Cùng với việc nắm độ tuổi mọc răng vĩnh viễn, bạn cũng nên thường xuyên đưa trẻ đi khám nha sĩ (6 tháng/lần) để phát hiện ra các dấu hiệu bất thường và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất, giúp chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé yêu.
Tuổi mọc răng vĩnh viễn
Thông thường tuổi mọc răng vĩnh viễn sẽ diễn ra theo từng giai đoạn như sau:
Hàm trên
- Răng cửa giữa mọc từ 7-8 tuổi
- Răng cửa bên từ 8-9 tuổi
- Răng nanh từ 11-13 tuổi
- Răng cối nhỏ thứ nhất từ 10-11 tuổi
- Răng cối nhỏ thứ hai từ 10-12 tuổi
- Răng cối lớn thứ nhất 6-7 tuổi
- Răng cối lớn thứ hai từ 12-13 tuổi
- Răng cối lớn thứ ba từ 17-21 tuổi
Hàm dưới
- Răng cửa giữa từ 6-7 tuổi
- Răng cửa bên 7-8 tuổi
- Răng nanh 9-10 tuổi
- Răng cối nhỏ thứ nhất từ 10-12 tuổi
- Răng cối nhỏ thứ hai từ 11-12 tuổi
- Răng cối lớn thứ nhất 6-7 tuổi
- Răng cối lớn thứ hai từ 11-13 tuổi
- Răng cối lớn thứ ba từ 18-25 tuổi.
Trong suốt khoảng thời gian từ 6-12 răng vĩnh viễn lần lượt thay thế răng sữa, vì vậy thời kỳ này trẻ có răng hỗn hợp vừa răng sữa vừa răng vĩnh viễn. Răng cối lớn thứ ba hay còn gọi là răng khôn sẽ mọc sau cùng. Khi mọc răng này sẽ gây sốt, hoặc có nhiều biến chứng.
Những điều cần lưu ý
Thời kỳ trẻ có hàm răng hỗn hợp là lúc bạn cần chú ý tới sức khỏe của trẻ nhất. Mầm răng vĩnh viễn nằm ngay bên dưới chân răng sữa nên sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Một số điều cần lưu ý ở tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ:
- Nếu trẻ có hiện tượng: răng vĩnh viễn đã mọc lên nhưng răng sữa chưa rụng đi hay răng vĩnh viễn mọc ở vị trí bất thường… bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến nha sĩ để được thăm khám và điều trị.
- Trẻ cần đánh răng mỗi ngày sau thức dậy và trước khi đi ngủ để tránh sâu răng. Khi ăn xong, cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng.
- Tuyệt đối không cho trẻ chạm tay vào phần lợi khi răng sữa đã rụng hoặc khi răng vĩnh viễn mới nhú lên; cắn đầu ngón tay hoặc bút chì… để tránh làm biến dạng răng và ảnh hưởng đến quá trình thay răng.
- Bảo vệ chiếc răng hàm vĩnh viễn đầu tiên. Việc thay răng đã khiến lượng canxi trong cơ thể bị thiếu hụt và khả năng kháng axit chưa cao nên chiếc răng này dễ bị sâu răng. Một năm sau khi thay răng, nếu phát hiện chiếc răng này bị sâu trẻ cần được đi khám bác sĩ.
- Tránh cho răng trẻ bị gẫy bởi các tác động ngoại lực. Nếu răng bị gãy, rụng, cần nhanh chóng tìm lại phần răng bị gãy, rửa sạch nếu bị bẩn rồi ngâm vào trong sữa tươi hoặc nước sạch. Sau đó ngay lập tức mang đến bệnh viện gần nhất thì có thể trồng lại chiếc răng đã gãy.
- Không được tự ý nhổ răng cho trẻ tại nhà. Có nhiều gia đình vẫn giữ thói quen dân gian là nhổ bằng chỉ. Việc này dễ gây chảy máu chân răng và tạo nên một vết thương hở ở nướu răng. Nếu tay không sạch sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương này có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng. Nếu răng không tự rụng thì đưa trẻ tới phòng khám.
- Một số trường hợp đặc biệt như răng vĩnh viễn mọc lệch do bị thiếu chỗ mọc lên, các nha sĩ sẽ chỉ định nhổ sớm hoặc mài bớt cạnh của răng sữa lân cận để chiếc răng vĩnh viễn đó mọc đúng vào vị trí. Hay trường hợp vĩnh viễn thay thế đã mọc lên nhưng răng sữa không tự rụng đi, nha sĩ sẽ chủ động nhổ răng sữa để răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ.
Tuổi mọc răng vĩnh viễn ở trẻ có thể xác định nhưng những lưu ý trong giai đoạn này là rất quan trọng là tiền đề cho hàm răng vĩnh viễn sau này. Tốt nhất nên đưa trẻ tới các phòng khám nha khoa để được hướng dẫn cụ thể và có biện pháp tốt nhất.