhận thấy rằng các phương pháp giáo dục tại nhà trước đó đã không còn hiệu quả như trước nữa. Lúc này, con sẽ không còn ríu rít bên bạn sớm, tối. Thay vào đó, chàng trai lại muốn được riêng tư nhiều hơn. Đôi khi con có thể đặt ra nhiều câu hỏi bất ngờ cho cha mẹ.

Lứa tuổi này, con đang bắt đầu tiến đến hình ảnh của một người đàn ông và cần được ba mẹ đối xử với mình như một người trưởng thành. Vậy một người mẹ nên làm gì khi con trai dậy thì? MarryBaby xin chia sẻ cách dạy con trai tuổi dậy thì, mẹ hãy theo dõi nhé.Cách dạy con trai tuổi dậy thì

1. Hỏi xem con cần gì?   

Mẹ nên nói chuyện với con trai rằng: “Con có cảm thấy cần thay đổi điều gì ở trường học hoặc ở nhà không?” hoặc: “Con có muốn đề nghị điều gì không?”. Lắng nghe suy nghĩ và ý kiến ​​của con là chìa khóa để giúp mẹ nắm bắt được tâm lý con trẻ ở tuổi dậy thì.

Nếu con cảm thấy khó nói, mẹ có thể đưa con đi dạo hoặc đi đến một quán cà phê yên tĩnh. Khi ngồi cạnh nhau và trò chuyện như hai người bạn, con sẽ dễ mở lòng với mẹ hơn.

2. Cách dạy con trai tuổi dậy thì: Cho con tự chủ nhiều hơn

Khi con trai lớn hơn và thể hiện mình là người có trách nhiệm, mẹ cần cho con tự chủ ngày càng nhiều hơn. Ví dụ như mẹ có thể đưa cho con một danh sách các công việc hàng tuần và để cậu bé tự quản lý thời gian của mình. Điều này sẽ tạo nên điều kỳ diệu về thái độ và trách nhiệm của con đối với cuộc sống. 

3. Hãy để bố tham gia vào việc hướng dẫn cho con

Khi bước vào tuổi thiếu niên, trẻ thường có xu hướng bướng bỉnh nên không dễ dàng nghe theo lời của mẹ. 

Thật sự sai lầm nếu mẹ nổi nóng hoặc tự ái mắng, phạt con. Một bà mẹ thông minh sẽ không “chiến đấu” một mình, bạn nên lôi kéo chồng cùng tham gia vào việc dạy dỗ “cậu bé nổi loạn”. Bố đã từng trải qua tuổi dậy thì nên sẽ có kinh nghiệm nắm bắt tâm lý tuổi mới lớn, cũng như có cách để khiến con phải nghe lời.  Cách dạy con trai tuổi dậy thì

4. Giúp con có thêm trải nghiệm 

Điều quan trọng mẹ cần làm tiếp theo là mang đến cho con cơ hội được trải nghiệm thực tế. Ví dụ như mẹ có thể khuyến khích con làm bồi bàn tại một quán cà phê quen, tham gia vào các nhóm thiện nguyện hoặc tham gia vào một câu lạc bộ thể thao. Đây là những việc sẽ giúp con có thêm trải nghiệm và kỹ năng giao tiếp xã hội.

5. Ngừng việc giục con đi ngủ sớm mỗi tối

Thanh thiếu niên cần học và làm nhiều thứ riêng tư hơn vào buổi tối, vì vậy mẹ nên cho phép con ngủ muộn hơn trước đây. Khi có thêm thời gian để làm việc riêng của mình, con sẽ cảm thấy đang được mẹ đối xử như một người trưởng thành.

6. Khuyến khích con hoạt động thể chất

Ở tuổi dậy thì, con trai sẽ phát triển thể chất rất rõ rệt. Đây cũng là lúc quan trọng để mẹ dạy cho con về việc chăm sóc và rèn luyện thể chất. 

Mẹ hãy khuyến khích con luyện tập các môn thể thao đồng đội để đốt cháy năng lượng, ngăn ngừa tình trạng béo phì, ví dụ như chơi bóng rổ, bóng đá, bơi lội cùng bố hoặc bạn bè. Tất cả đều giúp con tăng cường thể lực và khả năng tương tác của mình.

Mẹ nên giúp con đặt ra các mục tiêu trong việc luyện tập thể chất, ví dụ như có mặt trong đội tuyển bóng rổ của trường.Cách dạy con trai tuổi dậy thì

7. Giúp con khám phá sở thích và tài năng của bản thân

Thay vì chỉ để con học tất cả các môn phổ thông ở trường thì mẹ hãy để ý hoặc hỏi xem con thích học môn năng khiếu nào khác. Mẹ hãy khuyến khích con theo đuổi sở thích riêng của mình để con tự khám phá bản thân. 

8. Cách dạy con trai ở tuổi dậy thì: Thể hiện sự tôn trọng 

Nếu mẹ muốn con trai biết thể hiện sự tôn trọng đối với mọi người thì không gì tốt hơn là việc cha mẹ làm gương tốt để con học theo. Con trai cũng khao khát được tôn trọng như cha mẹ. Đây cũng là cách tốt nhất để giúp cha mẹ phát triển mối quan hệ thân thiết với một chàng trai tuổi teen.

9. Đối xử với con trai như một người đàn ông 

Bất cứ khi nào có thể, mẹ hãy bắt đầu đối cách đối xử với con trai như một người đàn ông. Ví dụ như mẹ hãy giao cho con những việc khó làm hoặc nhờ cậu bé giúp bạn nhiều việc nặng mà trước đây chỉ thuộc về bố.

Hãy để con tự làm các công việc được giao thay vì mẹ vội vàng trợ giúp như trước kia. Mẹ cũng nên thường xuyên nói cho con biết mẹ muốn con làm gì, thay vì để cậu bé phải tự đoán mò.Cách dạy con tuổi dậy thì

10. Mẹ bớt lo lắng  

Phụ nữ thường cả nghĩ, hay lo lắng và quan trọng hóa vấn đề, nhất là khi bạn đã làm một người mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn tiếp tục áp dụng thói quen này khi dạy dỗ, chăm sóc con trai mới lớn thì rất nhiều khả năng bạn sẽ khiến con cảm thấy bị kiểm soát, không được mẹ tin tưởng hoặc không được tôn trọng. Vì vậy, học cách buông bỏ, thả lỏng tâm trí, bình tĩnh và tin tưởng con sẽ giúp mẹ có thể thân thiết với con hơn. 

[inline_article id=20816]

Tuổi dậy thì của con trai có nhiều sự thay đổi cả về thể chất lẫn tâm, sinh lý. Trong số đó, sự thay đổi mạnh mẽ nhất về tâm lý của con đó chính là việc trẻ muốn được tự lập, muốn được người khác đối xử với mình như một người lớn. Cho nên, nếu mẹ càng áp đặt, kiểm soát, con sẽ càng có xu hướng chống đối, xa cách. Hy vọng những cách dạy con trai tuổi dậy thì mà MarryBaby đã chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp mẹ giáo dục con tốt hơn cũng như có thể trở thành người bạn con luôn tin tưởng. 

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Tuổi dậy thì ở nam Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Tuổi dậy thì của bé trai(p.1)

tuoi-day-thi-cua-con-trai
Sự phát triển của bé theo độ tuổi

1/ Tinh hoàn và bìu lớn hơn

Khi bé trai đang bước vào tuổi dậy thì, kích thước tinh hoàn và bìu của bé gần như tăng lên gấp 2 lần so với trước đây. Khi tinh toàn phát triển, da bìu trở nên đậm màu hơn, mỏng hơn, kích thước bìu cũng tăng theo để đủ không gian cho tinh hoàn và thòng xuống. Xung quanh bìu lúc này sẽ xuất hiện lấm tấm những nang lông nhỏ. Ở phần lớn các bé trai, một bên tinh hoàn (thường là bên trái) sẽ ở vị trí thấp hơn cái bên kia.

2/ Lông vùng kín

Dưới tác động của hóc-môn testosterone, dấu hiệu tiếp theo của tuổi dậy thì sẽ xuất hiện nhanh chóng. Một vài lông tơ sáng màu sẽ mọc xung quanh dương vật. Với các bé gái thì lông mu sẽ sớm chuyển sang màu đậm hơn, xoắn và thô hơn và nó phát triển trong “khuôn viên” tam giác của bé, tạo thành hình giống như viên kim cương. Một vài năm sau, lông mu của bé trai sẽ lan sang khu vực xung quanh và dừng ở “biên giới” là đùi của bé. Ngoài ra, lông mu của bé trai sẽ phát triển thêm một đường lông mỏng chạy dài đến rốn. Hai năm sau sự kiện lông mu xuất hiện, lông mu sẽ mọc thưa dần và bắt đầu chuyển sang vùng mặt, chân, tay, nách và cuối cùng là ngực.

[inline_article id=24364]

3/ Hình dáng cơ thể thay đổi

Cho đến giữa độ tuổi thiếu niên, khi có sự khác biệt lớn giữa hai giới,  thể chất của bé gái và bé trai là tương đương nhau. Trong giai đoạn đầu dậy thì, cơ thể cả hai bé đều được bổ sung thêm một số mô mỡ nên trông bé nào cũng mũm mĩm hơn. Chiều cao của các bé sẽ bắt đầu tăng lên đáng kể và làm cho các bé trông có vẻ “người lớn” hơn. Các bé trai sẽ tiếp tục phát triển thêm phân cơ bắp của mình, nhờ đó lượng mỡ trong cơ thể bé trai chỉ còn khoảng 12%, ít hơn một nửa so với các bé gái.

4/ Dương vật phát triển

Dương vật của bé trai sẽ có kích thước bằng với người lớn khi ở lứa tuổi 13 hay muộn hơn là đến 18 tuổi. Dương vật sẽ phát triển chiều dài trước rồi sau đó sẽ đến kích thước to nhỏ. Ở lứa tuổi thiếu niên, các bé trai sẽ dành nhiều thời gian của mình để khám phá “cậu nhỏ” một cách âm thầm hoặc công khai rồi so sánh nó với các bạn khác. Đây là mối quan tâm hàng đầu của bé trai vào giai đoạn này? Hiện tại vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn cho vấn đề này.

“ Khảo sát trên 100 bé trai, gần như tất cả đều cho rằng dương vật của mình nhỏ hơn so với kích thước bình thường và đây thường là vấn đề mà các bé nghĩ đến nhiều nhất.”, ý kiến của một bác sĩ phụ trách tư vấn tâm lý lứa tuổi thanh thiếu niên. Và câu trả lời mà người này thường dùng để trả lời với các bé là “ Tôi đã khám cho rất nhiều bé trai và tôi có thể xác nhận với bạn rằng “cậu nhỏ” của bạn là hoàn toàn bình thường”! Mà thực sự nó là vậy chứ không phải chỉ nhằm mục đích trấn an các bé.

[inline_article id=23002]

Đa số các bé trai chưa nhận thức được rằng chức năng tình dục không hoàn toàn phụ thuộc vào kích thước của dương vật lúc bình thường hay khi cương cứng. Phụ huynh có thể giúp con trai mình hạn chế được những lo lắng không đáng có về những thay đổi ở lứa tuổi dậy thì bằng cách trò chuyện, trang bị những kiến thức liên quan trước cho bé chứ không nên đợi đến khi bé lên tiếng thì mình mới giải quyết. Trong quá trình trò chuyện, bạn cần khẳng định kích thước của dương vật luôn là vấn đề làm cho các bé lo lắng, tuy nhiên đó lại không thực sự là vấn đề lớn như các bé tưởng tượng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho bé đến các bác sĩ để được thăm khám kỹ càng hơn và kết luận “bình thường” của bác sĩ sẽ giúp bé thêm  yên tâm.

Có thể mối quan tâm về dương vật của các bé sẽ chưa kết thúc ở đây. Bé sẽ tiếp tục quan sát và phát hiện ra tại sao một số bạn có bao qui đầu mà bé lại không có hoặc ngược lại rồi bé sẽ hỏi bạn tại sao bé được hoặc không được cắt bao qui đầu. Câu trả lời sẽ có hai hướng: một là do ảnh hưởng của niềm tin tôn giáo, hai là do cha mẹ đã lựa chọn sau khi đã được bác sỹ tư vấn rồi bạn cho bé biết thêm những gì bạn đã được tư vấn trước đó.

Thắc mắc của mẹ: Những chấm nhỏ li ti trên dương vật của con là gì?

MarryBaby: Xung quanh đầu dương vật của bé sẽ xuất hiện những hạt nhỏ li ti (thường là màu trắng hay hồng nhạt) nhưng không đáng kể. Nếu bé vệ sinh sạch sẽ và quan hệ tình dục an toàn thì những chấm nhỏ này là vô hại. Một số bé sẽ lo lắng và ngộ nhận  rằng mình có thể mặc phải một dạng của bệnh hoa liễu. Do đó, phụ huynh cần có những tư vấn, định hướng đúng về sức khỏe giới tính cho bé từ sớm.

(còn tiếp)

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby