Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Ăn dặm kiểu Nhật kết hợp BLW là gì? Làm sao để áp dụng?

Vậy kết hợp cả hai phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và BLW có được không? Nếu áp dụng thì mẹ cần lưu ý điều gì? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay mẹ ơi!

1. Phân biệt giữa ăn dặm kiểu Nhật và BLW

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp tập cho bé ăn thô tốt hơn với đa dạng các loại thực phẩm. Đồng thời giúp bé nhận biết được hương vị nguyên bản của từng món ăn. Từ đó gia tăng và kích thích vị giác của con.

>> Xem chi tiết: Ăn dặm kiểu Nhật, tập cho bé như thế nào?

Ăn dặm tự chỉ huy (BLW – Baby Led Weaning) là phương pháp ăn dặm mà cha mẹ sẽ cho phép trẻ tự quyết định món ăn, tốc độ ăn, cách ăn như thế nào là tùy theo mong muốn và sở thích của con. Trong phương pháp này, các loại thực phẩm chỉ được luộc hoặc hấp để giữ trọn vẹn hương vị và hình dáng của thực phẩm. Từ đó giúp con phát triển thêm kỹ năng cầm, nắm, và nhai.

>> Xem chi tiết: Ăn dặm tự chỉ huy (BLW), tập cho con như thế nào?

1.1 Điểm chung

Điểm chung của cả hai phương pháp ăn dặm là đều hướng đến việc tập cho con ăn thô, giúp con phân biệt màu sắc, hương vị của các loại thực phẩm. Đồng thời cho con có cơ hội được chọn các loại thực phẩm mà con thích ăn.

1.2 Điểm khác biệt

Ăn dặm kiểu Nhật Ăn dặm kiểu tự chỉ huy (BLW)
Mẹ sẽ múc cho con ăn. Con sẽ tự ăn theo sở thích của mình.
Giúp cho trẻ ăn thô tốt hơn theo từng giai đoạn và thức ăn ở dạng thô tinh. Tập cho con ăn thô tốt hơn với thực phẩm ở dạng nguyên khối.
Mẹ sẽ mất thời gian chế biến. Nhưng mẹ không mất nhiều thời gian dọn dẹp Chế biến nhanh. Nhưng mẹ sẽ mất nhiều thời gian dọn dẹp, vì đồ ăn đổ ra ngoài khá nhiều.

2. Cách kết hợp giữa ăn dặm kiểu Nhật và BLW

ăn dặm kiểu Nhật kết hợp BLW
Cách kết hợp ăn dặm kiểu nhật kết hợp BLW như thế nào?

Để tận dụng tối đa ưu điểm của hai phương pháp này, mẹ có thể kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW theo cách sau:

Với những hôm bận rộn, không có nhiều thời gian, mẹ có thể cho con ăn kiểu BLW. Phương pháp này giúp mẹ tiết kiệm thời gian chế biến và không phải đút cho con ăn. Ngược lại, khi mẹ có nhiều thời gian thì có thể chế biến các món ăn cho con ăn dặm kiểu Nhật.

2.1 Kết hợp cùng thời điểm

Kết hợp phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và BLW cùng thời điểm sẽ giúp mẹ tiết kiệm thời gian trong những ngày bận rộn.

Ví dụ trong những mẹ cần nhiều thời gian, mẹ có thể cho con ăn dặm theo phương pháp BLW. Mẹ sẽ tiết kiệm được một khoảng thời gian chế biến. Ngược lại,  với những hôm mẹ thong thả hơn, mẹ sẽ dành nhiều thời gian để chế biến và ngồi ăn cùng con theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.

>> Mẹ xem thêm: Nuôi con theo phương pháp EASY cho mẹ nhàn tênh

2.2 Kết hợp khác thời điểm

Kết hợp phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và BLW khác thời điểm tức là mẹ sẽ áp dụng mỗi phương pháp tùy theo giai đoạn tuổi; hoặc khả năng nhai nuốt của con. 

Ví dụ mẹ có thể cho ăn dặm theo kiểu Nhật khi con trong giai đoạn từ 6 – 7 tháng. Sau đó mẹ kết hợp thêm phương pháp ăn dặm kiểu BLW khi con được 8 tháng tuổi, để con tập cầm, nắm, và nhai tốt hơn.

>> Mẹ nên xem thêm: Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày mẹ nên nắm rõ

3. Những điều mẹ cần lưu ý khi kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW

Những điều mẹ cần lưu ý khi kết hợp ăn dặm
Lưu ý gì khi ăn dặm kiểu nhật kết hợp BLW

Trường hợp mẹ quyết định cho bé ăn dặm kiểu Nhật kết hợp BLW, mẹ có thể lưu thêm một vài điều sau đây:

  • Mẹ phân loại hai nhóm thức ăn riêng biệt giữa kiểu Nhật và kiểu BLW. Điều này giúp con nhận được sự khác nhau giữa hai nhóm thực phẩm.
  • Trường hợp mẹ kết hợp cả hai phương pháp, mẹ nên cho con ăn theo kiểu BLW từ 10 – 15 phút đầu; và sau đó mới bắt đầu cho con ăn theo kiểu Nhật.
  • Cha mẹ nên theo dõi và quan sát xem con thích ăn dặm theo kiểu nào hơn, để cha mẹ ưu tiên cũng như tôn trọng theo quyết định của con. Đồng thời cha mẹ cũng cần đảm bảo là con cần được ngồi trên ghế ăn dặm dành riêng cho trẻ.

>> Mẹ xem thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ sơ sinh không dung nạp lactose

4. Bảng thực đơn tham khảo cho bé khi kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW

4.1 Thực đơn cho bé ăn dặm kết hợp kiểu Nhật và BLW trong 7 ngày 

  • Thứ 2: Đậu Hà Lan và Táo hấp chín, hoặc nghiền nhuyễn. Sau đó trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Thứ 3: Cà rốt và ngô hấp chín, xay và trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Thứ 4: Khoai lang hấp chín, nghiền và trộn với sữa mẹ + Súp lơ trắng hấp chín, nghiền nhuyễn bằng thìa và trộn với sữa mẹ.
  • Thứ 5: Bột ăn dặm trộn với sữa mẹ kết hợp với lê băm nhỏ + 1 miếng lê cho bé tự cầm ăn. 
  • Thứ 6: Khoai tây hấp và bí ngô nướng nghiền nhỏ, trộn với sữa mẹ + Thịt bò nấu sữa mẹ + 2 miếng kiwi cắt que cho bé cầm.
  • Thứ 7: Cháo gạo nấu với sữa mẹ + Cà rốt luộc cắt miếng + Dưa lưới cắt miếng.
  • Chủ Nhật: Cháo cá và khoai tây + Tráng miệng cho bé bằng 3 miếng xoài.

4.2 Thực đơn cho bé ăn dặm kết hợp kiểu Nhật và BLW trong 28 ngày đầu

Thực ăn dặm kiểu Nhật kết hợp BLW trong 28 ngày đầu
Thực đơn cho bé ăn dặm trong 28 ngày đầu khi kết hợp cả phương pháp

>> Mẹ xem thêm: 8 cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm

Nội dung trên là tất cả những gì mẹ cần biết về hai phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm kiểu BLW kết hợp với nhau. Cuối cùng, để mẹ tiện theo dõi sự phát triển của con; mẹ có thể đọc qua bài viết chiều dài của trẻ sơ sinh chuẩn theo tháng tuổi.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Ăn dặm BLW là gì? Hướng dẫn cho bé ăn dặm BLW nhàn tênh

Với phương pháp ăn dặm BLW hay còn gọi là ăn dặm tự chỉ huy, cha mẹ sẽ thấy một hình ảnh hoàn toàn khác của bé. Bé đang dần chuyển từ giai đoạn bú sữa sang tiếp xúc với thức ăn đặc. Bé sẽ hoàn toàn tự chủ trong việc ăn của mình.

1. Ăn dặm BLW là gì?

Ăn dặm BLW (Baby Led Weaning hay ăn dặm tự chỉ huy) là phương pháp ăn dặm cho phép bé tự lựa chọn thức ăn, tự ăn và ăn bao nhiêu, tốc độ ăn như thế nào tùy theo ý bé muốn.

Tinh thần chính của phương pháp cho bé ăn dặm BLW là: ăn cùng bé, ăn cùng lúc, cùng bàn, cùng món ăn và để bé tự ăn. Bé sẽ tự ăn, khám phá và thưởng thức bữa ăn gia đình ngay từ lần ăn dặm đầu tiên của mình.

Ăn dặm theo BLW tạo cho con nhiều cơ hội phát triển các kỹ năng cần thiết để nuốt một cách an toàn. Phương pháp này đòi hỏi cha mẹ phải tôn trọng quyết định của bé.

Ăn dặm kiểu BLW sẽ giúp cho việc tập thức ăn thô dễ dàng hơn; thích thú hơn cho cả gia đình. Nó khuyến khích bé tự tin cũng như vui vẻ trong bữa ăn; bé sẽ thưởng thức được thức ăn tốt và dinh dưỡng khi lớn hơn.

2. Thời điểm thực hiện phương pháp ăn dặm BLW

Thời điểm thích hợp để bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn thô là khoảng 6 tháng tuổi vì:

  • Ở độ tuổi này, hầu hết các bé đã có thể tự ngồi và cầm nắm đồ vật.
  • Ruột của trẻ đã phát triển các enzyme tiêu hóa cần thiết để hấp thụ thức ăn thô.
  • Trẻ 6 tháng tuổi đã không còn phản xạ nhè thức ăn (phản xạ đẩy các đồ ăn lạ ra khỏi miệng).

Cha mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa nếu vẫn không biết có nên cho con ăn theo phương pháp ăn dặm blw hay không. Ngoài ra, khi mới cho bé tập ăn; hãy quan sát phản ứng của con xem con có hào hứng cách cách ăn này không nhé.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa một ngày là chuẩn?

phương pháp ăn dặm blw
Thời điểm mẹ nên áp dụng phương pháp ăn dặm BLW là gì?

3. Hướng dẫn cách cho bé tập ăn dặm theo kiểu BLW

Đây là những nguyên tắc mẹ nên biết để tập cho con làm quen phương pháp ăn dặm BLW vừa hiệu quả và thú vị.

3.1 Cho trẻ đeo yếm lớn

Khi cho bé ăn, bạn hãy cho con mặc yếm lớn và trải tấm lót dưới chỗ con ngồi để việc dọn dẹp sau bữa ăn dễ dàng hơn.

3.2 Tiếp tục cho trẻ bú

Dù đã cho bé làm quen với phương pháp ăn dặm BLW nhưng mẹ đừng quên cho bé bú nhé. Vì trong năm đầu đời, trẻ nhận phần lớn dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Duy trì tần suất bú mẹ hoặc bú bình như khi chưa ăn dặm để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng.

3.3 Không ép con ăn

Nhu cầu của mỗi bé là khác nhau, bố mẹ không so sánh khiến bị áp lực dẫn đến việc ép con ăn, lâu dài sẽ hình thành ở con tâm lý sợ hãi và chán ăn. Tập cho bé ăn dặm chủ yếu là luyện tập cho con làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ, giúp con phát triển các kỹ năng ăn uống tự lập sau này.

3.4 Cắt thức ăn thành dạng que hoặc thanh dày

Bạn hãy thái nhỏ thức ăn theo dạng que để bé có thể dễ dàng cầm và cắn nhai từ trên xuống thay vì thái những miếng nhỏ vừa ăn.

phương pháp ăn dặm blw
Trong phương pháp ăn dặm BLW, cha mẹ cần cắt thực phẩm thành thanh dài vừa đủ

3.5 Bắt đầu cho bé ăn từng chút một

Thời gian đầu khi áp dụng phương pháp ăn dặm BLW: mẹ chỉ cần đặt một đến hai miếng thức ăn trước mặt trẻ vào giờ ăn. Bé có thể thấy choáng ngợp nếu mẹ đặt quá nhiều đồ ăn.

3.6 Tuyệt đối không bế con đi ăn rong

Mẹ cũng không nên cho bé xem tivi, chơi đồ chơi khi ăn.

Có nhiều gia đình, cha mẹ cho con đi ăn rong vì muốn bé ăn được nhiều; nhưng ăn rong sẽ làm bé bị phân tán vào những thứ xung quanh để “lừa” đút ăn cho bé. Kết quả là bé ăn một cách thụ động, ăn không phải vì ngon miệng. Do đó, các men tiêu hóa không được tiết ra khiến bé khó hấp thụ. Hơn nữa, thức ăn mang đi khắp nơi như vậy cũng không đảm bảo vệ sinh.

Việc đi ăn rong thường xuyên dần dần tạo thói quen không đi rong bé không chịu ăn. Về sau nếu bé ốm hoặc thời tiết xấu; hoặc gia đình bận rộn không cho bé đi rong được là bé có thể bỏ bữa.

3.7 Cho con ăn có giờ giấc

Mẹ không để bữa ăn kéo dài quá 30 phút để tạo cho con thói quen ăn uống tập trung. Hãy cho bé ăn chung với bữa ăn của gia đình; mẹ sẽ đặc biệt thích khi cho con ăn tối cùng cả nhà.

So với ăn dặm kiểu Nhật hay ăn dặm truyền thống, mẹ sẽ phải dọn dẹp bãi chiến trường của con sau bữa ăn kiểu BLW. Tuy nhiên, thấy con hứng thú; vui vẻ được ăn cùng cả nhà và tiến bộ mỗi ngày là động lực có tiếp sẽ tiếp sức thêm cho mẹ.

3.8 Kiên trì và kiên trì với con

Khi bé ăn dặm theo phương pháp BLW sẽ có các giai đoạn con ẩm ương; biếng ăn sinh lý rồi mọc răng, và sốt; con có thể sẽ bỏ bữa. Mẹ cần kiên trì nấu nướng; tiếp tục áp dụng phương pháp ăn dặm BLW; và dọn bữa cho đến khi con ăn uống hào hứng trở lại.

[inline_article id=67099]

3.9 Đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm dinh dưỡng cơ bản

Dù bé đang được áp dụng bất cứ phương pháp ăn dặm nào mẹ cũng đừng quên đảm bảo chế độ dinh dưỡng tối ưu cho con để bé được phát triển tốt nhất hoạn thiện nhất, vì vậy mẹ cần đảm bảo bé được bổ sung đủ 4 nhóm thực phẩm sau đây :

  • Nhóm thực phẩm cung cấp chất bột: đây là nhóm chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể trẻ giúp bé hoạt động cả ngày, có thể kể đến như ngũ cốc, khoai, gạo, củ mì,…
  • Nhóm thực phẩm cung cấp chất béo: ngoài tác dụng cung cấp năng lượng, nhóm dinh dưỡng này còn giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu, giúp phát triển tế bào não và hệ thần kinh, gồm : bơ, phô mai, dầu ăn,…
  • Nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm: gồm tôm, cua, trứng, thịt, cá,  góp phần xây dựng cơ thể như tạo khối cơ, tạo kháng thể bảo vệ cơ thể.
  • Nhóm thực phẩm cung cấp vitamin và khoáng chất: các loại hoa quả trái cây, nhằm điều hoà hoạt động cơ thể phát triển đầy đủ.

3.10 Đổi món thường xuyên

Bên cạnh lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng, mẹ cũng nên siêng đổi món để giúp con hào hứng ăn uống. Không chỉ là đổi nguyên liệu mà còn đổi cả cách chế biến.

Bổ sung đa dạng nhiều loại thực phẩm nhằm giúp trẻ phát triển tốt cả về vị giác, thị giác, xúc giác,… và không bị tình trạng biếng ăn. Điều này cũng giúp con có thể ăn được đa dạng các loại thức ăn, không ngại thử những món mới; như vậy sau này mẹ sẽ rất nhàn.

Ngoài ra, cha mẹ nên lựa chọn cho trẻ những loại thực phẩm có màu sắc sặc sỡ, kết cấu khác nhau như cà rốt, dưa hấu, cà chua, bông cải xanh, … hoặc tạo hình thù bắt mắt để tạo hứng thú cho trẻ.

4. Các loại thực phẩm phù hợp cho bé ăn dặm tự chỉ huy

Những món đầu tiên cho bé ăn theo phương pháp ăn dặm BLW bé tự chỉ huy  nên là những thức mềm dễ tiêu hóa:

  • Mì cắt ngắn.
  • Thịt, cá, gà mềm.
  • Các loại bánh mì.
  • Chuối thái lát dày.
  • Trứng luộc chín kỹ.
  • Quả bơ thái lát dày.
  • Nui để nguyên miếng.
  • Rau có lá xanh thẫm như cải bó xôi.
  • Bơ đậu phộng (chọn loại không có muối).

món bé ăn dặm dễ tiêu hóa

5. Các món ăn dặm theo phương pháp ăn dặm BLW

Những món ăn dưới đây đều từ các loại rau củ quả quen thuộc. Mẹ có thể dễ dàng chuẩn bị khi bé bắt đầu tập ăn dặm BLW:

  • Bí đỏ hấp.
  • Dưa gang.
  • Khoai lang.
  • Cà rốt hấp.
  • Củ dền hấp.
  • Rau chân vịt.
  • Măng tây hấp.
  • Rau củ nướng.
  • Nấm; củ cải hấp.
  • Bông cải xanh hấp.
  • Đậu Hà Lan và ngô ngọt.
  • Trái cây cắt nhỏ: Kiwi; Mận; Nho; Cam; Quả việt quất và Quả bơ.

Bên cạnh đó, khi bé đã quen với việc ăn dặm các mẹ có thể nấu các món cho bé ăn dặm vừa lạ miệng; vừa dinh dưỡng dựa vào thực đơn dưới đây:

Đến giai đoạn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng, thực đơn mẹ cần chế biến khá đơn giản; có thể lấy trực tiếp từ khẩu phần ăn của người lớn.

6. Lợi ích của phương pháp ăn dặm BLW – tự chỉ huy là gì?

Cách ăn dặm này giúp con có cơ hội tự mình lựa chọn và khám phá thức ăn; giúp con có được tính độc lập.

Ngoài ra, phương pháp này không chỉ giúp bé cảm thấy vui thích khi ăn uống; từ đó kích thích bé ăn ngon miệng hơn mà chúng còn giúp bé phát triển khả năng vận động và kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt.

Bằng cách dùng tay để bốc thức ăn, bé còn học được sự phân biệt đối với chất liệu, màu sắc của từng món ăn. Bé cũng sẽ nhanh chóng quen được nhiều loại thực phẩm khác nhau nữa đó.

Cách cho bé ăn dặm blw sẽ giúp trẻ thực hiện kỹ năng nhai thức ăn trước khi nuốt. Việc nhai tốt giúp kích thích các tuyến nước bọt phát triển và tiết men tiêu hoá khiến trẻ ăn ngon miệng hơn và hạn chế tình trạng biếng ăn.

Hơn nữa, trẻ cũng có thể kiểm soát lượng thức ăn mỗi bữa ăn nên sẽ tránh được trường hợp trẻ bị cha mẹ ép ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít.

Hy vọng với những thông tin về phương pháp ăn dặm BLW trên; cha mẹ đã có thể định hình được cách tập cho bé ăn, giảm bớt một phần nào đó lo lắng cho cha mẹ.