Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bổ sung axit folic cho bà bầu: Bao nhiêu là đủ?

Axit folic là chất dinh dưỡng cần thiết để bảo vệ bé chống lại các vấn đề liên quan đến não và tủy sống như bệnh nứt đốt sống. Đây là một dị tật ống thần kinh xảy ra ở thai nhi do vài ống thần kinh xung quanh hệ thần kinh trung ương không khép kín hoàn toàn. Ngoài ra, axit folic có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển và phân chia các tế bào trong cơ thể bé.

axit folic
Axit folic rất quan trọng nên mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ để biết cách bổ sung chất này hiệu quả trong thai kỳ.

Axit folic là gì?

Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 là các dạng hòa tan trong nước của vitamin B9 có vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh tế bào, giúp các tế bào tăng trưởng và phát triển. Chất này rất cần thiết đối với cơ thể con người đặc biệt là phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh.

Tác dụng của axit folic

1. Giảm 50-70% nguy cơ khuyết tật ống thần kinh

  • Ống thần kinh là cấu trúc tồn tại trong phôi thai và sẽ phát triển thành não và tủy sống. Dị tật ống thần kinh có thể dẫn đến sự phát triển không bình thường của não và cột sống của bé.
  • Axit folic đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất tế bào máu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ống thần kinh.
  • Thậm chí theo trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh tại Mỹ, những phụ nữ được cung cấp đủ axit folic trước và trong thai kỳ có thể giúp bé yêu giảm hơn một nửa các nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh.

2. Giảm nguy cơ sinh non

  • Axit folic cũng giúp giảm nguy cơ thiếu máu, xuất huyết dẫn đến sinh non
  • Giảm các bệnh trong thai kỳ như tiền sản giật

Bổ sung axit folic cho bà bầu đúng cách

1. Các giai đoạn cần bổ sung axit folic cho bà bầu

Ống thần kinh phát triển trong giai đoạn đầu khi thai nhi mới được hình thành nên nếu quá thời gian này, mẹ sẽ bỏ lỡ mất cơ hội quan trọng để bổ sung axit folic cho cơ thể. Thời điểm tốt nhất để mẹ bổ sung chất này là:

  • Trước khi mang thai 6 tháng, mẹ nên bổ sung với liều lượng 400mcg axit folic mỗi ngày.
  • Trong thai kỳ, mẹ nên đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể 600mcg axit folic mỗi ngày
  • Trong thời kỳ cho con bú, mẹ cần bổ sung 500mcg mỗi ngày và duy trì việc này cho tới khi ít nhất khi bé được 3 tháng tuổi.
  • Ngoài ra, đế tối ưu quá trình hấp thụ chất này, bạn nên uống thuốc giữa 2 bữa ăn và dùng chung với nước ép cam, chanh. Bởi vì vitamin C giúp tăng khả năng hấp thu loại axit này. Ngoài ra, bạn nên tránh dùngaxit folic chung với trà và cà phê.

axit folic2. Bổ sung thực phẩm giàu axit folic cho bà bầu

Axit folic có trong thực phẩm nào? Đây là những thực phẩm chứa axit folic tốt nhất mà các bà bầu nên tìm kiếm:

  • Thực phẩm có màu xanh lá cây, các loại rau lá mầm và cải bắp
  • Các loại đậu
  • Các loại trái cây như cam, bơ và cà chua
  • Gạo nâu và các loại gạo còn nguyên cám khác
  • Chiết xuất men
  • Ngũ cốc bổ sung cho bữa sáng (thành phần dinh dưỡng in trên bao bì sẽ cho bạn biết nếu sản phẩm có chứa axit folic)
  • Trứng

Giống như nhiều loại vitamin khác, axit folic tan trong nước và dễ dàng bị phân hủy khi nấu ăn. Do đó, mẹ bầu nên hấp hoặc xào rau chứ không nên nấu sôi để bảo tồn được nhiều chất dinh dưỡng nhất có thể.

3. Bổ sung thuốc axit folic cho bà bầu

Việc ăn các thực phẩm hàng ngày có thể cung cấp axit folic nhưng điều này có thể không đủ, nhất là giai đoạn bạn mang thai. Vì vậy, bạn nên kết hợp dùng thuốc axit folic theo chỉ định của bác sĩ.

Uống axit folic loại nào tốt? Mẹ có thể mua axit folic đơn chất hoặc dạng hỗn hợp đa vitamin bào chế riêng cho phụ nữ mang thai. Đừng quên kiểm tra nhãn hiệu hoặc nhờ bác sĩ tư vấn để bổ sung đủ lượng vitamin cần thiết nhé.

Riêng với những mẹ bầu nằm trong nhóm có nguy cơ cao đối với khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi, bác sĩ sẽ kê toa bổ sung axit folic liều lớn hơn 5mg. Lưu ý rằng liều lượng này cũng chỉ áp dụng khi có toa thuốc và chỉ dẫn của bác sĩ.

Bác sĩ có thể kê toa bổ sung 5mg axit folic trong trường hợp mẹ thuộc các nhóm nguy cơ cao sau:

• Đã có em bé bị khuyết tật ống thần kinh
• Mắc bệnh tiểu đường
• Có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30
• Mắc bệnh hồng cầu hình liềm
• Mắc bệnh thalassemia (rối loạn máu di truyền)
• Đang dùng thuốc trị động kinh
• Mắc chứng celiac (bệnh liên quan đến tiêu hóa, khiến ruột phản ứng lại với một số loại protein có trong ngũ cốc)axit folic

Theo khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới và Viện Dinh dưỡng Việt Nam, có hơn 50% phụ nữ Việt Nam ở trong độ tuổi sinh sản có nồng độ axit folic trong máu thấp dưới ngưỡng tối ưu có thể phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Như vậy, điều này có nghĩa là trong hai người phụ nữ thì có một người mang nguy cơ tiềm ẩn sinh con bị dị tật ống thần kinh và người đó có thể là bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào. Để ngăn ngừa nguy cơ này, các mẹ bầu nên bổ sung axit folic đúng cách trước, trong thai kỳ và sau khi sinh con nhé.

MarryBaby