Nhưng mẹ sau sinh, mẹ cho con bú ăn cà tím được không? Trước khi có câu trả lời cho câu hỏi “Sau sinh ăn cà tím được không”, mẹ cùng xem qua lợi ích của cà tím là gì nhé!
1. Lợi ích của cà tím
Cà tím (tiếng Anh eggplant) là một loại quả có nhiều lợi ích sức khỏe với nhiều lợi ích nổi bật như:
- Giàu chất chống oxy hóa: Cà tím chứa nhiều chất chống oxy hóa dồi dào như anthocyanin, acid chlorogenic và vitamin C. Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do, có liên quan đến lão hóa, ung thư và các bệnh mãn tính khác.
- Tốt cho tim mạch: Cà tím chứa kali, vitamin C và B6, đều là những chất có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Kali giúp kiểm soát huyết áp, vitamin C giúp giảm cholesterol xấu LDL, và vitamin B6 giúp giảm viêm.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Lượng chất xơ hòa tan dồi dào trong cà tím giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chất xơ hòa tan giúp tăng cường nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và tạo cảm giác no lâu.
- Kiểm soát lượng đường trong máu: Cà tím có chỉ số đường huyết thấp (GI) và chất xơ, hai yếu tố giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Người mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường được khuyến khích ăn cà tím.
- Hỗ trợ giảm cân: Cà tím ít calo và giàu chất xơ, giúp tạo cảm giác no lâu và giảm cảm giác thèm ăn. Do đó, cà tím có thể là một thực phẩm bổ sung hữu ích cho chế độ ăn kiêng giảm cân.
- Làm đẹp da: Cà tím chứa vitamin C và E, đều là những chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và các gốc tự do. Vitamin C còn giúp tăng cường sản xuất collagen, giúp da săn chắc và đàn hồi.
2. Sau sinh ăn cà tím được không?
Mặc dù cà tím có nhiều chất dinh dưỡng cũng như mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng mẹ bỉm sau sinh cũng như là mẹ cho con bú nên hạn chế ăn cà tím. Nguyên nhân là vì sau sinh, cơ thể mẹ đang còn yếu ớt và cần thời gian để hồi phục. Quả cà tím có tính hàn nếu mẹ ăn phải có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy, lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu.
Ngoài ra, sau sinh không nên ăn cà tím vì cà có chứa solanine. Solanine là một chất độc nhẹ có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu, chóng mặt, v.v. Hàm lượng solanine ở những quả cà tím bị dập nát, bị úng hoặc mọc mầm có thể cao hơn bao giờ hết.
Thêm vào đó, một số chị em phụ nữ sau sinh có thể bị dị ứng với cà tím, dẫn đến các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, phát ban, sưng tấy,… ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Chính vì thế, mẹ sau sinh không được ăn cà tím. Song nếu cơ thể mẹ khỏe mạnh và quá thèm thì có thể ăn một ít. Để đảm bảo an toàn, mẹ không nên ăn cà tím tươi mà nên ăn cà tím đã được nấu chín kỹ. Trước khi ăn, có thể cắt cà tím và ngâm trong nước giấm để làm giảm solanin.
[key-takeaways title=”Ăn cà tím có mất sữa không?”]
Với câu hỏi ăn cà tím có mất sữa không, mẹ nên biết ăn cà tím không gây ra tình trạng mất sữa và cũng chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra rằng ăn cà tím có thể gây mất sữa. Song tốt nhất mẹ vẫn nên kiêng ăn cà tím vì những rủi ro nói trên.
[/key-takeaways]
>> Xem thêm: Các loại cá không nên ăn khi cho con bú
3. Sau sinh bao lâu thì được ăn cà tím?
Sau sinh cũng như cho con bú ăn cà tím được không thì câu trả lời là KHÔNG. Sau sinh thì các mẹ nên kiêng ăn cà tím trong khoảng thời gian 6 tháng đầu. Ăn cà tím có khả năng gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc đặc biệt đối với những người có bụng yếu hoặc dễ dị ứng. Sau 6 tháng, khi cơ thể mẹ dần phục hồi và trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cân nhắc bổ sung cà tím vào chế độ ăn uống.
Nếu sau khi ăn cà tím, mẹ thấy bất kỳ triệu chứng nào bất thường, hãy ngừng ăn cà tím và đi khám bác sĩ nhé.
>> Xem thêm: Sau sinh bao lâu thì ăn được thịt ếch? Lưu ý khi ăn thịt ếch
4. Các loại rau củ quả tốt cho mẹ sau sinh
Vì sau sinh, mẹ không được ăn và nên kiêng cà tím nên mẹ có thể xem xét thêm các loại rau củ quả khác vào thực đơn để cơ thể đủ chất. Các loại rau củ quả mẹ có thể ăn sau sinh bao gồm:
- Rau xanh lá: Rau xanh lá như bông cải xanh, măng tây, rau ngót chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng quan trọng như axit folic, vitamin C, và kali; giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ quá trình phục hồi sau sinh.
- Cà rốt: Cà rốt giàu caroten, một dạng vitamin A, cũng như chất xơ và kali. Cà rốt có thể giúp cung cấp chất chống oxy hóa và hỗ trợ cải thiện các vấn đề da sau sinh.
- Cải bó xôi: Cải bó xôi chứa nhiều chất xơ, canxi, và vitamin C. Nó có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho mẹ sau sinh.
- Bí đỏ: Bí đỏ giàu chất xơ, vitamin A, và kali, hỗ trợ chức năng tim mạch và giúp duy trì mức đường trong máu ổn định.
- Cải thảo: Cải thảo chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng như axit folic, canxi, kali, và vitamin K. Ăn cải thảo giúp củng cố xương và hỗ trợ quá trình phục hồi sau sinh.
- Đu đủ xanh: Đu đủ xanh chứa nhiều protein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E. Hầm đu đủ xanh với móng giò có thể có ích trong việc lợi sữa, đảm bảo cung cấp đủ sữa cho bé bú.
- Củ sen: Củ sen chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho mẹ sau sinh là chất xơ, vitamin và khoáng chất (Kali, Photpho, Sắt, Vitamin B6, Vitamin C). Các mẹ sau sinh muốn nhanh lấy lại vóc dáng cũng rất nên ăn củ sen vì nó chứa ít calo, giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng khác.
>> Xem thêm: Sau sinh ăn rau dền được không và những điều cần lưu ý
[inline_article id=297047]
Hy vọng bài viết này đã giải đáp thắc mắc “Sau sinh ăn cà tím được không” của nhiều mẹ bỉm. Chăm sóc mẹ bầu sau sinh rất quan trọng để giúp mẹ phục hồi sức lực, có đủ sức khỏe chăm con cũng như cung cấp dưỡng chất cần thiết cho con qua sữa mẹ. Bởi vậy mẹ hãy chú ý để có một chế độ ăn phù hợp cho cả mẹ và bé cùng khỏe nhé.
[recommendation title=””]
[/recommendation]