Categories
Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không? Thực phẩm nào gây dậy thì sớm?

Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn lo lắng rằng trẻ em ăn yến sẽ bị dậy thì sớm. Vậy thì hãy cùng MarryBaby tìm hiểu vấn đề này bạn nhé!

1. Tác dụng của tổ yến đối với trẻ em

Hãy cùng xem tác dụng của tổ yến đối với trẻ là gì trước khi tìm hiểu trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không nhé! Tổ yến chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quý giá, bao gồm:

  • Protein: 49,43 – 51,17%. 
  • Axit amin: 18 loại, trong đó có 8 loại axit amin thiết yếu.
  • Vitamin: A, B1, B2, B3, B5, B6, B12, C, D, E.
  • Khoáng chất: Ca, Fe, Zn, Mn, Cu, Se, I.

Những thành phần dinh dưỡng này mang lại nhiều lợi ích cho trẻ em, bao gồm:

>> Mẹ xem thêm: Trẻ mấy tuổi ăn được yến sào? Công dụng yến sào cho bé

Trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không?
Trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không? Tác dụng của tổ yến đối với trẻ em là gì?

2. Trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không?

Tổ yến được coi là có nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ em. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn còn lo ngại vấn đề trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không. 

Tổ yến được thu hoạch nhiều nhất là từ yến trắng (Aerodramus fuciphagus) và yến đen (Aerodramus maximus). Trong hai loại tổ yến này có chứa 6 loại hormone, bao gồm testosterone, estradiol (một dạng estrogen), progesterone, hormone luteinizing, hormone kích thích nang trứng (FSH) và prolactin.

Chính vì có chứa hormone gây dậy thì sớm là estrogen và testosterone, nên mức độ an toàn của hormone trong tổ yến ngày càng nhận được sự chú ý. Vậy, trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không?

Trên thực tế, mức độ hormone trong tổ yến rất nhỏ và không đáng kể. So với các thực phẩm thông thường như trứng, sữa, thịt gà thì tổ yến có hàm lượng hormone thấp hơn nhiều. Một số nghiên cứu cũng cho thấy chỉ khi cơ thể tiếp nhận một lượng lớn estrogen hoặc các chất tương tự estrogen mới có thể gây rối loạn chuyển hóa hormone. Mức tiêu thụ nhỏ như vài gram tổ yến mỗi lần sử dụng không đủ để gây tác hại này.

Chưa có bằng chứng cụ thể cho thấy trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm hay không. Vì vậy, nếu được sử dụng đúng cách và với liều lượng phù hợp, cha mẹ có thể cho trẻ em ăn yến sào mà không cần lo lắng về nguy cơ dậy thì sớm mà còn giúp trẻ dậy thì thành công nữa đấy!

 Vẫn chưa có nhiều bằng chứng cho thấy trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không
 Vẫn chưa có nhiều bằng chứng cho thấy trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không?

3. Một số lưu ý khi cho trẻ ăn yến sào

Như vậy là bạn đã biết được lời giải đáp cho thắc mắc “Trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không?”. Yến sào không chỉ tốt cho trẻ nhỏ mà còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho người lớn. Tuy nhiên, khi cho trẻ dùng tổ yến, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Liều lượng: Trẻ dưới 10 tuổi chỉ nên tiêu thụ 2g yến mỗi ngày. Còn đối với trẻ trên 10 tuổi, có thể tiêu thụ 5g yến mỗi ngày.
  • Thời điểm ăn: Nên cho trẻ ăn yến sào vào buổi sáng hoặc tối, trước khi đi ngủ.
  • Cách chế biến: Nên chọn yến sào nguyên chất, không nên mua yến sào đã qua chế biến sẵn. Khi chế biến yến sào, cần chưng cách thủy với nước trong khoảng 30 phút để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của yến.
  • Kết hợp với các thực phẩm khác: Nên cho trẻ ăn yến sào kết hợp với các thực phẩm khác như sữa, trái cây,… để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

>> Xem thêm: Trẻ uống nhiều sữa có gây dậy thì sớm không?

4. Những thực phẩm gây dậy thì sớm ở trẻ

Một số thực phẩm có thể gây dậy thì sớm ở trẻ, bao gồm:

  • Thực phẩm chứa nhiều hormone sinh dục: Thực phẩm chứa nhiều hormone sinh dục như thịt đỏ, trứng, sữa,… 
  • Thực phẩm chứa chất kích thích: Chất kích thích như cà phê, rượu bia có thể làm rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, từ đó dẫn đến dậy thì sớm.
  • Thực phẩm chứa chất gây ô nhiễm: Chất gây ô nhiễm như thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản có thể gây rối loạn nội tiết tố, dẫn đến dậy thì sớm.

[inline_article id=178650]

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu được “Trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không?” và “nhận diện ” được các thực phẩm có nguy cơ gây dậy thì sớm cho trẻ. Điều này giúp bạn có kế hoạch xây dựng chế độ ăn phù hợp cho sự phát triển của trẻ.